1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những cơ hội và thách thức ở vùng dân tộc thiểu số: Phần 2

199 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 199
Dung lượng 4,74 MB

Nội dung

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu Những cơ hội và thách thức ở vùng dân tộc thiểu số trình bày một số yêu cầu đổi mới trong bồi cảnh hội nhập như: Chính sách dân tộc và yêu cầu đổi mới khi Việt Nam hội nhập quốc tế; Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Trang 1

Chương IV

MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỔI MỚI

TRONG BOI CANH HOI NHAP

1 CHÍNH SÁCH DAN TOC VA YEU CAU DOI MGI KHI

VIET NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1 Hội nhập quốc tế - bối cảnh, yêu cần mới cúa công tác dân tộc và chính sách dân tộc

Trong xu thế phát triển của đất nước hiện nay, ngồi

yếu tơ nội sinh của nền kinh tế, xã hội quốc gia thì mối

quan hệ với cộng đồng quốc tế là xu thế tất yếu Hội nhập

quốc tế trong những năm gần đây là hiện tượng có tính khách quan của các quốc gia, các khu vực và toàn cầu

Điều đó phân ánh sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở những mức độ khác nhau trong bối cảnh của nên văn mình công nghiệp và hậu công nghiệp, của các quốc gia phát triển và đang phát triển

Nền kinh tế hay sự phát triển về xã hội, văn hoá của

Trang 2

mỗi quốc gia hiện nay không còn đóng kín, độc lập, tự

cung tự cấp như trong bối cảnh của văn minh nông nghiệp Mỗi quan hệ và tương tác lẫn nhau giữa các quốc gia ngày cảng mang tính toàn diện và lệ thuộc lần nhau hơn, nhất là trong góc độ phát triển bền vững

Hội nhập quốc tế của nước ta thể hiện trong sự hội nhập với các nước trong khu vực Đông Nam A

(ASEAN), trong khu vue Chau A - Thai Binh Duong

(APEC), trong tô chức Liên hiệp quốc, trong các tô chức

quốc tế đặc biệt là tổ chức Thương mại Quốc tế

(WTO) Đó là nét mới nỗi bật trong thời kỳ đối mới đất

nước từ 1986 đến nay

Với đường lối đối ngoại đúng đắn va coi mé, Dang ta

xác định Việt Nam muốn làm bạn với tất câ các nước trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng vì lợi ích của mỗi bên và

vì sự ôn định phát triển của cộng đồng nhân loại Bằng

thực tiễn hoạt dộng, quá trình hội nhập đã tạo ra những sự

khởi sắc cho sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực và tăng vị thế của Việt Nam trên thế giới

Hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu thể tat yéu trong quy luật phát triển gắn với bối cảnh tình hình của thời đại mà sự phát triển của mỗi quốc gia gắn

bỏ mối quan hệ mật thiết với toàn cầu Thực tại đó cũng

Trang 3

đặt ra cho chúng ta những nhãn quan cập nhật trong tham mưu, tư vấn trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, thực

hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Hội nhập quốc tế sẽ làm cho đất nước nói chung và

đồng bào các dân tộc nói riêng đứng trước nhiều vận hội

và thách thức trong phát triển về kinh tế - xã hội, văn hoá

và đời sống Địa bàn cư trú, sinh sống lâu đời của các dan tộc đã và sẽ có nhiều cơ hội trong quy hoạch, đầu tư phát

triển theo hướng kinh tế hàng hố, cơng nghiệp và hiện đại

hoá Hoạt động kinh tế, đời sống và văn hoá của các dân

tộc có điều kiện để hội nhập vào xu thế phát triển chung

của quốc gia Các vấn đề về dân số và chất lượng dân số, lao động và nguồn lực lao động trong đồng bào các dân

tộc cũng có nhiều cơ hội dé phát triển về chất lượng

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội có tỉnh thời đại trên đây, cộng đồng các đân tộc thiểu số nước ta trong bối cảnh hội nhập cũng đứng trước không ït thách thức Với các lý

do về lịch sử, các dân tộc nước ta còn ở trong thực trạng

phát triển thấp và không đồng đều về kinh tế - xã hội

Nhiều dân tộc còn ở trình độ kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế hàng hoá chưa phát triển; tập tục canh tác còn lạc hậu và còn mang yếu tố nguyên thuỷ Về xã hội, bên cạnh những

tập quán tiến bộ giàu bản sắc văn hoá thì còn nhiều tập tục

Trang 4

nhập vác en kinh té hàng hoá, vào văn minh công nghiệp

của nhân loại Chât lượng dân sô về số lượng, trí lực, thê

lực và chuyên môn nghệ nghiệp được dao tao dap ứng

nhu cầu kinh tế thị trường, cơng nghiệp hố hiện đại hoá

còn rất thấp, bất „ so với nhu cầu phát triển của đất nước, địa phương và của chính các dân tộc

Hội nhập quốc tế là đất nước nói chung và đồng bào các dân tộc nói riêng cùng ra một “sân chơi” có tính toàn cầu Muốn đứng được và có thể tham gia vào sân chơi

đó thì có rất nhiều bài toán đặt ra mà chúng ta phải nhận

thấy Dưới góc độ công tác dân tộc thì chúng ta phải

thấy được bài toán về mỗi quan hệ giữa sự thích ứng, phát triển của quốc gia với sự thích ứng phát triển của cộng đồng các dân tộc Đó là mối quan hệ biện chứng

giữa cái tổng thể với cái đặc thù Những hạn chế của

công tác dân tộc, chính sách dân tộc thời gian qua chính một phần quan trọng là ở chỗ nhận thức và giải quyết

mỗi quan hệ đó

Có thể nói, đối với đồng bảo các dân tộc thiểu số

nước ta hiện nay, “sân chơi” hội nhập toàn cầu đó quá rộng; nhiều vấn để, nhiều góc độ chưa được chuẩn bị để tiếp cận, đặc biệt “sức lực” rất hạn chế dễ vận động đề có

thể “bám đuổi đội hình” Thực trạng đó có nguyên nhân

lịch sử, nguyên nhân chủ quan và khách quan Mấy chục

Trang 5

năm qua đưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước các dân tộc thiểu số nước ta dã đạt được những thành tựu tất cơ bản và quan trọng, khang dinh tinh ưu việt của chế độ mới đổi với các dân tộc Tuy nhiên, trong xu thé phat triển, hội nhập tất yếu của đất nước hiện nay, các dan tộc thiểu số với những thanh tựu và “hành trang” có dược thì còn không ít bất cập để hội nhập và phát triển Thực trạng đó phải được thấy rồ, không che đậy dé có quan diễm khách quan khoa học trong việc tìm

ra và xây dựng được nội dung, giải pháp chính sách, lộ

trình phù hợp với đặc điểm và xuất phát điểm của các đân

tộc thiểu số khi bước vào ngưỡng cửa trên con đường hội nhập với sân chơi có tính toàn cầu

Vậy bản chất của những hạn chế, thách thức mà các

dân tộc thiểu số nước ta phải đối điện hiện nay là gì? Từ

những giác dộ khác nhau, có thể có những cách tiếp cận và lý giải vấn đề này khác nhau Nhưng ở đây, nói một

cách khái quát “sở đoản” trone hội nhập của các dân tộc

thiểu số chính là “khả năng hấp thụ rất hạn chế những thời cơ phát triển về kinh tế, xã hội và nhiều vấn để khác”; là “khả năng khắc phục chậm và lâu dài những

hạn chế có tính lịch sử” của các đân tộc Đây là thực trạng cần được nhận thức để tìm hệ dáp số cho những bài tốn khơng đơn giản đặt ra trong chiến lược phát triển

Trang 6

của các dân tộc thiểu số trong xu thé hội nhập, phát triển hiện nay

2 Về yêu cầu đổi mới chính sách dân tộc khi Việt

Nam hội nhập quốc tế

Chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới đã có nhiều

thay đối so với trước đỏ về quan điểm, nội dung, đầu tư, tổ chức thực hiện và đã mang lại hiệu quả không nhỏ, tạo nên gương mặt xã hội mới khởi sắc hơn của các dân tộc thiểu số Yêu cầu đối mới chính sách dân tộc cho phù hợp với thực trạng tình hình phát triển của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử là một thực tại khách quan và được các văn kiện, nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương, Chương trình hành động của Chính phủ soi lối Tuy nhiên việc phân tích đúng tinh hình bối cánh kinh tế - xã hội, tình hình trong nước và quốc tế; phân tích thực

trạng tình hình phát triển của đồng bào các dân tộc

như thế nào để có chính mới, bố sung hoàn thiện, sửa đổi chính sách đân tộc sao cho sát hợp mang lại hiệu

quả nhất là việc lâm không giản đơn, luôn luôn khó

khăn và đòi hỏi cao ở tầm tham mưu tư vấn của các

chuyên gia, các cơ quan chức năng

Khi nước ta hội nhập quốc tế thì không chỉ chính sách

dân tộc mà còn nhiều chính sách trên nhiều lĩnh vực kinh

Trang 7

tế, xã hội, an ninh quốc phòng khác cũng phải nâng

tầm, thích ứng với bối cảnh, tình hình quốc tế và trong

nước để hội nhập và phát triển Tuy nhiên, trong lĩnh vực

chính sách dân tộc có những đặc thù và khó khăn riêng

trong thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu đối mới

Khi gia nhập quốc tế thì chính sách dân tộc không thể không đổi mới vi bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều biến đổi Sự biến đổi về quan hệ quốc tế của nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế dồng nghĩa với việc tạo ra môi trường chính trị, kinh tẾ, văn

hoá, xã hội mới Đồng thời với quá trình đó là sự biến đổi về chiến lược quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển

toàn điện về kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng, tôn giáo tác động sâu sắc và toàn điện đến địa bàn cư trú và đời sống của cộng đồng các dân tộc thiêu số Chính sách dân tộc cần phải đặt trong bối cảnh đó để hoạch định thì mới phù hợp, tránh được sự trùng lặp, hài

hoà và đáp ứng được phu cầu phát triển của quốc gia, địa

phương và của các cộng đồng

Chính sách đân tộc thời gian qua ở nước ta chủ yếu tập trung vào ba nhóm vấn đề: Một là, chính sách đối với

vùng dân tộc đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa; hai là, chính sách đối với các lĩnh vực cụ thể ở vùng dân tộc

thiểu số: kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, an ninh

quốc phòng, lâm nghiệp, đất, nước, nhà ở ; ba là, chính

Trang 8

sách đối với đân tộc và hộ dân tộc đặc biệt khó khăn Vấn đề đặt ra là, vậy thì trong bối cảnh tình hình hội nhập quốc tế với những điểu kiện chủ quan và khách

quan mới thì liệu các nhóm chính sách như trên có phù hợp nữa hay không, cần bổ xung hoàn thiện hay loại bỏ hoặc phải xây dựng ban hành những chính sách gì mới

Thực tế cho thấy, nhiều chính sách sau khi ban hành thì

đi vào cuộc sống hiệu quả rất hạn chế, nhiều nội dung, mục tiêu không thể thực biện được Như vậy có vấn đề đặt ra là, nếu không hội nhập hay chưa hội nhập thì yêu cầu dỗi mới chính sách cũng là một thực trạng đặt ra

Nay trong bối cánh hội nhập và phát triển thì việc đối

mới chính sách dân tộc lại càng đặt ra cấp thiết hơn với

yêu cầu cao hơn về tầm nội dụng, tinh bao quát, tầm nhìn và tính sát hợp

Đối mới chính sách dân tộc như thế nào trong bỗi cảnh nước ta hội nhập quốc tế hiện nay là câu hỏi cơ bản đặt ra? Đây là vấn đề không nhỏ cần có sự chỉ đạo của lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc dối với các bộ phận chức năng, các cơ quan tham mưu trong va ngoai Uy ban

Dân tộc Đây là vấn đề không chỉ đổi mới nội dung

chính sách mà còn liên quan đến phương pháp luận, cơ sở lý luận và thực tiễn, tổ chức xây dựng chính sách Trong phần này, bước đầu chúng tôi tạm nêu mấy “thiên nghĩ” sau đây:

Trang 9

- Rà soát, đánh giá chính sách đân tộc trong thời kỳ đổi mới:

Đây là yêu cầu mà Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng

khi làm việc với lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc đã yêu cầu và Vụ Chính sách dân tộc vừa qua cũng đã tổ chức một hội

nghị quan trọng vẻ vấn đề này Tuy nhiên ở đây vấn đề

đặt ra là cần lưu ý chất lượng của việc rà soát, đánh giá, phát hiện, tham mưu tư vấn để làm cơ sở cho việc đổi

mới phương pháp hoạch định, ban hành và tổ chức thực

hiện chính sách,

Nếu quan niệm rà soát, đánh giá là nhìn nhận lại một cách tổng quan toàn diện các vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc trong một thời điểm nhất định để làm căn cứ cho việc nâng cao chất lượng chính sách cho giai đoạn tiếp theo - giai đoạn hội nhập phát triển thì cần có

quan điểm khoa học khách quan và toàn diện về vấn đề

này Trong tham luận tại Hội tháo về vấn để này do Vụ

Chính sách dân tộc chủ trì tháng 9 năm 2007, chúng tôi

bước đầu đề cập đôi nét về vấn để này Nay dưới góc độ

đổi mới chính sách dân tộc trong bối cảnh hội nhập, chúng tôi cho rằng, chúng ta cần quan tâm hơn đến các nội dung sau:

+ Cần hệ thông, phân loại các chính sách đã ban hành trong thời kỳ đổi mới cũng như một số chính sách được

Trang 10

ban hành trước đó nhưng tiếp tục thực hiện trong thời kỳ

đổi mới theo vùng, lĩnh vực, đân tộc, hộ

+ Tiến hành rà soát việc tổ chức triển khai quán triệt

và thực hiện chính sách của các địa phương, các ngành hữu quan được thực hiện như thé nao

+ Tố chức một cách khoa học với các thành phần chuyên gia, các nhà quản lý, cán bộ cơ sở, người dân

cần va du dé tién hành đánh giá hiệu quá các chính sách ở

cấp trung ương và địa phương

+ Đánh giả xem xét lại quy trình xây dựng hoạch định chính sách dân tộc thời gian qua với những kết quả và

hạn ché

+ Trên cơ sở đánh giá tiếp tục phát hiện các van dé cần hoàn thiện, sửa đổi hoặc thay đổi hoàn toàn trong phương

pháp xây dựng hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện

chính sách; phát hiện các vấn đề về loại chính sách nội

dung chính sách để hoàn thiện sửa đổi, bê sung

+ Bồ trí thời gian, cán bộ và nguồn lực kinh phí hợp

lý để thực hiện việc rà soát, đánh giá chính sách Cần xây

dựng kế hoạch rà soát, đánh giá và tham mưu tư vấn định hướng chính sách dân tộc trong bôi cảnh hội nhập một

cách khoa học, khẩn trương

Để đổi mới chính sách dân tộc trong bối cảnh hội

Trang 11

nhập có chất lượng và hiệu quả, bước đầu chúng tôi cho

rằng chúng ta cần tập trung vào các nội đưng sau:

Thứ nhất, lấy kết quả việc rà soát, đánh giá chính

sách dân tộc thời gian qua làm căn cứ chính để xem Xét,

điều chỉnh, bố sung hoặc xây dựng mới các chính sách trong thời gian tới

Thứ hai tổ chức lại việc xây dựng hoạch dịnh chính sách với đội ngũ chuyên gia sát hợp, có thực tiễn, kinh nghiệm chỉ đạo quản lý chính sách dân tộc

Thứ ba trang bị trì thức cần thiết và nâng cao tầm lý luận, phương pháp cho nhóm chuyên gia xây dựng, hoạch

định chính sách

Thứ tư, coi trọng nội dung, thông tin và thực trạng tình hình của các dân tộc thiểu số với những cơ hội và

thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế làm căn cứ quan trọng trong định hướng, xây dụng nội dung chính sách dân tộc giai đoạn mới

Thứ năm phải thấy được tính đặc thù của chính sách

dan téc, tránh sự lẫn lộn cúa đối tượng hưởng thụ chính

sách không rõ ràng giữa vùng và các cộng đồng, con người; giữa tính liên ngành đa lĩnh vực của công tác dân

tộc với các ngành kinh tế, kỹ thuật cụ thế

Thứ sáu, chính sách dân tộc trong thời gian tới ngoài

nội dưng cấp thiết phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao

Trang 12

mức sống của đồng bào các dân tộc cần chứ trọng tới nội dung vừa có tính trước mắt vừa có tính lâu đài là phát triển nguồn nhân lực vẻ số lượng và chất lượng trong

cộng đồng các dân tộc thiểu s

triển bền vững giữa phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

chú trọng nội dung phát

hứ bảy, chính sách dân tộc thời gian tới ngoài giải quyết các vấn đề trước mắt cần có chính sách đột phá, tạo sự chuyển đổi về chất sau một lộ trình thời gian nhất định đối với một lĩnh vực hay nội dung nhất dịnh mà trước hết là con người Cần có chính sách có tầm chiến lược song song với chính sách cụ thể để tạo ra chất lượng, số lượng nguồn nhân lực là chính sách có ý nghĩa quyết dinh, la “don xeo” trong céng tác dân tộc và giải quyết các van dé dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình phát triển trong nước và bối cánh hội nhập quốc tế hiện nay

- Phân tích đánh giá tác động của kinh lÊ thị trường, kinh tế hàng hoá tác động như thể nào đối với các cộng đông dân tộc thiếu số hiện nay

Đây là vấn đề cốt yếu và cơ bản hiện nay, là nền tảng thực tiễn và lý luận quan trọng trong chính sách dân tộc thời kỳ mở cửa, hội nhập Nếu không thây được yêu cầu có tính chất quan trọng này thì các định hướng và nội dung chính sách đân tộc sẽ không trúng và đám bảo ý

nghĩa trước mắt và lâu đài,

Trang 13

Kinh tế thị trường, kinh tế hàng hoá là trình độ phát

triển cao cúa các nền kinh tế toàn cầu đã và đang tác động đối với nước ta nói chung và đặc biệt có ý nghĩa đặc thù đối với các hoạt động kinh tế truyền thống tự cung tự cấp của không ít các tộc người thiểu số hiện nay ở nước ta Việc phân tích cơ bản hay sâu sắc vấn đề trên có ý nghĩa rất quan trọng trong xác định nội dung các chính

sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo tôn và phát huy bản

sắc văn hoá của các tộc người trước tác động khó cản nỗi

của “văn minh công nghiệp”, của xu thế cơng nghiệp hố,

hiện đại hoá đất nước, của tính thị trường của nền kinh tế hiện đại

Chính sách dân tộc thời ký

thấy được “khả năng hấp thụ” các yếu tố mới của nền

kinh tế và xã hội của các cộng đồng thiểu số Có thể nhận

¡ nhập còn cần phải

thấy nguồn lực đầu tư của quốc gia và quốc tế có nhiều

thuận lợi trong sự gia tăng về vốn và các vấn đề khác cho

phát triển kinh tế - xã hội Song vấn để đặt ra là trình độ

học vấn, tay nghề được đào tạo, sức khoẻ, cơ sở hạ tầng,

năng lực quản lý kinh tế của các địa phương và trong các cộng đồng đân tộc thiểu số hiện nay là nhân tố chủ quan tao ra “rào cán” hạn chế các diều kiện đó Câu hỏi trong chính sách dân tộc giai doạn tới chính là, làm sao hạn chế được các "sở đoán” đó dễ tạo ra cơ hội tiếp cận với các

Trang 14

chính sách phát triển của các cộng đồng tộc người thiếu

số nước ta một cách có hiệu quả

- Coi trọng yêu tô xác định "lộ trình " khi thục hiện các nội dung của chính sách dan tộc trong giai đoạn mới

“Lệ trình” của mội chính sách là khâu lâu nay ít được

chú ý cho phủ hợp với khá năng hấp thụ chính sách và đảm bảo tính bền vững của chính sách dân tộc Thực ra đây là việc tìm ra giải pháp, cách thức triển khai chính

sách cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và

đặc điểm phong tục tập quán của các dân tộc trong một địa

phương, một vùng của quốc gia Nhiều chính sách tốt nhưng lộ trình không phù hợp theo yêu cầu trên nên khó

vào hoặc vào được rất ít, rất chậm đối với đồng bào các dân tộc và tạo ra hiệu quả hạn chế của chính sách

Trong những năm vừa qua, một số chính sách đân tộc ở nước ta thường lấy chu kỷ 5 năm làm khung thời gian hoàn thành mục tiêu chính sách Song đây là vấn đẻ cần được xem xét lại khi các chính sách muốn tác động dến các cộng đồng trình độ phát triển còn nhiều hạn chế, cơ ở

hạ tầng còn nhiều khó khăn, môi trường đầu tư và tự

nhiên không thuận lợi Nhiều chính sách sau khi hết chu kỳ thời gian thực hiện ngắn lại trở về gần điểm xuất phát ban đầu Với tính đặc thù nêu trên của các cộng đồng dân tộc thiểu số trước bối cánh đầu tư, hội nhập mới thì có

Trang 15

chính sách có thể áp dụng chu kỳ năm năm, song cũng có

chính sách cẦn có thời gian lâu hơn thì mới tạo ra hiệu

qua và tính bền vững của nó

Lộ trình nội dung và thời gian thực hiện chính sách

dân tộc là vấn đề không thể không coi trọng vì nó liên

quan dến chất lượng và hiệu quả của các chính sách dân

tộc hiện nay ở nước ía

3 Một số vấn đề đặt ra đối với chính sách dân tộc

thời kỳ hội nhập

Sau hơn một năm gia nhập WTO tỉnh hình kinh tế đất

nước có nhiều biến đổi, dầu tư nước ngoài trong năm

2007 tăng bằng hàng chục năm trước, kinh tế Việt Nam

đã và đang đần dần bước vào sân chơi quốc tế nhiều cơ

hội và không ít thách thức Trong bối cảnh phát triển đó

của quốc gia, cộng đồng các dân tộc thiểu số lại cảng

đứng trước nhiều thách thức hơn là những thời cơ

Như vậy chính sách dân tộc trong bối cảnh hội nhập và phát triển mới đặt ra nhiều vẫn dẻ, nhiều “đữ liệu” và “phép toán” cần phải được quan tâm, cân nhắc thận trọng

với yêu cầu và đòi hỏi cao hơn thì mới có thể đưa ra những

chính sách hiệu quả Từ những thực tiễn của chính sách

dan tộc vừa qua từ các vấn đề mới dặt ra chúng tôi cho rằng, chính sách dân tộc thời kỳ hội nhập suy cho cùng cần quán triệt các vấn đẻ có tính nguyên tắc sau đây:

Trang 16

- Bam bao tính hài hoà giữa các dân tộc (Kinh và

thiểu số), giữa đô thị và nông thôn

- Phát huy mạnh mẽ, hiệu quả vai trò điều hành và điều tiết chính sách của Nhà nước trên cơ sở tôn trọng

quy luật phát triển kinh tế nói chung và kinh tế thị trường

noi riêng

- Xác định sự hoà nhập kinh tế của các cộng đồng dan

tộc thiểu số vào mặt bằng chung của quốc gia là vấn đề

lâu đài, mọi sự nóng vội đều là nguyên nhân trực tiếp và

gián tiếp làm chậm nhịp độ phát triển của các dân tộc

- Coi trọng và đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt, đủ tầm đủ

độ chính sách nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực;

phát huy ý thức tự lực tự cường, vươn lên trong các cộng déng dan tộc thiểu số Đây là nhân tố có tính trước mắt và lâu đài liên quan đến hiệu quả, mục tiêu và tính bên

vững của chính sách dân tộc

- Nâng cao chất lượng đội ngũ hoạch định, quản lý tổ

chức thực hiện chính sách dân tộc

Tóm lại, theo bản chất của các chính sách nói chung

và chính sách dân tộc nói riêng trong mỗi giai đoạn phát

triển của lịch sử thì mục tiêu, yêu cầu của nó phải tương

thích để đáp ứng nhu cầu phát triển khách quan Tuy

Trang 17

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay của đất nước, chính

sách đân tộc cũng đặt ra cho những nhà quản lý, hoạch định chính sách tầm khoa học, chính trị, tư duy mới đòi

hỏi cao hơn Đây là vẫn dễ nghiêm túc về khoa học cần

được quan tâm vì nó có ý nghĩa không nhỏ đối với sự

phát triển hay tụt hậu mạnh của các dân tộc thiểu số nước

ta trong bối cảnh hội nhập tất yếu hiện nay

H XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAI ĐOẠN HAI

CHUONG TRINH 135 (2006-2010) VA BAI HOC RUT RA TU GIAI DOAN MOT

Xuất phat từ quan diễm cho rằng vấn để nghèo khó

không được giải quyết thì không có mội mục tiêu nào về

tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, hòa bình, ổn định và bảo đâm các quyền con người được thực

hiện; Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam đã ra Chí thị số 23-CT/TW ngày 29/11/1997 "Về

lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo”, sau đó

Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo

lần đầu tiên được Chính phủ phê chuẩn vào năm 1998

Đến cuối năm 2005, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã ải qua 2 chặng đường đồng thời cũng là 2 giai đoạn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo (1998 - 2000 và 2001 - 2005) và cơ bản đều hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ hộ sống dưới chuẩn nghèo

Trang 18

Công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước ta có được những thắng lợi hiện nay là nhờ sự đóng góp quan trọng của chương trình xóa đói giảm nghèo trong mấy năm qua

Tuy nhiên, công cuộc xóa đói giám nghèo chưa thể dừng lại ở dây, vì tốc độ giảm nghèo không đồng dều và diễn

ra chậm ở nhóm đân tộc thiêu số Tý lệ hộ nghèo ở miền

núi giảm nhanh nhưng vẫn cao hơn nhiều so với khu vực

đồng bằng, thành thi Phân bố nghèo đói không đồng đều

và tập trung cao ở miễn núi, nông thôn; thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa bền vững

"Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc

biệt khó khăn (ĐBKK) vùng đồng bào dân (ộc và miễn

núi" (gọi tắt là CT135) - Chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đặc biệt của Chính phủ - do Ủy ban Dân tộc là cơ quan thường trực và tuân thủ các Quyết định số 135/1998/QD-TTg ngay 31 thang 7 năm 1998 và số

138/2000/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 của Thủ

tướng Chính phủ CTI35 giống như một phần của Chương trình Mục tiêu Quốc gia, được Lach ra từ Chương trình xóa đói giảm nghèo do có những yêu cầu riêng về thé chế Xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo tiêu chí phân định 3 khu vực miễn núi và vùng đồng bào đân tộc theo

Thông tư số 41/TT-UB ngày 8/1/1996 của Ủy ban Dân

tộc và Miễn núi (nay là Uy ban Dân tộc) là xã khu vực III

Trang 19

xa, vùng cao hẻo lánh biên giới; cơ sở hạ tầng thiết yếu

rất thấp kém hoặc chưa có; các yếu tố xã hội chưa đạt

mức tôi thiểu; dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 60%; nhiều bệnh tật, tập tục lạc hậu; điều kiện sản xuất rất khó khăn, mang tính tự nhiên, phát rừng làm nương

rẫy, du canh du cư; tỷ lệ hộ đói nghèo trên 60% Ban đầu

CT135 chí chọn 1,012 xã ĐBKK để Tập trung đầu tư; về sau số xã tăng đần do bố sung thêm các xã biên giới, xã

an toàn khu (ATK), xã mới tách từ xã ĐBKK và một số

xã khu vực II có hoàn cảnh khó khăn Đến năm 2005, CT 135 được mở rộng ra 2.410 xã ở 330 huyện thuộc 52 tỉnh/ thành, trong đó có 1.938 xã ĐBKK, 389 xã biên giới và 83 xã ATK Trên địa bàn CT135 có hơn 2.1 triệu hộ gia đình với hơn 10 triệu người được thụ hướng; trong đó có

hon [ triệu hộ với hơn 5.4 triệu người dân tộc thiểu sốt”,

Từ sau khi có Thông tư liên tịch số 666/ 2001/ TTLT/ BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 28/03/2001 hướng dẫn

quản lý dau tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc CT

135 (thay thế cho Thông tr 416/1999/TTLT-BKH-

UBDTMN-TC-XD), ở một số tỉnh đã có sự phân cấp cho

xã làm chủ đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ

Tuy nhiên, vấn đề xã làm chủ đầu tư trong giai đoạn một ! Theo Đự thảo bảo cáo kết quả thực hiện chương trình 133 giai đoạn

1999-2005 Ban Chi dao chương trình 135 TW, tháng 12/2005

Trang 20

(1998-2005) của CT135 còn nhiều hạn chế vẻ số lượng

chất lượng và không đồng đều giữa các tỉnh; nói chung

có rất nhiều khó khăn Vậy thực chất vấn đề xã làm chủ đầu tư trong giai đoạn một như thể nào? Tại sao số lượng

xã làm chủ đầu tư chưa nhiều và chất lượng công trình do xã làm chủ dầu tư nhiều nơi chưa tốt; những nguyên nhân nào hạn chế quá trình thực hiện chủ trương phân cấp cho xã làm chủ đầu tự? Cần rút ra những kinh nghiệm gì trong giai đoạn một để góp phần tiếp tục tăng cường phân cấp cho xã làm chủ đầu tư trong giai doạn hai (2006-

2010) của CT 135?

Để trả lời những câu hỏi đó, chúng tôi dã tiến hành

nghiên cứu thực địa ở hai tỉnh Lào Cai và Sóc Trăng vào đầu năm 2006; đồng thời kết hợp nghiên cứu thêm tài liệu cùng nội dung ở các tỉnh khác Cuộc khảo sát đã

được sự hỗ ượ về kỹ thuật và tài chính của Đại sứ quán Phần Lan cùng với sự phối hợp của Vụ Chính sách dân tộc thuộc Uy ban Dan téc

1 Người dân biểu khái niệm “chủ đầu tự” xây

dựng công trình như thế nào?

Theo Điều 3, Chương I, Nghị định số 16/2005/NĐ-

CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ “Chủ đầu tr” xáy dựng công trình là người sở hữu vẫn hoặc là người được giao quản ïÿ và sứ dụng vốn để đâu tư xảy dựng công

Trang 21

trinh bao gom: (i) Đối TY người sắt sóng de lam cha đâu tư voi cde div dn sw dung vốn ngân sách nhà nước thì chủ đâu tư xây dựng công trình do người quyết định đâu tư quyết định trước khi lập dự án

dau tw xây dựng công tr inh phi hop voi quy dinh của Luật Ngân sách Nhà nước; (¡Ù) Các dự án sử dụng vốn tín dung thi người vay vốn là chủ đẫu tư; (iij) Các dự án sứ

dụng vốn khác thì chủ đâu ti là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại điện theo quy định của pháp luật; (iv) Đối với

các dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì chủ đâu tr do các

thành viên góp vốn thoả thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất “Chủ đầu tư” xây dựng công trình

cơ sở hạ tầng có các quyền và nghĩa vụ được quy định

trong Luật Xây dựng do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003

Kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết người dân ở

thôn, xã được hỏi đều mơ hồ về khái niệm “chủ đầu tư”,

họ không hiểu ý nghĩa cụm từ này là gì Một số ít cán bộ

xã quan niệm giản đơn rằng “chủ dầu tư” xây dựng công

trình cơ sở hạ tầng là người chỉ đạo công trình, dự án, giữ

tiền và trả tiền cho các bên tham gia công trình Những cán bộ cấp huyện có liên quan trực tiếp đến Chương trình

Trang 22

135 thì hiểu “chủ đầu tư” gắn liền với công trình xây

dựng cơ sở hạ tầng và là người sở hữu vốn, hoặc được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng, chịu

trách nhiệm về toàn bộ các khâu của công trình

Theo kết quả điều tra phiêu hộ gia đình, 43% người

dân ở Sóc Trăng biết trong xã của họ có công trình xây

dựng do xã làm chủ dầu tư; tý lệ tương ứng ở Lào Cai là

76%; tỷ lệ chung 2 tinh là 59% biết và 22,5% không biết,

số còn lại không trả lời (xem biêu đồ 5)

2 Tình hình phân cấp cho xã làm chủ đầu tư công

trình xây dựng

- Công trình xây dựng có sở hụ ting chiém fÿ trọng lún trong Chương trình 135

Phát triển cơ sở hạ tầng là một trong 5 dự án thành phần của CT135 (xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng trung

tâm cụm xã; quy hoạch đân cư; phát triển sản xuất và đào tạo cán bộ) mang tính đột phá và được ưu tiên nguồn lực lớn nhất (chiếm 72,3% tổng số vốn đầu tư - xem biểu đồ

6) Tổng vốn ngân sách nhà nước hễ trợ đầu tư kết cầu hạ

tang các xã thuộc CT135 từ năm 1998 - 2005 khoảng

§.852 tỉ đồng (Ngân sách Trung ương đầu tư từ năm

1998-2005 cho CT135 là 9.142,2 tỷ đồng) và huy động từ cộng đồng, các tông công ty, các địa phương ủng hộ hơn

508 tỉ đồng Vốn đầu tư từ năm 1999-2002, bình quân

Trang 23

mỗi năm 400 triệu đồng/xã; từ năm 2003-2005, bình quân

mỗi năm 500 triệu đồng Tính đến hết năm 2005, trong 7 năm (1999-2005) CT135 đã đầu tư xây dựng hơn 25.000 công trình cở sở hạ tầng cấp xã, thôn bản và liên xã tại

2.410 xã nghèo, vùng sâu, vùng xa (gồm 8 loại công trình: giao thông, thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, cấp nước sinh hoạt, điện sinh hoạt chợ và khai hoang) Bước đầu các công trình cơ sở hạ tầng đã phát huy tác dụng,

góp phan cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi

Không riêng CTI35

coi trọng việc phát triển

cơ sở hạ tầng nông thôn, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng đã đưa ra các lý do cần thiết phải hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

trong Hiệp định tài trợ ngày 25 thang 3 nim

2005 ở khu vực miền

Trang 24

nhưng khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày cảng lớa khiến người nghèo ở các vùng sâu, vùng xa càng khó khăn hơn; (iì) đường xá và cơ sở hạ tang

nghèo nàn đã dẫn đến việc các thôn nghèo bị cô lập và

(iii) cơ sở ha tầng nông thôn còn thiếu thốn đã hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ và trì trệ trong phát triển nông

nghiệp, có rất ít cơ hội kinh đoanh và thiếu thông tin,

công nghệt ),

Chính phủ Việt Nam cũng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trong Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện (2002): (ï)} Làm cơ

sở để cải thiện kinh tế cho người nghèo và khắc phục

những chênh lệch phát triển ở địa phương va (ii) Ké

hoạch phát triển kinh tế-xã hội 10 năm đặt ra một số mục

tiêu cụ thể trong việc xây dựng cở sở hạ tầng cho người nghèo, bao gồm xây dựng các công trình cớ sở hạ tang

thiết yếu cho 100% cộng đồng khó khăn và cung cấp

nước sạch cho 85% người dân nông thôn, đâm bảo cho 75% hộ nông thôn đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh vào năm 2010

Tuy nhiên, đã có một số ý kiến nhận định về các tồn tại của CT 135 liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng: Phó

thủ tướng Phạm Gia Khiêm từng cho rằng tồn tại cần sớm

u ° Theo Ban tin www.adb.org/‘documenms news vn ,

Trang 25

được khắc phục sau 5 năm thực hiện CT135 là "việc thực

hiện chương trình mới chỉ tập trung nhiều cho cơ sở hạ

tầng; nhiều xã tý lệ hộ nghèo vẫn chiếm hơn 30%; tình trạng tái nghèo vẫn luôn de doạ" (Theo VietNamNet)

Việc phân cấp đầu tư còn hạn hẹp, đầu tư còn bó hẹp vào

các công trình như giao thông, trường học, chưa chuyển mạnh vào phát triên sản xuất; một số công trình chưa

thực sự phát huy hiệu quả, v.v."

- Tình hình phân cấp cho xã làm chủ đầu ta công

trình xây dựng cơ sở hạ tang

Phân cấp trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước, theo nghĩa rộng là một biện pháp chuyển giao quyền lực và trách nhiệm từ cấp cao cho chính quyền địa phương thực hiện và quản lý công việc Đây là vấn để tổng hợp và liên quan đến nhiều lĩnh vực bao gồm cá

quan lý tai chính, hành chính và các vấn đề kỹ thuật

Phân cấp không có nghĩa là chuyển giao quyền lực một

cách tuyệt đối; mà chỉ là việc chuyến giao một số quyên

ra quyết định và trách nhiệm quản lý hành chính phù hợp cho cấp xã Trong thời gian gần đây, phân cấp quản lý

đầu tư đã dần dần được thực hiện đối với hệ thống quản

lý nhà nước thông qua các chương trình Cải cách Hành chính công và trong các chương trình, dự án phát triển

' Thời báo tài chính ngày 14/4/2004: Chương tình 135 - lliệu quả và những giải pháp

Trang 26

nông thôn Phân cấp đầu tư cở sở hạ tầng là việc giao quyền và trách nhiệm cho chính quyền địa phương lâm chủ đầu tư và quân lý các công trình cở sở hạ tầng có quy mô nhỏ tại thôn, xã Nhiều dự án hỗ trợ của Chính phủ, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ đã thí điểm phan cấp đầu tư các dự án cở sở hạ tầng quy mô nhỏ cho cấp xã và nhiều cách tiếp cận đã được sử dụng với nhiều mức phân cấp khác nhau Kết quả là năng lực của cán bộ cơ sở và người đân đã được nâng cao; các mỗi quan hệ cởi mở và dân chủ đã được thiết lập từ tỉnh xuống xã; người dân đã đóng góp tích cực vào cải thiện điều kiện cơ

sở hạ tầng của địa phương”,

Theo báo cáo Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và C7135 (11/2004) của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội va UNDP, su phân cấp xuống tinh không điễn ra đồng đều, phần lớn nguồn vốn được kiểm soát ở tỉnh và huyện (thông qua các sở, ngành chuyên môn), trong khi phần lớn trách nhiệm thực hiện

đều nằm ở xã Mặc dù CT135 có ý định phân cấp cho xã

nhưng phần lớn các huyện vẫn quản lý công tác lập kế

hoạch, thực biện và theo dõi, giám sát các họat động

Trong năm 2003 chỉ có 385 trong số 2.362 xã tương

°) Bộ Kế hoạch và Dau tx - UNDP, Dự án VIE/ /01/023 - Tăng cường năng,

lực quản lý phát triển nông thôn tổng hợp, Bảo cáo tổng kái thảo quốc gia Nâng cao quản jj các chương trình xóa đói giảm nghèo va phải triển

nông thôn, Hà Nội, T-9, tháng 12/2005, tr 15-17

Trang 27

đương với 16% các xã nghèo nhất và khó khăn nhất tại 20 trong số 49 tinh thuộc CT135 làm chủ đầu tư trực tiếp Ö một số nơi, tuy công tác quản lý được phân cấp cho xã,

nhưng các kế hoạch chỉ của xã vẫn cần thông qua cấp tính,

huyện và có thể thay đổi trong quá trình phê duyệt

Dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện CT135 giai đoạn 1999-2005 của Bạn Chỉ dạo CTI35 Trung ương (12/2005) đánh giá rằng sau khi ban hành Thông tư liên tịch số

666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 28/03/2001

hướng dẫn quản lý đầu tư và xây đựng công trình hạ tầng

thuộc CT135, nhiều tỉnh dã phân cấp cho huyện quyết định đầu tư, phê duyệt dự tốn chỉ định thầu cơng trình đến 1 tỷ đồng và tăng cường giao cho cấp xã làm chủ đầu tư, điều đó đã tạo diều kiện chủ động cho huyện, xã trong

việc xây dựng kế hoạch, lỗng ghép sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đồng thời nâng cao năng lực của cấp xã Tuy nhiên, một số địa phương còn nặng tư tưởng bao cấp, ôm đồm, chậm phân cấp, sau 7 năm thực hiện mới có 2Š tỉnh

phân cấp cho 442 xã làm chủ đầu tư, bằng 18%; nhiều tỉnh vẫn chỉ giao cho cấp huyện được chỉ định thầu công trình đến 500 triệu đẳng

Tuyên Quang là tỉnh mở đầu trong toàn quốc về phân cấp cho xã làm chủ dầu tư, năm 2000 tính đã phân cấp

cho 56 xã làm chú đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng

Trang 28

Khánh Hòa, v.v đã phân cấp cho 100% xã làm chủ đầu tư

Theo Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và Chương trình 1335 vào tháng 11/2004, thì

trong số các tỉnh được khảo sát, Sóc Trăng cùng Sơn [.a và Quang Ngai chi mới phân cấp tới cấp huyện và có một số dự án thử nghiệm tại những xã mà tỉnh cho là có đủ năng

lực quản lý Vì thé, tại 3 tỉnh này, ngược lại với mục tiêu của chương trình, vai trò của xã trong quần lý dự án rất

hạn chế”, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng hơn 81 tỷ

đồng để xây dựng 139 công trình cơ sở hạ tầng đưa vào sử dụng từ năm 1999 đến 2005, trong đó có §4 cơng trình giao thông (56,8%⁄), 16 trường tiểu hoc va nha mẫu giáo (15,8%), 15 công trình thủy lợi (11%),.v.v Tính đến năm 2003, tỉnh Thừa Thiên Huế mới phân cáp cho § trong số

32 xã thuộc CT135 làm chủ đầu tư” Tỉnh miền núi Yên

Bái có 70 xã thuộc 7 huyện được hưởng lợi từ CTI35

Tinh đã đầu tr và hỗ trợ gần 300 tỷ đồng xây dựng 529

công trình cở sở hạ tầng và công trình trung tâm cụm xă,v.v nhưng phải đến năm 2004, huyện mới "đám"

' Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - UNDP, Dank gid và lập kế

lon cho tương lai, Đánh giá chương tình mục tiêu quốc gia về xóa đái giảm nghèo và Chương trình 135, Hà Nội, tháng 11/2094 tr 68

”' Ban Dân tộc và Tôn giáo tĩnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo thực hiện chương

trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đẳng bào dâm

tộc, biên gì vùng sâu, vùng xa năm 1999-2003 và triển khai kỂ hoạch 9

Trang 29

thực hiện việc phân cấp thí điểm cho xã làm chủ đầu tư 7

công trình cở sở hạ tầng (trên 7 xã) quy mô nhỏ, kỹ thuật

không phức tạp, vốn dầu tư dưới 500 triệu đồng"

Chương trình 135 ở tỉnh Sóc Trăng qua 7 năm thực hiện (1999-2005) đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn Chương trình đã

đầu tư tổng kinh phí là 457.457 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp là 185.378 triệu đồng,

các nguồn lồng ghép và huy động khác của địa phương là

149.140 triệu đồng,.v.v chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng (chiếm 54,05% tổng vốn) với 397 công trình, trong

đó nhiều nhất là công trình giao thông (289 công trình,

chiếm hơn 70%); còn lại 30% bao gồm 39 công trình thủy lợi, 12 công trình trường học, 12 công trình cấp nước sinh hoat, 45 công trình điện sinh hoat Dự án có tỷ trọng vốn

đầu tư lớn thứ hai là xây dựng trung tâm cụm xã, đầu tư

38.756 triệu đồng làm 72 công trình bao gồm 5 trụ sở làm việc, 4 chợ xã, 7 trường trung học cơ sở, Ì mặt bằng khu trung tâm, I công trình nước sinh họat, 5 trạm y tế xã, 40 công trình giao thông nội 6; trừ 1 chợ họat động chưa hiệu quả, các công trình còn lại đều đưa vào sử dụng đạt hiệu

quả cao Từ 2000-2003, tỉnh Sóc Trăng đã phân cấp cho 16 xã thuộc 4 huyện làm chủ đầu tu 41 công trình đường fTTXVN tại Yên Bái, Chương mình 135 cần một lurớng đi mới, 15/04/2005

Trang 30

giao thông nông thôn Mức vốn cho các công trình ít nhất 600 triệu và nhiều nhất tới 1,5 tý đồng”),

Ở tỉnh Lào Cai, đến hết năm 2005, tổng số vốn đầu tư cho vùng 135 là 390,4 tỷ đồng, trong đó 377,8 tỷ đồng là vấn Chương trình 135 Tổng số công trình cơ sở hạ tầng làm được là 1.262, trong đó chủ yếu là đường giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt Tỉnh đánh giá rằng cơ cầu vốn bố trí như vậy là phù hợp với nhu cầu của địa phương, mặt khác do vốn ít nên cần ưu tiên cho các hạng mục cấp bách, phục vụ xóa đói giảm nghèo Bên cạnh ý nghĩa làm thay đôi bộ mặt nông thôn, Chương trình 135 đã làm chuyển biến tích cực đến năng lực công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở, tư tưởng và nhận thức của người

dân Trong giai đoạn một của Chương trình 135 ở Lào Cai, cấp tỉnh không làm chủ đầu tư mà giao hoàn toàn

cho cấp huyện và cấp xã Trong 2 năm 2003-2004, tỉnh

đã phân cấp cho 39 xã ở 5 huyện làm chủ đầu tư 49 công

trình bao gồm thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, cầu, cầu treo, lớp học, khai hoang ruộng Các công trình có mức vốn Ít

nhất là 25 triệu và cao nhất tới 739 triệu

- Tại sao chưa có nhiều xã được làm chủ đầu tr xây dựng cơ sé ha tang trong CT135?

Qua trao đổi với các cán bộ có liên quan ở cấp tỉnh và

© UBND tinh Séc Tring, Ky yéu 7 năm thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tính Sóc Trăng (Lưu hành nội bộ, Sóc Trăng, tháng 12/2005

Trang 31

huyện của hai tỉnh [ào Cai và Sóc Trăng, có thé thay những lý do sau dây đã làm cản trở tiến trình xã làm chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng:

+ Quan trọng nhất và quyết dịnh nhất là năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn ở xã nhìn chung còn yếu, chưa qua dao tạo xây dựng cơ bản

Sở Xây dựng Lào Cai cho biết: do tính chất phức tạp về

kỹ thuật của công trình xây dựng, Quyết định 08 của UBND tỉnh quy định trưởng ban Ban quản lý dự án ở xã phải có trình dộ trung cấp chuyên ngành (giao thông, thủy lợi, địa chính) trở lên mới được làm chủ đầu tư công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, điều dé rat khó khăn với xã 135 Huyện Mường Khương được tỉnh phân cấp cho 7 xã làm chủ đầu tư, nhưng khi triển khai, có 4 xã (Nậm Chảy,

La Pan Tấn, Pha Long, Tả Ngâi Chồ) đã không thể làm

chủ đầu tư do năng lực chưa đáp ứng Vẫn theo ý kiến Sở Xây dựng Lào Cai, ngay cả những xã làm chủ đầu tư, thì cũng chỉ là trên danh nghĩa; do trình độ và năng lực hạn chế, họ không lập được báo cáo kinh tế kỹ thuật, chỉ đứng ra ký; mọi việc như lập dự toán, thiết kế, chọn B, thanh

quyết toán, v.v họ thường ủy quyền cho bên B lảm hoặc

nhờ các phòng ban chuyên muôn của huyện làm giúp Vì vậy, kết quả kiểm tra chất lượng công trình do xã làm chủ đầu tư chỉ đạt loại trưng bình, thậm chí một số chất lượng

yếu Vai trò làm chủ đầu tư của cấp xã còn mờ nhạt bên

Trang 32

Tỉnh Yên Bái cũng cho rằng: do trình độ kiến thức và quân lý nhà nước của cán bộ xã còn rất yếu (đa số chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở, hầu hết chưa qua dào tạo chuyên

môn nghiệp vụ), không thể đảm dương vai trò chủ đầu tư nên huyện phải cử cán bộ chuyên ngành làm thay hồn

tồn các cơng việc của chủ đầu tư Cán bộ lãnh đạo xã chí

việc hồn tất cơng đoạn cuối là kỷ vào văn bản rồi cứ "yên

lòng chờ" đến khi nào cơng trình hồn thành thì cùng tham gia trong ban nghiệm thu Cán bộ xã còn yếu cả về học vấn lẫn chuyên môn nghiệp vụ, nhất là ở miền núi Thống kê của huyện Mường Khương (Lào Cai) cho thấy dến đầu

năm 2005, cán bộ xã có học vấn hết THCS trong toàn

huyện là 208% người, hết THPT là 63 người; trình độ chuyên môn sơ cấp có 7 người, trung cấp có 41 người, cao đẳng và đại học có 6 người; trình độ lý luận chính trị trung cấp có 58 người, cử nhân có 1 người Đa số cán bộ chủ chốt các xã ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đến năm 2006 mới đi thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học

+ Cán bộ xã không Ổn định, hay thay đối chức danh

qua các kỳ bầu cử, đồng thời thiếu kinh nghiệm làm chú đầu tư, không quản lý tốt nguồn vốn, dễ gây thất thoát và lãng phí Theo báo cáo của huyện Mường Khương (Lào

Cai), một số xã chưa thực hiện tốt việc lập báo cáo đầu

tư, thiết kế dự toán; giải ngân và thanh quyết toán còn

Trang 33

toán, dẫn dén lam mat vốn trên kế hoạch như trường hợp

công trình đường Tả Thàng - Páo Máo Phìn xã Tả Thàng; công trình bàn giao đưa vào sử dụng quản lý không tốt

như: cấp nước thôn Ma Ngán xã Lùng Khẩu Nhín; tuyến

kênh mương bê tông Páo Túng đi Cốc Mạc xã Tung Chung Phó bị gẫy phải tu sửa lại, v.v Nhìn chung, các

công trình do xã làm chủ đầu tư, do cán bộ thiếu kinh

nghiệm dẫn đến hiệu quả quản lý, điều hành không cao ~ Việc tăng cường luân chuyển cán bộ tỉnh, huyện xuống giúp xã còn hạn chế, Theo nhận xét của cơ quan thường trực CT 135 là Sở Khoa học và Đầu tư (ở Lào Cai

và Sóc Trăng), trong thực tế tất cá các xã đã làm chủ đầu

tư đều được sự giúp đỡ, hướng dẫn cầm tay chỉ việc của các phòng ban chuyên môn của huyện hoặc của cán bộ

cấp trên făng cường; chỉ một số Xã có đội ngũ cán bộ năng lực khá mới làm được mọi công việc của chủ đầu

tư UBND tỉnh Lào Cai đã có quyết định số 62/QĐ-UB

ngày 9/3/1999 đưa cán bộ tăng cường cho các xã 135; trên cơ sở đó UBND huyện Mường Khương đã lựa chọn

13 cán bộ, học sinh tết nghiệp các trường chuyên nghiệp

để tăng cường cho 13 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 8

công chức và 5 hoc sinh mdi ra trường (§ người tốt nghiệp đại học và 5 người tốt nghiệp trung cấp) Đến năm

2005 huyện vẫn duy trì 10 cán bộ tăng cường cho xã,

trong đó có 8 cử nhân và 2 trung cấp

Trang 34

- Xã có thể làm chủ đầu tư công trình xây dựng cơ sở hạ tầng hay không? Các công việc chính ; 7= của chủ đầu tư công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thường là: 1 lập kế hoạch cho các tiểu dự án cơ sở hạ tầng (xác định nhu cầu và lựa chọn các dự án cơ sở

hạ tầng, chuẩn bị báo cáo

đầu tư); 2 triển khai kế hoạch thực hiện dự án (đấu thàu/ xét thầu, thanh toán/ giải ngân, giám sát xây dựng, huy động sự tham gia và đóng góp của cộng đồng); 3 vận hành và bảo trì các tiểu dự án đã được nghiệm thu, bàn giao Các giai đoạn khác (có thể đo xã hoặc cấp cao hơn

thực hiện) bao gồm việc thâm định và phê duyệt kế hoạch

hoặc các nội dung kỹ thuật có liên quan (khảo sát, thiết kế, dự toán chỉ phí, thanh toán hợp đồng chuẩn bị các

văn bản quyết toán, v.v )”

Việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư các dự án của CT135 nói chung và công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng được sự thống nhất cao của đội ngũ cán bộ quản

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư - UNDP, Dy an VIE/01/023 - Tăng cường năng lực quân lý phát triển nông thôn tổng hợp, Báo cáo tổng kết /iội thảo quốc

gia nâng cao quản lý các chương trình xóa đổi giảm nghèo và phát triển

nông thôn, Hà Nội, 7-9, 12/2005, tr L7

Trang 35

lý nhà nước từ tỉnh xuống xã về nguyên tắc là: xã làm chủ đầu tư sẽ mang lại rất nhiều lợi ich cho công trình và người đân, góp phần tăng cường ý thức làm chủ của người dân đối với công trình, từ đó người đân sẽ tham gia tích cực hơn vào công tác vận hành, bảo trì công trình với ý nghĩa là công trình của mình và của làng Kết quả các cuộc tọa đàm ở các cấp da khẳng định rằng, cấp xã có thể làm chủ đầu tư công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được vì các lý do sau đây:

+ Trong khoảng 5 năm lại dây, đa số các xã thuộc CT135 6 Lao Cai và Sóc Trăng đã được tập dượt làm chủ

đầu tư các công trình xây dung cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ

bằng các nguồn vốn khác nhau Ở Sóc Trăng, đo quỹ

CIDA-CANADA tài trợ với mức vốn không thua kém

vốn CT135; ở Lao Cai, do Ngân hàng Thể giới (WB) tài

trợ cho hợp phần ngân sách xã với mức vốn đưới 15 triệu đồng và hiện nay dưới 50 triệu đồng; thủ tục để triển khai các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng này cũng tương tự như đối với các công trình 135 và có thể kế thừa các kinh nghiệm này Ông Trịnh Tấn Nguyên, trưởng phòng tài chính kế hoạch huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) kiêm thư ký Ban Điều hành CT135 của huyện cho biết quỹ CIDA- CANADA tài trợ cho 5 xã (trùng với 6 xã thuộc CT135)

mỗi năm từ 700-800 triệu dồng để làm 3 hợp phân, trong

đó xã được giao làm chủ đầu tư hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ; UBND huyện chỉ đồng vai trò định

Trang 36

hướng đầu tư cho phù hợp với chiến lược phát triển của huyện, còn trình tự thủ tục tiến hành dự án các xã phái tuân thủ Nghị định l6 của Chính phủ Huyện Mường Khương (Lào Cai) có 13/16 xã đã từng làm chủ đầu tư các tiểu dự án đưới 20 triệu đồng do WB lài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ; xã Cao Sơn (Mường Khương) đã từng làm chủ đầu tư 12 tiểu dự án đưới 20 triệu đồng do WB và 3 dự án làm dường giao thông nông thôn từ ngân sách tỉnh, có vốn từ 100 đến hơn 200 triéu déng

+ Can bệ lãnh đạo xã tham gia Ban Phát triển xã hoặc

Ban Quản lý dự án xã đã được tập huấn về quản lý, điều

hành, triển khai dự án đầu tư Nhiều đại biểu ở các cấp đã

xác nhận rằng trong giai đoạn 1, CT135 đã tổ chức tập huấn nhiều lần cho cán bộ lãnh đạo và chuyên môn ở cấp

xã về quản lý, điều hành, triển khai dự án đầu tư; kho bạc tỉnh cũng mở nhiều lớp tập huấn cho kế toán xã về quản lý tài chính của dự án; sở xây dựng cũng tập huấn cho lãnh đạo xã về các thủ tục quản lý dự án và quản lý chất lượng công trình,.v.v Ông Nguyễn Minh Luân, chủ tịch UBND xã Châu Hưng (Sóc Trăng) cho biết, xã này đã làm chủ đầu tư các đự án làm đường giao thông ấp 13 vốn 400 triệu đồng; làm trường học ở một số ấp Kinh Ngay 2, xóm Tro 1 và xóm Tro 2 vốn hơn 400 triệu đồng Trước đây xã rất lúng túng, nhưng hiện nay thì đã làm chủ đầu tư thực tế, không phải trên đanh nghĩa; cán bộ xã đã học ngay trên công việc làm, kết hợp với các kiến thức

Trang 37

do huyện tập huấn Ông Nguyễn Văn Nề, chủ tịch UBND

xã Thạnh Trị (Sóc Trăng) cho rằng trình độ cán bộ xã và

các điều kiện của Thạnh Trị cũng như Châu Hưng, biện tại Thạnh Trị vẫn làm chủ dầu tư một số công trình cầu, lộ với mức vốn khoảng 50 triệu đồng, nhưng không phải

vốn CTI35

“Thông qua phiếu hỏi trực tiếp cho thấy, đa số người dan tin rang xã làm chủ đầu tư công trình cơ sở hạ tầng thì

có hiệu quả hơn so với tỉnh và huyện (xem biểu đỗ 7)

Người đân cho rằng xã không làm chủ đầu tư công trình cơ sở hạ tầng chủ yếu là đo thiếu cán bộ có năng lực để quản lý điều hành và cán bộ chuyên môn kỹ thuật (78,0%)

3, Những điều kiện cho xã làm chú đầu tư

- Có khung pháp lý cụ thể về việc tăng cường phân cấp cho xã làm chủ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ Trong giai đoạn 1 của CT135, UBND tinh

Lào Cai có quyết định số 120/2002/QĐ-UB ngày

2/4/2002 ban hành quy định tạm thời về quản ly đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tang thuộc CT135 trên địa bàn tỉnh áp dụng đối với những công trình quy mô nhỏ, mức vốn đầu tư đưới 1 tý đồng Theo quy định này, nếu UBND xã có đủ năng lực, cán bộ xã có đủ khả năng quản

lý điều hành sẽ được làm chủ đầu tư các công trình mức vốn dưới 100 triệu đồng: UBND huyện làm chủ đầu tư

các công trình còn lại UBND tỉnh Sóc Trăng cũng ban

Trang 38

hành quyết định số 32/2006/QĐ-UB ngày 7/4/2006 quy định tạm thời về quân lý và thanh toán vốn đầu tư xây đựng cơ bản của các xã phường, thị trấn trên địa bản tỉnh, áp dụng cho các công trình xây dựng mới cải tạo, nâng cấp các công trình phúc lợi, công trình cơ sở hạ tầng do UBND xã, phường thực hiện có giá trị dự toán dưới 50 triệu đồng, sử dụng vốn từ ngân sách xã Quyết định này thay thế cho một quyết định trước đây cho phép xã làm chủ đầu tư các công trình dưới l5 triệu đồng Đến giai đoạn 2 của CT135, liên ngành gồm Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 8/8/2006 hướng dẫn thực biện chương trình phát

triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dồng

bảo dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 trong đó nêu rõ: Tang cudng phân cấp cho cắp xã quản ÌÙ từng dự án của chương trình Đồng thời Thông tư cũng yêu cầu:

UBND tỉnh và UBND huyện, thị xã có trách nhiệm hướng

dan va tăng cường cắn bộ giúp đỡ các xã để xã trực tiếp quan ly

- Một trong những tiêu chí quan trọng đối với xã làm chủ đầu tư là cán bộ UBND xã phải tự đánh giá được năng lực của họ có thể làm được chủ dầu tư hay không dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của họ về nhiệm vụ của

chủ dầu tư

Trang 39

- Mức vốn có thể nâng cao tới Ì tỷ đồng đối với các

công trình cơ sở hạ tầng do xa lam chủ đầu tư, bởi Nghị

định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình đã quy định cấp xã có thể được giao quan ly vén dau tư tới 3 tý đồng, Xã có quyền thuê

tư vấn khảo sát thiết kế, giám sát kỹ thuật, v.v để thực

hiện dự án theo quy định của các văn bán pháp quy về xây dựng

- Ý kiến của người dân về các điều kiện để xã làm

chủ dầu tư tập trung vào việc cán bộ xã có kinh nghiệm làm chú đầu tư (90%); cán bộ xã trực tiếp tham gia dự án phải có trình độ sơ cấp chuyên môn trở lên (85%) và xã chỉ làm chủ đầu tư được các công trình có mức vốn dưới

500 triệu đồng (69%),

Chương trình 135 giai đoạn hai (2006-2010) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 với nguồn kinh phí

thực hiện dự kiến 12.000 tỷ đồng Chương trình này

nhằm thực hiện 4 mục tiêu, trong đó quan trọng nhất là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người đân tộc thiểu số, kế đó là phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống văn hóa đồng bảo dân tộc Trong các nguyên tắc chung của chương trình đã đặt vấn dễ tăng cường phân cấp cho cấp xã quản lý thực hiện chương trình

Các cuộc thảo luận ở các cấp thuộc hai tỉnh Sóc

Trang 40

Trăng và Lào Cai đã di đến các tiêu chí lựa chọn xã làm chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho giai

đoạn 2 của CTI35 như sau:

1 Năng lực cán bộ:

« Chú tịch, Phó chủ tịch UBND xã íi nhất tốt

| nghiệp THCS, sơ cấp chính trị trở lên, đã được tập huấn ° kiến thức về quan lý, điều hành dự án

« Kế toán xã có trình độ trung cấp trở lên

© Cán bộ chun mơn giúp việc về địa chính, giao thơng, thủy lợi v.v cho UBÌND xã ít nhất tốt nghiệp -

PTTH, đã được tập huân kiên thức về các lĩnh vực trên

© Trưởng thơn ít nhất biết đọc, biết viết

2 Xã thực hiện “dan biết, dân bản, dân làm, dân

kiểm tra” (nột trong các cách đánh giá là tham khao xếp loại của Mặi trận tổ quốc huyén hode cde cơ quan |

đăng, chính quyên cấp trên hàng năm)

3 Xã từng được giao làm chu đầu tư ít nhất một dự

an bat ky

4 Xã phải được sự hỗ trợ của huyện: cung cấp can | bộ CT135, luân chuyên cán bộ; giải quyết thủ tục dầu tư

nhanh chóng,.v.v

5 Mức vốn dầu tư dưới 500 triệu dồng (ước khái

toán)

Ngày đăng: 18/07/2022, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w