1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tình hình đầu tư ra nước ngoài của malaysia và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia tại việt nam

36 1,7K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

Tình hình đầu tư ra nước ngoài của malaysia và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia tại việt nam

Trang 1

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA TẠI

VIỆT NAM

Phần 1: Tổng quan về Malaysia và quan hệ đầu tư Việt Nam- Malaysia

1 Tổng quan về Malaysia

2 Quan hệ Việt Nam- Malaysia

Phần 2: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Malaysia 1 Khái niệm chung về đầu tư ra nước ngoài

2 Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Malaysia

2.1 Tổng quan

2.2 Các đối tác đầu tư chính của Malaysia

2.3 Các ngành đầu tư chính

2.4 Các công ty của Malaysia đầu tư ra nước ngoài

Phần 3: Thực trạng đầu tư của Malaysia vào Việt Nam 1.Cơ sở mối quan hệ đầu tư

2 Thực trạng đầu tư của Malaysia vào Việt Nam hiện nay

2.1 Năm 2008

2.2 Năm 2009

2.3 Năm 2010

2.4 Năm 2011

2.5 Năm 2012

Trang 2

Phần 4: Đánh giá tác động của việc hợp tác đầu tư và giải pháp thúc đẩy mối quan hệ đầu tư của hai nước.

1 Tác động của FDI đến kinh tế 2 nước

2 Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ đầu tư

Phần 1: Tổng quan về Malaysia và quan hệ đầu tư Việt Nam- Malaysia

Trang 3

Nam giáp với Singapore Phía Đông Malaysia giáp với phần phía Nam đảoBorneo, Brunei và Indonesia.

1.3 Dân số:

Năm 2004 dân số Malaysia là 25,6 triệu người, năm 2005 là 26,13 triệungười Tỉ lệ tăng dân số là 1,91%/năm Dự tính năm 2006, tỉ lệ tăng dân số là1,42% Khoảng 58% dân số Malaysia là người Malay, 27% là người Trung Quốc

và 8% còn lại là người Ấn Độ hay Pakistan

1.4 Ngôn ngữ chính:

Tiếng Malay

1.5 Đơn vị tiền tệ: Đồng Ringgit (MYR)

1.6 Điều kiện kinh tế cơ bản

Kinh tế Malaysia đã có những bước chuyển mình Từ một nền kinh tế phụthuộc chủ yếu vào nông nghiệp trong thập niên 60 của thế kỷ XX, ngày nayMalaysia là một nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo là côngnghệ cao, các ngành thâm dụng vốn và tri thức

- GDP:

Trang 4

Ngân hàng Trung ương Malaysia cho biết, mặc dù phải đối mặt với khó khăn vànhững tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2012 kinh tếMalaysia đã tăng trưởng 5,6%.

Chính phủ Malaysia tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng những chính sáchcải thiện môi trường kinh doanh

- Xuất khẩu: 126,3 tỷ USD (năm 2004), 141,1 tỷ USD (năm 2005), chủ yếu là

hàng hóa chế tạo (điện tử, nhựa và hóa chất, sản phẩm gỗ, sắt thép, dầu mỏ) Xuấtkhẩu chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ (chiếm 19,8%), Singapore (15,6%),Trung Quốc (11,5%), Nhật Bản (8,4%), Thái Lan (4,6%), Hồng Kông của TrungQuốc (4,2%) (năm 2005)

Trong năm 2012: xuất khẩu - trụ cột chính của nền kinh tế Malaysia - tiếp tục giảm

trong tháng Tám và giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 55,97 tỷ ringgit(18,34 tỷ USD), do nhu cầu yếu từ thị trường châu Âu và Trung Quốc

- Nhập khẩu: 105,2 USD (năm 2004), 118,7% (năm 2005), chủ yếu là hàng

hóa dùng phục vụ chế tạo tại chỗ (van và đèn điện tử, các nguyên liệu công nghiệp

cơ bản và trung gian, linh kiện, phụ kiện cho thiêt bị vận tải) Nhập khẩu chủ yếu

từ các thị trường: Singapore (27,9%), Nhật Bản (11,6%), Trung Quốc (9,7%), Hoa

Kỳ (9,6%), Thái Lan (5,2%), Hàn Quốc (4,2%) (năm 2005)

2012: nhập khẩu của Malaysia lại tăng 2,8% lên 48,88 tỷ ringgit, chủ yếu là do

nước này mua nhiều máy móc và hàng hóa thiết yếu khác, đưa tổng giá trị thươngmại trong tháng 8 đạt 104,84 tỷ ringgit, thấp hơn so với mức 106,17 tỷ ringgit củacùng kỳ năm trước

- Việc làm: Điều kiện thị trường lao động năm 2004 có nhiều ưu đãi với tỷ lệ

thất nghiệp giảm nhẹ còn3,5% Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3,6%.

Trang 5

Hoạt động kinh tế trong nước năng động tiếp tục tạo ra nhiều việc làm trong khinăng suất lao động trong ngành chế tạo tăng 15,6%.

Trong năm 2012, khi cả thế giới đang đứng trước những khó khăn, thách thức vềkinh tế thì Chính phủ Malaysia công bố nhiều chính sách lớn: Tăng tiền lương tốithiểu cho lao động khu vực tư nhân; Khởi động nhiều dự án có giá trị lớn, mỗi dự

án hàng chục tỷ đô la Mỹ Đặc biệt khu vực Đông Malaysia (Sabah và Sarawak)đang được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ

- Lạm phát: Lạm phát tiếp tục thấp mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ từ

1,2% (2003) lên 1,4% (2004) do giá hàng hóa, thuốc lá, đồ uống và giá xăng dầuđược điều chỉnh Tuy vậy, chỉ số giá tiêu dùng vẫn kiểm soát được nhờ điều kiệnthị trường lao động tốt, làm thúc đẩy tăng năng suất lao động và mở rộng năng lực

sản xuất

- Cán cân thanh toán: Khu vực kinh tế nước ngoài tiếp tục tăng trưởng, thể

hiện trong việc dự trữ trong nước tăng trong khi nợ nước ngoài vẫn kiểm soátđược Dự trữ ngoại tệ đạt mức kỷ lục 253,5 tỷ ringgit (tương đương 66,7 tỷ USD)vào cuối năm 2004 Mức dự trữ ngoại tệ lại tiếp tục tăng lên 280,2 tỷ ringgit vàocuối tháng 4 năm 2005

2 Quan hệ Việt Nam - Malaysia

2.1 Quan hệ Chính trị, Ngoại giao

Trước năm 1973, Malaysia chỉ có quan hệ với chính quyền Sài Gòn Sau khi ta và

Mỹ ký Hiệp định Paris, ngày 30/3/1973 Malaysia chính thức lập quan hệ ngoạigiao với ta nhưng đồng thời vẫn giữ quan hệ với chính quyền Sài Gòn Sau khi tagiải phóng miền Nam (1975), Malaysia là nước đầu tiên trong ASEAN công nhậnchính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Năm 1976, hainước lập ĐSQ ở thủ đô mỗi nước Quan hệ hai nước băng giá khi ta đưa quân vàoCampuchia (1979)

Trang 6

Từ cuối năm 1991, cùng với chuyển biến chung của cục diện quốc tế và khu vực,đặc biệt là việc ký Hiệp định Paris về Campuchia, cũng như việc ta triển khai chínhsách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, quan hệ Việt Nam - Malaysia đãchuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất và ngày càng được củng cố vàphát triển trên nhiều lĩnh vực cả song phương cũng như trong khuôn khổ ASEAN.Năm 1994 hai nước thiết lập quan hệ Đảng cầm quyền Tháng 2/1994, Hội Hữunghị Việt-Mã, Mã-Việt đã được lập ở mỗi nước Tháng 9/1995, hai nước đã lập Uỷban hỗn hợp Việt Nam-Malaysia UBHH đã họp 3 kỳ (tại Kuala Lumpur tháng9/1995, tại Hà Nội tháng 10/1996, tại Kuala Lumpur tháng 3/2003 và tại Hà Nội từ9-10/3/2006) Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang pháttriển tốt đẹp Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp, các ngành

Hai nước đã tổ chức tốt kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao ViệtNam–Malaysia (30/3/1973-30/3/2003)

Năm 2013 đánh dấu 40 năm Việt Nam và Malaysia chính thức thiết lập quan hệngoại giao Với 13 hiệp định hợp tác được ký kết trên nhiều lĩnh vực, mối quan hệhợp tác toàn diện Việt Nam và Malaysia đã có nhiều chuyển biến to lớn

Tên các Hiệp định đã ký giữa hai nước:

Đến nay 2 nước đã ký 13 Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực:

- Hiệp định về các chuyến bay giữa và qua lãnh thổ hai nước (ký ngày15/10/1978)

- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (ký ngày 21/01/1992)

- Hiệp định hàng hải (ký ngày 31/3/1992)

- Hiệp định về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (ký ngày 20/4/1992)

- Hiệp định hợp tác bưu điện và viễn thông (ký ngày 20/4/1992)

- Hiệp định thương mại (ký ngày 11/8/1992)

- Hiệp định thanh toán song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vàNgân hàng Quốc gia của Malaysia (ký tháng 3/1993)

- Hiệp định hợp tác Khoa học, công nghệ về Môi trường (tháng 12/1993)

- Hiệp định về hợp tác du lịch (ký ngày 13/4/1994)

- Hiệp định hợp tác văn hoá (ký tháng 4/1995)

- Hiệp định tránh đánh thuế trùng (ký 07/9/1995)

- Hiệp định hợp tác Thanh niên và Thể thao (ký 14/6/1996)

- Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông (25/9/2001).2.2 Quan hệ Kinh tế

Trang 7

· Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong 3 năm qua: (đơn vị tínhUSD)

· Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính: (USD) 6 tháng đầu năm 2011

Máy vi tính, sản phẩm điện tử USD 0 29,566,238

· Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính: (USD) 6 tháng năm 2011

Máy vi tính, điện tử, linh kiện USD 177,712,207

Trang 8

Chất dẻo nguyên liệu Tấn 65,161 118,346,511

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng USD 0 103,135,271

· Tình hình đầu tư của Malaysia vào Việt Nam

Tính đến tháng 6 năm 2011, Malaysia có 386 dự án với tổng số vốn đăng ký là gần

19 tỉ USD, đứng thứ 5 trong số hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trựctiếp vào Việt Nam

Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2011, Malaysia có 11 dự án với số vốn đăng ký là

347 triệu USD

· Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với

Phòng Thương mại và Công nghiệp Malaysia vào ngày 25 tháng 2 năm 2004,tại Hà Nội

Phần 2: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Malaysia

1 Khái niệm chung về đầu tư ra nước ngoài

Các định nghĩa về đầu tư

• Đầu tư là bỏ nhân lực, tài lực, vật lực vào công việc gì dựa trên cơ sở tínhtoán kinh tế xã hội (Từ điển tiến việt, viện ngôn ngữ học- viện kha học xãhội và nhân văn

• Đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại nhằm tăng tiêu dùng tương lai(Samuelson Nordhaus)

• Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực với mong muốn tăng năng lực sản xuấthay tăng thu nhập tương lai

=> Đầu tư là việc sử dụng vốn vào một hoạt động nhất định nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội

Đầu tư nước ngoài được chia làm 2 loại là Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt

là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nướckhác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước

Trang 9

ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.Tổ chức Thươngmại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ởmột nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phươngdiện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phầnlớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các

cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là

"công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Foreign PortfolioInvestment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới Nó chỉ các hoạt độngmua tài sản chính nước ngoài nhằm kiếm lời Hình thức đầu tư này không kèmtheo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giốngnhư trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm :

- Thực hiện sáp nhập và mua lại doanh nghiệp: là hình thức FDI trong đó hai haynhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanhnghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lạimột doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư Hình thức này không nhất thiếtdẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào

- Đầu tư phát triển kinh doanh : là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua

sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư Hình thứcnày làm tăng khối lượng đầu tư vào

- Thành lập tổ chức kinh tế (100% vốn liên doanh): đây là hình thức các công tyhay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và dobên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quảkinh doanh Đặc điểm của các công ty này là:

+ Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một phápnhân mới ở nước nhận đầu tư

+ Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư

Trang 10

- Theo hình thức hợp đồng: đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư

nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một haynhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về tráchnhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệphay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào.Hình thức đầu tư trực tiếp nướcngoài này có đặc điểm:

+ Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kếtgiữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ

+ Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công tymới

+ Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợpvới tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợpđồng

Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong văn bảnhợp đồng hợp tác kinh doanh

- Các hình thức khác : Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực

hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao

Đầu tư ra nước ngoài chính là đầu tư nước ngoài của một quốc gia đối với phầncòn lại của thế giới, hay có thể hiểu là hình thức một chiến lược kinh doanh củamột công ty trong nước mở rộng hoạt động ra nước ngoài hoặc thông qua một lĩnhvực đầu tư , sáp nhập , mua lại hoặc mở rộng một cơ sở nước ngoài hiện có Sửdụng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một sự tiến triển tự nhiên cho các công tynhư cơ hội kinh doanh tốt hơn sẽ có sẵn ở nước ngoài khi thị trường trong nước trởnên quá bão hòa

Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, đầu tư nước ngoài là một lực lượngmạnh mẽ trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia Các nhà đầu tư hoạt động đểtận dụng các cơ hội đầu tư sinh lợi ở nước ngoài, trong khi chính phủ muốn để thúcđẩy nền kinh tế của họ có chính sách để làm cho đất nước của họ hấp dẫn đối vớicác nhà đầu tư nước ngoài Khi một quốc gia nhận đầu tư từ nước ngoài, đó là đầu

tư nước ngoài vào bên trong Khi một nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài,

Trang 11

nó được gọi là đầu tư nước ngoài ra nước ngoài Mỗi đầu tư nước ngoài vào bêntrong và bên ngoài, tùy thuộc vào quốc gia có quan điểm , chính sách riêng.

2 Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Malaysia

2.1 Tổng quan

Các công ty của Malaysia đã bắt đầu đầu tư ra nước ngoài từ những năm 70 , tuynhiên chỉ từ đầu thập kỉ 90 , dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của nước này mới thật

sự trở thành điểm đáng chú ý của nền kinh tế nước này Malaysia đang nổi lên như

là nhà đầu tư lớn thứ 5 trong số các quốc gia đang phát triển của khu vưc châu Á( UNCTAD 2005 ) Dòng OFDI của Malaysia đã tăng từ 0,45 tỷ RM trong năm

1980 lên đến 10,41 tỷ RM năm 1997 và đạt tới 36,7 tỷ RM năm 2007 Lần đầutiên trong năm 2007 , dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Malaysia cao hơn dòngvốn thu hút vào trong nước Và xu hướng này tiếp tục được giữ trong những nămtiếp theo

Trang 12

Những năm gần đây , nguồn vốn FDI chảy vào Malaysia liên tục giảm khámạnh , thậm chí xếp sau cả Việt Nam trong khu vực Ngược lại dòng vốn đầu tư racác thị trường ngoài liên tục tăng cao thậm chí vào loại cao nhất trong khu vựcĐông Nam Á Trong năm 2011, lượng FDI mà Malaysia nhận được là 36,62 tỷ

RM trong khi nước này đã đầu tư ra nước ngoài 46,69 tỷ RM Dòng OFDI củaMalaysia trung bình trong giai đoạn 1999-2008 chiếm khoảng từ 2%-4% GDP

Sự tăng lên nhanh chóng của dòng OFDI của nước này từ năm 2005 là do : nềnkinh tế Malaysia đã có được những phát triển ấn tượng trong một thời gian tươngđối , trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á , mức sốngcủa người dân Malaysia tăng rõ rệt và tất nhiên đi cùng với đó là chi phí lao động

Trang 13

tăng cao Điều này gây nên sự khó khăn tương đối với các doanh nghiệp nước nàykhi một trong những thế mạnh trước đây của họ là nguồn nhân công rẻ Sự suygiảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu do chi phí lao động cao cùng với sự thay đổicấu trúc nền kinh tế Malaysia , áp lực cạnh tranh từ toàn cầu hóa cũng như mở cửathương mại ngày càng tăng khiến đã buộc các doanh nghiệp Malaysia phải tự tìmhướng đi mới cho mình Hơn nữa chính phủ nước này cũng có những chính sáchkhuyến khích các công ty trong nước đầu tư chiếm lĩnh những thị trường mới Đặcbiệt ttrong thời gian nhiệm kì của thủ tướng Mahathir , người đã từng là một tiến

sĩ kinh tế , ông đã kêu gọi các doanh nghiệp của Malaysia phải “ Di chuyển ranước ngoài – Mở rộng quy mô – Thay đổi công nghệ cao ” Chính phủ Malaysiacũng khuyến khích cả công ty nhà nước và công ty tư nhân phải biết tận dụng cơhội nhanh chóng đi tìm các dự án đầu tư ra nước ngoài với lợi nhuận cao Trênthực tế Chính phủ đưa ra rất nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp đầu

tư ra nước ngoài đặc biệt với những ngành không còn cạnh tranh trong nước Mộttrong những chính sách đáng chú ý là tự do tài khoản vốn được thực hiện bởi ngânhàng Negara Malaysia với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếpnước ngoài

Chính phủ hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài tại Malaysia có ba hình thức chính : (1)miễn thuế, ưu đãi về thuế và các quỹ đặc biệt, (2) đầu tư đảm bảo thỏa thuận, (3)

cơ quan đại diện thương mại và đầu tư, và (4) tổ chức hỗ trợ

Nhờ đó mà nguồn đầu tư ra nước ngoài của Malaysia luôn được xếp hạng khá

Trang 14

Ta

Có thể thấy Malaysia luôn nằm trong top 50 nước có lượng vốn đầu tư ra nướcngoài cao nhất thế giới Điều này là một bước tiến lớn đối với một nước đang pháttriển như Malaysia trong quá trình nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh chiếmlĩnh thị trường của các công ty trong nước

2.2 Các đối tác đầu tư chính của Malaysia

Trang 15

Malaysia có dòng vốn đầu tư chảy vào hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trênthế giới Qua bảng trên chúng ta có thể thấy ASEAN là điểm đầu tư lớn nhấtcủa Malaysia năm 1991 ( chiếm 33,8%) với quốc gia nhận được lượng vốn lớnnhất là Singapore (chiếm 32,16%) Lượng vốn Malaysia đầu tư vào các nướcASEAN tăng từ 0,4 tỷ MYR năm 1991 lên đến 3 tỷ MYR năm 1998 Sau khihồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính , tổng lượng vốn Malaysia đầu tư vàoASEAN dù dao động nhưng vẫn tăng lên 7,9 tỷ MYR vào năm 2005 Tuy nhiênđén năm 2006 nguồn vốn Malaysia đầu tư vào các nước ASEAN sụt giảmnhanh chóng chỉ còn 6,5 tỷ MYR vào năm 2006 (chiếm 4,56%) Ngay cả tỉtrọng vốn đầu tư ra nước ngoài của Malaysia vào một số đối tác quan trọngkhác cũng giảm mạnh như : Hồng Kong , Nhật Bản , EU-15 Các dòng vốn củaMalaysia có xu hướng đổ về Labuan ngày càng lớn ( chiếm 85,59%) vào năm

Trang 16

2006 Labuan là một lãnh thổ Liên Bang của Malaysia , được biết đến như mộttrung tâm tài chính và thương mại quốc tế Các công ty của Malaysia khi đầu

tư vào đây sẽ được miễn nhiều loại thuế , vị trí địa lí không quá cách biệt Hơnnữa Labuan còn nằm sát Brunay , một đất nước giàu có với thu nhập cao hay sửdụng các sản phẩm và dịch vụ của Labuan

Malaysia cũng tiến hành tìm kiếm cư hội đầu tư tại một số nước phát triển như

Mỹ , Vương quốc Anh , Hà Lan và cả một số nước đang phát triển tại châu Phi Malaysia được coi là một trong 10 nguồn đầu tư lớn nhất vào châu Phi (theoUNCTAD 2005)

Trang 17

2.3 Các ngành đầu tư chính

Malaysia đầu tư ra nước ngành chủ yếu vào các ngành dịch vụ , tiện ích , sảnxuất chế tạo , sản xuất dầu và khí đốt Những ngành này chiếm đến khoảng92% vốn đầu tư của Malaysia ra nước ngoài Ngân hàng Negara Malaysia đãthống kê rằng trong đầu tư vào các ngành dịch vụ thì chiếm tỉ trọng cao nhất làcác dịch vụ tài chính, bảo hiểm và kinh doanh (43%) , tiếp đến là giao thôngvận tải và truyền thông (20%) , tiện ích -cung cấp gas, điện và nước(20%) ,thương mại bán lẻ , khách sạn nhà hàng (12%)

Đầu tư vào sản xuất chế biến ở nước ngoài chủ yếu vào 3 ngành chính : chếtạo sản phẩm kim loại , máy móc, thiết bị (48%) ; thực phẩm , đồ uống vàthuốc lá (14%) ; hóa chất và dầu khí liên quan đến ngành công nghiệp (10%)( Ngân hàng Negara Malaysia 2006) Các công ty Malaysia khá quan tâm đếnviệc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế biến chủ yếu là do chi phí sản xuất thấp ởnước ngoài để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Trang 18

Việc đầu tư vào các ngành giao thông vận tải và viễn thông được đầu tư chủ yếubởi các công ty có liên doanh với các công ty nước ngoài tại các nước Indonesia ,Thái Lan , Pháp , Sri Lanka và Bangladesh Việc đầu tư vào đây được thúc đẩybởi tiềm năng phát triển cùng mối quan hệ sẵn có tại thị trường các nước này Malaysia đầu tư vào ngành khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản ở nướcngoài chủ yếu thông qua hoạt động của tập đoàn dầu khí quốc gia PETRNAS Việc đầu tư dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có từ ngành khai thác vàchế biến gas và khí đốt từ công nghiệp nội địa Dựa trên nhu cầu ngày càng tăngcủa thế giới về năng lượng , tập đoàn này đã đặt ra cho mình chiến lược đầu tư và

mở rộng ra toàn cầu

Malaysia cũng có đầu tư vào nông nghiệp và chủ yếu là đầu tư vào cọ Tronghơn một thập kỉ , Malaysia trở thành điểm đến của dòng vốn đầu tư của Malaysiatrong việc canh tác cọ lấy dầu Với việc nhu cầu dầu cọ trên thế giới đang tăng lên,các công ty Malaysia lại có đủ kinh nghiệm và công nghệ trong chế biến dầu cọnên các dự án đầu tư tiếp tục tăng cả về số lượng và quy mô

Về lĩnh vực xây dựng , Malaysia chủ yếu đầu tư vào các quốc gia đang phát triểntại châu Á , châu Phi mà chủ yếu là Ấn Độ , Nam Phi , Trung Quốc , Campuchia

Ngày đăng: 27/02/2014, 17:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

· Tình hình đầu tư của Malaysia vào Việt Nam - Tình hình đầu tư ra nước ngoài của malaysia và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia tại việt nam
nh hình đầu tư của Malaysia vào Việt Nam (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w