Học thuyết giá trị thặng dư và sự cống hiến của C.Mác
Trang 1MỤC LỤC
Mở đầu 3
Chương 1: Học thuyết giá trị thặng dư 5
1.1 Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản 5
1.1.1 Công thức chung của tư bản 5
1.1.2 Mẫu thuẫn của công thức chung của tư bản 5
1.1.3 Hàng hóa sức lao động 7
1.2 Quá trình sản xuất giá trị thặng dư 9
1.2.1 Sản xuất giá trị thặng dư 9
1.2.2 Bản chất của tư bản và sự phân chia tư bản 10
1.2.3 Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư 12
1.2.4 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 12
1.2.5 Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản15 1.3.Tiền công trong chủ nghĩa tư bản 16
1.3.1 Bản chất kinh tế của tiền công 16
1.3.2 Các hình thức cơ bản của tiền công 17
1.3.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế 17
1.4 Tích lũy tư bản 19
1.4.1Thực chất và động cơ tích lũy tư bản 19
1.4.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản 19
1.5 Hình thái tư bản và những hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư 22
1.5.1 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 22
Trang 21.5.2 Các hình thái tư bản và lợi nhuận của chúng 28
1.5.2.1 Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp 28
1.5.2.2 Tư bản cho vay và lợi tức cho vay 30
1.5.2.3 Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán 32
1.5.2.4 Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô TBCN .34
Chương 2: Sự cống hiến của C.Mác 40
2.1 Quan điểm của các trường phái trước C.Mác 40
2.1.1 Quan điểm của trường phái trọng thương 40
2.1.2 Quan điểm của trường phái Cổ điển 40
2.2 Những hạn chế của những quan điểm trước C.Mác 42
2.3 Đóng góp của C.Mác đối với học thuyết giá trị thặng dư 43
Chương 3: Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay 48
3.1 Thực tiễn Hàng hóa sức lao động ở Việt Nam: 48
3.2 Thực tiễn vấn đề “sản xuất giá trị thặng dư” ở Việt Nam 48
3.3 Sự vận dụng học thuyết giá trị thặng dư đối với công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 49
3.4 Liên hệ tư bản thương nghiệp ở Việt Nam hiện nay: 52
3.5 Liên hệ tư bản cho vay ở Việt Nam hiện nay: 56
3.6 Thị trường chứng khoán ở Việt Nam và vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào thực tiễn hoạt động TTCK: 60
3.7 Liên hệ tư bản địa tô ở Việt Nam hiên nay: 62
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của tiểu luận:
Trong toàn bộ học thuyết của C.Mác thì học thuyết giá trị thặng dư được Lêninđánh giá là “viên đá tảng của học thuyết kinh tế C.Mác” Điều đó cho chúng ta thấy vaitrò ý nghĩa to lớn của học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác Học thuyết giá trị thặng dưcủa C.Mác khẳng định rõ cả luận cứ về mặt lý thuyết và luận cứ về mặt thực tế, mang ýnghĩa khoa học sâu sắc, đã giải thích được trọn vẹn nhất, cho phép giải thích được nhữnghạn chế của các nhà kinh tế trước C.Mác
Chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước côngnghiệp hóa – hiện đại hóa Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Đảng và Nhà nước ta cầnvận dụng tốt nhiều học thuyết kinh tế trong đó có học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác.Tiểu luận đề tài “Học thuyết giá trị thặng dư và sự cống hiến của C.Mác, liên hệ thực tiễn
ở Việt Nam hiện nay” sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực về cả phương diện lý luận và giá trịthực tiễn
2 Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận:
Tiểu luận nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản liên quan đến học thuyết giá trị thặng dư củaC.Mác
Liên hệ thực trạng ở Việt Nam liên quan đến học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: học thuyết trước C.Mác, học thuyết giá trị thặng dư củaC.Mác, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác
Phạm vi nghiên cứu: tiểu luận có liên hệ đến thực tiễn trong phạm vi ở Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 4 Tiểu luận đã sử dụng phương pháp mô tả: để mô tả các khái niệm, tính chất đặc điểmcủa học thuyết giá trị thặng dư.
Tiểu luận đã sử dụng phương pháp phân tích: để phân tích các ưu điểm và hạn chế củahọc thuyết giá trị thặng dư trước C.Mác,phân tích học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác
Tiểu luận đã sử dụng phương pháp chuyên gia: tham khảo, thu thập ý kiến của cácnhà khoa học, các nhà kinh tế, tham khảo tài liệu sách báo mạng internet…
5 Hạn chế của tiểu luận:
Trong quá trình làm tiểu luận, nhóm tiểu luận cũng gặp phải những khó khăn nhấtđịnh: Xuất phát từ nhiều vấn đề thực tiễn ở nước ta liên quan đến đề tài nên một số vấn
đề thực tiễn có thể nhóm chưa đề cập đến trong tiểu luận
6 Kết cấu của tiểu luận:
Chương 1: Thuyết giá trị thặng dư
Chương 2: Sự cống hiến của C.Mác
Chương 3: Ý nghĩa và sự vận dụng thuyết giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 1: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Trang 51.1 Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản
1.1.1 Công thức chung của tư bản
Theo Các Mác thì tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo côngthức: H – T - H (Hàng - Tiền - Hàng) còn tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thìtheo công thức: T - H - T’ (Tiền - Hàng - Tiền)
Trong lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành vi bán (H T tức là Hàng Tiền) và kết thúc bằng hành vi mua (T - H tức là Tiền - Hàng), ngoài ra điểm xuất phát vàđiểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian Mục đích của lưu thônghàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng Trong khi đó, lưu thông của tư bản bắt đầu bằnghành vi mua (T - H tức Tiền - Hàng) và kết thúc bằng hành vi bán (H - T’ tức Hàng -Tiền'); tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa chỉ đóng vai tròtrung gian Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị tăng thêm
-Như vậy thì tư bản phải vận động theo công thức T-H-T’ để có giá trị mới T' (tức
là Tiền sau một vòng lưu thông sẽ được tính bằng công thức: T’ = T + ΔTT, trong đó: ΔTT
là số tiền trội hơn được gọi là giá trị thặng dư Còn số tiền ứng ra ban đầu (Tiền ban đầudùng để mua hàng ở đầu chu trình lưu thông này) với mục đích thu được giá trị thặng dưtrở thành tư bản và tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dưcho nhà tư bản
Sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn Vì vậy sự vận động của tư bản cũng
không có giới hạn Mác gọi công thức T-H-T’ là công thức chung của tư bản, với T’ = T
+ m
1.1.2 Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Tư bản vận động theo công thức T-H-T’ trong đó T’ = T + t
Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giátrị mới và do đó không tạo ra giá trị thặng dư Nếu mua - bán ngang giá thì chỉ có sự thayđổi hình thái của giá trị từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền Còn tổng số giá trị
Trang 6trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi Tiền không lớn lên,
do đó giá trị không tăng thêm
Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, hàng hóa có thể bán cao hơn hoặcthấp hơn giá trị thực của hàng hóa nhưng cũng không làm tăng giá trị thặng dư vì tínhchung tổng thể trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán, vừa
là người mua Cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua hoặc ngược lại.Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ, mua may, bán đắt hay lừa lọc, ép giá, nóithách, nói xạo để được lợi thì chính bản thân người thực hiện hành vi đó được lợi nhưngtổng giá trị toàn xã hội cũng không hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà những người này thuđược chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác Như vậy trao đổikhông ngang giá thì giá trị không tăng thêm
Xem xét nhân tố tư bản ngoài lưu thông đồng nghĩa với việc không có sự tiếp xúcgiữa tiền- hàng Nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông ví dụ như đem chôn,cất, dấu, tích trữ, tàng trữ, không đầu tư gì cả thì cũng không thể làm cho tiền của mìnhtăng thêm lên được , sẽ không có hiện tượng lãi mẹ đẻ lãi con Mặt khác nếu hàng khôngđược đưa vào lưu thông nghĩa là hàng sẽ dùng trực tiếp vào sản xuất hoặc tiêu dùng thìcũng không làm tăng giá trị thặng dư được Cụ thể, khi hàng dùng vào sản xuất thì giá trịcủa nó sẽ dịch chuyển vào sản phẩm Còn khi hàng dùng vào tiêu dùng cá nhân thì cả giátrị và giá trị sử dụng cũng mất đi
Như vậy, cả trong lẫn ngoài lưu thông xét tất cả các nhân tố thì T không tăngthêm.Nhưng nhà tư bản không thể vận động ngoài lưu thông, có nghĩa là nhà tư bản phảitìm thấy trên thị trường mua được một thứ hàng hoá (trong lưu thông ) nhưng nhà tư bảnkhông bán hàng hoá đó, vì nếu bán cũng không thu được gì Nhà tư bản tiêu dùng hànghoá đó (ngoài lưu thông) tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó - hàng hoá đó
là sức lao động Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớnhơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặngdư
Trang 7Thông qua hàng hóa sức lao động này mà tạo ra sự chuyển hóa trong lưu thông,tạo ra giá trị mới, theo đó công thức T - H - T' có thể được hiểu là: T là tư bản, là số tiềnđầu tư ban đầu, trong đó một phần sẽ đầu tư vào để mua máy móc, nhà xưởng, một phầnmua nguyên liệu và một phần thuê nhân công, H chính là hàng hóa sức lao động, thôngqua sức lao động của con người sẽ tác động vào máy móc, vật liệu để tạo nên những H(hàng hóa) có giá trị cao hơn so với giá trị ban đầu và nhà tư bản chỉ việc chiếm đoạt Hnày và bản để thu về T' (giá trị mới cao hơn và đã bao hàm trong đó là giá trị thặng dư)
Như vậy công thức đầy đủ có thể viết:
Trang 8đơn Như vậy, sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để chuyển hoátiền tệ thành tư bản
Sức lao động là hàng hoá đặc biệt: Sức lao động phải là hàng hoá và giống hànghoá thông thường khác nhưng có tính đặc biệt Trong quan hệ mua bán, chỉ bán quyền sửdụng chứ không bán quyền sở hữu và có thời gian nhất định Trong mua bán chịu: Giá trị
sử dụng thực hiện trước, giá trị thực hiện sau Vì sức lao động phải bán trong mọi điềukiện - mua bán trong mọi điều kiện để sinh sống
Cũng như hàng hóa khác thì hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính là giá trị vàgiá trị sử dụng
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như hàng hoá thông thường, lượng giátrị sức lao động cũng được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và táisản xuất sức lao động Nhưng khác hàng hoá thông thường vì sức lao động là năng lực(khả năng) tồn tại trong cơ thể sống của con người, để tái sản xuất ra năng lực đó ngườicông nhân phải tiêu dùng một khối lượng sinh hoạt nhất định để thực hiện nhu cầu táitạo sức lao động Như vậy lượng giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp bằnglượng giá trị sinh hoạt
Yếu tố cấu thành giá trị sức lao động:
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cho bản thân người công nhân
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cho gia đình anh ta
+ Chi phí đào tạo
Sự vận động của lượng giá trị sức lao động (tăng và giảm): Nhân tố làm tăng là dochí phí đào tạo tăng, do đòi hỏi của cách mạng khoa học kỹ thuật Nhân tố làm giảmlượng giá trị sức lao động: do giá trị tư liệu sinh hoạt giảm và năng suất lao động củangành sản xuất tư liệu sinh hoạt tăng
Trang 9Giá trị sức lao động đặc biệt khác hàng hoá thông thường: nó mang yếu tố tinhthần và lịch sử Con người sống trong những điều kiện kinh tế cụ thể ngoài nhu cầu vậtchất còn có nhu cầu tinh thần
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: cũng giống như hàng hoá khác đó làgiá trị sử dụng cũng được thể hiện khi tiêu dùng Nhưng nó khác ở chỗ nhà tư bản tiêudùng sức lao động của công nhân và bắt công nhân lao động kết hợp với tư liệu sản xuất
để tạo ra hàng hoá Trong quá trình lao động đó người công nhân đã tạo ra một giá trị mới(v + m ) Trong đó có một bộ phận ngang bằng với giá trị sức lao động của người côngnhân nhà tư bản dùng để trả lương cho người công nhân đó (đó là v), còn một bộ phậndôi ra ngoài bộ phận sức lao động (m) nhà tư bản chiếm không
Như vậy, có thể nói rằng giá trị sức lao động khi nhà tư bản tiêu dùng nó tạo ramột giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó Hay nói cách khác: Giá trị sử dụng đặc biệtcủa hàng hoá sức lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư
1.2 Qúa trình sản xuất giá trị thặng dư
1.2.1 Sản xuất giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư được C.Mác xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và sốtiền nhà tư bản bỏ ra Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức
tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bảnkhả biến Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tưbản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư.Tức là sản lượng của hàng hóa làm ra có giá trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả chocông nhân và mức chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư
Quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động cóhai đặc trưng:
Công nhân làm việc dưới sự điều khiển của nhà tư bản như là một bộ phận của tưbản và được nhà tư bản sử dụng với hiệu quả cao nhất
Trang 10 Sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của nhà tư bản chứ không phải của côngnhân
Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức laođộng do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không
1.2.2 Bản chất của tư bản và sự phân chia tư bản (Tư bản bất biến và tư bản khả biến)
1.2.2.1 Bản chất của tư bản
Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản vàđược dùng để bóc lột lao động làm thuê Khi chế độ tư bản bị xoá bỏ thì tư liệu sản xuấtkhông còn là tư bản nữa
Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư Đó là một định nghĩa rất chung về
tư bản, nó bao trùm cả tư bản cổ xưa lẫn tư bản hiện đại Nhưng sau khi nghiên cứu quátrình sản xuất giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giátrị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê Như vậy bản chất của tư bản là thểhiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư dogiai cấp công nhân sáng tạo ra
1.2.2.2 Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất vàsức lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất, thành cáchình thức tồn tại khác nhau của tư bản sản xuất Trước hết, xét bộ phận tư bản tồn tạidưới hình thức tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại được sử dụng toàn
bộ trong quá trình sản xuất, nhưng chỉ hao mòn dần, do đó chuyển dần từng phần giá trịcủa nó vào sản phẩm như máy móc, thiết bị, nhà xưởng , có loại khi đưa vào sản xuất thìchuyển toàn bộ giá trị của nó trong một chu kỳ sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu.Song, giá trị của bất kỳ tư liệu sản xuất nào cũng đều do lao động cụ thể của công nhân
mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm, nên giá trị đó không thể lớn hơn giá trị tưliệu sản xuất đã bị tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm Cái bị tiêu dùng của tư liệu sản
Trang 11xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc tiêu dùng đó là tạo ra một giá trị sử dụng mới.Giá trị tư liệu sản xuất được bảo toàn dưới dạng giá trị sử dụng mới chứ không phải làđược sản xuất ra.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động thể hiện trong hàng hoá đã giúpC.Mác xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến Sự phân chia đódựa vào vai trò khác nhau của các bộ phận của tư bản trong quá trình sản xuất giá trịthặng dư, do đó nó vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động củacông nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trịđược bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quátrình sản xuất Tư bản bất biến gồm máy móc, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu Giá trịcủa chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm.Giá trị tư liệusản xuất được bảo tồn dưới hình thức giá trị sử dụng mới
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản ứng trước dùng để mua hàng hóa sức lao độngkhông tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng, người công nhân làm thuê đãsáng tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị của sức lao động, tức là có sự biến đổi về sốlượng Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương
Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa giúp C.Mác tìm
ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa tư bản khả biến và tư bản bất biến Sự phânchia đó vạch rõ nguồn gốc của m, chỉ có bộ phận tư bản khả biến mới tạo ra giá trị thặng
dư, còn tư bản bất biến chỉ là điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất Sự phân chia đócũng cho thấy vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị hàng hóa Giá trịcủa hàng hóa gồm (c+v+m)Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được đểsản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó,
vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên
1.2.3 Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư (m') là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư (m)với tư bản khả biến (v) và được tính bằng công thức:
Trang 12Trong đó: t là thời gian lao động tất yếu
t' là thời gian lao động thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhânlàm thuê
Khối lượng giá trị thặng dư (M) là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thuđược trong một thời gian sản xuất nhất định và được tính bằng công thức:
M = m' VTrong đó: V là tổng tư bản khả biến được sử dụng trong thời gian trên
Khối lượng giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với cả hai nhân tố m' và V Chủ nghĩa tưbản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng vì trình độ bóc lột sức laođộng càng tăng
1.2.4 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
1.2.4.1 Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài tuyệt đối ngày laođộng trong điều kiện thời gian lao động cần thiết không đổi Việc kéo dài ngày lao độngkhông thể vượt quá giới hạn sinh lý của công nhân (vì họ còn phải có thời gian ăn, ngủ,nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ) nên gặp phải sự phản kháng gay gắt của giai cấpcông nhân đòi giảm giờ làm Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì vì lợi nhuận, khi độ dài ngàylao động không thể kéo dài thêm, nhà tư bản tìm cách tăng cường độ lao động của côngnhân Tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động Vìvậy, kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động là để sản xuất giá trị thặng dưtuyệt đối
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bảnkhi còn dựa trên lao động thủ công
Trang 13Ví dụ: Ngày lao động 8 giờ chia thành:
- Thời gian lao động cần thiết là 4 giờ
- Thời gian lao động thặng dư là 4 giờ
Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 4/4*100% = 100%
Sản xuất m tuyệt đối bằng cách kéo dài thời gian lao động thành 10 giờ trong khithời gian lao động cần thiết là 6 giờ
Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 4/6*100% = 150%
Với sự thèm khát giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tìm mọi cách để kéo dài ngàylao động Nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định Giới hạn trên của ngày laođộng do thể chất và tinh thần của người lao động quyết định, còn giới hạn dưới của ngàylao động là thời gian lao động cần thiết
Như vậy về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động cần thiếtnhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động Độ dài cụthể của ngày lao động do cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản trên cơ sở tươngquan lực lượng quyết định Do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nên chế độ ngàylàm 8 giờ đã được thực hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa
1.2.4.2 Sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian laođộng cần thiết, kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dàingày lao động không đổi
Ví dụ: Ngày lao động 8 giờ chia thành:
- Thời gian lao động cần thiết là 4 giờ
-Thời gian lao động thặng dư là 4 giờ
Tỷ suất giá trị thặng dư là m’= 4/4 *100%= 100%
Sản xuất giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết còn 2giờ Thời gian lao động thặng dư là 6 giờ
Tỷ suất giá trị thặng dư là m’= 6/2 *100%= 300%
Trang 14Bằng cách nào để rút ngắn thời gian lao động cần thiết, biết rằng thời gian laođộng cần thiết bằng giá trị tạo ra sức lao động, bằng giá trị tư liệu sinh hoạt Muốn rútngắn giá trị lao động cần thiết hạ thấp giá trị sức lao động, hạ thấp giá trị tư liệu sinhhoạt bằng cách tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt Khi đã cónền sản xuất công nghiệp thì có sự kết hợp cả hai phương pháp trên.
Giá trị thặng dư siêu ngạch: Là giá trị thặng dư thu được ngoài mức trung bình dotăng năng suất lao động cá biệt, hạ thấp giá trị cá biệt so với giá trị xã hội
Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chung, đó làđều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động nên giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ là biếntướng cuả giá trị thặng dư tương đối Tuy vậy giữa chúng vẫn có sự khác nhau Đó là giátrị thặng dư tương đối dựa trên năng suất lao động xã hội còn giá trị thặng dư siêu ngạchdựa trên năng suất lao động cá biệt Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay thế bằng giátrị thặng dư tương đối khi trình độ kỹ thuật mới được áp dụng cá biệt trở thành được ápdụng phổ biến Vì vậy giá trị thặng dư siêu ngạch mang tính chất tạm thời Mác gọi giá trịthặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối Sự khác nhaugiữa chúng còn thể hiện ở chỗ: giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tưbản thu được Nó biểu hiện sự tiến bộ kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản được áp dụng rộngrãi Xét về mặt đó thì nó thể hiện quan hệ của giai cấp công nhân và toàn bộ giai cấp cácnhà tư bản
Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp cạnh tranh mà mỗi nhà tư bản cốgắng đạt được trong cạnh tranh với các nhà tư bản khác Xét về mặt này, giá trị thặng dưsiêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân làm thuê và nhà tư bản màcòn thể hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau Như vậy giá trị thặng dư siêungạch là động lực trực tiếp mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hoànthiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trịcủa hàng hoá
1.2.5 Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
Trang 15Có thể thấy vì giá trị thặng dư là cội nguồn sinh ra sự giàu có, sung túc vì xuấthiện giá trị mới, nên để duy trì và phát triển sự giàu có, dôi dư này, giai cấp tư sản có xuhướng không ngừng sản xuất ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt, sản xuất với quy môngày càng lớn hơn trước Những lợi tức, tiền bạc thu được đều được đưa vào tái đầu tư,tái sản xuất, thuê mua nguyên vật liệu nhà xưởng để vận hành tạo giá trị thặng dư.
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản vì nó quyđịnh bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của
xã hội tư bản Không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản Ở đâu cósản xuất giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tưbản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luậtkinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lựcthường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy
sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn củachủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn
cơ bản của xã hội tư bản: Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động; mâu thuẫn giữa giai cấp tưsản và giai cấp công nhân
Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Với mụcđích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh vớinhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng
dư cao hơn
Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triểnmạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất
xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt
1.3 Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
1.3.1 Bản chất kinh tế của tiền công
Trang 16Công nhân trong xã hội tư bản làm việc cho nhà tư bản một thời gian nhất định thìđược nhà tư bản trả cho một số tiền gọi là tiền công Tiền công được trả theo thời gian laođộng, hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được.Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động Sự thậtthì tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động không phải là hànghoá.
Nếu lao động là hàng hoá, thì nó phải có trước, phải được vật hoá trong mộthình thức cụ thể nào đó Tiền đề để cho lao động vật hoá được là phải có tư liệu sảnxuất Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng hoá do mình sảnxuất ra, chứ không bán "lao động"
Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luậnsau đây: thứ nhất, nếu lao động là hàng hoá và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bảnkhông thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quyluật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản Thứ hai, còn nếu "hàng hoá lao động" đượctrao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luậtgiá trị
Nếu lao động là hàng hoá, thì hàng hoá đó cũng phải có giá trị Nhưng lao động làthực thể và là thước đo nội tại của giá trị, bản thân lao động không có giá trị Vì thế, laođộng không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động
Do đó tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động Vậy bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng
lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động
1.3.2 Các hình thức cơ bản của tiền công:
Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít haynhiều tuỳ theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn Tiềncông ngày hay tháng chưa nói rõ được mức tiền công đó cao hay là thấp, vì còn tuỳ theongày lao động dài hay ngắn Muốn đánh giá mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền
Trang 17công ngày mà còn phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động Giá
cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộcvào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sảnxuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành Tiền công tính theo sản phẩm là hìnhthức chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian Thực hiện tiền công tính theo sảnphẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động củacông nhân dễ dàng hơn; mặt khác, kích thích công nhân tích cực lao động tạo ra nhiềusản phẩm để nhận được tiền công cao hơn
1.3.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức laođộng của mình cho nhà tư bản Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng sốlượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiềncông danh nghĩa của mình
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảmxuống tuỳ theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao động trên thịtrường Nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch
vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên
Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với sự biếnđổi của giá trị sức lao động Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tốtác động ngược chiều nhau Nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động như sự nângcao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự tăng lêncủa nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức laođộng, đó là sự tăng năng suất lao động làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi Sự tác độngqua lại của các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động,
do đó dẫn tới sự biến đổi phức tạp của tiền công thực tế
Trang 18Xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiềncông trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa
tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khikhông theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiệntượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động vượt quá cầu về lao động, điều đó chophép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, vì vậy tiền công thực tế của giaicấp công nhân có xu hướng hạ thấp Sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một
xu hướng, vì có những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công Một mặt, đó là cuộc đấutranh của giai cấp công nhân đòi tăng tiền công Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa
tư bản ngày nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nên nhu cầu
về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng buộc các nhà tư sản phải cải tiến tổchức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất
1.4 Tích lũy tư bản
1.4.1.Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản
Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp lại và tiếp diễn một cách liên tục,không ngừng Tái sản xuất được chia thành hai loại: Tái sản xuất giản đơn là quá trìnhsản xuất được lặp lại với quy mô như cũ Tái sản xuất giản đơn là đặc trưng của nền sảnxuất nhỏ Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơntrước, với một tư bản lớn hơn trước Hình thái điển hình của tái sản xuất trong chủ nghĩa
tư bản không phải là tái sản xuất giản đơn mà là tái sản xuất mở rộng Muốn vậy, phảibiến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm Việc sử dụng giá trị thặng dưlàm tư bản hay sự chuyển hoá giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản.Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư
Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đãmang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới
Nghiên cứu tích luỹ tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra kết luận:
Trang 19 Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tíchluỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản Theo C.Mác, tư bản ứng trước sauquá trình tích lũy tư bản chỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích luỹ mà thôi.
Hai là, quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hoá biếnthành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, sự trao đổigiữa những người sản xuất hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tớingười này chiếm đoạt lao động của người kia Trái lại, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫnđến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, màcòn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó Nhưng điều đó không vi phạmquy luật giá trị
Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối củachủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư, quy luật này chỉ rõ mục đích sản xuất của nhà
tư bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản khôngngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lộtcông nhân làm thuê Mặt khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho
tư bản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ tư bản
1.4.2.1 Trình độ bóc lột giá trị thặng dư (m')
Thông thường, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tăng thêmmáy móc, thiết bị và công nhân Nhưng ở đây, nhà tư bản không tăng thêm công nhân màbắt buộc số công nhân hiện có cung cấp thêm một lượng lao động bằng cách tăng thờigian lao động và cường độ lao động, đồng thời tận dụng một cách triệt để công suất của
số máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng Nhà tư bản có lợi là khôngcần ứng thêm tư bản để thuê thêm công nhân và máy móc, mặt khác thiết bị và máy mócđược khấu hao nhanh hơn, giảm được hao mòn vô hình và chi phí bảo quản Trong ngànhkhai thác, đối tượng lao động là tặng vật tự nhiên; Tư bản bất biến chủ yếu là tư liệu laođộng, chỉ cần dựa vào sức lao động có thể tăng qui mô tích luỹ mà không cần ứng tư bảnmua thêm nguyên liệu Trong nông nghiệp cũng vậy, với một số nông cụ, vật tư như cũ,
Trang 20độ phì của đất thì sản lượng tăng lên nếu như một số công nhân như cũ lại cung cấp mộtlượng lao động lớn hơn.
1.4.2.2 Năng suất lao động.
Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùnggiảm Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ:
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể lấn sangphần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể có thểbằng hoặc cao hơn trước;
Một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hoáthành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều yếu tố phụ thêm cho tích luỹnhờ việc sử dụng vật liệu mới và công cụ mới của vật liệu hiện có đó là những phế thảivốn không có giá trị trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của xã hội Cuối cùng,năng suất lao động tăng sẽ làm cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thái hữu dụngmới càng nhanh
1.4.2.3 Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ qui môhiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm; còn tư bản tiêu dùng
là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kì sảnxuất dưới dạng khấu hao Do đó, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêudùng Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản suất Sau khi trừ đinhững tốn phí hàng ngày trong việc sử dụng máy móc và công cụ lao động, nghĩa là saukhi trừ đi giá trị hao mòn của chúng đã chuyển vào sản phẩm, nhà tư bản sử dụng nhữngmáy móc và công cụ lao động đó mà không đòi hỏi một chi phí khác Kĩ thuật càng hiệnđại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ khôngcông của tư liệu lao động càng lớn
1.4.2.4 Đại lượng tư bản ứng trước.
Trang 21Muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư thì phải tăng qui mô tư bản Đại lượng tưbản ứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất càng được mở rộng theo cả chiều rộng lẫnchiều sâu, khối lượng giá trị thặng dư tăng lên càng nhiều.
1.5 Hình thái tư bản và những hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là phạm trù nói lên mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa Trongđời sống thực tế của xã hội tư sản, giá trị thặng dư chuyển hóa và biểu hiện thành lợinhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng, lợi tức cho vay, địa tô
tư bản chủ nghĩa
1.5.1 Chi phí sản xuất TBCN, lợi nhuận và tỷ xuất lợi nhuận
1.5.1.1 Chi phí sản xuất TBCN.
Nếu gọi giá trị hàng hoá là G ta có: G = c + v + m (1)
Đối với xã hội, đây chính là chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra hànghoá gồm: Chi phí lao động quá khứ được vật chất hoá vào TLSX ( c ) và chi phí lao độngsống tạo ra giá trị mới ( v + m )
Đối với nhà tư bản, để sản xuất ra hàng hoá, họ chỉ cần bỏ ra một số vốn ban đầu(tư bản) để mua các yếu tố sản xuất: TLSX + SLĐ (c + v) Đây gọi là chi phí sản xuất
TBCN, ký hiệu bằng K K = c + v (2)
Vậy, Chi phí sản xuất TBCN là phần giá trị bù lại giá cả của những TLSX và giá
cả SLĐ đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản
Sự khác nhau của G và K:
Về chất: Chi phí thực tế (G) là chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
hàng hoá, là giá trị của hàng hoá Còn chi phí sản xuất TBCN (K) là chi phí về tư bản - làvốn ứng ra ban đầu.Sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy thực chấtbóc lột của chủ nghĩa tư bản Giá trị hàng hóa: W = k + m, trong đó k = c+v
Về lượng: Chi phí sản xuất TBCN luôn nhỏ hơn chi phí thực tế của xã hội để sản
xuất ra hàng hoá một lượng là (m)
Trang 22Từ (1) và (2) suy ra: G = K + m K = G – m
Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất đầu tư tư bản với số tư bản cố định (c1) là 1200đơn vị tiền tệ; số tư bản lưu động (c2 và v) là 480 đơn vị tiền tệ (trong đó giá trị củanguyên, nhiên, vật liệu (c2) là 300, tiền công (v) là 180 Nếu tư bản cố định hao mòn hếttrong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đơn vị tiền tệ thì: Chi phí sản xuất (k) là: 120+ 480 = 600 đơn vị tiền tệ Tư bản ứng trước (K) là: 1200 + 480 = 1680 đơn vị tiền tệ Tứclà: K › k Nhưng khi nghiên cứu, Mac thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong 1năm, nên tổng tư bản ứng trước (K) và chi phí sản xuất luôn bằng nhau (K = k)
1.5.1.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
1.5.1.2.1 Lợi nhuận
Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất TBCN, nên sau khibán hàng hóa, nhà tư bản thu được một khoản dôi ra so với chi phí sản xuất TBCN, khoản
đó gọi là lợi nhuận (ký hiệu p)
Khi xuất hiện phạm trù lợi nhuận thì giá trị hàng hoá G = c + v + m được chuyểnthành:
G = K + p = chi phí sản xuất TBCN + Lợi nhuậnVậy: Lợi nhuận là số tiền thu được trội hơn so với chi phí sản xuất TBCN Nóchính là giá trị thặng dư khi được coi là con đẻ của tư bản ứng trước
So sánh lợi nhuận và giá trị thặng dư:
Về chất: Thực chất lợi nhuận chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản
ánh sai lệch bản chất bóc lột của CNTB Cái khác nhau giữa chúng chỉ là ở chỗ: Khi nói là (m)tức là so sánh với (v), là con đẻ của tư bản khả biến, còn khi nói (p) lại có hàm ý so sánh với cả(c + v), là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước (K) Mục đích ở đây là muốn xoá nhoà nguồngốc đích thực của lợi nhuận
Về lượng: (p) và (m) thường không bằng nhau, (p) có thể cao hơn, hoặc thấp hơn
(m), do giá cả hàng hoá có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng hoá do cung –
Trang 23Cầu và cạnh tranh trên thị trường quy định Nhưng xét trên bình diện xã hội tổng(p) vẫn bằng tổng (m).
1.5.1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận.
Khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư (m')chuyển hoá thành tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và toàn bộ tư sản ứng trước Ký hiệu là P'
Về chất: Nếu (m') phản ánh đúng mức độ bóc lột công nhân, thì (P') lại phản ánh
sai lệch mức độ đó (bao giờ p’ cũng ở mức thấp hơn m’) Nhưng (p’) lại phản ánh mứcdoanh lợi của việc đầu tư tư bản, nó chỉ cho các nhà tư bản thấy đầu tư vào ngành nào cólợi hơn Do đó (P') là mục tiêu cạnh tranh và là động lực thúc đẩy sự hoạt động của cácnhà tư bản
Các nhân tố ảnh hưởng tới P'
Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất gía trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận
càng lớn và ngược lại
Trang 24 Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu
cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại
Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần
suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng truớc càng nhiều lần, giá trịthặng dư theo đó mà tăng lên, làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng
Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả
biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn Bốn nhân tốtrên đây đều được các nhà tư bản sử dụng, khai thác một cách triệt để để đạt được tỷ suấtlợi nhuận cao nhất Song, với những đặc điểm, điều kiện khác nhau, nên cùng một lượng
tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau thì tỷ suất lợi nhuận lại đạt được khácnhau Vì vậy, các nhà tư bản ra sức cạnh tranh kịch liệt với nhau và dẫn tới việc hìnhthành lợi nhuận bình quân
1.5.1.2.3.1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng mộtngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá, nhằm giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụhàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch
Cạnh tranh trong nội bộ ngành thông qua các biện pháp: Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoásản xuất, nâng cao NSLĐ, chất lượng hàng hoá làm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so vớigiá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của hànghoá (giá trị xã hội của hàng hoá) và làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngànhthay đổi, giá trị xã hội của hàng hoá giảm xuống, chủng loại hành hoá đa dạng với chấtlượng ngày càng cao Giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sảnxuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó Hay là giá trị cá biệt của những hàng hoáđược sản xuất và chiếm đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường
1.5.1.2.3.2 Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Trang 25Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanhtrong các ngành nghề sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
Do trong xã hội có nhiều ngành sản xuất khác nhau và các điều kiện sản xuấtkhông giống nhau, do đó lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận không giống nhau, nêncác nhà tư bản cạnh tranh với nhau để tìm ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao nhất để đầutư
Biện pháp cạnh tranh là di chuyển tư bản từ những ngành có (p’) thấp sang nhữngngành có (p’) cao
Kết quả dẫn tới sự phân bố lại các yếu tố sản xuất, làm thay đổi quan hệ cung cầu và giá
cả hàng hoá, dẫn tới (p’) của các ngành xấp xỉ nhau tức là (p’) bình quân
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của tất cả các tỷ suất lợi nhuận
khác nhau Hay là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội ký hiệu là p’ Tính theo công thức:
Giá trị hàng hoá
P' ngành (%)
%) P− sản xuất Giá cả
Trang 26Dệt 70c+30v 30 130 30 30 30 130
Theo bảng trên, ngành da là ngành có (p’) cao nhất, do đó, tư bản ở ngành cơ khí sẽ
di chuyển đến ngành da làm cho quy mô ngành da mở rộng, sản phẩm ngành da tăng lên,cung sẽ lớn hơn cầu, giá cả sản phẩm da giảm xuống, do đó lợi nhuận cũng giảm theo Còn
sự vận động ở ngành cơ khí thì ngược lại
Như vậy, sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến sự phân bố lại các yếu tố sản xuất
và làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận của ngành và dẫn đến hình thành tỷ suất lợi nhuận
ngang nhau (30%) Đó là tỷ suất lợi nhuận bình quân ( P− ' ).
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì ta tính được lợi nhuận bình quâncủa từng ngành theo công thứcK:
P− = K P− '
Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau đầu tưvào các ngành sản xuất khác nhau Đó là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được căn cứvào tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu tạo hữu cơ của tư
bản như thế nào.
Sự hình thành lợi nhuận bình quân làm cho quy luật giá trị thặng dư hoạt động
trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân 1.5.1.2.3.3 Sự hình thành giá cả sản xuất
Trong nền sản xuất hàng hoá TBCN khi hình thành P' và P thì giá trị hàng hoáchuyển thành giá cả sản xuất:
Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân
G = K + P
Trang 27
Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất, còn giá cả sản xuất là cơ sở giá cả thị trường,giá cả sản xuất điều tiết giá cả thị trường, còn giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá
và giá cả sản xuất có ý nghĩa quan trọng
Nó giúp chúng ta thấy được sự phát triển lý luận giá trị và giá trị thặng dư của C.Máctheo tiến trình đi từ trừu tượng đến cụ thể, thấy rõ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà tưbản trong việc giành giật lợi nhuận, mặt khác thấy được toàn bộ giai cấp tư sản đã bóc lộttoàn bộ giai cấp công nhân làm thuê Từ đó có thể rút ra kết luận muốn giành lại quyềnlợi cho mình, giai cấp công nhân phải đoàn kết lại, kết hợp đấu tranh kinh tế với đấutranh chính trị để xoá bỏ CNTB, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn
1.5.2 Các hình thái tư bản và lợi nhuận của chúng.
1.5.2.1 Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp.
1.5.2.1.1 Tư bản thương nghiệp, nguồn gốc và vai trò của nó.
Về mặt lịch sử, tư bản thương nghiệp có từ rất sớm, tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hoá
và lưu thông tiền tệ Lợi nhuận của nó chủ yếu do mua rẻ bán đắt mà có Trong CNTB, Tư bản
thương nghiệp là bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhiệm khâu lưu thông hàng
hoá phục vụ cho tư bản công nghiệp Tư bản thương nghiệp vận động theo công thức: T H
-T'
Trang 28Đặc điểm của tư bản thương nghiệp: Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối
Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ tư bản thương nghiệp chỉ là một phận tư bản hàng hoácủa tư bản công nghiệp Số lượng, chủng loại và chất lượng hàng hoá mà tư bản thươngnghiệp lưu thông đều do tư bản công nghiệp quyết định
Tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ chức năng chuyển tư bản hàng hoá (H)thành tư bản tiền tệ (T) trở thành chức năng riêng biệt, tách khỏi tư bản công nghiệp vàthuộc về tư bản thương nghiệp Mua hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, bán ở đâu do tưbản thương nghiệp quyết định
Vai trò của tư bản thương nghiệp đối với xã hội: Nhờ có tư bản thương nghiệp
chuyên việc mua - bán hàng hoá nên tư bản công nghiệp có thể tập trung vốn cho sảnxuất, nâng cao được hiệu quả kinh tế, tăng được giá trị thặng dư Mặt khác, do có sựchuyên trách mua - bán hàng hoá nên giảm được chi phí lưu thông, rút ngắn được thờigian lưu thông, tăng nhanh được tốc độ chu chuyển của tư bản, do đó tăng tỷ suất và khốilượng giá trị thặng dư hàng năm
1 5.2.1.2 Lợi nhuận thương nghiệp.
Tư bản thương nghiệp (chỉ giới hạn trong lĩnh vực mua bán hàng hoá) không tạo
ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng nó vẫn có lợi nhuận Vậy lợi nhuận thương nghiệp làgì? và do đâu mà có Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ratrong quá trình sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp, để
tư bản thương nghiệp bán hàng hoá thay cho mình
Thực chất, lợi nhuận thương nghiệp chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng
dư nên nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một bộ phận lao động của côngnhân không được trả công
Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp: Tư bản công nghiệp nhượng một phần giá
trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hoá thấp hơn giá trị của nó, để
Trang 29rồi tư bản thương nghiệp bán hàng hoá theo đúng giá trị sẽ thu được khoản chêch lệch
(hoa hồng), đó là lợi nhuận thương nghiệp.
(Giá cả < Giá trị) - (Giá cả = Giá trị) = P TN
Việc nhượng giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thươngnghiệp cũng diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân Nghĩa là, tư bản thươngnghiệp cũng tham gia vào cạnh tranh giữa các ngành để thu được lợi nhuận bình quân chomình
1.5.2.2 Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
1.5.2.2.1 Sự hình thành và đặc điểm của tư bản cho vay
Sự hình thành tư bản cho vay: Trước TBCN, tư bản cho vay đã xuất hiện trên cơ
sở sản phẩm trở thành hàng hoá và tiền tệ đã phát triển các chức năng của nó Hình thứcđặc trưng của nó là tư bản cho vay nặng lãi
Trong xã hội TBCN, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà ngườichủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong một thời gian nhất định để nhận được số
tiền lời nào đó - gọi là lợi tức.
Tư bản cho vay có những đặc điểm sau:
Quyền sở hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản: Nghĩa là cùng một tư bảnnhưng đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sửdụng
Tư bản cho vay là một hàng hoá đặc biệt, vì khi cho vay (bán) thì người bán khôngmất quyền sở hữu, còn người đi vay (mua) chỉ được quyền sử dụng trong một thời giannhất định Khi sử dụng thì giá trị của nó không mất đi mà lại tăng lên Giá cả của nókhông do giá trị quyết định mà do giá trị sử dụng của tư bản cho vay quyết định
Tư bản
công
nghiệp
Tư bản thương nghiệp
Người tiêu dùng
Trang 30 Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất: Do tư bản cho vay vận động theocông thức T - T' nên dễ gây ấn tượng hình như tiền đẻ ra tiền, vì vậy mà nó trở nên thần
bí và được sùng bái nhất Thực ra tư bản cho vay không thể tách rời sự vận động thực tếcủa tư bản công nghiệp Trong công thức
TLSX
T - T - H …SX…H’ - T’- T’
SLĐ
thì: T - T chỉ là điểm mở đầu và T’- T’chỉ là điểm kết thúc, chỉ là sự chuẩn bị và kết quả
của sự vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp Tư bản cho vay không thể tách rời sựvận động đó
Nguồn gốc tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong quá trình chuchuyển của tư bản Trong khi có những nhà tư bản có tiền tạm thời nhàn rỗi thì một sốnhà tư bản khác lại thiếu tiền để hoạt động, từ đó xuất hiện quan hệ vay - mượn và tư bảncho vay xuất hiện
Vai trò của tư bản cho vay: Góp phần vào việc tích tụ tập trung tư bản, mở rộng
sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, do đó góp phần làmtăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội
1.5.2.2.2 Lợi tức và tỷ suất lợi tức.
Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay trả cho nhà tưbản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian
Trang 31Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cung cầu về
tư bản cho vay Thông thường giới hạn vận động của tỷ suất lợi tức là:
0 < z' < p'
1.5.2.3 Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán.
1.5.2.3.1 Công ty cổ phần.
Sự phát triển của nền kinh tế TBCN và các quan hệ tín dụng làm xuất hiện công ty
cổ phần Công ty cổ phần là loại xí nghiệp lớn mà vốn của nó hình thành từ việc liên kếtnhiều tư bản cá biệt và các nguồn tiết kiệm cá nhân thông qua việc phát hành cổ phiếu
Cổ phiếu là loại chứng khoán có giá, bảo đảm cho người sở hữu nó được quyền nhận một
phần thu nhập của Công ty cổ phần dưới hình thức lợi tức cổ phiếu (cổ tức) Lợi tức cổ phiếucao, thấp phụ thuộc vào kết quả hoạt động của Công ty cổ phần.Về nguyên tắc, công ty
cổ phần không hoàn lại vốn cho chủ cổ phiếu, cổ phiếu không còn giá trị khi công ty bịphá sản Trên thị trường, cổ phiếu được mua bán như một loại hàng hoá, giá cả của nógọi là thị giá cổ phiếu Thị giá cổ phiếu tỷ lệ thuận với lợi tức cổ phiếu và tỷ lệ nghịchvới tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng
T h ị giá c ổ p h i ế u= L ợ it ứ c c ổ p h i ế u
T ỷ su ấ t lợ i t ứ c ng â n h à ng
Ví dụ: Một cổ phiếu mỗi năm đem lại lợi tức là 9USD, tỷ suất lợi tức ngân hàng là
3% thì thị gía cổ phiếu là 300USD