1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khái quát sự phát triển của Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam

36 808 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 258 KB

Nội dung

MỤC LỤC Lời cảm tạ ii Lời cam đoan iii Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iv Mục lục v Danh mục biểu bảng vi PHẦN GIỚI THIỆU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1

Trang 4

MSSV: 4074037 SVTH: Đặng Tây Bình4

Trang 5

MSSV: 4074037 SVTH: Đặng Tây Bình

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thậpvà kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày 08 tháng 11 năm 2009Sinh viên thực hiện

Đặng Tây Bình

MSSV: 4074037 SVTH: Đặng Tây Bìnhiii

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 8

MỤC LỤC

Lời cảm tạ ii

Lời cam đoan iii

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iv

Mục lục v

Danh mục biểu bảng vi

PHẦN GIỚI THIỆUI LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1 Phương pháp thu thập số liệu: 2

2 Phương pháp phân tích số liệu: 2

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 3

1.1 TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM.31.2 ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, HỢP TÁC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁCNGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 4

MSSV: 4074037 SVTH: Đặng Tây Bìnhv

Trang 9

1.2.1 Điều kiện thành lập, hợp tác 41.2.2 Những lĩnh vực hoạt động của ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam 6

CHƯƠNG II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 8

2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN 82.2 CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 112.3 NHỮNG LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀIKHI VÀO NƯỚC TA 132.3.1 Những lợi thế so với ngân hàng trong nước 132.3.2 Khó khăn của các ngân hàng nước ngoài 15

CHƯƠNG III TÁC ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP.173.1 TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC 173.2 THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC 18

CHƯƠNG IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNGTÀI CHÍNH KHI CÓ SỰ THAM GIA

CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 20

4.1 ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 204.2 ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 22

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I KẾT LUẬN: 24II KIẾN NGHỊ: 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1: Sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài từ 2005 - 2007 8

Bảng 2: Tình hình hoạt động của các ngân hàng nước 10

Trang 10

MSSV: 4074037 SVTH: Đặng Tây Bìnhvii

Trang 12

MSSV: 4074037 SVTH: Đặng Tây Bình

9

Trang 13

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3 Phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp thu thập số liệu: chuyên đề chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp.

Nguồn số liệu thứ cấp này được thu thập từ sách, báo, tạp chí và từ các trang webcung cấp thông tin về sự phát triển của ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam trướcvà sau khi hội nhập.

- Phương pháp phân tích số liệu: tổng hợp các số liệu, so sánh các số tương

đối, số tuyệt đối thu thập được sau đó tiến hành phân tích số liệu cho ra kết quả.

4 Phương pháp phân tích số liệu:

Phương pháp so sánh số liệu, tổng hợp các sự kiên, phân tích các vấn đề,khái quát hóa,…, từ đó rút ra kết luận.

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I

TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP NGÂNHÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1.1 TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI Ở VIỆTNAM.

Từ năm 1990, khi Việt Nam thực hiện mở cửa kinh tế, khu vực ngân hàngcũng đã được mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Namdưới hai hình thức cơ bản bao gồm mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liêndoanh, tham gia cổ phần tại các ngân hàng trong nước Vào đầu những năm1990, khi các ngân hàng nước ngoài quay trở lại Việt Nam, các chi nhánh ngânhàng nước ngoài chỉ được nhận tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của các cánhân là người Việt Nam và pháp nhân là tổ chức Việt Nam không có quan hệ tíndụng với ngân hàng tối đa không vượt quá 10% trên số vốn pháp định chuyểnvào Ngày 26/8/1994, tỷ lệ này được nâng lên 20%, sau đó nâng lên thành 25%ngày 13/11/1996.

Trang 14

Số lượng các chi ngân hàng nước ngoài tăng liên tục từ năm 1990 đến 1997và từ 1998 có khuynh hướng chững lại về số lượng ngân hàng, quy mô cũng nhưthị phần hoạt động và từ khi Việt Nam có triển vọng trở thành thành viên chínhthức của WTO thì số lượng lại có khuynh hướng tăng lên.

Theo văn bản cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới(WTO), đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, phân ngành dịch vụ ngân hàng, bắtđầu từ ngày 1/4/2007, Việt Nam đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốnnước ngoài Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài được phép thiết lập sự hiện diệnthương mại của mình tại Việt Nam dưới các hình thức như: văn phòng đại diện,chi nhánh ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại liên doanh với nướcngoài có vốn nước ngoài dưới 50% vốn điều lệ, các công ty cho thuê tài chínhliên doanh, các công ty tài chính cho thuê 100% vốn nước ngoài và ngân hàng100% vốn nước ngoài Tuy nhiên, đáng lưu ý là các chi nhánh được thành lập ởViệt Nam sẽ không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế vềhuy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ ngàygia nhập WTO.

Đối với những chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa có quan hệ tín dụngvới khách hàng là người Việt Nam thì mức độ huy động vốn so với vốn phápđịnh được thực hiện theo lộ trình Cụ thể từ ngày 1/1/2007 được huy động gấpkhoảng trên 6 lần so với vốn pháp định đã góp đủ; từ năm 2008 gấp 8 lần; năm2009 gấp 9 lần và năm 2010 là gấp 10 lần Từ năm 2011 trở đi, các ngân hàngnước ngoài mới được hưởng chế độ đối xử quốc gia Đặc biệt, Việt Nam vẫn giữđược hạn chế về việc mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài là không quá30% Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng.

Theo cam kết giữa Việt Nam và các nước thành viên, từ nay đến năm 2010,các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thực hiện hầu hết các dịch vụ ngân hàngnhư một ngân hàng trong nước (trừ dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin ngânhàng).

1.2 ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, HỢP TÁC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁCNGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI.

1.2.1 Điều kiện thành lập, hợp tác.

MSSV: 4074037 SVTH: Đặng Tây Bình3

Trang 15

Để được cấp giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phépthành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, giấy phép thành lập và hoạt độngngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng nhữngđiều kiện chung sau đây:

- Ngân hàng nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạtđộng ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng3 năm gần nhất liền kề trước khi xin cấp giấy phép;

- Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổchức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các camkết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tếbiến đổi theo chiều hướng không thuận lợi Thời hạn hoạt động tối đa không quá99 năm Trong đó, thời hạn hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài khôngvượt quá thời hạn hoạt động ngân hàng mẹ.

- Ngân hàng nước ngoài đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các tỷ lệ bảođảm an toàn theo thông lệ quốc tế;

- Cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước nguyên xứ có khảnăng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tổng hợptheo thông lệ quốc tế; có cam kết hợp tác quản lý, giám sát hoạt động và trao đổithông tin với Ngân hàng Nhà nước

Ngoài những điều kiện chung nêu trên, để được cấp giấy phép mở chinhánh, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện theo luật định vàphải có tổng tài sản ít nhất là tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm trước năm xincấp giấy phép

Ngoài những điều kiện chung nêu trên, để được cấp giấy phép thành lập vàhoạt động ngân hàng liên doanh, giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng100% vốn nước ngoài, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện theoluật định và những điều kiện sau:

- Ngân hàng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứcho phép tham gia thành lập ngân hàng liên doanh, thành lập ngân hàng 100%vốn nước ngoài tại Việt Nam;

- Ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản có ít nhất là tương đương 10 tỷ đô laMỹ vào năm trước năm xin cấp giấy phép;

Trang 16

- Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nướcvề việc sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt độngcho ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh; đảm bảo duy trì giátrị thực có của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủcác quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Để được cấp giấy phép mở văn phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoàiphải đáp ứng các điều kiện quy định

- Tổ chức tín dụng nước ngoài là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàngở nước ngoài;

- Tổ chức tín dụng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoàicho phép mở văn phòng đại diện tại Việt Nam;

- Tổ chức tín dụng nước ngoài có quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế ViệtNam.

Ngoài ra, khi góp vốn liên doanh thì đóng góp của bên nước ngoài vào một ngânhàng liên doanh hoạt động với tư cách của một ngân hàng thương mại không được vượtquá 50% vốn điều lệ của ngân hàng, trong khi đó phần góp vốn của bên nước ngoài vàomột tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần phải đạt ít nhất là 30% vốn điều lệ.

Tổng mức cổ phần của các tổ chức và cá nhân nước ngoài có thể được giới hạn ởmức 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, trừ khiđược pháp luật Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện góp vốn, mua cổ phần của doanhnghiệp và của các tổ chức tín dụng khác khi được ngân hàng mẹ ủy quyền và cấp vốnthực hiện việc góp vốn, mua cổ phần đó Trong trường hợp cần thiết nhằm bảo vệquyền lợi người gửi tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể yêu cầu chi nhánhngân hàng nước ngoài gửi một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản vào Ngân hàng Nhà nướchoặc một tổ chức tín dụng hay một tổ chức khác tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nướcchỉ định.

1.2.1 Những lĩnh vực hoạt động của ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.

Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam có thể được thực hiện một số hoặc toànbộ các nghiệp vụ sau đây:

1 Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhànước;

MSSV: 4074037 SVTH: Đặng Tây Bình5

Trang 17

2 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá;

3 Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ;4 Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước;

5 Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;

6 Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá;7 Bảo lãnh ngân hàng;

8 Kinh doanh ngoại hối;

9.Thực hiện dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ;

10 Mở tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định củaNgân hàng Nhà nước;

11 Đại lý chi trả thẻ tín dụng;

12 Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ;

13 Thực hiện các dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản;14 Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ

Nội dung hoạt động cụ thể của từng Ngân hàng được quy định trong Giấyphép mở Ngân hàng

Khi có nhu cầu và được Ngân hàng Nhà nước cho phép, Ngân hàng mớiđược phép thực hiện các nghiệp vụ khác phù hợp với pháp luật liên quan củaViệt Nam.

Trang 18

Số chi nhánh ngân hàng nướcngoài.

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 0 0 3 5Tổng tài sản (tỷ VND) 135.000 200.000 215.000 275.000 325.000Thu nhập trước thuế(tỷ VND) 1.400 1.700 2.400 1.418 1.447

Bảng 1: Sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài từ 2005 – 06/2009

MSSV: 4074037 SVTH: Đặng Tây Bình7

Trang 19

Nguồn: Tổng hợp từ http://www.vnba.org.vn

Năm 2005, tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài đạt gần 135.000 tỷVND (6,3 tỷ USD), tăng 25% so với cuối năm 2004 Thu nhập trước thuế củakhối này đạt 1.400 tỷ VND tăng khoảng 45% so với năm trước.

Năm 2006 tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài đạt gần 200.000 tỷVND tăng 48% so với năm 2005 Thu nhập trước thuế của khối chi nhánh cácngân hàng nước ngoài và liên doanh đạt 1.700 tỷ VND tăng khoảng 21% so vớinăm trước.

Năm 2007, tại Việt Nam đã có 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngânhàng liên doanh, 4 công ty cho thuê tài chính có vốn đầu tư nước ngoài và 2 côngty tài chính có 100% vốn nước ngoài Tổng tài sản khối ngân hàng nước ngoàilên tới trên 215.000 tỷ đồng, tăng khoảng 8% so với năm 2006, chiếm khoảnggần 18% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng ởViệt Nam, nhưng tăng tới hơn 60% so với cùng kỳ năm 2005 Tốc độ tăng trưởngđó chứng tỏ trong hai năm qua, các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoàichuyển số vốn rất lớn vào Việt Nam Tổng thu nhập trước thuế của khối ngânhàng và tổ chức tín dụng nước ngoài đạt trên 2.400 tỷ đồng, tăng trên 41% so vớinăm 2006 và chiếm khoảng 18% tổng thu nhập trước thuế của hệ thống ngânhàng Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được 19 hồ sơ xincấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 bộ hồ sơ xin thành lậpngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam Trong số 19 hồ sơ xin thành lậpchi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì có 3 hồ sơ đã được chấp thuận về nguyêntắc là Commonwealth Bank của Australia, IBK Hàn Quốc, Fubon của Đài Loan.

Năm 2008, tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài đạt 275.000 tỷ đồngtăng 37.5% so với năm trước đó Trong năm 2008, tỷ lệ nợ xấu nói chung của cảkhối ngân hàng ngoại tăng so với 31/12/2007 nhưng mức tăng không đáng kể Vềtổng thu nhập trước thuế, mặc dù có một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài vàcông ty tài chính bị lỗ nhưng lợi nhuận trước thuế của cả khối là 1.418 tỷ đồng.

Kết quả trên cho thấy, mặc dù từ giữa năm 2008, khủng hoảng tài chính bắtđầu từ Mỹ lan rộng sang các khu vực và những diễn biến không thuận lợi của

Trang 20

kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng nhất định đến hệthống các TCTD Việt Nam nhưng với những giải pháp tích cực, quyết liệt củaChính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các TCTD Việt Nam nói chung vàcác TCTD nước ngoài tại Việt Nam nói riêng vẫn hoạt động an toàn với mứctăng trưởng khá, kinh doanh có lãi.

Đến đầu năm 2009 có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được thành lậplà: Ngân hàng ANZ (Việt Nam), Ngân hàng Hong leong (Việt Nam), Ngân hàngStandard Chartered (Việt Nam), Ngân hàng HSBC (Việt Nam), Ngân hàngShinhan (Việt Nam).

Tính đến tháng 06/2009, VN có 51 tổ chức tín dụng, trong đó có 5 NH100% vốn nước ngoài, 38 chi nhánh NH nước ngoài, 4 Cty tài chính và 4 Ctycho thuê tài chính thuộc NH nước ngoài, 5 NH liên doanh với đối tác nước ngoàicùng 19 chi nhánh phụ thuộc đang hoạt động Tổng tài sản của khối này đạt325.000 tỷ đồng thu nhập trước thuế đạt 1.447 tỷ đồng Nhìn chung thì 6 thángđầu năm nay ngân hàng hoạt động có hiệu quả.

Bảng 2: Tình hình hoạt động của các ngân hàng nước ngoài từ 2005 – 06/2009

Năm 2007, tổng dư nợ của các ngân hàng nước ngoài tăng hơn 40% so vớinăm ngoái, đạt mức 85.500 tỉ đồng Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của khối này lạităng lên 0,99% Tổng huy động vốn của các ngân hàng nước ngoài trong 10tháng đầu năm 2007 ước đạt 145.000 tỉ đồng, tăng xấp xỉ 60% so cùng kỳ

MSSV: 4074037 SVTH: Đặng Tây Bình9

Trang 21

Không chỉ quy mô dư nợ tăng nhanh mà thị phần cũng tăng ấn tượng cácngân hàng nước ngoài trước đây thường chỉ chiếm 12 - 13% thì đến hết năm2007 chiếm 15,85% Các ngân hàng liên doanh chiếm 2,48%.

Với các chuẩn mực quản trị rủi ro hiện đại, hoạt động của các NH nướcngoài tại VN có chất lượng hoạt động khá tốt Tỉ lệ nợ xấu trong hoạt động tíndụng luôn ở mức thấp Năm 2008, tỉ lệ nợ quá hạn của khối này chỉ chiếm 0,53%(tỉ lệ chung toàn hệ thống là 2,92%) Tổng dư nợ tăng hơn 70% so với năm trướcđạt 152.952 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2009 tổng dư nợ đã đạt 131.559 tỷ đồng và tỷ lệ nợquá hạn là 0.24%.

Ngoài hoạt động cho vay và đầu tư, các chi nhánh ngân hàng nước ngoàicòn chiếm thị phần khá lớn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoạitệ, chứng khoán, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, các luồng chu chuyển vốnquốc tế, thanh toán quốc tế và lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngàycàng tăng, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng sẽ có một cuộc đổ bộ của cácngân hàng nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

2.2 CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.

Theo nhiều chuyên gia tài chính, ngân hàng, các tập đoàn ngân hàng, tàichính nước ngoài có thể “đổ bộ” vào Việt Nam để kinh doanh bằng ba cách: mộtlà, nhanh chóng thiết lập và phát triển mạnh mẽ các chi nhánh; hai là, thành lậpngân hàng 100% vốn, bắt đầu từ ngày 1/4/2007 (theo cam kết WTO); ba là, tínhtoán phương án để từng bước “thôn tính” các ngân hàng vừa và nhỏ của ViệtNam hiện có bằng cách mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam Phương ánmở chi nhánh thì khá tốn kém (đòi hỏi vốn điều lệ tối thiểu 15 triệu USD) và vẫnbị hạn chế trong việc nhận tiền gửi và cho vay Còn việc thành lập ngân hàng100% vốn thì các ngân hàng nước ngoài còn ngần ngại khi mà chưa hiểu rõ conngười Việt Nam cũng như tập quán, thói quen sinh hoạt Cách thứ 3 sẽ được cáctập đoàn tài chính quốc tế đặc biệt quan tâm Các tập đoàn này sẽ tập trung vàocác ngân hàng thương mại cổ phần – nơi họ cho rằng, cơ chế về quản trị doanhnghiệp tốt hơn Đây có thể là cách đi “khôn ngoan”, lợi dụng nền tảng hiện có

Ngày đăng: 29/11/2012, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN. - Khái quát sự phát triển của Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w