1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Tìm hiểu về CSR - trách nhiệm xã hội của công ty pptx

7 2,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 211,4 KB

Nội dung

Tìm hiểu về CSR - trách nhiệm hội của công ty Có nhiều định nghĩa khác nhau để giải thích CSR (Corporate social responsibility- trách nhiệm hội của công ty) , nhưng một trong các định nghĩa được sử dụng phổ biến nhất là định nghĩa do Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững (World Business Council for Sustainable Development) đưa ra: “ CSR là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả công ty cũng như phát triển chung của hội” Dù có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng hơn một thập kỷ qua, số lượng các công ty trên toàn thế giới nhận ra lợi ích kinh tế của các chính sách và biện pháp CSR đang ngày một gia tăng. Những cam kết CSR vượt ra khỏi mong muốn gia tăng lợi nhuận, và cho thấy công ty đã nhận thức một cách đầy đủ về trách nhiệm của mình tới nhân viên, khách hàng, cộng đồng và môi trường. Nhiều công ty đã sử dụng CSR như một hướng kinh doanh mới khi nhận ra rằng nó có thể giúp cải thiện các tình hình tài chính, nâng cao động cơ làm việc của các nhân viên , đẩy mạnh lòng trung thành của khách hàng cùng danh tiếng công ty. Thực trạng CSR trong giới kinh doanh ngày nay Thống kê hàng năm về hoạt động từ thiện trong giới kinh doanh của tạp chí Anh, The Guardian cho thấy, 100 công ty hàng đầu tại thị trường chứng khoán London chỉ dành ra chưa đến 1% lợi nhuận trước thuế để dành cho hoạt động từ thiện và các dự án cộng đồng trong năm vừa qua. Mặc dù tổng số tiền các công ty Anh đóng góp cho các tổ chức từ thiện tăng 7%, lên đến 1,6 tỷ USD, nhưng chỉ có chưa đầy 34 công ty ủng hộ hơn 1% lợi nhuận. Số tiến ủng hộ các tổ chức từ thiện của 14 công ty đứng cuối danh sách chỉ chưa đầy 0,01% lợi nhuận. Một điều không vui là trong tổng nguồn thu năm 2004 của các tổ chức từ thiện thì nguồn đóng góp từ giới kinh doanh chỉ chiếm 4,3%, giảm 4,8% so với năm 2003. Đây chính là lý do mà phần lớn các công ty Anh ngày này đang thất bại trong việc tạo dựng niềm tin từ cộng đồng. Chỉ có 15% trong số những người được hỏi tin rằng các công ty lớn luôn đảm bảo và thực thi đúng các cam kết về trách nhiệm hội của mình, 10% phản đối nhận định trên, trong khi hơn 70% những người còn lại tỏ ra nghi ngờ về CSR của các công ty. Ngoài ra, hơn 80% số người được hỏi nghĩ rằng các công ty nên có nhiều nỗ lực hơn nữa để cho mọi người thấy họ đang làm những gì cho hội. Hiện nay, CSR đang được cấp quản lý nhận thức một cách sâu rộng hơn. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu về quản lý Ashridge, cứ 10 nhà quản lý điều hành cấp cao thì có đến 9 người tin rằng CSR là rất quan trọng với các hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn 3/4 các nhà quản lý cho rằng công ty cần hoạt động theo những phương thức có trách nhiệm với hộicộng đồng. Tuy nhiên, có những công ty vẫn xem xét CSR như là một chi phí hơn là một cơ hội. Môi trường là một trong những vấn đề như vậy. Sức ép từ những tổ chức như Hoà bình xanh (Greenpeace) đã thúc đẩy các công tytrách nhiệm hơn với môi trường và hội từ thập niên 60. Bên cạnh một số công ty lớn tại Mỹ và châu Âu đã coi việc bảo vệ môi trường là một trong những ưu tiên trong sản xuất kinh doanh, thì tiêu chuẩn môi trường quốc gia và quốc tế chưa được các công ty ở các nước đang phát triển quan tâm. Họ coi những điều khoản quy định về bảo vệ môi trường như là một gánh nặng đối với công việc quản lý sản xuất kinh doanh của họ, vì vậy công tác môi trường chỉ được theo kiểu đối phó, qua loa. Đặc biệt, khái niệm cần phải có yếu tố môi trường trong các hàng hoá và dịch vụ lại càng ít được các giám đốc công ty đưa vào trong các quyết định sản xuất kinh doanh của công ty. Theo các chuyên gia kinh tế, công ty cần phải coi vấn đề tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất, cung cấp hàng hoá và dịch vụ là nhu cầu thiết thân của công ty, xuất phát từ lợi ích của chính công ty. Trong khi các công ty tại các nhiều nước đang phát triển thường cho rằng chi phí môi trường do không nằm trong giá cả cấu thành sản phẩm nên thường làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá, thì tại nhiều nước phát triển, ví dụ như Mỹ, Anh, các công ty chủ động đầu tư áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường đã có mức doanh thu tăng đáng kể: Tập đoàn sản xuất bóng đèn của Mỹ, Haitech Group năm 1994 đã đầu tư 4,3 tỷ USD vào việc kiểm soát ô nhiễm môi trường, từ đó uy tín của công ty tăng nhanh và đến năm 1999 đã xuất khẩu được tới 8 tỷ USD. Hay tại Hàn Quốc, dự án trình diễn kỹ thuật sản xuất sạch hơn triển khai từ 7/1999 đến 8/2000, với sự tham gia của 15 công ty, thì có tới 13 công ty thành công. Dự tính 13 công ty này tiết kiệm được tới 770.000 USD/năm, trong khi chỉ phải đầu tư 140.600 USD. Khi các thị trường lớn trên thế giới ngày càng khó tính hơn, sản phẩm không chỉ được yêu cầu đảm bảo về chất lượng mà còn đòi hỏi "sạch hơn". Để xâm nhập thành công các thị trường lớn nhưng khó tính như Nhật bản, Mỹ và châu Âu thì các công ty cần phải tăng cường nghiên cứu khả năng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 14000 và các tiêu chuẩn về môi trường của thị trường muốn xâm nhập. Những lợi ích mà CSR đem lại Việc lấy chứng chỉ về CSR có nhiều lợi ích tiềm năng. Lợi ích trước mắt là có thêm đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CRS, còn lợi ích dài hạn là cho chính công ty như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tăng doanh thu, tăng giá trị, thương hiệu, và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. CSR đối với phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn. Chi phí và hiệu quả sản xuất Với việc áp dụng CSR, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các công ty có thể tiết kiệm đáng kể chi phí. Thông thường những công nghệ hiện đại hơn, sạch hơn luôn đi kèm với đó là giá thành đâu vào cũng rất thấp. Công ty sản xuất gốm sứ Giang tây, Trung quốc, khi lắp đặt công nghệ mới thân thiện với môi trường đã tiết kiệm gần 10 triệu USD mỗi năm, với kết quả giảm 6% lượng nước sử dụng, 65% lượng chất thải nước và 74% chất thải khí. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Tăng doanh thu Hindustan Lever là một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn độ. Thời gian đầu khi mới vào thị trường Ấn độ, các nhà máy chế biến sữa Hindutan không thể hoạt động hết công suất do cung không đủ cầu, chất lượng bò sữa ở địa phương rất kém. Thế là hãng quyết định xây dựng chương trình giúp người dân chăn nuôi bò sữa theo nhiều gia đoạn khác nhau từ việc đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản đến thành lập một Hiệp hội những nhà cung cấp sữa bò. Kết quả thật đáng mừng, chưa đầy hai năm sau, nguồn cung bò sữa đã tăng lên trên 40 lần và nhà máy đã hoạt động hết công suất. Doanh thu và lợi nhuận của Hindustan nhờ đó cũng tăng cao đáng kể. Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty Chứng chỉ CSR còn nâng cao đáng kể uy tín và giá trị thương hiệu của công ty. Một công ty sản xuất bàn ghế tại Bulsan, Hàn Quốc, sau khi có được Chứng chỉ thân thiện với tài nguyên rừng của chính phủ cung cấp đã nhanh chóng đẩy mạnh doanh số bán hàng. Bàn ghế của côg ty thâm nhập thị trường Mỹ và châu Âu một cách dễ dàng, trong khi giá bán cao hơn trước đến 20% mà số lượng đơn đặt hàng vẫn tăng đều đặn. Cách đây 10 năm, bức xúc trước tình trạng kẹt xe và ô nhiễm môi trường tại các Tokyo, Youshi Nakamura, một doanh nhân đã bắt tay vào đề án sản xuất xe đạp điện, tàu thuyền chạy điện, xe lăn cho người khuyết tật … có giá thành thấp, lại không gây ô nhiễm môi trường và rất tiện dụng. Lập tức sản phẩm mang thương hiệu SELTA được thị trường chấp nhận, vượt qua quy mô thị trường trong nước, sản phẩm còn được ưa chuộng tại nhiều nước như Australia, Thuỵ Sĩ, Canada, Đức, Thuỵ Điển dù mới tham gia thị trường từ tháng 5 năm 2000. Thu hút nhân tài Nhân viên là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc thu hút nhân tài luôn được các công ty quan tâm. Có được những nhân viên tốt đã khó nhưng việc níu chân các nhân viên này còn khó khăn hơn nhiều. Điều này là cả một thách thức đối với các công ty. Những công ty trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt. Các nhân viên cũng thể hiện ý kiến và quan điểm của mình về CSR theo cách riêng của họ, cứ ba trong số bốn nhân viên được hỏi cho biết họ sẽ “trung thành” hơn với ông chủ nào luôn giúp đỡ và có trách nhiệm với cộng đồng địa phương. Điều này được củng cố hơn bởi nghiên cứu gần đây đối với 2100 học viên MBA cho thấy hơn một nửa trong số họ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn để làm việc tại một công ty có CSR. Những người chủ doanh nghiệp cũng không lo lắng nhiều về những chi phí cho CSR (lo sức khoẻ nhân viên và người nhà của họ, cho nhân viên vay tiền để mua xe, mua nhà, tổ chức nhà trẻ, trường học cho con cái họ…). Họ luôn tin rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt. Giám đốc công ty Rohto, công ty luôn tự hào về CSR của mình, nói: “Tất cả những gì chúng tôi dành cho nhân viên đều đem lại lợi ích cho Rohto. Đó là hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành và sự sáng tạo”. Bạn có cần quan tâm đến CSR? Ngày càng có nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới cho rằng các công ty phải chịu trách nhiệm về đạo đức đối với nhân viên của họ nói riêng và toàn hội nói chung. Bên cạnh các tiêu chí quan trọng về chất lượng, vệ sinh, độ an toàn và môi trường đã đề cập ở trên, các vấn đề hội ngày càng có tầm quan trọng cao hơn. Người tiêu dùng dần dần coi “đạo đức kinh doanh” như một tiêu chí để lựa chọn. Việc này nảy sinh một phần do các phương tiện thông tin đại chúng và các nhóm hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng đang đòi hỏi các công ty đa quốc gia phải có trách nhiệm đối với hội, tôn trọng nhân quyền và môi trường. Có nhiều cách để chứng tỏ một cách rõ ràng với người tiêu dùng là các công tytrách nhiệm hội, có nguyên tắc kinh doanh hay quy tắc hành xử tương ứng với trách nhiệm hội hay thương mại bình đẳng, ví dụ như nhãn mác thông báo là sản phẩm không sử dụng lao động trẻ em. Các công ty “làm nhiều hơn nói” về CSR đều thấy rằng CSR luôn đem lại những lợi ích tài chính nhất định. DuPont là một ví dụ. Hãng đã công bố rằng kế từ khi bắt đầu áp dụng các biện pháp đánh giá tác động môi trường trong hoạt động kinh doanh, các phí tổn môi trường của DuPont đã giảm từ mức 1 tỷ USD vào năm 1993 xuống còn 560 triệu USD vào năm 1999. Không chỉ đơn thuần là sự cần thiết từ những lý do bên ngoài, việc áp dụng CSR còn thu được nhiều lợi ích tài chính to lớn ngoài các yếu tố kinh doanh. Giờ đây, các công ty không chỉ cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng sản phẩm mà còn phải cạnh tranh bằng những cam kết chăm lo đời sống, môi trường làm việc cho nhân viên. CSR cho dù là khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp nhưng nó đã thật sự là một đòi hỏi của tình hình hiện nay. Và quay trở lại với câu hỏi lúc đầu là: Ai nên quan tâm đến trách nhiệm hội của công ty? Câu trả lời rõ ràng là - Tất cả chúng ta. . Tìm hiểu về CSR - trách nhiệm xã hội của công ty Có nhiều định nghĩa khác nhau để giải thích CSR (Corporate social responsibility- trách nhiệm. cam kết về trách nhiệm xã hội của mình, 10% phản đối nhận định trên, trong khi hơn 70% những người còn lại tỏ ra nghi ngờ về CSR của các công ty. Ngoài

Ngày đăng: 19/01/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w