Về nguyên tắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 54 - 87)

2.2 .Tình hình quản lí và sử dụng đất đai trên huyện Quế Võ

2.3. Tình hình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên

2.3.3. Về nguyên tắc

- Giữ nguyên số đối tƣợng, sổ khẩu, số định suất và diện tích đã giao cho các hộ năm 1992-1993, với nguyên tắc: “Sinh không thêm, chết không giảm, số khẩu tăng không giao”. Diện tích đã thu hồi và đƣợc nhà nƣớc bồi thƣờng cho từng hộ, thì phải trừ vào diện tích của hộ đó trƣớc khi chuyển đổi.

- Phải đảm bảo tổng diện tích đất canh tác khi dồn điền đổi thửa, ít nhất bằng diện tích đất canh tác của thôn trƣớc khi dồn điền đổi thửa; đồng thời phải giữ nguyên danh giới, không sáo trộn diện tích giữa các thôn. Đối với những vùng đã quy hoạch khu công nghiêp, đô thị thì không thực hiện tiến hành dồn điền đổi thửa. Theo quy hoạch của UBND tỉnh Bắc Ninh, huyện Quế Võ có các khu công nghiệp Quế Võ 1, Quế Võ 2, Quế Võ 3 và các cụm công nghiệp Nhân Hòa – Phƣơng Liễu. Do đó UBND các xã đã có quy hoạch đô thị và Khu công nghiệp nhƣ thị trấn Phố Mới, xã Phƣợng Mao, xã Phƣơng Liễu, xã Việt Hùng, xã Bằng An đã gửi Công văn trình UBND huyện và UBND tỉnh cho phép không thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, để giành phần đất đó cho phát triển vào các mục đích phi nông nghiệp, phát triển đô thị, KCN của huyện. Theo kế hoạch, những xã trên đã có quy hoạch của UBND huyện, UBND tỉnh, Sở Xây dựng triển khai kế hoạch

sát nhập, xây dựng để những xã này trở thành đô thị loại IV (tức Thị xã) vào năm 2015.

- Việc dồn điền đổi thửa phải đảm bảo công khai, dân chủ, phù hợp với pháp luật hiện hành; ổn định an ninh nông thôn và không ảnh hƣởng đến thời vụ sản xuất nông nghiệp.

- Trong quá trình dồn điền đổi thửa, nếu thiếu đất do làm các công trình công cộng, thì có thể lấy từ quỹ đất công ích của xã, thi trấn để bù vào, nếu thừa phải bổ sung vào quỹ đất công ích của xã, thị trấn .

- Khuyến khích các hộ gia đình tự nguyện chuyển đổi ruộng đất cho nhau phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành.

2.3.4. Về phương pháp

Việc dồn điền đổi thửa cần gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, thực tế là điều chỉnh, bổ sung quy hoach giao thông, thủy lợi nội đồng, quy hoạch đất công ích thành vùng tập chung, quy hoạch các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng,…Phƣơng pháp này gọi là “hòa mực, rũ rối”, dồn điền đổi thửa theo phƣơng pháp này gồm các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Ra Nghị quyết lãnh đạo, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa.

*Ở huyện:

- UBND huyện xây dựng đề án dồn điền đổi thửa thông qua Ban Thƣờng vụ Huyện ủy;

- Ban Thƣờng vụ Huyện ủy ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện;

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa của huyện, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trƣởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối kinh tế làm Phó ban Thƣờng trực, các thành viên là thủ trƣởng các cơ quan: Phòng NN và PTNT, phòng Tài nguyên và môi trƣờng, Phòng Công

thƣơng, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế, Văn hóa - Thông tin, Đài truyền thanh, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân huyện.

*Ở xã, thị trấn:

- Họp Ban chấp hành Đảng ủy mở rộng ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện “dồn điền, đổi thửa” theo Nghị quyết của Huyện ủy và Đề án của UBND huyện.

- Hội đồng nhân dân xã, thị trấn ra Nghị quyết thống nhất tổ chức thực hiện trên địa bàn toàn xã, thị trấn.

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa do dồng chí Bí thƣ Đảng ủy là Trƣởng ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Phó ban. Các thành viên là trƣởng các ban, ngành, đoàn thể của xã, Bí thƣ chi bộ, trƣởng thôn và chủ nhiệm HTX nông nghiệp.

*Ở thôn:

- Chi bộ ra Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa, đƣợc triển khai với toàn thể Đảng viên, Đoàn viên, hội viên và các chi hội đoàn thể thôn, Ban quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp.

- Các thôn thành lập Ban thực hiện dồn điền đổi thửa do đồng chí Bí thƣ chi bộ làm trƣởng ban, đồng chí trƣởng thôn, chủ nhiệm HTX làm Phó ban; các thành viên là trƣởng các ban, ngành, đoàn thể và các đại biểu có kinh nghiệm, uy tín và am hiểu đồng ruộng.

- Tổ chức Đại hội xã viên hoặc Hội nghị xã viên HTX ra Nghị quyết (hoặc tổ chức phát phiếu thăm dò đến các hộ xã viên xin ý kiến) để thống nhất thực hiện chủ trƣơng dồn điền đổi thửa.

Bƣớc 2: Xây dựng và công khai quy hoạch lại ruộng đồng

Việc công khai các quy hoạch có nhiều cái lợi. Thứ nhất, đƣợc xem tƣờng tận các quy hoạch, ngƣời dân sẽ biết khu vực nào đƣợc quy hoạch làm quỹ đất công và sử dụng để làm gì (khu dãn dân, khu tiểu thủ công nghiệp hay xây dựng các công trình phúc lợi...). Đặc biệt, trên cơ sở quy hoạch phát triển

sản xuất nông nghiệp, thực hiện khoanh vùng sản xuất tập trung, ngƣời dân sẽ biết đƣợc cánh đồng nào đƣợc quy hoạch làm vùng sản xuất vụ đông (2 lúa + vụ đông), vùng trồng lúa đặc sản, vùng sản xuất lúa giống, vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao; vùng nào chuyển đổi đất trồng màu, trồng hoa, cây cảnh, hoặc chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản, trang trại chăn nuôi...

Công khai quy hoạch không những bảo đảm tính dân chủ với tinh thần dân biết, dân bàn, dân quyết định mà còn bảo đảm sự chính xác, công bằng; bởi không ai hiểu ruộng đất bằng chính ngƣời nông dân đã bao đời một nắng hai sƣơng cấy cày trên mảnh đất đó. Đặc biệt, việc để ngƣời dân tự nhận ruộng trƣớc còn giúp ngƣời dân đƣợc lựa chọn vùng đất phù hợp với khả năng và kế hoạch sản xuất của mình, từ đó vừa bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa nâng cao đời sống ngƣời dân.

*Trước khi tiến hành quy hoạch đồng ruộng cần:

- Thống kê toàn bộ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trƣớc khi dồn điền đổi thửa của từng hộ hiện trạng sản xuất và các hộ đã chuyển nhƣợng, cho thuê theo từng chân đất và từng xứ đồng.

- Thống kê số liệu quỹ đất công ích hiện có của thôn theo từng chân đất và từng xứ đồng.

- Thống kê thực trạng hệ thống kênh mƣơng và giao thông nội đồng trong toàn thôn.

*Tiến hành quy hoạch:

Ban thực hiện công tác dồn điền đổi thửa của thôn phối hợp với cán bộ địa chính, xây dựng, giao thông thủy lợi, khuyến nông của xã lập bản đồ quy hoạch, phân định thành các vùng nhƣ sau:

- Quy hoạch đất ở “chọn các vị trí thuận lợi, có giá trị sinh lời” trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Quy hoạch các công trình công cộng của thôn bao gồm: Nhà trẻ, mẫu giáo, nhà văn hóa thôn, sân thể thao, nghĩa địa, bãi rác thải,…trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Quy hoạch các công trình thủy lợi, đƣờng giao thông nội đồng: Căn cứ vào quy hoạch vùng sản xuất hiện trạng hệ thống, kênh mƣơng, giao thông nội đồng để xác định cần nâng cấp, cải tạo hay là mới, đảm bảo hiệu quả sản xuất lâu dài.

- Quy hoạch vùng đất giao lâu dài cho hộ: Chia theo địa hình của thôn (theo 3 vùng: trũng, vàn và cao). Thiết kế ô thửa theo hƣớng tiện lợi tƣới tiêu và giao thông đi lại trong quá trình sản xuất.

- Quy hoạch vùng đất canh tác sử dụng vào mục đích công ích: Tập trung liền vùng, liền khoảnh, không đan xen với đất giao cho hộ và gần khu dân cƣ.

Bƣớc 3: Xây dựng và công khai phƣơng án giao ruộng

*Xây dựng phương án giao ruộng:

- Đối với các vùng trũng, khó canh tác khuyến khích các hộ có nhu cầu chuyển đổi sang mô hình kinh tế tổng hợp (chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt). Đối với vùng này có thể xác định hệ số tăng thêm tùy theo tình hình cụ thể của từng vùng (hệ số 1,1;1,2…). Đây chính là điều kiện để sử dụng hết phần diện tích mà bấy lâu nay giá trị sản xuất nông nghiệp rất thấp, không phát huy đƣợc lợi thế của vùng đất này. Khi giao cho các hộ nông dân (với hệ số sử dụng cao hơn mức ruộng tốt) thì sẽ tạo ra diện tích lớn hơn, thêm nữa là trong phần diện tích đó có phần trũng nên rất thuận tiện cho việc đào ao thả cá. Một mô hình sản xuất nông nghiệp mới hình thành, đó là mô hình trang trại, mô hình VAC. Đây là một hƣớng đi mới trong sản xuất nông nghiệp đem lại giá trị sản xuất cao, tận dụng tối đa diện tích và khai thác đƣợc các nguồn lực. Trên thực tế đã có những hộ khi có chủ trƣơng của các cấp, đã tự nguyện xin đƣợc nhận những vùng diện tích trũng để quy hoạch trang trại phát triển

kinh tế hộ gia đình. Đa số các hộ này đã đào ao xung quanh, thả cá các loại, các loại các giống mới. Trên bờ thì trồng cây ăn quả, nuôi vịt, thả gà, xây chuồng trại nuôi lợn, nuôi nhím.... Đây là những mô hình đã đem lại giá trị kinh tế rất cao.

- Các vùng còn lại tiến hành gắp phiếu nhận ruộng, khuyến khích các hộ tự nguyện (gia đình, anh em, họ tộc,…) nhận gọn thửa, gọn khu trên cơ sở đảm bảo đủ tiện ích của mỗi hộ (có xác định hệ số cụ thể).

- Trong quá trình giao ruộng ƣu tiên các hộ gia đình chính sách, cô đơn không nơi nƣơng tựa nhận ruộng gần, dễ canh tác.

*Công khai quy hoạch đồng ruộng và phương án giao ruộng:

- Ban thực hiện công tác dồn điền đổi thửa ở thôn thông qua nội dung quy hoạch đồng ruộng và phƣơng án giao ruộng trƣớc Hội nghị quân dân chính thôn và hội nghị xã viên để họp bàn thống nhất.

- Niêm yết công khai bản đồ quy hoạch đồng ruộng và phƣơng án giao ruộng tại các nơi công cộng để toàn bộ nhân dân biết và tìm hiểu cụ thể hơn.

Bƣớc 4: Giao ruộng tại thực địa

- Căn cứ vào phƣơng án và sơ đồ giao ruộng đã đƣợc các hộ nhất trí, Ban thực hiện dồn điền đổi thửa của thôn tổ chức giao ruộng cho các hộ ở ngoài thực địa.

- Những vùng ruộng cụ thể, ngày xƣa có các bờ vùng, bờ thửa thì khi tiến hành chia ruộng trên thực địa phải tiến hành ủi, lấp cho phần diện tích bằng phẳng theo ô thửa to. Những mƣơng tiêu, tƣới nếu không phát huy đƣợc hiệu quả cũng sẽ bị lấp một phần. Thêm vào đó là những mƣơng, máng hình thành sau khi máy súc múc lên để đắp đƣờng đi, đƣờng giao thông nội đồng cũng sẽ bị lấp một phần, đảm bảo cho việc đi lại, không mất nhiều diện tích và thuận lợi cho máy móc nông nghiệp xuống làm, nhƣ máy cày, máy gặt.

- Các hộ tiến hành gắp phiếu theo từng vùng, căn cứ vào số phiếu gắp đƣợc và hệ số quy đổi đất từng vùng, từ đó tính đƣợc diện tích ruộng thực tế của mỗi hộ sau dồn điền đổi thửa.

Bƣớc 5: Hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy quyền sử dụng đất nông nghiệp:

Sau khi giao đất ngoài thực địa cho dân xong, Ban chỉ đạo xã cùng với các Ban thực hiện của thôn tiến hành:

- Điều chỉnh bản đồ, lập hồ sơ giao nhận diện tích tới từng hộ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.

- Thông báo số thửa, diện tích, loại đất, hạng đất của từng hộ, phát đơn đăng ký QSDĐ cho hộ kê khai diện tích sau dồn điền, đổi thửa, để xét cấp giấy.

- Hoàn thiện hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình UBND huyện quyết định và hoàn thành hồ sơ địa chính.

Bƣớc 6: Tiếp thu các chƣơng trình, dự án đầu tƣ hỗ trợ: Sản xuất giống lúa, rau màu, cây đặc sản, phát triển kinh tế trang trại.

Đây là một khâu cuối cùng trong công tác dồn điền đổi thửa, qua đây để đánh giá hiệu quả công tác quy hoạch ruộng đất. Từ khi thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa, các Hợp tác xã và bà con nông dân tích cực đầu tƣ giống mới, các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao. Tiếp thu các chƣơng trình khuyến nông, khuyến ngƣ vào sản xuất của từng địa phƣơng là việc làm thƣờng xuyên của các cấp các ngành và Ủy ban nhân dân các xã, đặc biệt là sự tiếp thu của các Hợp tác xã nông nghiệp. Từng bƣớc tạo lập đƣợc thị trƣờng hàng hóa có chất lƣợng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

2.4. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp theo nghị quyết số: 18-NQ/HU của Ban Thƣờng vụ huyện ủy Quế Võ

Thực hiện công tác giao ruộng ổn định, lâu dài theo Nghị quyết 10- NQ/TW của Bộ chính trị (khóa VI) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, công tác giao đất nông nghiệp lâu dài ở huyện Quế Võ đã phải phân chia nhỏ các thửa ruộng cho từng hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo tính “công bằng xã hội”, làm sao hộ nào cũng có rộng tốt - ruộng xấu; có ruộng xa - ruộng gần. Do đó, ruộng đất ở Quế Võ trƣớc DĐĐT là khá manh mún và phân tán.

Thực hiện Quyết định số 162/2009/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009-2011 về thực hiện dồn điền đổi thửa đất canh tác trên địa bàn huyện giai đoạn 2009-2011. Huyện Quế Võ đã triển khai công tác dồn điền đổi thửa theo nghị quyết số: 18-NQ/HU ngày 01/10/2009 của ban thƣờng vụ huyện ủy Quế Võ, với 92/111 thôn tại 17/21 xã, thị trấn;(do có 3 xã và 1 thị trấn không thực hiện dồn điền đổi thửa để phục vụ cho công tác quy hoạch đô thị theo Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh. Đã có 26.322 hộ/32.457 hộ tham gia, đạt tỷ lệ 84% số hộ đƣợc giao đất nông nghiệp. Công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Quế Võ đƣợc thực hiện từ tháng 10/2009 và hoàn thành ở 92 thôn vào cuối năm 2011. Trƣớc dồn điền đổi thửa bình quân số thửa/hộ từ 8-9 thửa, nhƣng sau dồn điền đổi thửa thì bình quân số thửa/hộ chỉ còn từ 3-4 thửa, đặc biệt không còn hộ nông dân nào có trên 5 thửa ruộng. Mặt khác dồn điền đổi thửa làm tăng diện tích trung bình trên một thửa từ 215 lên 510 , điển hình có thửa 4000

Đối với 17 đơn vị xã phải thực hiện công tác dồn điền đổi thửa có 92 đơn vị thôn phải thực hiện công tác dồn điền đổi thửa; đến nay đã có 92 đơn vị triển khai thực hiện, đạt 100%; trong đó có 82/92 đơn vị thôn đã thực hiện xong việc giao ruộng ngoài thực địa, đạt 89,61% so với số đơn vị phải thực hiện. Số đơn vị thôn đã duyệt xong hồ sơ thiết kế mƣơng, đƣờng là 13 đơn vị

thôn; số đơn vị thôn đang lập hồ sơ xin hỗ trợ kinh phí là 36 đơn vị. Dƣới đây là 02 xã điển hình trong công tác dồn điền đổi thửa:

* Xã Mộ Đạo:

Hiện nay trên địa bàn xã đã thực hiện xong công tác giao ruộng trên thực địa cho 4 đơn vị thô; trong đó có 02 đơn vị thôn: Mộ Đạo, Trúc Ổ thực hiện xong trƣớc Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 20/5/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh Đối với 2 đơn vị thôn: Trạc Nhiệt Và Mai Ổ mới thực hiện xong công tác giao ruộng ngoài thực địa. Hiện nay các thôn đang làm thủ tục đăng ký cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụn đất theo đề án của UBND tỉnh và triển khai lập hồ sơ công nhận kết quả dồn điền đổi thửa.

* Xã Yên Giả:

UBND xã đã tổ chức thực hiện xong công tác giao ruộng trên thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 54 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)