Để giải quyết vấn đề trên Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hà Tây cũ đã giao Công ty cổ phần Công nghệ sinh học thực hiện đề tài: "Xây dựng mô hình sử dụng phân bón lá Fito-humat và phân hữu c
Trang 1SỬ DỤNG CHẾ PHẨM PHÂN BÓN LÁ FITO-HUMAT
VÀ PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH FITOHOOCMON TRÊN CÂY LÚA
TẠI PHÚ XUYÊN - HÀ TÂY (CŨ) THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Đỗ Thị Hậu, Kim Văn Thành, Lê Văn Tri
Summarry
Using biofertilizer and Fito-humat forlia to increasing yield and quality of rice
at Phu Xuyen - Ha Tay (ago)
Out of effect of fertilizer, rice have been effected by climate condition So with orther season the yield of rice was diffirent However, after all the treatment with biofertilizer and fito-humat forlia (CT3) allway give higher yield in comparison to the orther from 0,49 to 0,97 ton per ha dependent
on season Economical effect increased from 1.48 to 2.93 millions VNĐ/ha The rice grain is very firm, protein content raise up from 0,1-0,4% Nutrition soil was stable
Keywords: Biofertilizer, rice yiel, fito-humat
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất bền vững là hướng phấn đấu
của ngành nông nghiệp nhiều nước tiên tiến
trên thế giới Tiêu chí của sản xuất nông
nghiệp bền vững có nhiều vấn đề nhưng tập
trung là tạo ra sản phNm sạch, an toàn và bảo
vệ môi trường Khai thác, sử dụng hữu cơ là
một giải pháp để bảo tồn tài nguyên đất
trong sản xuất nông nghiệp bền vững [4]
Sử dụng phân đơn lâu dài sẽ gây ra
những tác động xấu đến môi trường và sức
khỏe con người Việc sử dụng nhiều phân
khoáng có thể mang vào đất và tích lũy theo
thời gian các kim loại nặng Sử dụng nhiều
phân lân làm tích lũy Cd trong đất Với điều
kiện khí hậu nhiệt đới nước ta, việc sử dụng
nhiều phân khoáng làm cho đất vốn đã bị
chua càng trở lên chua hơn, thoái hóa về
cấu trúc Hệ sinh thái đồng ruộng, đặc biệt
là hệ sinh thái ruộng lúa canh tác nhiều vụ
trở nên giản hóa về chức năng sinh học [6]
Việc sử dụng nhiều phân hóa học mà
không có hoặc rất ít phân hữu cơ trong canh
tác lúa đã trở lên phổ biến ở huyện Phú
Xuyên Theo kết quả điều tra, lượng phân
chuồng trung bình để bón cho lúa ở đây tương đối thấp (1,9 tạ/sào/năm) N guyên nhân chủ yếu là lượng gia súc chăn nuôi nhỏ
lẻ trong các hộ đã giảm và người dân phần lớn không còn sử dụng chất độn chuồng nên lượng phân hữu cơ thiếu hụt rất nhiều Sản xuất nông nghiệp trở nên không bền vững
Để giải quyết vấn đề trên Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hà Tây (cũ) đã giao Công ty cổ phần Công nghệ sinh học thực hiện đề tài:
"Xây dựng mô hình sử dụng phân bón lá Fito-humat và phân hữu cơ vi sinh (HCVS) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Tây" Dưới đây là kết quả mô hình trên cây lúa được thực hiện lần đầu tiên tại huyện Phú Xuyên
II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠN G PHÁP
N GHIÊN CỨU
1 Vật liệu
- Cây trồng: Giống lúa thuần Khang dân 18
- Phân bón:
Trang 2+ Phân bón HCVS Fitohoocmon
+ Chế phNm phân bón lá Fito-humat
Hai loại phân bón trên đã được Cục sở
hữu công nghiệp cấp bằng Độc quyền giải
pháp hữu ích theo Quyết định số 146/QĐHI
ngày 15-6-1998 và bằng Độc quyền sáng
chế theo Quyết định số A3600/QĐ-ĐK
ngày 18/4/2005 và đã được nằm trong Danh
mục Phân bón được phép sản xuất, kinh
doanh và lưu thông ở Việt N am theo Quyết
định số 77/2005/QĐ-BN N ngày 23/11/2005
của Bộ N ông nghiệp và PTN T
* Địa điểm:
Mô hình được xây dựng trên diện tích
4 ha tại xã Văn N hân huyện Phú Xuyên tỉnh
Hà Tây (cũ)
Thời vụ: Vụ xuân 2006, mùa 2006,
xuân 2007 và mùa 2007
2 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Các thí nghiệm được bố trí theo
kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
2.2 guyên tắc xây dựng công thức
bón phân: Các công thức sử dụng phân
HCVS và chế phNm Fito-humat có chi phí
tương đương với công thức đối chứng (Đ/C)
(mức bón phân của người dân địa phương)
+ Bón theo đại trà (Đ/C): 6 tấn P/C +
250 kg urê + 420 kg lân + 120 kg kali/ha
+ Công thức 1: Bón theo đại trà + phun
chế phNm Fito-humat
+ Công thức 2: Bón phân HCVS Fito
2,5 tấn/ha
+ Công thức 3: Bón phân HCVS Fito
2,5 tấn/ha + phun chế phNm Fito-humat
Lượng chế phNm cho một lần phun/1 ha
là 28 gói (mỗi gói có khối lượng là 34 g)
Hai lần phun là 56 gói/ha
2.3 Các phương pháp phân tích đất
áp dụng theo tiêu chu%n nghành [1 ]
- Xác định Nitơ tổng số theo Tiêu chuNn 10TCN 377-99
- Xác định lân tổng số và dễ tiêu theo Tiêu chuNn 10TCN 373-99 và 10TCN 374-99
- Xác định kali tổng số và dễ tiêu theo Tiêu chuNn 10TCN 371-99 và 10TCN 372-99
2.4 Xử lý số liệu bằng phần mềm
EXCEL và IRRISTAT
III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Qua theo dõi thực tế trên đồng ruộng thấy rằng, ở các công thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh, cây lúa sinh trưởng bình thường, không trội nhiều so với công thức đối chứng Song một điều dễ dàng quan sát thấy là cây lúa cứng cây, đanh rảnh, không rối lá, lá lúa cứng Đó là một ưu điểm vượt trội mà các nông hộ đều nhận thấy, điều này đã giúp cây lúa ít bị nhiễm các loại sâu, bệnh Đặc biệt là việc phun chế phNm vào giai đoạn chuNn bị trỗ đã giúp cho cây lúa trỗ thoát trong vòng 2-3 ngày, đòng có màu sáng đẹp Trong khi đó, Đ/C không phun thời gian trỗ tăng 4-5 ngày
2 Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu
Kết quả trình bày trong bảng 1 cho thấy, bón phân HCVS và phun chế phNm không ảnh hưởng nhiều đến số bông/khóm
mà chủ yếu ảnh hưởng đến số hạt/bông và
số gié cấp 1
Vụ xuân 2006 và vụ mùa 2007 cây lúa cho số hạt chắc/bông nhiều nhất (vụ xuân
2006 dao động từ 132-136 hạt/bông; vụ mùa 2007 dao động từ 129-133 hạt/bông) Trong khi đó vụ mùa 2006, khi trỗ gặp mưa
và bị rầy nâu nên số hạt chắc/bông thấp nhất trong 4 vụ, điều này đã gây ảnh hưởng
Trang 3đến năng suất thực thu của lúa Vụ xuân
2007 do thời tiết ấm, cây lúa phát triển
nhanh nên khi trỗ gặp rét cuối vụ nên tỷ lệ
hạt chắc thấp nhất từ 123-129 hạt/bông
0
10
20
30
40
50
60
70
Xu©n
2006
Mïa 2006 Xu©n 2007 Mïa 2007
Mïa vô
H×nh 1: N¨ng suÊt lóa ë c¸c mïa vô
CT1 CT2 CT3 CT4
Hình 1 ăng suất lúa ở các mùa vụ
Khối lượng 1000 hạt: Việc phun chế phNm cũng làm cho hạt lúa chắc và mNy hơn giúp tăng khối lượng, giữa các công thức P1000 hạt chênh lệch nhau khoảng 0,3-0,8 g Công thức 3 thường có P1000 hạt cao nhất
Năng suất thực thu: Với mỗi thời vụ, các công thức trong mô hình phần lớn đều cho năng suất khác nhau có ý nghĩa thống
kê Công thức bón phân hữu cơ vi sinh và phun chế phNm Fito-humat (CT3) là công thức luôn cho năng suất cao nhất và cao hơn so với Đ/C từ 4,9-9,7 tạ/ha.Trong đó vụ xuân 2006 mô hình lúa đạt năng suất cao nhất so với các vụ (CT3 đạt 65,1 tạ/ha), sau đến vụ mùa 2007 (64,3 tạ/ha) tiếp đó vụ xuân 2007 (59,2 tạ/ha) và thấp nhất là vụ mùa 2006 (56,0 tạ/ha) Nguyên nhân của việc năng suất lúa đạt thấp ở 2 vụ mùa 2006
và xuân 2007 là do thời tiết bất thuận ở giai đoạn trỗ gây tỷ lệ lép cao
Bảng 1 Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu
Thời
vụ
Công
thức
Năm 2006
Số
bông/m 2
(bông)
Số hạt chắc/
bông (hạt)
Gié cấp 1 ( gié)
P1000 hạt (g)
NSTT tạ/ha)
Tăng
so với Đ/C (tạ/ha)
% Bội thu
Số bông/m 2 (bông)
Số hạt chắc/
bông (hạt)
Gié cấp 1 ( gié)
P1000 hạt (g)
NSTT (tạ/ha)
Tăng
so với Đ/C (tạ/ha)
% Bội thu
Đ/C 248 120 10,4 20,24 55,4 - - 244 116 10,9 20,4 49,9 - - CT1 250 132 11,5 20,13 58,2 2,8 105,0 247 113 10,9 20,5 51,3 1,4 102,8 CT2 253 136 12,2 20,59 62,3 6,9 112,5 252 122 11,3 20,2 52,6 2,7 105,4 CT3 254 136 12,0 20,85 65,1 9,7 117,5 254 128 11,2 20,4 56,0 6,1 112,2
Năm 2007
Số
bông/m 2
(bông)
Số hạt chắc /bông (hạt)
Gié cấp 1 ( gié)
P1000 hạt (g)
NSTT (tạ/ha)
Tăng
so với Đ/C (tạ/ha)
% Bội thu
Số bông/m 2 (bông)
Số hạt chắc/
bông (hạt)
Gié cấp 1 ( gié)
P1000 hạt (g)
NSTT tạ/ha)
Tăng
so với Đ/C (tạ/ha)
% Bội thu
Đ/C 246 119 11,0 20,0 54,3 - - 241 125 12,0 19,7 58,2 - - CT1 253 123 11,2 20,1 58,1 3,8 107,0 244 129 12,0 20,1 59,8 1,6 102,7 CT2 257 123 11,2 20,5 57,6 3,3 106,1 248 130 13,0 19,8 62,3 4,1 107,0 CT3 255 128 11,5 20,6 59,2 4,9 109,0 245 133 12,0 20,5 64,3 6,1 110,5
Trang 4LSD (0,05) 9,6 8,7 4,37 ns 6,2 3,90
3 Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu chất lượng lúa, gạo
Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng lúa gạo
Bảng 2 Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu chất lượng lúa gạo
Thời
vụ
Công
thức
Năm 2006
Màu sắc
hạt lúa % Gạo sát
Protein (% chất khô)
Màu sắc hạt lúa % Gạo sát
Protein (% chất khô)
Năm 2007
+ Hình thái hạt lúa: Ba vụ xuân 2006,
xuân 2007 và mùa 2007 hai công thức có
phun chế phNm Fito-humat đều cho hạt có
màu vàng sáng hơn so với đối chứng không
phun Tuy nhiên ở vụ mùa 2006, do lúa bị
đổ nên hạt lúa không được sáng màu, vỏ hạt
đen, điều này ảnh hưởng không chỉ đến chất
lượng mà còn làm giảm cả tỷ lệ thu hồi gạo
+ Tỷ lệ thu hồi gạo: Tỷ lệ thu hồi gạo
liên quan trực tiếp đến độ chắc mNy của hạt,
cũng tương tự như hình thái hạt lúa, 3 vụ
xuân 2006, xuân 2007 và mùa 2007 hạt lúa
ở các công thức chắc mNy nên cho tỷ lệ thu
hồi gạo cao hơn vụ mùa 2006 Trong đó 3
công thức CT1, CT2 và CT3 bón phân hữu
cơ vi sinh và phun chế phNm thường cho tỷ
lệ gạo thu hồi cao hơn so với Đ/C từ
0,6-0,8%, tỷ lệ này dao động từ 70,0-71,6%
+ Hàm lượng protein: Sử dụng phân hữu
cơ vi sinh Fito có tác dụng nâng cao hàm
lượng protein so với Đ/C sử dụng phân vô cơ
từ 0,1- 0,4% tùy vào từng thời vụ Kết quả
này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu
của Hoàng Quốc Chính về ảnh hưởng của phân bón HCVS Fito đến hàm lượng protein trong một số giống lúa chất lượng cao trong
2 vụ mùa 2006 và xuân 2007, giống Bắc thơm 7 tăng 0,9-1,7%, giống LT2 tăng 0,3-0,5% [2] Như vậy việc phun chế phNm và bón phân HCVS đã góp phần làm tăng chất lượng lúa gạo so với Đ/C không phun
4 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón Fito trên cây lúa
Qua tổng hợp số liệu của từng công thức, từng vụ sản xuất về doanh thu và chi phí cho thấy giá trị lãi suất của các công thức có sử dụng chế phNm Fito-humat và phân bón HCVS đều tăng lên so với đối chứng từ 1,3-1,4 lần Trong đó công thức 3 (công thức bón phân HCVS và phun chế phNm Fito-humat) là công thức cho lãi suất
cao nhất Trong 4 vụ sản xuất thì vụ xuân
năm 2006 là vụ cho năng suất cao nhất Và đồng thời cũng là vụ cho hiệu quả kinh tế cao nhất CT3 cho lãi suất 10.450.000 đ/ha tăng so với Đ/C là 2.934.000 đ/ha Vụ mùa
Trang 5năm 2007 là vụ cho thu nhập kinh tế đứng
thứ hai, lãi suất của CT3 là 12.912.000 đ/ha
tăng so với Đ/C là 2.092.000 đ/ha
Bảng 3 Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón trên cây lúa
Thời
vụ
Hạng
mục
Năm 2006
Năng suất
∑ Chi
(1000 đ) 6.334,0 6.376,0 6.434,0 6.476,0 6.361,5 6.403,5 6.461,5 6.503,5
∑ Thu
(1000 đ) 14.404,0 15.132,0 16.205,8 16.926,0 13.473,0 13.851,0 14.202,0 15.093,0 Lãi (1000 đ) 7.516,0 8.756,0 9.771,8 10.450 7.111,5 7.447,5 7.740,5 8.589,5 Lãi tăng so
với Đ/C
(1000 đ)
Năm 2007
Năng suất
∑ Chi
(1000 đ) 6.730,5 6.772,5 6.600,5 6.642,5 6.640,0 6.682,0 6.324,0 6.366,0
∑ Thu
(1000 đ) 14.952,0 16.296,0 16.128,0 16.604,0 17.460,0 17.949,0 18.699,0 19.278,0 Lãi (1000 đ) 8.221,5 9.523,5 9.528,0 9.961,5 10.820,0 11.267,0 12.375,0 12.912,0 Lãi tăng so
với Đ/C
(1000 đ)
Ngược lại vụ mùa 2006 và vụ xuân
2007 do điều kiện thời tiết không ủng hộ
nên hiệu qủa kinh tế đạt không cao Vụ mùa
2006, CT3 cho lãi suất tăng so với Đ/C là
1.478.000 đ/ha, vụ xuân 2007 lãi suất của
CT3 tăng so với Đ/C là 1.740.000 đ/ha
5 Ảnh hưởng của phân bón đến tính chất nông hóa đất
Trước và sau khi tiến hành thử nghiệm, chúng tôi lấy mẫu đất phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng để so sánh tác dụng của phân bón thử nghiệm đến tính chất đất Kết quả được trình bày trong bảng 4
Bảng 4 Tính chất nông hoá của đất trước và sau khi thực hiện mô hình
Thời điểm lấy mẫu
Các chỉ tiêu phân tích
pH KCl
Mùn tổng số (%)
N (%)
(%) mg/100 g đất (%) mg/100 g đất
Sau thử
nghiệm
Trang 6CT2 5,5 3,70 0,182 0,087 11,3 1,28 7,8
Trang 7T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
7
Kết quả số liệu phân tích đất thu được ở bảng 4 cho thấy: Trước thử nghiệm đất có
hàm lượng đạm tổng số ở mức khá đạt 0,165%; hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu ở mức trung bình 0,092%; lân dễ tiêu 10,5 mg/100 g đất Nhìn chung, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình
Kết quả phân tích đất sau thử nghiệm cho thấy sau 3 vụ sử dụng phân HCVS Fito, hàm lượng một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất ổn định không thay đổi nhiều: Hàm lượng mùn tăng từ 0,01- 0,03%; đạm tổng số tăng 0,005-0,02%; lân tổng số giảm; lân dễ tiêu tăng 0,4-0,8 mg/100 g đất; hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu hầu như không thay đổi
IV KẾT LUẬN
- Phân bón có ảnh hưởng tốt đến sức sinh trưởng của cây lúa, tuy không làm tăng sức
đẻ nhánh nhưng cây lúa cứng cây đanh rảnh, lá lúa cứng đă làm tăng sức chống chịu với bệnh khô vằn
- Việc bón phân HCVS và phun chế phNm không làm tăng số bông/khóm mà làm tăng số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt Trong đó công thức 3 luôn đạt được giá trị lớn nhất: bình quân số hạt chắc/bông tăng từ 10-16 hạt/bông (tương đương 8,1-12,9%), khối lượng 1000 hạt tăng từ 0,6-0,8 g/1000 hạt Đây là yếu tố góp phần làm tăng năng suất lúa so với Đ/C từ 4,9-9,7 tạ/ha
- Hiệu quả kinh tế tăng từ 1,48-2,93 triệu đồng/ha Chất lượng lúa gạo đã được cải tiến, hạt thóc có màu vàng sáng, chắc mNy, hàm lượng protein đã được nâng lên
so với đối chứng từ 0,1-0,4% Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất được duy trì và có xu hướng tăng nhẹ Công thức tối ưu nhất trong mô hình là công thức 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ ông nghiệp và PTT, 1998 Tiêu chuNn ngành: Phân tích đất
2 Viện Cây lương thực và Cây thực phKm, 2007 Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa
học đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân HCVS đến năng suất và chất lượng lúa ngắn ngày chất lượng cao ở đồng bằng sông Hồng"
3 guyễn Mười & cs., 1999 Giáo trình Thổ nhưỡng học, Trường ĐHNNI
4 Lê Văn Tri, 2001 Hỏi đáp về sử dụng phân bón, NXB NN
5 Trường Đại học ông nghiệp Hà ội, 2002 Giáo trình phương pháp nghiên cứu
trong trồng trọt, NXB NN Hà Nội, 2002
6 http//www.vacne org.vn
Hgười phản biện: Hguyễn Văn Viết