1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI doc

12 721 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 258,96 KB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được tác động qua lại giữa các hoạt động quản lý rừng của Lâm trường với các yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương.. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN

Trang 1

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI

Võ Đại Hải, Trương Tất Đơ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng là một trong những hướng đi quan trọng của Lâm trường Văn Chấn nhằm sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững Tuy nhiên, vấn đề QLRBV của Lâm trường đang còn gặp rất nhiều trở ngại Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giúp Lâm trường Văn Chấn tiếp cận và dần đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn về QLRBV của FSC Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được tác động qua lại giữa các hoạt động quản lý rừng của Lâm trường với các yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương Những ưu tiên được

đề xuất trên cơ sở của những đánh giá mức độ đáp ứng của từng chỉ số nhằm hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn mặt xã hội

Từ khoá: Tác động xã hội, Lâm trường Văn Chấn, Quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở nước ta, Quản lý và phát triển bền vững - là một trong 5 chương trình trọng điểm quốc gia về lâm nghiệp QLRBV đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó yếu tố xã hội được đặc biệt quan tâm vì nó gắn liền với đời sống hàng chục triệu người dân miền núi, với chủ trương xóa đói giảm nghèo của Chính phủ

Lâm trường Văn Chấn được thành lập từ năm 1964, sau nhiều lần thay đổi tên, trụ sở và chức năng nhiệm vụ, năm 2007 được chuyển đổi thành Công ty Lâm nghiệp Văn Chấn Hiện nay Lâm trường đang xây dựng phương án QLRBV và hướng tới chứng chỉ rừng Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự tài trợ của dự án GTZ nhằm giúp Lâm trường Văn Chấn nói riêng và các Lâm trường có điều kiện tương tự, đánh giá được những tác động xã hội trong quản lý rừng để tiếp cận và dần đáp ứng được các tiêu chí xã hội của Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV trong điều kiện và bối cảnh mới

MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Mục tiêu

- Đánh giá được tác động xã hội của công tác quản lí rừng tại Lâm trường Văn Chấn và mức

độ phù hợp của các tiêu chuẩn xã hội trong Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV đối với công tác quản lý rừng ở Lâm trường Văn Chấn

- Đề xuất được một số giải pháp và các công việc ưu tiên nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV ở Lâm trường Văn Chấn

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động sản xuất kinh doanh và mối quan hệ qua lại về mặt xã hội giữa Lâm trường Văn Chấn với người dân địa phương

- Phạm vi: đánh giá tác động mặt xã hội của Lâm trường đến địa phương thông qua các chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn về mặt xã hội (tiêu chuẩn 2, 3 và 4) trong Bộ tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam (phiên bản 9C)

Nội dung nghiên cứu

Trang 2

- Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lâm trường Văn Chấn

- Đánh giá tác động qua lại giữa Lâm trường Văn Chấn và địa phương

- Đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn xã hội trong công tác quản lý rừng

- Đề xuất một số giải pháp và các công việc ưu tiên nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV và bền vững về mặt xã hội ở Lâm trường Văn Chấn

PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận

- Đánh giá tác động xã hội của các hoạt động sản xuất của Lâm trường tới địa phương phải

được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau trên quan điểm lịch sử, trong đó chú trọng

cả khía cạnh kinh tế và kỹ thuật

- Đánh giá tác động xã hội là một vấn đề phức tạp nên cần thiết phải tiếp cận có sự tham gia

của cá nhân và các đơn vị khác nhau

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

- Thu thập thông tin thứ cấp: Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV phiên bản 9C, các báo cáo

đánh giá tác động xã hội của GTZ đã được tiến hành ở một số địa điểm, tài liệu hướng dẫn về QLRBV và chứng chỉ rừng, bản đồ và số liệu tài nguyên rừng, Làm việc với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương để thu thập các thông tin cần thiết

- Thu thập thông tin sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc theo mẫu phiếu điều tra với

những câu hỏi mở Đối tượng phỏng vấn được chia thành 3 nhóm: cán bộ Lâm trường, UBND các xã và các hộ gia đình Sử dụng phương pháp PRA để đánh giá những tác động của các hoạt động sản xuất của Lâm trường trên địa bàn các xã

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để phân tích và đánh giá vấn đề

- Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí về xã hội thực hiện cho từng chỉ số và được chia thành 3 mức độ: Đã phù hợp, phù hợp một phần và chưa phù hợp

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lâm trường Văn Chấn

Tình hình sản xuất kinh doanh

Tình hình sản xuất kinh doanh của Lâm trường Văn Chấn giai đoạn 2004-2007 thể hiện ở bảng 1;

Bảng 1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004 - 2007

T

T Nội dung công việc

D.tích (ha)

K.phí (tr.đ) D.tích

(ha)

K.phí (tr.đ) D.tích

(ha)

K.phí (tr.đ) D.tích

(ha)

K.phí (tr.đ)

5 Chăm sóc rừng năm 2, 3, 4

1.976,3 1.154,

1.301,

9 2.969,3 1.529,6 2.759,3 1375,5

6 Trồng mới rừng phòng hộ

Trang 3

7 Hỗ trợ trồng mới rừng SX - - - - 250 500,0 500 850,0

3

5.828,

(Nguồn: Lâm trường Văn Chấn năm 2007)

Tổng nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường từ 2004 - 2007 khoảng 3,2 - 5,8

tỷ đồng/năm, gồm: trồng rừng phòng hộ 1,9 - 3 tỷ đồng/năm, chiếm từ 38,8 đến 51,7%; chăm sóc rừng từ 22,4 - 45,4%; bảo vệ rừng 437,5 - 570,5 triệu đồng/năm; hỗ trợ trồng rừng sản xuất

250 - 500 ha/năm; khoanh nuôi trên 1.000 - 1.500 ha rừng; hỗ trợ xây dựng vườn ươm 50 - 110 triệu đồng; hỗ trợ các hộ gia đình trồng 50 ha chè/năm

Tổng doanh thu hàng năm của Lâm trường thấp, năm 2004 chỉ đạt 155,8 triệu đồng và cao nhất năm 2003 đạt 2,8 tỷ đồng, nộp ngân sách từ 252- 662 triệu đồng/năm Lợi nhuận kinh doanh cũng rất thấp, năm 2003 còn khai thác rừng tự nhiên là 60,5 triệu đồng, các năm 2004 - 2006 chỉ đạt từ 2,4 - 5,7 triệu đồng Lương bình quân Dao động từ 0,69 - 1,54 triệu đồng/tháng Các chế

độ chính sách của người lao động được thực hiện nghiêm túc

Tình hình quản lí bảo vệ rừng

Hàng năm Lâm trường phối hợp với địa phương xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), coi trọng công tác tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức của người dân Tuy nhiên, từ 2005 - 2007, trên địa bàn vẫn xảy ra từ 4 - 8 vụ/năm, diện tích cháy từ 19,023 - 32,1 ha/năm, nguyên nhân chủ yếu là do đốt nương làm rẫy Các vụ cháy đều được phát hiện và chữa cháy kịp thời, trung bình mỗi vụ có đến hàng trăm người tham gia chữa cháy

Trong giai đoạn 2004-2007 trên địa bàn Lâm trường đã xảy ra 62 vụ vi phạm lâm luật, nhiều nhất là năm 2006 với 51 vụ, ít nhất là năm 2007 với 2 vụ Các vụ vi phạm lâm luật chủ yếu tập trung vào phá rừng làm nương rẫy với tổng diện tích 33,1 ha, tàng trữ vận chuyển gỗ trái phép 5,05 m3 gỗ Các vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lí kịp thời

Đánh giá cơ hội tạo thu nhập từ các hoạt động quản lý rừng

Mặc dù chỉ áp dụng mức 27.000 đồng/ha/năm nhưng kinh phí khoán bảo vệ rừng cho 4 xã năm

2004 - 2006 từ 328,503 - 354,507 triệu đồng/năm Từ năm 2007 định mức sẽ là 100.000 đồng/ha/năm

Người dân được tận thu các lâm sản phụ, hưởng các sản phẩm trồng xen trên diện tích nhận khoán, được khai thác cây phù trợ và toàn bộ sản phẩm nếu cây cho sản phẩm là hoa, quả, nhựa; được phép chăn nuôi như nuôi ong, nhím, lợn rừng, trên diện tích rừng nhận bảo vệ

Trên địa bàn 4 xã sẽ có 3.000 ha thuộc diện hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Chính phủ với suất đầu tư trung bình từ 3 -5 triệu đồng/ha, sau 7 - 10 năm mỗi ha cho thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng

Hoạt động khai thác rừng tự nhiên trước năm 2004, hoạt động của xưởng chế biến lâm sản, khai thác rừng trồng đã thu hút hàng ngàn công lao động địa phương mỗi năm

Hàng năm công tác PCCCR cần một lực lượng khá lớn nhân công địa phương Năm 2007 kinh phí cho dọn đường băng cản lửa là 81,4 triệu đồng với 2.714 ngày công lao động

Dự án chè được triển khai từ năm 2002 đã thu hút được 600 lao động gia đình vào trồng, chăm sóc và thu hái chè Năm 2007 diện tích chè bắt đầu cho thu hoạch đạt doanh thu trên 32 triệu/ha/năm, giúp nhiều hộ gia đình xoá đói, giảm nghèo

Trang 4

Một số các hoạt động khác như xây dựng nhà xưởng, vận chuyển, ươm cây giống,… cũng nhận khoảng 3.500 công lao động/năm làm theo thời vụ hoặc hợp đồng công việc

Đánh giá tác động qua lại giữa Lâm trường Văn Chấn và địa phương

Tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường tới địa phương

Tác động tích cực:

Dự án chè của Lâm trường đã trồng được 281,5 ha/321 hộ, kế hoạch đến 2010 sẽ trồng 450 ha, hiện có khoảng 100 ha cho thu hoạch, doanh thu khoảng 32 triệu/ha/năm, Lâm trường thu mua chè với giá cao giúp người trồng chè yên tâm phát triển cây chè Khi toàn bộ diện tích cho thu hoạch sẽ tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 800 lao động trên địa bàn

Với kinh phí giao khoán bảo vệ rừng hàng năm từ 328,503 - 354,507 triệu đồng/năm, 735 hợp đồng lao động chăm sóc 3.766,1 ha rừng trồng; 258 hợp đồng lao động trồng mới 1.500 ha rừng phòng hộ và trồng rừng kinh tế đã đóng góp vào sự phát triển của địa phương

Đã quyên góp ủng hộ các quỹ vì người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, thiên tai, lũ lụt, mỗi năm khoảng 5 - 6 triệu đồng Tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao, văn nghệ, phát động công tác bảo vệ rừng và PCCCR ở địa phương

Bằng các nguồn vốn 327 và 661, Lâm trường đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, cho vay vốn không lấy lãi để chăn nuôi đại gia súc, vay vốn trồng và chăm sóc quế, hỗ trợ di dân tránh lũ, làm đường lâm nghiệp, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, tập huấn PCCCR, dịch vụ cây giống; khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Lâm trường đã hỗ trợ các quỹ từ thiện ở địa phương từ 2004 - 2007 với kinh phí 15.754.000 đồng, thu hút được nhân công, giải quyết công ăn việc làm cho địa phương

Tác động tiêu cực:

Hoạt động sản xuất của Lâm trường trên hầu hết diện tích rừng và đất rừng tại địa phương trong khi người dân ở các xã đang thiếu đất canh tác nông nghiệp và phát triển kinh tế

Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của Lâm trường chặt chẽ kết hợp với chính sách cấm khai thác rừng tự nhiên của UBND tỉnh Yên Bái đã làm hạn chế việc lấy củi phục vụ sinh hoạt, lấy

gỗ phục vụ nhu cầu xây dựng mới và sửa nhà của người dân địa phương

Phát triển trồng rừng trên địa bàn, quản lí tốt các diện tích rừng và đất rừng của Lâm trường sẽ làm mất đi những đồng cỏ, làm hạn chế phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc của địa phương, đây là nguồn thu quan trọng của các xã

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường có thể xảy ra một số tranh chấp và xung đột

về mặt quyền lợi giữa Lâm trường với cộng đồng và ở bên trong cộng đồng, nếu không được giải quyết thoả đáng dễ gây những mâu thuẫn ảnh hưởng xấu đến mặt xã hội

Tác động của địa phương tới Lâm trường

Tác động tích cực:

ủng hộ và tích cực tham gia tổ chức thực hiện PCCCR, huy động lực lượng cần thiết khi cháy rừng xảy ra, thành lập các tổ đội bảo vệ rừng vào mùa khô, Ba năm liên tục trên địa bàn địa Lâm trường không có vụ cháy lớn gây thiệt hại đáng kể cho Lâm trường Tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo các chương trình, dự án

và làm công theo mùa vụ các hoạt động sản xuất của Lâm trường

ủng hộ và tham gia dự án chè của Lâm trường, kinh tế hộ gia đình đồng hành cùng sự phát triển của Lâm trường trong giai đoạn sắp xếp, đổi mới

Trang 5

100% số thôn đã xây dựng quy ước bảo vệ rừng, góp phần hạn chế các vụ vi phạm lâm luật Hàng năm các hộ sống gần rừng đều ký cam kết không đốt nương làm rẫy, không phá rừng

Tác động tiêu cực:

Các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đốt nương làm rẫy của người dân địa phương làm ảnh hưởng đến vốn rừng của Lâm trường Một số diện tích canh tác xen canh với đất rừng của Lâm trường chưa được bóc tách là trở ngại rất lớn trong bảo vệ rừng

Phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng của Lâm trường

Tập quán làm nhà gỗ và sử dụng củi đốt là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác gỗ trái phép tại những khu rừng tự nhiên của Lâm trường

Hoạt động khai thác gỗ trái phép của một số hộ dân nghèo bán cho tư thương không những không cải thiện được nhiều sinh kế của chính họ mà còn làm tổn hại đến vốn rừng của Lâm trường

Một số hộ gia đình nhận hỗ trợ trồng chè của Lâm trường nhưng không chăm sóc đúng kỹ thuật hoặc khi có sản phẩm lại bán chè cho tư thương với giá cao nhằm thu lợi trước mắt đã gây những khó khăn trở ngại cho hoạt động của nhà máy chế biến chè

Hoạt động khai thác tài nguyên, đặc biệt là khai thác đá xây dựng, đất và chuyển đổi mục đích sử dụng ở một số nơi cũng góp phần làm ảnh hưởng đến vốn rừng của Lâm trường

Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn xã hội trong QLRBV ở Lâm trường

Kết quả đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn về mặt xã hội trong Bộ tiêu chuẩn QLRBV (tiêu chuẩn 2, 3 và 4) được thể hiện tại bảng 2;

Bảng 2 Kết quả đánh giá mức độ phù hợp các chỉ số xã hội của Lâm trường

Tiêu

Tiêu

chuẩn 2:

Quyền và

trách

nhiệm sử

dụng đất

Quyền và

trách

nhiệm sử

dụng lâu

dài đất và

tài nguyên

rừng được

xác lập rõ

ràng, tài

liệu hoá và

được cấp

giấy chứng

nhận

2.1 Có bằng chứng rõ ràng

về quyền sử dụng lâu dài

đối với đất (nghĩa là tên

thửa đất, những quyền theo

phong tục, hoặc các hợp

đồng thuê đất)

2.2 Cộng đồng địa phương,

với những quyền sở hữu

hoặc sử dụng hợp pháp

hoặc theo phong tục, sẽ duy

trì việc quản lý các hoạt

động lâm nghiệp, ở mức độ

cần thiết, để bảo vệ những

quyền lợi hoặc tài nguyên

của mình, trừ khi họ uỷ

quyền cho những tổ chức

khác một cách tự nguyện

+ Lâm trường chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hiện tại đang xác định lại ranh giới để làm thủ tục giao đất (chưa phù hợp)

+ Diện tích và ranh giới đang xác định lại trên bản

đồ và ngoài thực địa, chưa đóng cọc mốc ngoài thực địa (chưa phù hợp)

+ Lâm trường đang tiến hành bàn giao rừng lại cho địa phương, trong đó có rừng cộng đồng Diện tích đang được khoanh vẽ trên bản đồ và ngoài thực địa (chưa phù hợp)

+ Lâm trường chưa có cam kết bằng văn bản tôn trọng quyền quản lý các khu rừng nói trên của cộng đồng địa phương (chưa phù hợp)

+ Lâm trường chưa có thoả thuận bằng văn bản với cộng đồng địa phương về thu hái lâm sản trên đất của chủ rừng (chưa phù hợp)

Trang 6

quyền sử

dụng đất

2.3 áp dụng những cơ chế

thích hợp để giải quyết

những mâu thuẫn về quyền

sở hữu và sử dụng Mọi tình

huống nảy sinh và các mâu

thuẫn lớn sẽ được xem xét

cẩn thận trong quá trình

đánh giá để cấp chứng chỉ

Những mâu thuẫn lớn liên

quan đến lợi ích của nhiều

người thông thường được

xem là không đạt yêu cầu

cấp chứng chỉ

+ Lâm trường chưa có thoả thuận bằng văn bản với cộng đồng địa phương về cơ chế giải quyết các mâu thuẫn về quyền sở hữu, sử dụng đất và rừng (chưa phù hợp)

+ Hiện tại không có tranh chấp lớn xảy ra, các tranh chấp trước đây đã được giải quyết và có đầy

đủ hồ sơ lưu trữ về vấn đề đã giải quyết (đã phù hợp)

+ Giữa Lâm trường và địa phương không tồn tại những mâu thuẫn lớn làm tổn hại đến lợi ích của nhiều bên hoặc nhiều người (đã phù hợp)

Tiêu

chuẩn 3:

Quyền của

người dân

sở tại

Quyền hợp

pháp và

theo phong

tục của

người dân

sở tại về

quản lý, sử

dụng rừng

và đất của

họ được

công nhận

và tôn

trọng

3.1 Người dân sở tại sẽ

thực hiện quản lý rừng trên

những diện tích đất của họ

trừ khi họ tự nguyện uỷ

quyền cho cá nhân hay tổ

chức khác

3.2 Việc sản xuất kinh

doanh rừng không tác động

xấu hoặc làm giảm, trực

tiếp hoặc gián tiếp, đến

quyền sử dụng đất và sở

hữu tài nguyên của người

dân sở tại

3.3 Những nơi có ý nghĩa

đặc biệt về văn hoá, sinh

thái, kinh tế, hoặc tôn giáo

đối với dân sở tại sẽ được

xác định rõ ràng với sự hợp

tác của họ, và được công

nhận và bảo vệ bởi những

người quản lý rừng

3.4 Người dân sở tại được

chi trả (tự nguyện nhất trí)

cho việc áp dụng những

kiến thức truyền thống của

họ đối với việc sử dụng các

loài cây rừng hoặc các hệ

thống quản lý rừng

+ Lâm trường quản lí theo sự thỏa thuận đối với đất được người dân sở tại ủy quyền (đã phù hợp) + Lâm trường không được thực hiện hoạt động gì trên đất của người dân sở tại nếu không được họ đồng ý (đã phù hợp)

+ Lâm trường đã thỏa thuận việc quản lý và bảo vệ rừng, quyền sử dụng đất và sở hữu các nguồn tài nguyên rừng khác với người dân sở tại Quy ước này được các bên thông qua, tôn trọng và thực hiện (đã phù hợp)

+ Lâm trường đã thỏa thuận với người dân sở tại về những ảnh hưởng mà hoạt động sản xuất của họ tạo

ra Nếu gây thiệt hại cho người dân sở tại thì chủ rừng phải đền bù thỏa đáng (đã phù hợp)

+ Trên địa bàn Lâm trường không có những địa danh có ý nghĩa đặc biệt về văn hóa, sinh thái, kinh

tế hoặc tôn giáo (đã phù hợp)

+ Lâm trường không xâm phạm hoặc sử dụng sai quy ước bảo vệ các khu rừng trên, được cộng đồng địa phương ghi nhận (đã phù hợp)

+ Lâm trường chưa lập được danh mục các kiến thức truyền thống của người dân sở tại với sự tham gia tự nguyện của họ (chưa phù hợp)

+ Lâm trường chưa thoả thuận với người dân sở tại

về việc sử dụng và cơ chế chi trả (nếu được sử dụng vào mục đích thương mại) những kiến thức trên, có

Trang 7

chứng từ tài chính chi trả (chưa phù hợp)

Tiêu

chuẩn 4:

Quan hệ

cộng đồng

và quyền

của công

dân

Những

hoạt động

quản lý

kinh doanh

rừng có tác

dụng duy

trì hoặc

tăng cường

phúc lợi

kinh tế xã

hội lâu dài

của công

nhân lâm

nghiệp và

các cộng

đồng địa

phương

4.1 Những cộng đồng sinh

sống ở trong hoặc gần diện

tích rừng quản lý được tạo

cơ hội về việc làm, đào tạo

và những dịch vụ khác

4.2 Chủ rừng thực hiện

đúng hoặc vượt những tiêu

chuẩn hiện hành của luật

pháp về bảo vệ sức khoẻ, an

toàn lao động cho người lao

động và gia đình họ

4.3 Công nhân được đảm

bảo quyền đề đạt ý kiến và

thương thảo tự nguyện với

người sử dụng lao động như

đã ghi trong Công ước 87

và 98 của Tổ Chức lao động

Quốc tế (ILO)

+ Lâm trường đã sử dụng tối đa lao động tại địa phương vào các hoạt động quản lý, kinh doanh rừng

và đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật Có các tài liệu về hợp đồng lao động và chứng từ tài chính trả công cho người lao động địa phương (đã phù hợp)

+ Lâm trường đã tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng để nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động Có các tài liệu lưu trữ về tập huấn và đào tạo (đã phù hợp)

+ Lâm trường đã đóng góp vào phát triển các dịch

vụ cho sản xuất và đời sống trên địa bàn và được thể hiện bằng các công trình, các dịch vụ cụ thể (đã phù hợp)

+ Lâm trường chưa có đề nghị bằng văn bản với chính quyền địa phương giao đất thổ cư, đất nông nghiệp cho công nhân viên thuộc đơn vị quản lý để bảo đảm tính công bằng so với người dân địa phương (chưa phù hợp)

+ Lâm trường đóng bảo hiểm xã hội, y tế theo luật cho người lao động và tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các phúc lợi xã hội khác (đã phù hợp)

+ Lâm trường đã cập nhật và phổ biến cho người lao động các quy định hiện hành của nhà nước về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ của người lao động lâm nghiệp (đã phù hợp)

+ Lâm trường chưa cung cấp đầy đủ trang thiết bị

an toàn lao động kèm theo quy trình vận hành cho người lao động (chưa phù hợp)

+ Lâm trường đã có các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động; hướng dẫn bảo quản và sử dụng công

cụ dễ gây tai nạn (đã phù hợp)

+ Lâm trường chưa lưu giữ các Công ước 87 và 98 của ILO và chưa phổ biến cho người lao động trong đơn vị (chưa phù hợp)

+ Lâm trường đã xây dựng và thực hiện đầy đủ các quy định về dân chủ ở cơ sở, lấy ý kiến của người lao động (đã phù hợp)

Trang 8

4.4 Kế hoạch quản lý và

thực thi phải bao gồm

những kết quả đánh giá về

mặt tác động xã hội Việc

tham khảo ý kiến của người

dân và những nhóm người

chịu tác động trực tiếp của

hoạt động quản lý rừng phải

được duy trì

4.5 Có cơ chế giải quyết

những khiếu nại và thực

hiện đền bù công bằng

trong trường hợp làm mất

hoặc gây thiệt hại đến

những quyền lợi hợp pháp

hoặc theo phong tục, đến tài

sản, tài nguyên, hoặc cuộc

sống của người dân địa

phương Phải có những biện

pháp phòng ngừa những tác

hại như vậy

+ Hàng năm Lâm trường chưa có tổng kết đánh giá tác động xã hội về hoạt động của đơn vị (chưa phù hợp)

+ Do chưa có kết quả đánh giá tác động xã hội của QLR nên chưa phổ biến đến người dân và chưa được sử dụng trong việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch quản lý rừng (chưa phù hợp)

+ Hàng năm Lâm trường tổ chức các cuộc họp để tham khảo ý kiến của nhân dân và nhóm người chịu tác động trực tiếp của các hoạt động quản lý rừng của đơn vị (đã phù hợp)

+ Kế hoạch của Lâm trường được xây dựng không mâu thuẫn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương (đã phù hợp)

+ Trong kế hoạch quản lý rừng Lâm trường đã lường trước những tác động xấu đến quyền lợi, tài sản của người dân, có giải pháp ngăn ngừa và khắc phục hậu quả (đã phù hợp)

+ Lâm trường đã xây dựng và thống nhất với người dân địa phương về cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp và đền bù những thiệt hại do hoạt động quản lý rừng của đơn vị gây ra (đã phù hợp)

+ Những thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp, tài sản

và tài nguyên hoặc cuộc sống của người dân địa phương đã được đền bù thoả đáng Chưa có tài liệu lưu trữ minh chứng việc này (phù hợp một phần)

Như vậy, có 20/33 chỉ số đã đáp ứng, 12/33 chỉ số chưa đáp ứng và 1/33 chỉ số chỉ phù hợp một phần Các tiêu chí, chỉ số đã đáp ứng hoặc đáp ứng một phần hiện đang được tiếp tục duy trì, củng cố và hoàn thiện Những chỉ số chưa phù hợp đang được Lâm trường triển khai và dần khắc phục trong tiến trình hướng tới QLRBV và cấp chứng chỉ rừng

Phân tích SWOT về tác động xã hội ở Lâm trường Văn Chấn

Bảng 3 Phân tích SWOT về tác động xã hội ở Lâm trường Văn Chấn

Điểm mạnh

- Có quá trình lịch sử hình thành và phát triển

lâu dài với nhiều kinh nghiệm trong SXKD

rừng, nhất là rừng phòng hộ

- Dự án trồng chè shan bước đầu mang lại hiệu

Điểm yếu

- Địa bàn rộng, độ dốc lớn, địa hình phức tạp Chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo kiệt, diện tích rừng trồng ít và chất lượng kém

- Đời sống và trình độ dân trí khu vực còn

Trang 9

quả cho Lâm trường và hộ tham gia

- Đã hoàn thành phương án chuyển đổi thành

công ty lâm nghiệp tự hạch toán độc lập

- Đang tiến hành các thủ tục cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, đóng mốc ranh giới

ngoài thực địa

- Có mối quan hệ hợp tác tốt với địa phương

trong nhiều năm qua

- Đã hình thành các tổ, nhóm QLBVR ở các

thôn, xóm rất có hiệu quả, công tác PCCCR

được làm tốt, tài nguyên rừng được bảo vệ

- Bước đầu đã triển khai hỗ trợ trồng rừng sản

xuất cho một số xã từ năm 2006

thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao Dân sống xen kẽ với rừng gây khó khăn cho công tác quản lý

- Lực lượng cán bộ còn khá mỏng, phần lớn cán bộ trẻ và đang được đào tạo lại

- Kinh phí hoạt động ít, phụ thuộc vào bao cấp của nhà nước theo dự án 661

- Quản lý thông tin, dữ liệu còn yếu, chưa được tin học hóa và lưu giữ đầy đủ

- Thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp thấp, trồng rừng kinh tế còn kém phát triển

- Công nghệ chế biến còn lạc hậu, xưởng xẻ của Lâm trường có quy mô rất nhỏ

- Trên địa bàn vẫn xảy ra các hiện tượng cháy rừng và vi phạm lâm luật

Cơ hội

- QLRBV và CCR đang được ưu tiên ở nước

ta

- Có dự án GTZ hỗ trợ Lâm trường QLRBV

- Chuyển đổi thành công ty sẽ đem lại nhiều

quyền tự chủ trong kinh doanh

- Một số diện tích đã được chuyển đổi sang sản

xuất sau khi quy hoạch 3 loại rừng

- Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính

quyền địa phương

- Nhiều giống cây có giá trị kinh tế cao, có thể

áp dụng vào địa bàn Lâm trường

- Sản phẩm được tự do lưu thông trên thị

trường thế giới nếu có chứng chỉ

Thách thức

- Địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc, trình

độ và đời sống, cơ sở hạ tầng ở mức thấp Tỷ

lệ tăng dân số cao gây áp lực vào rừng

- Giai đoạn chuyển đổi thành công ty, nguồn vốn hoạt động ban đầu không có

- Bộ máy của công ty chưa ổn định và thiếu kinh nghiệm trong tự hạch toán kinh doanh

- Nhu cầu sử dụng gỗ, củi tại địa phương vẫn

ở mức cao gây áp lực lên rừng

- Giá cả gỗ và lâm sản tăng nhanh trong khi đời sống người dân thấp là thách thức không nhỏ đến công tác QLBVR

Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững về mặt xã hội tại Lâm trường Văn Chấn

Biện pháp hoàn thiện các tiêu chuẩn về mặt xã hội theo các tiêu chuẩn của FSC

Tiêu chuẩn 2: "Quyền và trách nhiệm sử dụng đất"

Vấn đề còn tồn tại dựa theo các nguyên

tắc và tiêu chí FSC

Biện pháp giảm thiểu

1 Chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất

2 Diện tích chưa được xác định ngoài thực

địa, ranh giới chưa đóng cọc mốc

3 Rừng cộng đồng chưa được xác định trên

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Hoàn thành việc xác định gianh giới và đóng cọc mốc ngoài thực địa cho các diện tích đất

- Xác định gianh giới trên bản đồ và ngoài

Trang 10

bản đồ và thực địa

4 Chưa có cam kết bằng văn bản tôn trọng

quyền quản lí rừng cộng đồng

5 Chưa có văn bản thỏa thuận với cộng

đồng về thu hái lâm sản

6 Chưa có thỏa thuận bằng văn bản về cơ

chế giải quyết các mâu thuẫn quyền sở hữu,

sử dụng rừng và đất rừng

thực địa diện tích rừng cộng đồng

- Xây dựng cam kết bằng văn bản tôn trọng quyền quản lý rừng cộng đồng

- Thỏa thuận với cộng đồng bằng văn bản các thỏa thuận về thu hái lâm sản

- Xây dựng thỏa thuận bằng văn bản về cơ chế giải quyết các mâu thuẫn quyền sở hữu, sử dụng rừng và đất rừng

Tiêu chuẩn 3: "Quyền của người dân sở tại"

Vấn đề còn tồn tại dựa theo các nguyên

tắc và tiêu chí FSC Biện pháp giảm thiểu

1 Chưa lập được danh mục các kiến thức

truyền thống của người dân sở tại với sự

tham gia tự nguyện của họ

2 Chưa thoả thuận với người dân sở tại về

việc sử dụng và cơ chế chi trả (nếu được sử

dụng vào mục đích thương mại) những kiến

thức trên, có chứng từ tài chính chi trả

- Tiến hành các thu thập và lập danh mục các kiến thức truyền thống của người dân sở tại với sự tham gia tự nguyện của họ

- Thỏa thuận và chi trả nếu có (có chứng từ tài chính được lưu trữ) về việc sử dụng các kiến thức trên

Tiêu chuẩn 4: "Quan hệ cộng đồng và quyền của công dân"

Vấn đề còn tồn tại dựa theo các nguyên

tắc và tiêu chí FSC Biện pháp giảm thiểu

1 Chưa có đề nghị bằng văn bản với chính

quyền địa phương về việc giao đất thổ cư,

đất nông nghiệp cho công nhân viên đơn vị

2 Chưa cung cấp đầy đủ trang thiết bị an

toàn lao động kèm theo quy trình vận hành

cho người lao động

3 Chưa lưu trữ và phổ biến cho người lao

động công ước 87 và 98 của ILO

4 Chưa có định kỳ đánh giá tác động xã hội

về hoạt động của đơn vị

5 Chưa có tài liệu lưu trữ minh chứng việc

đền bù thỏa đáng những thiệt hại mà Lâm

trường gây ra đối với người dân địa phương

- Đề nghị bằng văn bản với chính quyền địa phương giao đất thổ cư và đất nông nghiệp cho cán bộ, công nhân viên của công ty

- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động kèm theo quy trình vận hành cho người lao động là yêu cầu trong mọi kế hoạch hoạt động sản xuất của công ty

- Lưu trữ và phổ biến cho người lao động các công ước 87 và 98 của ILO

- Định kỳ 3 - 5 năm tiến hành đánh giá tác động xã hội Kết quả đánh giá được phổ biến đến người dân và sử dụng trong việc xây dựng

và điều chỉnh kế hoạch quản lý rừng

- Đền bù thỏa đáng những thiệt hại mà đơn vị gây ra với người dân địa phương và có tài liệu minh chứng rõ ràng được lưu trữ kèm theo

Đề xuất các công việc ưu tiên

- Nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy và đi vào hoạt động ổn định

Ngày đăng: 26/02/2014, 20:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lâm trường Văn Chấn.    - Đánh giá tác động qua lại giữa Lâm trường Văn Chấn và địa phương - Tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI doc
nh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lâm trường Văn Chấn. - Đánh giá tác động qua lại giữa Lâm trường Văn Chấn và địa phương (Trang 2)
Bảng 1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004 - 2007 - Tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI doc
Bảng 1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004 - 2007 (Trang 2)
Tình hình quản lí bảo vệ rừng - Tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI doc
nh hình quản lí bảo vệ rừng (Trang 3)
Bảng 3. Phân tích SWOT về tác động xã hội ở Lâm trường Văn Chấn - Tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI doc
Bảng 3. Phân tích SWOT về tác động xã hội ở Lâm trường Văn Chấn (Trang 8)
- Đã hình thành các tổ, nhóm QLBV Rở các thôn,  xóm  rất  có  hiệu  quả,  công  tác  PCCCR  được làm tốt, tài nguyên rừng được bảo vệ - Tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI doc
h ình thành các tổ, nhóm QLBV Rở các thôn, xóm rất có hiệu quả, công tác PCCCR được làm tốt, tài nguyên rừng được bảo vệ (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w