Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 97 - 102)

2.2 .Tình hình quản lí và sử dụng đất đai trên huyện Quế Võ

3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa tạ

tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Quế Võ là một huyện có nhiều tiềm năng về nông nghiệp, nhƣng diễn biến nông nghiệp trong những năm gần đây cho thấy một mâu thuẫn lớn đó là: nhiều sản phẩm có khối lƣợng hàng hóa lớn nhƣng lại đƣợc sản xuất ở những hộ có quy mô nhỏ, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nông nghiệp hàng hóa. Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng cần thiết

phải tổ chức lại nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung. Muố vậy, cần thực hiện một số giả pháp trọng tâm sau:

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo dựng môi trường để nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa

- Cần thấy rõ vai trò của công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt chú ý tới quá trình phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng đất khác và việc chuyển đỏi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp, phải đảm bảo an ninh lƣơng thực. các địa phƣơng cần tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết sau dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng sản xuất một cách khoa học dựa trên điều kiện tự nhiên và khả năng của mỗi vùng. Trên cơ sở phƣơng án đã quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, các xã, thị trấn tập hợp nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của hộ nông dân trình huyện, tỉnh phê duyệt. Có nhƣ vậy, sẽ không tạo nên sự cạnh tranh giữa các cá nhân để có thể hình thành thị trƣờng ảo về quyền sử dụng đất.

- Thực tế cho thấy sự tăng giá của những thửa đất đƣợc phê duyệt cho chuyển đổi sử dụng là mối quan tâm của nhiều hộ nông dân, ngay cả khi họ không có diều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sự tăng giá này một phần là do giá trị sản xuất nông nghiệp trên các thửa ruộng này tăng lên cùng với sự chuyển đổi phƣơng thức canh tác. Mặt khác còn do giá trị của thời hạn sử dụng đất đƣợc kéo dài hơn (đất trồng cây hàng năm có thời hạn sử dụng 20 năm, 50 năm). Nhƣ vậy, nếu đƣợc phép chuyển đổi, những hộ không có điều kiện mở rộng sản xuất họ sẽ chuyển nhƣợng phần ruộng đất của mình với giá cao hơn, do đó thị trƣờng ruộng đất đã đƣợc thúc đẩy một cachs dán tiếp.

- Để thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đúng hƣớng, đối với các vùng chuyên canh cao sản, sản xuất những cây, còn mang tính hàng hoá thì các địa phƣơng cần đầu tƣ cơ sở vật chất nhƣ: mở rọng giao thông, thủy lợi, bê tong hóa kênh mƣơng nội đồng, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến

và thu mua nông sản,…cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các địa phƣơng cần quan tâm đầu tƣ thỏa đáng, nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sản xuất phục vụ nhu cầu thị trƣờng và xuất khẩu.

3.2.2. Giải pháp về tổ chức

- Nêu cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng. chính quyền và ban chỉ đạo các cấp. Có sự phân công trách nhiệm rõ rang từng cơ quan chức năng, từng thành viên ban chỉ đạo, đồng thời có sự phối kết hợp chỉ đạo chặt chẽ giữa các cấp, các ngành có liên quan.

- Cần phải học hỏi các kinh nghiệm của địa phƣơngđã làm trƣớc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng địa phƣơng cụ thể, tránh thực hiện theo phong trào, áp đặt, nóng vội, chủ quan duy ý trí.

- Thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình và trình tự các bƣớc, đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng đất xã phải đi trƣớc một bƣớc làm tiền đề cho công tác dồn điền đổi thửa.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động đến từng cơ sở và ngƣời dân, giải thích rõ nội dung, ý nghĩa cũng nhƣ tác dụng của việc dồn điên đổi thửa để ngƣời dân hiểu và tự nguyện tham gia.

- Quá trình thực hiện tổ chức phải công khai để ngƣời dân đều biết, nhƣng phải tập trung dân chủ và thống nhất thực hiện; đồng thời khuyến khích các hộ tự nguyện chuyển đổi ruộng đất cho nhau để có ô thửa lớn hơn.

- Sau dồn điền đổi thửa cần thành lập nhanh chóng bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, đồng thời thu lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ; quy hoạch vùng sản xuất, tu sửa, làm mới hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ cho sản xuất.

3.2.3. Giải pháp khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trƣờng, đặc biệt trong bối cảnh việt

nam ra nhập WTO là hết sức quan trọng. Có trên 90% ý kiến nông dân có hỏi có nguyện vọng đƣợc phổ biến kiến thức về biện pháp tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, hơn 80% ý kiến có nguyện vọng đƣợc phổ biến kiến thức về kỹ thuật phòng chống sâu bệnh; gần 50% ý kiến có nguyện vọng đƣợc phổ biến kiến thức về kỹ thuật thu hoạch và bảo quản nông sản. Để làm đƣợc điều này cần giải quyết tốt những vấn đề sau đây:

- Hạn chế tối đa việc chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa sang mục đích sử dụng khác, đặc biệt là chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, đảm bảo an ninh lƣơng thực;

- Xây dựng các mô hình diễn cây, con cho năng xuất cao, phẩm chất tốt. Duy trì mối quan hệ với các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học kỹ thuật để tuyển chọn và mở rộng diện tích lúa lai và lúa hàng hóa có chất lƣợng cao;

- Chuyển cơ bản diện tích vùng ruộng trũng xang phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi, trồng cây ăn quả, hình thành kinh tế trang trại tập trung nhằm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất;

- Mở rộng diện tích cây trồng vụ đông, nhƣ: cây cà rốt ở vùng đất bãi ven đe, dƣa bao tử xuất khẩu, bí xanh, bí đỏ và các cấy rau màu vụ đông; đặc biệt là trồng hoa cây cảnh ở các vùng ven thị trấn, thị tứ;

- Tăng cƣờng công tác khuyến nông, bồi dƣỡng kiến thức kỹ năng săn xuất, để ngƣời dân hiểu và tiếp cận những yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng và sản phẩm mình làm ra; hạ giá thành sản phẩm ngay từ khâu sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện tốt cho dịch vụ đầu ra.

3.2.4. Giải pháp về thị trường

- Cần thiết lập các thị trƣờng về vốn, tín dụng ở các xã, thôn kể cả chính thống và không chính thống nhằm huy động tốt nguồn vốn dƣ thừa

trong nông dân; đảm bảo nhiều về số lƣợng, gọn nhẹ về thủ tục, ƣu đãi về lãi xuất đẻ hộ có thể đầu tƣ phát triển sản xuất có hiệu quả.

- Cần quan tâm phát triển mở rộng thị trƣờng cung ứng vật tƣ nông nghiệp, cung cấp đầy đủ cho quá trình sản xuất, tránh tình trạng hộ phải chịu nhiều mức chi phí trung gian trong quá trình mú vật tƣ phục vụ cho sản xuất.

- Sau dồn điền đổi thửa hƣớng sản xuất đã phát triển, vì thế cần xem xét thiết lập và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa nông sản cho ngƣời dân. Đồng thời từng bƣớc hình thành và hoàn chỉnh các kênh phân phối trong thị trƣờng nông sản,để thúc đẩy nhanh kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Cần thiết lập thị trƣờng lao động trong nông thôn, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

3.2.5. Giải pháp về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp

Sau dồn điền đổi thủa hệ thống hồ sơ địa chính đã có sự thay đổi đáng kể, để thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, vì vậy cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Cần đẩy nhanh tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất; đảm bảo chính sách đất đai thực sự là công cụ bảo vệ quyền bình đẳng khi tiếp cận ruộng đất của nông dân;

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng; tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả;

- Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà Nƣớc về đất đai, nhất là việc chuyển đổi, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất. quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ đất, khuyến khích việc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai năm 2003;

- Tập trung hỗ trợ để nông dân đẩy mạnh trao đổi ruộng đất, khắc phục triệt để tình trạng manh mún đất đai, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại, từng bƣớc phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn toàn huyện Quế Võ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)