BÁO CÁO THỰC TẬP 1 Thông tin thân chủ Họ tên trẻ X X X Năm sinh xxx Giới tính xx Lớp học Lớp x tiểu học Nghề nghiệp của bố Bố làm kinh doanh Nghề nghiệp của mẹ Mẹ làm kinh doanh Trẻ sống với Bố mẹ và chị gái và em trai 2 Lý do đến thăm khám Cô giáo phản ánh học kém tập trung, hay làm việc riêng và nói chuyện trong giờ học, kết quả học tập giảm xuống, mấy hôm gần đây trẻ hay kêu khó thở, thỉnh thoảng đau đầu 3 Tóm tắt quá trình chẩn đoán đánh giá Trẻ và mẹ gặp bác sĩ tại phòng khám ban đầu, được.
Trang 1BÁO CÁO THỰC TẬP
1 Thông tin thân chủ
- Họ tên trẻ: X.X.X
- Năm sinh: xxx
- Giới tính: xx
- Lớp học: Lớp x tiểu học
- Nghề nghiệp của bố: Bố làm kinh doanh
- Nghề nghiệp của mẹ: Mẹ làm kinh doanh
- Trẻ sống với : Bố mẹ và chị gái và em trai
2 Lý do đến thăm khám
Cô giáo phản ánh học kém tập trung, hay làm việc riêng và nói chuyện trong giờ học, kết quả học tập giảm xuống, mấy hôm gần đây trẻ hay kêu khó thở, thỉnh thoảng đau đầu
3 Tóm tắt quá trình chẩn đoán đánh giá
Trẻ và mẹ gặp bác sĩ tại phòng khám ban đầu, được chỉ định đi chụp X- Quang, điện tim và đến phòng đánh giá tâm lý để thực hiện một số trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ, hành vi và cảm xúc
Tại phòng đánh giá chẩn đoán: gặp người mẹ và X tìm hiểu thêm các thông tin: tiểu sử cá nhân và những vấn đề hiện tại của X; hoàn cảnh sống của trẻ
Quan sát trực tiếp trẻ trong môi trường phòng khám và quá trình làm các trắc nghiệm
Tiến hành đánh giá trẻ bằng các trắc nghiệm sau: Trắc nghiệm trí tuệ Raven (màu); Thang đo Vanderbilt - Đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý giành cho cha mẹ
Trang 2và giáo viên; Bảng liệt kê hành vi cho trẻ gái từ 6 đến 18 tuổi (mẹ trả lời); Vẽ tranh gia đình, nhà và cây, hỏi 3 điều sợ hãi và mong muốn
Thang đo trí tuệ Raven; Tranh vẽ nhà và gia đình,
4 Bối cảnh gia đình
Hiện tại, trẻ 7,5 tuổi rưỡi, đang đi học lớp 2 bình thường Trẻ là con thứ hai trong gia đình có 3 chị em, chị gái trẻ 9 tuổi, em trai 6 tuổi, bố mẹ trẻ đều làm kinh doanh Bố thường xuyên bận rộn, và không có thời gian cho con cái, mẹ là người chăm sóc chính trong gia đình
5 Tiền sử vấn đề của trẻ
- Trong quá trình mang thai, mẹ khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì bất thường, trẻ sinh thường
- Không chậm đi, chậm nói
- Quá trình phát triển diễn ra bình thường, đi học mẫu giáo lúc hơn 2 tuổi
- Các mối quan hệ xã hội không có gì đặc biệt
6 Tình trạng, triệu chứng hiện tại của trẻ
Thể trạng hiện tại, ăn ngủ tốt Các kết quả chụp X- Quang phổi, điện tim bình thường, không phát hiện ra vấn đề liên quan đến thực thể
7 Đánh giá, chẩn đoán
7.1 Tổng hợp thông tin thu được
- Ấn tượng ban đầu và quan sát lâm sàng
Trang 3Học viên (HV) là người đón tiếp, hướng dẫn trẻ và mẹ làm các thủ tục đánh giá trước khi gặp nhà tâm lý tại cơ sở, trẻ mặc váy khá điệu đà, tóc dài, ngoại hình ưa nhìn, gương mặt rầu rĩ, tiếp xúc trầm, các hành động chậm chạp, thụ động, lơ đãng, không nhìn
mắt giao tiếp khi được hướng dẫn, cả lúc HV khen trẻ để tạo sự chú ý “cháu có váy xinh thế”, trẻ cũng không có phản ứng đáp lại hay vui tươi hơn
Trong quá trình trẻ và mẹ làm việc với nhà tâm lý đánh giá tại cơ sở, theo học viên quan sát: trẻ ngồi không yên, thường rung đùi nhiều, giao tiếp lơ đãng, thỉnh thoảng hay nhìn các hình vẽ trên tường khá lâu, không để ý đến nhà tâm lý đang hỏi mình, thở dài
nhiều, có lúc hít sâu và tạo ra âm thanh khi hít thở, nhà tâm lý hỏi đến trẻ trả lời “ con thấy khó thở”
- Kết quả hỏi chuyện lâm sàng
Theo mẹ kể, khoảng hai tháng nay trẻ xuất hiện những biểu hiện thở dài, ngày
càng tăng nhiều, “con cứ ngồi không làm gì là thường xuyên thở dài như có điều gì chán nản lắm, mẹ có hỏi thăm là con có chuyện gì không nói cho mẹ nghe thì con cũng không nói gì”; con học kém dần đi; theo giáo viên phản ánh với mẹ, ở lớp con hay lơ đãng, hay
làm việc riêng trong lớp, không chú ý nghe giảng, kết quả học đi xuống, học kỳ I đạt khá, học kỳ II theo cô giáo đánh giá xuống mức trung bình (trẻ chưa thi học kỳ) Về nhà, trẻ hay đánh em hơn, ít ngủ hơn trước đây, dễ cáu hơn với mẹ, dễ cãi nhau với chị, thỉnh thoảng nổi nóng, giận dỗi khi có điều gì đó không vừa ý trẻ Theo mẹ, trong thời gian gần đây ở nhà cũng không diễn ra sự kiện gì đặc biệt, trước đấy trẻ vẫn rất ngoan ngoãn, hay chơi với chị, bố mẹ đối xử rất công bằng với cả ba chị em, việc nhà đều được giao đều như nhau, chị rửa bát thì trẻ úp bát, hai chị em thường làm chung, em trai sẽ làm việc bé hơn, ở nhà trẻ cũng rất tự lập, tự giác trong các hoạt động, mẹ không phải nhắc nhở, phàn nàn gì về trẻ và chị gái.Mẹ nhận xét về tính cách trẻ khá là cầu toàn, chỉn chu, sạch sẽ, ngoan nghe lời mẹ, không muốn làm gì để bố mẹ buồn
Trang 4Hỏi trẻ về nguyên nhân đi khám, trẻ trả lời do mình học kém Trẻ chia sẻ, đi học hay bị cô giáo đánh vào tay do trẻ làm sai bài tập Cảm nhận của trẻ khi bị cô giáo đánh vào tay, trẻ thấy buồn, không thích Theo trẻ, các bạn khác không bị cô giáo đánh, các bạn không nói gì, trẻ chơi với các bạn ở lớp bình thường, trẻ không chơi với bạn thân nào đặc biệt Khi hỏi trẻ về 3 điều ước: điều ước thứ nhất là làm ca sĩ, điều ước thứ hai: trẻ làm nghệ thuật, thứ ba không ước gì cả; 3 điều trẻ lo sợ nhất: sợ ma và sợ rắn
- Kết quả các trắc nghiệm/thang đo đã tiến hành
1 Thang đo Vanderbilt - Đánh giá tăng động giảm chú ý giành cho cha mẹ (mẹ
trả lời)
+ Biểu hiện giảm chú ý: 5/9
+ Biểu hiện tăng động : 2/9
+ Biểu hiện xung động: 0
+ Biểu hiện lo âu: 0
+ Biểu hiện khác: 0
2 Trắc nghiệm trí tuệ Raven (màu)
Quan sát quá trình thực hiện trắc nghiệm: Trẻ hiểu yêu cầu công cụ nhanh, trong quá trình làm các tiểu lĩnh vực còn lơ đễnh, hay nhìn và để ý đến những trường hợp xung quanh, một vài câu trả lời của trẻ khá vội vàng và qua chuyện
Khuô
n hình
Tổng
điểm thô
Trang 53 Bảng liệt kê các hành vi trẻ gái từ 6 đến 18 tuổi - CBCL (Dành cho cha mẹ)
I Lo âu
trầm
cảm
II Thu mình/
Trầm cảm
III
Phàn nàn cơ thể
IV
Các vấn đề
xã hội
V Các vấn đề
tư duy
VI
Các vấn đề chú ý
VII
Hành
vi phá vỡ
VIII
Hàn
h vi hung tính
IX Các vấn đề khác
Trẻ 6
-11 tuổi
6/8-10 6/5-6 3/5-6 6/8 4/5-6 8/9-10 3/5-6
7/12-15
2
Trẻ 6
-11 tuổi
Tổng 6
-11 tuổi
45/38-48
4 Trắc nghiệm vẽ tranh
Vẽ tranh là hoạt động ngoài lề trong khâu đánh giá ở phòng đánh giá tâm lý, trong khi chờ mẹ trả lời các phiếu mà bác sĩ chỉ định, trẻ thực hiện xong trắc nghiệm trí tuệ, học viên cho bé chơi vẽ tranh nhà và cây, sau đó vẽ tranh gia đình Trong quá trình vẽ tranh, trẻ tiếp tục lơ đãng mặc dù trước khi vẽ tranh trẻ có chia sẻ với học viên là trẻ thích
vẽ, thường xuyên quay qua nhìn chăm chú các hoạt động của nhà tâm lý với trẻ khác, thỉnh thoảng đảo mắt nhìn mẹ
- Kết quả chẩn đoán/chẩn đoán phân biệt
Trang 6Bác sĩ kết luận: Căng thẳng do học tập và khuyến khích bố mẹ về nhà không nên
nói nặng lời, chê bai trẻ, hướng dẫn trẻ và hướng dẫn bố mẹ thang đo Valderbilt cho cô giáo trả lời, theo dõi vấn đề giảm chú ý của trẻ
8 Phân tích vấn đề của trẻ thông qua kết quả của các công cụ lâm sàng
- Trắc nghiệm trí tuệ Raven - 125 : Đối chiếu với bảng điểm kỳ vọng, kết quả trắc
nghiệm trẻ được xem là đủ độ tin cậy so với chỉ số trí tuệ IQ (theo Wechler), trí tuệ của
trẻ ở mức độ thông minh
- Thang đo Vanderbilt - Đánh giá tăng động giảm chú ý giành cho cha mẹ (mẹ trả
lời): Dựa vào thang đánh giá do mẹ trả lời, kết quả số liệu cho thấy trẻ không đáp ứng các vấn đề về tăng động giảm chú ý và các vấn đề về cảm xúc, lo âu
- Bảng liệt kê các hành vi trẻ gái từ 6 đến 18 tuổi - CBCL (Dành cho cha mẹ):Xử
lý kết quả bảng liệt kê hành vi của trẻ đều ở mức dưới ngưỡng so với chuẩn
Song song, sau khi xử lý số liệu về thang đo, HV hỏi chuyện mẹ về các biểu hiện
mẹ trả lời các mức độ thưởng xuyên và thỉnh thoảng có trong bảng và những tình huống
cụ thể Về việc không thể tập trung chú ý được lâu, mẹ kể mẹ vẫn thường xuyên quan tâm đến trẻ học, khi cô giáo phản ánh mẹ để ý đến việc học và hướng dẫn trẻ nhiều hơn, theo cảm nhận của mẹ trẻ không tập trung, trẻ bối rối, ngại ngùng với mẹ, trẻ sợ mẹ thất vọng; những lúc trẻ đánh em xong trẻ hiểu là mình không tốt, và có lỗi Bố mẹ không quá
áp lực với chuyện trẻ học kém hơn
- Phân tích tranh vẽ
Sau khi thực hiện trắc nghiệm trí tuệ Raven, cùng trò chuyện với trẻ, HV gợi ý cho trẻ vẽ tranh trẻ gật đầu đồng ý với HV
Vật liệu vẽ tranh: HV chuẩn bị chô trẻ bút bi, giấy trắng khổ A5, hộp màu
Trang 71 Tranh nhà và cây
Đây là bức tranh trẻ vẽ theo sở thích của mình Trẻ vẽ với mức độ khá nhanh, tập trung hơn các hoạt động khác ở phòng khám Trẻ vẽ nhà trước, sau đó vẽ cây Mặc dù lúc
cô đặt giấy và bút cho trẻ theo chiều ngang trong tình huống sẵn sàng, trẻ vẫn xoay giấy theo chiều dọc Trong quá trình vẽ trẻ không tẩy xóa, các chi tiết trẻ vẽ liền mạch, không thay đổi các chi tiết trong tranh
Bức tranh của trẻ ít màu sắc, thiên màu tối, nhìn tổng thể bức tranh giống một gương mặt buồn, cho thấy trẻ là người hướng nội, khó tiếp xúc, có thể trẻ đang cảm thấy
bị ức chế, gò bó, hờ hững, đang có chuyện buồn phiền, có phần không ổn định về cảm xúc
Hình ảnh tập trung về phía dưới tờ giấy, có thể trẻ đang có tâm trạng bất an, cảm giác không thoải mái, xung đột nội tâm, thể hiện sự thất vọng, trốn tránh thực tế, đánh giá thấp bản thân
Hình ảnh ngôi nhà với các cánh cửa bé, đóng kín, không có đường đi ra, có thể trẻ đang rối loạn về tình cảm, khó khăn trong giao tiếp, rụt rè, khép kín, có cảm giác gò bó
HV tỏ vẻ ngạc nhiên: “ồ cửa nhỏ nhỉ, khóa cửa rồi này, cháu có muốn mời ai vào nhà mình không ?” Trẻ tỏ ra e dè khi HV hỏi điều đó và không trả lời
Hình ảnh cây thẳng đứng, cao, gốc nhỏ, không có rễ, không có đường nền Thể hiện trẻ có cảm giác không an toàn và thiếu hụt Hơn nữa hình ảnh cây có nét giống hình
người, bên cạnh đó trong quá trình HV hỏi trẻ về thông tin bức tranh: cây này là cây gì ?-Cây táo - Hai quả táo này giống mắt quá ! Cháu nghĩ cái cây này là ai ?- bố - Cháu có cho cây vào nhà không ? Trẻ lại tiếp tục không trả lời câu hỏi của HV Như vậy, có thể
trẻ có xu hướng sợ hình ảnh người cha Mặt khác, sự thiếu vắng rễ cây cho thấy trẻ thiếu nền tảng gia đình, thiếu hụt tình cảm gia đình, trẻ có cảm giác mất an toàn khi đối mặt với thực tế cuộc sống, không có rễ cây còn thể hiện sự tìm kiếm nguồn gốc bản thân, tìm kiếm tình cảm nguyên thủy với cha mẹ
Trang 8Bức tranh nhà và cây
2 Tranh gia đình
Bức tranh gia đình là chủ đề mà HV gợi ý cho trẻ sau khi trẻ vẽ tranh nhà và cây, với bức tranh này trẻ lựa chọn bút sáp màu đen, không lựa chọn tô màu cho tranh sau khi trẻ vẽ xong So với bức tranh đầu, trẻ vẽ khá nguệch ngoạc, cẩu thả, không cẩn thận mặc dù không có sự tẩy xóa hay thay đổi nhân vật, chi tiết nào
Ấn tượng về bức tranh gia đình trẻ là hình vẽ chiếm một không gian quá nhỏ, hình vẽ dồn về phía dưới điều đó có thể cho thấy trẻ đang có xu hướng lo âu, thiếu tự tin,
lệ thuộc, cảm giác không an toàn Bên cạnh đó, gia đình của trẻ vẽ thấp thiếu chân tạo nên ấn tượng về sự không chắc chắn trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Các thành viên trong gia đình không nắm tay nhau, không đứng sát nhau Theo thứ
tự hình ảnh đầu tiên mà trẻ vẽ là người mẹ đứng ở giữa, thể hiện việc trẻ giành tình cảm yêu quý mẹ nhất trong gia đình, hình ảnh tiếp theo trẻ vẽ bố, đến trẻ, chị gái và em trai
-là người trẻ thêm vào cuối cùng khi trẻ dừng vẽ bức tranh HV đưa ra câu hỏi - cháu vẽ đủ chưa nhỉ - là nhân vật duy nhất có chân
Hơn nữa các nhân vật trẻ vẽ có độ lớn gần bằng nhau, trẻ vẽ khuôn mặt người
bố có khuôn mặt lớn hơn, và đứng xa các con, tóc của mẹ và chị gái giống nhau, gương mặt của em trai giống bố, có thể trong trẻ đang có sự đồng nhất giữa các thành viên trong gia đình Mặt khác, bố mẹ đứng cạnh nhau, không cầm tay nhau và không cầm tay các con thể hiện sự không gắn bó với nhau Hình vẽ các thành viên ở sát mép giấy không có bàn chân cho thấy trẻ cần được nâng đỡ, có thể trẻ không an tâm, hoặc thiếu nền tảng về chỗ dựa gia đình
Trang 9Nhìn chung tranh vẽ gia đình của trẻ không quá tập trung vào nhân vật nào, sử dụng những nét vẽ màu đen thường thể hiện ở những người gặp vấn đề về trầm cảm, lo
âu, đang có vấn đề về kìm nén cảm xúc, bi quan, có xu hướng mặc cảm tội lỗi Ngoài ra, trẻ không lựa chọn tô màu cho bức tranh thể hiện xu hướng thu mình, không thích nghi, nghèo nàn cảm xúc
Tranh gia đình
Màu sắc chung hai bức tranh thể hiện tính hướng nội, khó tiếp xúc, cảm thấy bị gò bó,
có phần không ổn định về cảm xúc, có sự đánh giá thấp bản thân, mặc cảm tội lỗi, tính bi quan Thể hiện cảm giác không an toàn có thể trẻ đang gặp vấn đề khiến trẻ lo
âu, kém thích nghi với thực tế
Kết luận chung: Từ những thông tin thu được, và các kết quả phân tích thông qua các
công cụ lâm sàng chưa đủ tiêu chuẩn để đưa ra chẩn đoán đánh giá, xác định đúng vấn
đề chính của trẻ Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp một số khó khăn về rối loạn hành vi và cảm xúc
9 Định hình trường hợp
- Phát triển danh sách vấn đề của thân chủ
i Trẻ có xu hướng thu mình trong các mối quan hệ
ii Sức khỏe tâm thần: thường xuyên khó thở, ngủ ít hơn, gặp ác mộng, nói mê trong lúc ngủ, dễ cáu giận, bồn chồn tay chân, cãi lời, không kìm nén cảm xúc, khí sắc trầm, ngại giao tiếp, không hứng thú với các hoạt động trẻ thích, chán nản, khó tập trung
và duy trì hoạt động
iii Chức năng hoạt động: kết quả học tập giảm, giảm các hoạt động hàng ngày
Trang 10- Lý giải vấn đề của trẻ dưới góc độ của các lý thuyết khác nhau
i Theo tiếp cận hành vi: trẻ gặp khó khăn trong các mối quan hệ, và xử lý các tình huống do trẻ không được dạy, hướng dẫn, khuyến khích trong các tình huống xấu (bị cô giáo đánh)
ii Theo cách tiếp cận nhận thức: trẻ có suy nghĩ, đánh giá, nhìn nhận không đúng
về bản thân và môi trường xung quanh nên có cảm giác không an toàn, cảm nghĩ mình làm sai, làm cho người khác thất vọng
iii Theo tiếp cận chánh niệm: có thể trẻ thiếu sự chấp nhận về những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống
iv Theo cách tiếp cận của Adler: các vấn đề mà trẻ gặp phải không được sự khuyến khích, động viên từ mọi người xung quanh khiến trẻ giảm các hứng thú xã hội
v Theo cách tiếp cận nhân văn: trẻ không được tôn trọng tích cực vô điều kiện khi
có những trải nghiệm không phù hợp, cảm thấy đó là mối đe dọa nên có cảm giác không
an toàn, mất phương hướng trong đánh giá bản thân, dẫn đến thiếu tự tin, bi quan, lệ thuộc vào người khác
- Xác định nguyên nhân gây ra vấn đề ở trẻ
Theo nhìn nhận đánh giá và những thông tin mà HV thu được, những vấn đề mà trẻ gặp phải có yếu tố tác động từ những sự kiện cô giáo đánh vào tay thường xuyên làm trẻ nảy sinh ra những vấn đề cảm xúc, hành vi khi ở nhà Hơn nữa theo các giai đoạn phát triển của Freud, trẻ đang ở giai đoạn ẩn tàng, những ham muốn tính dục của trẻ đã được chuyển hóa sang các đối tượng khác như bạn bè, thầy cô, ở trong thời điểm này trẻ thường xuyên bị cô giáo đánh - hình mẫu lý tưởng bị ảnh hưởng, dẫn đến quá trình bộc lộ cái Tôi của trẻ trở nên yếu đuối hơn, dẫn đến những cảm xúc kìm nén, thu mình ở trẻ, và thỉnh thoảng bộc lộ ra những hành động hung tính Bên cạnh đó, những hành động hung
Trang 11tính mà trẻ thể hiện đánh em có thể liên quan đến sự đồng nhất với hình mẫu cô giáo của mình Vì thời gian làm việc với thân chủ có hạn nên HV không khai thác được sâu hơn để
có thể làm rõ những vấn đề này của trẻ
- Xác định các yếu tố duy trì, yếu tố tăng nặng, yếu tố giảm nhẹ vấn đề
i Các yếu tố có thể duy trì các vấn đề của trẻ: thông qua kết quả phân tích tranh cho thấy các mối quan hệ gia đình của trẻ không có sự gắn bó, liên kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau mặc dù theo mẹ kể là có thể hiện sự công bằng trong ứng xử với các con
i Các yếu tố tăng nặng: cách xử lý các tình huống của cô giáo với những lần trẻ làm bài tập sai, hay mất tập trung trong giờ sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề trẻ đang gặp phải
iii Các yếu tố giảm nhẹ: tính cách trẻ ngoan ngoãn, nghe lời mẹ Bên cạnh đó, kết quả đo trắc nghiệm trí tuệ Raven cho thấy trẻ khá thông minh - lợi thế trong cách nhìn nhận, giải thích các vấn đề cho trẻ hiểu, điều ước và sở thích nghệ thuật của trẻ
10 Dự kiến kế hoạch can thiệp - trị liệu
- Mục tiêu đề ra: Giảm các hành vi hung tính đánh em, dễ cáu giận của trẻ; Tăng hứng thú hoạt động, của trẻ; Giúp trẻ cởi mở hơn trong các mối quan hệ
- Mô hình trị liệu nào được sử dụng: Trị liệu theo mô hình nhận thức, tham vấn theo hệ thống gia đình, trị liệu theo mô hình hành vi
- Các kỹ thuật trị liệu dự kiến
1 Tham vấn theo hệ thống