1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nghiên cứu cấu trúc cơ bản của văn bản nghệ thuật (in lần thứ hai): Phần 1

302 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 302
Dung lượng 19,55 MB

Nội dung

Phần 1 cuốn sách Nghiên cứu cấu trúc văn bản nghệ thuật trình bày các nội dung: Nghệ thuật với tư cách là ngôn ngữ, vấn đề nghĩa trong văn bản nghệ thuật, khái niệm văn bản, văn bản và hệ thống, những nguyên tắc kết cấu văn bản, các yếu tố và các cấp độ biến thái của văn bản nghệ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN IU.M LOTMAN CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT (In lần thứ hai) Người dịch TRẦN NGỌC VƯƠNG TRINH BA DINH

NGUYEN THU THUY

Trang 5

MỤC LỤC Trang Lời người dịch 7 Lời ban biên tập của Nhà xuất bản “Nghệ thuật” 11 Dân luận 18

Chương 1: Nghệ thuật với tư cách ngôn ngữ 23

se Nghệ thuật trong dãy các hệ thống ký hiệu khác 33

se Khái niệm ngôn ngữ của nghệ thuật ngôn từ 47 s Về tính đa bội của các mã nghệ thuật 54 e Về đại lượng entropie của các ngôn ngữ

nghệ thuật của tác giả và độc giả 57

Chương 9: Vấn đề nghĩa trong văn bản nghệ thuật 68

Chương 3: Khai niệm văn bản 98 s Văn bản và các cấu trúc ngoài văn bản 98

s Khái niệm văn bản 101 s Tính phân tầng của khái niệm văn ban 105

e Ký hiệu ngôn từ mang tinh tạo hình (hình tượng) 109

Chương 4: Văn bản và hệ thống 112

Cai hé théng va cdi ngoài hệ thống trong

van ban nghé thuat 112

se Tính đa bình diện của văn bản nghệ thuật 116

s Những nguyên ý chuyển đổi cấu trúc

Trang 6

« “Tiếng ôn” và thông tin nghệ thuật

Chương ð: Những nguyên tắc kết cấu văn bản s Trục biến thái của những ý nghĩa

146 151 154 s Trục cú đoạn trong cấu trúc của văn bản nghệ thuật163

s Cơ chế của sự phân tích ngữ nghĩa nội văn bản

Chương 6: Các yếu tố và các cấp độ biến thái của văn bản nghệ thuật

s Thơ và văn xuôi

s Nguyên ly của sự lặp lại

s Tính lặp lại được ở cấp độ ngữ âm học s Những sự lặp lại về nhịp điệu

sø Tính lặp lại được và ý tưởng

s Các nguyên tắc phân đoạn dòng thơ

s Vấn đề cấp độ âm luật của cấu trúc thơ

s Những lặp lại thuộc ngữ pháp trong văn bản thơ s Các thuộc tính cấu trúc của câu thơ trên cấp độ

ngữ nghĩa - từ vựng

s Câu thơ như một tổng thể giai điệu

s Câu thơ như một tổng thể ngữ nghĩa

sø Các lặp lại siêu thơ

se Năng lượng của câu thơ

Chương 7: Trục cũ đoạn của cấu trúc

® Trình tự âm vị học trong câu thơ -

© Cu đoạn học các đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa

Trang 7

e Vấn đề không gian nghệ thuật e Vấn đề cốt truyện

ø Khái niệm nhân vật

« Về đặc thù của thế giới nghệ thuật

s Nhân vật và tính cách

« Khái niệm “cảnh” của điện ảnh và văn ban van hoe

ø Điểm nhìn của văn bản

s Tính đồng phối của các yếu tố khác lại như một nguyên tắc kết cấu

Chương 9: Văn bản và các cấu trúc ngoài văn bản

se Tính tương đối của sự đối lập văn bản

với các cấu trúc ngoài văn bản

Trang 9

-Đồi nguoi dich

1.VỀ TÁC GIẢ JURI LOTMAN VÀ CÁC CÔNG TRINH CUA ONG

Trong giới nạĩt văn học quốc tế, tên tuổi của Juri Mikhailovich Lorman

có một vị tí xứng đáng, ông được thửa nhận là nhà ký hiệu học nghệ thuật lớn, người chủ xướng Trường phái ký hiệu học Tartu nổi tiéng của Liên Äð Tại Nga, Ju.Lotman được xem như nhà lý luận và nghiên cứu văn học Nga

hàng đầu, có thể xếp ngang với những đại diện imt tú nhất như M.Bakhrin, D.Likhachep

Juri Lorman sinh ngay 28 tháng 4 năm 1922, mất ngày 28 tháng 10 năm 1993, thọ 71 tuổi

Vốn nổi tiếng là thẩn đồng, lui Lotman với huy chương vàng khi tốt

nghiệp phổ thông đã được tuyển thẳng vào Khoa Ñsữ văn trường Đại học

Tổng hợp Lêningrad Ở đó vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX tập hợp rất nhiều tên tuổi của các nhà ngữ văn và khoa học xã hội nói chung nổi tiếng thế giới nlur G.A.Gukovxki, B.M.Eikhenbaun, BV Tomashevxki, V.V Gippiux, MK Azadovski, VJa.Propp, A.C.Dolinin, D.E.Macxximov, N.L.Mordovchenko, A.P.Riphuin Đó là những người théy ma Lotman hang kinh trong yéu mén và

được thụ giáo trực tiếp Ảnh hưởng của họ đối với ông trong suốt sự nghiệp về

sau là rất to lớn

Ngay từ năm 1940, mở đâu cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống chỉ

nghĩa phát xít, Lotman đã nhập ngũ và trong suốt những năm chiến tranh

(1941-1945), Juni Lotman chiến đấu ở ngoài mặt trận, trong lực lượng pháo bình Ông đã từng được thưởng 2 huận chương và 7 huy chương về các chiến công của mình Thời gian tại ngĩ kéo dài 7 năm Sau đó, Juri Lottan quay lại

khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Leningrad (Saint-Peterburg) va tối nghiệp năm 1950 với Huy chương vàng Người hướng dẫn khoa học rực tiếp

là N.Mordovchenko Sau khi ra trường, có một thời gian ngắn Ju.Eotman

hoạt động phê bình sân khẩu ở Leningrad, đến thời kỳ trấn áp “những người

theo chủ nghĩa thế giới ", ông đã rời đến Estonia, một nước Cộng hòa thuộc Liên Xơ cđ ở vàng Ban Tích nơi chính phủ địa phương có tỉnh thần tự do,

Trang 10

phóng khoáng hơn Trong năm cuối cùng bậc đại học, các bài nghiên cứu nghiêm túc của Lotman đã xuấi hiện trên báo chí khoa học Ngay năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã viết xong luận án phó tiến sĩ Năm 1952 Juri Lomian bảo vệ luận án phá tiến sĩ về nhà văn cách mạng Nga A.N.Radisep (1749-1802) Năm 1961 ông bảo vệ thành công luận án Tiển sĩ với để tài Con đường phát triển của văn học Nga thời kỳ trước Cách mạng Tháng Chạp Vào thời điểm lúc bấy giờ ông là tiển sĩ khoa học ngữ văn thuộc vào hàng trẻ nhất toàn Liên Xé Suối từ năm 1951 đến cuối đòi, luri Lotman hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Tổng hợp Tari của Estonia, lúc đâu ở bộ môn Văn học Nạa, sau đó sang bộ môn Lý luận văn học

Về sự nỗ lực trong sảng rạo có thể nói Juri Latman là một người phỉ thường Ông đã viết khoảng 800 công trình khoa học trên rất nhiều đề tài: các hiện rượng của văn học Nga cả ở thời cổ, cận đại lẫn cả thời hiện đại; các lý thuyết thông tin, cấu trúc luận, ký hiệu học, vẻ giao lin yan hoc, về van

hóa học Ở lĩnh vực nào, ông căng thể hiện như một nhà chuyên môn sâu sắc,

nhà cách tân táo bạo Trong giới Đại học Nga, có một câu nói của Juri

Lotman được truyền tụng rộng rãi: "Khi chết, tôi muốn chết ở nơi làm việc,

tại văn phòng bộ môn (kafedra)” Thực tế Juri Lotman đã giảng dạy trên lớp

cho đến mùa xuân năm 1993; trong những thắng còn lại, ông vẫn đọc cho học trò và đồng nghiệp chép những công trình cuối cùng

Juri Lotman la nha cach tân dũng cảm và không mệt mỗi Những năm

60, 70 của thế kỷ trước, ông đã sáng lập một trung tâm nghiên cửu ký hiệu

học tại Trường Đại học Tartu Trường phái Ngit van Tartu do tinh chất tập

hop rộng rấi của nó cũng còn được gọi là trường phái Tarru - Matxcơva nổi tiếng trên toàn thể giới, đồng vai trò to lớn trong sự phát triển ngành ký hiệu

hoc Nga-Xbviét Ở đó, dưới sự chủ trì của Jươi Lomnan, một loạt hội nghị

chuyên để về ký hiệu học được tổ chức thụ luút sự quan tâm và tham dự của

nhiễu nhà nghiên cứu không chỉ ở Liên Xô mà cả trên thế giới Tham dự vào

những cuộc trao đổi khoa học ở đây thấy có cả những nhà ngữ học và lý thuyết thông tin nổi tiếng như R.lakovson, V.V.Lvanov (người đọc được 100

ngôn ngữ trên thế giới), M.Bakhtin cũng rất quan tâm đến các hoạt động này đà ông không đến được vì bị ligt (Theo B.Uspenski) Với tư cách là thông báo

khoa học của trường Đại học Tổng hợp Tartu, 16 số chuyên san Những công trình về các hệ thống ký hiệu là những ấn phẩm rất có giá trị về nghiên cứu

Trang 11

văn hóa, nghệ thuật theo hướng cất trúc ký hiệu học Tiếc rằng, số lượng in của các chuyên san này hạn chế một phần béi vì đây chỉ là thông báo khoa học của một trường đại học phần khác khi đó lý thuyết cấu trúc và ký hiệu học không được giới phê bình chính thống lúc bẩy giờ hoan nghẻnh vì bị cot là “khoa học tư sản, trái ngược với chủ nghĩa Mác ” Vì vậy mà mặc dù được rất nhiều nhà khoa học cả trong lẫn ngoài nước ngưỡng mộ và đánh giá ca đặc biệt cả những người có có uy tín khoa học như Viện sĩ D.XLikhachev ting

hộ, liưi Loman vẫn không được báu làm Viện sĩ hàn lâm cho dù trước đó ông đã là Viện sĩ của nhiều Viện Hàn lâm trên thế giới

Có thể tập hợp các tác phẩm của Juri Lotman theo ba nhóm chính:

Nhóm các nghiên cứu về văn học Nga: ở đây có những công trình tuyệt vời về

thơ ca của A.Pushkin, M.Lermomtôv, F.Tchiuehev : nhóm công trình lý thuyết mô hình hóa (ký hiệu học cấu trúc luận) nhưc: Các bài giảng về thi pháp cấu

trúc (1967), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (1970), Phân tích văn bản thơ

(1972); nhôm các công trình văn hóa học: Ký hiệu học văn hóa Nga (1984)

Văn hóa và sự bàng nổ (1992) Ông cũng là một chuyên gia lớn vể lĩnh vực

nghiên cứu điện ảnh Mấy năm gần đây ở Nga, các tác phdm cia Juri Lotman được tái bản và xuất bản rất nhiều, nhiều công trình tập hợp dưới dạng tuyển

tập lui Lonnan được ra mắt, uy tín khoa học của ông ngày cảng được để cao Sam sự sụp đổ của Liên Xð và hệ thống xã hội chủ nghũa, trong lĩnh vực khoa

học xã hội, nhiều thành tựa của Liên Xô trước đáy đã phải chịu đựng nhiều sự thách

thức, thẩm định, đánh giá lại Tuy nhiên cing voi Bakhtin, Likhachev, Lotman ném trong số những tên tuổi "không cần bàn cãi” Ảnh hưởng của họ đổi với nên học thuật dương đại thế giới ngày càng được thừa nhận rộng rãi Nhiều nhà khoa học phương Tây nổi tiếng đã không ngân ngại coi rằng Lotman và Bakhuin là hai nhà

khoa học - nhà tre tưởng lỗi lạc bậc nhấi của nhân loại trong thé ky XX

Juri Lotman và truong phai ky hiéu hoc Tart dé thank doi tượng nghién citu ciia mét s6 nha khoa hoc Viet Nam Tén tdi Juri Lotman déi khi

cũng được một số nhà lý luận văn học nhắc đến như một tụy tín nhưng chưa có

một cơng trình hồn chỉnh nào của ông được dịch ra tiếng Việt Cũng đáng

tiếc là các tập chuyên san Những công trình về các hệ thống ký hiểu của

trường phái Tartu chưa bao giờ đến được Việt Nam Mơ ước rằng mại ngày

không xa những nhà ngữ văn của ta sẽ có được nó, trước hếi là nguyên ngĩ và

Trang 12

2 VE BAN DỊCH CỦA CUỐN SÁCH NÀY

Cấn trúc văn bản nghệ thuật là một trong những công trình mang tinh

nén ting trong sự nghiệp khoa học của lui Lotman Thoạt đầu, công trùnh

được lựa chọn để dịch thuật phục vụ cho chương trình nâng cao chất lượng đào

tạo ở các bậc sat đại Học ngành Văn học thuộc Đại học Quốc gia Hà N¿

Nhận thấy đây là một tài liệu có thể phổ cập hóa ở mức độ rộng hơn, các địch

giả đã tiếp tục hoàn thiện thêm bản dịch và để nghị được xuất bẩn Công trình

ra đời được trước hết là nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ cả về tỉnh thân lần vật chất

của Trường Đại học KHXH & NV Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với những nỗ lực của Ban biên tập Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

Việc phân công dịch thuật đã được tiến hành như sau:

- Địch giả Trần Ngọc Vương: Dân luận, các chương 1, 1l, HH, TV, V và một nửa chương VI

2 Dịch giả Nguyên Thị Thu Thủy: nữa sau chương VỊ, Kết luận và toàn bộ

phần chú thích

3 Dich gid Trinh Ba Dinh: cde chong VI, VIII, IX

4 PGS.TS Trần Ngọc Vương chịu trách nhiệm tổ chức bản dịch đã làm công

việc hiệu đính lại toàn bộ bản dịch

Đo tính chất cách tân của chủng, các công trình của Juri Lotnan nằm trong số nhường tài liệu khoa học xã hội tích hợp nhiều thông tin phong phú và

phức tạp, trí thức đa ngành đa lĩnh vực, và vì vậy cũng là những công trình rất khó dịch Có thể nói cho đến nay vốn tiếng Việt khoa học, nhất là khoa học xã hội vẫn còn thiếu hụt nhiều để có thể chuyển tải hết tất cả các hệ thuật

ngữ và thuật nạĩĩ, các sắc thái ngữ nghĩa khoa học của nhữững công trình nhục thế này Mặc dù các dịch giả cũng 4ã cổ gắng rất nhiều, kể cả việc tranh thủ

š kiển của những chuyên gia hàng đầu về tiếng Nga chuyên ngành, nhưng hẳn

là chua thể nói được bản dịch đã hoàn hảo

Để cho văn bản trở nên dễ đọc hơn, lẽ ra cũng cắn phải có thêm những

bảng sách dân, những chứ thích chỉ tiết của người dich Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, điểu đó vẫn chưa được thực hiện Hy vọng nếu có dip tai ban,

những đồi hỏi đó sẽ được đáp ứng Xin trân trọng giới thiệu công trình với

Trang 13

LỜI BAN BIÊN TẬP

CỦA NHÀ XUẤT BẢN “NGHỆ THUẬT”

Cuốn sách này là cuốn thứ hai trong loạt sách “Những nghiên cứu ký hiệu học vé lý luận nghệ thuật" mà nhà xuất

bản thực hiện

Trong cuốn sách của nhà nghiên cứu uăn học Xô-oiết nổi

tiếng, giáo sự trường Dai-hoc Téng hop Tartu Ju M Létman đê cập tới hang loạt van dé gắn uới cấu trúc uăn bản nghệ

thuật: nghệ thuật uới tử cách là ngôn ngữ, tính đặc thù của

thông tin nghệ thuật, mối tương quan giữa uăn bản uới các cấu trúc ngoại uăn bản, những nguyên lý bết cấu uăn bản uà

nhiêu uấn đề khác

Vấn đề ý nghĩa trong uăn bản nghệ thuật chiếm một vi

ặc biệt trong sách Dựa trên nhiều dẫn dụ - mà da phan

lấy từ lĩnh vue van bọc - tác giả nhằm phát hiện ra tính chức

năng của cấu trúc nghệ thuột, tính nội dung của hình thúc

trong nghệ thuật Thậm chí yếu tố nhỏ nhặt nhất uà dường

như thuận tuý bên ngoài của cấu trúc nghệ thuật theo Ju M Lốtman cũng là yếu tố có mang noi dung, chuyển tải một

hành trang ý nghĩa

trí

Tất nhiên, cách tiếp cận ký hiệu học đối uới tác phẩm

nghệ thuật (như chính tác giả nhấn mạnh) bất luận ở mức độ nào cũng không loại trừ sự phân tích tác phẩm nghệ

thuật mà mỹ học Mác-Lênin đã thực hiện trên cúc bình

điện nhận thức luận, xã hội học, giá trị hoe va các bình

diện khác

Trang 14

Nhà xuất bản hy uọng rằng uiệc xuất bản cuốn sách này

(mà nhiều luận điển trong đó mang tính gây tranh luận,

điều tự nhiên đối uới sự phát triển khoa học) uè cuộc thảo

luận rộng rãi do tư tưởng của Ju M Lốtman khoi động nên sẽ tỏ ra là hữu ích đối uới nên mỹ học Xồ-uiết va lý luận nghệ

thuật

Trang 15

DẪN LUẬN

Nghệ thuật đồng hành với nhân loại trong trường kỳ lịch

sử của sự tổn tại được lưu định lại của nó Bận bịu với sản

xuất, đấu tranh để tự tồn, hầu như bao giồ cũng bị câu thúc bởi những gì thiết yếu nhất, con người lại vẫn thường tìm được

thời gian dành cho hoạt động ñghệ thuật, cảm nhận về tính thiết yếu của nó Trên các giai đoạn khác nhau của lịch sử

từng la liệt những luận điệu có chu kỳ về tính vô bổ, và thậm

chí, về tính có hại của nghệ thuật Các luận điệu ấy từng diễn

ra từ thuở sơ kỳ của giáo hội Trung cổ, kẻ tranh đấu với văn

học dân gian da thần giáo, với những truyền thống của nghệ

thuật cổ đại, và cả những người chống tượng thánh-những

người chống đối lại nhà thờ, và từ hàng loạt các phong trào xã

hội khác trong các giai đoạn lịch sử khác nhau Đôi khi cuộc

đấu tranh với dạng thức này hay dạng thức khác của sáng tạo

nghệ thuật hay với cả nghệ thuật nói chung lại được tiến hành

rộng khắp và dựa vào những định chế chính trị hùng mạnh

Tuy nhiên mọi thắng lợi trong cuộc đấu tranh này lại tổ ra

viển vông: nghệ thuật vẫn cứ tái sinh như bất biến, thách thức

những kể xua đuổi nó Sự vững chãi lạ lùng này, ngẫm that

đáng ngạc nhiên, khi mà nhiều những hệ quan điểm mỹ học

bằng các cách khác nhau giải thích chính điều đó chứa đựng

tính tất yếu của nghệ thuật NO không phải là thành tố của

sẵn xuất, và sự tổn tại của nó không hề được điều kiện hoá bởi nhu cầu của con người trong sự cải tiến không ngừng các công

cụ để thoả mãn các nhu cầu vật chất

Trang 16

Trong quá trình phát triển lịch sử mỗi xã hội tạo ra

những hình thức xác định đặc trưng cho nó về mặt tổ chức

chính trị-xã hội“ Và nếu với chúng ta tính tất định lịch.sử của

chúng là hoàn toàn rõ ràng, nếu chúng ta có thể giải thích

được tại sao một xã hội, khi rơi vào trạng thái trống không về

hình thức của tổ chức nội tại hẳn sẽ không tôn tại được, thì

tính bất khả của sự tồn tại một xã hội mà trong đó không có nghệ thuật lại khó được giải thích hơn rõ ràng Sự giải thích

ở đây thường bị đánh tráo bởi việc dẫn ra sự kiện rằng lịch sử

loài người là không biết (hoặc chỉ biết như là các ngoại lệ

hiếm hoi, những dẫn liệu theo một dạng nào đó của ngành đị

tật.học xã hội, những thứ được dùng chỉ để khẳng định-bằng

sự đặc biệt của mình - chuẩn mực chung) tới các xã hội nào

không có nền nghệ thuật riêng của nó “Trong tình huống này cần lưu ý tách các quan hệ nghệ thuật khỏi các hình thái khác của các cấu trúc ý thức hệ Tổ thành nên xã hội, các cấu

trúc này hay khác báo trùm lên một cách không tránh khỏi

mọi thành tố của nó: mỗi một người trong sự tách biệt, bằng

chính điểu đó nó thuộc về một tập thể có tính lịch sử, được

đặt trước một tất yếu nghiệt ngã phải là thành viên của

nhóm này hay một nhóm khác, gia nhập vào một trong những tập hợp con khác nhau của một tập hợp xã hội đã

định Chẳng han con người tiền cách mạng Pháp thế kỷ

XVIII, để được là một nhân cách chính trị, có thể thuộc về

một trong ba tầng lớp, nhưng không thể không thuộc về một

tầng lớp nào Nhưng xã hội, khi đã áp đặt những bạn chế rất

nghiệt ngã vào nghệ thuật, không bao giờ lại buộc các thành

viên của nó nhất thiết phải thực thi các loại hoạt động nghệ

thuật Điển lễ là điều bắt buộc, nhảy múa vòng quanh thì tự

nguyện Tin vào một tôn giáo này hay một tôn giáo khác, hay

là người vô thần, gia nhập vào một tổ chức chính trị nào đó,

hay thuộc về một nhóm pháp định cụ thể-mỗi xã hội để xuất

Trang 17

cho các thành viên của nó một danh mục bắt buộc những dấu hiệu phù hợp

Tạo ra hay tiêu thụ những giá trị nghệ thuật - đó luôn luôn là một dấu hiệu tuỳ ý “Người này chẳng tin vào một

điều gì” và “người này không thích điện ảnh (thơ ca, ba- lê)” -

rõ ràng là chúng ta đang nói về một sự vi phạm những chuẩn mực xã hội hoàn toàn ở các cấp độ bắt buộc khác nhau Nếu ở Đức phát xít sự đửng dưng đối với nền nghệ thuật chính thống được coi là dấu hiệu của sự phần bội, thì rõ ràng ở đây không phải nói về những chuẩn mực của mối quan hệ giữa con người với nghệ thuật

Vả lại từ quan điểm của những nhu cầu sinh tổn trực

tiếp lẫn từ quan điểm những mối quan hệ xã hội mang

tính bổn phan thi da cing không phải là bắt buộc, nghệ

thuật trong toàn bộ lịch sử vẫn thể hiện tính tất yếu sống

còn của nó

Một điều đã được chỉ ra từ lâu là tính tất yếu của nghệ

thuật gần gũi với tính tất yếu của tri thức, và bản thân nghệ

thuật cũng là một trong những hình thức của nhận thức đời

sống, của cuộc đấu tranh của nhân loại vì chân lý thiết thân

đối với nó Tuy nhiên, như rổi sẽ được chứng minh trực

tuyến, luận điểm này làm nảy sinh ra hàng loạt những khó khăn Nếu hiểu các luận điểm lôgích, theo một cách hiểu

ngầm định, là đồng dạng với các kết quả tim tdi khoa học, thì

không thể không thừa nhận rằng nhân loại có nhiều con

đường trực tiếp để đạt tới sự thu nhận về cho mình hơn là

nghệ thuật Và nếu đứng trên quan điểm này, thì buộc phải

đồng ý g nghệ thuật chỉ đưa lại một thứ kiến thức cực hạ

đẳng Về điều đó, như đã rõ, Hégel từng viết dứt khoat: “Do

tình thức của nó, nghệ thuật bị giới hạn bằng chính một nội

dung xác định, Chỉ một phạm vỉ nhất định và một cấp độ xác

Trang 18

định của chân lý là có thể tìm được sự hoá thân của mình vào

hình thức tác phẩm nghệ thuật” Từ luận điểm này một kết

luận không tránh khỏi rút ra là tỉnh thần văn hoá hiện đại

“xem ra đã được nâng lên cao hơn cấp độ mà tại đó nghệ

thuật thể mình như là hình thức cao nhất của sự giác

ngộ cái tuyệt đối Tính đặc thù của sáng tạo nghệ thuật và

của các tác phẩm được nó tạo nên không đưa lại nhiều hơn

nữa sự thoả mãn trọn vẹn nhu cầu cao nhất của chúng ta”

Bất chấp việc luận điểm của Hégel từng bị phê phán

nhiều lần, chẳng hạn bởi Bêlinxki, trong chừng mực hiểu một

cách hữu cơ, định tính rõ hơn những nhiệm vụ của nghệ

thuật, luận điểm ấy vẫn liên tục xuất hiện trong lịch sử văn hoá Su thể hiện của nó rất đa đạng - từ những lời di nghị ôn

ào mang tính chu kỳ về sự vô bổ hay lỗi thời của nghệ thuật tới

việc tin tưởng rằng nhà phê bình, nhà bác học hoặc bất cứ ai

khác, cũng đều là đại biểu cho tư tưởng légich-ly thuyét hay

nhằm tới việc ấy, vì vậy có quyền dạy bảo và giáo huấn nhà văn

Chính niềm tin tưởng ấy thể hiện trong các mặt yếu kém

của môn giáo học pháp nhà trường về nghiên cứu văn học, bộ môn kiên trì thuyết phục học trò rằng đôi dòng kết luận lôgích

(chúng ta cứ cho là đã được nghiền ngẫm sâu sắc và nghiêm

túc đi!) là đã làm tốt lên tồn bộ bản chất của tác phẩm nghệ

thuật, kỳ dư chỉ còn liên quan tối “những đặc trưng nghệ thuật” thứ yếu mà thôi!

Vậy đó, những quan niệm văn hoá hiện tồn giải thích cho chúng ta về tính tất yếu của sự tổn tại của nền sản xuất và

những hình thức của việc tổ chức nó, về tính tất yếu của khoa

học Nghệ thuật thì có thể được xem như yếu tố tuỷ thích của văn hoá Chúng ta có thể xác định cấu trúc phi nghệ thuật của

thực tế đã gây nên loại ảnh hưởng nào đối với nó Tuy nhiên, nếu câu hỏi “Tại sao xã hội.sẽ không thể sốt thiếu nghệ thuật?" vẫn

Trang 19

còn là một vấn để bỏ ngỏ, mà thực tế của các sự kiện lịch sử lại

cứ liên tục đặt nó ra, thì cũng là tất yếu tự nó nảy ra một kết

luận về tính bất túc của các quan niệm của chúng ta về văn hoá

nhân loại

Chúng ta biết rằng lịch sử nhân loại không thể được thành

tạo mà lại thiếu nền sản xuất, thiếu các xung đột xã hội, thiếu

đấu tranh chính kiến, thiếu thần thoại, thiếu chủ nghĩa vô thần,

thiểu các thành tựu khoa học Liệu nó có thể được thành tạo mà

vắng mặt nghệ thuật chăng? Phải chăng một vai trò thứ yeu của

một thứ công cụ phụ trợ là điều nghệ thuật buộc phải chấp nhận, cho dù những nhu cầu mang tính bản thể đậm nét hơn của tỉnh

thân nhân loại là hướng tới đó (nhưng không thể nào đạt tới)?

Pushkin có lưu ý thế này “Ở một trong các vở hài kịch của Shakespeare, một nông phụ là Odrei hỏi “Thơ là cái gì nhỉ? Vật

ấy có thật khơng?® Trả lời câu hỏi này thế nào? Thơ là thực, là

“vật có thật” chăng? hay theo cách diễn đạt của Đecgiavin, nó

lich thiệp

Dễ chịu, ngọt ngào, bổ ích

Như nước chanh ngon ào mùa hạ

'Tiếc rằng câu trả lời thuần cảm tính, được đưa ra trên cơ sở tình yêu đối với nghệ thuật, dựa vào thói quen hướng tới những

ấn tượng thẩm mỹ hàng ngày, lại sẽ khơng thể nào hồn toàn

đáng tin cậy Khoa học rất thường xuyên phải bác bỏ những tín niệm, thói quen, điều hiển nhiên thông thường, những cái làm nên nét bản chất nhất của kinh nghiệm sống chúng ta Hẳn là dễ

dàng cho nhà bác học biết bao, khi toàn bộ kinh nghiệm của ông

ta được khuôn vào trong phạm vi văn hoá › Âu, để chứng

mình rằng âm nhạc loại hình Viễn Đông là không thể nào tổn tại

hoặc không thể nào được coi là âm nhạc Dĩ nhiên là có thể cãi

ngược lại Thói quen hay là "Iê tất nhiên của ý tưởng nay hay ý

tưởng lia không nh chân lý của nó

Trang 20

Vấn đề tính tất yếu của nghệ thuật không phải là đối

tượng của cuốn sách này và không thể xem xét nó toàn diện ở

đây Hợp lý hơn, ta đặt nó ra chỉ trong chừng mực mà nó có

liên hệ với tổ chức bên trong của văn bản nghệ thuật và với

chức năng xã hội của nó

Vận mệnh của một tổn tại bất kỳ nào cũng thể hiện ban

thân như là mối tương tác phức tập với môi trường xung

quanh Cơ thể nào không có khả năng phản ứng lại với tác

động bên ngoài và tìm cách thích ứng được với nó thì đều không tránh khỏi bị tiêu diệt Tương tác với ngoại cảnh có

thể được thể hiện ra như là sự thu nhận và giải mã những

thông tin xác định Con người bị lôi cuốn một cách không

cưỡng lại được vào một tiến trình quyết liệt: nó bị vây bọc bởi

những dòng thác thông tin, cuộc sống gửi cho nó những tín

hiệu của mình Nhưng các tín hiệu này cũng vẫn cứ là không

nghe thấy được, còn thông tin thì trở nên không hiểu được và

những cơ hội quan trọng trong cuộc đấu tranh sống còn sẽ là

bị bỏ qua, nếu nhân loại không kịp làm mọi việc với nhu cầu

ngày càng tăng của mình-để ghỉ nhận lại và chuyển các đồng

thác dấu hiệu này thành các ký hiệu, làm chủ khả năng giao

tiếp trong xã hội loài người Trong hoàn cảnh đó sẽ là tất yếu không chỉ gia tăng số lượng của các thông báo đa dạng bằng

các ngôn ngữ đã có (các ngôn ngữ tự nhiên, trong các ngồn

ngữ của các khoa học khác nhau), mà còn phải thường xuyên

làm gia tăng số lượng các ngôn ngữ, để có thể dịch những

đồng thác của thông tin xung quanh, biến chúng thành sở hữu của mọi người Nhân loại cần tới một cơ chế đặc thù-một cỗ máy phát ra mọi “ngôn ngữ” mới và mới nữa, các ngôn ngữ

khả đĩ phục vụ cho nhu cầu kiến thức của họ Trong hoàn cảnh đó rõ ràng sự việc không chỉ nằm ở chỗ, tạo lập ra một

sự phân tầng của các ngôn ngữ là một phương thức chắc chắn

Trang 21

để bảo lưu thông tin hơn là tăng vô độ các thông báo lên

trong chỉ một ngôn ngữ

Những đạng thức xác định của thông tỉn có thể được lưu và chuyển chỉ với sự trợ giúp của các ngôn ngữ được tổ chức

đặc biệt-( chẳng hạn, thông tin hoá học hay đại số học đồi hỏi ngôn ngữ của mình, thứ ngôn ngữ hẳn phải là thích dụng đặc biệt cho một kiểu tạo mô hình và truyền đạt nhất định

Nghệ thuật là một cỗ máy phát được tổ chức tuyệt vời

của các ngôn ngữ dạng đặc biệt, tối cần thiết cho loài người, làm thành một trong những bình diện phức tạp bậc nhất mà

cũng còn xa mới là rõ ràng nhất bởi cơ chế tự thân, của tri

thức nhân loại Việc hình dung rằng cái thế giới bao quanh

con người nói ra bằng nhiều ngôn ngữ và rằng tự nó sự anh minh phải hướng vào đó để học lấy cách hiểu chúng là điều không có gì mới Chẳng hạn, Baratưnxki kiên trì gắn việc hiểu biết giới tự nhiên với việc thông thuộc thứ ngôn ngữ đặc

trưng của nó, sử dụng các động từ giao tiếp ngôn ngữ để định

tính nhận thức ( “nói”, “đọc”):

Với thiên nhiên, anh sống một cuộc đời chung

Hiểu rằng suối nhỏ biết tỉ tê

Hiểu lời lẽ của lá cây

Và cảm nhận rằng lũ cỏ sống lat lay;

Cuốn sách trời sao uới anh thật là mình bạch

Và sóng biển cùng anh cất giọng thì thào

Không hiểu-tức lơ đãng hay không biết ngôn ngữ:

Tháp đổ,

Còn sự điêu tàn thì hậu thế của nó

Trang 22

Còn thú vị hơn nữa là trường hợp Những câu thơ uiết

trong đêm mất ngủ của Pushkin Ö đồ Pushkin nói về cuộc

sống tăm tối và chộn rộn quanh ông, cái đời bất buộc người ta

phải đoán định về nó:

Ta muốn hiểu ngươi

7œ đi tìm ý nghĩa trong ngươi

Bài thơ không được công bế lúc sinh thời nhà thơ

Giucépxki công bố nó trong tuyển tập Pushkin năm 1841 sau

kbi nhà thơ đã mất, thay câu cuối thành:

Ta tim hiểu ngôn từ tăm tối của ngươi

Chúng ta không rõ sự cân nhắc của ông, và trong những

ấn phẩm hiện đại câu thơ này bị loại bổ vì nó đã Khong hiện

điện trong thủ bút của Pushkin Tuy nhiên thật khó mà cho

xằng Giueôvxki, trong khi không tổn tại hiển nhiên ở đây bất

kỳ một nguyên nhân bên ngoài nào mang tính chất kiểm

duyệt, lại tự ý thay những câu thơ của Pushkin bằng những

câu thơ của mình, “rõ ràng, là để cho nhịp điệu hay hơn” (

kiến của những người chú giải bộ Toàn tập của Nhà xuất bản

Viện Hàn lâm) Hoàn toàn có khả năng là ở Giueôvxki - người

đối thoại thường xuyên của Pushkin vào những năm 1880 trở đi - có đủ những cơ sổ thực tế, dù những cơ sở đó là không rõ

ràng đối với chúng tạ, để thay đổi câu thơ này, bất chấp thủ

bút mà ông cũng rõ Tuy nhiên với chúng ta chuyện quan trọng lại là chuyện khác: dù ai — Pushkin hay Giucôvxki — là

người tạo ra sự thay đổi ấy, thì với người đó, những câu thơ

Ta di tìm ý nghĩa trong ngươi

và:

Tá tìm hiểu ngôn từ tăm tối của ngươi

Trang 23

đều tương đương về mặt ngữ nghĩa: hiểu cuộc đời - đó là tìm

hiểu ngôn ngữ tối tăm của nó Và trong tất cả những cái đó —

và cả nhiều trường hợp khác đều đang bàn tới không phải là về những ẩn dụ thi ca, mà là về sự thông hiểu sâu sắc tiến

trình làm chủ chân lý và - rộng hơn - đời sống

Đối với chủ nghĩa cổ điển thơ ca là ngôn ngữ của các thần

linh, đối với chủ nghĩa lãng mạn - là ngôn ngữ của trai tim

Thời đại chủ nghĩa hiện thực làm thay đổi nội dung của ẩn dụ

này, nhưng vẫn giữ lại thuộc tính của nó: nghệ thuật - là ngôn ngữ của đời sống, với sự trợ lực của nó, thực tại kể về mình

Tư tưởng về một thế vô ngôn, tìm được trong thơ

tiếng nói của mình thường được bắt gặp ở nhiều nhà thở

trong nhiều hình thức khác nhau Thiếu thd ca Phố uô ngôn quần quai

Lấy gì kêu uà trò chuyện bằng gì

(Maiaképxki)

Sự ổn cố của việc đặt tịnh lập nghệ thuật và ngôn ngữ,

tiếng nói, lời nói chứng tổ rằng mối liên hệ của nó với tiến

trình truyền thông xã hội - tiểm thức hay hiển thức - đã làm

thành cơ sở chủ yếu nhất của khái niệm hoạt động nghệ thuật

Nhưng nếu nghệ thuật - thứ phương tiện đặc thù của giao tiếp, một thứ ngôn ngữ được tổ chức theo một dạng đặc

biệt (đặt vào khái niệm “ngôn ngữ” thì có nội dung rộng lớn,

thứ nội dung được tiếp nhận trong ký hiệu học - “bất luận hệ thống có trật tự nào, được dùng làm công cú giao tiếp và sử

dụng những ký hiệu), thì những tác phẩm nghệ thuật -

nghĩa là những thông báo bằng thứ ngôn ngữ đó - có thể xem

xét với tư cach 1A van ban

Từ lập trường ấy có thể định ra nhiệm vụ cho cuốn

sách này

Trang 24

Trong khi sáng tạo nên và tiếp nhận những tác phẩm

nghệ thuật, con người chuyển, nhận và bảo lưu thông tin

mang tính nghệ thuật đặc thù, thứ thông tin không tách

biệt khỏi những đặc trưng mang tính cấu trúc của các văn bản nghệ thuật trong chừng mực mà tư tưởng không tách

được khỏi cấu trúc vật chất của bộ não Đưa ra một chuyên

khảo tổng quát cấu trúc ngôn ngữ nghệ thuật và mối quan hệ của nó với cấu trúc văn ban nghệ thuật, sự tương đồng và đị biệt của chúng so với các phạm trù ngôn ngữ học tương tự, có nghĩa là giải thích việc văn bản nghệ thuật trở nên người chuyển tải một tư tưởng - ý tưởng nghệ thuật xác định thế nào, cấu trúc của văn bản có quan hệ thế nào với

cấu trúc của ý tưởng đó, - mục đích tổng quát mà theo

hướng đó tác giả hy vọng muốn làm được cho dù chỉ một vài

bước tiến, là như thế

Trang 25

Chương 3

VẤN ĐỀ NGHĨA TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT

Có một thiên kiến tổn tại rất phổ biến, theo đó thì sự

phân tích cấu trúc đòi hỏi sao lãng sự chú ý đến nội dung của nghệ thuật, hệ vấn để xã hội - đạo đức của nó để giành cho

những sự nghiền ngẫm thuần tuý hình thức, cho sự thống kê

các “thủ pháp” và những thứ gì tương tự Ở độc giả không

được đào tạo, nhìn đến loại cơng trình được hồn tất ở một

trình độ cao của sự hình thức hoá, thì một ấn tượng được tạo

ra là cơ thể sống của tác phẩm nghệ thuật chỉ bị lâm vào một

sự xé lẻ để quy nạp vào phương diện này hay phương diện khác của nó dưới dạng những phạm trù trừu tượng Còn trong chừng

mực mà bản thân những phạm trù này lại được định nghĩa qua

các thuật ngữ xa lạ và không quen thuộc, thì vô tình xuất hiện

cảm giác lo ngại Mỗi người cảm thấy như nhận một lời mắng

mỏ quen thuộc: một số người này - sự giết chết nghệ thuật, một số khác: kẻ tuyên truyền cho “nghệ thuật thuần tuý”, một sự

thiếu tính tư tưởng thâm độc Điều tức cười nhất là hai lời buộc

tội này lại thường đồng thời được đệ ra

Trong hoàn cảnh ấy, đôi khi với một sự u mê tận tuy, còn

đôi khi trong sự nóng nảy bút chiến, vượt ra ngoài giới hạn

của những thủ pháp đúng đắn của tranh luận khoa học, người ta thường vin vào những lời phát biểu của cả những người

theo trường phái hình thức những năm 1920 cả những nhà

Trang 26

cấu trúc luận hiện đại về tính tất yếu phải nghiên cứu nghệ

thuật với tư cách là một hệ thống hoàn toàn khép kín, nội tại

Lời khẳng định rằng việc nghiên cứu cấu trúc - ký hiệu

học đối với văn học sẽ xa rời vấn để nội dung, nghĩa, giá trị

xã hội - đạo đức của nghệ thuật và mối quan hệ của nó với

thực tế được đặt trên cơ sở sự ngộ nhận

Bản thân khái niệm ký hiệu và hệ thống ký hiệu liên hệ

không tách rời với vấn để nghĩa Ký hiệu trong văn hố lồi

người thực thì chức năng trung gian Mục đích của hoạt động

ký hiệu là truyền đạt một nội dung xác định

Xa rời nghĩa không thể nào là kết quả của cái phương

pháp vốn đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu chính vấn đề tín

hiệu - Chính việc nghiên cứu cái gì là cái “có ý nghĩa”, tức là cái gì là hành vi giao tiếp và vai trò xã hội mà nó đóng ra sao

- cấu thành nên bản chất của việc tiếp cận ký hiệu học Tuy

nhiên để hiểu được nội dung của nghệ thuật, vai trò xã hội

của nó, mối liên hệ của nó với các bình điện phi nghệ thuật

của hoạt động con người, thì chỉ thiện chí, và cả sự lắp đi lắp

lại bất tận những chân lý quá quen thuộc và quá chung chung vẫn cứ là ít ỏi Vị tất có ai đó giờ đây lại còn tranh cãi

với điểu rằng đời sống xã hội xác định điện mạo nghệ thuật

Nhưng chẳng lẽ, khi nhắc lại cái luận dé không gợi lên sự

nghỉ hoặc ở bất cứ ai này một lân nữa, chúng ta đã có thể bù đắp được cho việc giải thích vụng về đối với câu hỏi: văn bản

của Đốtxôievxki được phân biệt với văn bản của Tôlxtôi bằng

cái gì? Và tại sao những điều kiện giống nhau lại sản sinh ra

những tác phẩm nghệ thuật khác nhau?

Ấy nhưng tại sao những người ủng hộ lối tiếp cận cấu trúc lại nói về tính tất yếu của việc nghiên cứu tác phẩm với

tư cách là một cấu trúc khép kín đông bộ, về tính quy luật

của sự quan tâm tới lối phân tích nội tại của văn bản? Chẳng

Trang 27

nhẽ điểu đó lại không phải là sự đào thoát khỏi vấn để ý

nghĩa ngoài thẩm mỹ của tác phẩm?

Chúng tôi mạn phép lấy ví dụ Trước mắt các bạn có cuốn

sách Cuốn sách này mang một chân lý rất chỉ là quan trọng

đối với các bạn, nhưng lại được viết ra bằng một thứ ngôn ngữ

xa lạ Bạn không phải là nhà ngôn ngữ và không chuyên tâm

tới những vấn đề ngôn ngũ học, nghiên cứu ngôn ngữ với tư

cách là mục đích tự thân cũng không khiến bạn quan tâm Cái gì đã cuốn hút bạn vào cuốn sách? Tất nhiên, bạn đúng, khi

nói rằng ngoài cái chân lý đó ra, bạn chẳng có cần gì với cuốn

sách ấy nữa Một lối tiếp cận như thế thật là tự nhiên với bất

cứ ai khi hướng vào một hệ thống ký hiệu bất kỳ

Tuy vậy hãy hình dung về người, kẻ hình như từng nói:

tôi muốn biết nội dung của cuốn sách này, nhưng không

muốn hiểu ngôn ngữ được dùng để viết ra nó Hẳn người ta sẽ thông báo với anh ta rằng điều ấy là không thể được Để

nhận được thông tin, cần thành thạo ngôn ngữ mà bằng nó

thông tin đó được viết nên Còn nếu eon người kia lại quyết định phải thành thạo ngôn ngữ, thì tất nhiên anh ta phải gác

nội dung của những mệnh để này hay mệnh để nọ lại để mà

nghiên cứu hình thức của chúng đã Rõ ràng là những cuốn sách giáo khoa tiếng nước ngồi khơng bị tách biệt ra, với

một chiểu sâu đặc biệt, khỏi những tư tưởng đã được triển

khai trong đó - ở chúng có một nhiệm vụ khác: giáo dục một sự thành thạo ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống xác định, có khả năng dùng làm phương tiện truyền đạt bất cứ nội dung nào Nếu coi điều đó là chủ nghĩa hình thức, thì cần

phải thừa nhận lời khẳng định của Mitrôphan về chuyện

rằng cánh cửa, ấy là tính từ, "bổi vì nó đã được gắn vào với

chỗ của nó Thì ở nhà kho sáu tuần cánh cửa đứng mà chưa

được lắp vào: vậy lúc đấy nố mới là danh từ” có tư cách là

Trang 28

hình mẫu của cuộc đấu tranh với lối tiếp cận nham hiểm ấy Chúng ta vẫn thường cho rằng điểu đó chỉ là sự ngu ngốc,

trong khi đó lời lẽ của Mitrôphan là một cái gì đó hoàn toàn

khác - đấy là một tư tưởng lành mạnh, nó không thừa nhận sự

trừu tượng hoá và muốn giải quyết vấn để từ quan điểm của

tổn tại, chứ không phải từ quan điểm của phương pháp - Còn

rõ ràng hơn nữa là điều đó được bộc lộ ra trong lời nhận xét

nổi tiếng của Prôxtakôva nhân việc phân chia “ba trăm rúp”

tìm được thành ba phần bằng nhau “Kệ xừ nó, ông bạn quý ạ!

Đã tìm được tiền, đừng chia chác với bất cứ ai sất Lấy tất cho mình đi, Mitrôphan thân mến ạ Đừng học theo cái thứ khoa

học ngu ngốc ấy” Chúng ta sẽ không cười nhạo Prôxtakôva

mà sẽ phân tích lời lẽ của bà Bà có đúng hay không? Chẳng

phải bàn, nếu nhìn vụ việc từ quan điểm của một tư tưởng lành mạnh, chứ không phải của cái ý đồ vận dụng những quy

tắc hình thức của số học (chúng ta không để cập tới bình điện

đạo đức ở phát ngôn của Prơxtakơva: từ quan điểm tốn học,

nghĩa là quan điểm của con người méo mó, quen nhìn không

phải vào “bản chất” của hiện tượng, mà vào tính nguyên tắc

của các thao tác có thể diễn ra, thì câu trả lời “vị tha”: “Cho tất

đi, Mitrôphan thân mến ạ, chớ học theo thứ khoa học ích kỷ

ấy” cũng chẳng kém nhảm nhí hơn) Nhưng Sưphiarơkin dạy cho Mitrơphan hồn tồn không phải chuyện hành động sao

cho tử tế, hữu ích hoặc có lợi, mà chuyện thực hiện làm sao

đây việc chia các chuỗi con số Có thể quan hệ theo cách khác

nhau đối với việc dạy số học hay dạy ngữ pháp, nhưng không

thể bác bổ cái điều là để nắm vững các khoa học này thì cần

phải hình dung chúng - trên một công đoạn xác định - như là

những cấu trúc khép kín, nội tại của tri thức

Không nên từ đó mà cho rằng khi một ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống nội tại, thì tiếp theo ta sẽ không dùng

Trang 29

nó để nhận những thông báo nhất định - giờ đã là những

thông báo có tính nội dung rồi Mối quan tâm của chúng ta

tới bình điện nội dung sẽ là rất lớn, còn việc thành thạo cơ

chế hình thức của ngôn ngữ là hết sức tự động, đến mức mà

chúng ta nói chung sẽ có thể quên nó đi, trong khi nhớ rằng

chúng ta đang dùng một cơ chế xác định chỉ trong sự giao

tiếp với người nước ngoài hay với trẻ con, có nghĩa là khi mà

cái bộ máy này sẽ bị phá huỷ

Vậy là việc tìm hiểu có tính chất nội tại đối với một ngôn

ngữ - đấy là con đường (và là chủ yếu) đến với nội dung của

cái được viết ra qua ngôn ngữ ấy

Nhưng lúc ấy thì lập tức hai bình diện của một vấn để

chung sẽ được nêu ra: văn bản nghệ thuật đã được xây dựng

nên như thế nào trong cơ cấu nội sinh, nội tại (mang tính cú

đoạn) của nó và có ý nghĩa gì, nghĩa là những mối liên hệ ngữ nghĩa của nó với các hiện tượng ngoại định đối với nó là thế nào

Nhưng trước khi nói về điều đó, cần đặt ra vấn đề: cái gì thực có nghĩa là “có ý nghĩa nghệ thuật”? Trả lời câu hỏi đó khó hơn là cái thoạt đầu có thể tỏ ra Điều đó có nghĩa là nói

chung “có cái gọi là có nghĩa?” B A Uxpenxki, tiép theo K Sennon, xác định ý nghĩa “như là cái bất biến trong những

thao tác thuận nghịch của việc dịch”, Định nghĩa này rõ

rằng biểu đạt chính xác nhất khái niệm nghĩa Chúng ta hãy xét một vài khía cạnh đặc trưng của khái niệm nghĩa trong

các hệ thống mơ hình hố thứ cấp

Vấn đề nghĩa - đấy là một trong những vấn để cơ bản

đối với mọi khoa học của chu trình ký hiệu học Trong kết

quả cuối cùng, mục đích của việc nghiên cứu bất kỳ hệ thống

mang tính ký hiệu nào cũng là xác định nội dung của nó Nhà nghiên cứu các hệ thống mô hình hoá thứ cấp đặc biệt

cảm nhận rõ điều đó: việc nghiên cứu văn hoá, nghiên cứu

Trang 30

nghệ thuật, nghiên cứu văn học với tư cách là các hệ thống

ký hiệu trong sự tách rời khỏi vấn để nội dung thì đều đánh mất bất cứ ý nghĩa nào Tuy nhiên không nên không thấy rằng chính nội dung của các hệ thống ký hiệu, nếu chỉ không

được đáp ứng bằng những cách hình dung thuần tuý mang

tính trực giác về nghĩa, thì đối với việc phân tích lại phức tạp

hơn nhiều Trong mối liên hệ này sẽ là hữu ích nói chung việc

chính xác hoá cách hình dung về bản chất của ký hiệu và ý nghĩa của nó

Cho dù là khái niệm tính hệ thống của các ký hiệu nằm

ở chính nền tảng của sự am tường về mặt cấu trúc đối với vấn để đó, thì trên thực tế lối tường giải tầm thường hoá lại được phổ biến rộng rãi hơn một cách đáng kể Thường là phải

va chạm với việc hiểu biết đơn lẻ bản chất của ký hiệu Tính

thống nhất của cái được biểu đạt và cái biểu đạt được nhấn

mạnh thường xuyên hơn rõ ràng so với tính tất yếu của việc

nhập ký hiệu vào trong những hệ thống phức tạp hơn Mà

trong khi đó thì đặc tính đầu tiên ấy chỉ được hình dung như

là sự biểu lộ của đặc tính thứ hai Khi xem xét bình điện này

của ký hiệu, bình điện mà người ta thường gắn với phương

diện biểu hiện, tính hệ thống được nhấn mạnh nhiều hơn

Tinh có thể của việc giải mã một hệ thống âm thanh sang một hệ thống khác (chẳng hạn, hệ thống âm thanh sang hệ thống đồ hoạ) là sự kiện hiển nhiên, cái không cho phép bác

bộ tư tưởng về điều rằng tính vật chất của ký hiệu được hiện

thực hố trước hết thơng qua việc tạo lập nên hệ thống mang

tính liên hệ xác định Từ đó suy ra rằng trên bình điện biểu

hiện sự tôn tại của ký hiệu đơn lẻ, vụn vặt ngoài hệ thống,

đơn giản là điều không thể

Tuy vậy cần phải thừa nhận rằng cả các nội dưng của

các ký hiệu cũng có thể được coi chỉ như những chuỗi cấu

Trang 31

trúc được liên kết bởi những mối quan hệ xác định Bản chất

từng yếu tố trong đãy nội dung không thể nào được phát hiện

ngoài quan hệ với các yếu tố khác Sự kiện, cái không thể

được tương lập cùng với cái khác mà lại không được bao gồm

vào trong một lớp, không thể cấu thành nội dung của ngôn

ngữ Từ điều đã nói đó thì thấy rằng nghĩa xuất hiện trong

các trường hợp khi nào ta có, đù chỉ là hai, chuỗi cấu trúc

khác nhau Bằng các thuật ngữ thông thường có thể xác định

một chuỗi trong chúng với tư cách là bình điện biểu đạt, còn

chuỗi kia, với tư cách là bình điện nội dung Trong khi

chuyển mã giữa các cặp xác định của các yếu tố, khác biệt

nhau về bản chất, những tửơng quan sẽ được xác lập, hơn nữa một yếu tố ở trong hệ thống của mình sẽ được tiếp nhận với tư cách là yếu tố tương đương với yếu tố khác trong hệ thống của nó Sự giao thoa tương tự của hai chuỗi cấu trúc

tại một giao điểm mang tính song trùng nào đó chúng ta sẽ gọi là ký hiệu, hơn nữa chuỗi thứ hai, cái chuỗi mà sự tương ứng sẽ được lập nên cùng với nó, sẽ hoạt tác với tư cách là nội

dung, còn chuỗi đầu tiên thì với tư cách là sự biểu đạt Đương

nhiên, vấn để nội dung bao giờ cũng là vấn để chuyển mã”

Thật ra, chính sự phân chia ra hai bình diện - nội dung và sự

biểu đạt - có tính quy ước rành rành (L Elmxliôv cũng đã nói

một ý tưởng tương tự), một khi mà việc thiết định nên tính tương đương giữa các yếu tố của hai hệ thống khác nhau thì đó là trường hợp thường gặp nhất nhưng không phải là duy

nhất của việc tạo nghĩa Có thể chỉ ra các hệ thống ký hiệu

học nào tham vọng đạt tới tính phổ quát, là cái hệ thống về

nguyên tắc không cho phép hoán trạng nghĩa do cấu trúc của

chuỗi khác Ở đây chúng ta sẽ có việc phải làm với những

nghĩa mang tính liên hệ, xuất hiện ra do kết quả của sự biểu

đạt một yếu tố thông qua những yếu tố khác ở bên trong lòng

Trang 32

của một hệ thống Trường hợp này có thể xác định như là sự

chuyển mã từ bên trong

Nhân thể cần lưu ý rằng một lối tiếp cận tương tự làm

giảm đi tính tuyệt đối của sự đối lập giữa các bình diện nội

dung và sự biểu đạt, về nguyên tắc chấp nhận tính thuận

nghịch của chúng Tất nhiên, những mục đích mang tính

giao tiếp nêu ra đối với mỗi "một trong các bình diện ấy những

yêu cầu đặc thù và trên thực tế làm cho mối quan hệ của

chúng trở nên một chiều Tuy nhiên trong phạm vì lý luận

không tôn tại những hạn chế như vậy Chẳng hạn như, ở

trình độ ngôn ngữ, khi trò chuyện với những học trò không

thành thạo lời nói Nga, thầy giáo trổ vào cái bàn và nói “cái

bàn” Trong trường hợp này các sự vật hoạt tác trong tư cách

là những ký hiệu siêu ngôn ngữ, mà nội dung của chúng sẽ

cấu tạo nên các từ

Các hệ thống mơ hình hố thứ cấp thể hiện ra là những

cấu trúc mà ngôn ngữ tự nhiên nằm ở nền tang cha ching Tuy nhiên tiếp đó hệ thống nhận được cấu trúc bổ trợ, thứ cấp

theo một kiểu mang tính ý thức hệ, đạo đức, nghệ thuật hoặc của kiểu bất kỳ nào đó khác Ý nghĩa của hệ thống thứ cấp

này có thể được thành tạo nên hoặc theo những cách thức đặc trưng cho các ngôn ngữ tự nhiên, hoặc theo những cách thức

của các hệ thống ký hiệu học khác Như vậy, sẽ là thích đáng việc chỉ ra về mặt lý luận một số những cách thức khả di nhằm tạo lập ý nghĩa, rồi sau đó là theo đõi xem những cách

nào trong số đó và bằng cách nào chúng có thể được hiện thực

hoá trong một chất liệu mang tính lịch sử - văn học cụ thể

Những nghĩa được hình thành bằng con đường chuyển

mũ hướng nôi

Trang 33

Những hệ thống ky hiệu học mà trong chúng nghĩa được

hình thành không phải bằng con đường đưa gần lại hai chuỗi

cấu trúc, mà một cách nội tại, tự bên trong một hệ thống, là

có thể có Chúng ta lấy một ví dụ một sự biểu đạt đại số đơn giản: a =b + e Rõ ràng là ký hiệu “a” ở đây có một nội dung

xác định Tuy vậy cái nội dung này lại không xuất phát từ

những mối liên hệ bất kỳ nào đó với các hệ thống có tính

ngoại định đối với phương trình này Chúng ta có thể thêm

thất vào cho nó ý nghĩa bên ngoài, đặt vào “a”, chẳng hạn

một chỉ số xác định, nhưng từ đó hoàn toàn không suy được

rằng sự từ chối những phép thế tương tự những ký hiệu này

sẽ không có ý nghĩa Ý nghĩa của chúng sẽ có bản chất mang

tính liên hệ - nó sẽ điễn đạt mối quan hệ của một số yếu tố

này của hệ thống với những yếu tố khác Nội dung của “a” trong ví dụ của chúng ta là “b +c” Trong ý nghĩa ký hiệu học

đại cương hoàn toàn có thể hình dung những hệ thống với

bản chất đúng như vậy của nội dung các ký hiệu Rõ ràng có

thể mang những sự biểu đạt toán học, và cả thứ âm nhạc

không chương trình hố và khơng bị ràng buộc vào văn bản

gắn vào với nội dung này Dĩ nhiên vấn để về nghĩa của ký

hiệu âm nhạc thì phức tạp, và rõ rằng, luôn luôn gắn những

liên hệ với những dãy mang tính thực tế cận âm nhạc và

mang tính ý tưởng - cảm xúc, nhạc nhẹ, nhưng rành rành là những mối liên hệ này mang một đặc điểm tuỳ ý rõ nét hơn nhiều so với, chẳng hạn, trong ngôn ngữ, và chúng ta có thể hình dung rằng mặc dù ước lệ, ý nghĩa âm nhạc thuần tuý,

được thành tạo nên bởi những mối quan hệ các đãy âm

thanh, nằm ngoài bất cứ các mối liên hệ cận âm nhạc” nào đó Trong trường hợp, khi trước mắt chúng ta, giống như điều

đó có trong âm nhạc, ý nghĩa được tạo lập bởi sự tương xâm

của hàng loạt các yếu tố (hay của các chuỗi yếu tổ) bên trong

cấu trúc, thì có thể nói về sự chuyển mã đa tần hướng nội

Trang 34

Những ý nghĩa được hình thành bằng con đường chuyển

mũ hướng naogi

Đối với chúng ta trường hợp này đường như quen thuộc, bởi nó được tạo lập nên trong các ngôn ngữ tự nhiên Tính tương đương được xác lập giữa hai chuỗi - hai cấu trúc khác

kiểu và giữa các yếu tố đơn lẻ của chúng Các yếu tố tương đương tạo nên các cặp, được hợp nhất và các ký hiệu Cần

nhấn mạnh rằng các cấu trúc khác kiểu lại tỏ ra là tương

đương Mặc dù khó xác lập sự khác biệt mang tính nguyên

tắc giữa các dạng thức như vậy của sự chuyển mã, như việc

dịch hình thức âm thanh sang hình thức đổ hoạ hay từ một

ngôn ngữ sang một ngôn ngữ khác, từ một phía, và sự giải

mã nội dung, từ phía khác, song rõ ràng là cằng để các cấu

trúc được so sánh với nhau trong quá trình chuyển mã cách

nhau cảng xa, bản chất của chúng càng khác nhau hơn, thì

chính hành vi chuyển đổi từ một hệ thống vào một hệ thống

khắc sẽ càng mang tính nội dung hơn

Sự đưa lại gần nhau của hai dãy - đó là các trường hợp

phổ biến nhất của việc hình thành nghĩa trong các ngôn ngữ

tự nhiên Có thể xác định nó như là sư chuyển mã ¬-

ngoại dạng từng cắp ì

Tuy nhiên trong các hệ thống mơ hình hố thứ cấp

chúng ta sẽ bắt gặp cả những sự chuyển mã hướng ngoại đa

tần - đó là sự xích gần lại không phải của hai, mà nhiều cấu

trúc độc lập, hơn nữa ký hiệu sẽ tổ thành không còn là cặp

tương đương, mà là một cụm các yếu tố tương đương qua lại của các hệ thống khác nhau

Œó thể lưu ý rằng các bình điện biểu đạt và nội dung

(nếu không dụng đến vấn để về tính thuận nghịch của

chúng) một cách tự nhiên ít nhiều được chia tách trong các

sự chuyển mã của kiểu thứ ba Những trường hợp còn lại

Trang 35

(những sự chuyển mã hướng nội và hướng ngoại đa tần), theo bản chất của vấn để, không ăn nhập với sự diễn giải như thế

Tất cả các dạng thức đã kể ra ở trên của việc thành tạo nên nghĩa có mặt ở trong các hệ thống mơ hình hố thứ cấp, trong khi bộc lộ ở mức này hay mức khác tính toàn vẹn

Những nghĩa mang tính liên hệ nội tại sẽ đặc biệt được bộc lộ

xa rõ ràng trong các hệ thống ký hiệu học thứ cấp nảo kỳ vọng tới một tính phổ dụng, một sự bao quát độc quyền toàn

bộ thế giới quan, hệ thống hố tồn thể thực tế được đưa lại

cho con người Ví dụ nổi bật của hệ thống với sự chuyển mã

hướng nội chủ đạo trong các hệ thống mơ hình hố thứ cấp

kiểu nghệ thuật là chủ nghĩa lãng mạn của văn học

Nếu chúng ta sử dụng ý nghĩa của khái niệm như thế

trong hệ thống của chủ nghĩa lãng mạn, như “thiên tài”, “đại

hồn” thì đễ dàng có thể nhận biết nội dung của nó, khi xác

định mối quan hệ của khái niệm này với các khái niệm khác

của hệ thống Chúng ta sẽ chỉ ra một số những đối lập,

những cái cho phép phát hiện nội dung của khái niệm

thiên tài - đám đông

Phản để này được đặt trong sự đối lập “điều kỳ vĩ - sự vô

nghĩa lý”, “sự phi phàm, sự độc đáo - sự đê hạ, sự xoàng

xinh”, “tinh tinh than - tính vật chất”, “sự sáng tạo - sự cục

súc”, “sự nổi loạn - sự vâng phục” và tương tự Tất cả các

khái niệm đầu của những sự đối lập có hai thành phần này,

từ một phía, và tất cả các khái niệm sau, từ phía khác, hoạt

tác với tư cách là những biến thể của một sơ nguyên nghĩa

nào đó, cái bằng chính mình đưa lại cho ta với một sự xấp xỉ nhất định nội dung của khái niệm này trong những khuôn khổ của cấu trúc ý thức lãng mạn chủ nghĩa Tuy vậy ta còn có thể chính xác hoá thêm nữa nghĩa của nó, nếu ta nhớ lại

rằng trong hệ thống của tư duy lãng mạn chủ nghĩa “thiên

Trang 36

tài” còn được gắn vào với những phản để khác Chẳng hạn,

sự tương phản của nó với một nhân dân tự do và gia trưởng

tuyệt hảo (ở đây khái niệm sẽ được gắn với sự đối lập: tính vị

kỷ - tính vị tha; sự tuỳ tiện - niềm tin vào truyền thuyết và

những đi huấn của các bậc phụ huynh (tiên liệt; tâm hồn chết (băng giá) - sức mạnh của cảm xúc; chủ nghĩa duy lý -

đời sống côn tim; sự võ tín ngưỡng - tính tôn giáo) hoặc sự đối

lập của nó với hình tượng phụ nữ lý tưởng (những sự đối lập

xuất hiện: sự tả tơi bi đát - sự toàn vẹn hài hoà; tính vô hình

trạng, như là biểu hiện của sự mất hài hoà - về đẹp; bản tính

thuộc về thế giới của cái ác bi kịch - sự lương thiện, v v ) sẽ

là những phản để như vậy Như ta thấy, cổ mẫu" của khái

niệm “thiên tài” trong những trường hợp này là cực kỳ khác

biệt nhau Và tất cả chúng lại cùng nhập vào trong một hệ

thống, và dĩ nhiên, tất cả các cổ mẫu này được tiếp nhận như

là những biến thể của cùng một cổ mẫu dãy thứ hai, giữa

những sự khác biệt đã hình thành nên một mối quan hệ của

tính tương đương Nghĩa đã được hình thành nên như thế

Như vậy là, chúng ta có thể thu nhận được một cách hình

dung đủ rõ ràng về khái niệm “thiên tài”, khi nghiên cứu mối

quan hệ của nó với các khái niệm khác của hệ thống và với

toàn bộ hệ thống nói chung Tuy nhiên vượt ra ngoài những ranh giới của hệ thống này, từ quan điểm của một người lãng

mạn là điểu không cần thiết Vấn để về nghĩa khách quan, về

cái đại loại như những khái niệm này hay khác có bao hầm -

hay không trong ngôn ngữ một tư tưởng nào khác, không

xuất hiện về nguyên tắc trong các giới hạn của ý thức lãng

mạn chủ nghĩa Do đó mà trong hệ thống nghệ thuật hiện

thực chủ nghĩa vấn dé về mối tương quan giữa nghĩa của

khái niệm ở trong cấu trúc (tư tưởng hoặc phong cách) với

nghĩa ngoài hệ thống sẽ lập tức chiếm vị trí hàng đầu Công cụ để hiển thị nghĩa ấy là sự chuyển mã mang tính hướng

Trang 37

ngoại, là sự phát hiện trực quan tính khả năng chuyển đổi từ

một hệ thống này (của tư tưởng hay phong cách) sang một hệ

thống khác Chẳng hạn, Pushkin, người xem xét cấu trúc

lãng mạn chủ nghĩa bằng con mắt của nhà hiện thực chủ

nghĩa, đã cố gắng phát hiện ra nghĩa của hệ thống lãng mạn

chủ nghĩa về phong cách, chuyển mã nó vào một sự trước bạ

phong cách khác:

Anh ta nghĩ: “Mình sẽ là người cứu uớt nàng

Không cam chịu để cho gã dâm đãng

Lượn lờ uà thì thao va tâng bốc Quyến rũ trái tìm ngây thơ

Dé cho loài giun dé dang khinh, hiểm độc

Làm tình làm tội bông huệ

Để bông hoa mới hai buổi súng

Đã héo tàn khi mới chớm nở"

Các bạn ơi, tất cả điều ấy nghĩa là Tôi phải quyết đấu uới ông bạn

Điều đặc biệt là lời lẽ văn hoa lãng mạn của Lenxki hoạt tác như là sự biểu đạt, còn lời tác giả thì lại như là nội dung

khách quan của nó Cấu trúc của sự trần thuật không lãng mạn được tiếp nhận ở đây không như là một trong nhiều

cách thức có thể của sự biểu đạt” mà như là nội dung, như là cấu trúc của chính thực tại

Trường hợp còn phức tạp hơn, ấy là khi tác giả tịnh lập

hai phong cách, ngụ ý rằng một trong chúng là giả, còn phong

cách kia là chân thực, hiện thân của chân lý, cố gắng đi sâu

vào bản chất của thực tại, trong khi hiểu rõ hạn chế của bất

kỳ hệ thống nào trong các hệ thống mã hóa Ở đây ta dung độ

với sự chuyển mã hướng ngoại đa tần Nghĩa xuất hiện từ việc

Trang 38

cào bằng cái khác biệt, từ việc thiết định sự tương đương của một số hệ thống rất không giống nhau về mặt ngữ nghĩa học của hai dãy đầu tiên Tính chat lap đi lặp lại của sự chuyển mã cho phép kiến tạo nên hạt nhân ngữ nghĩa học chung cho

các hệ thống khác nhau, cái hạt nhân được tiếp nhận với tư

cách là nghĩa, vượt ra ngoài giới hạn của các cấu trúc mang

tính ký hiệu để nhập vào thế giới của đổi tượng

6 điểm này cần nhấn mạnh rằng tính da bội của sự

chuyển mã hướng ngoại nhận được nghĩa khác nhau trong

các cấu trúc khác nhau Trong một số cấu trúc tính đa bội

này có thể trở nên mục đích của việc kiến tạo từ hạt nhân của các hệ thống chủ quan cái bất biến khách quan của nó,

tức là thực tại Người anh hùng thời đại chúng ta đã được tạo

nên như thế Tác giả đưa ra một tính đa bội nào đó của các quan điểm chủ quan, những quan điểm trong khi thiết kế lẫn

nhau làm bộc lộ ra nội dung chung của mình - tức thực tại

Nhưng cũng có thể có cả điểu ngược lại, chẳng hạn trong các vở kịch của Tik hay trong một số vở kịch của Pirandello: sự

chuyển mã lặp đi lặp lại khẳng định sự vắng mặt của thực

tại khách quan Tính biện thực, cái bị rã ra trên tập hợp

những sự diễn giải trong hệ thống như vậy, là cái ảo Từ quan điểm của tác giả, thì thực tại chỉ là ký hiệu, mà nội dung của nó là những sự dién giải bất tận? Trong trường hợp

đầu tiên những sự diễn giải là ký hiệu, còn thực tại là nội

dung; còn trong trường hợp thứ hai thì thực tại - đó là ký

hiệu, còn những sự điễn giải là bản chất, nội dung

Đừng quên rằng về lý thuyết những hệ thống khác nhau

của việc tạo lập nền nghĩa trong các hệ thống mơ hình hố

thứ cấp hiện thực thường là đồng tổn tại Chúng ta có thể

phân xuất ở trong một và chính là hệ thống đó, chẳng hạn,

Trang 39

hướng nội và hướng ngoại Chẳng hạn, khi phân tích những

tư tưởng của Rousseau, chúng ta có thể khởi đi theo con

đường làm sáng tỏ nội dung của các khái niệm riêng biệt hay

của toàn hệ thống, trong khi phát hiện ra những mối liên hệ của chúng với những dãy nhất định của thực tại, chẳng hạn

như nghiên cứu ý nghĩa khách quan về mặt kinh tế của các lý tưởng của Rousseau, mối liên hệ giữa các hình dung của

ông với thực tiễn xã hội của các lực lượng xã hội khác trong

thời đại ông Chúng ta có thể khởi đi theo con đường xác định

ý nghĩa của tư tưởng (tôi nhắc rằng chúng ta xác định trong

trường hợp đã cho không phải là nghĩa của các từ, mà là ý

nghĩa của tư tưởng, được biểu đạt bằng các từ) của Rousseau,

đối chiếu chúng với các tư tưởng của các hạt nhân cấu trúc

khác, chẳng hạn, so sánh khái niệm “nhân đân” ở Iiousseau

với các cách hình dung tương ứng cha Voltaire, Mabli,

Radưsép, Hobbes và những người khác Tuy vậy vẫn có thể

khởi đi theo con đường khác, khi cố gắng xác định nghĩa của

yếu tố bằng con đường hiển thị mối quan hệ của nó với

những yếu tố khác trong cùng hệ thống ấy Nghĩa nội tại như

thế chúng ta sẽ nhận thấy nếu nghiên cứu mối quan hệ của

khái niệm “nhân dân” ở Rousseau với các khái niệm “con

người”, “lý trf, “đạo đức”, “chính quyển”, “chủ quyển” và

những khái niệm khác Sự thật, tính nội tại của các nghĩa ở

dây, tất nhiên sẽ không quá đương nhiên, như chẳng hạn,

trong sự biểu đạt toán học, hoặc giả là khi hiển thị nội dung

ngữ nghĩa học có tính liên hệ, chúng ta không thể lãng quên

được cả những ý nghĩa của những khái niệm mà từ thế giới quan của Rousseau là mang tính đa bội và ngoài hệ thống ấy

Tuy vậy những nghĩa ngoài hệ thống, tổn tại một cách không

thể tránh khỏi, trong trường hợp đang bàn lại không cấu

thành cái chủ yếu, mà thẳng hoặc chúng có thể thậm chí trở

nên là nguồn gốc của những sự lầm lẫn"

Trang 40

Toàn bộ những kiến giải này là cực kỳ eơ bản đối với việc

giải quyết vấn đề về bản chất của nội dung các hệ thống mơ hình hố thứ cấp Chúng ta sẽ cố gắng minh hoạ chúng qua

thí dụ phân tích một vài khía cạnh phong cách của

Lermôntov

Thơ trữ tình lãng mạn của Lermôntov cho thấy một cấu

trúc đơn phong cách hết sức triệt để Diéu đó là hệ quả của

tính chất phổ quát của chủ nghĩa chủ quan lãng mạn Thế

giới “cái tôi” của tác giả là mang tính độc nhất Nó chẳng có

tương liên gì với thế giới hiện thực, cũng như với cái thế giới

của một cá thể nào đó khác Vì vậy, từ quan điểm của con người lãng mạn, tính khả đĩ của một sự tương đương giữa thế giới thi ca của anh ta và của một tính thực tại hay một thế giới được quan sát bởi kẻ khác, là điều bị loại trừ Hệ thống

lãng mạn chủ nghĩa với tư cách là một cái toàn vẹn về nguyên tắc (từ quan điểm của chủ nghĩa lãng mạn) là không

thuộc về sự chuyển mã Với tư cách là cái toàn vẹn nó là độc

nhất, thành tạo tự thân như một vũ trụ toàn thể của nhà thơ

đang bàn tới, và đương nhiên, không có nghĩa mang tính ngữ

nghĩa học (sự biểu đạt trong hệ thống khác) Vào buổi bình

mỉnh của chủ nghĩa tiền lãng mạn Nga A M Kutudốy trích

lời của Jakob Biôme một cách đồng cảm “Các thiên thần và quỷ sứ cư ngụ chẳng xa gì nhau; vậy nhưng thiên thần khi có

mặt giữa Địa ngục lại thấy mình ở Thiên đường và không

thấy Địa ngục, mà quỷ sứ thì cũng vậy, có mặt giữa Thiên đường nhưng hiện hữu ở Địa ngục và không thấy Thiên

đường"$

Trong cái hệ thống được dựng lên trên những nguyên

tắc tương tự, các ý nghĩa sẽ xuất hiện không phải nhờ kết

quả của việc thiết định nên sự tương đương giữa các yếu tố

của nó với các yếu tố của hệ thống khác, mà ổ trong mối quan

Ngày đăng: 24/07/2022, 10:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN