1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Văn học trẻ em (in lần thứ 15): Phần 2

81 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 27,52 MB

Nội dung

(BQ) Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình Văn học trẻ em giới thiệu tới người đọc các nội dung: Thơ do trẻ em Việt Nam viết, giới thiệu văn học trẻ em ở nước ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

„ PHAN HAI -

THO DO TRE EM VIET NAM VIET

CHUONG |

KHAI QUAT CHUNG I TREEM VOI THO CA

Trẻ em rất gân gũi với thơ ca Không phải ngẫu nhiên ta gọi trẻ em là “tuổi thơ”, "tuổi nụ”, “tuổi hoa”, bởi bản thân sự trong trẻo, tỉnh nguyên đây chất thơ của các em đã là những bài thơ Có thể nói, tính chất trẻ thơ là bắt đầu của tính thơ, nó dé nhập làm một với tính thơ Ngay trong những lời lẽ thường ngày của các em đã mang nhiều tính chất thơ Điều đó giải thích tại sao có nhiều em bé chưa biết chữ đã biết làm thơ, ví dụ: Hồng Dạ Thi, Ngơ Thị Bích Hiền, Đây là những bài thơ Ngô Thị Bích Hiền làm khi 5 tuổi, khi em còn chưa biết đọc, chưa biết viết:

CẦU THÊ HÚC

Câu Thê Húc đỏ, đỏ, đỏ, đỏ,

Cây bên câu xanh, xanh, xanh, xanh,

Nước dưới câu trắng, trắng, trắng, trắng,

Nhìn xuống dưới sợ, sợ, sợ, sợ,

Đi trên câu thích, thích, thích, thích!

MƯA

Mua mua mua

Trang 2

Trên cành cây Lay lay lay Cạnh cửa sổ Sạch đường phố Mat doi chan Trời tạnh dân Yêu mưa lắm!

Các em sáng tác không theo một đề tài ấn định trước (như người lớn) mà thường viết theo ngẫu hứng, theo những cái mà các em nhìn thấy, nghe thấy và thích thú Các em có những cảm nhận, suy nghĩ theo lối riêng của mình, ngoài tính

chất trẻ thơ, thơ ngây, ở từng mặt, từng khía cạnh cụ thể, nhiều khi cũng rất sâu

sắc và đầy chất trí tuệ, ví dụ câu thơ sau đây của Nguyễn Hồng Kiên:

Thương ông cháu viếng mộ bà Bà đi để lại tuổi già riêng ông

'Với nhu cầu tự thể hiện, tự bộc lộ, thơ của trẻ em trước hết là nói về bản thân và cuộc sống của chính các em Thế giới trẻ thơ vô cùng phong phú và nó cũng đi

vào thơ của các em một cách hết sức tự nhiên Qua cái nhìn hồn nhiên, trong sáng

của trẻ em, cuộc sống xung quanh luôn luôn hấp dẫn, đẹp đẽ và tươi mới, dường như tất cả đều được “cải lão hoàn đồng”, sinh động và đây sức sống Các em cảm

nhận thiên nhiên, cuộc sống bằng những sắc màu tươi sáng, vừa ngây thơ nhưng

cũng thật đặc sắc, táo bạo:

Câu vồng bảy sắc long lanh

Bắc qua trời rộng núi xanh điệp trùng Tựa như chiếc đòn gánh cong

Trang 3

Gọi mọi người Làm việc Mat trang tod ánh sáng Gọi chúng em Ra chơi Mặt trăng và mặt trời Thay nhau Làm việc

(Mat trang và mặt trời — Nguyễn Thị Thanh Tâm)

Những năm gân đây, Hội Nhà văn Việt Nam thường phối hợp với các địa phương, các báo, tạp chí và các cơ quan chức năng để tổ chức các cuộc thi sáng tác

trong lứa tuổi thiếu nhỉ nhằm động viên, khuyến khích phong trào sáng tác của các

em Các em làm thơ nhiều hơn viết văn xuôi Những tác phẩm của các em đã được

đăng tải trên các báo từ Trung ương đến địa phương, đôi khi có những tập mỏng Tuy vay, không có những hiện tượng thơ độc đáo như thời kì chống Mĩ Mặt khác, sáng tác của các em giai đoạn sau hiện nay vẫn chưa được sưu tầm, tập hợp một cách công phu, đây đủ Điều này sẽ rất khó khăn đối với người học, vì thế, sau đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu mảng thơ của các em sáng tác trong thời kì chống Mĩ

I THO CUA TRE EM NHUNG NAM CHONG Mi

1 Sự tự nhận thức cuộc sống của tuổi thơ

Đó là những năm 60 của thế kỉ XX, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam xuất hiện hàng loạt các em bé làm thơ và lập tức được công nhận là có thơ hay Mở đâu là “thân đồng” Trân Đăng Khoa, tiếp theo là hàng loạt những tên tuổi khác như Hoàng Hiếu Nhân, Nguyễn Hồng Kiên, Cẩm Thơ, Chu Hồng Quý, Trân Thị Thuý Giang, sau này có thêm Ngô Thị Bích Hiền, Khánh Chi, Tuy các em không được trực tiếp cảm súng ra chiến trường, nhưng không khí chung của thời đại đã ít nhiều ảnh hưởng tới những suy nghĩ và nhận thức của các em, bởi hằng ngày các em được chứng kiến những cảnh ném bom tàn sát của đế quốc Mĩ, những trận địa phòng không của các chú dân quân và những đồn qn nối đi nhau ngày đêm ra tiền tuyến Vô tình trở thành những nhân chứng của lịch

sử, các em đã ghi lại bằng thơ ch thật vô tư những gì mà các em quan sát

được, đó là sự bạo tàn của quân cướp nước Trần Đăng Khoa đã kể cho bạn bè

thiếu nhỉ trên khắp thế giới cùng biết:

Trang 4

Thằng Mĩ nó đến nước tôi Búp bê nó giết, bao người nó tra Nó bắn cả cụ mù loà Nó thiêu cả bé chưa và được cơm (Gửi bạn Chỉ Lê)

Tội ác của kẻ thù hằng ngày được phơi bày trước mắt các em, chà đạp lên

những tâm hồn trong trắng, thơ ngây của các em Tran Dang Khoa cé bai thơ khóc

con chó Vàng rất xúc động:

Nghe bom thằng Mĩ nổ Mày bỏ chạy đi đâu?

Tao chờ mày đã lâu

Cơm phần mày để cửa

Sao không về hả chó? Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là Vàng ơi!

(Sao không về Vàng ơil)

Bài thơ toát lên nỗi đau của một cậu bé bị mất con chó Vàng, nỗi đau ấy thấm vào mỗi người lớn chúng ta bởi con chó ấy đã bị kẻ thù cướp đi Tiếng khóc như một lời tố cáo, một tiếng chuông cảnh tỉnh nhân loại hãy cảnh giác cao độ với

quân xâm lược, bảo vệ sự sống và sự bình yên trên trái đất

Bọn cướp nước hung hăng và ngạo ngược như thế nhưng chúng cũng thật hèn nhát Cẩm Thơ đã hình dung ra sự thất trận thảm hại của chúng ở miễn Nam qua

lời kể của chú giải phóng quân và em đã không giấu nổi sự khinh bỉ: Mi thua cũng khóc như nhiễu trẻ em

Trang 5

Răng cửa rụng hết

Cái ngực nắt bét

(A! Em biét thằng Mĩ rồi!)

C6 lẽ trong nhận thức ngây thơ của các em không thể hình dung ra được lại có

một loại người đã man như đế quốc Mĩ, cho nên khi được tận mắt chứng kiến

thằng giặc lái Mĩ chết rơi trên cánh đồng làng, Trần Đăng Khoa đã vô cùng

ngạc nhiên:

Ô, nó cũng giống người

Mà sao ở trên trời Nó ác thế!

(AI Em biết thằng Mĩ rồi!)

Cuộc kháng chiến chống Mĩ kéo dài suốt hai mươi năm, không chỉ là kéo dài sự đau thương mất mát, mà còn kéo dài cái nghèo, cái khổ Cùng với người lớn, các em cũng phải gánh chịu một phần gian nan vất vả, nhưng cũng chính từ đó,

cuộc sống đã chấp cánh cho những suy nghĩ của các em, tạo cho các em một sự

già dặn trước tuổi Các em hiểu trách nhiệm của mình, biết rằng mình phải làm gì để góp sức vào sự nghiệp chống Mĩ cứu nước Trần Dang Khoa khi 9 tuổi đã biết

Dặn em ở nhà:

- đừng có chơi xa

Máy bay Mĩ bắn không ra kịp hẳm

Nguyễn Bá Trợ, 14 tuổi, gặp chú lái xe trên đường ra hoả tuyến đã lo lắng vì lá nguy trang khô héo nên em đã giúp chú để đưa hàng tới tiền tuyến an toàn Đây là những việc làm tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa rất lớn:

Đôi bàn tay nho nhỏ

Chặt cành lá nguy trang

Cháu che cho xe hàng An toàn ra tiên tuyến

(Gặp chú hơm nay)

Hay Hồng Hiếu Nhân mới 8 tuổi đã biết viết thư cho bố ở chiến trường và -hứa hẹn:

Cha ơi! Cha cứ yên tâm

Con cũng biết thế nào là đánh Mĩ

Trang 6

Quả là những suy nghĩ ấy, những câu thơ ấy với lứa tuổi các em là quá già dạn, quá khôn, nhưng đó là hiện thực Cuộc sống, hoàn cảnh và điều kiện đã tạo ra và đòi hỏi các em sự già dặn ấy Chính các em cũng biết:

Anh chớ bảo em là khôn trước tuổi

Cái gì cân thì nhớ trước

Cái gì cũng cân nhưng tạm nhớ sau

(Bọn trẻ xóm em — Hoàng Hiếu Nhân)

Có thể nói đó là sự tự nhận thức của tuổi thơ trước hiện thực cuộc sống Thời

đại đã để lại dấu ấn đậm nét trong mỗi suy nghĩ của trẻ em giúp các em nhìn rõ sự dã man của kẻ thù và tư thế bình tĩnh, ty tin, trong sáng của con người Việt Nam,

đất nước Việt Nam Hoàng Hiếu Nhân đã nói lên niềm tự hào của thế hệ trẻ thơ

đất Việt:

Ở đâu bằng đất nước em

Đã giàn đẹp lại vang tên anh hùng

(Quả địa cầu)

2 Những tình cảm trong sáng được thể hiện trong thơ của trẻ em

Thơ của trẻ em bao giờ cũng là sự thể hiện của những cảm xúc chân thành, hồn nhiên, trong trẻo, bởi sự yêu ghét trong các em rất rõ ràng và thẳng thắn Các em thường bộc lộ tình cảm yêu thương với vạn vật, với những con người mà các em yêu quý Ví dụ: ông bà, bố mẹ, thầy cô, bè bạn, Riêng trong thơ thời kì

chống Mĩ, các em đã thể hiện tình cảm hết sức sâu nặng với Bác Hồ kính yêu và

anh bộ đội

2.1 Tình cảm với Bác Hồ kính yêu

Trong thơ của trẻ em thời kì chống Mĩ, những bài thơ viết về Bác Hồ chiếm tỉ lệ khá cao Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ sinh thời cũng như lúc ra đi, Bác đã để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu, như chính Bác đã từng nói:

Ai yêu các nhỉ đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh

Các em hầu hết đều chưa được gặp Bác, nhưng lại có một khái niệm vẻ Bác rất

rõ ràng Bác như một người ông, người cha giản dị, nhân hậu và vô cùng gân gũi

Trang 7

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày Bác mũm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi Eìm nghe như Bác đặn lời:

“Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa Trồng rau, quét bếp, đuổi gà

Thấy tàu bay Mĩ nhớ ra hâm ngồi ” Bác lo bao việc trrên đời

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em

(Ảnh Bác — Trần Đăng Khoa)

Với niềm yêu kính Bác, Trần Đăng Khoa lúc nào cũng hướng về Hà Nội, thủ đô của đất nước, nơi có Bác Hồ kính yêu đang ở Chính vì thế, khi nghe tin giặc Mĩ ném bom Hà Nội, Khoa cảm thấy có mối nguy cơ đang đe doạ Bác Hồ và từ

trong trái tỉm non nớt thơ ngây, Khoa đã bật lên tiếng kêu thảng thốt: ~ Các chí bộ đội ơi! ~ Các chú bộ đội ơi! Thằng giặc Mĩ ném bom Hà Nội rồi Hà Nội có Bác Hồ dang ở (Hà Nội có Bác Hồ)

Nam 1969, Trân Đăng Khoa được lên Hà Nội Khi qua quảng trường Ba Đình lịch sử, vô cùng xúc động, Khoa đã bồi hồi tự hỏi:

Sáng năm Bác tám mươi rồi

Bác ơi! Bác thấy trong người khoẻ không?

(Đất trời sáng lắm hôm nay)

Và cũng chính ở nơi lịch sử trang nghiêm này, Trần Đăng Khoa đã hiểu ra

một điều thật sâu sắc:

Trang 8

Bác lo nghĩ suốt một đời

Để cho chúng cháu vui chơi từng ngày

(Đất trời sáng lắm hôm nay)

Trong số các em, Cẩm Thơ là người may mắn hơn cả vì em đã được gặp Bác trong một lần theo má đi dự hội nghị Niềm sung sướng bất ngờ khiến em:

Nhảy cả trong hội nghị

Quên hết chú công an Em muốn hát

Em muốn reo

(Em gặp Bác Hồ),

Cẩm Thơ ngây thơ không kìm nén nổi những tình cảm bột phát trong lòng, em “quên” cả nguyên tắc trong hội nghị và cũng chính vì vui sướng, vì yêu Bác quá nên Cẩm Thơ đã phát hiện ra một điều thật thé vi:

Bác đứng trên cao mà em thấy rất gân

Vì em ở trong con người của Bác

(Em gặp Bác Hồ)

Khác với Cẩm Thơ, Nguyễn Hồng Kiên không được gặp Bác trực tiếp, Kiên chỉ được về thăm nơi Bác ở khi Bác đã qua đời Cảm xúc trong bài thơ Cháu về

thấm Bác của em không ồn ào như khi Cẩm Thơ gap Bác mà nó đi vào sự trầm

lắng của suy tư, ngẫm nghĩ:

Đây lối sỏi êm Đây cây vú sữa Đây mặt hồ trong Đây phòng Bác nghỉ Ôi giá Bác còn Chắc là Bác bế Chắc là Bác hôn

Khi Bác qua đời, cả dân tộc đau thương nhớ Bác Riêng đối với trẻ em, nỗi đau

càng đày, càng nặng Đó là tình cảm của “búp trên cành” đối với gốc, với cội Các

em đã thể hiện những tình cảm đó trong những lời thơ nghẹn nước mắt

Trang 9

Mặc dù đang điều trị mắt ở Bệnh viện Mất Trung ương, ngay sau khi dự lễ truy điệu Bác tại bệnh viện, Trần Đăng Khoa đã nằm mơ được gặp Bác:

Bác cười rung rung chòm râu Mắt Bác sao mà thương thế

Tóc Bác thơm lừng gió bể Thơm nắng đường xa

Bác cho em nhiều quà

Và khen em dạo này béo khoẻ

(Em gặp Bác Hồ)

Khoa đã tạo cho mình được một lần gặp Bác thật hợp lí Tấm lòng của Khoa đối với Bác đã kết hợp được với trí tưởng tượng ngây thơ tuyệt vời thông minh Bài thơ có cái thực, có cái ảo, tạo nên một không khí huyền thoại như cổ tích Bác hiện lên trong giấc ngủ của em hiển lành, nhân hậu như một ông tiên Bác âu yếm,

cham sóc em, cẩn thận cài từng khuy áo, gần gũi như một người ông , nhưng khi

Khoa tinh day, phải đối mặt với sự thật, em càng thấy lòng quặn đau:

Bác di!

Bác di rồi!

Em bơng ồ lên khóc

Tỉnh dậy thấy ướt đâm mái tóc Nhìn xem Bác có đâu đây Chỉ thấy đây í Người người lang im di vi đền sáng, mưa bay ing Bac (Em gặp Bác Hồ),

Tình cảm của các em đối với Bác thực sự thiêng liêng và có chiều sâu riêng

của nó Cẩm Thơ sẩn sàng đổi tất cả mọi nhu cầu, mọi sở thích để Bác Hồ được

sống mãi:

Tất cả chúng em đêu khóc Nước mắt chảy không kịp lau Vừa khóc vừa bảo nhau

Giá chúng mình được ngủ một giấc

Trang 10

Ngủ không cân ăn bánh đi chơi Để Bác Hồ sống mãi đời đời

(Khóc)

Nguyễn Hồng Kiên từ nơi sơ tán, nhớ mẹ, trong đêm trung thu ngắm trang day

trời, em tưởng như Bác vẫn đang còn sống:

Trăng rằm sáng lắm mẹ ơi

Nhìn trăng con tưởng Bác cười nhìn con Con chơi dưới ánh trăng trong

Tưởng như Bác ẫm vào lòng Bác hôn

(Trung thu nhớ Báo)

Nhìn trăng, nhớ Bác, Nguyễn Hồng Kiên bỗng nảy ra một suy nghĩ, một liên

tưởng bất ngờ, táo bạo:

.Mẹ ơi trăng sáng, trăng tròn

Hay là đời Bác treo gương giữa trời

So sánh cuộc đời Bác như vâng trăng treo cao vĩnh viễn giữa trời xanh là một liên tưởng táo bạo, rất đẹp và hợp với cách nghĩ, cách hiểu của các em Tấm gương

trong giữa bầu trời trong sẽ mãi mãi chiếu sáng cho muôn đời, chiếu sáng cho

muôn nhà, và để cho mỗi người dân Việt Nam đều có thể tự ngắm mình trong tấm

gương đó

Trần Đăng Khoa đã thay mặt bạn bè cùng thế hệ hứa với Bác:

Cháu thê phấn đấu suốt đời

Như lời Bác dạy nên người Bác mong

(Cháu thể phấn đấu suốt đời)

Nhìn chung, tình cảm với Bác Hồ là một nội dung đặc biệt góp phần tạo nên nét đặc thù của thơ thiếu nhỉ những năm chống Mĩ Sau này trẻ em cũng có làm

nhiều thơ nhưng đẻ tài về Bác không phải chiếm vị trí quan trọng và những bài thơ

viết về Bác cũng không còn có cảm xúc nóng hổi và cảm động như những trang thơ của các em giai đoạn này

2.2 Tình cảm với anh bộ đội

Có thể nói, một phân yêu thương sâu kín và rộng lớn của các em thiếu nhỉ thời kì chống Mĩ là tình cảm dành cho anh bộ đội Anh bộ đội chính là niềm ngưỡng mộ,

Trang 11

là sự trân trọng, lòng biết ơn và tin yêu của nhân dân cả nước, là thân tượng để các

thế hệ trẻ thơ noi theo và mơ ước Các em đã thể hiện những tình cảm thiêng liêng

này trong những vần thơ giản dị, chân tình

Anh bộ đội trong con mắt của các em trước hết là những người kiên cường,

dũng cảm và luôn luôn chiến thắng kẻ thù Những chiến công lừng lẫy của các anh

đã để lại cho các em sự khâm phục và ngưỡng mộ:

Em được nghe trong chuyện của anh

Chú bị thương tự chặt tay mình

Tay còn lại ôm bom lao vào đôn giặc

Chú tp bụng xuống dây thép gai nhọn hoắt

Cho đồng đội băng qua như một chiếc cầu

(Điều anh quên không kể — Trần Đăng Khoa) Với anh bộ đội, các em có những suy nghĩ rất cu thể: Các anh chính là những người đem lại sự bình yên cho mọi nhà, mọi người:

Chú giết giặc

Để cứu các em bé

Để cứu các bà mẹ

Để cứu các cụ già

(Thù này phải trả đến đời con = Nguyễn Hồng Kiên) Có thể nói, sự dũng cảm chiến đấu và luôn luôn chiến thắng, sự hi sinh quên mình cho Tổ quốc, cho lẽ sống hoà bình của anh bộ đội là bài học sống động nhất, sâu sắc nhất giáo dục các em lòng yêu Tổ quốc và biết ơn những người đã đổ máu

để giữ gìn cuộc sống yên vui cho các em Đây là sự nhận thức của các em qua một

hình ảnh thực tế về lòng dũng cảm, sự hi sinh của anh bộ đội - người thầy giáo thương binh đã được Trần Đăng Khoa ghi lại trong bài thơ Bàn chân thầy giáo:

Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo

Như nhận ra cái chưa hoàn hảo

Các em yêu quý anh bộ đội không chỉ ở sự dũng cảm làm nên những chiến

thang lẫy lừng của anh mà còn bởi các anh là những người hết sức giản dị, khiêm

tốn, tâm hồn trong sáng, đạt dào tình cảm:

Trang 12

Cháu nghe chú đánh những đâu

Những tàu chiến cháy, những tàu bay rơi Đến đây chỉ thấy chú cười

Chí đi gánh nước, chú ngôi dánh bi

(Gửi theo các chú bộ đội — Trần Dang Khoa)

Các anh làm công tác dân vận, giúp dân, yêu trẻ thật tuyệt vời bởi bản chất các

anh là những người hiển lành, chất phác, từ dân mà ra Anh kể chuyện chiến đấu cho các em nghe, chuyện vẻ đồng đội của anh dũng cảm kiên cường, nhưng:

Chỉ có một điều anh quên không kể

Anh vừa được tuyên dương là một anh hùng

(Điều anh quên không kể — Trần Đăng Khoa)

Sự khiêm tốn của các anh là tấm gương đáng để các em học tập

Ngày đêm nơi bom đạn, ngày đêm giáp mặt với cái chết, hơn ai hết, các anh

hiểu giá trị của những giây phút hiếm hoi được gần gũi vui vẻ bên những người thân yêu, được nâng niu những khoảnh khắc quý giá của hoà bình, cho dù chỉ là

hoà bình qua những giây phút im lặng của chiến tranh:

Pháo vươn theo ngọn cờ hông

Trong tay một chú vẫy trong nắng chiêu

Cánh đông vui reo Gió đông rộng rãi

Nòng pháo bỗng nhiên dừng lại Bao nhiêu cái mũ lắng nghe

Xã xa từ một ngọn tre

Tiếng chìm chích choè

đang

hói

(Tiếng chim chích choè — Trần Đăng Khoa)

Với đoạn thơ này, nhà thơ Xuân Diệu viết: “Khoa đã sờ tới được, đụng tới được cái tỉnh vi lớn lao của sự sống!”

“Trong bài thơ Tiếng đàn bầu và đêm trăng, Trân Đăng Khoa kể về các chú văn

công quân giải phóng vẻ nhà em chơi, các chú đã gảy lên khúc đàn bầu thật tuyệt vời để cả xóm làng cùng thưởng thức:

Trang 13

Chúng em lắng nghe, nín thở Lúc ấy rùng rùng bom nổ Bóng cau ngã xuống cây đàn Lung lay Như bàn tay

Xoá đi những âm thanh dơ bẩn

Để tiếng đàn và chỉ có tiếng đàn tuôn trào vô tậm

Mát trong như suối đầu nguồn

Hình ảnh bóng cau ngã xuống cây đàn thật đẹp và đúng lúc Nó vừa có hình

nét lại vừa có tâm hồn, và chính vẻ đẹp tâm hồn này đã xoá đi những âm thanh dơ bẩn mà đế quốc Mĩ cố tình đem đến hòng huỷ diệt cuộc sống của chứng ta

Có thể nói, trong thơ của trẻ em thời kì chống Mĩ, hình ảnh anh bộ đội hiện lên thật trọn vẹn Các anh là hiện thân cho cái đẹp hoàn hảo của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Trần Đăng Khoa đã nói lên sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn sâu sắc của trẻ thơ Việt Nam đối với các anh:

Chú thành thây giáo cháu rồi

Dạy cho cháu học thành người Việt Nam

{Giữ cho chúng cháu khoảng trời bình yên)

'Và Cẩm Thơ cũng nói lên ước mơ của cả thế hệ mình: Muốn xin chiếc mũ tai bèo

Làm cô giải phóng vượt đèo Trường Sơn

(Chú giải phóng quân)

II GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA TRẺ EM

(Sinh viên tự luyện tập phân tích tác phẩm văn học)

EM GAP BAC HO

Có ai se sẽ ngồi xuống đâu giường

Đưa bàn tay mát như kem sữa

Xoa lên trán em dang dịu lửa Vuốt lên mắt em đang bớt mờ A! Bác Hồ!

Trang 14

Bác Hồ ta đó! Bác mặc tấm áo kaki Bàng bạc sương rừng Pác Bó Trán Bác có ngôi sao Thảo nào Bác đi đêm không lạc ~— Bác ơi! Bác! Bác cười rung rung chòm râu Mắt Bác sao mà thương thế! Tóc Bác thơm lừng gió bể Thơm nắng dường xa

Bác cho em nhiều quà

Và khen dạo này em béo khoẻ

Hơn ngày xưa nhiều Cúc áo em bị đứt từ chiêu Đêm phanh ra hở ngực Bác đắp vào cho em Rồi Bác ra rất êm Bác đi! Bác đi rồi! Em bỗng oà lên khóc

Tỉnh dậy thấy ướt đâm mái tóc Nhìn xem Bác có đâu đây

Chỉ thấy ngoài trời đèn sáng mưa bay

Người người lặng im đi viếng Bac

Bóng đèn rưng rưng nước mắt

Đứng rồi!

Bệnh viện em vừa truy điệu Bác chiêu nay

Nhưng Bác yên nghỉ ban ngày

Trang 15

134 Chứứ ban đêm là Bác rời linh citu Bác chào chú đứng gác Rồi đi vòng quanh khắp trên thế giới Để chăm sóc trẻ con Nhất là bạn nào phải nằm trong bệnh viện (Trần Đăng Khoa, 9/1969) NHỚ BÁC

Mới sớm dậy đài báo tin Bác mất

Em ngẩn người rơi chiếc cốc đánh răng

Nước mắt rưng rung

Nhưng em không dám khóc

Lũ trẻ nhà tập thể xôn xao

Cùng chạy vào gọi mẹ

Me cdi lén áo em mảnh khăn tang bé

Rồi dắt em ra đường Hàng phố kín cờ tang Trời đổ mưa như khóc

Những hàng bánh, hàng quà không có người ăn

Đài vẫn âm vang

Em về nhà ôm chặt bé Loan Bé Loan bập bẹ:

“Thương Bác Hồ thế

Bác Hồ mất rồi”

Nước mắt rơi rơi

Nhưng đang buồn em bông nghĩ ra Em là cháu ngoan của Bác

Bác ơi, Bác có đi xa

Chắc Bác vẫn nhớ thương các cháu

Trang 16

TRUNG THU NHỚ BÁC

Trời thu trong suối như gương

Vườn nhà na, bưởi chín thơm ngọt ngào

Con vừa hái trái bưởi đào

Thì ông trăng cũng đi vào trong sân

Thấy trăng, con những tân ngân

Mẹ ơi thơ Bác từng vẫn còn đây

Ông sai hái trái bưởi m

Thắp hương rồi

Trăng rằm sáng lắm mẹ ơi mới được bày cỗ vui

Nhìn trăng con tưởng Bác cười nhìn con

Con chơi dưới ánh trăng trong

Tưởng như Bác Äm vào lòng Bác hôn

Mẹ ơi trăng sáng trăng tròn

Hay là đời Bác treo gương giữa trời?

Bao giờ hết giặc mẹ ơi

Để con về đọc thơ Người mẹ nghe! (Nguyễn Hồng Kiên) CHÚ GIẢI PHÓNG QUÂN Chú là chú em Chú đi tiên tuyến nửa đêm chú về Ba lô con cóc to bè Mũ tai bèo bẻ vành xoè trên vai Cả nhà mừng quá chú ơi

Y như em đã mơ rồi đêm nao Chú về kể chuyện vui sao

Mĩ thua cũng khóc như nhiễu trẻ em

Trang 17

YPPr

136

Chấp tay lạy má xin cơm

Em mà có đói chả thèm thế đâu Muốn xin chiếc mũ tai bèo

Làm cô giải phóng vượt đèo Trường Sơn

(Cẩm Thơ)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Ngọc Bình Đói điều tâm đắc, Nxb Kim Đồng, H., 1983 Văn Hồng Hoa trái mùa đâu Nxb Kim Đồng, H., 1986

Văn Hồng Về một chặng đường phát triển của Văn học thiếu nhỉ Báo 'Văn nghệ số 38, ngày 20/9/1990

Thiếu Mai Đọc sách “Người em yêu thương là chú bộ đội” Báo Văn nghệ số 446, 1972,

Vân Thanh Văn học thiếu nhỉ như tôi được biết Nxb Kim Đông, H., 2000 Nhiều tác giả Em kể chuyện này Nxb Kim Đồng, H., 1971

KIẾN THỨC CƠ BẢN CẨN LƯU Ý

Trẻ em và thơ ca có nhiều điểm gân gũi với nhau: đó là sự hồn nhiên trong trẻo Trẻ em rất thích thơ và cũng rất thích làm thơ Trẻ em viết thơ nhiều hơn

sáng tác văn xuôi Thơ của các em thể hiện những cảm xúc chân thành, tình

yêu thương với vạn vật và những con người mà các em yêu quý Hiện nay,

phong trào sáng tác của các em rất được chú ý Nhà trường cũng như các cơ

quan chức năng đặc biệt chú ý động viên khuyến khích kịp thời những mầm non văn học

Những năm chống Mĩ, thơ của các em đặc biệt phát triển với nhiều tên tuổi

nổi bật như: Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hồng Kiên, Hoàng Hiếu Nhân, Cẩm Tho, Chu Hồng Quý, Trong đó, Trân Đăng Khoa được xem như một “thần

đồng” thơ Các em đã có sự tự nhận thức sâu sắc trước cuộc sống, trước thời

Trang 18

ae

“Thơ của trẻ em những năm chống Mĩ đã thể hiện những tình cảm hết sức chân

thành, cảm động với Bác Hồ kính yêu và anh bộ đội Cụ Hồ Bác Hồ trong con

mắt của các em thật hiển từ giản dị, gần gũi và thân thương như một người

ông, một người cha Nhưng cũng chính vì thế mà Bác thật vĩ đại, bởi Bác là

một lãnh tụ Tình cảm của các em đối với Bác cụ thể là niềm vui khi được gặp

Bác, là nỗi lo khi kẻ thù ném bom vào nơi Bác ở, là sự đau buồn khi Bác qua đời Tình cảm ấy thật khó gặp lại được trong thơ của các em giai đoạn sau

Bên cạnh hình ảnh Bác giản dị mà vĩ đại, hình ảnh anh bộ đội cũng gây xúc

động không kém trong lòng bạn đọc Các anh là niễm tin, là sự ngưỡng mộ, là đích phấn đấu của các em Các anh vừa là những người đũng cảm kiên cường làm nên nhiều kì tích, vừa là những người có tâm hồn lớn, khao khát hoà bình, giàu lòng yêu thương các em nhỏ Các anh chính là những người đã tạo nên

Dáng đứng Việt Nam và để cho dáng đứng ấy được “tạc vào thế kỉ” CAU HOI VA BAI TAP

Sự tự nhận thức cuộc sống được thể hiện như thế nào trong thơ của trẻ em trong thời kì chống Mĩ?

Hình tượng Bác Hồ trong thơ của trẻ em những năm chống Mĩ

Hình tượng anh bộ đội trong thơ của trẻ em những năm chống Mĩ

Tại sao trong thời kì chống Mĩ lại nở rộ phong trào trẻ em làm thơ?

Hãy so sánh nội dung cơ bản được thể hiện trong thơ của thiếu nhỉ thời kì kháng chiến chống Mĩ và thơ của các em ngày nay

Trang 19

CHƯƠNG II

THO TRAN DANG KHOA

I GIGI THIEU TAC GIA

Trin Dang Khoa sinh ngày 26 tháng 4 nam 1958 tại thôn Điển Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nông dân Bố

mẹ Trần Đăng Khoa thuộc rất nhiều truyện và thơ ca cổ Anh trai — Tran Nhuận Minh

và em gái — Trần Thị Thuý Giang — đều là những người say mê văn học, yêu thơ và thích làm thơ Riêng Trân Đăng Khoa, sáu, bảy tuổi đã thuộc rất nhiều ca dao và thơ cổ, học hết vỡ lòng (lớp một bây giờ) đã ham đọc sách Khoa thích nghe truyện cổ tích, thích nghe anh Minh đọc thơ và thích bắt chước anh làm thơ Trong gia đình luôn luôn có một bâu không khí thơ ca, và đó cũng chính là cái nôi văn hoá đầu tiên của một tâm hồn thơ trẻ

Trần Đăng Khoa có thơ đăng báo từ năm 8 tuổi Nhà thơ Xuân Diệu đã viết bài giới thiệu thơ anh trên báo Nhiều người hâm mộ “thân đồng” đã lặn lội về tận thôn Điền Trì để tận mắt “xem” anh làm thơ Thơ anh được dịch in ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Đức, Bungari, Hunggari, Na Uy, Bồ Đào Nha, Canada, Tiệp Khắc, Thuy Điển, Mĩ, Liên Xô (cũ) Trong công việc làm thơ, anh có may

mắn là được gặp gỡ với nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Xuân Diệu,

Tố Hữu, Huy Cận, Tô Hoài, Chế Lan Viên Những nhà thơ, nhà văn này đã tận tình đìu đất để anh sớm vượt qua sự ấu tĩ, phát triển tư duy nghệ thuật và nhanh chóng

trưởng thành trong công việc làm thơ Ví dụ: Bài thơ Ảnh Bác, lúc đâu Khoa viết:

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là chiếc bàn thờ đỏ tươi

Đơn giản là vì ở nhà anh, cũng như mọi gia đình khác ở miền Bắc lúc bấy giờ,

đều có một tấm ảnh Bác treo trịnh trọng giữa nơi đặt bàn thờ Anh thấy sao thì viết

như thế, Câu thơ sau được người biên tập sửa thành: “Bên trên là một lá cờ đỏ

tuoi”, Khoa thấy ý nghĩa quá, bởi hình ảnh Bác luôn gắn với lá cờ Tổ quốc, và đó cũng chính là biểu tượng thiêng liêng của đất nước Lúc đó anh càng thấm thía

rằng thơ không phải là sự sao chép thô thiển mà phải được sáng tạo một cách công,

phu Anh hay trao đổi thơ với Xuân Diệu Hầu như các bài viết của anh đều được Xuân Diệu đọc trước và góp ý kiến Anh chịu ảnh hưởng sâu sắc của người thầy nghiêm khắc này, nhưng cũng vì thế mà anh đã trưởng thành vững vàng hơn

Trang 20

Anh đã lao động thực sự như một nhà thơ, một nghệ sĩ Thơ Khoa đã vượt qua sự

ngây thơ, hồn nhiên của một em bé làm thơ Mỗi bài thơ, mỗi câu thơ, thậm chí

một từ cũng đều thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở của anh Và cũng chính từ những bài

thơ ấy, anh đã khéo léo "tạo nên sự khao khát” ở người đọc, bát họ *phải nhớ, cảm xúc và suy nghĩ” Chính vì thế, thơ tuổi thơ của anh đã đạt được một thông báo “phi thời gian, phi không gian” (Những chữ dùng của Phan Ngọc, xem Thơ là gì,

Tạp chí Văn học số 1/1991)

Đánh giá thơ tuổi thơ Trần Đăng Khoa không thể không xét tối yếu fố gi

hương Một vùng nông thôn yên ả, thanh bình, tươi mát và trong trẻo, nhưng có thể nói, chính cái “hồn quê” đó đã tạo nên “hồn thơ” của Trần Đăng Khoa “từ màu sắc đến linh hồn” Anh đã viết rất nhiều và rất hay vẻ vùng nông thôn gần gũi và thân

thương của anh Trong trường ca Khúc hát người anh hùng, anh vì

Mái tranh ơi hỡi mái tranh:

Ngấm bao mua nắng mà thành quê hương

Câu thơ sâu sắc như máu thịt của cả một đời người Anh tâm sự:

“Toi chỉ có thể viết được vẻ cái gì tôi đã thực sự thấy bằng mắt, chỉ rung cảm

về cái gì thực sự tôi đã trải trong tâm trí mình Có thể tìm thấy trong thơ tôi những

sự việc hoàn toàn có thực của bản thân tôi, gia đình tôi, làng quê tôi và những nơi

tôi sống Tôi đã viết về những con người quen thuộc của làng quê tôi, trong nhiều

cảnh đời khác nhau, tình huống vui buồn khác nhau, có người anh hùng cả nước biết đến, nhưng hầu hết đều là những người bình thường, sống và làm việc bình thường ở đồng ruộng Làng quê tôi với sự hỉ sinh không tên tuổi nhưng ngẫm ra thì

vô cùng lớn lao Tôi thực sự biết ơn cái làng quê nhỏ bé của mình đã nuôi dưỡng

tôi như vậy”

(Từ ngọn lúa sinh ra, Báo Tiên Phong số ra ngày 16/4/1974) Chính vì thế, đọc thơ tuổi thơ Trân Đăng Khoa người ta có thể hình dung rất

cụ thể về một vùng nông thôn, một làng quê

Bước qua giai đoạn tuổi thơ, đến thời kì Khoa học cấp HI (1972 — 1975), thơ anh đã bắt đầu lắng vào những ngẫm nghĩ, suy tư Nếu như trước đây, viết vẻ Hạt gạo làng ta, Khoa đã cảm nhận được nỗi vất vả, lam lũ của người nông dân, thì đến bây giờ, khi đã "lắng nghe được âm điệu của lúa”, day dứt với những câu

hỏi “Đất ơi, núm ruột tôi đất giữ ở nơi nào” và nhất là khi trực tiếp “sục bàn chân trần trụi xuống bùn”, anh càng thấy rõ “Có cái gì rất quê hương làm óc tìm tôi run

rẩy” và cảm nhận đến cội nguồn tất cả những gì là máu thịt của nông thôn:

Trang 21

Trong tình yêu, mẹ tôi đã trở thành đất đai

Và tôi mọc lên, như cái cây còn non dại

(Đất ơi)

Anh đã nghe bằng tiếng lúa rì rào, đã thở bàng hương thơm của lúa và đã đọc

bằng những hạt nắng viết trên bông lúa vàng mẩy đẹp Trái tim anh:

cut tu nhiên ca hát

Những lời từ ngọn lúa sinh ra

(Âm điệu của lúa)

Năm 1975, đang học lớp 10 (tương đương lớp 12 bây giờ), trong đợt tổng động

viên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ vào giai đoạn cuối cùng, anh tình nguyện vào

bộ đội Cậu bé làm thơ đã trở thành anh chiến sĩ Anh tâm sự: “Trong thơ tôi, một con đường đã được nối liền từ cái góc sân nhà ngày thơ bé đến những hòn đảo xa xôi nhất của Tổ quốc mà tôi đã có mặt Tôi viết về mọi người lính mà tôi yêu mến,

và hi vọng có thể nói lên được một phần nào tư tưởng, tình cảm của họ một cách

chân thực Nhưng khi họ liên tưởng vẻ quê hương chẳng hạn, thì người lính ấy, dù ở bất cứ nơi nào đều tìm về một nẻo đường quen thuộc và nhỏ bé để trở vẻ cái làng quê của tôi, với ngôi nhà của tôi, bà mẹ của tôi”, và trong mọi hoàn cảnh của cuộc

đời, từ sâu thẩm tâm tư anh vẫn “vang vọng tiếng mưa rơi, tiếng ếch nhái uôm

uôm nơi ao chuôm đồng ruộng quê nhà ” Nơi ấy có căn nhà ấm cúng, có người

mẹ già luôn thương yêu, nhớ mong đứa con trai của mình, cũng như anh lính ở chiến trường lúc nào cũng thương nhớ vẻ mẹ Và họ đã ngi

Ngày mai, ngày mãi nết mình không trở về

Cậu có nhở lối rế vào nhà mình khong cau

Cúc tấn xanh tơ vàng phơi ngang đậu Mẹ mình thường đứng ở đó nhìn ra

(Ngày mai ra trận)

Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, Trần Đăng Khoa về học ở Trường Sĩ quan Lục quân, rồi học tiếp ở Trường viết văn Nguyễn Du khoá II Sau đó, anh được cử đi học tại Học viện Văn học thế giới mang tên Gorki (Cộng hoà Liên bang Nga) Trở về nước, anh làm việc ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau chuyển sang Đài Tiếng nói Việt Nam

Nam 1998, anh cho xuất bản tập Chán dưng và đối thoại (Tập 1): “Với lối viết hóm hỉnh, Trân Đăng Khoa đã cố gắng dựng nên một số chân dung các nhà văn

Trang 22

anh quen biết, hoặc vẫn sống bên anh “Chân dung” đó có thể là cả một bài viết công phu, song không ít "chân dung” chỉ hiển hiện ở vài ba câu đối thoại, một đôi nết chấm phá " (Lời nói đâu tập Chán dưng và đối thoại, Nxb Thanh niên, 1998) Đây là tập sách đã gây nên nhiều tranh cãi trong giới lí luận phê bình và sáng tác văn hoc

Nhìn chung, ở lĩnh vực nào anh cũng có những đóng góp tích cực một cách sắc

sảo, tuy vậy, trong cảm nhận của đông đảo công chúng bạn đọc, Trần Đăng Khoa

trước sau vẫn là nhà thơ của thiếu nhỉ, như anh từng ước nguyện:

Suốt đời em thích thơ hay

Gắng công học tập ngày ngày em chăm Những tác phẩm chính (giai đoạn tuổi thơ):

* Xuất bản ở trong nước: — Từ góc sân nhà em (1968)

~ Thơ Trân Đăng Khoa, tập 1 (tuyển 1966 = 1969) (1970) ~ Góc sân và khoáng trời (1973)

~ Khúc hát người anh hùng (tường ca ~ 1975) — Kể cho bé nghe (1919)

~ Thơ Trân Dang Khoa, tap 2 (tuyển 1969 ~ 1975) (1983) * Xuất bản ở nước ngoài: hát còn tiếp tục (Pháp, 1971) ~ Góc sân và khoảng trời của tôi (Cu-ba, 1973) — Cánh diều no gió (CHDC Đức, 1913) ~ Con bướm vàng (Hunggari, 1973)

Trân Đăng Khoa đã được nhận nhiều giải thưởng về thơ Đặc biệt, anh đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu vài nét về những giá trị của thơ Trân Đăng Khoa

sáng tác trong giai đoạn tuổi thơ

II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THƠ TRẤN DANG KHOA

Thế giới thiên nhiên, loài vật và con người trong thơ Trần Đăng Khoa hiện lên

thật sống động Đến với thơ anh, ta được sống trong một bầu không khí rất riêng —

không khí của làng quê nông thôn Việt Nam Nhà nghiên cứu phê bình văn học

Trang 23

Nguyễn Đăng Mạnh gọi anh là “nhà thơ mục đồng”, là “một cây bút chuyên môn

thực sự” viết về nông thôn, và khi lí giải “cái mầm thơ Khoa đã lớn lên từ miếng

đất nào", Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Làng quê đã tạo nên thơ Khoa từ màu sắc đến linh hồn” Theo ông, khi kể đến những nhà thơ của nông thôn

Việt Nam, ngoài những người dân quê, tác giả của hàng trăm câu ca đao bất hủ,

chỉ có thể nhắc tới Nguyễn Khuyến Một số cây bút viết về nông thôn xuất hiện

trong phong trào Thơ mới như Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, nhưng

thực ra họ chưa thật sự nhập thân với hiện thực đó Sau Cách mạng tháng Tám,

người dân cày được học tập văn hoá tới trình độ cao, các nhà thơ nông thôn mới dân đân có điều kiện xuất hiện Trần Dang Khoa là một trong số đó Đọc thơ Khoa, có thể thấy nông thôn ta thật hào phóng đối với nghệ thuật Chỉ cần chịu khó quan sát bằng tấm lòng tha thiết, chân thành thì tự khắc cảnh vật nào, sự vật nào cũng sẵn lòng đãi lại một vân thơ ít nhiều có ý vị Nông thôn Việt Nam trong

thơ Trân Đăng Khoa được thể hiện ở hai phương diện: thiên nhiên nông thôn và

con người nông thôn trong chiến tranh

1 Thiên nhiên nông thôn

Đây là mảng nội dung nổi bật nhất trong thơ Trần Đăng Khoa Cả tuổi thơ của

anh gắn bó với nông thôn và đồng ruộng Anh đã đưa vào thơ những hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quê Việt Nam, từ cảnh "Ngoài sân lội mấy chú gà liếp

nhiếp / Di tìm mồi cùng mẹ bắt giun sâu” đến *Vườn em có một luống khoai / Có

hàng chuối mật với hai luống cà”; từ một dòng sông “chớp trắng” cánh cò đến một cánh đồng “Mùi bùn đang ngấu / Mùi phân đang hoai / Vôi chưa tan hẳn / Còn hãng rãnh cày” vô cùng quen thuộc nhưng khi vào thơ Khoa vẫn gây nhiều ngạc

nhiên thú vị cho người đọc Trần Đăng Khoa đã nhìn, đã cảm, đã nghĩ về những

cảnh vật ấy không chỉ bằng tâm hồn của một cậu bé đã lớn lên cùng những trò

chan trâu, thả diều, bất cá mà thực sự còn bằng máu thịt của người nông dân

Trước hết, thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa là một thiên nhiên trong trẻo, tỉnh nguyên, kì điệu và đầy chất thơ

“Trong bài Trăng sáng sân nhà em, Khoa viết:

Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rỡ sân nhà em

Ánh trăng vàng vặc chan hoà khắp mọi nơi Trời càng khuya, trăng càng sáng

Cảnh vật như chìm đi cho sự thức dậy của trăng Cả hàng cây, cả con chỉm, con

sâu đều lặng đi trước sự huyền điệu của thiên nhiên:

Trang 24

Hàng cây cau lặng đứng

Hàng cây chuối đứng im

Con chim quên không kêu Con sâu quên không kêu

Chỉ có trăng sắng tỏ Soi rõ sân nhà em

Vang trang của Khoa quả là có sức hút thật mãnh liệt Anh không miêu tả chỉ

tiết nhưng người đọc vẫn như bị thôi miên bởi ánh trăng đang giãi ra mênh mông khắp đất trời Ở những bài thơ khác như Trông trăng, Trăng ơi từ đâu đến, Tiếng

đàn bầu và đêm trăng vằng trăng cũng được Khoa miêu tả với vẻ đẹp hồn nhiên,

trong trẻo, rất đặc trưng của những đêm trang nông thôn, và có lẽ cũng chỉ ở nông

thôn, đặc biệt là nông thôn những năm 60, những đêm trãng mới thực sự có ý nghĩa, thực sự là những đêm hội của trẻ thơ Trong bài Trăng ơi từ đâu đến,

Khoa có những liên tưởng thật kì diệu:

Trăng hông như quả chín Lửng lơ lên trước nhà

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mỉ Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời

Sự vật thì ai cũng có thể nhìn thấy nhưng chỉ tâm hồn thơ mới có sự phát hiện tỉnh tế và đem cảm xúc ấy đến cho người đọc Và cũng chỉ có tâm hồn thơ mới có

sự so sánh độc đáo, thú vị như vậy

Tho Khoa luôn gợi cho bạn đọc cảm nhận về một thiên nhiên nông thôn thuần

nhất, tỉnh nguyên và hết sức thơ mộng Bạn đọc đường như không thể quên được

những mùi vị rất ấn tượng của thơ anh Đó là mùi của cỏ cây hoa lá, mùi của đất

đai ruộng déng Bai tho Huong nhãn được viết với dòng cảm xúc dành cho người anh đang đi công tác xa nhà Đó là năm 1968, chiến tranh vô cùng ác liệt, bom Mĩ

trút trên mái nhà nhưng vẫn không vùi lấp được sự sống, cây nhãn vườn nhà Khoa

“*Văn đậy vàng sắc hoa”:

Trang 25

Em ngôi bên bàn học

Hương nhãn thơm bay đây:

Đến đêm, không khí càng như quánh lại, ngập tràn hương thơm:

Đêm Hương nhãn đặc lại

Thơm ngoài sân trong nhà

Làng quê của anh, mùa nào, hương vị ấy Mùa Hoa bưởi, cả làng tràn trong một mùi thơm quyến rũ của loài hoa trinh trắng:

Đêm qua hoa rụng cánh rồi

Sớm nay cái cuống đã chỗi quả non

Hoa rơi trắng mảnh sân con

Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương

Những chùm hoa thậm chí đã tàn, cuống đã bắt đầu nhú màu xanh non của

quả, những cánh hoa trắng đã rụng xuống sân mà hương vẫn còn thơm ngất Cách miêu tả này không những không làm giảm bớt hương thơm ngào ngạt của hoa, mà

trái lại còn tô đậm thêm mùi hương ấy

Bài thơ Chớm thu la nét đẹp độc đáo của thơ Khoa, đồng thời cũng là nét đẹp

kì diệu của một vùng nông thôn Sau câu đầu thông báo về thời gian đang vào lúc

nửa đêm, tác giả bắt đâu cảm nghe về sự đổi thay của thời tiết:

Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây

Nghe trời trở gió heo may:

Nửa đêm, nằm trong nhà, phải tỉnh lắm mới có thể “nghe” (mà lẽ ra phải nhìn) và hình dung ra trời mưa như thế Ở đây, có cả sự cảm nhận (bằng kinh nghiệm và

sự kết hợp hài hoà, nhạy bén của các giác quan) với kiểu mưa đặc biệt chỉ có ở đồng bằng Bắc Bộ Vài giọt mưa lưa thưa ấy chỉ là điểm xuyết thêm cho cái rét đâu mùa, cái rét heo may Câu cuối cùng:

Sáng ra vại nước rụng đây hoa cau

Không gian như ướp hương thơm Thiên nhiên trong trẻo, nên thơ ùa đến với con người, và con người cũng mở lòng hoà nhập với thiên nhiên Tác giả đã thể hiện rất tài tình cái "hồn qué” trong câu thơ giản dị của mình Câu thơ như một lời kể bình thường mà sâu sắc, thấm đẫm tình người

'Thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa không chỉ là sự yên nh thơ mộng mà còn là một thiên nhiên đây sức sống, luôn luôn vận động và phát triển

Trang 26

Trong bài Ò ó ø và Buổi sáng nhà em, khung cảnh những buổi sáng ở nông

thôn được Khoa miêu tả thật ồn ào, náo nhiệt Đó là những buổi bình minh của nhà nông Cảnh vật muôn thuở mà vẫn thấy mới lạ, hấp dẫn: Tiếng gà Tiếng gà Giục quả na Mở mắt Tron xoe Giục hàng trẻ Đâm măng Nhọn hoắt Giục buông chuối Thơm lừng Trứng cuốc Giục hạt đậu Nảy mâm Giục bông lúa Uốn câu Giục con trâu Ra đồng Giục đàn sao Trên trời Chạy trốn (O60 )

Khắp bốn bề làng xóm đều râm ran tiếng gà Mọi cảnh vật đều bừng tỉnh xốn

xang bắt đầu vào công việc, vào một ngày mới

Một trận mưa rào cũng được anh miêu tả hết sức sinh động Thiên nhiên thì

quay cuồng: “Lá khô / Gió cuốn / Bụi bay / Cuồn cuộn ”; mảnh vườn, góc sân thì

hả hê: “Cây dừa / Sải tay / Bơi / Ngọn mùng tơi / Nhảy múa ” Cơn mưa hiện lên trong thơ anh giống hệt một cuộc ra quân khổng lồ của vũ trụ Điều cơ bản là anh đã miêu tả cơn mưa, miêu tả thiên nhiên với tất cả sự sôi động và sức sống tiềm tàng

ẩn chứa trong nó Qua cái nhìn của anh, thiên nhiên đã được nhân cách hoá như con người Cũng với lối nhìn ấy, anh viết vẻ cây dừa: "Dang tay đón gió, gật đâu gọi

trăng” như một người bạn nhân hậu và thuỷ chung của con ngưỷ

Trang 27

Viết về thiên nhiên, Trần Đăng Khoa thường so sánh cây cỏ với những hình

ảnh hết sức lạ lãm Trong bài Vườn em, anh viết:

Gió lên vườn cải tốt tươi

Lá xanh như mảnh mây trời lao xao

Cách so sánh lá cải giống như “mảnh mây trời lao xao” rất độc đáo Những lá

cải xanh mướt, rung rinh trong gió sớm với nắng vàng được ví như đám mây, nhưng chúng không lặng lẽ trôi mà lại lao xao chuyển động một cách nhẹ nhàng, đây sức sống Đúng là sức sống trong thơ Khoa luôn được thể hiện một cách tỉnh tế, trong mọi tình huống, mọi sự vật Anh đã từng ngạc nhiên trước sức sống kì diệu của một mam Hoa dai:

Thương một quãng đường chói nắng Mâm hoa đạp đất nhô lên

Sắc thắm rất nhiễu về sáng

Hương thơm rất nhiều về đêm Một vàng tươi mát trong lành Cái nắng trưa hè địu lại

Vui vể người qua,

Hoa oi!

Ai bdo em la

Hoa dai

cũng như đã từng ngỡ ngàng trước sự vững chãi của Cầu Cẩm: Câu Câm là thế này

Bây giờ em mới biết

Hàng cây bom chém đở

Lên chôi xanh thiết tha

Trang 28

Viết về thiên nhiên không chỉ là để nói thiên nhiên Dưới cái nhìn của Khoa, hầu như tất cả những hình ảnh của thế giới tự nhiên đều là biểu trưng cho con người lao động và cuộc sống của họ ở nông thon Bai tho O 6 o khong chỉ là hình ảnh đẹp đẽ sống động của thiên nhiên mà còn là âm thanh náo nức, rộn ràng của cuộc sống Thôn xóm vào mùa mang không khí tấp nập, khẩn trương riêng

biệt của ngày mùa ở nông thôn:

Sân kho máy tuốt lúa Mỏ miệng cười âm âm

Thóc mặc áo vàng óng

Thở hí hóp trên sân

Có thể nói cuộc sống nông thôn đã ảnh hưởng vào thơ Khoa rất nhiều giúp anh

nhìn nhận, cảm hiểu những vấn dé thật sâu sắc Đây là cách anh miêu tả cảnh

Đám ma bác giun:

Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau Câm hương kiến đất bạc đầu

Khóc than kiến cánh khoác màu áo tang Kiến lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến kim chống gậy, kiến càng nặng vai

Bài thơ bộc lộ một khả năng quan sát tỉnh tế và óc tưởng tượng phong phú, nhưng ý nghĩa sâu xa của bài thơ không chỉ là sự miêu tả con giun, cái kiến Nếu không có những đám ma thực ở ngoài đời với những cảnh cỗ bàn linh đình, người ngồi ăn, kể chạy xuôi chạy ngược, có lẽ cũng không có cái cảnh xảy ra trong bài

thơ như thế này:

Kiến đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến gió bay ra chia phần

Xã hội loài kiến đã được Khoa miêu tả như xã hội của con người vậy Thông

qua bức tranh sinh động của thiên nhiên, anh đã trình bày được một vấn đẻ bản

chất của cuộc sống nông thôn với những tập tục xưa còn rớt lại

Nói tới sự vất vả lam lũ của người nông dân, Khoa thường dùng hình ảnh ẩn

dụ: con cò Trong ca dao Việt Nam, con cò cũng được nhắc tới rất nhiều Đó là

hình ảnh tượng trưng cho người nông dân cân cù, chịu thương chịu khó, lặn lội

Trang 29

đêm ngày vất vả nhưng trong trắng, thanh cao Người nông dân đã mượn đời sống

con cò để biểu hiện đời sống cùng với những tâm tư và khát vọng của mình Nhưng nếu như con cò trong ca đao là con cò nhỏ bé, đáng thương trước cuộc đời

thì trong thơ Khoa, con cò không còn nhỏ nhoi, côi cút nữa Nó có bầy có bạn,

khoẻ khoắn, mạnh bạo và tự do, đặc biệt, từ hình ảnh con cò, tác giả đã khái quát

nên một phần nào hiện thực của cuộc sống và con người nông thôn Khoa đã đẩy hình ảnh tượng trưng con cò trong ca dao đến một mức độ khái quát sâu sắc, đây ấn tượng Đó là hình ảnh con cò xuất hiện trong nỗi thương cảm xót xa của chị Bưởi khi cái chết đang cận kể:

Me gia ơi,

Đêm ngủ có yên không?

Lặn lội con cò, con vac, con néng

Đến lúc chết, kế chân còn đính đất

(Khúc hát người anh hùng)

Tóm lại, thế giới thiên nhiên nông thôn qua sự cảm nhận của tuổi thơ Trân Đăng Khoa thật phong phú, sinh dong va trong sáng Tác giả đã thể hiện một

nang luc quạn sát hết sức nhạy bén, tỉnh tế, đặc biệt là khả năng cảm nhận thiên

nhiên bằng mọi giác quan, bằng sự mở rộng của tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo Đây là tiền đẻ để anh có thể đi sâu thâm nhập vào bản chất xã hội của hiện thực cuộc sống ở nông thôn

2 Hình ảnh người nông dân

Viết về con người, thơ Trân Đăng Khoa chủ yếu nhắc tới người nông dân ở làng quê Người nông dân ấy trước hết là bố, mẹ của Khoa Anh nhắc tới họ với tất cả lòng biết ơn, kính trọng và sự cảm thông sâu sắc Mới 9 tuổi, khi được mẹ khen, Khoa đã liên tưởng ngay tới nỗi nhọc nhẳn của mẹ:

Áo mẹ mưa bạc màu Đâu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan, chưa ngoan

(Khi mẹ vắng nhà)

Bai Hat gao lang ta như là một bài ca về người nông dân Bài thơ được viết với những cảm xúc mạnh mẽ về sự cảm thông, thương xót và lòng biết ơn người lao động

Trang 30

Hình tượng hạt gạo được xây dựng xuyên suốt bài thơ Hạt gạo là kết tỉnh của những giá trị tỉnh thân và giá trị vật chất trong mấy nghìn năm lịch sử dân tộc

Hạt gạo được kết tỉnh từ nỗi nhọc nhần, vất vả và sự lam lũ của người nông dân trong quá trình vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt va bom dan tàn khốc của kẻ thù: Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngói lên bờ Mẹ em xuống cấy

Khoa không miêu tả nhiều vẻ thiên nhiên, không nói nhiều vẻ cái nắng, cái

nóng, chỉ với hai hình ảnh đối lập “cua ngoi lên bờ” và “mẹ em xuống cấy”, nhưng người đọc thấy thấm thía vô cùng nỗi cơ cực của người nông dân

Tré lai bai Mua Như trên đã nói, sự tài tình trong việc quan sát và tưởng

tượng đã giúp Trần Đăng Khoa thể thiên nhiên trong cơn mưa thật sinh động

và hấp dẫn Nhưng bất ngờ là đoạn kết của bài thơ:

Bố em di cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

Không phải ngẫu nhiên Khoa viết: bố em “đội sấm, đội chớp, đội cả trời

mưa”, là tất cả những gì thuộc vẻ sức mạnh siêu nhiên dữ đội và khủng khiếp Dòng máu của “thân trụ trời” như đã truyền vào cơ thể người nông dân, và tư thế

của họ mới sừng sững và vững vàng làm sao Đến đây, mọi hình ảnh của bài thơ chỉ còn quy tụ lại một điểm đẹp nhất, sáng nhất là bức chân dung người nông dân

đây dũng cảm, tự tin va chién thang

“Tác giả đã cảm hiểu rất sâu sắc niềm vui của người nông dân là niềm vui được

lao động, được cống hiến và được gặt hái những thành quả lao động của mình Khó có thể tìm thấy ở đâu có niềm vui tập thể bình dị, trong trẻo như niềm vui trên

đồng ruộng:

Nơi này mấy bác cày

Đầu nghiêng nghiêng chiếc nón

Tiếng trâu và tiếng người

Trang 31

Vang ruộng dài lõm bom

Noi kia là mấy chị

Thi thom tat gâu giai

Nước reo theo lòng máng

Bọt tung trắng hoa nhài;

Nơi ấy mấy cô cấy

Ngửa tay phía mặt trời Mạ bén hàng đứng thẳng Hồn nhiên trong tiếng cười (Cánh đồng làng Điền Trì) Va niém vui được mùa: Chị chủ nhiệm rũ rơm

Anh dân quân đập lúa Thóc nở bung như sao

Nhuộm vàng cả trời cao (Vào mùa)

Niềm vui của người nông đân cũng giản dị, trong sáng như chính cuộc sống của họ, như thiên nhiên xung quanh họ Sự quấn quýt giữa cảnh quê, người quê được hội tụ khá đây đủ trong bức tranh quê Ki mùa thu sang Khoa viết năm 1973:

Mặt trời lặn xuống bờ ao

Ngọn khói xanh lên, lúng liếng

Vườn sau gió chẳng đuổi nhau

Lá vẫn bay vàng sân giống Xóm ngoài, nhà ai giã cốm

Làn sương lam mỏng, rung rinh

Bạn nhỏ cưỡi trâu về ngõ

Tự mình làm nên bức tranh

Rào thưa, tiếng ai cười gọi

Trông ra nào thấy đâu nào

Trang 32

Những muốn kêu to một tiếng

Thu sang rồi đấo:

Lòng bông nhớ ông Nguyễn Khuyến, Công cháu chạy rông khắp làng

Rõ ràng, anh đẻ cập đến một vấn để không mới mẻ nhưng người đọc thấy toát lên chiều sâu của tâm hồn và ý thức Dường như hương vị đồng quê đã trở thành một phân không nhỏ trong con người anh Chính tự anh cũng cảm thấy:

Đất trời cách một gang máy

Và tôi cùng với luống cày toả hương (Đồng chiều) Giữa đất và người dường như có một sự giao cảm đặc biệt: Di trong ngào ngạt Niém vui gieo trồng Thịt da ta cũng Toả hơi ruộng đồng (Hương đồng)

Chính vì giao cảm với đồng đất quê hương, Trần Đăng Khoa có thể nắm bắt được rất tài tình và nhạy bén cái “hồn”, cái "thần” của nó Anh có thể nghe được “Tiếng cây lách chách đâm chổi”, tiếng “gió trở mình trăn trở” và cái lá đa rụng trong đêm thanh vắng “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”; anh cũng có thể “Nghe trăng thở động tàu dừa / Rào rào nghe đổ cơn mưa giứa trời” và thậm chí còn nghe thấy cả “Một tiếng gì không rõ / Xôn xao cả đất trời” Trân Đăng Khoa đã bộc lộ một tình yêu quê hương sâu sắc, và quý hơn nữa là anh đã truyền cho người đọc tình yêu ấy Cả những bạn đọc nước ngoài, qua thơ anh, họ đã hiểu thêm phần nào về phong vị Việt Nam, vẻ quê hương đất Việt Không phải bỗng dưng mà nhà văn Pháp Gerard Gullume khi đọc thơ Khoa đã cảm động thốt lên: *Việt Nam, hồn tôi!" (Việt Nam, hôn tôi ~ Xuân Diệu dịch, NXB Văn học, 1974)

3 Âm vang của thời đại qua một tam hồn thơ trẻ

Đã nhiều năm trôi qua, một thời đại đã trôi qua nhưng dấu ấn của nó còn nóng

hổi trên mỗi trang thơ của Trần Đăng Khoa Anh không đi vào miêu tả, liệt kê

lịch sử, mà đấu ấn thời đại dội vào thơ anh đã biến thành những hình tượng ~ thành số phận của một lớp người, một thế hệ trong chiến tranh Bài thơ Đánh ízm cúc

Trang 33

là một ví dụ Nếu chỉ có những đoạn kể lể như: “Bố vào lò gạch / Mẹ ra đồng cày /

Anh đi công tác / Chị săn máy bay” thì bài thơ chắc sẽ không còn “sống” đến hôm nay Vấn đề cốt lõi là người đọc thấy ở đó thân phận của một em bé thời chiến

tranh với hình ảnh bé Giang ngồi chơi tam cúc với con mèo khoang, rồi nịnh nó vì

Sợ nó bỏ đi mất:

~ Quân này mày được Quân này tao chui! Mèo ta phổng mũi

“Ngoao! Ngoao!” một hồi

~ Quân này mày chui Quân này tao được!

Mèo bông đỏng tai

Mắt xanh như nước

~À thôi mày được

Bé Giang dỗ dành Mèo thè lưỡi đỏ

Liếnm vào răng nanh

Ẩn sau trò chơi con trẻ, người ta thấy hình ảnh những em bé tội nghiệp tha thẩn chơi một mình vì người lớn bận hết cả, không ai còn thời gian quan tâm tới chúng Nhưng cũng chính vì thế mà các em sớm biết tự lập, cứng cỏi, tự tin trong hoàn cảnh khó khăn:

Chúng tôi đến lớp ngày ngày

Mũ rơm tôi đội, túi đẩy thuốc men

(Gửi bạn Chỉ Lê)

'Và biết lo toan cho nhau:

Mẹ cha bận việc ngày đêm Anh ngồi trong lớp lo em ở nhà

(Dặn em)

Bài thơ Sao không về Vàng ơi là bài thơ khóc con chó Vàng của Khoa Khi

nghe bom Mĩ nổ, con Vàng bỏ chạy đi đâu không biết Niềm vui của Khoa sau

mỗi ngày tan học, được cậu Vàng ra đón bỗng bị đánh cấp:

Trang 34

Hôm nay tao bỗng thấy Cái cổng rộng thế này! Vì không thấy bóng mà: Nằm chờ tao trước của Không nghe tiếng mày sửa Như những buổi trưa nào

Mày không bắt tay tao Tay tao buôn làm sao! Sao không về hả chó

Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là Vàng ơi!

Rõ ràng, trận bom ấy đã gây một vết thương lớn trong tâm hồn Khoa Ở đây

không còn là câu chuyện mất con chó Vàng nữa mà từ cảnh ngộ này, Khoa đã gián tiếp tố cáo tội ác của giặc Mĩ, đây chính là tiếng chuông cảnh tỉnh nhân loại hãy cảnh giác với âm mưu thâm độc và sự tàn sát đã man của kẻ thù

Âm vang của thời đại — thời chiến tranh chống Mĩ - đội vào thơ Khoa còn thể

hiện trong cách anh miêu tả thiên nhiên Điều kì diệu là Khoa nhìn cuộc chiến tranh tàn khốc dữ đội một cách vô cùng bình thản:

Em di hoc vé

Thấy ụ pháo giữa đồng quê Bao nhiêu khẩu pháo đê

Tê rê nòng

Pháo vươn theo ngọn cờ hồng

Trong tay một chú vây trong nắng chiêu

(Tiếng chim chích choè)

Trang 35

Cảm hứng này còn được trở đi trở lại trong nhiều bài thơ khác Trong bài

Tiếng dan bâu và đêm trăng, với hai hình ảnh đối lập: tiếng đàn, đêm trang va bom đạn, Khoa đã chứng minh một điều là sức mạnh vật chất của kẻ thù không thể

nào huỷ điệt được đời sống tỉnh thần của dân tộc Việt Nam:

Lúc ấy rùng rùng bom nổ Bóng cau ngã xuống cây đàn

Lung lay

Như bàn tay

Xoá đi những âm thanh dơ bẩn

Để tiếng đàn và chỉ có tiếng đàn, tuôn trào vô tận Mái trong như suối đầu nguồn

Cũng như vậy, đã nhiều chục năm trôi qua, cánh diều mảnh mai của

‘Tran Dang Khoa van ngạo nghễ vươn lên như một sự thách thức kẻ thù: Tiếng điêu vàng nắng Trời xanh cao hơn Dây điều em cắm Bên bờ hố bom (Thả diều)

Rõ ràng, Trần Đăng Khoa không chỉ viết về cái làng Điền Trì nhỏ bé của mình mà anh còn thể hiện niềm tự hào về đất nước Việt Nam Ngỡ như trên trái đất này không ở đâu đẹp như ở đất nước Việt Nam Trong bài Trăng ơi từ đâu đến,

Trần Đăng Khoa như muốn reo to lên niềm tự hào ấy:

Trăng từ đâu từ đâu

Trăng di khắp mọi miễn

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em!

Trong hoàn cảnh đất nước đang chiến tranh, cũng như các bạn cùng trang lứa,

Trân Đăng Khoa rất ý thức được trách nhiệm của bản thân, của quê hương đối với

Trang 36

Hạt gạo nhỏ bé, khiêm nhường nhưng đã gắn nối những vùng miễn quê với

nhau, tạo nên sức mạnh vô biên để chiến tháng kẻ thù Niềm tự hào về đất nước vừa giàu đẹp, vừa anh hùng là cảm hứng xuyên suốt trong thơ Trân Dang Khoa

“Trong bài Gửi bạn Chỉ Lé, anh đã rất tự hào nói với bạn bè bốn phương:

Chúng tôi chẳng sợ Mĩ dâu

Van vui, vẫn hát những câu rộn ràng

Bao giờ bạn đến Việt Nam

Bạn xem Mĩ chết, bạn thăm Bác Hồ

Đây cũng chính là sự tự nhận thức của cả một thế hệ trẻ thơ đất Việt đã sinh ra và lớn lên trong chiến tranh Các em có sự già đặn, sự lớn khôn và trưởng thành trước tuổi Bản thân Trần Đăng Khoa cũng được đánh giá là nhà thơ ở lứa tuổi thiếu niên, “là một cây bút chuyên môn thực sự” Tuy nhiên, bên cạnh những bài

thơ rất hay viết về quê hương, đất nước — những bài thơ đã làm nên giá trị của thơ

Trần Đang Khoa trong dòng thơ nông thôn của văn học Việt Nam — chúng ta còn

thấy rất rõ tâm hồn, tình cảm và cuộc sống hằng ngày của thế giới tuổi thơ in dấu

đậm nét trong thơ anh

Đây là cuộc sống dân đã nhưng tràn đây niềm vui trong không khí trong lành

tươi mát của các em bé ở nông thôn: Sáng nay bọn em đánh giậm Ở ao ven làng Bên ruộng lúa xanh non Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thâm đứng học Đàn cò áo trắng Khiêng nắng Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh múi

Có về vui tươi

Nhìn chúng em nhăn nhó cười

(Em kể chuyện này)

Trang 37

'Và đây là niềm vui của các em được tham gia lao động cùng người lớn: Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vực mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rắt mặt

Chiêu nào gánh phân

Quang tranh quét dat

(Hạt gạo làng ta)

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, các em phải chịu nhiều thiệt thòi, vất vả, nhưng có lẽ chính vì thế mà các em sớm biết tự lập, cứng

cỏi, tự tin, biết lo toan cho nhau để mẹ cha yên tâm sản xuất và chiến đấu Bài thơ

ĐDặn em được Trần Dang Khoa viết năm 9 tuổi, nhưng ý thơ thật già dặn và tràn day tinh yêu thương:

Mẹ cha bận việc ngày đêm Anh ngôi trong lớp lo em ở nhà Dặn em dừng có chơi xa Máy bay Mĩ bắn không ra kịp hâm Đừng ra ao cá trước sân Đuổi con bươm bướm trượt chân ngã nhào Đừng di bêu nắng nhức đâu

Đừng vây nghịch dất, mắt dau, lấm người

“Trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, mọi điều kiện đều thiếu thốn, nhưng điều kì diệu là Khoa nhìn cuộc chiến tranh tàn khốc, dữ dội một cách vô cùng bình thản:

Chúng tôi đến lớp ngày ngày

Mũ rơm tôi đội túi đẩy thuốc men

Áo trường vẫn nớ hoa sen

Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu

(Gửi bạn Chỉ Lê)

Trang 38

Đó là thái độ coi thường giặc Mĩ, vượt lên gian khổ để sống và chiến thắng, là “mot tiếng hát nhỏ mạnh hơn bom đạn” được cất lên từ tiếng thơ của Trần Dang Khoa

Nó thể hiện tâm hồn, ý chí, cuộc sống và tư thế của tuổi thơ Việt Nam những năm

chống Mĩ

ll DAC SAC VE NGHE THUAT CUA THO TRAN DANG KHOA

1 Tâm hồn trẻ thơ qua cách nhìn, cách tả cảnh vật

Trong cái nhìn của Khoa, tất cả thế giới xung quanh đều như có tâm hồn, đều là bầu bạn Anh thường sử dụng biện pháp nhân cách hoá để miêu tả cảnh vật Và cũng với cái nhìn “vật ngã đồng nhất”, anh có thể kết bạn với một chú chó vàng (Sao không về Vàng ơi?) và chuyện trò thân thiết với người bạn của nhà nông (Con trâu den lông mượt) hoặc với cây trầu (Đánh thức trầu) Bé Giang có thể cùng chơi với con mèo khoang (Đánh tam cúc) Buổi sáng nhà em với ông trời, bà sân, cậu mèo, mụ gà, cái na, cu chuối, chị tre, bác nồi đồng làm nên một thế giới đầy hấp dẫn với sự nhộn nhịp, đông vui đầy sức sống của một buổi sáng, một ngày mới

bắt đầu Trong Em kể chuyện này, "Những chị lúa phất phơ bím tóc”, "Những cậu tre bá vai nhau thì thâm đứng học”, quây quần xung quanh những cậu bé thông,

mình tỉnh nghịch tạo thành một thế giới trẻ tho thật vui tươi, sống động Cũng với lối nhân cách hoá như vậy, Khoa viết về cây dừa, khi thì như người bạn hào phóng: “Dang tay dén gid, gật đâu gọi trăng”, khi thì như một người lính:

Đứng canh trời đất bao la

Ma dita dũng đỉnh như là đứng chơi

(Cây dừa)

'Và miêu tả cảnh Buổi sóng nhà em với những nhân vật thật sống động:

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đâu nghiêng nghiêng Mụ gà cục tác như điên

Làm thằng gà trống huyền thuyên một hồi Cái na đã tỉnh giấc rồi

Đần chuối đứng vÕ tay cười vui sao

Ca ngợi những vẻ đẹp của thiên nhiên, giao cảm với tạo vật trong những sắc thái

rung động, tình vì nhất, Khoa như tìm thấy ở thiên nhiên một sự hoà điệu về tâm

hồn Bài thơ Đánh thức trầu là một ví dụ Lời thơ như tiếng chuyện trò thủ thi:

Trang 39

Đã ngủ rồi hả trâu Tao đã di ngủ dau

Mà trâu mày đã ngủ?

Diu dang nang niu 14 trầu bé bỏng, hái một lá cũng sợ trâu đau, anh phải hát

mãi để đánh thức trâu dậy Đối với anh, cây trâu cũng có cảm giác, cũng “nghe” được những tiếng tâm tình của con người:

Lá nào muốn cho tao

Thì mày chìa ra nhé

Tay tao hái rất nhẹ

Không làm mày dau đâu

Cũng chính vì giao cảm với thiên nhiên, tạo vật nên Khoa có thể nghe được: Chiếc ngõ nhỏ Thở sương đêm Ông trăng lên Cười trong lá (Chiếc ngõ nhỏ)

Chiếc ngõ nhỏ trong con mắt của anh cũng có cuộc sống riêng đây sôi động, có một thế giới tâm hồn phong phú và không kém phần thơ mộng Chiếc ngõ nhỏ

sắn bó với con người và cuộc sống của họ Khi các chú bộ đội hành quân đi qua,

đi xa, “chiếc ngõ nhỏ, ở lại nhà”, nó cũng xao xuyến và nhớ mong

2 Trí tưởng tượng phong phú bay bổng và sự liên tưởng, so sánh kì diệu

Không bao giờ Khoa nhìn sự vật trong sự đơn nhất, trần trụi mà luôn luôn phát hiện ra những mối liên hệ của chúng hoặc liên tưởng tới những hình ảnh tương đồng khác để từ đó khái quát lên một cái gì đó cao hơn

“Từ một cánh diều, khi thì tưởng tượng ra: Sao trời trôi qua

Điều thành trăng vàng Khi lại thấy:

Diéu hay chiếc thuyên Trôi trên sông Ngắn

Trang 40

Diéu la hat cau

Phoi trên nong tr

Diéu em — lưỡi liém

Ai quên bỏ lại

(Thả diều)

Kì diệu nhất là từ tiếng sáo diều, anh thấy cánh đồng lúa như xanh hơn, bầu

trời như cao hơn và nắng như cũng vàng rực rỡ hơn — Cuộc sống bình yên trên quê

hương anh là vĩnh viễn

Hay từ một vâng trăng, có lúc thấy:

Trăng hông như quả chín Ling lơ lên trước nhà Có khi hình dung ra:

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mỉ

Và táo bạo hơn nữa là:

Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời

(Trăng ơi từ đâu đến)

Những liên tưởng bất ngờ của Khoa luôn tạo nên chất lãng mạn kì diệu trong

thơ Có thể tìm thấy trong thơ anh không hiếm những câu thơ như thế này:

Vườn xanh biếc tiếng chim

Doi chiéu khua chạng vạng

Ai đắt ông trăng vàng

Thả chơi trong lầm nhãn

(Hương nhãn) 3 Ngôn ngữ chính xác, biểu cảm và giàu âm thanh, nhịp điệu

Hầu như mỗi từ, mỗi câu trong thơ Trần Đăng Khoa đọc lên đều thấy rõ sự gia

Ngày đăng: 08/07/2022, 17:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN