Đối với hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 103 - 108)

2.2 .Tình hình quản lí và sử dụng đất đai trên huyện Quế Võ

3.3. Kiến nghị

3.3.4. Đối với hộ nông dân

- Thứ nhất, đối với nông hộ phải luôn học hỏi tìm tòi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tối ƣu hóa sản xuất của hộ trên diện tích đƣợc giao. Mạnh dạn đầu tƣ sản xuất theo hƣớng kinh tế trang trị, hình thành những vùng chuyên canh và tận dụng nguồn lao động dồi dào trong nông hộ.

- Thứ hai, những hộ ngành nghề dịch vụ nên tập trung nguồn lực của hộ cho việc phát triển sản xuất sẵn có của hộ. Đồng thời chủ động tham gia vào thị trƣờng đất đai, có định hƣớng sản xuất đúng đắn phù hợp với điều kiện thực tế của hộ mình.

KẾT LUẬN

1. Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là huyện thuộc vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, có đị hình tƣơng đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, nguồn lao động dồi dào rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đến nay Quế Võ vẫn cơ bản là huyện thuần nông, do ruộng đất manh mún, phân tán đã gây nhiều trở ngại cho tổ chức sản xuất nông nghiệp. Huyện Quế Võ đã triển khai công tác dồn điền đổi thửa theo nghị quyết số: 18-NQ/HU ngày 01/10/2008 của ban thƣờng vụ huyện ủy Quế Võ, với 92/111 thôn tại 17/21 xã, thị trấn;(do có 3 xã và 1 thị trấn không thực hiện dồn điền đổi thửa để phục vụ cho công tác quy hoạch đô thị theo Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh. Đã có 26.322 hộ/32.457 hộ tham gia, đạt tỷ lệ 84% số hộ đƣợc giao đất nông nghiệp.

2. Công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Quế Võ đƣợc thực hiện từ tháng 10/2009 và hoàn thành ở 92 thôn vào cuối năm 2011. Trƣớc dồn điền đổi thửa bình quân số thửa/hộ từ 8-9 thửa, nhƣng sau dồn điền đổi thửa thì bình quân số thửa/hộ chỉ còn từ 3-4 thửa, đặc biệt không còn hộ nông dân nào có trên 5 thửa ruộng. Mặt khác dồn điền đổi thửa làm tăng diện tích trung bình trên một thửa từ 215 lên 510 , điển hình có thửa 4000 . Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành dồn điền đổi thửa một số địa phƣơng đã chỉ đạo chƣa kiên quyết và triệt để, còn nặng về tính “Công bằng xã hội”, nên chƣa đạt yêu cầu của phƣơng án đã đƣợc phê duyệt. Vì vậy, ruộng đất ở một số địa phƣơng vẫn còn manh mún, phân tán, tỷ lệ hộ có 4-5 thửa còn cao (chiếm tỷ lệ 76,18%).

3. Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đã làm tăng diện tích đất giao thông, thủy lợi nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp. Việc quy hoạch, mở rộng diện tích giao thông, thủy lợi đã chủ động tƣới trong mùa khô hạn, tiêu trong mùa mƣa bão. Nhiều cánh

đồng trƣớc dồn điền đổi thửa trồng 2 vụ lúa không ăn chắc, nay nhờ có hệ thống thủy lợi nội đồng tƣơng đối hoàn thiện và hợp lý đã cải tạo lại đồng ruộng, thâm canh tăng vụ, hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt. Mặt khác, dồn điền đổi thửa giúp cho việc quản lý diện tích đất công ích có hiệu quả hơn, do sau dồn điền đổi thửa diện tích đất công ích của xã đã đƣợc tập trung gọn vùng, gọn thửa rất thuận lợi cho công tác quản lý cũng nhƣ việc sử dụng đất của các hộ đƣợc giao thầu quỹ đất này. Từ đó mức giá thầu đất công ích sau dồn điển đổi thửa cũng tăng lên.

4. Quá trình dồn điền đổi thửa cơ bản khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất và làm cho quy mô diện tích cho các thửa ruộng tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất,…đồng thời tiết kiệm đƣợc chi phí đầu vào và công lao động, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mà trƣớc đây không thể làm đƣợc; năm 2011 giá trị sản xuất bình quân chung của 3 xã nghiên cứu đại diện đạt 75,26 triệu đồng/ha/năm, tăng 29,91 triệu đồng/ha/năm so với trƣớc dồn đền đổi thửa. Từ đó, cho thấy hiệu quả sử dụng đất của các địa phƣơng đều tăng sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp.

5. Dồn điền đổi thửa đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển nông nghệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa; góp phần giả phóng sức lao động thủ công; tạo ra bƣớc ngoặt mới cho nền nông nghiệp phát triển với trình độ sản xuất hàng hóa theo hƣớng tập trung chuyên canh. Đồng thời là cơ sở hình thành các hợp tác xã cổ phần kiểu mới. Sau dồn điền đổi thửa nhiều kinh tế trang trại đƣợc hình thành, cùng với sự hợp tác kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra một hƣớng đi mới trong phát triển nông nghiệp, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động

hợp lý hơn. Đây thực sự là sự thay đổi về chất trong phát triển kinh tế hộ nông dân và của toàn huyện trong tƣơng lai.

6. Để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất và công tác quản lý quỹ đất nông nghiệp, cần có những cơ chế chính sách hợp lý, đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển mục đích sử dụng đất ruộng trũng 2 vụ lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thủy sản theo mô hình kinh tế trang trại. Đồng thời, mạnh dạn đƣa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, để sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa. Ngoài ra, cần quan tâm đến công tác khuyến nông, khuyến ngƣ, tập huấn cho nông dân có trình độ thâm canh có những kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất, sản lƣợng đáp ứng đƣợc yêu cầu của nên kinh tế thị trƣờng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công báo UBND tỉnh Bắc Ninh (2009), Hướng dẫn số 03/HD-BCĐ ngày 03/11/2009 về việc thành lập ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa tỉnh Bắc Ninh. 2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2010), Thái Bình: Dồn điền đổi thửa để xây dựng nông thôn mới. Trang điện tử của Bộ NN & PTNT Việt Nam.

3. Nguyễn Hữu Cát (1997), Chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn ở tỉnh Hải Dương, Ban kinh tế Tỉnh uỷ Hải Dƣơng.

4. Nguyễn Trọng Kim (2007), Đánh giá ảnh hưởng công tác dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của nông dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ,

Luận văn Thạc sỹ trƣờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Tri, Giáo trình Kinh tế học Mác – Lênin về Bản chất của địa tô, Nxb Khoa học kỹ thuật.

6. Nguyễn Hữu Trọng (2009), Vận dụng lí luận về địa tô để chứng minh Nhà nước ta giao đất lâu dài cho nông dân là có cơ sở khoa học. Luận văn thạc sỹ trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Tuân (2007), Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến sản xuất của nông hộ ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.

8. UBND tỉnh Bắc Ninh (2009), Quyết định số 162/2009/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt đề án “dồn điền, đổi thửa” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2011.

9. UBND huyện Quế Võ (2008), Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 về việc thành lập BCĐ quy hoạch nông nghiệp và dồn điền đổi thửa huyện Quế Võ.

10. Sở Tài nguyên – Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh (2011), Kế hoạch số 07/KH- TNMT ngày 02/8/2011 về kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện công tác dồn điền đổi thửa.

11. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai

(2003)

12. Phan Thanh Phố (1999), Giáo trình Kinh tế chính trị, Nxb Khoa học kỹ thuật. 13. Nguyễn Nhân Phƣợng (2009), Dồn điền đổi thửa hiệu quả trước mắt, lợi ích lâu dài, Tạp chí Báo Bắc Ninh.

14. Nguyễn Thanh Sơn (2010), "Sơ kết 1 năm thực hiện chuyển đổi ruộng đất", Tạp chí Nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)