1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng bộ quốc phòng giai đoạn hiện nay

117 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng Lực Lãnh Đạo Và Sức Chiến Đấu Của Tổ Chức Cơ Sở Đảng Trong Các Doanh Nghiệp Thuộc Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng Bộ Quốc Phòng Giai Đoạn Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Quốc Phòng
Chuyên ngành Quản Lý
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 609 KB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng tronghệ thống tổ chức của Đảng, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơsở Vì vậy, năng lực lãnh đạo (NLLĐ), sức chiến đấu (SCĐ) của TCCSĐ làmột nội dung cơ bản, là vấn đề có tính quy luật của công tác xây dựng đảng.Nhận thức rõ vai trò của NLLĐ và SCĐ của Đảng trong thời kỳ đổi mới vàxây dựng đất nước Vì vậy, khi tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIcủa Đảng (từ ngày 12 tháng 01 đến ngày 19 tháng 01 năm 2011) Đảng ta đã

chọn chủ đề của đại hội là “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện côngcuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp theo hướng hiện đại” Cương lĩnh của Đảng khẳng định :Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợicủa cách mạng Việt Nam Và: để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảngphải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên đổi mới, tựchỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạođức và năng lực lãnh đạo và mới đây, ngày 16 tháng 01 năm 2012 đồng chí

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04- NQ/T.Ư

“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” do Hội nghị lần thứ tư

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận và thông qua.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khólường; cách mạng nước ta có những thuận lợi, thời cơ mới đồng thời đứngtrước những khó khăn, thách thức lớn Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước đang đi vào chiều sâu; nhiệmvụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới đặt rayêu cầu ngày càng cao với công tác xây dựng đảng nói chung, xây dựngTCCSĐ nói riêng

Trang 2

NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trong Đảng bộ Quân đội có ý nghĩa quyếtđịnh trong việc xây dựng quân đội về chính trị, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối,trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội Các doanh nghiệp (DN)thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (CNQP) - Bộ Quốc phòng (BQP) làthành viên của doanh nghiệp quốc phòng (DNQP), là một bộ phận của Quânđội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hoávũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu vàchiến đấu bảo vệ Tổ quốc của các lực lượng vũ trang; đồng thời nằm trong hệthống DN nhà nước, có nhiệm vụ tham gia sản xuất kinh tế, góp phần pháthuy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốcdân theo định hướng xã hội chủ nghĩa Các DN được Nhà nước và Quân độigiao quản lý những cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, tiền vốnrất lớn; đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, công nhân viên phải có bản lĩnh chínhtrị vững vàng, ý thức trách nhiệm cao, có trình độ quản lý, chuyên môn kỹthuật giỏi để giữ gìn và phát triển được năng lực sản xuất quốc phòng, hoànthành mọi nhiệm vụ phục vụ quốc phòng; đồng thời thực hiện sản xuất kinhdoanh (SXKD) có hiệu quả kinh tế - xã hội cao Với tư cách là một nguồn lựcđể xây dựng tiềm lực quốc phòng, các DNQP luôn là mục tiêu chống phá củakẻ thù; từ việc tìm mọi cách nắm được khả năng tự sản xuất trang bị vũ khí,kỹ thuật đến làm suy giảm năng lực sản xuất quốc phòng (SXQP) và chệchhướng chức năng, nhiệm vụ của các quân đội Từ đó, làm suy giảm khả năngsẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các lực lượng vũ trang

Những năm vừa qua, các DN thuộc Tổng cục CNQP - BQP thực hiệnchuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang cơ chếhạch toán kinh doanh, và năm 2011 Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết địnhchuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là DN quốcphòng, an ninh; các TCCSĐ đã giữ vững vai trò lãnh đạo trong mọi hoạt độngcủa DN, đưa DN từng bước phát triển Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới,

Trang 3

các DN thuộc Tổng cục CNQP - BQP phải tiếp tục đổi mới cơ chế quản lýSXKD, thực hiện những “luật chơi” chung trong hoạt động kinh tế, vừa phảicó năng lực cạnh tranh cao trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển,đồng thời phải bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất quốc phòng

Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện đối với DN, đảm bảo hoànthành nhiệm vụ phục vụ quân đội trong mọi tình hình, đồng thời phát triểnSXKD doanh, đóng góp vào sự nghiệp CNH, HĐH; các TCCSĐ trong cácDN thuộc Tổng cục CNQP phải có NLLĐ toàn diện và SCĐ cao, xây dựngTCCSĐ trong sạch vững mạnh và DN vững mạnh toàn diện.

Lý luận và thực tiễn xây dựng, hoạt động của các DN đang đòi hỏi phảinghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao NLLĐ và SCĐ củaTCCSĐ trong các DN thuộc Tổng cục CNQP giai đoạn hiện nay Đây là vấn đề

cơ bản, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn Do đó tác giả chọn đề tài “Năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộcTổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng giai đoạn hiện nay”.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Do vị trí, vai trò quan trọng trong các TCCSĐ nên đã có nhiều nhàkhoa học và hoạt động thực tiễn quân tâm, đã có nhiều công trình khoa họcnghiên cứu ở các góc độ, phạm vi khác nhau về TCCSĐ cụ thể như sau:

- Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (đồng chủ biên)

(2008), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳmới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Trang 4

- Đỗ Ngọc Ninh, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cácđảng bộ Phường ở Thủ đô Hà Nội hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

* Các đề tài, luận văn, luận án

- Tổng cục Chính trị (1999), Những vấn đề lý luận và thực tiễn xâydựng quân đội về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội.

- Tổng cục Chính trị (2000), Xây dựng bản lĩnh chính trị, phẩm chấtcách mạng cho cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ quân đội làm kinh tế, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

- Nguyễn Trọng Hân (2000), Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảngtrong các trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu bậc đại học, Luận văn thạc

sĩ, chuyên ngành xây dựng đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Việt Dũng (2000), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của đảng bộ xã vùng đồng bào Khơ-Me ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, Luận

văn thạc sĩ, chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh.

- Nguyễn Văn Nghĩa (2000), Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiếnđấu của các đảng uỷ Trung đoàn Tên lửa phòng không trong giai đoạn hiệnnay, Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quân sự.

- Cao Xuân Thưởng (2001), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của tổ chức cơ sở Đảng ở các Trung đoàn Không quân chiến đấu hiệnnay, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quân sự.

- Dương Trung Ý (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của các đảng bộ xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạnhiện nay, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Đức Ái (2002), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổchức cơ sở đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công

Trang 5

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành xây dựng

Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Bùi Hữu Diện (2003), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổchức cơ sở đảng nông thôn vùng có đồng bào Công giáo ở tỉnh Nam Địnhtrong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, chuyên

ngành xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Minh Tuấn (2003), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của tổ chức cơ sở Đảng trong Doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội, HảiPhòng, Quảng Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án

tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Đinh Thị Hương Liên (2005), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của các đảng bộ Phường ở quân Bình Tân, Thành phố Hồ ChíMinh hiện nay - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành xây

dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Sẳn Tị Phết Đuông Sít (2009), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa tổ chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ Tổng cục Tham mưu Quân đội nhândân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành xây dựng

Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

* Bài Báo khoa học

- Dương Xuân Ngọc: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sởĐảng đối với Doanh nghiệp Nhà nước”, Tạp chí Cộng sản, số 15, năm 2003.

- Thái Sơn: “Đổi mới, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảngtrong các Doanh nghiệp Nhà nước”, Tạp chí Cộng sản, số 14 năm 2004.

- Pháp lệnh Công nghiệp Quốc phòng; Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tổngcục Công nghiệp quốc phòng lần thứ VI (2000-2005), lần thứ VII (2005 - 2010).

Đề tài, bài viết trên đã đề cập: Những nghiên cứu về NLLĐ cà SCĐcủa các loại hình TCCSĐ hết sức phong phú, sâu sắc, tiếp cận ở nhiều góc độ,địa bàn khác nhau; những điều đó có những đóng góp nhất định về cả lý luận

Trang 6

và thực tiễn Có những công trình bàn về NLLĐ và SCĐ của Đảng ở cấp vĩmô (sách của các tác giả Lê Văn Lý, Nguyến Phú Trọng, Tô Huy Rứa, TrầnKhắc Việt ) Bên cạnh đó cũng có nhiều đề tài, bài viết đề cập đến vấn đềNLLĐ và SCĐ của một loại hình TCCSĐ hay ở một địa phương, khu vực cụthể Đặc biệt, đã có nhiều đề tài, luận văn thạc sĩ nghiên cứu trực tiếp đếnNLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trong quân đội ở Việt Nam và Cộng hòa Dân Chủnhân Dân Lào (luận văn của Nguyễn Văn Nghĩa, Học viện Chính trị - BQP vàcủa Sẳn Tị Phiết Đuông Sít, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ ChíMinh) Nhìn chung, đây là những công trình khoa học có giá trị giúp tác giảkế thừa có chọn lọc những vấn đề lý luận có liên quan để hoàn thiện luận văn.Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, hệ thống về vấn đềNLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trong các DN thuộc Tổng cục CNQP - BQP giaiđoạn hiện nay.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về NLLĐ vàSCĐ của TCCSĐ trong các DN thuộc Tổng cục CNQP - BQP, luận văn đềxuất những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục nâng cao NLLĐ và SCĐ của

TCCSĐ trong các DN thuộc Tổng cục CNQP - BQP giai đoạn hiện nay.

- Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng caoNLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trong các DN thuộc Tổng cục CNQP - BQP đếnnăm 2020.

Trang 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là NLLĐ và SCĐ của TCCSĐtrong các DN thuộc Tổng cục CNQP - BQP giai đoạn hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trongcác DN thuộc Tổng cục CNQP - BQP, trọng tâm là các DN có nhiệm vụ sảnxuất, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật (thường được gọi là doanh nghiệpquốc phòng, an ninh để phân biệt với các DN quân đội khác không có nhiệmvụ này) Các số liệu khảo sát thực tế chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm2007 đến 2012 Đối tượng điều tra khảo sát là các đảng bộ cấp trên trực tiếpcơ sở, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân viênquốc phòng trong các DN trực thuộc Tổng cục CNQP - BQP Những giảipháp nêu trong luận văn có giá trị đến năm 2020.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu củaluận văn

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, Điều lệ, Văn kiện, Nghị quyết của ĐảngCộng sản Việt Nam, của Quân uỷ Trung ương (QUTW) và các chỉ thị, hướngdẫn của Tổng cục Chính trị về xây dựng TCCSĐ nói chung và xây dựngTCCSĐ trong Đảng bộ Quân đội nói riêng

Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực tiễn xây dựng và hoạt động của cácTCCSĐ thuộc Đảng bộ Quân đội nói chung và Đảng bộ Tổng cục CNQP nóiriêng; các tài liệu tổng kết báo cáo của các cơ quan chức năng thuộc Tổng cụcCNQP; số liệu, tư liệu của các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan

đã được nghiệm thu

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Trang 8

Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như: Lôgic - lịch sử,phương pháp phân tích - tổng hợp, điều tra, khảo sát, đặc biệt chú trọngphương pháp tổng kết thực tiễn

6 Những đóng góp về khoa học của luận văn

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận vàthực tiễn công tác xây dựng TCCSĐ trong các DN thuộc Tổng cục CNQP -BQP; cung cấp cơ sở khoa học cho Đảng ủy, Thủ trưởng Tổng cục CNQP đề racác chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐtrong các đơn vị trực thuộc, thúc đẩy sự phát triển vững chắc của các DN

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu cho cáccơ quan quản lý của Tổng cục CNQP, trong giảng dạy ở các Học viện, nhàtrường về môn học xây dựng đảng và công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ,CTCT) ở các DN.

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.

Trang 9

Chương 1

NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU

CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆPTHUỘC TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG - BỘQUỐC PHÒNG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 CÁC DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG CÁCDOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG - BỘQUỐC PHÒNG

1.1.1 Các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Bộ Quốc phòng

-1.1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của các doanhnghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - BộQuốc phòng

Trước khi chuyển đổi các DN (công ty) quốc phòng - an ninh trựcthuộc Tổng cục CNQP sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên các doanh nghiệp được tổ chức, quản lý và hoạt động trong khuôn khổcác quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, các nghị địnhhướng dẫn thực hiện Luật, các quy định của Bộ Quốc phòng Từ ngày1/7/2010, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệpNhà nước 2003 hết hiệu lực, các công ty Nhà nước, các công ty (doanhnghiệp) phục vụ quốc phòng - an ninh được tổ chức quản lý và hoạt động theoquy định của Luật Doanh nghiệp 2005 dưới hình thức là công ty trách nhiệmhữu hạn và công ty cổ phần.

Thực hiện Chỉ thị số 75/2008/CT-BQP, ngày 29-5-2008 của Bộ trưởngBộ Quốc phòng "Về việc triển khai thực hiện Quyết định 339/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới DN 100% vốnnhà nước thuộc BQP giai đoạn 2008 - 2010"; Hướng dẫn số 825/HD-CT ngày09- 7- 2008 về việc hướng dẫn hoạt động CTĐ, CTCT trong sắp xếp, đổi mới

Trang 10

DN quân đội giai đoạn 2008- 2010" Cùng với đó, Tổng cục CNQP đã banhành Chỉ thị số 3260/CT-CNQP, ngày 29-7-2008 "Về việc chuyển đổi cácDN trực thuộc Tổng cục CNQP theo Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 31-3-2008 của Thủ tướng Chính phủ" Đến trước thời điểm 01/7/2010, 22 DN quốcphòng - an ninh theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2008của Thủ tướng Chính phủ trực thuộc Tổng cục CNQP được chuyển thànhcông ty trách nhiệm hữu hạn trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công tymẹ - công ty con.

Về hình thức tổ chức sau khi chuyển đổi: Các DN quốc phòng - an ninhtrong Tổng cục CNQP thuộc sở hữu nhà nước do BQP làm chủ sở hữu, hoạtđộng theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty đượcthành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật và BQP Công ty có tưcách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ.

Về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty: Toàn Tổng cục CNQP hiện naycó 22 DN trực thuộc là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - công tymẹ công ty con, trong đó có 19 Công ty có bộ máy tổ chức quản lý gồm: Chủtịch kiêm giám đốc công ty; kiểm soát viên; các phó giám đốc (trong đó cómột chức danh phó giám đốc do chính ủy công ty kiêm nhiệm); kế toántrưởng; bộ máy giúp việc (các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ); các đơn vịthành viên Có 01 Tổng công ty và 2 công ty tổ chức theo hình thức công tymẹ - công ty con, có bộ máy tổ chức quản lý gồm: Hội đồng thành viên - chủtịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc, giám đốc; kiểm soát viên; cácphó tổng giám đốc (giám đốc), trong đó có một chức danh phó tổng giám đốc(giám đốc) do chính ủy tổng công ty, công ty kiêm nhiệm); kế toán trưởng; bộmáy giúp việc (các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ); các công ty con trựcthuộc và các đơn vị thành viên

* Chức năng doanh nghiệp quốc phòng, an ninh: có trách nhiệm bảo

toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại công ty; giữ gìn và phát triển độingũ cán bộ, công nhân lao động lành nghề và hoàn thành các nhiệm vụ về

Trang 11

quốc phòng, an ninh do BQP, Tổng cục CNQP giao.

* Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh: Sản xuất, sửa chữa, cải tiến, đồng bộ

các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật có chất lượng cao, đảm bảo độ tin cậy, antoàn trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu; thực hiện các nhiệm vụ quốcphòng theo chỉ lệnh của BQP và Tổng cục CNQP giao.

- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất

hàng quốc phòng, kết hợp với sản xuất hàng kinh tế, lấy sản xuất quốc phònglà nhiệm vụ chính trị trọng tâm, sản xuất kinh tế làm đòn bẩy để phát triển sảnxuất chung của các doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý khaithác có hiệu quả trang bị máy móc hiện có, đồng thời tạo nguồn lực cho pháttriển lâu dài cho nhiệm vụ phát triển CNQP.

Nhiệm vụ của DN đòi hỏi phải tính toán đầu tư theo hướng nào, muasắm trang thiết bị ra sao, bố trí tổ chức đội hình sản xuất như thế nào…để vừacó thể đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của quốc phòng, vừa có thể sảnxuất tốt các mặt hàng kinh tế có sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng yêucầu hội nhập mà không gây ra sự xáo trộn lớn trong quá trình tổ chức sản xuấtvà thực hiện các quy trình công nghệ

1.1.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Côngnghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng

Tiền thân của Tổng cục CNQP là ngành Quân giới, được Chủ tịch HồChí Minh ký Sắc lệnh thành lập ngày 15/ 9/ 1945 Trải qua 73 năm xây dựngvà trưởng thành, với nhiều lần thay đổi tên gọi tổ chức, chức năng nhiệm vụ,đến nay Tổng cục CNQP - BQP gồm nhiều loại hình đơn vị cơ sở, nhưng chủyếu là các DN công ích, với nhiệm vụ chính là sản xuất, sửa chữa, cải tiến,hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốccủa các lực lượng vũ trang nhân dân.

Hầu hết các DN thuộc Tổng cục CNQP về tổ chức được xây dựngtương đương Trung đoàn; một số DN lớn, có nhiều xí nghiệp thành viên được

Trang 12

xác định tương đương Sư đoàn Theo Quy định 49-QĐ/TW ngày 21 tháng 11năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) về tổ chức Đảng trongQuân đội nhân dân Việt Nam: “TCCSĐ ở các DN trong quân đội được thànhlập ở công ty, nhà máy, xí nghiệp và tương đương” với nhiệm vụ là: Lãnh đạoquán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về khoa học - công nghệ và môitrường, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, bám sát thực tiễn, phục vụthiết thực cho nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấucủa quân đội vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Chấp hành nghiêm kỷ luậtcông tác, giữ gìn bí mật quân sự, bí mật quốc gia, hoàn thành nhiệm vụ quốcphòng và kinh tế đạt năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế-xã hội cao, đúngchủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Quânđội; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động Trong Tổng cụcCNQP, theo cấp độ tổ chức DN, tổ chức đảng có các loại hình tương ứng:Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở, đảng bộ cơ sở, Đảng bộ bộ phận và các chibộ Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở được tổ chức ở các DN lớn, có nhiều xínghiệp thành viên Đảng bộ cơ sở, Đảng bộ bộ phận được tổ chức ở các DNđộc lập, các xí nghiệp thành viên của các DN lớn Chi bộ được tổ chức ở cácphòng, ban, phân xưởng sản xuất.

Để cụ thể hoá quy định của Bộ Chính trị; Ban Bí thư, Ban Chấp hànhTrung ương (khoá IX) đã ban hành Quy định 114/QĐ-TW ngày 08 tháng 8năm 2008, về chức năng nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở ở DN Quân đội:

“Đảng bộ, chi bộ cơ sở ở doanh nghiệp trong Quân đội là hạt nhân chính trị,lãnh đạo các mặt công tác, mọi hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng tổchức đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng doanh nghiệp vững mạnhtoàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ” Nhiệm vụ của cácđảng bộ, chi bộ cơ sở ở các DN là: “lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh, nâng cao được hiệu quả lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng;thực hiện nghiêm các quy định, quy trình về công tác tổ chức và cán bộ; lãnh

Trang 13

đạo xây dựng đơn vị chính quy, công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tàichính; lãnh đạo công tác quần chúng và hội đồng quân nhân; xây dựng đảngbộ, chi bộ trong sạch vững mạnh”

Với các DN thuộc Tổng cục CNQP, hầu hết các dây chuyền sản xuấtđược đầu tư theo công nghệ để sản xuất trang bị vũ khí, nên việc chuyển đổiđể sản xuất các sản phẩm kinh tế rất khó khăn, hiệu quả kinh tế không cao.Hơn nữa, việc chuyển đổi để sản xuất các sản phẩm kinh tế dễ làm giảm nănglực sản xuất của các dây chuyền công nghệ SXKD Mặc dù tỷ trọng đặt hàngquốc phòng chiếm phần rất nhỏ, các DN phải bươn trải trong thương trườngđể tìm các mặt hàng kinh tế, nhưng nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu củacác TCCSĐ là vẫn phải lãnh đạo đảm bảo sản xuất quốc phòng đúng tiến độ,thời gian, chất lượng tốt; giữ gìn và phát triển năng lực sản xuất quốc phòng,sẵn sàng chuyển trạng thái sản xuất, đáp ứng yêu cầu của thời chiến Hoạtđộng của DN bị chi phối đồng thời của cả quy luật quân sự lẫn quy luật kinhtế Trong khi địa bàn đóng quân hầu hết ở vùng sâu, vùng xa nên công táclãnh đạo không chỉ dừng lại ở các mặt hoạt động trong phạm vi DN mà cònphải bao quát cả những lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội như: đời sống, việclàm, trường học, nhà trẻ, bệnh xá và các nhu cầu khác của khu dân cư “làngquân nhân” bên cạnh doanh trại đơn vị Trước đây, hoạt động của các DNTổng cục CNQP hoàn toàn theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp; toànbộ nhiệm vụ sản xuất của DN được cấp trên giao chỉ tiêu kế hoạch về chủngloại, số lượng mặt hàng, cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm, chi trả lương chongười lao động từ ngân sách Nhà nước DN hầu như không SXKD các mặthàng kinh tế tiêu dùng cho thị trường, mà chỉ có nhiệm vụ tổ chức, điều hànhsản xuất các mặt hàng quốc phòng được giao Mọi hoạt động của DN đềutheo chế độ hành chính quân sự, nên sự lãnh đạo của các TCCSĐ đã góp phầnrất quan trọng trong việc xây dựng chính trị, tư tưởng, tổ chức cũng như việcchấp hành mệnh lệnh, thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ,

Trang 14

công nhân viên.

Do sức ép về việc làm, đời sống nên có ý kiến cho rằng: cứ có đủ việclàm, thu nhập của người lao động được nâng lên là giải quyết được mọi vấnđề trong DN; nên nhận thức về vai trò NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trong cácDN bị sai lệch, coi hoạt động NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ chỉ tiêu tốn thờigian công sức, không có tác dụng trong lãnh đạo nhiệm vụ SXKD Thực hiệnQuy định 72/QĐ-TW ngày 19/ 7/ 1993 của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trungương khoá VII và Quy định 71 ngày 22/ 7/ 1993 của Đảng ủy Quân sự Trungương (Quân uỷ Trung ương), chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các TCCSĐtrong các DN quốc phòng được khôi phục lại, hệ thống cơ quan chính trị đượcxây dựng thống nhất với quy định trong toàn quân, TCCSĐ đã phát huy vaitrò trong việc lãnh đạo toàn diện đối với DN, thực sự là hạt nhân lãnh đạo ởcơ sở Thể hiện quan trọng nhất là đã góp phần giữ vững sự ổn định chính trị,tư tưởng tổ chức, làm cho DN phát triển đúng hướng, bảo toàn và phát triểnnăng lực sản xuất quốc phòng, hoàn thành được nhiệm vụ chính trị, thực hiệnnghiêm pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân đội, hạn chế được nhữngtác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường vào các hoạt động của DN.

Thực hiện Chỉ thị số 75/2008/CT-BQP, ngày 29-5-2008 của Bộ trưởngBộ Quốc phòng "Về việc triển khai thực hiện Quyết định 339/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới DN 100% vốnnhà nước thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2008 - 2010"; Hướng dẫn số825/HD-CT ngày 09- 7- 2008 về việc hướng dẫn hoạt động CTĐ, CTCTtrong sắp xếp, đổi mới DN quân đội giai đoạn 2008- 2010" Cùng với đó,Tổng cục CNQP đã ban hành Chỉ thị số 3260/CT-CNQP, ngày 29-7-2008 "Vềviệc chuyển đổi các DN trực thuộc Tổng cục CNQP theo Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 31-3-2008 của Thủ tướng Chính phủ" Đến trước thời điểm01/7/2010, 22 DN quốc phòng, an ninh theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày31 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ trực thuộc Tổng cục CNQPđược chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn trách nhiệm hữu hạn một

Trang 15

thành viên và công ty mẹ - công ty con (doanh nghiệp).

Về cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Toàn Tổng cục CNQP

hiện nay có 22 DN trực thuộc là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên- công ty mẹ công ty con, trong đó có 19 Công ty có bộ máy tổ chức quản lýgồm: Chủ tịch kiêm giám đốc công ty; kiểm soát viên; các phó giám đốc(trong đó có một chức danh phó giám đốc do chính uỷ công ty kiêm nhiệm);kế toán trưởng; bộ máy giúp việc (các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ);các đơn vị thành viên Có 01 Tổng công ty và 2 công ty tổ chức theo hìnhthức công ty mẹ - công ty con, có bộ máy tổ chức quản lý gồm: Hội đồngthành viên - chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc, giám đốc;kiểm soát viên; các phó tổng giám đốc (giám đốc), trong đó có một chức danhphó tổng giám đốc (giám đốc) do chính uỷ tổng công ty, công ty kiêmnhiệm); kế toán trưởng; bộ máy giúp việc (các phòng, ban chuyên mônnghiệp vụ); các công ty con trực thuộc và các đơn vị thành viên

1.1.2 Tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cụcCông nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng - chức năng, nhiệm vụ, vai tròvà những đặc điểm

1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của tổ chức cơsở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Côngnghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng

* Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệpthuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.

- Chức năng của TCCSĐ trong các DN quốc phòng thuộc Tổng cụcCNQP: Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các DN thuộc Tổng cục CNQP là hạtnhân chính trị, lãnh đạo các mặt công tác mọi hoạt động của DN; xây dựng tổchức đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng DN vững mạnh toàndiện; hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD.

- Nhiệm vụ của TCCSĐ trong các DN quốc phòng thuộc Tổng cục

Trang 16

CNQP - BQP:

Một là: Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

+ Thường xuyên giáo dục, quán triệt để cán bộ, công nhân viên, nắmvững nhiệm vụ SXKD của DN.

+ Lãnh đạo quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về CNH, HĐHđất nước, hoàn thành nhiệm vụ, sản xuất quốc phòng và kinh tế đạt năng xuấtchất lượng, hiệu quả kinh tế-xã hội cao, đúng đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân đội.

Hai là: Lãnh đạo công tác tư tưởng

+ Thường xuyên giáo đục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạođức, tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và quần chúng; phát huytruyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, truyền thống của Đảng, Quân độivà đơn vị; thực hiện nghiêm chương trình học tập chính trị theo quy định cho cácđối tượng trong đơn vị; xây dựng tinh thần làm chủ, tình đoàn kết, hợp tác vàgiúp đỡ lẫn nhau trong cán bộ, chiến sĩ; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọngcủa cán bộ, đảng viên, quần chúng để giải quyết và báo cáo lên cấp trên.

+ Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ, đảng viên và quần chúng nắmvững và chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước và các chủ trương, nhiệm vụ của Quân đội, doanh nghiệp; thường xuyênbồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công tác cho cánbộ, đảng viên và quần chúng.

+ Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quanđiểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ bản vị, những hành vi nói, viếtvà làm trái đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểuhiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, tác phong quan liêu, thiếu tinh thần tráchnhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức kỷ luật, phòng chống sự suy thoái vềphẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, quần chúng.

Ba là: Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ

Trang 17

+ Cấp uỷ lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch công táccán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độnăng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của DN Kết hợp xây dựngđội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên.

+ Cấp uỷ xây dựng và thực hiện đúng quy chế về công tác cán bộ, chấphành nghiêm nguyên tắc tập thể cấp uỷ thống nhất lãnh đạo và quyết định mọimặt công tác cán bộ trong DN theo phân cấp.

+ Lãnh đạo xây dựng hệ thống cán bộ chỉ huy vững mạnh; thực hiệnđúng quy định của cấp trên về tổ chức, biên chế DN.

+ Những DN có tổ chức hội đồng quản trị, cấp uỷ và hội đồng quản trịphối hợp để thống nhất giải quyết các vấn đề về công tác tổ chức, cán bộthuộc thẩm quyền Trường hợp giữa cấp uỷ và hội đồng quản trị chưa nhất tríthì báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bốn là: Lãnh đạo công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính

+ Lãnh đạo thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước, các quy định của Quân đội về bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần đốivới cán bộ, công nhân viên trong DN và chính sách hậu phương quân đội.

+ Lãnh đạo chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước và Quân đội vềquản lý, sử dụng trang bị, cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật, tài chính; không đểxảy ra tham nhũng, lãng phí, mất mát, hư hỏng.

Năm là: Lãnh đạo các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân

+ Lãnh đạo xây dựng các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhânvững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, theo quy định của Trungương Đảng và điều lệ của mỗi tổ chức

+ Lãnh đạo xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Sáu là: Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững

+ Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộtrong sạch, vững mạnh; nâng cao NLLĐ và SCĐ của tổ chức đảng và đội ngũ

Trang 18

đảng viên, nhất là trong việc phát hiện và đấu tranh chống quan liêu, thamnhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong đơn vị Thực hiện đúngnguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ,chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượngsinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dụcvà tính chiến đấu.

+ Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phonggương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch và tạođiều kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng caotrình độ về mọi mặt.

+ Cấp uỷ xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân côngnhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao;thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mốiliên hệ với chi uỷ, đảng uỷ cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dânở nơi cư trú Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; biểudương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc;xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, phápluật của Nhà nước.

+ Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêuchuẩn và quy trình chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên Cộng sản HồChí Minh và những quần chúng ưu tú giỏi chuyên môn nghiệp vụ

+ Xây dựng cấp uỷ có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả,được đảng viên, quần chúng tín nhiệm và là trung tâm đoàn kết, thống nhấttrong đảng bộ, chi bộ và đơn vị Kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp uỷ với xâydựng đôi ngũ cán bộ chủ trì.

+ Cấp uỷ thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hànhĐiều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước vàquy định về những điều đảng viên không được làm Định kỳ hằng năm, cấp

Trang 19

uỷ tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng vàvai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên

* Vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Tổngcục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng.

Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội XI) đã xác định: “Tổchức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhânchính trị ở cơ sở” TCCSĐ trong DN quốc phòng là nơi thực hiện sự lãnh đạotuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội từ cơ sở Với nhữngđặc điểm về tổ chức, tính chất nhiệm vụ và hoạt động của DN quốc phòng, cácTCCSĐ có NLLĐ và SCĐ cao mới nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng,Nhà nước, tình hình chính trị-kinh tế-xã hội của đất nước và thế giới, bồi dưỡngbản chất giai cấp công nhân và xây dựng phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chínhtrị cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên, phát huy tiềm năng của các tổ chức, mỗithành viên trong DN, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao Và như vậyTCCSĐ mới thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo chính trị trong DN.

Trước sự tác động gay gắt của cơ chế thị trường, việc giữ gìn và pháttriển năng lực sản xuất quốc phòng, giữ vững định hướng nhiệm vụ chính trị củaDN quốc phòng, giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế với thực hiện nhiệmvụ sản xuất quốc phòng, đòi hỏi TCCSĐ ở các DN quốc phòng phải có nhữngdự báo, nắm bắt tình hình, nhạy bén với những vấn đề mới; đề ra được nghịquyết lãnh đạo đúng đắn, phù hợp, xây dựng chiến lược SXKD, những chủtrương, biện pháp tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết, giữ vững định hướngnhiệm vụ chính trị của một DN quốc phòng Có NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ mớigiải quyết tốt được mối quan hệ giữa cấp ủy và người giám đốc, phát huy tráchnhiệm cá nhân, tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của giám đốc vàđội ngũ cán bộ, đảng viên đảm bảo cho hoạt động SXKD của DN đúng hướng,có hiệu quả, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, các quy định của Quân đội.

Có NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ mới xây dựng được bộ máy tổ chức chỉ

Trang 20

huy hợp lý, có hiệu lực, xây dựng được các quy chế làm việc, phân định rõchức năng lãnh đạo và chức năng điều hành SXKD, thực hiện được chức năngkiểm tra toàn diện đối với mọi hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân trong DNtrong việc thực hiện nghị quyết của tổ chức đảng các cấp.

Trong DN quốc phòng, các tổ chức quần chúng vừa là lực lượng chủyếu để thực hiện nhiệm vụ chính trị của DN, vừa là lực lượng nòng cốt để xâydựng tổ chức đảng Lãnh đạo, xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh,hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ, mở rộng dân chủ ở DN Quân đội, vừa làtrách nhiệm, vừa thể hiện vai trò “người nhạc trưởng” của TCCSĐ trong DN.

NLLĐ và SCĐ càng cao thì TCCSĐ càng giữ vững được vai trò lãnhđạo của mình, là điều kiện để củng cố sự đoàn kết thống nhất, giữ nghiêm nềnếp, nguyên tắc tổ chức sinh hoạt, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ chính là yếu tố quyết định để xây dựng TCCSĐtrong sạch vững mạnh, xây dựng DN vững mạnh toàn diện Hay nói cáchkhác, NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ ở các DN quốc phòng góp phần nâng caouy tín và sức mạnh lãnh đạo của tổ chức đảng, quyết định sự phát triển đúngđịnh hướng, xây dựng đơn vị vững mạnh, luôn luôn hoàn thành mọi nhiệm vụđược giao và điều đó có ý nghĩa quyết định sự tồn tại hay không tồn tại trênthực tế đối với mỗi DN quốc phòng.

1.1.2.2 Đặc điểm tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộcTổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng

Trong Điều lệ (Điều 5) tổ chức và hoạt động của các công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên là DN quốc phòng, an ninh thuộc Tổng cụcCNQP quy định:

TCCSĐ trong các DN thuộc Tổng cục CNQP được tổ chức và hoạt độngtheo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Quy định củaBộ Chính trị “Về tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội nhân dân ViệtNam”, Điều lệ CTĐ, CTCT và hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về hoạt động

Trang 21

CTĐ, CTCT trong công ty công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (hoặccông ty mẹ-công ty con) 100% vốn nhà nước do BQP làm chủ sở hữu.

Tổ chức đảng trong các DN thuộc Tổng cục CNQP tồn tại dưới nhiều

hình thức tổ chức: Tổ chức đảng cấp trên trực tiếp cơ sở là 12, đảng bộ cơ sởlà 42, Đảng bộ bộ phận là 8, chi bộ cơ sở là 127, chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơsở là 384 tổ chức đảng Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụchính trị, phù hợp với tình hình thực tiễn, các tổ chức đảng ở các DN thườngxuyên được củng cố, kiện toàn, nâng cấp Cùng với việc củng cố xây dựng tổchức đảng thì đội ngũ cấp uỷ cũng ngày càng được nâng lên về chất lượng,đảm bảo đủ số lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo.

Trong tổ chức biên chế sau khi chuyển đổi, các DN quốc phòng, anninh đều có cơ quan chính trị với tên gọi là phòng chính trị hoặc ban chính trị,thủ trưởng cơ quan chính trị là chủ nhiệm chính trị Về đội ngũ cán bộ chínhtrị, hầu hết đội ngũ cán bộ chính trị các DN trong Tổng cục CNQP có bản lĩnhchính trị vững vàng, chấp hành tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng,pháp luật Nhà nước và kỷ luật quân đội, phẩm chất đạo đức, lối sống trongsáng, lành mạnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Độingũ cán bộ chính trị của các DN có đặc thù riêng so với các đơn vị trong toànquân, phần lớn là cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ chuyển sang làm côngtác chính trị, với tinh thần trách nhiệm, ý thức tự học tập, thông qua hoạt độngthực tiễn, đội ngũ cán bộ chính trị của Tổng cục đã thể hiện có kiến thức và kinhnghiệm trong hoạt động nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trong các DNthuộc Tổng cục CNQP, có khả năng nghiên cứu, phát hiện đề xuất các nội dung,biện pháp tổ chức các hoạt động nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ bảo đảmnguyên tắc quy định và phù hợp với yêu cầu thiết thực của từng đơn vị.

Tuy nhiên, đối chiếu với quy mô tổ chức, lực lượng và tính chất, nhiệmvụ trong các DN hiện nay còn có nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất trongbố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ làm công tác chính trị trong các công ty, xínghiệp thuộc các DN, nhất là các DN có tổ chức đảng bộ cấp trên trực tiếp cơsở, có xí nghiệp và công ty trực thuộc các DN không có ban chính trị, không

Trang 22

có trợ lý chuyên trách đảm nhiệm hoạt động nâng cao NLLĐ và SCĐ củaTCCS Đội ngũ cán bộ chính trị ở các cơ sở còn thiếu, một số cán bộ mới quađào tạo bồi dưỡng ngắn về kiến thức hoạt động công tác xây dựng đảng nênchất lượng hiệu quả công tác có mặt còn hạn chế, còn lúng túng trong việctham mưu đề xuất với lãnh đạo chỉ huy về tổ chức thực hiện và phát huy hiệulực nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trong các DN thuộc Tổng cụcCNQP Nguồn quy hoạch sắp xếp cán bộ chính trị các cấp, nguồn kế cận, kếtiếp còn mỏng Số lượng cán bộ hết tuổi phục vụ tại ngũ chiếm tỷ lệ cao Do

một số cán bộ chính trị các DN là cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ

chuyển sang nên chưa thực sự nhạy bén trong xử lý công việc, còn hạn chế vềnăng lực tư duy và xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, quản lý đơn vịcòn để xẩy ra những vụ việc nghiêm trọng.

Theo Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị khoá IX về tiếp tục hoàn thiện cơchế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiệnchế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam Các DNđã quy định trong Điều lệ Công ty chức danh chính uỷ kiêm phó (tổng) giám đốccông ty Qua thực tế triển khai, việc Chính uỷ kiêm phó (tổng) giám đốc công tycòn có nhiều ý kiến khác nhau về xử lý mối quan hệ giữa chính uỷ và giám đốc,tính hợp lý và sự phù hợp đối với một DN quốc phòng - an ninh hoạt động theomô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành viên

1.2 NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC CƠSỞ ĐẢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆPQUỐC PHÒNG - BỘ QUỐC PHÒNG; QUAN NIỆM, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀNHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC

1.2.1 Quan niệm về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chứccơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốcphòng - Bộ Quốc phòng

1.2.1.1 Quan niệm về năng lực lãnh đạo của tổ chứccơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công

Trang 23

nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng

Theo Từ điển tiếng việt: “Năng lực” là khả năng thực hiện tốt mọi côngviệc: có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức [74, tr.1172].

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉrõ: lãnh đạo đúng nghĩa là: phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng đắn;phải tổ chức sự thi hành cho đúng; phải tổ chức kiểm soát [52, tr285] Nhưvây Sự lãnh đạo của Đảng gồm những khâu chủ yếu: ra quyết định (nghịquyết), tổ chức thực hiện quyết định (nghị quyết) và kiểm soát việc thực hiện.Việc ra quyết nghị (nghị quyết) bao gồm cả việc chấn chỉnh ra quyết định;việc tổ chức thực hiện quyết định (nghị quyết) bao gồm cae việc cụ thể hóaquyết định (nghị quyết) Việc kiểm doát trong suốt toàn bộ quá trình lãnh đạotừ chuẩn bị ta quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, sơ kết, tổng kết vàbao gồm cả việc kiểm tra, giám sát.

Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân; trong điều kiện Đảngcầm quyền, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận củahệ thống chính trị; hoạt động của Đảng là hoạt động lãnh đạo, vì vậy NLLĐvà SCĐ là vấn đề thuộc về bản chất của Đảng cũng như các TCCSĐ Hoạtđộng lãnh đạo của TCCSĐ phải tuân thủ quy trình chặt chẽ, liên tục, bao gồmnghiên cứu, vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối, quan điểm của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên; đề ra nghị quyết,chủ trương, biện pháp lãnh đạo; tuyên truyền vận động cho mọi cán bộ, đảngviên, quần chúng hiểu rõ, thấm nhuần và tổ chức cho họ thực hiện tốt nhất

nghị quyết đã đề ra Do vậy, NLLĐ của TCCSĐ là tổng hợp những khả năng,

điều kiện chủ quan của TCCSĐ để hoàn thành hoạt động lãnh đạo toàn diện,mọi mặt đối với đơn vị, với chất lượng cao Đó là hoạt động kết hợp nhuầnnhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, không bảo thủ trì trệ, cũng không cứngnhắc, rập khuôn, máy móc.

NLLĐ của TCCSĐ trước hết là năng lực trí tuệ, đó là khả năng nhận

Trang 24

thức lý luận một cách sâu sắc, toàn diện; quán triệt đầy đủ nhiệm vụ và đánhgiá đúng tình hình; trên cơ sở đó vận dụng một cách sáng tạo lý luận vào thựctiễn của đơn vị, đề ra được nghị quyết đúng, chủ trương biện pháp lãnh đạophù hợp với sự phát triển của tình hình nhiệm vụ Cuộc sống luôn vận độngvà phát triển, cho nên NLLĐ còn thể hiện ở khả năng dự báo, nhạy bén vớinhững vấn đề mới nảy sinh, có khả năng luận giải đúng đắn và giải quyết cóhiệu quả Chính vì vậy Các Mác và Ph.Ănghen đã phân biệt sự khác nhaugiữa những người cộng sản và những người vô sản là “họ hơn bộ phận còn lạicủa giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quảchung của phong trào vô sản” [51, tr 615] V.I.Lênin khẳng định: “không cólý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng” “chỉ có đảng nàođược một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai tròchiến sĩ tiền phong” [53, tr.32] Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn và đòihỏi cán nộ, đảng viên phải ra sức học tập, trau dồi lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, vì đó: “…không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cáikim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợicuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [54, tr.128] Trongquá trình lãnh đạo, các TCCSĐ phải có năng lực nghiên cứu, tổng kết thựctiễn, đây là yêu cầu đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng nói chung và TCCSĐnói riêng luôn phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Nắm vững những vấn đềcơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quanđiểm của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên chính là cơ sở để các TCCSĐnâng cao năng lực trí tuệ, đề ra được chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúngđắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và nhiệm vụ cụ thể của mỗi cơ sở.

NLLĐ của TCCSĐ còn là năng lực, trình độ tổ chức hoạt động thựctiễn Đó là khả năng tuyên tuyền, giáo dục, vận động và hướng dẫn quầnchúng thực hiện các nghị quyết đã đề ra, đưa nghị quyết vào cuộc sống Trongquá trình tổ chức thực hiện nghị quyết, TCCSĐ phải làm tốt công tác kiểm tra;

Trang 25

xây dựng TCCSĐ, các tổ chức đoàn thể quần chúng và đơn vị vững mạnh,thường xuyên sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, góp phần xây dựng tổ chức đảng cấptrên và bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, với vai trò tiền phong của mình,TCCSĐ không những phải có NLLĐ tốt mà còn phải có SCĐ cao Chính vìvậy C.Mác và Ph.Ănghen đã khẳng định: “Vậy là về mặt thực tiễn, nhữngngười cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các Đảng công nhân ở cácnước, là bộ phận luôn thúc đẩy phong trào tiến lên…” [51, tr.614, 615] TheoV.I.Lênin, cuộc đấu tranh của Đảng rộng lớn và phức tạp hơn nhiều so vớiđấu tranh kinh tế, do đó tổ chức của Đảng “phải là tổ chức của những ngườicách mạng, có nghĩa là tổ chức của những phần tử ưu tú nhất của giai cấpcông nhân” và “Hãy cho tôi một tổ chức những người cách mạng và chúng tôisẽ đảo ngược nước Nga lên” [48, tr.162].

1.2.1.2 Quan niệm về sức chiến đấu của tổ chức cơsở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Côngnghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng

Có thể hiểu SCĐ của một tổ chức hay một cá nhân là sức mạnh, khảnăng làm việc, hoạt động, hoặc khả năng tác động của một tổ chức, một tậpthể hay cá nhân đối với công việc, hoặc đối với những tổ chức, tập thể hay cánhân khác trong quá trình vận động, phát triển, kể cả cá nhân hay tổ chứcthuộc tổ chức của mình, đảm bảo cho tổ chức của mình tồn tại phát triển, thựchiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình vận động, phát triển của Đảng Công sản suốt hơn 160năm qua, kể từ khi tổ chức cộng sản đầu tiên trên thế giới - Liên đoàn nhữngngười cộng sản (1847) ra đời cho đến nay, để tồn tại, phát triển, thực hiện ýtưởng cộng sản mà trước hết là thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của từng giaiđoạn cách mạng, Đảng Cộng sản phải chống lại một cách quyết liệt, có kếtquả của sụ phá hoại của các thế lực thù địch, đồng thời phải đấu tranh mạnh

Trang 26

mẽ với những yếu tố tiêu cực nảy sinh trong nội bộ Đảng Nhờ đó Đảng Cộngsản ngày càng lớn mạnh và phát triển, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cáh mạng.Thực tế trong chiều dài lịch sử đấu tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam cũng đã chứng tỏ điều đó.

SCĐ của TCCSĐ trước hết là sự giác ngộ chính trị cao, bản lĩnh chínhtrị vững vàng, đặc biệt trong những lúc cách mạng gặp khó khăn hay cónhững bước ngoặt lịch sử Đây là lúc các thế lực thù địch tăng cường tấn côngvào Đảng về mọi mặt, là lúc trong đội ngũ phong trào cách mạng có sự do dự,phân tâm, giảm sút ý chí chiến đấu

SCĐ của TCCSĐ là sự thống nhất cao về ý chí và hành động, giữ vữngniềm tin, phát huy sức mạnh của cả DN, vượt qua mọi khó khăn thử thách.

SCĐ của TCCSĐ là khả năng giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạtĐảng, phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết thống nhấttrong Đảng Để thực hiện được những yêu cầu trên, các TCCSĐ phải tăngcường công tác kiểm tra, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, giúp đỡnhau khắc phục khuyết điểm, nỗ lực phấn đấu vươn lên.

Trong suốt quá trình hoạt động, mỗi tổ chức, cá nhân không thể tránhkhỏi những thiếu sót sai lầm, nên việc phải tìm ra những khuyết điểm, nguyênnhân của những khuyết điểm đó để cùng nhau sửa chữa là một biện pháp đểhoàn thiện mỗi ĐV và nâng cao sức mạnh của TCCSĐ.

Như vậy, SCĐ của TCCSĐ là khả năng giữ vững được vai trò lãnh đạotrước mọi diến biến phức tạp của tình hình nhiệm vụ; là khả năng “miễndịch”, đấu tranh thắng lợi với những tác động tiêu cực và âm mưu, thủ đoạnchống phá của kẻ thù; là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoànthành mọi nhiệm vụ; là khả năng tự khắc phục những hạn chế, khuyết điểmtrên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, tự phêbình và phê bình, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự tiền phong,gương mẫu, giữ nghiêm kỷ luật, làm cơ sở cho xây dựng TCCSĐ trong sạchvững mạnh, lãnh đạo đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.

1.2.1.3 Mối quan hệ giữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

Trang 27

của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Côngnghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng

NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ là khả năng nắm vững và vận dụng sángtạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên vào thực tiễntình hình, nhiệm vụ của đơn vị; là bản lĩnh chính trị với trình độ nhận thức lýluận và năng lực thực tiễn để đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn;tuyên truyền giác ngộ, vận động quần chúng, tổ chức thực hiện và kiểm tra sátsao nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết; là sự đoàn kết thống nhất trên cơ sởthực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, tự phê bình và phêbình; là ý chí quyết tâm, sức mạnh vượt qua mọi thử thách, phấn đấu vươn lênhoàn thành nhiệm vụ; kiên quyết đấu tranh khắc phục những biểu hiện tiêucực sai sót trong tổ chức Đảng và đơn vị, đấu tranh chống lại mọi âm mưu,thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, xây dựng TCCSĐ luôn trong sạch vững mạnh,hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.

NLLĐ và SCĐ là hai thành tố có mối quan hệ biện chứng tạo thànhmột chỉnh thể thống nhất, làm nên sức mạnh và sự bền vững của TCCSĐ.Trong NLLĐ đã hàm chứa SCĐ, có NLLĐ mới có SCĐ; SCĐ cao là sự thểhiện của NLLĐ vững vàng NLLĐ là cơ sở tiền đề cho SCĐ và ngược lạiSCĐ là điều kiện để củng cố NLLĐ, làm cho NLLĐ được nâng cao và pháthuy Hai thành tố này luôn đan xen tác động, thúc đẩy lẫn nhau và đều xuấtphát từ yếu tố tự thân, điều kiện chủ quan của TCCSĐ; không thể có NLLĐtốt mà SCĐ lại yếu và ngược lại Như vậy, mỗi hoạt động lãnh đạo củaTCCSĐ đều là sự thể hiện cụ thể của NLLĐ và SCĐ; và để xây dựng TCCSĐvững mạnh, không thể tách rời NLLĐ với SCĐ.

Công cuộc xây dựng đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hộilà cuộc cách mạng sâu sắc nhất, toàn diện nhất và triệt để nhất Từ một nướcnông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, chúng ta phải

Trang 28

bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội trong điềukiện phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang lâm vào thoái trào; xuthế hội nhập kinh tế thế giới trong sự cạnh tranh khốc liệt; các thế lực thù địchtìm mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá quyết liệt sự nghiệp xây dựng chủ nghĩaxã hội của Đảng ta, nhân dân ta Trong tình hình đó, đòi hỏi Đảng ta phải thậtsự vững mạnh, thực sự trí tuệ, có SCĐ cao để lãnh đạo toàn dân tộc vượt quamọi khó khăn, thử thách đi đến thắng lợi cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đãchỉ rõ: “Để đảm bảo thắng lợi của cách mạng, vấn đề có ý nghĩa quyết định làphải nâng cao hơn nữa SCĐ của toàn Đảng ta, phát huy hơn nữa tác dụnglãnh đạo của Đảng ta trên mọi mặt công tác” [52, tr.201] và “Đảng mạnh là dochi bộ tốt” Hay nói cách khác, mỗi TCCSĐ có NLLĐ tốt, SCĐ cao là cơ sởđảm bảo để xây dựng Đảng vững mạnh, hoàn thành sứ mạng vẻ vang củamình.

Thấm nhuần những lời dạy của Người, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH đất nước, phương hướng và mục tiêu tổng quát của côngtác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2006 - 2010 là “ Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnhđốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thực sựtrong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trịvững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phươngthức lãnh đạo khoa học luôn gắn bó với nhân dân”, coi đó là một trong nhữngvấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng hiện nay.

Và như vậy, không ngừng nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ đã góp phần

quan trọng, quyết định nâng cao NLLĐ và SCĐ của toàn Đảng Đó là yêu cầutất yếu khách quan, có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng.

1.2.2 Tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổchức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệpquốc phòng - Bộ Quốc phòng

Trang 29

Để đánh giá đúng NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trong các DN thuộcTổng cục CNQP - BQP; các tổ chức đảng ở các DN trong Tổng cục CNQPtiến hành đánh giá NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ theo đúng Hướng dẫn số 486/HD-CT ngày 18/4/2012, Hướng dẫn số 559/HD-CT ngày 02/5/2012, Hướngdẫn số 263/HD-CT ngày 04/3/2011 của Tổng cục Chính trị, Hướng dẫn số6118/HD-CT ngày 17/10/2013 của Cục Chính trị và cần dựa trên những tiêuchí sau:

Một là: Kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ SXKD của DN phục vụ

- Đảm bảo hậu cần, tài chính, vũ khí trang bị kỹ thuật theo yêu cầunhiệm vụ và phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ,quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng

Hai là: Kết quả lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng của TCCSĐ.

- Cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốcphòng và lao động hợp đồng có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâmcao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

- Thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ,quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng; chínhsách phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh; xây dựng ý thứccảnh giác cách mạng, giữ gìn bí mật quân sự, bí mật quốc gia, ngăn ngừa và đấutranh có hiệu quả với những hành vi viết, nói và làm trái với quan điểm, đường

Trang 30

lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của quân đội.

- Có môi trường văn hoá lành mạnh, không để xảy ra các tệ nạn xã hội,hủ tục lạc hậu và các tiêu cực trong đơn vị.

Ba là: Kết quả lãnh đạo xây dựng đơn vị, lãnh đạo tổ chức và hoạt

động của các tổ chức quần chúng.

- Tổ chức chỉ huy các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn đápứng yêu cầu quản lý, chỉ huy đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao 100%cán bộ hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách, có 70% hoàn thành khá trở lên.

- Nội bộ đoàn kết thống nhất; tỷ lệ cán bộ vi phạm kỷ luật dưới mứcquy định, không có kỷ luật nghiêm trọng Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở,không có đơn thư khiếu nại, tố cáo.

- Các tổ chức quần chúng và Hội đồng quân nhân được củng cố, kiệntoàn, hoạt động đúng chức năng, hiệu quả và đạt tiêu chuẩn vững mạnh.

Bốn là: Kết quả lãnh đạo và thực hiện công tác xây dựng nội bộ.

- Tổ chức đảng thường xuyên được củng cố, kiện toàn, có nghị quyếtlãnh đạo sát, đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả; đội ngũ đảng viên pháthuy tốt vai trò tiền phong gương mẫu.

- Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc; sinh hoạt đảng đúng kỳ, cóchất lượng; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình vàphê bình, đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãngphí và các biểu hiện tiêu cực khác; nội bộ đoàn kết, thống nhất.

- Thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát; quản lý, giáo dục, rènluyện đội ngũ đảng viên; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, đảngviên vi phạm.

- Làm tốt công tác phát triển đảng viên mới, đảm bảo chất lượng đúngquy trình, thủ tục, nguyên tắc.

Năm là: Lãnh đạo tiếp tục thực hiện việc học tập tư tưởng và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Trang 31

- Triển khai thực hiện tốt các quy định về việc tiếp tục học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Gồm kế hoạch của cấp uỷ, người chỉhuy; xây dựng các chuẩn mực; xây dựng kế hoạch đăng ký phấn đấu của cánbộ chủ chốt, cán bộ, công nhân viên và tổ chức sinh hoạt kiểm điểm hàngtháng; xây dựng chương trình hành động của các tổ chức quần chúng…)

- Tổ chức học tập các chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạođúc Hồ Chí Minh hàng năm; Đưa nội dung học tập và làm theo tấm gươngđạo đúc Hồ Chí Minh vào nghị quyết lãnh đạo định kỳ, kế hoạch của ngườichỉ huy, chương trình hành động của các tổ chức quần chúng, kế hoạch kiểmtra, giám sát…

- Kết quả cụ thể việc triển khai thực hiện học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng đảng, chuyển biến về đạo đức vàchấp hành kỷ luật của cán bộ, đảng viên, công nhân viên, về thực hiện quychế dân chủ, về thực hành tiết kiệm…

1.2.3 Quan niệm và những vấn đề có tính nguyên tắc trong nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong cácdoanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng

1.2.3.1 Quan niệm về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Côngnghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng

Đảng ta luôn quan tâm đến việc không ngừng nâng cao NLLĐ và SCĐcủa các TCCSĐ và xác định đây là yêu cầu khách quan, cấp bách mang tínhquy luật trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay Do tổ chức, chứcnăng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động ở các DN quốc phòng có những đặc điểmriêng biệt, nên việc nâng cao NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ trong các DNquốc phòng, ngoài những vấn đề chung như ở các loại hình tổ chức khác, còncần có những nội dung, biện pháp riêng cho phù hợp.

Nâng cao NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ ở các DN quốc phòng là phát

Trang 32

huy mọi tiềm năng của yếu tố nội sinh và cả yếu tố khách quan; khắc phụchạn chế để làm cho TCCSĐ có khả năng tốt hơn, lãnh đạo DN hoàn thànhnhiệm vụ SXKD trong cơ chế thị trường, đồng thời đáp ứng mọi yêu cầu phụcvụ quốc phòng - an ninh trên cơ sở bảo toàn và phát triển được năng lực sảnxuất quốc phòng.

Từ những luận giải về NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ nêu trên, có thể

khẳng định rằng: Nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ ở các DN thuộc Tổngcục CNQP là nâng cao vai trò, khả năng và hiệu lực lãnh đạo toàn diện củatổ chức đảng đối với mọi hoạt động của DN Nâng cao NLLĐ và SCĐ củaTCCSĐ ở các DN nhằm xây dựng bản thân TCCSĐ trong sạch vững mạnh,thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo chính trị ở DN, xây dựng DN vững mạnhtoàn diện, các tổ chức quần chúng trong DN vững mạnh xuất sắc.

NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ được tạo thành từ chất lượng đội ngũ cánbộ, đảng viên, cấp ủy các cấp, từ chi bộ đến đảng ủy cơ sở Vì vậy, nâng caoNLLĐ và SCĐ của TCCSĐ phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên, các tổ chứcđảng nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc tự giác học tập, rèn luyện,nâng cao trình độ mọi mặt, tích cực tham gia vào nhiệm vụ lãnh đạo đơn vị,xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh.

NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ ở các DN quốc phòng được thể hiện rất đadạng, phong phú; được tạo nên bởi cả yếu tố chủ quan, cả những yếu tố kháchquan khác, nhưng yếu tố tự thân là chính Vì vậy, chủ thể tác động để nângcao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ là đội ngũ cán bộ, đảng viên và cấp ủy.

Hoạt động của các DN quốc phòng rất rộng, phức tạp trên nhiều lĩnhvực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Vì vậy, mọi chủ trương, biện pháplãnh đạo DN đều là sản phẩm trí tuệ tập thể của đội ngũ đảng viên, đặc biệttập trung ở cấp ủy và đội ngũ cán bộ chủ trì Mỗi đảng viên ở từng lĩnh vựccông tác của mình, vừa có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nghị quyết của cấpủy, vừa thể hiện vai trò là người tổ chức, hướng dẫn cho quần chúng cùng

Trang 33

thực hiện; qua đó thẩm định tính đúng đắn của nghị quyết, giúp cho cấp ủyđiều chỉnh, hoàn thiện kịp thời, nâng cao hiệu quả lãnh đạo Trong DN, mọitổ chức, mọi cá nhân vừa là đối tượng lãnh đạo, nhưng cũng vừa là lực lượngtrực tiếp góp phần nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ; tuy nhiên, vai trò tácdụng của từng lực lượng này có tác dụng không ngang nhau

Tổ chức chỉ huy là nơi cụ thể hóa chủ trương nghị quyết của cấp ủythành những mục tiêu, nhiệm vụ trong SXKD cũng như trong xây dựng DN Vớithẩm quyền là chủ tài khoản DN, ban giám đốc có trách nhiệm tạo điều kiện vềlực lượng, phương tiện, vật chất, tài chính cho các hoạt động CTĐ, CTCT; làmcho hoạt động CTĐ, CTCT tạo nên động lực tinh thần cho mọi thành viên trongthực hiện nhiệm vụ chính trị của mình Tổ chức chỉ huy là lực lượng trực tiếp, cóhiệu quả nhất trong nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ.

Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ mối quan hệ máu thịt với quần chúng,TCCSĐ trong DN là cầu nối giữa Đảng với quần chúng, là người trực tiếp tổchức các phong trào cách mạng của quần chúng, tạo điều kiện cho các tổ chứcquần chúng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, chăm lo đời sống,giải quyết những tâm tư nguyện vọng của quần chúng và qua thực tiễn hoạtđộng của các tổ chức quần chúng, tiếp thu những sáng kiến, kinh nghiệm củaquần chúng để bổ sung, hoàn thiện chủ trương lãnh đạo Với đặc điểm của sảnxuất công nghiệp, quần chúng trong các DN quốc phòng là những người đượcđào tạo nghề nghiệp cơ bản, làm việc trong các dây chuyền sản xuất có tổchức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm túc, được chọn lọc đảm bảo các tiêu chuẩnchính trị nhất định, nên nếu biết giáo dục, vận động, khơi dậy và phát huy sứcmạnh tiềm tàng của họ, thì họ sẽ là một lực lượng quan trọng nâng cao NLLĐvà SCĐ của TCCSĐ

Nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ ở các DN quốc phòng không thểtách rời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Thủ trưởng Tổng cục CNQP,hướng dẫn của Cục Chính trị Do tổ chức lực lượng, nhiệm vụ chính trị, nhất

Trang 34

là nhiệm vụ sản xuất quốc phòng của DN trong từng thời kỳ có sự thay đổitheo yêu cầu của cấp trên, đặt trong tổng thể hệ thống nhiệm vụ của các DNquốc phòng, nên nội dung công tác xây dựng TCCSĐ phải được đặt dưới sựlãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấptrên mới đúng hướng và có hiệu quả

Để có sức mạnh hoàn thành tốt vai trò, chức năng của mình, TCCSĐphải nâng cao được cả NLLĐ, cả SCĐ Nâng cao NLLĐ là cơ sở để củng cốvà tăng cường SCĐ; nâng cao SCĐ chính là làm cho NLLĐ của TCCSĐ đượcphát huy, có hiệu quả hơn Biện pháp nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐtrong các DN quốc phòng phải phát huy được tính tích cực, chủ động của chủthể là đội ngũ cán bộ, đảng viên và cấp ủy các cấp trong DN, đồng thời tranhthủ sự hướng dẫn chỉ đạo của Đảng ủy, Thủ trưởng Tổng cục CNQP và CụcChính trị - Tổng cục CNQP, động viên được trách nhiệm tham gia xây dựngtổ chức đảng của các tổ chức, lực lượng quần chúng trong DN.

Nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ ở các DN quốc phòng là nhiệmvụ tuy có nhiều khó khăn nhưng đó là vấn đề cấp thiết và hoàn toàn có thểthực hiện thắng lợi, góp phần vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảnghiện nay.

1.2.3.2 Những vấn đề có tính nguyên tắc trong nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệpthuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trong DN quốc phòng phải đảmbảo sự lãnh đạo toàn diện của TCCSĐ đối với mọi hoạt động của DN trên cơsở quán triệt quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước về quản lý kinh tế-xã hội, xây dựng phát triển CNQP Trong quá trình

lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta chủtrương tổ chức sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả của các DN Nhà nước,trong đó có các DN quốc phòng Cùng với nhiều hình thức sở hữu nguồn vốn,

Trang 35

phân định rõ chức năng lãnh đạo của tổ chức đảng với điều hành quản lý củađại diện chủ sở hữu, nhưng được phép tham gia các hình thức sở hữu khác đểnâng cao hiệu quả SXKD, phục vụ cho mục tiêu phát triển năng lực sản xuấtquốc phòng Vì vậy, các TCCSĐ phải nắm vững đường lối, chủ trương củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Quân đội và thực tiễn củadoanh nghiệp để đề ra chủ trương lãnh đạo phù hợp, phát huy được thuận lợi,vượt qua khó khăn, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, đưa DN phát triểnbền vững, đúng định hướng nhiệm vụ.

Nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ phải toàn diện trên cơ sở xâydựng chính trị, tư tưởng, tổ chức, lấy xây dựng đội ngũ đảng viên làm thenchốt Trong điều kiện quản lý kinh tế mới, các DN quốc phòng mất dần đi

những điều kiện ưu đãi, bao cấp; phải cùng “sân chơi”, cùng “luật chơi” vớicác DN thành phần kinh tế khác Những tác động của mặt trái cơ chế thịtrường cùng với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối vớiQuân đội là những vấn đề làm cho cán bộ, đảng viên, và cả các TCCSĐ trongcác DN quốc phòng dễ bị chệch hướng Dù trong cơ chế quản lý kinh tế nàocác DN quốc phòng vẫn là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, cácTCCSĐ vẫn là tế bào của Đảng bộ Quân đội Vì vậy phải trên cơ sở xây dựngchính trị, tư tưởng và tổ chức vững vàng thì việc nâng cao NLLĐ và SCĐ củaTCCSĐ mới bám sát và đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo ở DN quốc phòng.Muốn làm được điều đó, TCCSĐ phải có đội ngũ đảng viên đủ về số lượng,cơ cấu hợp lý, chất lượng cao làm nòng cốt để việc nâng cao NLLĐ và SCĐcó hiệu quả thiết thực.

Nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trên cơ sở tuân thủ nguyên tắctập trung dân chủ, chấp hành nghiêm nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấptrên, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy, tổ chức đảng và trongtoàn DN Trong hoạt động của DN, hiệu quả SXKD phụ thuộc rất lớn, nhiều

khi chủ yếu vào người giám đốc Cho nên, tuy cùng trong cấp ủy, nhưng nếu

Trang 36

ý thức đảng không cao, người giám đốc vẫn thường có tâm lý là “cấp trên”.Cộng với việc giải quyết không tốt mối quan hệ giữa cấp ủy với ban giámđốc, đặc biệt giữa Chính uỷ- Bí thư Đảng ủy với Giám đốc thì việc mất đoànkết trong cấp ủy thường khó tránh khỏi Khi cấp ủy đã mất đoàn kết thì cũngkhó giữ được sự đoàn kết trong tổ chức đảng, tạo nên sự hoang mang, mấtlòng tin trong toàn đơn vị Như vậy vai trò lãnh đạo của TCCSĐ sẽ bị suy giảm,không có điều kiện để nâng cao được NLLĐ và SCĐ Nâng cao NLLĐ và SCĐcủa TCCSĐ chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở chấp hành nghiêm nguyên tắctập trung dân chủ, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong cấp ủy và toàn DN.

Nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ là trách nhiệm của mọi tổ chức,mọi lực lượng trong DN, trong đó trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viênvà cấp ủy là quyết định Từ luận giải về những yếu tố tạo thành NLLĐ và

SCĐ của TCCSĐ ở các DN quốc phòng có thể khẳng định: muốn nâng caođược NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ phải phát huy được trách nhiệm của tổ chứcchỉ huy, của các tổ chức quần chúng và mọi thành viên trong DN Đây lànhững lực lượng cùng tạo nên sức mạnh tổng hợp xây dựng TCCSĐ vữngmạnh, có NLLĐ và SCĐ cao Tuy nhiên, tất cả sức mạnh của các lực lượngđó phải thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cấp ủy, để được triểnkhai thành những chủ trương, biện pháp cụ thể, mới có tác dụng thiết thực

Nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ trong các DN quốc phòng khôngthể tách rời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Thủ trưởng Tổng cục vàhướng dẫn của Cục Chính trị Đảng ủy, Thủ trưởng Tổng cục CNQP và Cục

Chính trị - Tổng cục CNQP phải nắm vững đặc điểm tình hình, nhiệm vụ củaDN, trên cơ sở yêu cầu của công tác xây dựng Đảng trong Tổng cục CNQP đểlãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các TCCSĐ ở các DN quốc phòng tiến hànhcông tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kiện toàn tổ chức và xây dựng đội ngũcán bộ, đảng viên, tổ chức kiểm tra, uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời những saisót yếu kém để các TCCSĐ thực sự có NLLĐ toàn diện, SCĐ cao, lãnh đạoDN hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Trang 37

Quá trình nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ phải kết hợp chặt chẽvới các mặt công tác khác trong DN Mỗi bước tiến bộ trong nâng cao NLLĐ

và SCĐ của TCCSĐ là điều kiện để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, đồngthời kết quả cao trong các mặt công tác, hoạt động của DN là cơ sở để nângcao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ.

2.1.1 Thực trạng nâng cao năng lục lãnh đạo và sức chiến đấu củatổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệpquốc phòng - Bộ Quốc phòng

2.1.1.1 Những ưu điểm về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củatổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệpquốc phòng - Bộ Quốc phòng

Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sangnền kinh tế thị trường, các DN trong Tổng cục CNQP cũng từng bước vượtqua khó khăn, thử thách để tồn tại và thích nghi dần với cơ chế mới Tuynhiên, sự chuyển hóa về nội dung, phương thức lãnh đạo của các TCCSDchưa theo kịp với sự phát triển của tình hình nhiệm vụ.

Nhận thức rõ yêu cầu đòi hỏi mới, để nâng cao NLLĐ và SCĐ của cáctổ chức Đảng trong Đảng bộ Quân đội, ngày 27/8/1992 Đảng ủy Quân sựTrung ương có Nghị quyết 79/NQ- ĐUQSTW về việc quán triệt và thực hiện

Trang 38

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba (khóa VII) về một số nhiệm vụđổi mới và chỉnh đốn Đảng trong Đảng bộ Quân đội Nghị quyết nêu rõ: “Tạosự chuyển biến sâu sắc về ý thức trách nhiệm chính trị của các cấp ủy, mọicán bộ, đảng viên đối với công tác xây dựng Đảng”; đồng thời “Tập trung sứcxây dựng hệ thống TCCSĐ vững mạnh toàn diện, phát huy vai trò hạt nhânlãnh đạo chính trị và đoàn kết, từng bước làm chuyển biến tình hình những tổchức cơ sở yếu kém ” Nghị quyết xác định: “cần kiện toàn và bồi dưỡng độingũ bí thư đảng các cấp Bí thư là người chủ trì công tác của cấp ủy, thực sựđược tín nhiệm qua dân chủ bầu cử, có phẩm chất đạo đức, năng lực, bản lĩnhxử trí tình huống khó khăn và khả năng đoàn kết Không phân biệt cán bộ chínhtrị hoặc cán bộ chỉ huy”; phải “Củng cố kiện toàn cơ quan chính trị và đội ngũcán bộ chính trị cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng, cả cán bộ chủ trì, cơ quanvà cơ sở để nâng cao hiệu lực xây dựng Đảng và công tác chính trị”.

Trước tình hình nhiệm vụ và thực trạng của các TCCSĐ; các DN thuộcTổng cục CNQP đã có sự chuyển biến quan trọng, NLLĐ và SCĐ dần đượcnâng lên, thể hiện ở một số nội dung chủ yếu:

Đảng ủy Tổng cục CNQP đã quan tâm lãnh đạo xây dựng các TCCSĐ,chỉ đạo kiện toàn về tổ chức, chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên,trước hết là về chính trị, tư tưởng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng cụcCNQP lần thứ VI (2000 - 2005) xác định rõ những nội dung trọng tâm của

công tác xây dựng Đảng trong Tổng cục là: “ Tiếp tục thực hiện cuộc vậnđộng xây dựng và chỉnh đốn Đảng với quyết tâm nỗ lực cao hơn, xây dựng tổchức đảng trong sạch vững mạnh, phát huy bản chất giai cấp công nhân, giữvững nguyên tắc “Đảng lãnh đạo Quân đội tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”,nâng cao tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên Bồi dưỡng nâng caotrình độ, kiến thức, NLLĐ toàn diện và SCĐ của tổ chức đảng và đội ngũđảng viên làm nòng cốt xây dựng Tổng cục vững mạnh toàn diện, khắc phụcnhững yếu kém, ngăn chặn và đẩy lùi những suy thoái, tạo sự chuyển biến

Trang 39

tích cực trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng cục CNQP lần thứ VII ( 2005-2010)

nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnhđốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW6 ( lần 2), nâng cao NLLĐ toàn diệnvà SCĐ của các cấp uỷ, tổ chức đảng, nâng cao tính tiên phong gương mẫucủa đội ngũ đảng viên, xây dựng cấp uỷ, tổ chức đảng trong sạch vững mạnhlàm nòng cốt xây dựng Tổng cục vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu pháttriển nhiệm vụ của Tổng cục trong tình hình mới ”

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng cục CNQP lần thứ VIII (2010- 2015)xác định rõ những nội dung trọng tâm của công tác xây dựng Đảng trongTổng cục là: “Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng bộ Tổng cục CNQP, phát huy sức mạnh tổng hợp, tiếp tục đổi mớimạnh mẽ về tư duy và hành động, quán triệt sâu sắc vè triển khai thực hiệntoàn diện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, hoàn thành thắng lợi kế hoạch xâydựng, phát triển CNQP 5 năm 2011 - 2015, tạo sự chuyển biến mới về chấttrong hiện đại hóa tiềm lực CNQP của đất nước Kiện toàn tổ chức quản lýCNQP theo hướng tích tụ tập trung, tăng cường gắn kết với công nghiệp dânsinh Tập trung triển khai các dự án trọng điểm theo hướng đồng bộ, hiện đại;tiếp tục chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả sản xuất quốc phòng và nghiên cứukhoa học để tạo ra những sản phẩm vũ khí, đạn dược có chất lượng ổn định,độ tin cậy cao, đáp ứng đầy đủ các yêu càu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấucủa bộ đội Tăng cường hiệu quả kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế vớiquốc phòng trong hoạt động sản xuất kinh tế để nâng cao tiềm lục quân sự,góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩatrong thời kỳ mới”.

Nhờ đó, nhận thức về vai trò hạt nhân chính trị của TCCSĐ trong DNđược đúng đắn hơn Các cấp ủy, tổ chức đảng từ Tổng cục đến các DN đã chủđộng nắm bắt tình hình, lãnh đạo chặt chẽ công tác giáo dục chính trị tư

Trang 40

tưởng; tập trung hướng vào việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về

chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là Nghị quyết 27/QĐ-TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và phát triểnCNQP và Nghị quyết 06/NQ-TW ngày 07/11/2011 về xây dựng và phát triển

CNQP đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Pháp lệnh CNQP Quán triệt

cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên có nhận thức đầy đủ và đúng đắn vềđường lối chính trị, quân sự, quốc phòng - an ninh của Đảng; các quan điểmvề xây dựng và phát triển CNQP, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòngvới kinh tế; về nhiệm vụ chính trị của Tổng cục, cũng như của mỗi đơn vị.Các hoạt động chính trị, tư tưởng đã hướng vào việc phát huy tinh thần dânchủ, tập trung trí tuệ của cán bộ, đảng viên vào xây dựng các chủ trương, biệnpháp cụ thể, sát đúng để lãnh đạo DN; nâng cao trách nhiệm chính trị, độngviên tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quảcông tác, gắn với nhiệm vụ, chức trách của tập thể và cá nhân

Lãnh đạo chặt chẽ, sâu sát, nhạy bén về công tác tư tưởng luôn là nộidung, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức đảng trong toàn Tổng cục và đã được cácDN thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả Cơ quan chính trị, cán bộchính trị các cấp đã phát huy được chức năng tham mưu cho cấp ủy, chỉ huyvề công tác tư tưởng, đồng thời là lực lượng chủ trì tiến hành công tác giáodục chính trị, tư tưởng Công tác này được tiến hành sâu rộng, toàn diện theonội dung, chương trình quy định của Tổng cục Chính trị, gắn với tình hình,nhiệm vụ của DN Những hoạt động tích cực, thường xuyên trong công tácgiáo dục chính trị đã góp phần quan trọng giữ vững trận địa tư tưởng củaĐảng trong toàn ngành CNQP cũng như trong mỗi DN

Căn cứ vào nhiệm vụ của DN, tình hình cụ thể của TCCSĐ, các cấp ủyđã luôn quan tâm đến việc nâng cao NLLĐ và SCĐ của tổ chức mình qua nộidung xây dựng tổ chức đảng trong các nghị quyết thường kỳ hoặc nghị quyết

Ngày đăng: 19/07/2022, 11:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội (1997), Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo củatổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp Nhà nước
Tác giả: Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 1997
2. Lê Đức Bình (2002), Mấy vấn đề về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về xây dựng và chỉnh đốn Đảng
Tác giả: Lê Đức Bình
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2002
12. Lê Văn Dũng (2003), "Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong Quân đội hiện nay", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiếnđấu của các tổ chức đảng trong Quân đội hiện nay
Tác giả: Lê Văn Dũng
Năm: 2003
13. Lê Văn Dũng (2001), "Nâng cao hiệu quả CTĐ, CTCT đáp ứng yêu cầu xây dựng QĐND trong thời kỳ mới", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả CTĐ, CTCT đáp ứng yêu cầu xâydựng QĐND trong thời kỳ mới
Tác giả: Lê Văn Dũng
Năm: 2001
14. Lê Văn Dũng (2004), Xây dựng Quân đội nhân dân về chính trị - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Quân đội nhân dân về chính trị - Một sốvấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Lê Văn Dũng
Nhà XB: Nxb Quân đội Nhân dân
Năm: 2004
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BanChấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) BanChấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BanChấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Về việc tiếp tục sắp xếp, đổimới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2001
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương sáu lần 2 khoá VIII đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn, chống tham nhũng lãng phí, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trungương sáu lần 2 khoá VIII đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnhđốn, chống tham nhũng lãng phí
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2012
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung Đảng (khoá XI), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BanChấp hành Trung Đảng (khoá XI)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2013
27. Nguyễn Anh Đào (2002), Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở Xí nghiệp sủa chữa VKTBKT - Z751 Tổng cục Kỹ thuật hiện nay.Chuyên đề cuối khóa hoàn thiện Đại học cấp Trung đoàn, Học viện Chính trị quân sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở Xínghiệp sủa chữa VKTBKT - Z751 Tổng cục Kỹ thuật hiện nay
Tác giả: Nguyễn Anh Đào
Năm: 2002
29. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (2004), Điều lệ CTĐ, CTCT trong QĐNDVN, Lưu hành nội bộ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ CTĐ, CTCT trongQĐNDVN
Tác giả: Đảng uỷ Quân sự Trung ương
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2004
46. Nguyễn Trọng Hân (2000), Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong các trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu bậc đào tạo đại học, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảngtrong các trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu bậc đào tạo đạihọc
Tác giả: Nguyễn Trọng Hân
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w