2. Thực trạng đầu tư của Malaysia vào Việt Nam hiện nay
2.5 Năm 2012
Năm 2012 được coi là năm có nhiều điểm sáng cho việc phát triển kinh tế cũng như sự thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nguyên nhân cho
điều đó chính là sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây vẫn ổn định trong điều kiện kinh tế thế giới bị khủng hoảng và thị trường của Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong khi thị trường của nước họ có sự suy giảm. Chỉ tính riêng 20 ngày đầu năm mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ồ ạt đổ xô về với thị trường Việt Nam. Điển hình nhất là các nhà đầu tư Malaysia đã cho thấy sự an tâm của họ về thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá hết. Các nhà đầu tư Malaysia liên tiếp gia tăng sự đầu tư vào thị trường Việt Nam kể từ năm 2008 và hiện giờ Malaysia là nước đứng thứ 6 trong các nước có nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/3/2012, tổng số dự án đầu tư trực tiếp phân theo ngành còn hiệu lực của Malaysia đầu tư vào Việt Nam là 402 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 11,079 tỉ USD. Trong đó, vốn của nhà đầu tư đổ vào kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, 15 dự án với tổng vốn đạt 5,532 tỉ USD. Đứng thứ hai là lĩnh vực cấp nước, xử lý chất thải, với 4 dự án với số vốn 2,340 tỉ USD. Còn phân theo hình thức, có 298 dự án 100% vốn của Malayxia với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 9,171 tỉ USD; 81 dự án liên doanh với tổng vốn đạt 1,137 tỉ USD và có 15 dự án hợp tác theo hình thức công ty cổ phần với số vốn đạt 535 triệu USD.
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO ĐỐI TÁC
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/2012)
TT Đối tác đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD)
1 Nhật Bản 1832 28,673,492,293 8,168,742,982 2 Đài Loan 2235 24,933,294,410 10,066,573,809 3 Hàn Quốc 3184 24,815,860,392 8,558,393,403 4 Singapore 1097 24,671,322,549 7,096,197,924 5 BritishVirginIslands 509 15,348,229,951 5,300,124,922 6 Hồng Kông 699 11,900,002,728 3,870,620,114 7 Hoa Kỳ 639 10,500,382,254 2,512,087,899 8 Malaysia 428 10,182,354,427 3,576,040,832 9 Cayman Islands 54 7,505,985,912 1,551,590,422 10 Thái Lan 298 6,053,840,790 2,696,371,169
Malaysia đứng thứ 8 trong tổng số 92 nước đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á với 428 dự án, tổng số vốn đăng kí trên 10.18 tỉ USD. Các nhà đầu tư Malaysia rất nghiêm túc trong triển khai dự án, thể hiện lượng vốn giải ngân cao, tỷ lệ dự án giải thể thấp.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia vào Việt Nam không ngừng tăng lên, nhất là địa bàn TP. .HCM. Một trong những nhà đầu tư đáng chú ý nhất của Malaysia tại Việt Nam là Petroliam Nasional Bhd (Petronas) đã hợp tác với Petro Vietnam thăm dò, khai thác dầu từ năm 1991. Ngoài ra còn có nhiều DN Malaysia khác thành công tại VN như IGB xây dựng khách sạn New World ở TP.HCM, khách sạn Sheraton (Hà Nội) của Tập đoàn Faber, Tập đoàn bán lẻ Parkson (Lion Group), Nhà máy cao su APL… Riêng hợp tác về dầu khí, PetroVietnam cũng đã tham gia một số hoạt động liên kết với Petronas, thâm nhập thị trường cung cấp dịch vụ thăm dò, khai thác dầu khí đầy tiềm năng của Malaysia, đồng thời đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết với các đối tác để thực hiện chiến lược phát triển thị trường cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí ra nước ngoài.
Với thế mạnh trong ngành công nghệ thông tin, nhiều doanh nghiệp Malaysia đã có mặt tại Việt Nam để cùng cộng tác với các nhà khoa học Việt Nam phát triển ngành công nghệ cao này. Tính đến 20/3/2012, các nhà đầu tư Malaysia đã có 24 dự án trong ngành thông tin và truyền thông với tổng vốn đạt 11, 927 triệu USD đang đầu tư tại Việt Nam
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thị trường bất động sản Việt Nam đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư Malaysia. Họ muốn tìm kiếm cơ hội trong giai đoạn mà khủng hoảng kinh tế tác động xấu đến thị trường bất động sản.
Nhà đầu tư bất động sản năng động nhất của Malaysia là công ty Berjaya Land Berhad. Từ năm 2006 đến nay, Berjaya đang thực hiện một số dự án với tổng số vốn ước tính lên đến 7.1 tỉ USD. Một công ty khác là SP Setia, đang triển khai dự án Ecolakes giá trị 100 triệu USD và dự án Eco Xuân-Lái Thiêu với số vốn 177 triệu USD. Công ty khác là Gamuda Land đã hợp tác với một doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào dự án Celadon City tại Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án trung tâm tài chính Việt Nam Một trong số những dự án công ty Berjaya Land Berhad đầu tư
Ngoài ra, các nhà đầu tư Malaysia cũng tìm kiếm cơ hội đầu tư từ lĩnh vực bán lẻ. Tập đoàn WCT Group đang đầu tư 600 triệu USD vào Platinum Plaza gồm khu mua sắm, giải trí, nhà ở, diện tích 9ha tại Khu đô thị mới nam Sài Gòn tại Bình Hưng, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phần 4: Đánh giá tác động của việc hợp tác đầu tư và giải pháp thúc đẩy mối quan hệ đầu tư của hai nước.
1. Tác động của FDI đến kinh tế 2 nước.
Với nước đầu tư là Malaysia, việc đầu tư ra nước ngoài vừa phù hợp với chính sách đầu tư phát triển của Malaysia, vừa tận dụng được cơ hội phát triển, khai thác thị trường tiềm năng cũng như tận dụng lợi thế so sánh ở nước tiếp nhận đầu tư, mang lại nguồn lợi lớn cho nước này. Đầu tư ra nước ngoài cũng là tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế trong nước bão hòa, cần đa dạng hóa thị trường, nâng cao sức cạnh tranh.
Có thể thấy hoạt động đầu tư ra nước ngoài tác động thuận chiều đến nền kinh tế của Malaysia.
Với nước nhận được nguồn đầu tư nước ngoài FDI, nền kinh tế được cải thiện rõ rệt.FDI là nguồn vốn quan trọng, bổ sung cho vốn đầu tư phát triển Nguồn vốn FDI có đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định nền kinh tế.FDI làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng nguồn thu ngân sách.FDI góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng CNH, HĐH.FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức mua trong nước. FDI làm nâng cao trình độ công nghệ, tạo lập phương thức kinh doanh mới, góp phần làm cho nền kinh tế nước ta chuyển biến tích cực.
Hiện tại, đối với Malaysia, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu và nhập khẩu. Trong khi đó, Malaysia đứng hàng thứ 3 trong khu vực về giá trị giao dịch thương mại với Việt Nam. Trong lĩnh vực đầu tư, tính
đến hết năm 2012, Malaysia đứng thứ 8 trong tổng số 92 nước và đứng thứ 2 trong các nước Đông Nam Á có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng số 428 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 10,1 tỷ USD . Tổng kim ngạch hai chiều trong giai đoạn 2009- 2012 đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 24% với giá trị tăng gần gấp đôi từ 4,1 tỷ USD năm 2009 lên 7,9 tỷ USD năm 2012. Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam – Malaysia năm 2012 đạt 7,9 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2011. Năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt xấp xỉ 4,5 tỷ USD, tăng 56%, nhập khẩu của Việt Nam từ Malaysia đạt 3,4 tỷ, giảm 13%. Năm 2012 đánh dấu kết quả quan trọng trọng khi Việt Nam lần đầu tiên sau 10 năm đã xuất siêu sang Malaysia với giá trị gần 1,1 tỷ USD.Một trong những động lực thúc đẩy là quan hệ đầu tư đã tạo nên biến chuyển tích cực cho cả 2 nền kinh tế.
2. Giải pháp thúc đấy mối quan hệ đầu tư
• Việt Nam cần giải quyết tốt vấn đề điện năng, sớm hoàn thành mạng đường cao tốc, cảng biển và các chính sách cụ thể liên quan tới thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
• Việt Nam cũng cần thể hiện rằng phát triển hạ tầng đồng bộ sẽ giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp liên quan trực tiếp tới gia tăng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại.
• Việt Nam cần giữ ổn định của tỷ giá, lãi suất, cán cân thương mại, giá cả, tiền lương. Đây là các yếu tố tác động trực tiếp tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.
• Về xây dựng chính sách, tiếp tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật một cách đồng bộ, rõ ràng nhằm một bước hoàn thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam theo hướng một mặt tạo thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mặt khác phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
• Nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút và sử dụng FDI, theo đó chính sách ưu đãi sẽ phải đi đôi với lĩnh vực, ngành nghề, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể
• Về công tác xúc tiến đầu tư, nghiên cứu đổi mới căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng, đảm bảo tính thống nhất, liên vùng, liên ngành và mang tính chuyên đề.
• Về công tác quản lý sau cấp phép, cần tiếp tục tăng cường không chỉ ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương, mà cả sự tham gia của các bộ, ngành, liên ngành theo các chuyên đề. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động đầu tư để thúc đẩy giải ngân.
• Về công tác đối thoại chính sách, tiếp tục củng cố, tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác này, không chỉ thông qua các cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, mà còn với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, với các bộ, ngành ngành liên quan nhằm xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như đưa ra các hướng giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước.