1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá

78 678 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 121,77 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đang chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế mở với cơ chế thị t

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta đang chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, các doanh nghiệp đang hoạt động trongnền kinh tế mở với cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất hàng hoá nhiều thànhphần, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của cácdoanh nghiệp Nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp cóquyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đạt đượclợi nhuận từ chính sản phẩm đó Để có thể cạnh tranh với các đối thủ củamình, mỗi doanh nghiệp phải có kế sách hợp lý, hiệu quả cạnh tranh khôngchỉ đơn thuần là về chất lượng sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh về giá.Muốn vậy, các doanh nghiệp một mặt phải tăng cường đổi mới công nghệ sảnxuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, mặt khác cần chútrọng công tác quản lý sản xuất và quản lý kinh tế, tiết kiệm chi phí sản xuất,hạ giá thành sản phẩm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.

Đối với ngành xây dựng, xi măng là một trong những thành phần chủyếu trong xây dựng hạ tầng, nó giữ vai trò rất quan trọng đóng góp vào côngcuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Là một thành viên thuộc Côngty Vật liệu xây dựng, Nhà máy xi măng Lưu Xá đã xác định được vai trò vànhiệm vụ của mình trong sản xuất kinh doanh Trong đó có nhiệm vụ cải tiếncông nghệ sản xuất, áp dụng phương pháp quản lý khoa học, tiên tiến vànhiệm vụ bức bách nhằm không ngừng tăng năng suất lao động, tiết kiệm chiphí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động.

Cùng với sự cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chấtlượng sản phẩm cần có chiến lược quản lý và phân phối tiền lương cho cán bộcông nhân viên nhà máy nhằm động viên khích lệ cán bộ công nhân viên pháthuy khả năng, tinh thần trách nhiệm để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao,tăng năng suất lao động Chính vì vậy, nghiên cứu để tìm biện pháp nhằm đẩy

Trang 2

mạnh công tác quản lý chế độ tiền lương là điều hết sức cần thiết đối với nhà

máy, nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp: "Phân tích tình hình công tác tiềnlương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá".

Trong quá trình thực tập tại Nhà máy xi măng Lưu Xá và làm chuyênđề tốt nghiệp được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy,cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Bùi Đức Thọ, em đãhoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với các nội dung chính sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về tiền lương, tiền thưởng.

Chương II: Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng tại Nhàmáy Xi măng Lưu Xá Thái Nguyên.

Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương, tiềnthưởng tại Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên.

Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trongkhoa Khoa học Quản lý trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đặc biệt làthầy giáo TS Bùi Đức Thọ cùng tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máyđã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề tốtnghiệp này.

Do trình độ của bản thân còn hạn chế cùng với thời gian thực tập có hạnnên trong chuyên đề này không tránh khỏi các sai sót Em rất mong được sựquan tâm, chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, các anh chịu và cácbạn để giúp em hiểu biết sâu sắc và hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 01 năm 2007

Sinh viên

Nguyễn Minh Tuệ

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG - TIỀN THƯỞNG

I KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG1 Khái niệm về tiền lương

Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho ngườilao động để hoàn thành công việc theo chức năng nhiệm vụ quy định.

Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoảthuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệcung và cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trường.

Tóm lại: Tiền lương của người lao động là do hai bên thoả thuận tronghợp đồng lao động, được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quảcủa công việc.

Tiền lương tối thiểu: Là tiền lương trả cho người lao động làm côngviệc giản đơn nhất trong một tháng Những công việc giản đơn này không đòihỏi người lao động có đào tạo Mức lương tối thiểu được Nhà nước quy địnhtheo từng thời kỳ, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, nhằmtái sản xuất sức lao động cho người lao động có tính đến cả chi phí nuôi mộtngười con của họ Cơ cấu mức lương tối thiểu gồm các khoản chi phí sau: ăn,ở, mặc, đồ dùng trong nhà, chữa bệnh, học tập, các khoản đi lại v.v…(5)

2 Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương

2.1 Trả công ngang nhau cho người lao động như nhau

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa áp dụng nguyên tắc trả lương ngang nhaucho lao động như nhau trong cùng một đơn vị sản xuất kinh doanh Điều đóbắt đầu từ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động, cónghĩa là quy định chế độ tiền lương nhất thiết không phân biệt giới tính, tuổitác, dân tộc (5)

2.2 Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bìnhquân

Trang 4

Quy định năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân làmột nguyên tắc quan trọng trong khi tổ chức tiền lương, vì có như vậy mớitạo ra cơ sở giảm giá thành, hạ giá thành và tăng tích luỹ.(5)

2.3 Đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những ngườilao động làm các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân

- Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi doanh nghiệp.- Điều kiện làm việc khác nhau.

- Sự phân bố khu vực của các ngành nghề khác nhau.

- Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân.(5)

2.4 Khuyến khích vật chất và tinh thần trong lao động tạo động lựcphát triển kinh tế

Con người là một trong những yếu tố cơ bản của năng lực sản xuất Mọiquá trình sản xuất đều do con người làm chủ, họ chiếm giữ vai trò quan trọng.Trong quản lý kinh tế, quản lý con người không thể coi nhẹ nhu cầu nào.Muốn quản lý con người có hiệu quả trong lao động, cần phải nghiên cứu vàđáp ứng nhu cầu thích đáng của họ Khuyến khích lợi ích vật chất được tổchức chặt chẽ thông qua các công cụ về tiền lương, tiền thưởng… và độngviên về tinh thần sẽ góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ trong quá trình xâydựng, phát triển nền kinh tế Tuy vậy mọi sự thái quá đều không tốt, nếu lạmdụng biện pháp khuyến khích vật chất sẽ làm giảm hiệu quả của biện pháp.(5)

II CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG HIỆN NAY CỦA NHÀ NƯỚC

Qua nhiều năm thực hiện chế độ tiền lương theo quan điểm xã hội chủnghĩa, ngoài các ưu điểm công tác tiền lương của Nhà nước cũng còn bộc lộnhiều nhược điểm Chính vì vậy Nhà nước đã ban hành các Nghị định 25, 26/NĐ-CP ngày 23/5/1993 về chế độ tiền lương mới và Nghị định 28/NĐ-CPngày 28/03/1997 về điều chỉnh mức lương tối thiểu.

Về chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay có 2chế độ tiền lương cụ thể sau:

Trang 5

1 Chế độ tiền lương theo cấp bậc

Là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân, những người trực tiếp sảnxuất Đó là toàn bộ các quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp vận dụng đểtrả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao độngcũng như điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định Sốlượng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm, cònchất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân Chất lượnglao động này được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do các doanhnghiệp xây dựng dựa theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do Nhà nước ban hành.

Chế độ tiền lương cấp bậc gồm 3 yếu tố sau:

+ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phứctạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người công nhân.

+ Hệ thống thang và bảng lương công nhân.

Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các côngnhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ.Mỗi thang lương có một số cấp bậc lương và các hệ số tương ứng Hệ sốlương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trả lương caohơn người công nhân bậc 1 mấy lần.

+ Mức lương: Là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vịthời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với cấp bậc trong thang lương.

Mức lương được xác định theo công thức sau:Lj = Lt x Kj

Trong đó:

Lj: Là mức lương tháng của công nhân bậc j

Lt: Là mức lương tối thiểu của Nhà nước quy địnhKj: Là hệ sốlương bậc j

* Ngoài tiền lương cơ bản người công nhân còn được tính thêm cáckhoản phụ cấp lương như sau:

Trang 6

+ Phụ cấp khu vực: áp dụng cho những nơi xa xôi hẻo lánh, có nhữngđiều kiện kinh tế khó khăn và thời tiết xấu gồm 7 mức phụ cấp tương ứngbằng 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1 so với mức lương tối thiểu.

+ Phụ cấp độc hại: áp dụng đói với những nghề hoặc công việc có điềukiện lao động độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương,gồm 4 mức lương tương ứng bằng 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tốithiểu.

+ Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc đòihỏi trách nhiệm cao hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụlãnh đạo Gồm 3 mức tương ứng 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu.

+ Phụ cấp làm đêm: áp dụng cho những công nhân viên làm việc từ 22giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau, gồm 2 mức lương tương ứng: 30% tiềnlương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc không thường xuyên vào banđêm, 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc thương xuyênlàm việc vào ban đêm.

+ Phụ cấp thu hút: áp dụng cho những công nhân chức đến làm việc ởnhững vùng kinh tế mới, hải đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệtkhó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng ban đầu, gồm 4 mức tương ứng bằng 0,2;0,3; 0,5 và 0,7 so với mức lương cấp bậc hoặc chức vụ trong thời hạn từ 3 đến5 năm.

+ Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi có chỉ số giá sinh hoạt caohơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung của cả nước từ 10% trở lên, gồm 5mức tương ứng bằng 0,1; 0,15; 0,2; 0,25 và 0,3 so với mức lương tối thiểu.

+ Phụ cấp lưu động: áp dụng cho những công việc và những nghề phảithường xuyên thay đổi chỗ ở và địa điểm làm việc, gồm 3 mức tương ứngbằng 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu.

Như vậy, tiền lương hàng tháng của người công nhân bằng mức lươngtháng cộng với phụ cấp lương (nếu có).

Trang 7

Ngoài ra khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định, thì số giờ làmthêm được tính bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngàythường và bằng 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày nghỉ hàngtuần hoặc ngày lễ.

* Nếu trả lương theo thời gian thì người lao động được trả lương làmthêm giờ khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn Cách tính tiền lương làm thêmgiờ như sau:

2 Chế độ tiền lương chức vụ - chức danh

- Chế độ tiền lương này là toàn bộ những văn bản, những quy định củaNhà nước thực hiện trả lương cho các loại cán bộ và viên chức khi đảm nhậncác chức danh, các chức vụ trong các doanh nghiệp, trong các cơ quan hànhchính sự nghiệp và các đơn vị lực lượng vũ trang.

- Đặc điểm của chế độ tiền lương này là:

+ Mức lương được quy định cho từng chức danh - chức vụ của các loạicán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ và nhân viên có tính đến các yếutố như: Độ phức tạp công việc, khối lượng công việc, điều kiện thực hiệncông việc và trách nhiệm.

+ Mỗi chức danh - chức vụ đều quy định người đảm nhận nó phải có đủcác tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị, văn hoá, chuyên môn đủ để hoàn thànhchức vụ được giao.

Trang 8

+ Mức lương theo chức vụ có chú ý đến quy mô của từng đơn vị, tầmquan trọng của từng vị trí và trách nhiệm của nó.

+ Người làm công việc nào, chức vụ nào thì được hưởng theo công việcđó, chức vụ đó.

+ Cơ sở để xếp lương đối với viên chức Nhà nước là tiêu chuẩn nghiệpvụ chuyên môn; Đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là các tiêu chuẩn xếphạng doanh nghiệp.

- Chế độ tiền lương theo chức vụ, chức danh gồm 3 yếu tố sau:

+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do các doanh nghiệp phải xây dựngdựa theo các quy định của Nhà nước và tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp doNhà nước ban hành.

+ Các thang và bảng lương cho các chức vụ và các chức danh Bảnglương xác định quan hệ tỷ lệ tiền lương giữa các chức danh cùng chuyên mônhay các chuyên môn khác, theo những trình độ của họ Mỗi bảng lương gồmcó một số chức danh ở các trình độ khác nhau với các hệ số lương và mứclương tương ứng.

+ Mức lương cơ bản tháng của mỗi cán bộ và nhân viên là số tiền tệ trảcông lao động hàng tháng được tính bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhânvới hệ số lương của họ.

Ngoài ra mọi cán bộ và nhân viên còn có thêm phụ cấp lương như cáccông nhân nếu như họ cũng ở trong các điều kiện tương tự như các côngnhân.(5)

III CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUỸ LƯƠNG TRONG CÁC DOANHNGHIỆP NHÀ NƯỚC

1 Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương

Căn cứ vào tính chất, đạc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và cácchỉ tiêu kinh tế gắn liền với tiền lương, có hiệu quả cao nhất, các doanhnghiệp sẽ xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.

Trang 9

Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương theocác chỉ tiêu sau:

+ Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật+ Tổng doanh thu

+ Tổng doanh thu - tổng chi (trong tổng chi không có lương)+ Lợi nhuận.

Việc xác định nhiệm vụ năm kế hoạch theo các chỉ tiêu trên phải đảmbảo:

- Sát với tình hình thực tế và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh của năm trước liền kề.

- Tổng sản phẩm bằng hiện vật được quy đổi tương ứng theo phươngpháp xây dựng định mức lao động trên một đơn vị sản phẩm tại thông tư số14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Chỉ tiêu tổng doanh thu: Tổng doanh thu - Tổng chi không có lươngđược tính theo quy định tại Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chínhphủ, Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ Chỉ tiêu lợinhuận kế hoạch được lập ra trên cơ sở kế hoạch (tổng thu - tổng chi ) và lợinhuận của năm trước liền kề.(6)

2 Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiềnlương

Quỹ lương theo kế hoạch là tổng số tiền lương được tính vào thời điểmđầu kỳ kế hoạch Nó được tính theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp đượcquy định và theo kế hoạch sản xuất.

Vkh = [Lđb x Lmin dn x (Hcb + Hpc) + Vgt] x 12Trong đó:

Vkh: Quỹ tiền lương năm kế hoạch

Lđb: Số lao động sản xuất định biên của doanh nghiệp

Lmin dn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quyđịnh.

Trang 10

Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của doanh nghiệp.

Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giátiền lương của doanh nghiệp.

Vgt: Quỹ lương khối gián tiếp mà số lao động này chưa được tính trongmức lao động.

+ Lđb: Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổnghợp của sản phẩm được xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư số14/LĐTBXH-thị trường ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động - Thương binh xãhội.

+ Lmin dn : Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khungquy định để xây dựng đơn giá tiền lương theo Nghị định 28/CP ngày28/03/1997.

Lmindn = Lmin (1+Kđc)Trong đó:

Lmin: Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy địnhKđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp Kđc = Kv + Kđc

Trong đó: Kv: Hệ số điều chỉnh theo vùngKđc: Hệ số điều chỉnh theo ngành

+ Hcb, Hpc: Xác định theo các hệ số cấp bậc và hệ số phụ cấp của doanhnghiệp

+ Vgt: Xác định theo số lao động gián tiếp mà doanh nghiệp chưa tínhtrong định mức lao động.(6)

3 Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương(6)

Đơn giá tiền lương là số tiền trả cho doanh nghiệp (hay người lao động)khi thực hiện một đơn vị sản phẩm (hay một công việc) nhất định với chấtlượng xác định Đơn giá tiền lương phải được xây dựng do Nhà nước quyđịnh Điều đó có nghĩa là khi mức lao động thay đổi và các thông số tiềnlương thay đổi thì đơn giá tiền lương sẽ thay đổi theo Nhà nước sẽ quản lý

Trang 11

tiền lương và thu nhập của doanh nghiệp thông qua quản lý hệ thống mức laođộng, đơn giá tiền lương.

Trên cơ sở các thông số trên, doanh nghiệp xác định đơn giá tiền lương.Có 4 phương pháp xác định đơn giá tiền lương như sau:

3.1 Đơn giá tiền lương tính trên 1 đơn vị sản phẩm

Công thức tính: Đg = Lg x Tsp

Trong đó:

Đg: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm

Lg: Tiền lương giờ tính trên cơ sở cấp bậc bình quân, phụ cấp bình quânvà mức lương tối thiểu của doanh nghiệp.

Tsp: Mức lao động của một đơn vị sản phẩm

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanhđược chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi) thườngáp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm hay một số loại sảnphẩm có thể quy đổi được.

3.2 Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là doanh thu, thườngđược áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp.

Công thức tính:Đg =

Trong đó: Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạchDkh: Tổng doanh thu kế hoạch

3.3 Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu trừ đi tổng chi phí

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng doanh thu trừđi tổng chi phí Thường áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thuvà tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở các mức chi phí.

Đg =

Trang 12

Trong đó: Vkh: tổng quỹ lương năm kế hoạchDkh: Tổng doanh thu kế hoạch

Ckh: Tổng chi phí theo kế hoạch (chưa có tiền lương)

3.4 Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là lợi nhuận, thườngáp dụng cho các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định lợinhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện.

4.2 Phân loại quỹ lương của doanh nghiệp

Quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức khácnhau như sau:

* Theo tính kế hoạch: Qũy lương kế hoạch là quỹ lương thực hiện.+ Quỹ lương kế hoạch: Là tổng số tiền lương được tính vào đầu kỳ kếhoạch Được xác định theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp được quy định vàtheo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.

* Theo đối tượng được hưởng

Quỹ lương của công nhân sản xuất và quỹ lương của công nhân viênkhác trong doanh nghiệp:

* Theo tính chất phụ: Quỹ lương chính và quỹ lương bổ sung

+ Quỹ lương chính bao gồm số tiền lương theo thời gian, tiền lươngtheo sản phẩm và các khoản phụ cấp được tính theo lương để trả cho tất cảcán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Trang 13

+ Quỹ lương bổ sung bao gồm số tiền trả cho cán bộ công nhân viêncủa doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc theo chế độ như: Lễ, tết, phép,năm… hoặc nghỉ vì lý do bất thường khác.

4.3 Kết cấu quỹ lương của doanh nghiệp

Kết cấu của quỹ lương doanh nghiệp bao gồm các loại như sau:+ Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc.

+ Tiền lương trả cho người lao động theo sản phẩm hay công việc hoànthành.

+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì thờitiết hay thiếu vật tư…

+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ phép hay quyđịnh, nghỉ họp…

+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ để đi học theochế độ.

+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được điều động đi công tácbiệt phái.

+ Các khoản phụ cấp theo quy định…

4.4 Thành phần của tổng quỹ lương chung năm kế hoạch

Hiện nay theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nướcthường xác định quỹ lương chung theo kế hoạch gồm các thành phần theocông thức sau:

Vc = Vkh + Vpc + Vbs + VtgTrong đó:

Vc: Tổng quỹ lương chung theo kế hoạch

Vkh: Tổng quỹ lương theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lươngVpc: Quỹ lương kế hoạch các loại phụ cấp lương và các chế độ khác(nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định.

Vbs: Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch (phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉlễ tết, nghỉ theo chế độ phụ nữ )

Trang 14

Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ theo kế hoạch (theo quy định của Bộ Laođộng)

1.1 Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp

Hình thức này được áp dụng rộng rãi cho người lao động trực tiếp vớiđiều kiện công việc của họ tương đối độc lập và có thể đo được kết quả cụthể Thực chất của hình thức này là dựa trên cơ sở giá cố định, số lượng sảnphẩm sản xuất ra của người nào càng nhiều thì người đó được trả nhiều lươngvà ngược lại.

Công thức tính: Lspt.tiếp = Ntt x Đg

Trong đó: Ntt: Số lượng sản phẩm thực tếĐg = T x Lgiờ

Với: T: Mức thời gian

Lgiờ: Mức lương giờ theo cấp bậc của sản phẩm

Trang 15

Đgt.thể = T x

Trong đó:

Lgsp: Mức lương giờ bình quân của sản phẩm

Tj: Thời gian của công nhân thứ j khi tham gia làm một sản phẩm s: Số công nhân của tập thể đó.

+ Bước 2: Tính lương cho từng người:

Tiền lương sản phẩm của công nhân thứ j được dác định như sau:

Lcnj= Lsptt

Lcnj= Lsptt

Tjx Ljx Ktdj

x Tjx Ljx Ktdj

1.3 Lương sản phẩm gián tiếp

Hình thức này áp dụng đối với công nhân phụ, phục vụ sản xuất nhưcác công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị, phục vụ vận chuyển, kho

Trang 16

tàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm… mà kết quả công tác của họ ảnh hưởngtrực tiếp đến công nhân chính Do đó tiền lương sản phẩm của họ phụ thuộcvào kết quả sản xuất của công nhân chính Hình thức tiền lương này đã độngviên được công nhân phụ, phục vụ tốt hơn và có tác dụng nâng cao năng suấtlao động của công nhân chính.

Lspg.tiếp : Lương sản phẩm của công nhân gián tiếpLthángg.tiếp: Lương cơ bản tháng của công nhân gián tiếpNKH

CNSXchính: Mức sản lượng kế hoạch của công nhân chínhNTT

CNSXchính: Mức sản lượng thực tế của công nhân chínhKnslđt.tiếp: Hệ số năng suất của công nhân chính

1.4 Lương sản phẩm có thưởng

Thực chất là hình thức kết hợp lương sản phẩm với chế độ tiền thưởngnhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

1.5 Lương sản phẩm lũy tiến

Hình thức này được áp dụng ở những "khâu yếu" trong sản xuất để gópphần vào sự hoàn thành kế hoạch chung của doanh nghiệp.

Lương sản phẩm luỹ tiến có sử dụng 2 loại đơn giá lương:

+ Đơn giá lương cố định để trả cho sản phẩm trong mức quy định.+ Đơn giá lương lũy tiến tính cho sản phẩm vượt mức quy định.

Nhờ việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra mà doanh nghiệp đãgiảm được chi phí cố định tính cho một đơn vị Đó chính là nguồn bù đắp tiềnlương trả thêm theo luỹ tiến ở trên Đơn giá tiền lương tăng thêm được tínhdựa vào đơn giá cố định và một hệ số tăng đơn giá Khi trả lương theo hìnhthức này phải xác định đúng tỷ lệ tăng đơn giá, tức là chỉ nên dùng một phầnsố tiết kiệm được về chi phí sản xuất cố định.

Trang 17

Tiền lương của công nhân được tính theo công thức sau:L = Đg x Q1 + Đg x D x (Q1 - Q0)

Trong đó: Q0: Mức sản lượng tối thiểuQ1: Mức sản lượng thực tếD: Hệ số tăng đơn giá

2 Hình thức trả lương theo thời gian(4)

2.1 Tiền lương thời gian giản đơn

Hình thức tiền lương này chỉ căn cứ vào số thời gian làm việc và lươnggiờ (hoặc lương ngày) của nhân viên để trả lương Hình thức này dễ mangtính chất bình quân, vì không phân biệt người làm tích cực với người kém, dođó không khuyến khích được người lao động sử dụng hợp lý thời gian laođộng cũng như nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc củamình.

Công thức tính: Ltg = Ttt x Lncb

Trong đó: Ltg: Lương trả cho người lao động

Ttt: Số ngày công (giờ công) thực tế đã làm trong kỳLncb: Mức lương ngày (giờ) tính theo cấp bậc

+ Lương tháng: Được quy định cho từng bậc lương trong bảng lương,thường được trả cho người lao động làm công tác quản lý hành chính, quản lýkinh tế và các ngành hoạt động không sản xuất vật chất.

+ Lương ngày: Thường được áp dụng trả cho công nhân trong các ngàyhọc tập, họp… Đồng thời là căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội và còn dùngđể trả lương cho người lao động theo hợp đồng (làm ngày nào thì trả lươngngày đó).

Trang 18

Hình thức này là sự kết hợp giữa tiền lương thời gian giản đơn và tiềnthưởng khi đạt chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định Hình thức nàyđã kích thích người lao động quan tâm hơn đến kết quả công tác của mình(đạt năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, tiết kiệm vật tư…)

Công tác tiền thưởng gồm 3 nội dung:

1 Chỉ tiêu tiền thưởng

Khái niệm: chỉ tiêu tiền thưởng là gồm cả chỉ tiêu về chất lượng và sốlượng Yêu cầu các chỉ tiêu xét thưởng này phải chính xác và cụ thể.

2 Điều kiện thưởng

Khái niệm: Điều kiện tiền thưởng nhằm xác định tiền đề để thực hiệnkhen thưởng, cũng như để đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu xétthưởng.

- Thưởng năng suất lao động cao

- Thưởng chất lượng sản phẩm tốt, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng- Thưởng tiết kiệm vật tư

- Thưởng sáng kiến

Trang 19

- Thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Thưởng đảm bảo ngày công cao

(nguồn tiền thưởng có thể lấy từ các nguồn sau)

+ Quỹ lương dự kiến theo kế hoạch còn lại chưa phân phối hết trongnăm.

+ Quỹ phúc lợi

+ Giá trị làm lợi do kết quả sản xuất kinh doanh mang lại.

Trang 20

Với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 36 tỷ đồng, nhà máy lắp đặt dâychuyền sản xuất xi măng lò đứng, sản phẩm sản xuất ra là xi măng PCB30theo tiêu chuẩn TCVN62601997.

Qua quá trình xây dựng, lắp đặt và chạy thử từ ngày 01/08/1995 đếnngày 01/10/1995, nhà máy chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực hiện chủ trương sắp xếp lại các đơn vị thành viên của Tổng Côngty Thép Việt Nam theo Quyết định số 693/QĐ-HĐQT ngày 15/4/1997 củaTổng Công ty Thép Việt Nam về việc sáp nhập xí nghiệp Vật liệu xây dựngvào Nhà máy xi măng Lưu Xá đã nâng tổng số tài sản cố định lên gần 40 tỷđồng và số lao động lên hơn 500 người.

Ngày 08/8/2000 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số BCN về việc thành lập Công ty Vật liệu xây dựng thuộc Tổng công ty xâydựng Công nghiệp Việt Nam, kể từ đó đến nay Nhà máy xi măng Lưu Xá làmột doanh nghiệp trực thuộc Công ty vật liệu xây dựng Tổng giá trị sảnlượng của nhà máy hàng năm chiếm 20% tổng giá trị sản lượng của công ty.

Trang 21

47/QĐ-Lực lượng lao động của nhà máy chiếm tới 15% trong toàn công ty Riêng chỉtiêu lợi nhuận của nhà máy chiếm 30% lợi nhuận của toàn công ty.

Năm 2003 nhà máy đã trả được vốn vay đầu tư xây dựng nhà máy.Ngày 11 tháng 12 năm 2001 nhà máy được cấp chứng chỉ quản lý chấtlượng ISO9001-2000.

Năm 1997 đạt công suất thiết kế: 60.000 tấn/nămCông suất hiện tại của nhà máy: 80.000 tấn/năm

Là doanh nghiệp loại vừa với tổng số 570 cán bộ công nhân viên.

Tổng số vốn: Năm 2003: 4.423.280.430 đồng; Năm 2004:3.966.260.812 đồng.

2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghệ, kết cấu sản xuất và cơcấu tổ chức quản lý

2.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Nhà máy xi măng Lưu Xá là một doanh nghiệp nhà nước, được hạchtoán độc lập có giấy phép đăng ký kinh doanh số 313587, số tài khoản giaodịch 710A-00012 tại ngân hàng công thương Thái Nguyên Lĩnh vực sản xuấtkinh doanh của nhà máy là sản xuất vật liệu xây dựng.

2.2 Hàng hoá hiện tại nhà máy đang kinh doanh

Nhà máy chuyên sản xuất xi măng PCB 30 theo tiêu chuẩn 6260:1997.Sản phẩm xi măng của nhà máy phục vụ trong lĩnh vực xây dựng dân dụng vàcông nghiệp như sản xuất tấm lợp Hiện nay sản phẩm của nhà máy đã đượctiêu thụ rộng rãi trên nhiều tỉnh phía Bắc.

2.3 Công nghệ sản xuất của sản phẩm xi măng

Quy trình công nghệ của Nhà máy xi măng Lưu Xá được tóm tắt theosơ đồ sau:

Trang 22

(thạch cao, xỉ)Phụ gia (quặng sát, barit)

Trang 23

nguyên nhiên liệu, phụ gia được đưa vào máy nghiền chu trình kín Bột liệunghiền được chuyển lên phân ly Bột liệu mịn được đưa vào các silô chứa.

+ Công đoạn nung luyện clinke:

Hỗn hợp bột phối liệu đồng nhất được vít định lượng đưa lên máy trộnẩm và đưa đến máy vê viên thành viên kích thước từ 5-12mm, sau đó đưavòlò nung Quá trình gia nhiệt trong lò nung tạo cho hỗn hợp bột liệu thựchiện các phản ứng lý hoá để hình thành clinke Clinke được chuyển vò ủ trongcác silô chứa.

+ Công đoạn nghiền xi măng và đóng bao

Clinke cùng thạch cao và phụ gia hoạt tính được định lượng qua cânbăng điện tử theo đơn nghiền đưa vào máy nghiền bi chu trình kín, sau đóđược đưa lên máy phân ly Bột xi măng đạt độ mịn theo yêu cầu kỹ thuậtđược chuyển vào các silô chứa xi măng và được đóng bao qua các máy đóngbao Xi măng đóng bao được xếp thành lô, qua kiểm tra đạt yêu cầu mới đượcnhập kho.

* Đánh giá về công nghệ- Ưu điểm:

+ Chất lượng sản phẩm xi măng mức ổn định không cao

+ Hàm lượng vôi tự do trong xi măng cao ảnh hưởng đến chất lượngsản phẩm.

+ Nồng độ bụi thải ra môi trường nhiều gây ô nhiễm môi trường.

+ Lò nung clinke hay sự cố gây mất an toàn cho công nhân vận hành lò.

Trang 24

2.4 Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy

Nhà máy xi măng Lưu Xá là doanh nghiệp sản xuất xi măng có hìnhthức tổ chức sản xuất chuyên môn hóa theo sản phẩm.

* Nhận xét:

+ Quá trình sản xuất nhà máy tiến hành liên tục trong suốt cả nămkhông gián đoạn, làm việc 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, 52tuần trong năm, chỉ sản xuất một loại sản phẩm xi măng Thiết bị được lắp đặttheo dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chấtthẳng dòng.

+ Máy móc thiết bị và tổ hợp sản xuất được trang bị chỉ để sản xuất sảnphẩm clinke và xi măng, vì vậy hệ thống sản xuất không có tính linh hoạt chosản xuất sản phẩm khác.

+ Để hạn chế sản phẩm tồn đọng trong quá trình sản xuất và khơi thôngdòng chuyển sản phẩm trong quá trình sản xuất, cân bằng năng suất của cácthiết bị và các công đoạn sản xuất đòi hỏi nhà quản lý phải bám sát chỉ đạosản xuất sát sao.

+ Có các thiết bị tự động hoá quá trình vận chuyển nội bộ nên giá thànhsản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm ổn định, ít phế phẩm.

2.5 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

Trang 25

Kho NV

Sơ đồ 2Kết cấu sản xuất

Trang 26

GIÁM ĐỐC

P Giám đốc sản xuất P Giám đốc

cơ điện

Phân xưởngN.liệuPhân xưởng

Lò nungPhân xưởng

T.phẩmPhân xưởng

Bao bì

- Ưu điểm:

Tổ chức sản xuất trong dây chuyền sản xuất đơn giản, chu kỳ sản xuấtngắn, chuyên môn hoá lao động sâu, trình độ tay nghề của người lao động thấp,năng suất lao động cao, nhà máy tiết kiệm được chi phí tiền lương trực tiếp.

Các phân xưởng bố trí tổ sửa chữa cơ khí, chủ động bảo dưỡng định kỳvà giải quyết sự cố nhỏ đột xuất của thiết bị.

- Nhược điểm: Quản lý kỹ thuật phức tạp.

+ Sửa chữa lớn phải điều động nhân lực sửa chữa các phân xưởng khác,quản lý phức tạp, hiệu quả không cao.

+ Quản lý, bố trí sắp xếp, tạo công ăn việc làm đảm bảo thu nhập cho tổsửa chữa rất khó khăn, đòi hỏi quản đốc phân xưởng năng động trong côngtác quản lý.

2.6 Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy

* Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý

Sơ đồ 3

Sơ đồ tổ chức của nhà máy

Trang 27

+ Phó giám đốc cơ điện: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chấtlượng hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy Hàng tháng, báo cáovới Giám đốc về tình trạng thiết bị của nhà máy.

+ Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chấtlượng sản phẩm Hàng tháng, báo cáo với Giám đốc tình hình chất lượng sảnphẩm.

- Các phòng ban:

+ Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Lập kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng sửachữa thiết bị Kiểm soát việc thực hiện các hướng dẫn vận hành, bảo dưỡngthiết bị Lập hồ sơ lý lịch theo dõi tình trạng thiết bị, ghi sổ nhật ký hàngngày Bảo đảm sửa chữa kịp thời những hư hỏng phát sinh trong quá trình sảnxuất Nghiên cứu đề xuất những giải pháp kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất đểnâng cao hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị Lập kế hoạch sản xuấttrong từng thời kỳ Lên phương án, theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.Xây dựng kế hoạch cân đối vật tư, nguyên, nhiên liệu Bảo đảm cung ứng cấpphát vật tư kịp thời cho sản xuất.

Trang 28

+ Phòng kỹ thuật công nghệ: Chỉ đạo công tác kỹ thuật công nghệ trongquá trình sản xuất của nhà máy Kiểm tra tất cả các loại nguyên, nhiên liệu, vỏbao dùng cho sản xuất xi măng Kiểm tra chất lượng xi măng xuất kho Kiểmtra giám sát việc thực hiện đúng các yêu cầu quy định trong quy trình côngnghệ, báo cáo kịp thời với giám đốc hoặc phó giám đốc nhà máy những vấnđề liên quan tới chất lượng sản phẩm Soát xét các hướng dẫn công việc thaotác công nghệ.

+ Phòng thị trường: Điều hành các hoạt động bán hàng, theo dõi ximăng trong kho các đại lý bán hàng Theo dõi các phản ánh, khiếu nại củakhách hàng về chất lượng và dịch vụ hàng hoá Tập hợp các thông tin về thịtrường và các đối thủ cạnh tranh Cùng các đơn vị liên quan giải quyết và theodõi việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng Theo dõi thanh quyết toáncác hợp đồng mua và bán sản phẩm, tổ chức theo dõi và thu hồi công nợ củakhách hàng.

+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu đề xuất với Giám đốc về côngtác nhân sự của nhà máy; Lập kế hoạch, triển khai công tác đào tạo tuyểndụng lao động; Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương; Giải quyếtcác chính sách cho người lao động; Tổ chức phục vụ công tác hành chính,phục vụ ăn ca, y tế, môi trường lao động.

+ Phòng tài chính kế toán: Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác đầyđủ, kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy theo từng ngày,tháng, quý, năm và lập báo cáo nhằm phục vụ nhu cầu quản lý, giúp Giámđốc trong điều hành quản lý.

- Các phân xưởng: Toàn nhà máy có 4 phân xưởng được phân theo từngcông đoạn của dây chuyền giúp cho công tác quản lý và kỹ thuật sản xuấtđược tiện lợi, tập trung.

+ Phân xưởng nguyên liệu: Tổ chức gia công, chế biến nguyên nhiênliệu phục vụ cho sản xuất: Đá vôi, than, quặng sắt, barit… Sấy phụ gia nghiềnxi măng, tổ chức nghiền bột phế liệu.

Trang 29

+ Phân xưởng lò nung: Tiếp nhận bột liệu, tổ chức vê viên, nung luyệnclinke, đập clinke đưa vào các silô chứa.

+ Phân xưởng thành phẩm: Tổ chức gia công, chế biến nguyên liệuphục vụ nghiền xi măng: thạch cao, xỉ… Tổ chức nghiền, đảo đồng nhất,đóng bao, bốc xi măng lên phương tiện vận tải.

+ Phân xưởng bao bì: Tổ chức sản xuất vỏ bao cho nhà máy theo kếhoạch.

* Nhận xét: Bộ máy của nhà máy được xây dựng cơ cấu theo kiểu trựctuyến - chức năng, đứng đầu là Giám đốc nhà máy, giúp việc cho giám đốc là02 phó giám đốc và 05 phòng chức năng chỉ đạo trực tiếp xuống 04 phânxưởng Cơ cấu tổ chức trên đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh, tuân thủtheo nguyên tắc chế độ 1 thủ trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng,phân quyền cho các phó giám đốc và các quản đốc phân xưởng để chỉ huy kịpthời đúng chức năng, chuyên môn, không chồng chéo, đảm bảo chuyên sâu vềnghiệp vụ, có cơ sở căn cứ cho việc ra quyết đinh, hướng dẫn thực hiện cácquyết định, do đó nâng cao chất lượng quản lý, giảm bớt gánh nặng cho giámđốc Phân bố chức năng của nhà máy theo kiểu cơ cấu này là phù hợp với đặcđiểm của nhà máy.

3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp

3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bản báo cáo tài chính phảnánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Dưới đây là bảng tổng kết báo cáokết quả sản xuất kinh doanh năm 2004 và năm 2005 của Nhà máy.

Trang 30

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và 2005

Đơn vị tính: đồng

số Năm 2004 Năm 2005

Chênh lệchTổng số%

Doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ

Các khoản giảm trừ(03=04+05+06+07)

- Chiết khấu thương mại 0453.867.75753.867.757+100- Giảm giá hàng bán05

- Hàng bán bị trả lại06- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuếXK, thuế GTGT theophương pháp TT phải nộp

1 Doanh thu thuần về bánhàng và cung cấp dịch vụ(10=01-03)

2 Giá vốn hàng bán1150.809.606.422

94.485.869+0,193 Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ(20=10-11)

206.583.592.848 6.938.110.058 354.517.210+5,38

4 Doanh thu hoạt động tàichính

2198.952.30552.549.781(46.402.524)-46,95 Chi phí tài chính

- Trong đó: Lãi vay phải trả

221.445.581.906 1.390.876.15354.705.753+3,786 Chi phí bán hàng241.364.138.110 1.228.726.291 135.411.819+9,937 Chi phí quản lý doanh

nghiệp

252.512.922.1322.95.954.625 (433.032.493) -17,238 Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh

301.359.903.005 1.425.102.77065.199.765+4,8

9 Thu nhập khác31258.944.964107.756.003 (151.188.961) -58,410 Chi phí khác32257.351.01336.279257.314.734+10011 Lợi nhuận khác (40=31-

401.593.951107.719.724106.125.773 +665812 Tổng lợi nhuận trước 501.361.496.956 1.532.822.494 171.325.538 +12,58

Trang 31

thuế (50=30+40)

13 Lợi nhuận sau thuế(60=50-51)

601.361.496.956 1.532.822.494 171.325.538 +12,58Qua bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy ta thấydoanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 206.163.634 đồng, với tốc độtăng là 0,36% Ta thấy tuy tốc độ tăng doanh thu không cao nhưng tổng mứclợi nhuận của Nhà máy năm 2005 so với năm 2004 tăng 171.325.538 đồng,với tốc độ tăng là 12,58% do các yếu tố sau:

* Các yếu tố làm tăng:

+ Tổng doanh thu tăng, làm tổng mức lợi nhuận tăng: 206.163.584 đồng+ Chiết khấu thương mại không có, làm tổng lợi nhuận tăng:53.867.757 đồng.

+ Giá vốn hàng bán giảm, làm tổng lợi nhuận tăng: 94.485.869 đồng.+ Chi phí tài chính, chi phí bán hàng giảm, làm tổng mức lợi nhuậntăng: 190.117.572 đồng.

+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác tăng, làm tổng lợi nhuận tăng:106.125.773 đồng.

Tổng cộng: 206.163.584 + 53.867.757 + 94.485.869 +190.117.572 +106.125.773 = 650.760.555 đồng.

3.2 Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tình hình tài chính của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp chongười lãnh đạo biết được thực trạng của doanh nghiệp, nắm vững được tiềmnăng, thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh cua doanh nghiệp là tốt hayxấu đồng thời cũng thấy được những rủi ro hoặc triển vọng của doanh nghiệp

Trang 32

trong những năm tiếp theo Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chínhphản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhấtđịnh dưới hình thái tiền tệ theo giá trị nguồn hình thành tài sản Thông quabảng cân đối kế toán của Nhà máy giúp ta đi sâu vào phân tích đánh giá tìnhhình tài chính của Nhà máy.

Bảng 2: Bảng cân đối kế toán

% Số tiền

% Số tiền

Tỷ trọng%

Tài sản

A Tài sản lưu động15.589.140.97755,10 14.606.494.181

52,32(982.646.796)-6,30I Tiền3.943.805.17013,94 4.811.324.23917,23867.519.069+22,0II Đầu tư tài chính ngắn hạn

III Các khoản phải thu7.037.007.13624,87 5.955.250.85321,33 (1.081.756.283)-15,37IV Hàng tồn kho4.117.393.59914,55 3.762.636.40313,47(354.757.196)-8,62V Tài sản lưu động khác490.935.0721,7477.282.6860,28(413.652.386)-84,26B Tài sản cố định12.704.554.76544,90 13.318.555.04

47,69614.000.283+4,83I Tài sản cố định12.685.941.48144,84 12.160.196.38

43,55(525.745.099)-4,14II Chi phí XDCB dở dang11.613.2840,041.158.358.6664,151.146.745.382 +9,874,4III Các khoản đầu tư TCDH7.000.0000,020,00(7.000.000)-100,00Tổng tài sản28.293695.74210027.952.049.22

100(368.646.513)-1,30Nguồn vốn

A Nợ phải trả24.139.952.73985,32 22.129.976.828

79,25 (2.009.975.911)-8,33I Nợ ngắn hạn16.504.817.23158,33 16.323.533.91

58,45(181.283.313)-1,10II Nợ dài hạn6.843.100.00024,19 4.579.500.00016,40 (2.263.600.000)-33,08III Nợ khác792.035.5082,801.226.942.9104,39434.907.402+54,91B Nguồn vốn chủ sở hữu4.153.743.00314,68 5.795.072.40120,751.641.329.398+39,51I Nguồn vốn, quỹ4.125.451.55814,58 5.652.493.95620,241.527.042.398+37,02II Nguồn kinh phí, quỹ khác28.291.4450,10142.578.4450,51114.287.000+403,96Tổng nguồn vốn28.293.695.74210027.925.049.22

(Nguồn: Phòng TC-KT)3.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Qua bảng cân đối kế toán cho thấy Tổng tài sản của nhà máy năm 2005so với năm 2004 giảm đi 368.646.531 đồng (giảm 1,3%) Điều đó cho thấy

Trang 33

khả năng huy động vốn của nhà máy là chưa tốt, không thuận lợi cho việc mởrộng quy mô sản xuất.

- TSCĐ của nhà máy năm 2005 so với năm 2004 giảm 525.745.099đồng với số tương đối giảm 4,14% Điều đó cho thấy sự đầu tư thêm máymóc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh giảm Để đánh giá tình hình đầutư theo chiều sâu, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị cần tính và phân tích chỉtiêu tỷ suất đầu tư.

Tỷ suất đầu tư = x 100%Tại thời điểm 2004:

Tỷ suất đầu tư = (12.704.554.765/28.293.695.742) x 100% = 44,9%Tại thời điểm 2005:

Tỷ suất đầu tư = (13 318.555.048/27.925.049.229) x 100% = 47,7%Kết quả phân tích cho thấy tại thời điểm năm 2005 so với năm 2004 tỷsuất đầu tư của nhà máy tăng 2,8% là do tăng chi phí xây dựng cơ bản màthực tế năng lực sản xuất kinh doanh của nhà máy chưa được mở rộng.

Do giảm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nên vốn bằng tiền của doanhnghiệp năm 2005 tăng so với năm 2004 là 867.519.069 đồng (tăng 22%).

- Khoản phải thu năm 2005 so với năm 2004 giảm 1.081.756.283 đồng(giảm 15,37%) Điều này thể hiện tình hình nợ đọng, chiếm dụng vốn củakhách hàng đã giảm, khả năng thu hồi vốn của nhà máy được cải thiện hơn.

- Hàng tồn kho của nhà máy năm 2005 so với năm 200 giảm354.757.196 đồng (giảm 8,62%) Điều này thể hiện khả năng tiêu thụ sảnphẩm tốt hơn.

Qua bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn vốn nợ phải trả là cơ bản vàchiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của nhà máy (năm 2004 là 85,32%;nưam 2005 là 79,25%) Trong đó chủ yếu là do sự gia tăng của nợ vay ngắnhạn và nợ dài hạn, đi kèm theo là tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu giảm mạnh.Như vậy là mức độ tự chủ về tài chính của nhà máy đã giảm đi, nhà máy phải

Trang 34

luôn chú ý đến kết quả sử dụng các khoản vốn vay, đặc biệt là khoản nợ ngắnhạn để đảm bảo được khả năng thanh toán với các cơ quan tín dụng.

Để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, cũng như mức độ tựchủ, chủ động kinh doanh của nhà máy cần xác định và phân tích tỷ suất tựđầu tư:

Tỷ suất đầu tư = (Nguồn vốn (loại B)/Tổng nguồn vốn) x 100%Tại thời điểm 2004:

Tỷ suất đầu tư = (4.153.743.003/28.293.695.742) x 100% = 14,7%Tại thời điểm 2005:

Tỷ suất đầu tư = (5.795.072.401/27.925.049.229) x 100% = 20,75%Ta thấy tỷ suất đầu tư năm 2004 là 14,7%, năm 2005 là 20,75% điềunày cho thấy tài chính của nhà máy là phụ thuộc, bởi vì hầu hết tài sản củadoanh nghiệp được đầu tư bằng vốn đi vay Tỷ suất đầu tư năm 2005 lớn hơntỷ suất đầu tư năm 2004 là do tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu(39,51%), trong khi đó tốc độ giảm của nợ phải trả thấp hơn (8,33%) Điềunày thể hiện khả năng tự tài trợ của nhà máy được cải thiện hơn.

3.2.2 Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

* Các tỷ số thanh khoản

+ Tỷ suất thanh toán nhanh: Tỷ suất thanh toán thể hiện tình hình tàichính của doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao hơn tình hình tài chính sẽ khảquan và ngược lại.

=

= = 0,71 = = 0,66

Tỷ suất thanh toán nhanh năm 2004 là 0,71; năm 2005 là 0,66 Tỷ suấtnày qua các năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy nhà máy không có khả năng để

Trang 35

thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng 1 nămhay 1 chu kỳ kinh doanh) Nếu không sử dụng đến một phần hàng tồn kho.

+ Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưuđộng.

=

= = 0,25 = = 0,33

Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động năm 2004 là 0,25; năm 205 là0,33; mặt khác nhà máy không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nênchứng tỏ nhà máy không đủ tiền để thanh toán.

+ Tỷ suất thanh toán tức thời: =

= = 0,24 = = 0,29

Tỷ suất thanh toán tức thời năm 2004 là 0,24; năm 2005 là 0,29; Tỷ suấtnày qua các năm đầu nhỏ hơn 0,5 (mức tiêu chuẩn của ngành) Cho thấy nhàmáy rất khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hành (đến hạn, quáhạn) Vì thế nàh máy phải nhanh chóng có biện pháp thu hồi công nợ, nhằmđảm bảo khả năng thanh toán của nhà máy.

* Các tỷ số hiệu suất

+ Số vòng quay và thời gian của một vòng quay vốn lưu động (VLĐ) =

= = 4,03 = = 3,82

Trang 36

Số vòng quay vốn lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004 Điều nàycho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm sau giảm hiệu quả sử dụngvốn, để đồng vốn ứ đọng, không sinh lợi.

+ Thời gian của một vòng luân chuyển (VLĐ): =

= = 89

= = 94

Năm 2005 so với năm 2004, thời gian quay vòng vốn tăng Điều nàycho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2005 sử dụng vốn khônghiệu quả so với năm 2004.

+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

= = 3,92

= = 4,43

Ta thấy cứ một đồng tài sản cố định trong năm 2004 tham gia tạo ra3,92 đồng doanh thu thuần; năm 2005 tham gia tạo ra 4,43 đồng doanh thuthuần Như vậy hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2005 cao hơn so vớinăm 2004.

* Các tỷ số về đòn cân nợ:+ Tỷ số nợ:

Tỷ số nợ =

Tỷ số nợ năm 2004 = = 0,85Tỷ số nợ năm 2005 = = 0,79

Từ tỷ số này ta thấy gánh nợ nần của nhà máy là khá nặng nề, với tỷ lệnày nhà máy khó có thể vay mượn thêm từ các nhà tài trợ.

Trang 37

+ Khả năng thanh toán lãi vay:Khả năng thanh toán lãi vay =

= = 0,94 = = 1,1

Nhìn vào tỷ số trên ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của nhà máynăm 2005 có xu hướng thuận lợi hơn so với năm 2004.

+ Hệ số doanh lợi vốn tự cóHệ số doanh lợi VCSH =

= = 0,28= = 0,31

Năm 2005 so với năm 2004, hệ số doanh lợi của vốn tự có tăng Điềunày cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm sau hiệu quả hơn so vớinăm trước.

+ Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần (DTT): =

Trang 38

= = 0,024

= = 0,027

Năm 2005 so với năm 2004, hệ số doanh lợi của doanh thu thuần tăng.Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm sau hiệu quả hơnso với năm trước.

3.3 Đánh giá nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp

Trên cơ sở phân tích khái quát tình hình tài chính của nhà máy, thể hiệnbằng việc phân tích tình hình biến động kết quả hoạt động kinh doanh, tìnhhình phân bổ vốn và nguồn vốn có thể rút ra một số nhận xét sau:

+ Quy mô của tài sản của nhà máy không tăng, các khoản nợ có chiềuhướng giảm, nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, tình hình đầu tư của nhà máycòn hạn chế.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu của nhà máy có xu hướng tăng nhưng vẫn cònchiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn, điều đó cho thấy việc đầu tư củanhà máy phụ thuộc, thiếu chủ động.

+ Tỷ suất thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán vốn lưu động của nhàmáy còn thấp, điều đó thể hiện nhà máy còn gặp nhiều khó khăn trong thanhtoán Nhà máy cần có sự điều chỉnh để tăng khả năng thanh toán.

+ Tổng lợi nhuận của nhà máy do tổng doanh thu tăng, lợi nhuận thuđược từ các hoạt động khác tăng, cắt chiết khấu thương mại, giá vốn hàng bángiảm, chi phí tài chính, chi phí bán hàng giảm.

Tóm lại: Tình hình tài chính của nhà máy trong thời gian qua là tươngđối khả quan Vốn cố định thường xuyên chiếm trên 45%, đây là hiện tượngbình thường đối với một doanh nghiệp sản xuất Mức độ độc lập về mặt tàichính của nhà máy không cao, nhà máy không có khả năng thanh toán các nợngắn hạn trong vòng một năm/một chu kỳ kinh doanh song cũng rất khó khăntrong việc thanh toán các khoản viện nợ hiện hành đến hạn/quá hạn do lượngtiền quá ít.

Trang 39

II PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CỦA NHÀ MÁY1 Tình hình lao động của nhà máy

1.1 Số lượng, chất lượng lao động

Lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng lao động là điều cơ bản quyết định sựthành công của mọi hoạt động của nhà máy Nó là yếu tố quyết định đến kếtquả sản xuất kinh doanh, nếu thiếu yếu tố này hoạt động sản xuất kinh doanhkhông thể tiến hành được Muốn quản lý lao động tốt nhà quản lý phải phânchia lực lượng lao động của mình ra từng nhóm theo các tiêu thức khác nhau.Sau đây là bảng cơ cấu lao động của Nhà máy qua 2 năm 2004-2005.

Bảng 3: Cơ cấu lao động của nhà máy

Chỉ tiêu Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%)Năm 2004 Năm 2005

Ngày đăng: 28/11/2012, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và 2005 - Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và 2005 (Trang 31)
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán - Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá
Bảng 2 Bảng cân đối kế toán (Trang 33)
phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ theo giá trị nguồn hình thành tài sản - Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá
ph ản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ theo giá trị nguồn hình thành tài sản (Trang 33)
Bảng 4: Cơ cấu lao động phân theo giới tính - Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá
Bảng 4 Cơ cấu lao động phân theo giới tính (Trang 41)
1.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động - Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá
1.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động (Trang 42)
Bảng 8: Tổng hợp hệ sốlương cấp bậc bình quân - Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá
Bảng 8 Tổng hợp hệ sốlương cấp bậc bình quân (Trang 46)
III. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY - Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá
III. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY (Trang 54)
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công của các tổ đưa lên, phòng tổ chức hành chính tiến hành lập bảng lương cho các tổ. - Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá
ng tháng căn cứ vào bảng chấm công của các tổ đưa lên, phòng tổ chức hành chính tiến hành lập bảng lương cho các tổ (Trang 56)
9. KS theo dõi thiết bị 226 13 39 1,95 3,9 - Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá
9. KS theo dõi thiết bị 226 13 39 1,95 3,9 (Trang 58)
hành chính căn cứ vào bảng chấm công và khối lượng sản phẩm hoàn thành của tổ để xác định qũy lương của tổ và tính lương cho từng công nhân của tổ - Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá
h ành chính căn cứ vào bảng chấm công và khối lượng sản phẩm hoàn thành của tổ để xác định qũy lương của tổ và tính lương cho từng công nhân của tổ (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w