1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh

103 781 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 251,46 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và giữ vai trò quan trọng. Vai trò đó ngày càng được khẳng định khi nhờ nó mà nhiều doanh ngh

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

2 TM & ĐT: Thương mại và Đầu tư

3 NSLĐ & LN: Năng suất lao động và Lợi nhuận

4 NXB: Nhà xuất bản

5 QTKDQT: Quản trị kinh doanh quốc tế

6 XD & XNK: Xây dựng và xuất nhập khẩu

7 LN: Lợi nhuận

9 TSLN: Tỷ suất lợi nhuận

10 HQKD: Hiệu quả kinh doanh

11 VLĐ: Vốn lưu động

12 VCĐ: Vốn cố định

13 NNL: Nguồn nhân lực

Trang 2

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH

Trang

I BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1: Bảng tổng kết báo cáo nhân sự công ty giai đoạn 2003 – 2007 44

Bảng 2: Số lượng NK hàng năm giai đoạn 2003 – 2007 49

Bảng 3: Bảng các chỉ tiêu LN, TSLN giai đoạn 2003 – 2007 53

Bảng 4: Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 57

Bảng 5: Bảng các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 62

Bảng 6: Bảng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận NK trong thời gian tới 77

II HÌNH Hình 1: cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh 45

Hình 2: Số lượng NK hàng năm giai đoạn 2003 – 2007 50

Hình 3: Giá trị NK hàng năm giai đoạn 2003 – 2007 50

Hình 4: Tăng trưởng LN qua các năm 2003 – 2007 54

Hình 5: TSLN theo DT, CF qua các năm 2003 – 2007 55

Hình 6: Hiệu quả sử dụng VLĐNK qua các năm 2003 – 2007 58

Hình 7: Số vòng quay VLĐ qua các năm 2003 – 2007 59

Hình 8: Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động 60

Hình 9: Thời hạn thu hồi vốn 61

Hình 10: Hệ số đảm nhiệm vốn 62

Hình 11: NSLĐ & LN bình quân 63

Hình 12: Mô hình phân phối sản phẩm hiện tại của công ty 81

Hình 13: Mô hình phân phối sản phẩm đề xuất với công ty 83

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, kinh doanh quốc tế ngàycàng được mở rộng và giữ vai trò quan trọng Vai trò đó ngày càng được khẳngđịnh khi nhờ nó mà nhiều doanh nghiệp, nhiều nghành, nhiều nền kinh tế quốc gia

có cơ hội phát triển.Trong nền kinh tế thị trường, việc mở rộng giao thương với cácđối tác nước ngoài là việc tất yếu khách quan Khi Việt Nam đã trở thành thànhviên chính thức của WTO, điều đó càng trở nên quan trọng

Nắm bắt xu thế đó, ngày càng có nhiều công ty thương mại hoạt độngnhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, đồng thời thu lợi nhuận Trongmôi trường cạnh tranh ngày càng ác liệt như hiện nay, để có thể tồn tại, có cơ hội

mở rộng kinh doanh và phát triển, đòi hỏi các công ty kinh doanh quốc tế phải hếtsức chú trọng tới mọi khâu trong chuỗi hoạt động nhằm nâng cao sức mạnh cạnhtranh Bắt đầu từ việc tìm kiếm đối tác cung cấp nguồn nguyên vật liệu để sảnxuất, tìm kiếm nhà cung cấp hàng hóa, việc marketing sản phẩm, marketingdoanh nghiệp cho tới việc phân phối tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm Tất cả các khâuđều đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của doanh nghiệp kinh doanh

Công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh là một doanh nghiệp kinh doanhquốc tế chuyên nhập khẩu tấm nhôm vật liệu và phân phối trên thị trường Hà Nộicũng như một số thị trường tại các tỉnh khác Mặc dù đây là sản phẩm khá mới

mẻ, công ty lại được coi là đi đầu trong cung ứng sản phẩm cho thị trường, nhưngcho tới nay, trong hoạt động nhập khẩu công ty Tuấn Linh còn tồn tại nhiều hạnchế và chưa thực sự đạt hiệu quả cao, chưa đúng với tiềm năng và vị thế của công

ty Xuất phát từ lý do trên, em lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là:

“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &

ĐT Tuấn Linh” nhằm đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động

nhập khẩu, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

Trang 4

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động

cũng như thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty trongthời gian qua, đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng nhập khẩu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củatoàn công ty nói chung

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ vủa chuyên đề là:

- Hệ thống hóa lý luận về nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

cũng như sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp

- Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh

nhập khẩu và thực trạng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của công ty trong thời gian qua

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập

khẩu của công ty trong thời gian tới

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là vấn đề hiệu quả kinh doanh nhập

khẩu của công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tuấn Linh

Phạm vi nghiên cứu chính là hoạt động nhập khẩu sản phẩm tấm nhôm vật

liệu của công ty 5 năm gần đây, giai đoạn 2003 – 2007

Về kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia

làm 3 chương:

- Chương I : Lý luận chung về nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh nhập

khẩu và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩucủa doanh nghiệp

- Chương II : Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

của công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tuấn Linh trong nhữngnăm qua

- Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

của công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tuấn Linh

Trang 5

Cuối cùng, em xin được gửi lời cám ơn tới ban giám đốc, phòng kinhdoanh, phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh đã chỉ bảo,giúp đỡ em trong thời gian thực tập.Do điều kiện thời gian hạn hẹp, kiến thức cònnhiều hạn chế nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót Nhưng em hy vọng rằng nó

có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng như hiệuquả kinh doanh nói chung của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh, để công ty

có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra

Em cũng xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà - người đãtận tình hướng dẫn để em hoàn thành được đề tài này

Trang 6

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU, HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP

KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHẬP KHẨU

1 Khái niệm nhập khẩu

Trong thời gian gần đây, khi vai trò của Việt Nam trong các tổ chức quốc

tế ngày càng được khẳng định thì cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạtđộng ngoại thương Xuất nhập khẩu hàng hóa trở thành một mảng quan trọngtrong hoạt động nói chung của cả nền kinh tế Hai hoạt động chủ yếu là xuất khẩuhàng hóa ra thị trường nước ngoài và nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về tiêuthụ tại thị trường trong nước trở thành các hoạt động khá phổ biến Cùng với xuấtkhẩu, hoạt động nhập khẩu là các yếu tố cấu thành chính cho hoạt động ngoạithương Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế, vượt ra khỏi phạm vibiên giới quốc gia Có thể nói, nhập khẩu chính là việc các công ty trong nướcmua hàng hóa của các nhà sản xuất, phân phối nước ngoài về tiêu thụ tại thịtrường nội địa nước mình, nhằm phục vụ những nhu cầu về sản xuất, tiêu dùnghoặc tái sản xuất mà nền sản xuất trong nước không đáp ứng được hoặc đáp ứngchưa tốt nhu cầu đó Trên cơ sở đó, tìm kiếm lợi nhuận cho mình Hoạt độngnhập khẩu thể hiện mối liên hệ phụ thuộc, sự ràng buộc của nền kinh tế một nướcvới nền kinh tế thế giới

Như vậy, có thể nói rằng nhập khẩu là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ từcác nhà sản xuất, cung ứng nước ngoài về phục vụ các nhu cầu trong nước Điềunày góp phần làm cho chủng loại hàng hóa trên thị trường nội địa trở nên phongphú và đa dạng, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn nhiều loại hàng hóa hơn chonhu cầu của mình

Trang 7

2 Đặc điểm cơ bản và vai trò của hoạt động nhập khẩu

2.1 Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu

Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế, nó mang những đặc trưngrất riêng so với kinh doanh nội địa Những đặc điểm riêng này có tác động và ảnhhưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Các đặcđiểm có thể kể đến như:

Về thị trường, các nhà nhập khẩu hoàn toàn có thể lựa chọn được cho mình

nhà cung cấp nước ngoài một cách hợp lý nhất Bất cứ quốc gia nào có thể cungcấp sản phẩm, hàng hóa đều có thể trở thành thị trường cho các nhà nhập khẩuhàng hóa Mỗi quốc gia đều có những lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối khácnhau, họ hoàn toàn có thể sản xuất những hàng hóa họ có lợi thế nhất, từ đó cungcấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh nhất Các nhà nhậpkhẩu có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường nhập khẩu cho mình Trong một thịtrường rộng lớn, phong phú và đa dạng như vậy, để chọn được thị trường hiệuquả và hợp lý, các nhà nhập khẩu phải phân tích, so sánh để có được lựa chọnđúng đắn nhất Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận luôn được chútrọng Để đạt được mục tiêu đó, các nhà nhập khẩu cần cân nhắc tới những lợi íchđạt được cũng như các chi phí bỏ ra khi kinh doanh trên một thị trường nhất định.Các yếu tố liên quan thị trường thường được các nhà nhập khẩu xem xét baogồm: hàng hóa thị trường cung ứng, chất lượng hàng hóa đó, nhu cầu thị trườngvới hàng hóa đó, chi phí vận chuyển, các quy định pháp luật…

Về cách thức thanh toán, nhập khẩu cũng như hoạt động ngoại thương, có

rất nhiều phương thức thanh toán như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ…với nhiều công cụ thanh toán như: tiền mặt, séc, hối phiếu, kỳ phiếu… Trongthanh toán nhập khẩu, các bên thường quy định điều khoản thanh toán rất cụ thể,

tỷ mỉ Các loại ngoại tệ mạnh thường được sử dụng, điều đó cũng đồng nghĩa vớiviệc nhà nhập khẩu phải chịu rủi ro rất lớn khi tỷ giá hối đoái biến động lớn Đểđảm bảo hiệu quả hoạt động của mình không bị ảnh hưởng, đạt kết quả cao, yêu

Trang 8

cầu đối với các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu phải rất chú ý tới điều khoảnthanh toán Các yếu tố như: hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán, đồng tiền

sử dụng để thanh toán, tỷ giá hối đoái… là các yếu tố buộc các doanh nghiệp phảirất chú trọng

Về hệ thống pháp lý, hoạt động nhập khẩu chịu sự chi phối của nhiều hệ

thống pháp luật khác nhau Do chủ thể của hoạt động nhập khẩu đến từ các quốcgia khác nhau, nên hoạt động nhập khẩu chịu sự chi phối của luật nước ngườimua, luật nước người bán, luật quốc tế, các tập quán thương mại… Các nguồnluật này nhiều khi có sụ xung đột, mâu thuẫn nhau Điều này thường mang lạinhiều rủi ro cho các bên Yêu cầu đặt ra là mỗi doanh nghiệp tham gia hoạt độngnhập khẩu phải lưu ý và nắm rõ điều này để lựa chọn được nguồn luật điều chỉnhhợp đồng, tránh được các phát sinh không cần thiết

Xuất phát từ đặc điểm hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia mà hoạtđộng nhập khẩu mang những đặc điểm riêng nêu trên Những đặc điểm này mộtmặt mang lại cho các bên tham gia hoạt động nhập khẩu cả những cơ hội lớncũng như các rủi ro đáng kể

2.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu

Trước hết, nhập khẩu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chính phủ các quốc

gia có thể kiểm soát, điều chỉnh cơ cấu kinh tế thông qua các chính sách nhậpkhẩu Đối với các nghành cần khuyến khích phát triển, chính phủ có thể áp dụngcác biện pháp, chính sách nhập khẩu nhiều ưu đãi với những mặt hàng phục vụnghành đó Đồng thời với những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với sản phẩmnghành đó sản xuất ra, chính phủ có thể áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu,các biện pháp bảo hộ Mặt khác, với những quốc gia đang hoặc kém phát triển, họ

ít có điều kiện nghiên cứu phát triển và triển khai công nghệ mới, hiện đại Thôngqua hoạt động nhập khẩu, họ có thể có được những công nghệ mới, hiện đại, phục

vụ nền sản xuất trong nước, làm gia tăng năng suất cũng như khả năng cạnh tranh

Trang 9

cho nền kinh tế quốc gia đó Đồng thời cũng có thể đáp ứng được nhu cầu cho thịtrường trong nước, qua đó làm giảm sự lệ thuộc vào các nước khác.

Thứ hai, nhập khẩu góp phần làm nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định,

cân đối Mỗi quốc gia, dù giàu có và phát triển đến đâu cũng không thể tự sảnxuất và đáp ứng tất cả các nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú củamình Như đã nói, mỗi đất nước có một lợi thế so sánh riêng Để đạt hiệu quả caonhất, họ chỉ tập trung vào sản xuất những mặt hàng họ có lợi thế đó, mang nhữngsản phẩm đó đi trao đổi để đáp ứng các nhu cầu khác nữa Hoạt động nhập khẩu

là một mặt của sự trao đổi đó Nó giúp cho các nền kinh tế có được sự cân đốigiữa các chủng loại sản phẩm họ có thể sản xuất và không thể sản xuất nhằm đápứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhập khẩu giúp bổ sung một cách hợp

lý những thiếu hụt của nền kinh tế quốc gia Với vai trò này, nhập khẩu thực sựtrở thành một hoạt động không thể thiếu với nền kinh tế các quốc gia Nó đảmbảo cho các quốc gia có thể phát triển một cách cân đối, ổn định, vững bền

Thứ ba, nhập khẩu giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người

dân Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, nhu cầu người tiêu dùngngày càng lớn, đa dạng và phong phú Những sản phẩm sản xuất trong nướcnhiều khi không thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhập khẩu giúp

bổ sung đáp ứng các nhu cầu cao đó Mặt khác, nhập khẩu làm cho chủng loạihàng hóa trở nên phong phú, đa dạng hơn Cùng một chi phí, để đáp ứng cùngmột nhu cầu, người tiêu dùng có thể lựa chọn hàng hóa có xuất sứ từ nhiều quốcgia khác nhau Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu còn đảm bảo cung cấp các yếu

tố đầu vào cho hoạt động sản xuất khi nguồn nguyên vật liệu trong nước khanhiếm không đáp ứng đủ nhu cầu Trên cơ sở đó, nhiều hoạt động sản xuất đượcduy trì và mở rộng, tạo điều kiện tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho nền kinh

tế nói chung

Thứ tư, nhờ nhập khẩu, chất lượng sản xuất nền kinh tế quốc gia được cải

thiện Khi các sản phẩm nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ trên thị trường nội địa,

Trang 10

các sản phẩm sản xuất trong nước có thể vì thế mà mất thị trường Để cạnh tranh,yêu cầu đặt ra với các nhà sản xuất trong nước là phải tìm cách để nâng cao chấtlượng sản phẩm, cắt giảm chi phí Chính áp lực cạnh tranh với hàng hóa nhậpkhẩu đã buộc các công ty nội địa cải tiến quy trình, công nghệ, cung cách làmviệc của mình để sản xuất được những sản phẩm có thể cạnh tranh Điều này gópphần làm thay đổi năng lực sản xuất của các công ty, của một nghành, từ đó làmthay đổi năng lực sản xuất của cả nền kinh tế.

Thứ năm, nhập khẩu có tác động tích cực, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Hoạt động nhập khẩu một mặt đảm bảo các yếu tố đầu vào sản xuất cho một sốnghành, một mặt làm thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất Điều đó cho phépchúng ta sản xuất ra được những sản phẩm đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn kỹthuật của họ, là bước khởi đầu cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trườngnước ngoài Ngoài ra, trong nhiều chương trình hợp tác giữa các chính phủ, các tổchức nhà nước, khi chúng ta chấp nhận nhập khẩu hàng hóa của họ, họ cũng sẽchấp nhận nhập khẩu hàng hóa khác của ta Khi đó, hoạt động nhập khẩu cũng đãgóp phần thúc đẩy và tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu

3 Các hình thức nhập khẩu

Trong ngoại thương, các phương thức giao dịch mua bán hàng hóa kháphong phú và đa dạng Cùng với đó, hoạt động nhập khẩu cũng có khá nhiều hìnhthức Khi tham gia kinh doanh nhập khẩu, tùy thuộc vào năng lực tài chính củadoanh nghiệp, vào chủng loại và đặc tính hàng hóa, vào quan hệ giữa các bên mànhà nhập khẩu có thể lựa chọn cho mình các hình thức nhập khẩu phù hợp và đạthiệu quả Hiện nay, các hình thức nhập khẩu có thể kể đến bao gồm: nhập khẩutrực tiếp, nhập khẩu ủy thác,nhập khẩu hàng đổi hàng, nhập khẩu gia công, nhậpkhẩu liên doanh

Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà hai bên mua và bán trực

tiếp giao dịch với nhau, hàng hóa được nhà nhập khẩu mua trực tiếp từ nhà sảnxuất, cung ứng nước ngoài mà không qua trung gian Theo đó, bên xuất khẩu trực

Trang 11

tiếp giao hàng cho bên nhập khẩu Nhà nhập khẩu sẽ tự bỏ vốn để kinh doanhnhập khẩu, tự thực hiện các công việc như tìm đối tác, đàm phán, ký kết hợpđồng, tự tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu, tự chịu chi phí cho giao dịch,nghiên cứu thị trường, giao nhận, lưu kho… Theo hình thức này, các doanhnghiệp nhập khẩu phải chịu trách nhiệm với các hoạt động của mình Nhập khẩutrực tiếp chứa đựng độ rủi ro cao hơn các hình thức nhập khẩu khác nhưng manglại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà nhập khẩu.

Nhập khẩu ủy thác hay còn gọi là nhập khẩu qua trung gian, là hình thức

nhập khẩu qua trung gian thương mại Theo hình thức này, bên nhập khẩu sẽ ủythác cho một trung gian thương mại, trung gian này sẽ liên hệ với nhà xuất khẩu,thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa thông thường để nhập hàng về theohợp đồng ủy thác với nhà nhập khẩu thực sự Khi hoàn thành hợp đồng, nhà nhậpkhẩu sẽ phải trả cho trung gian một khoản tiền gọi là phí ủy thác Doanh nghiệpkinh doanh nhập khẩu nhận ủy thác sẽ không phải bỏ vốn, không phải xin hạnnghạch, không cần quan tâm tới thị trường tiêu thụ hàng hóa nhập về đó mà chỉhoạt động theo ý nghĩa đại diện cho bên đã ủy thác cho mình tiến hành các giaodịch với nhà xuất khẩu như: đàm phán, ký hợp đồng, thông quan hàng nhập, giảiquyết khiếu nại, đòi bồi thường khi có tổn thất… Doanh nghiệp kinh doanh nhậpkhẩu ủy thác không phải bỏ vốn, rủi ro thấp nhưng lợi nhuận không cao Doanhthu chủ yếu là phí ủy thác nhận được từ nhà nhập khẩu chính thức

Nhập khẩu hàng đổi hàng là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu.

Thanh toán cho hoạt động này không dùng tiền mà dùng hàng hóa Hình thứcnhập khẩu này thực chất là sự thực hiện hai nghiệp vụ khác nhau: xuất và nhậpkhẩu Theo hình thức này, khi doanh nghiệp nhập khẩu một lượng hàng hóa củađối tác nước ngoài, đi kèm với việc xuất khấu cho họ một lượng hàng hóa kháctương ứng với giá trị, tính chất lô hàng đã nhập Theo hình thức này, các bêntham gia hợp đồng vừa là người nhập khẩu, vừa là người xuất khẩu Họ có thể tìm

Trang 12

kiếm được lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng nhập khẩu, đồng thời lại tiêu thụđược hàng hóa khác của mình.

Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu mà bên nhập khẩu cũng là bên

nhận gia công thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu hay bán thành phẩm từ bênđặt gia công để tiến hành gia công hàng hóa theo hợp đồng gia công

Nhập khẩu liên doanh là hình thức nhập khẩu trên cơ sở một liên kết kinh

tế Liên kết này được hình thành một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp,trong đó có ít nhất một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp Liên kếtkinh tế này cùng phối hợp các kỹ năng để giao dịch, đưa ra biện pháp, chính sách,đường lối để hoạt động nhập khẩu có lợi nhất cho tất cả các bên tham gia liên kết.Hình thức này chứa đựng ít rủi ro hơn so với hình thức nhập khẩu trực tiếp, vì có

sự chia sẻ nghĩa vụ cho các bên tham gia liên kết, nhưng đồng thời mức lợi nhuậncũng thấp hơn do có sự chia sẻ lợi ích

II HQKD NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm HQKD, HQKD nhập khẩu của doanh nghiệp

1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tham gia vào hoạt động kinh tế, nói chung bất cứ đơn vị nào cũng hướngtới mục tiêu lợi nhuận Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng các doanhnghiệp theo đuổi Với một đồng vốn bỏ vào kinh doanh, ai cũng muốn nó manglại nhiều đồng lợi nhuận nhất Muốn đạt được điều đó, các doanh nghiệp khôngngừng đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thay đổi quy trình, công nghệ, cải tiếnsản phẩm, cắt giảm chi phí sản xuất, cũng như các chi phí liên quan… Tất cảnhững điều đó, nói một cách khác là sự sắp xếp, hợp lý hóa quá trình sản xuấtkinh doanh “Hiệu quả kinh doanh” là một thuật ngữ để đánh giá, xem xét mứ độhợp lý hóa quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Dưới nhiều góc độ khác nhau, có rất nhiều quan điểm, ý kiến về thuật ngữ

“hiệu quả kinh doanh” này Có thể kể đến một số quan điểm sau đây:

Trang 13

Quan điểm thứ nhất cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được

trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”1 Quan điểm đã thểhiện được mối liên hệ giữa doanh thu và hiệu quả kinh doanh Theo quan điểmnày, hiệu quả kinh doanh là như nhau nếu các hoạt động kinh doanh cùng manglại một mức doanh thu Có thể thấy, trên thực tế để mang lại cùng một mức doanhthu nhưng doanh nghiệp phải có sự đầu tư khác nhau cho các hoạt động khácnhau Mức đầu tư đó chính là chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanhthu Chưa phản ánh được điều này chính là hạn chế của quan điểm trên về hiệuquả kinh doanh

Quan điểm thứ hai cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa

phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”2 So với quan điểmthứ nhất, quan điểm này đã thể hiện được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí

Nó phản ánh được trình độ sử dụng đồng vốn tăng thêm của doanh nghiệp, trên

cơ sở đó giúp doanh nghiệp ra quyết định có nên đầu tư mở rộng hoạt động đóhay không Mặc dù vậy, quan điểm này vẫn còn hạn chế nhất định, đó là việc nómới chỉ phản ánh mối liên hệ giữa chi phí và doanh thu bổ sung mà chưa phảnánh được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí ban đầu Mà trên thực tế, ban đầudoanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư tới một ngưỡng nhất định mới có thể có doanhthu bước đầu Với những đầu tư ban đầu, quan điểm về hiệu quả kinh doanh ởtrên chưa phản ánh được trình sử dụng chúng

Quan điểm thứ ba cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh

giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó”3 Quan điểm này đãphản ánh được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để có kết quả đó Theoquan điểm này, hiệu quả kinh doanh chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động đó

So với hai quan điểm trên, quan điểm này đã phản ánh được mối quan hệ bản chất

1 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2, trang 318.

2 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2, trang 318

3 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2, trang 318

Trang 14

của hiệu quả kinh doanh Quan điểm này cho thấy, với những hoạt động khácnhau, với cùng một lượng vốn bỏ ra mà thu về cùng một lượng giá trị thì các hoạtđộng kinh doanh đó đã có hiệu quả như nhau Nhưng trên thực tế, điều này làkhông chính xác Quan điểm về hiệu quả kinh doanh này chưa thể hiện được vaitrò của các yếu tố khác như thời gian thu được kết quả, quy mô hoạt động… Đâycũng chính là hạn chế của quan điểm này.

Quan điểm thứ tư cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản

ánh mối liên hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí bỏ ra

để đạt kết quả đó, đồng thời phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất”4

Về cơ bản, quan điểm này đã phản ánh được mối liên hệ bản chất về hiệu quảkinh doanh giữa doanh thu và chi phí cũng như sự vận động của hai yếu tố này,đồng thời còn phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.Tuy vậy, hạn chế của nó là chưa thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội

Với bốn quan điểm trên về hiệu quả kinh doanh, chúng ta vẫn chưa tìmđược đáp án chung và chính xác nhất để nói về hiệu quả kinh doanh Một cách

tổng quát, có thể nói rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất”5 Nó là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Quan điểm này đã phản ánh được mối liên hệ bản chấtgiữa việc sử dụng các nguồn lực và kết quả do nó mang lại, đồng thời cũng thểhiện được trình độ sử dụng các nguồn lực cũng như phản ánh được mối liên hệgiữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội Trên góc

độ nền kinh tế quốc gia, hiệu quả kinh doanh phải phản ánh mức độ thỏa mãn nhu

4 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2, trang 319

5 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, PGS.TS Nguyễn Thị Hường tập 2, trang 319

Trang 15

cầu ngày càng cao của người dân và toàn xã hội về cả chất lượng lẫn số lượng.Hiệu quả được xem xét trên cơ sở lợi ích toàn xã hội, làm sao để đạt được mứcphát triển lớn nhất với nguồn lực xã hội thấp nhất.

1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

Về cơ bản, dưới góc độ kinh tế đơn thuần hiệu quả kinh doanh nhập khẩucũng như hiệu quả kinh doanh nói chung Có thể nói rằng hiệu quả kinh doanhnhập khẩu của doanh nghiệp chính là trình độ sử dụng các nguồn lực để nhậpkhẩu và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu kinh

tế xã hội ở mức cao nhất với chi phí nhất định trong quá trình nhập khẩu Như đãnói ở trên, hoạt động nhập khẩu thường sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vật tư,thiết bị hay hàng hóa, góp phần cân đối nền kinh tế Với đặc điểm này,hiệu quảhoạt động nhập khẩu đã phản ánh cả hiệu quả kinh tế xã hội Hoạt động nhậpkhẩu lúc này đã tạo động lực phat triển kinh tế xã hội

Với doanh nghiệp, hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả khi kết quả thu về làlớn nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất Đồng thời, hiệu quả kinh doanh nhập khẩucòn thể hiện trình độ cũng như khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có phục vụcho hoạt động kinh doanh nhập khẩu đó

Trên giác độ toàn xã hội, hoạt động nhập khẩu chỉ đạt được hiệu quả khikết quả thu về từ việc nhập khẩu hàng hóa của nhà cung cấp nước ngoài cao hơnkết quả thu được nếu tiến hành sản xuất hàng hóa đó trong nước nói cách khác,hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả khi nó góp phần nâng cao hiệu quả xã hội, làmtăng chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là một phạm trù phức tạp, nó chịu tác dụngcủa nhiều yếu tố và bao hàm nhiều nội dung hơn Hoạt động nhập khẩu có hiệuquả phải đồng thời mang lại lợi ích cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động và đảmbảo mang lại những lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội

2 Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

Trang 16

Dười nhiều góc độ khac nhau, dựa vào các căn cứ khác nhau người ta cónhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Dưới đây là một số cáchphân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.

2.1 Căn cứ theo phương pháp tính hiệu quả

Theo căn cứ này, bao gồm hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối

2.1.1 Hiệu quả tuyệt đối

Hiệu quả tuyệt đối là đại lượng thể hiện sự chênh lệch giữa kết quả thuđược và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó đối với mỗi phương án kinh doanh,trong từng thời kỳ với từng doanh nghiệp khác nhau Hiệu quả tuyệt đối được thểhiện qua tương quan chênh lệch của kết quả và chi phí, nói cách khác đó là sựchênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí Có thể hiểu hiệu quả tuyệt đốiqua công thức tính sau:

E = KQ – CF (*)

Trong đó:

- E: hiệu quả tuyệt đối, là chỉ tiêu trực tiếp đo lượng lợi nhuận doanhnghiệp thu được sau mỗi kỳ kinh doanh Hiệu quả tuyệt đối thường được đo bằngcác đơn vị tiền tệ như: triệu đồng, tỷ đồng, triệu USD…

- KQ: Tổng các kết quả thu được bao gồm: doanh thu từ hoạt động bánhàng, doanh thu từ hoạt động tài chính, các khoản thu khác… Kết quả thườngđược đo bằng các đơn vị tiền tệ như: triệu đồng, tỷ đồng, triệu USD…

- CF: Tổng các chi phí bỏ ra để thu được kết quả trên bao gồm: tiền nhậphàng từ nước ngoài về, chi phí vận chuyển, chi phí mua bảo hiểm hàng hóa, chiphí lưu kho, bảo quản hàng, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí mua ngoài, tiềnlương công nhân viên… Chi phí thường được đo bằng các đơn vị tiền tệ như:triệu đồng, tỷ đồng, triệu USD…

Cần lưu ý rằng, trong kinh doanh, doanh thu và chi phí có thể được đolường bằng các đơn vị tiền tệ khác nhau, nhưng khi tính hiệu quả tuyệt đối cần

Trang 17

đưa về cùng một đơn vị tiền để tính Khi kết quả và chi phí được đo bằng đồngtiền nào để tính thì hiệu quả cũng được tính bằng được tính bằng đồng tiền đó.

2.1.2 Hiệu quả tương đối

Hiệu quả tương đối là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sảnxuất của doanh nghiệp Với CF và KQ như trong công thức (*) ở trên, ta có 2cách tính hiệu quả tương đối với các ý ngĩa khác nhau:

Chỉ tiêu 1:

H1 =

Về mặt ý nghĩa chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ mang lại baonhiêu đồng kết quả Điều này cũng có nghĩa rằng chỉ tiêu này phản ánh hiệu quảkinh doanh, đồng thời thể hiện sức sản xuất của các yếu tố đầu vào, cũng nhưviệc sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp được coi là hoạt động có hiệu quả khi doanh nghiệp đóhoạt động có lãi Nói cách khác, ít nhất doanh nghiệp đó phải đảm bảo đượcdoanh thu đủ bù đắp chi phí Về mặt toán học, điều đó có nghĩa là kết quả doanhnghiệp đạt được phải hớn hơn chi phí bỏ ra (hay KQ > CF) Vì vậy, một doanhnghiệp được coi là hoạt động hiệu quả khi chỉ tiêu H1 nêu trên có giá trị lớn hơn

1 Chỉ tiêu này càng cao thể hiện doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả vàngược lại

Chỉ tiêu 2:

H2 =

Về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này là chỉ tiêu phản ánh ngược của chỉ tiêu trên.Chỉ tiêu này cho biết để thu được về một đồng kết quả, doanh nghiệp phải bỏ rabao nhiêu đồng chi phí Với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất kinh doanhhợp lý, thì một đồng vốn bỏ vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nhiều đồng kếtquả hơn so với các doanh nghiệp khác.Ngược lại với chỉ tiêu trên, chỉ tiêu nàycàng thấp thể hiện hiệu quả kinh doanh, sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao

và ngược lại

Trang 18

Dưới góc độ toán học, khi giá trị của H2 nhỏ hơn 1 cho thấy chi phí doanhnghiệp bỏ ra ít hơn kết quả thu về (có nghĩa là CF < KQ), cũng có nghĩa doanhnghiệp hoạt động hiệu quả.

2.2 Căn cứ theo phạm vi tính hiệu quả

Theo phạm vi, hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh doanh tổng hợp

và hiệu quả kinh doanh bộ phận

2.2.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Là hiệu quả kinh doanh tính chung cho toàn doanh nghiệp , cho tất cả các

bộ phận trong doanh nghiệp Nó cho biết kết quả thực hiện các mục tiêu doanhnghiệp đề ra trong một giai đoạn nhất định

2.2.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận

Là hiệu quả kinh doanh được tính cho từng bộ phận, từng hoạt động kinhdoanh trong doanh nghiệp, hoặc với từng yếu tố sản xuất của doanh nghiệp nhưvốn, lao động… Hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả từng hoạtđộng, từng yếu tố riêng lẻ chứ không phản ánh được hết hiệu quả của toàn doanhnghiệp

Giữa hiệu quả kinh doanh bộ phận và hiệu quả kinh doanh tổng hợp cómối liên hệ mật thiết Hiệu quả kinh doanh tổng hợp tăng có thể phản ánh sự tănglên tương ứng của hiệu quả kinh doanh bộ phận, cũng có thể hiệu quả kinh doanh

bộ phận không đổi hoặc đang giảm sút Mặc dù phản ánh chi tiết và chính xáchiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất riêng biệt cũng như sự đóng góp của chúng,nhưng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận không phản ánh được một cách tổngquát khả năng, trình độ sử dụng nguồn lực vào sản xuất kinh doanh cũng như hiệuquả kinh doanh toàn doanh nghiệp

2.3 Căn cứ theo thời gian mang lại hiệu quả

Trang 19

Khi tính toán hiệu quả, ngoài phạm vi tính toán thì giới hạn thời gian làmột yếu tố quan trọng phản ánh chính xác hiệu quả doanh nghiệp đạt được Theocăn cứ thời gian này, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm hiệu quả trướcmắt và lâu dài.

2.3.1 Hiệu quả kinh doanh trước mắt

Hiệu quả kinh doanh trước mắt là hiệu quả được đánh giá, xem xét trongkhoảng thời gian ngắn trước mắt Kết quả được xem xét là kết quả mang tính tạmthời Để có thể phát triển ổn định, bền vững, để đạt được các mục tiêu trước mắtcũng như các mục tiêu trong chiến lược phát triển lâu dài, các nhà quản trị ngoàiviệc tính toán để đạt các mục tiêu trước mắt còn phải cân nhắc để đảm bảo hiệuquả lâu dài của doanh nghiệp mình

2.3.2 Hiệu quả kinh doanh lâu dài

Hiệu quả kinh doanh lâu dài là hiệu quả được xem xét trong một phạm vithời gian khá dài, thường gắn với các chiến lược, kế hoạch phát triển bền vữngcủa doanh nghiệp Không thể lấy hiệu quả ngắn hạn để phản ánh hiệu quả lâudài, bởi vì trên thực tế, tình hình thị trường cũng như môi trường kinh doanh luônbiến động, thay đổi Không phải giai đoạn kinh doanh nào cũng như nhau Với lí

do này, hiệu quả kinh doanh lâu dài sẽ phản ánh chính xác và đầy đủ hơn hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động

2.4 Căn cứ theo giác độ đánh giá hiệu quả

Theo căn cứ này, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hiệu quảtài chính và hiệu quả kinh tế xã hội

2.4.1 Hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính cũng chính là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, đây là hiệu quả được xem xét, phân tích dưới góc độ doanh nghiệp Vớihoạt động nhập khẩu, hiệu quả tài chính chính là mối liên hệ giữa các lợi ích màdoanh nghiệp nhận được từ hoạt động nhập khẩu đó và chi phí doanh nghiệp bỏ

ra Đối với doanh nghiệp, tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả tài chính chính là lợi

Trang 20

nhuận Đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng tới,cũng là mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp nói chung.

2.4.2 Hiệu quả chính trị - xã hội

Hiệu quả chính trị - xã hội là hiệu quả được xem xét dưới góc độ xã hội

Đó chính là lợi ích mà hoạt động kinh doanh mang lại cho xã hội, là sự đóng gópvào việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân Các lợi ích mà hoạtđộng nhập khẩu có thể mang lại cho xã hội như: góp phần phát triển sản xuất, đổimới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, cảithiện điều kiện sống cho nhân dân, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách nhànước…

Giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả chính trị - xã hội là mối liên hệ gắn bó.Trên thực tế nhiều doanh nghiệp vì theo đuổi mục tiêu hiệu quả tài chính mà bỏquên hiệu quả chính trị - xã hội Họ sẵn sàng cắt giảm chi phí bằng cách bỏ quaviệc xử lý các hậu quả do hoạt động sản xuất gây nên như ô nhiễm môi trường, ônhiễm nguồn nước…

3 Các chỉ tiêu phản ánh HQKD nhập khẩu của doanh nghiệp

3.1 Các chỉ tiêu tổng hợp

3.1.1 Lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế mang tính tổng hợp, phản ánh toàn

bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

(1) Lợi nhuận được tính theo công thức sau:

LNNK = DTNK – CFNK

Trong đó:

LNNK: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

DTNK: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu, thường là doanhthu tiêu thụ sản phẩm trong mỗi kỳ kinh doanh

CFNK: Chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu, được tính bằng tổngcủa các khoản chi phí như: giá mua hàng hóa, các chi phí vận chuyển, bảo hiểm,

Trang 21

lưu kho, bảo quản, chi phí trả lương nhân viên, các khoản thuế phải nộp, các tổnthất khác trong kỳ liên quan hoạt động nhập khẩu.

LNNK, DTNK, CFNK được tính bằng các đơn vị tiền tệ như: triệu đồng, tỷđồng, triệu USD, tỷ USD… Dù DTNK, CFNK được đo lường bằng các đơn vịtiền tệ khác nhau, nhưng khi tính toán LNNK đạt được, cần chú ý đưa về cùngmột đơn vị tính, một loại tiền Khi đó, lợi nhuận được tính bằng đồng tiền chungquy về đó

Trong kinh doanh, lợi nhuận các doanh nghiệp thu được sau mỗi kỳ kinhdoanh là rất khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố Lợi nhuận có thể mang giádương, nhưng cũng có thể mang giá trị âm Khi nó dương, điều đó có nghĩa làdoanh nghiệp hoạt động có lãi, có hiệu quả Khi lợi nhuận mang trị số âm, điều

đó thể hiện doanh nghiệp đang thua lỗ, hoạt động không đạt hiệu quả, nếu duy trìtình trạng này trong thời gian dài, có thể sẽ dẫn doanh nghiệp đến phá sản

Về mặt ý nghĩa, lợi nhuận là cơ sở để doanh nghiệp duy trì hoạt động, đồngthời tái sản xuất kinh doanh Lợi nhuận càng lớn, tiềm lực tài chính của doanhnghiệp càng tăng, nó cũng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngàycàng đạt hiệu quả cao Đây là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động,tạo điều kiện cải thiện đời sống người lao động Lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuậncũng là mục tiêu cuối cùng các doanh nghiệp hướng tới

Mặc dù là chỉ tiêu quan trọng nhưng lợi nhuận lại không phản ánh được hếthiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Lợi nhuận chỉ phảnánh sự chênh lệch về lượng giữa doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu mà không phản ánh được quá trình sinh ra nó Do đó, để đánh giá chính xác

và hiệu quả, người ta thường so sánh lợi nhuận với doanh thu, chi phí và nguồnvốn phục vụ hoạt động nhập khẩu

3.1.2 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu

(2) Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu

Trang 22

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mối liên hệ giữa lợi nhuận đạt được và doanh thu thu về.

Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức sau:

(3) Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mối liên

hệ giữa lợi nhuận đạt được và chi phí bỏ ra

Tỷ suất lợi nhuận được tính theo công thức sau:

Trang 23

lợi nhuận theo doanh thu, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí càng cao thì hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

3.2 Các chỉ tiêu bộ phận

3.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu

(4) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu là một chỉ tiêu bộ phận, phảnánh khả năng sinh lời của một đồng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu được tính theo công thức:

VL§ NK

Trong đó:

Hvld: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu

LNNK: như chỉ tiêu (1) ở trên

VLĐNK: vốn lưu động nhập khẩu, được tính bằng các đơn vị tiền tệ như: triệu đồng, tỷ dồng, triệu USD… Vốn lưu động nhập khẩu là các khoản vốn lưu động được sử dụng cho hoạt động nhập khẩu như: các khoản tiền mặt dùng cho nhập hàng, các khoản vay, các khoản tạm ứng, các chi phí trả trước… cho hoạt động nhập khẩu

Về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn lưu động đầu tư chohoạt động nhập khẩu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn,chứng tỏ khă năng sử dụng vốn lưu động cho hoạt động nhập khẩu của doanhnghiệp càng hiệu quả

(5) Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu

Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu là một chỉ tiêu bộ phận, phảnánh khả năng quay vòng của vốn lưu động nhập khẩu

Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu được tính theo công thức:

VL § NK

Trong đó:

Trang 24

Svq: số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu trong một kỳ kinh doanh, được tính bằng đơn vị vòng quay.

DTNK: như chỉ tiêu (1) ở trên

VLĐNK: như chỉ tiêu (4) ở trên

Về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động nhập khẩu quay được baonhiêu vòng trong một kỳ kinh doanh Số vòng quay vốn lưu động càng lớn thìcàng thể hiện doanh nghiệp sử dụng càng hiệu quả vốn lưu động và ngược lại.Bên cạnh đó, có thể sử dụng một chỉ tiêu phụ để đánh giá hiệu quả sử dụngvốn lưu động, đó là chỉ tiêu thời gian một vòng quay vốn Đây là chỉ tiêu ngượcvới chỉ tiêu (5) ở trên

(6) Chỉ tiêu thời gian một vòng quay vốn:

(7) Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là một chỉ tiêu bộ phận, phản ánh mối liên

hệ giữa doanh thu thu được và vốn lưu động bỏ ra cho hoạt dộng nhập khẩu

Trang 25

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động được tính theo công thức sau:

DTNK

Trong đó:

Hdn: hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu

DTNK, VLĐNK: doanh thu thu được và vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu được tính như trong các chỉ tiêu (1) và (4) ở trên

Về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu cầnbao nhiêu đồng vốn lưu động Chỉ tiêu này càng thấp có nghĩa là để thu được mộtđồng doanh thu càng phải sử dụng ít vốn lưu động nhập khẩu, điều đó càng phảnánh hiệu quả kinh doanh cao và ngược lại

3.2.2 Thời hạn thu hồi vốn nhập khẩu

(8) Thời hạn thu hồi vốn nhập khẩu

Thời hạn thu hồi vốn nhập khẩu là một chỉ tiêu hiệu quả bộ phận, phản ánhkhoảng thời gian mà vốn đầu tư dần dần được thu hồi sau mỗi kỳ kinh doanh

Thời hạn thu hồi vốn nhập khẩu được tính như sau:

Tvld = Trong đó:

Tvld: thời hạn thu hồi vốn nhập khẩu, được tính bằng số kỳ kinh doanh.VNK: Vốn đầu tư cho hoạt động nhập khẩu bao gồm cả vốn cố định và vốnlưu động Vốn nhập khẩu cũng được tính bằng các đơn vị tiền tệ như: triệu đồng,

tỷ đồng, triệu USD…

LNNK: như chỉ tiêu (1) ở trên

Về ý nghĩa, chỉ số này phản ánh để thu hồi vốn đầu tư cho hoạt động nhậpkhẩu cần bao nhiêu kỳ kinh doanh Chỉ tiêu này càng nhỏ có nghĩa là số vốn đầu

tư cho hoạt động nhập khẩu sau ít kỳ kinh doanh có thể thu hồi lại Điều đó càngthể hiện việc sử dụng vốn nhập khẩu đạt hiệu quả khá tốt

3.2.3 Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu

(9) Năng suất lao động nhập khẩu hay doanh thu bình quân

Trang 26

Năng suất lao động nhập khẩu hay doanh thu bình quân là chỉ tiêu bộ phậnphản ánh kết quả làm việc của người lao động.

Năng suất lao động nhập khẩu hay doanh thu bình quân được tính theocông thức sau:

DTNK: như chỉ tiêu (1) ở trên

SLĐ: số lao động tham gia hoạt động nhập khẩu trong doanh nghiệp

Về mặt ý nghĩa, chỉ tiêu này cho biết năng suất lao động bình quân của mộtlao động trong công ty Nói cách khác, nó phản ánh một lao động mang lại baonhiêu đồng doanh thu cho hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớncàng thể hiện chất lượng nguồn nhân lực của công ty Điều đó cũng có nghĩa làdoanh nghiệp đang sử dụng một nguồn nhân lực hiệu quả

(10) Lợi nhuận trung bình được tạo ra bởi một người lao động

Lợi nhuận trung bình được tạo ra bởi một người lao động là một chỉ tiêu bộphận phản ánh khả năng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của một người laođộng

Lợi nhuận trung bình được tạo ra bởi một người lao động được tính theocông thức sau:

Trang 27

Về mặt ý nghĩa, cũng như chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu này phảnánh năng lực, trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Nó thể hiện một laođộng trong doanh nghiệp có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công

ty Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh cao

4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu của doanh nghiệp Trong đó, bao gồm các yếu tố từ môi trường cạnh tranh,

từ nền kinh tế nói chung Nhưng cũng có những yếu tố xuất phát từ bản thândoanh nghiệp

4.1 Các nhân tố từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp chính là môi trường khách quan,doanh nghiệp không thể can thiệp, điều chỉnh hay tác động tới nó theo ý muốnchủ quan của bản thân Có thể nói, đó chính là môi trường nơi diễn ra hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Với hoạt động nhập khẩu, môi trường kinh doanhkhông chỉ là môi trường trong nước mà còn là môi trường quốc tế, môi trườngkinh doanh nước xuất khẩu Môi trường này có tác động rất lớn tới hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp dưới các góc độ về văn hóa, pháp lý, kinh tế

4.1.1 Môi trường văn hóa

Đây là yếu tố có tác động khá lớn đối với hiệu quả của hoạt động kinh doanhnhập khẩu Các yếu tố của môi trường văn hóa có tác động lớn tới hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp có thể kể đến như: yếu tố về ngôn ngữ, thói quen phongcách tiêu dùng, các nét đặc trưng truyền thống, vấn đề về tôn giáo…

Ngôn ngữ bất đồng có thể gây sự hiểu lầm giữa các bên tham gia hoạt độngmua bán quốc tế Sự hiểu lầm đó dù nghiêm trọng hay không cũng có tác động tớihiệu quả của hoạt động nhập khẩu Một mặt, buộc các bên phải mất thêm chi phí

để thuê phiên dịch viên Một mặt, nó có thể đòi hỏi phải có sự thay đổi về ngônngữ sử dụng trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng Điều này làm tăng chi phí hoạt

Trang 28

động nhập khẩu, có thể làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp.

Phong cách tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng cũng như các nét đặc trưngtruyền thống cũng gây những tác động cả theo chiều hướng tích cực lẫn tiêu cựctới hiệu quả kinh doanh

4.1.2 Môi trường pháp lý

Trong hoạt động nhập khẩu, môi trường pháp lý bao gồm các quy định củapháp luật bên nhập khẩu, bên xuất khẩu, các quy định quốc tế hay các tập quánthương mại quốc tế Với những quy định này, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiệnmột cách nghiêm túc mà không thể tác động để thay đổi nó

Nếu các chính sách quy định một cách rõ ràng, minh bạch, nhất quán sẽ tạođiều kiện để doanh nghiệp thực hiện một cách dễ dàng các nghiệp vụ ngoạithương Điều đó cũng tạo tâm lý an tâm cho phép doanh nghiệp đầu tư mở rộnghoạt động Doanh nghiệp cũng chỉ có thể áp dụng một cách nghiêm túc các quyđịnh pháp luật nếu chúng hợp lý Một vấn đề thường gặp phải về vấn đề pháp lýtrong hoạt động nhập khẩu, đó là sự mâu thuẫn giữa các nguồn luật điều chỉnhmột quan hệ mua bán hàng hóa Trong trường hợp đó, sự mâu thuẫn đối kháng cóthể gây nên những tranh chấp không đáng có, tác động làm giảm hiệu quả củahoạt động nhập khẩu

Ngoài ra, các chính sách đối ngoại giữa các nước xuất và nhập khẩu cũngtạo nên các tác động khác nhau tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu Các biện phápđược áp dụng như cấm hay hạn chế nhập khẩu, các ưu đãi thuế quan, hạn nghạch,thủ tục hải quan… đều có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩucủa doanh nghiệp Bên cạnh đó, sự ổn định về môi trường chính trị cũng cónhững tác động tích cực tới hoạt động này

Môi trường pháp lý có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinhdoanh nhập khẩu qua các yếu tố như: hạn nghạch, thuế nhập khẩu, các quy định

về chính sách, thủ tục hải quan…

Trang 29

4.1.3 Môi trường kinh tế

Cùng với môi trường văn hóa và pháp lý, môi trường kinh tế có tác độngtrực tiếp và mạnh mẽ nhất tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tốthuộc môi trường kinh tế có tác động tới hiệu quả kinh doanh một cách rõ ràng cóthể kể đến như: các quan hệ kinh tế quốc tế, sự phát triển nền sản xuất trong vàngoài nước, sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, sự biến động của tỷgiá hối đoái, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính ngân hàng…

Về các quan hệ kinh tế quốc tế, chúng có tác dụng ngày càng to lớn và rõràng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Với sự phát triển của

xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, các quan hệ kinh tế quốc tế ngàycàng gia tăng cả về số lượng và chất lượng Các tổ chức kinh tế quốc tế ngàycàng nhiều như: WTO, ASEAN, AFTA, APEC… đang ngày càng khẳng địnhđược vai trò của mình trong hoạt động kinh tế Với các chính sách đặc biệt vềthuế quan, về thị trường… các quốc gia thành viên các tổ chức này ngày càng cónhiều cơ hội phát triển với nhiều lợi ích thiết thực Các nhà sản xuất kinh doanh

có cơ hội được mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài, các nhà sảnxuất nội địa có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào đổi mới công nghệ sảnxuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, còn các nhà nhập khẩu hàng hóa từ nướcngoài sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm hơn,đồng thời có cơ hội nhận được những ưu đãi từ phía nước bạn Tất cả những điều

đó đều có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

Về sự phát triển nền sản xuất trong nước cũng như quốc tế có ảnh hưởngtrực tiếp tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa Khi nền sản xuất nội địa phát triển,

có thể sản xuất những hàng hóa mà trước nay vẫn nhập khẩu thì sự cạnh tranhtrên thị trường nội địa trở nên gay gắt, áp lực cạnh tranh lớn có thể làm giảm nhucầu nhập khẩu Trong trường hợp nền sản xuất trong nước vẫn không thể sản xuất

ra những hàng hóa với công nghệ cao, thiết bị hiện đại, thì điều đó lại có thể thúcđẩy hoạt động nhập khẩu Trong cả hai trường hợp trên, rõ ràng trình độ sản xuất

Trang 30

của quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu, từ đó có tác độngtới hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Cùngvới đó, khi trình độ sản xuất sản phẩm nước ngoài phát triển, họ có khả năng tạo

ra các sản phẩm hấp dẫn khách hàng hơn cũng sẽ có tác động thúc đẩy hoạt độngnhập khẩu

Về sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, có tác động trực tiếptới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Được coi như chiếc cầu nối giữa thịtrường trong nước và nước ngoài, hoạt động nhập khẩu chịu tác động của sự biếnđổi từ hai đầu cầu này Khi nhu cầu trong nước tăng, điều đó có thể thúc đẩy hoạtđộng nhập khẩu diễn ra mạng mẽ, quy mô hơn Sự biến động về mức giá, nhu cầu

ở thị trường trong nước có tác động trở lại tới thị trường nhập khẩu Mặt khác, sự

đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hóa trên thị trường nhập khẩu làm tăngkhả năng đáp ứng các nhu cầu trên thị trường nội địa thì vai trò chiếc cầu nối giữahai thị trường này của doanh nghiệp nhập khẩu càng được thể hiện rõ rệt

Sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp tới doanh thu và chiphí của doanh nghiệp nhập khẩu Trong trường hợp tỷ giá tăng, nội tệ mất giá,nhà nhập khẩu phải bỏ ra một lượng nội tệ lớn hơn để nhập khẩu hàng hóa về.Điều này dẫn đến giá cả hàng nhập khẩu tại thị trường nội địa tăng, làm hạn chế

sự tiêu dùng của người dân, dẫn đến việc hạn chế nhập khẩu Quy mô nhập khẩugiảm, chi phí nhập khẩu tăng, việc tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn, những điềunày làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mọi doanhnghiệp Tuy vậy, dưới góc độ vĩ mô, việc tỷ giả hối đoái tăng lại khuyến khíchxuất khẩu, sản xuất trong nước tăng, tạo nhiều việc làm và góp phần cải thiện cáncân thanh toán quốc tế Trong trường hợp ngược lại, tỷ giá giảm, đồng nội tệ tănggiá, nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ một lượng nội tệ ít hơn để nhập hàng hóa từ nướcngoài về Điều này làm cho giá sản phẩm nhập ngoại giảm, khuyến khích ngườitiêu dùng nội địa dùng hàng ngoại, điều này lại khuyến khích hoạt động nhậpkhẩu Nhưng đồng thời, dưới góc độ nền kinh tế, tỷ giá hối đoái giảm lại làm hạn

Trang 31

chế xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước, giảm việc làm, chuyển dich cán cânthanh toán theo hướng bất lợi Như vậy, dù tỷ giá hối đoái biến động theo chiềuhướng nào cũng đều tác động và ảnh hưởng một cách trực tiếp tới hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu của doanh nghiệp.

Về hệ thống giao thông vận tải – thông tin liên lạc, đây là yếu tố có vai tròrất lớn trong hoạt động ngoại thương nói chung và trong hoạt động nhập khẩu nóiriêng Trong nhập khẩu, sự xa cách về địa lý và không gian là đặc điểm nổi bật rất

dễ nhận thấy Khi mức cạnh tranh ngày càng lớn, nhu cầu người tiêu dùng biếnđổi ngày càng phong phú và đa dạng thì việc đáp ứng một cách chính xác, kịpthời các nhu cầu đó trở thành yếu tố sống còn với các doanh nghiệp nhập khẩu

Để làm được điều đó, sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải và thông tinliên lạc là tất yếu Một hệ thống giao thông phát triển cho phép các nhà nhập khẩulựa chọn được phương án vận chuyển hàng hóa hiệu quả, đảm bảo thời gian kịpcung cấp hàng cho người tiêu dùng nhưng lại tiết kiệm được chi phí Mạng lướithông tin bao phủ và rộng khắp cho phép doanh nghiệp nắm bắt thông tin mộtcách nhanh nhậy, kịp thời và chính xác, giúp họ tận dụng được các cơ hội kinhdoanh, đơn giản hóa nghiệp vụ nhập khẩu, từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanhhoạt động nhập khẩu Mặt khác, khi hoạt động nhập khẩu phát triển, kéo theo sựphát triển của hoạt động xuất khẩu, góp phần làm tăng ngân sách nhà nước, tạođiều kiện đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống giao thông vận tảicũng như mạng lưới thông tin liên lạc

Hệ thống tài chính ngân hàng cúng có tác động rất lớn tới hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu Một mặt, hệ thống ngân hàng giúp nhà nhập khẩu cũng như cácdoanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương trong nghiệp vụ thanh toán quốc

tế Trong kinh doanh quốc tế, giá trị các đơn hàng thường rất lớn, các chủ thể hoạtđộng ngoại thương cũng không thể gặp nhau trực tiếp để trả tiền cho nhau Điềunày gây mất rất nhiều thời gian và chi phí Hệ thống ngân hàng giúp các bên đảmnhận nghiệp vụ này một cách chính xác, hiệu quả Điều này góp phần làm tăng

Trang 32

hiệu quả của hoạt động nhập khẩu cho các doanh nghiệp Mặt khác, vai trò củangân hàng còn thể hiện ở việc hỗ trợ nguồn vốn để các doanh nghiệp có thể thựchiện kinh doanh hoặc mở rộng hoạt động của mình Hệ thống ngân hàng tài chínhphát triển góp phần làm đơn giản hóa quy trình thanh toán trong ngoại thương, từ

đó góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của hoạt động này

4.2 Các nhân tố từ bên trong doanh nghiệp

Môi trường bên trong doanh nghiệp là môi trường do bản thân doanhnghiệp tạo nên, đây cũng là nơi doanh nghiệp có thể có những tác động làm thayđổi nó theo ý muốn chủ quan, theo hướng có lợi cho hoạt động của mình Môitrường bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp có thể kể đến các yếu tố như: nguồn nhân lực, trình độ quản lý,nguồn vốn và khả năng huy động vốn, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin Mỗi yếu

tố có sự tác động khác nhau tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanhnghiệp, nhưng những sự tác động đó là khá rõ ràng và ý nghĩa

4.2.1 Nguồn nhân lực

Nhân lực được coi là yếu tố quan trọng nhất thuộc về bản thân doanhnghiệp Người lao động chính là chủ thể thực hiện tất cả các hoạt động của doanhnghiệp, duy trì và điều hành các hoạt động đó Trong kinh doanh nhập khẩu, khihoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì vai trò nguồn nhân lực lại càng quantrọng Người lao động nắm chắc các nghiệp vụ nhập khẩu, am hiểu và thông thạocác quy định pháp luật về thủ tục thông quan hàng hóa, thủ tục thanh toán quốc

tế, quy định về hạn nghạch, giấy phép… sẽ giúp cho các giao dịch của doanhnghiệp diễn ra liên tục, thông suốt và nhanh chóng Mặt khác, khi nhân lực công

ty có trình độ và chuyên môn sẽ làm cho các giao dịch thương mại, công tác đàmphán ký kết đơn đặt hàng cho công ty diễn ra nhanh chóng, chính xác và đạt hiệuquả cao Tất cả những điều đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức chodoanh nghiệp, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Mặtkhác, khi hoạt động nhập khẩu được nâng cao hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có

Trang 33

điều kiện đầu tư để hoàn thiện và nâng cao hơn trình độ chuyên môn cho nguồnnhân lực của mình.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, khi chất lượngsản phẩm không còn là yếu tố duy nhất tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanhnghiệp, thì yếu tố chất lượng dịch vụ cung ứng cũng như thế mạnh về nguồn nhânlực lại là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Điều đócàng cho thấy vai trò quan trọng của yếu tố nguồn nhân lực Nó không chỉ ảnhhưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh mà còn tạo nên sức mạnh cạnh tranh chodoanh nghiệp trên thị tường

4.2.2 Trình độ tổ chức quản lý

Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp chính là khả năng sắp xếp thành

hệ thống, quản lý hệ thống các nguồn lực của doanh nghiệp để tiến hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh Trình độ tổ chức của doanh nghiệp càng cao thì hiệuquả sử dụng các nguồn lực đó càng lớn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpcũng từ đó được nâng cao

Trong kinh doanh nhập khẩu, trình độ quản lý của doanh nghiệp không chỉthể hiện ở việc doanh nghiệp tổ chức các nguồn lực của mình như thế nào mà cònthể hiện khá rõ qua công tác lập kế hoạch, xây dựng chiến lược nhập khẩu mộtcách khoa học và hợp lý Trình độ quản lý của doanh nghiệp càng cao thì khảnăng tổ chức kế hoạch nhập khẩu hàng hóa càng chính xác, kịp thời Điều này thểhiện ở việc doanh nghiệp có nắm bắt được cơ hội thị trường, tận dụng được các

cơ hội kinh doanh, có đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị trường hay không.Trình độ quản lý cao sẽ cho phép doanh nghiệp có kế hoạch nhập khẩu đúng đắn,vừa tận dụng được cơ hội kinh doanh, vừa sử dụng một cách hiệu quả và hợp lýnguồn vốn Đồng thời, trình độ quản lý cao còn cho phép doanh nghiệp thực hiệncác hoạt động tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí Nhữngđiều này góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực cũng như hiệu quả hoạt

Trang 34

động tiêu thụ hàng nhập khẩu, qua đó làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp.

4.2.3 Nguồn vốn và khả năng huy động vốn

Nguồn vốn là điều kiện đảm bảo cho các hoạt động trong doanh nghiệp cóthể diễn ra liên tục và ổn định Nguồn vốn là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện cácgiao dịch nhập khẩu hàng hóa, là yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năngthực hiện nghĩa vụ thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu Nguồn vốn cho phépdoanh nghiệp chi trả các chi phí để duy trì hoạt động, trả lương cho người laođộng Sau các kỳ kinh doanh, khi hiệu quả ngày càng cao, lợi nhuận doanhnghiệp thu được ngày càng nhiều là điều kiện để doanh nghiệp gia tăng lượng vốncho hoạt động của mình Doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận thu được để táiđầu tư vào hoạt động kinh doanh

Trong thực tế, khi nắm bắt cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp có thể tiếnhành các giao dịch, các đơn đặt hàng có giá trị lớn Khi đó, nguồn vốn doanhnghiệp không đủ để đáp ứng nhu cầu đó Doanh nghiệp có thể huy động vốn từbên ngoài, từ các tổ chức ngân hàng tài chính Khả năng huy động vốn có tácđộng rất lớn tới hoạt động doanh nghiệp Nó cho phép doanh nghiệp tận dụngđược các cơ hội kinh doanh kiếm lời

Nguồn vốn cũng như khả năng huy động vốn có ảnh hưởng trực tiếp tớikhả năng duy trì và thực hiện các đơn hàng, giúp doanh nghiệp có thể hoạt động

ổn định, tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho mình

4.2.4 Hệ thống thông tin của doanh nghiệp

Thông tin có vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh tế cũng nhưcác hoạt động xã hội Đặc biệt trong hoạt động ngoại thương, yếu tố thông tin lạicàng có vai trò quan trọng Với doanh nghiệp nhập khẩu, thông tin cho phépdoanh nghiệp nắm bắt được chính xác các cơ hội kinh doanh, theo dõi sự biếnđộng của nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước cũng như thị trường nhập khẩu

để có những thay đổi, những hành động kịp thời và hiệu quả Có đầy đủ thông tin

Trang 35

giúp cho doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn hàng đảm bảo chất lượng, chiphí hợp lý, đồng thời cho phép doanh nghiệp có được các kế hoạch đưa hàng tớithị trường tiêu thụ một cách hiệu quả nhất Thông tin kịp thời, nhanh nhạy vàchính xác là điều kiện để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa mình.

Mặt khác, hệ thống thông tin trong chính doanh nghiệp sẽ giúp quá trìnhphối hợp giữa các phòng ban chức năng được chính xác và kịp thời Điều đó gópphần hoàn thiện hoạt động làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

4.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố đảm bảo cho hoạt động nhậpkhẩu diễn ra một cách hiệu quả Cơ sở vật chất đảm bảo cho phép doanh nghiệptiết kiệm chi phí, thời gian giao dịch với đối tác cung cấp hàng Hệ thống kho bãi,nhà xưởng đảm bảo cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho công tác lưukho,bảo quản hàng hóa Mức độ trang bị các thiết bị hiện đại cho phép nhân viêndoanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ một cách hiệu quả, góp phần làm tăng năngsuất lao động Mặt khác, hệ thống thông tin liên lạc hiện đại cho phép doanhnghiệp nắm bắt và dễ dàng xử lý các tình huống đột xuất Cơ sở vật chất có vaitrò thúc đẩy tiến trình thực hiện hoạt động nhập khẩu Điều kiện vật chất đảm bảocho phép doanh nghiệp tự thực hiện tất cả các nghiệp vụ mà không cần qua trunggian, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo tính chủ động cho chính doanh nghiệpmình

Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thể hiện ở khả năng áp dụng các kỹ thuật mới,tiên tiến vào hoạt động kinh doanh của mình Điều này cũng cho phép doanhnghiệp mua được những hàng hóa đảm bảo chất lượng, làm tăng uy tín củadoanh nghiệp trên thị trường tiêu thụ, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinhdoanh

Trang 36

Các nhân tố nêu trên, dù doanh nghiệp có thể kiểm soát, tác động tới nóhay không thì nó vẫn có ảnh hưởng một cách trực tiếp tới hiệu quả kinh doanhcủa mọi doanh nghiệp Để tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mình, yêucầu được đặt ra là các doanh nghiệp phải luôn chú tâm, nắm bắt sự biến đổi cácnhân tố này để có sự điều chỉnh hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn đạthiệu quả cao.

III SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HQKD NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanhnhập khẩu nói riêng là yêu cầu, là điều kiện đảm bảo cho hoạt động của doanhnghiệp được duy trì, cũng là yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp trong tương lai Trong môi trường kinh doanh luôn có sự biến động, cácnhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh luôn có sự biến đổi không ngừng,doanh nghiệp không thể kiểm soát chúng Để đảm bảo khả năng tồn tại và pháttriển, buộc doanh nghiệp phải tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh củamình, tránh sự tụt hậu và duy trì năng lực cạnh tranh trên thị trường Sự cần thiếtphải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp được thể hiệndưới các khía cạnh dưới đây:

1 Sự khan hiếm nguồn lực sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp nhập khẩu phải nâng cao hiệu quả kinh doanh

Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phảiđầu tư, sử dụng các nguồn lực của mình Vấn đề được đặt ra là nguồn lực doanhnghiệp không phải vô hạn Trên góc độ vĩ mô, nguồn lực của từng quốc gia cũng

có những hạn chế nhất định Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là yêu cầu tấtyếu khách quan xuất phát từ đặc điểm này Nâng cao hiệu quả kinh doanh là việc

sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý, tiết kiệm sao cho cùng một nguồn lực bỏ

ra có thể mang lại nhiều kết quả nhất

Trang 37

Với doanh nghiệp nhập khẩu, các nguồn lực được sử dụng là: người laođộng với trình độ chuyên môn, nguồn vốn, thời gian, lượng ngoại tệ… Các nguồnlực trên đây cũng hạn chế với một số lượng nhất định Điều đó đặt ra yêu cầudoanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, sử dụng tiết kiệm và hợp lýnguồn lực mình có Việc áp dụng các tiến bộ công nghệ khoa học giúp doanhnghiệp đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

2 Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh NK

Trong xu thế khu vực và toàn cầu hóa như hiện nay, cơ hội được mở ra chocác doanh nghiệp khá nhiều Song bên cạnh đó, nó cũng mang lại không ít nhữngthách thức đáng kể cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Hoạt độngngoại thương nói chung vốn chứa đựng rất nhiều rủi ro, trong bối cảnh như hiệnnay, rủi ro này còn nhiều hơn nữa Cùng cung cấp một mặt hàng, giờ đây trên thịtrường không chỉ có một nhà sản xuất, một nhà phân phối cung ứng sản phẩm đó.Người tiêu dùng có thể lựa chọn nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau để đáp ứngnhu cầu của mình Khi nhu cầu tiêu dùng không đổi, số lượng nhà cung cấp hànghóa tăng lên, làm cho môi trường cạnh tranh trở nên gay gắt, nhiều áp lực hơn

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các doanh nghiệp phải tìm cách nângcao năng lực cạnh tranh cho mình, để có thể tồn tại và phát triển Khi các doanhnghiệp nói chung đều đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho mình, thì việc phảinâng cao hiệu quả kinh doanh là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh môi trườngcạnh tranh ngày càng nhiều

3 Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học công nghệ liên tục phát triển, việc

áp dụng các tiến bộ đó vào sản xuất đã cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩmvới chủng loại, mẫu mã phong phú và đa dạng Bên cạnh đó, công nghệ phát triểncho phép các doanh nghiệp áp dụng các trang thiết bị mới vào phục vụ hoạt động

Trang 38

của mình là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.Khoa học công nghệ với các trang thiết bị hiện đại, góp phần làm đơn giản hóa vàgiúp người lao động thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu một cách khoa học,nhanh chóng, an toàn Điều này làm giúp tiết kiệm chi phí đi lại, lưu trữ văn thư,thời gian… Những điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của mình Khi hiệu quả kinh doanh được nâng cao, doanhnghiệp có điều kiện trang bị các thiết bị mới, hiện đại cho hoạt động của mình.

Đó là tác động hai chiều, cũng là đòi hỏi của sự phát triển khoa học công nghệvới công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

4 Nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường cơ bản để nâng cao đời sống cho người lao động

Hiệu quả kinh doanh là yếu tố đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệpđược duy trì và phát triển trong tương lai Hiệu quả kinh doanh tăng đồng nghĩavới việc doanh nghiệp ngày càng thu được nhiều lợi ích cho mình Một phần lợiích đó được chia sẻ cho người lao động dưới dạng lương thưởng Điều này cónghĩa là, khi hiệu quả kinh doanh tăng thì thu nhập của người lao động cũngđược tăng theo, trên cơ sở đó đời sống của người lao động cũng được cải thiện vànâng cao Nói cách khác, nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và nâng caohiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng đều góp phần nâng cao mức sống ngườilao động Trong điều kiện mức sống nói chung ngày càng cao, nếu doanh nghiệpkhông đáp ứng được điều kiện đó cho người lao động trong doanh nghiệp mìnhthì họ sẽ tìm sang các doanh nghiệp khác có thể đảm bảo cho cuộc sống của họngày càng tốt hơn Lúc đó, doanh nghiệp có thể sẽ không thể tồn tại do không cónhân lực hoặc chất lượng nguồn nhân lực không đảm bảo yêu cầu Để người laođộng làm việc và cống hiến hết mình doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao hiệuquả kinh doanh, trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảođiều kiện sống của họ ngày càng tốt hơn

Trang 39

Như vậy, ở chương này đã trình bày một cách tổng quát các vấn đề liênquan nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như hệthống các chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Đây là cơ

sở để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệpnói chung và của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh dưới đây

Trang 40

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ

ĐẦU TƯ TUẤN LINH TRONG THỜI GIAN QUA

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

Công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh được thành lập và hoạt động kinhdoanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 01020200226 do phòng đăng kýkinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 4 năm2000

1.Tên, trụ sở công ty

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TUẤN LINH

 Tên giao dịch đối ngoại: TUAN LINH TRADING AND INVESTMENT COMPANY LIMITED

 Tên giao dịch viết tắt: TU-LIN CO., LTD

 Trụ sở công ty: N2, ngõ 90, đường Nguyễn Tuân, phường Thanh XuânTrung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

 Địa chỉ giao dịch: số 3, ngõ 121 – Thái Hà, Hà Nội

 Điện thoại: 04 5146698 Fax: 04 5146988

Ngày đăng: 28/11/2012, 14:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng tổng kết báo cáo nhân sự công ty giai đoạn 2003 – 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh
Bảng 1 Bảng tổng kết báo cáo nhân sự công ty giai đoạn 2003 – 2007 (Trang 44)
Bảng 1: Bảng tổng kết báo cáo nhân sự công ty giai đoạn 2003 – 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh
Bảng 1 Bảng tổng kết báo cáo nhân sự công ty giai đoạn 2003 – 2007 (Trang 44)
Bảng 2: Bảng số lượng nhập khẩu hàng năm giai đoạn 2003 – 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh
Bảng 2 Bảng số lượng nhập khẩu hàng năm giai đoạn 2003 – 2007 (Trang 49)
Bảng 2: Bảng số lượng  nhập khẩu hàng năm  giai đoạn 2003 – 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh
Bảng 2 Bảng số lượng nhập khẩu hàng năm giai đoạn 2003 – 2007 (Trang 49)
Bảng 4: Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của  công ty giai đoạn 2003 - 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh
Bảng 4 Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty giai đoạn 2003 - 2007 (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w