Phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn và quan điểm về công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 95 - 97)

2.2 .Tình hình quản lí và sử dụng đất đai trên huyện Quế Võ

3.1. Phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn và quan điểm về công

công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

3.1.1. Phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Đại hội Đảng bộ huyện Quế Võ lần thứ 18 đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đời sống kinh tế - văn hóa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Xây dựng nông thôn mới gắn với tiêu chí về thu nhập cao và có nền nông nghiệp phát triển. Trong đó công tác dồn điền đổi thửa là công cụ cho thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện từng bƣớc đi lên. Ứng dụng các loại cây, con giống vào sản xuất có chất lƣợng cao, tiếp thu và đƣa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là cơ giới hóa máy móc vào sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng.

Trên cơ sở kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa gắn với việc xây dựng nông thôn mới trong thời gian vừa qua; những tồn tại cần khắc phục; UBND huyện xác định phƣơng hƣớng nhiệm vụ về công tác dồn điền đổi thửa gắn với việc xây dựng nông thôn mới nhƣ sau:

- Phải làm tốt công tác tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện và kế hoạch của UBND xã, thị trấn để toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân hiểu rõ và tự giác thực hiện.

- Đảng uỷ, UBND, Ban chỉ đạo dồn điền các xã, thị trấn cần phân công cụ thể nhiệm vụ cho các đồng chí trong Ban Thƣờng vụ, Ban chấp hành, thành viên UBND, trƣởng các ngành, đoàn thể của xã, thị trấn. Các đồng chí

Thƣờng vụ phụ trách miền, các đồng chí Huyện uỷ viên phụ trách xã, các đồng chí trong Ban chỉ đạo của huyện tăng cƣờng chỉ đạo; cán bộ huyện trƣng tập cần nghiên cứu, nắm chắc quy trình 7 bƣớc trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa, tập trung cùng Ban chỉ đạo dồn điền các xã, thị trấn thực hiện.

- Đối với 4 xã đã hoàn thành đo giao ruộng khẩn trƣơng thu thập, kiện toàn hồ sơ, tổ chức phúc tra, hoàn thiện nội dung biên bản giao đất, phiếu trích thửa làm cơ sở chỉnh lý hồ sơ địa chính, lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, kiện toàn hồ sơ khoán quản đất công ích, đất dự trữ theo quy hoạch, đúng các quy định của pháp luật.

- Đối với 3 xã xây dựng nông thôn mới đợt 1 chƣa hoàn thành dồn điền đổi thửa cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành dứt điểm trƣớc khi thu hoạch vụ xuân 2011- 2012, sau đó tiến hành ngay việc phúc tra, hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ.

- Đối với 5 xã, thị trấn còn lại: Khẩn trƣơng hoàn thành việc lập các biểu thống kê theo hƣớng dẫn, công khai các quy hoạch, xác định mức đất hiến, xây dựng phƣơng án của xã, làm cơ sở cho các xóm xây dựng phƣơng án chi tiết, tập trung vận động nhân dân nhận ruộng theo nhóm hộ, dòng họ, gia đình vào một vùng. Hoàn thiện phƣơng án dồn điền đổi thửa của xã, tổ chức họp HĐND thông qua phƣơng án, hoàn thiện phƣơng án trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức giao đất tại thực địa.

Phấn đấu đến cuối tháng 11/2012 tất cả các đơn vị đều hoàn thành đo giao ruộng theo phƣơng án dồn điền, tập trung chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ xong trong năm 2013.

3.1.2. Quan điểm về công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Xuất phát từ thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện chính sách Dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Quế Võ, từ những kết quả đã đạt đƣợc, những khó khăn và tồn tại sau dồn điền đổi thửa. Chúng tôi đề xuất

một số quan điểm chủ yếu nhằm nâng hiệu quả kinh tế sử dụng đất và công tác quản lý quỹ đất nông nghiệp để sử dụng bền vững, có hiệu quả nhƣ sau:

- Phải đảm bảo phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững. Nghĩa là, phải thỏa mãn nhu cầu hiện tại, nhƣng không làm ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tƣơng lai. Dồn điền đổi thửa phải đồng nghĩa với việc bảo vệ, giữ gìn, sử dụng đất đầy đủ, hợp lý; sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm đất đai. Kết quả dồn điền đổi thửa phải tạo ra sự tăng trƣởng ổn định trong nông nghiệp, nông thôn.

- Phải phù hợp với mục tiêu của CNXH là công bằng, dân chủ trong quả trình dồn điền đổi thửa. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tránh tình trang tập trung ruộng đất theo ý chủ quan của một số ngƣời và đem lại lợi ích cục bộ. Xuất phát điểm và kết thúc công tác này, phải tạo ra sự đồng đều ổn định đối với ngƣời dân ở nông thôn. Thể hiện rõ tính ƣu việt của chế độ thông qua việc ƣu tiên những ngƣời có công, gia đình chính sách, hộ ngèo,…

- Phải tạo điều kiện tối đa để phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trên giác ngộ trực tiếp thì dồn điền đổi thửa phải làm cho quả trình sản xuất kinh doanh của hộ đƣợc thuận lợi hơn; phá vỡ trạng thái tĩnh lâu nay của ruộng đất, làm thay đổi và luân chuyển ruộng đất giữa các hộ dân. Nếu xét theo giác ngộ dán tiếp thì dồn điền đổi thửa phải tăng cƣờng đƣợc hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác nhƣ vốn, lao động,…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)