Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa
Trang 1Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngân Hàng TàiChính, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân vì sự tận tuỵ trong giảng dậy và truyềnthụ kiến thức trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu.
Trong thời gian thực tập hơn hai tháng tại Chi nhánh Ngân hàng Côngthương Đống Đa, em được may mắn thực tập tại phòng Khách hàng số 1, tạiđây em đã nhận được sự quan tâm và hưóng dẫn tận tình của các anh chịtrong phòng Nhờ có sự giúp đỡ của anh chị mà em đã trưởng thành lên rấtnhiều, nắm bắt được nhiều nghiệp vụ tín dụng và kĩ năng nghề nghiệp Emxin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo ngân hàng, tới toàn thể cán
bộ, nhân viên của ngân hàng về sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chịtrong thời gian thực tập vừa qua
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2009
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 3
1.1 Vai trò của tín dụng Ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 3
1.1.2 Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ 5
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp vừa và nhỏ 5
1.1.2.2 Đặc điểm và vai trò của DNVVN với nền kinh tế 7
1.1.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ 9
1.1.4 Phân loại tín dụng 14
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNVVN 17
1.2.1 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng 17
1.2.2 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng 21
1.2.3 Các nhân tố khách quan khác 22
Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 24
2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 24
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và thành tựu của Chi nhánh VietinBank Đống Đa 24
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh VietinBank Đống Đa 25
2.1.2.1 Bộ máy tổ chức 25
2.1.2.2 Hoạt động của các phòng ban 26
2.1.3 Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong giai đoạn 2004 – 2006 29
Trang 32.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 302.1.3.2 Hoạt động đầu tư vốn tín dụng 322.1.3.3 Tình hình nợ xấu và công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng 342.1.3.4 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại 362.1.3.5 Tình hình về thị trường của Chi nhánh Ngân hàng côngthương Đống Đa 392.1.3.6 Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thươngĐống Đa 412.2 Thực trạng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngânhàng công thương Đống Đa 422.2.1 Tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của VietinBank Đống Đa 422.2.1.1 Sản phẩm dịch vụ Cho vay của VietinBank với DNVVN 422.2.1.2 Tình hình thực tế cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ củaVietinBank Đống Đa 452.2.2 Đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của VietinBankĐống Đa 532.2.2.1 Nguyên cứu các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng đối vớiDNVVN 532.2.2.2 Những biện pháp Chi nhánh NHCT Đống Đa đã và đang thựchiện để mở rộng tín dụng nói chung và tín dụng đối với các DNVVNnói riêng 562.2.2.3 Những thành tựu mà Chi nhánh đã đạt được 592.2.2.4 Những hạn chế và nguyên nhân 61
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHI NHÁNH VIETINBANK ĐỐNG ĐA 64
Trang 43.1 Những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới tình hình Việt
nam hiện nay và hướng xử lý 64
3.1.1 Ảnh hưởng của khủng hoảng tới hệ thống Ngân hàng – Tài chính .64
3.1.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ 65
3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh VietinBank Đống Đa 66
3.2.1 Đa dạng hoá các hình thức tín dụng cho DNVVN 67
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 67
3.2.3 Tổ chức công tác huy động vốn đựơc tốt 68
3.2.4 Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng 69
3.2.5 Hoàn thiện và đổi mới chính sách khách hàng 70
3.3 Một số kiến nghị 71
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước 71
3.3.1.1 Về môi trường pháp lý 71
3.3.1.2 Về môi trường kinh doanh 72
3.3.2 Kiến nghị với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 72
3.3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính 72
3.3.2.2 Kiện toàn bộ máy tổ chức 73
3.3.2.3 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến 74
3.3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ 74
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của NHCT Đống Đa 26
Sơ đồ 1.2: Bộ máy hoạt động của Chi nhánh 28Bảng 2.1: Giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh năm 2006-2008
31Bảng 2.2: Giá trị và tỷ trọng nợ vay của Chi nhánh (2006 – 2008) 32Bảng 2.3: Số liệu nợ được thu hồi và nợ xấu của Chi nhánh (2006 – 2008)
35Bảng 2.4: Số liệu hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của
Chi nhánh năm 2006-2008 36Bảng 2.5 : Doanh số thanh toán qua chi nhánh năm 2006 – 2008 38Bảng 2.6: Bảng số liệu so sánh tình hình hoạt động của các tổ chức tín
dụng trên địa bàn quận Đống Đa 40Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của CN năm 2006-2008 41Bảng 2.8: Tình hình dư nợ đối với DNVVN tại VietinBank Đống Đa 45Bảng 2.9: Tình hình dư nợ đối với từng thành phần kinh tế doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 50Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn đối với các DNVVN tại Chi nhánh
VietinBank Đống Đa 51Bảng 2.11: Hệ số sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Đống Đa 55Biểu đồ 2.1: So sánh dư nợ bằng nội tệ và ngoại tệ với tổng dư nợ đối với
các DNVVN 46Biểu đồ 2.2: So sánh dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn với tổng dư nợ đối
với DNVVN 48
Biểu đồ 2.3: So sánh dư nợ DNVVN với tổng tín dụng của ngân hàng 49
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa CN NHCT Đống Đa
Công Nghiệp hoá hiện đại hoá CNH-HĐH
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Nếu xem nền kinh tế quốc gia là một cơ thể sống, thì hệ thống tài chínhđóng vai trò như là hệ thống tuần hoàn cung cấp và lưu thông máu tới từng tếbào, bộ phận Nhân tố quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quyết định đến
sự sống còn của nền kinh tế quốc gia không ai khác chính là hệ thống ngânhàng Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọngcho toàn bộ nền kinh tế Nền kinh tế khỏe mạnh hay què quặt đều do nguyênnhân từ hệ thống ngân hàng Hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt sẽ tạođiều kiện rất lớn cho nền kinh tế phát triển và ngược lại ngân hàng hoạt độngkém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển của cả nền kinh tế,thậm chí cả nền kinh tế thế giới
Trong một vài năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới diễn biến hết sứcphức tạp, điển hình là khủng hoảng kinh tế toàn cầu Việt Nam đang trongquá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới nên việc chịu tác động xấu từ cuộckhủng hoảng lần này là điều khó tránh khỏi Một trong những đối tượng chịuảnh hưởng lớn và rõ rệt nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy là những
cá thể nhỏ lẻ nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chiếm tới 95% số lượngdoanh nghiệp ở nước ta, sự sa sút của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sé ảnhhưởng không nhỏ tới nền kinh tế Chính vì vậy, việc ổn định và phát triển sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một việc làm cấp thiếttrong thời kì hiện nay Lúc này không ai khác ngoài Ngân hàng sẽ là “đònbẩy” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn thông qua hoạt động cho vay, tạonhững nguồn vốn cần thiết và quý giá cho doanh nghiệp
Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Chi nhánh Ngân hàngCông thương Đống Đa, em nhận thấy Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm tới hoạtđộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng hoạt động này vẫn chưa thực
sự trở thành hoạt động lớn của Ngân hàng Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên
Trang 8cứu và đưa ra các giải pháp để phát triển nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp vừa
và nhỏ sẽ có ý nghĩa về phương diện lý luận và thực tiễn đối với sự đa dạng
hóa hoạt động của ngân hàng Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Phạm vi của đề tài là nghiên cứu hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa từ năm 2006 tới năm
2008 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bài viết đưa ra một số ý kiến nhằm pháttriển hoạt động này tại ngân hàng
Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê, phân tích
Nội dung đề tài bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương 2: Thực trạng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa
Trang 9Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHO VAY DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ
1.1 Vai trò của tín dụng Ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại lâu trong đời sống xã hội loàingười Theo tiếng La Tinh tín dụng là sự tin tưởng, điều này có nghĩa là trongmối quan hệ tín dụng người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả cả vốn
và lãi đúng thời gian như hai bên đã thoả thuận
Như vậy, tín dụng hiểu theo cách đơn giản nhất là một quan hệ vay mượn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc có hoàn trả
Ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, lực lượng sản xuất
phát triển, phân công lao động xã hội mở rộng, xuất hiện hình thức chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động, điều này dẫn tới sự phânhoá giai cấp giầu nghèo trong xã hội Lúc này trong xã hội xuất hiện sảnphẩm dư thừa, có khả năng cho vay, có người thiếu vốn có nhu cầu vay vàquan hệ tín dụng bắt đầu hình thành để giải quyết vấn đề trên
Hình thức đầu tiên của tín dụng là quan hệ vay mượn nặng lãi Cho
vay nặng lãi nhằm mục đính thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người đi vay,chưa có tác dụng phục vụ cho sản xuất Đặc điểm nổi bật của cho vay nặnglãi là lãi xuất vay rất cao và chưa có sự quy định chung, thậm chí là không
có giới hạn Với đặc điểm này tín dụng nặng lãi đã phá huỷ,kìm hãm sựphát triển của nền kinh tế mà nó tồn tại trong suốt thời kỳ chiếm hữu nô lệ
và chế độ phong kiến Nhưng công bằng mà nói tín dụng nặng lãi góp phần
xoá bỏ được nền kinh tế tự nhiên, phát triển quan hệ trao đổi hàng hoá tiền
tệ, tập trung được số lớn tiền tệ vào một số người và bần cùng hoá trong
Trang 10phạm vi lớn những người sản suất nhỏ, góp phần làm xuất hiện phươngthức sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa.
Trong điều kiện kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa, quá trình tái sản xuất giảnđơn được thay thế dần bằng quá trình tái sản suất mở rộng với quy mô ngàycàng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Các nhà tư bản rất cần bổ sungvốn đầu tư vào kinh doanh nhưng họ không thể sử dụng được tín dụng nặnglãi Lúc này, tín dụng nặng lãi không còn phù hợp nữa và trở thành chướngngại của sự phát triển Giai cấp Tư Sản đã tạo lập cho mình một quan hệ tíndụng mới, Tín dụng Tư Bản Chủ Nghĩa Tuy nhiên, tín dụng nặng lãi không
bị thủ tiêu hoàn toàn mà nó còn tồn tại ở những nước sản xuất nhỏ và tronglĩnh vực đi vay không vì mục đích sản xuất Trong nền kinh tế thị trường, mọiquan hệ trao đổi mua bán đều được tiền tệ hoá Mỗi chủ thể của nền kinh tếđều phải tự tìm nguồn vốn trên thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu vốn củamình và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn vốn đó Tuy nhiên không phảilúc nào nhu cầu về vốn tiền tệ cũng được đáp ứng đầy đủ Hiện tượng thừavốn chỗ này thiếu vốn chỗ kia là tất yếu xẩy ra Sự thừa thiếu này có khi tạmthời, có khi lâu dài Chính điều này đòi hỏi phải có tín dụng làm cầu nối giữanơi thừa và thiếu với số lượng vốn lớn nhất và chi phí ít nhất Từ đó tín dụngthương mại và tín dụng ngân hàng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan Tín dụng Thương Mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp,được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá Quan hệ tín dụngthương mại (vay trực tiếp) chủ yếu là hàng hoá giữa các doanh nghiệp hoạtđộng trực tiếp trong lĩnh vực sản suất và lưu thông hàng hoá Về thực trạngtín dụng thương mại là kéo dài thời gian thanh toán của người mua, vậy trongquan hệ tín dụng thương mại người cho vay chính là người bán chịu hàng hoá,người đi vay là người đi mua chịu Như vậy, tín dụng thương mại đóng vai tròtích cực trong nền kinh tế góp phần giải quyết mâu thuẫn của hiện tượng thừathiếu vốn đó Nó có ưu điểm chi phí thấp, nhưng vẫn còn những nhược điểm :
Trang 11- Hạn chế không gian địa lý.
- Giữa những người đi vay và người cho vay khó đạt điểm chung
về qui mô và thời hạn của khoản vốn vay
- Mang rủi ro cao do không có sự phân tán rủi ro
Chính vì vậy cho vay thông qua các trung tâm tài chính đặc biệt hoạtđộng cho vay của các Ngân hàng Thương Mại là rất quan trọng trong nềnkinh tế Hoạt động cho vay của các ngân hàng là rất quan trọng nền kinh tế thịtrường Hoạt động cho vay của các ngân hàng mang bản chất chung của quan
hệ vay mượn, đó là có sự hoàn trả gốc và lãi sau thời gian nhất định Điểmkhác giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và cho vay trực tiếp là hoạtđộng cho vay của các ngân hàng không có sự di chuyển vốn trực tiếp từ nơi
có vốn đến nơi thiếu vốn mà có sự tham gia của ngân hàng Hoạt động chovay này đã khắc phục được hạn chế vay trực tiếp, cung cấp lượng vốn lớn chonền kinh tế đáp ứng mọi nhu vầu của các đơn vị xin vay về thời gian, địađiểm, qui mô và thời hạn khoản vay
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng Thương Mại Đểquản lý các khoản cho vay các ngân hàng phân loại các khoản vay theonhiều tiêu thức khác nhau và cho vay trung và hạn là một bộ phận của hoạtđộng cho vay, được phân theo thời gian Cho vay trung và dài hạn là cáckhoản cho vay có thời han một năm Tuỳ theo quốc gia mà thời hạn cáckhoản vay trung và dài hạn sẽ có qui định khác nhau.Ở Việt Nam hiện nay,các khoản cho vay trên 1 năm đến 5 năm gọi là cho vay trung hạn, trên 5năm gọi là cho vay dài hạn
1.1.2 Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé
về mặt vốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chiathành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro),
Trang 12doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàngThế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới
10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người,còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động Ở mỗi nước, người ta cótiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình Ở ViệtNam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có số vốn đăng
ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ở Việt Nam cơ sở pháp lý để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệnnay là Nghị định số 90/2001/NĐ – CP của chính phủ về trợ giúp phát triểnvới doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định thì
“Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có đăng kýkinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồnghoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.”
Hiên nay, ở Việt Nam nói riêng và toàn bộ Thế Giới nói chung, xét cả vềphương diện thực tế và lý luận chưa có một sự thống nhất các chỉ tiêu nhằmxác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Có quan điểm gắnviệc phân loại quy mô doanh nghiệp với đặc điểm kinh tế kĩ thuật của từngngành và dựa trên cơ sở hai tiêu thức vốn và lao động Các nước có quanđiểm đánh giá quy mô doanh nghiệp theo các tiêu thức vốn và lao động dựatrên cơ sở đặc tính kinh tế kĩ thuật của từng ngành Nhật Bản, Malayxia,Thailan Chẳng hạn, ở Nhật Bản, theo quy định của Bộ luật cơ bản vềDNVVN, trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và khai thác thì doanh nghiệp
sử dụng dưới 300 lao động, có số vốn sản xuất kinh doanh dưới 100triệu yênthuộc doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, còn ở Malayxia, doanh nghiệp có
số vốn nhỏ hơn 500 Ringit và sử dụng dưới 50 lao động là DNVVN
Lại có quan niệm đánh giá quy mô doanh nghiệp không phải chỉ theotừng ngành kinh tế kĩ thuật, dựa vào tiêu thức lao động và vốn mà cả doanhthu của doanh nghiệp Chẳng hạn, Đài Loan quy định trong ngành công
Trang 13nghiệp chế tạo, xây dựng và khai khoáng thì doanh thu không vượt quá 1,5triêu USD, vốn không vượt quá 120 Tệ Đài Loan và sử dụng dưới 50 lao độngđược xếp vào doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Cũng có quan điểm phânloại quy mô doanh nghiệp theo từng ngành nghề kinh doanh và tiêu thức laođộng sử dụng Quan niệm này tồn tại chủ yếu ở Hongkong, Hàn quốc.DNVVN trong các ngành công nghiệp ở Hongkong và Hàn Quốc là nhữngdoanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động
1.1.2.2 Đặc điểm và vai trò của DNVVN với nền kinh tế
a, Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ưu điểm:
Các DNVVN năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường.đặc biệt là nhu cầu nhỏ, lẻ, có tính địa phương do DNVVN có khả năngchuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm laođộng dễ dàng
Nơi làm việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơilàm việc Thực tế không những đúng với nước ta mà còn đúng với các nướckhác ở trên thế giới Người lao động ở các doanh lớn dễ bị mất việc làm hơn,đặc biệt có suy thoái kinh tế
Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết địnhquản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp Qua đó gópphần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp
Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫntrong đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này
Một số hạn chế của DNVVN
Thứ nhất, quản lý kinh doanh kém Những nghiên cứu cho thấy những
người chủ doanh nghiệp thuộc khu vực này có trình độ hộc vấn ở mức kháthấp Phần lớn các DNNVV phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều doanhnghiệp vẫn quản lý doanh nghiệp theo kiểu hộ gia đình Đây là một khó khănlớn của các DNNVV trong cạnh tranh
Trang 14Thứ hai, công nghệ lạc hậu khá phổ biến trong các DNNVV Do thói
quen tư duy và do hạn chế về đầu tư, DNNVV thường đầu tư dần, mỗi nămmua một vài loại máy, thiết bị và khi thấy không ổn thì cũng thay thế dần.Điều này làm cho máy móc thiết bị đang được sử dụng trong các DNNVV trởnên chắp vá, không đồng bộ
Thứ ba, các DNNVV khó tiếp cận các nguồn tín dụng Khó khăn này
đến cả từ hai phía Từ phía doanh nghiệp, do những hạn chế về nhân lực vàquản lý các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các dự án đầu
tư Từ phía ngân hàng cũng có những trở ngại Các dự án vay vốn từ cácDNNVV là dự án có quy mô nhỏ Nhiều ngân hàng ngại cho vay vì chi phícho thủ tục, thẩm định cao, rủi ro cao Về nhận thức, nhiều ngân hàng thươngmại chưa đánh giá đúng tầm quan trọng đặc biệt của khu vực DNNVV
Thứ tư, do thiếu thông tin DNNVV thiếu nhân lực, thiếu phương tiện
để khai thác và sử dụng thông tin Hơn nữa chủ các DNNVV chưa nhận thứcđúng và có thói quen trong việc thu thập, xử lý thông tin khi cần đưa ra quyếtđịnh Bởi lý do này, DNNVV rất ít đầu tư cho hoạt động thông tin
b, Vai trò của DNVVN với nền kinh tế
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and medium enterprises - SMEs) là đốitượng doanh nghiệp đặc trưng của nền kinh tế Theo WIPO (World IntellectualProperty Organization) thì các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, quy mô nhỏ vàvừa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên cả góc độ kinh tế và vai trò xã hội Ngaytrong khối EU, các doanh nghiệp này chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp vàtạo ra 65 triệu việc làm Quan trọng hơn, doanh nghiệp cỡ nhỏ và siêu nhỏ lànhững cái nôi nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo Ở Việt Nam, chỉ xétcác doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%
Ở nhiều nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụcho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểmcho phép nền kinh tế có được sự ổn định Các doanh nghiệp nhỏ cũng tạo nên
Trang 15ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: chuyên môn hóa vào sảnxuất một vài công đoạn nhất định cần thiết cho việc hoàn thành một sản phẩmtổng hợp
Tham gia vào quá trình sản xuất, giảm tải cho các doanh nghiệp lớn, đẩyhiệu quả đến mức cao nhờ khả khả năng tập trung hóa Điền kín vào nhữngkhe thị trường mà các doanh nghiệp lớn còn bỏ ngỏ, sẵn sàng tham gia thếchỗ khi có mảng thị trường được nhường lại Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừacòn được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế
Rất nhiều nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra rằng chính các doanh nghiệpvừa, nhỏ và siêu nhỏ mới là động lực thúc đẩy phát triển và đổi mới Nhữngthành tựu mà những người khởi nghiệp như Bill Gates, Steve Jobs, JerryYang, Larry Page, Sergey Brin, đã thực sự định nghĩa lại những mảng thịtrường hoàn toàn mới, khởi đầu cho những làn sóng sáng tạo - đổi mới khôngngừng không chỉ cho quốc gia mà cả thế giới Ngay cả nước Mỹ - một quốcgia với những tập đoàn khổng lồ thì họ vẫn luôn dành những ưu tiên vô cùngđặc biệt với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ - bởi họ hiểu, nước Mỹ phát triển
từ đây Điều đó chắc chắn không quá sai với Việt Nam
Sự hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ là xu hướng tất yếu không chỉ ởcác nước phát triển mà ở các nước phát triển Nếu như các doanh nghiệp lớnthường không có mặt ở các địa phương khó khăn thì các doanh nghiệp vừa vànhỏ lại có mặt ở khắp mọi nơi và trở thành một nguồn lực quan trọng thúc đẩytăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách địaphương cũng như quốc gia
1.1.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
a, Vai trò của hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế
Điều hoà vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế Ngân hàng là chiếc cầu nối giữa
Trang 16những người có vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế với những ngườicần vốn để mở rộng kinh doanh, tiêu dùng… Trên cơ sở huy động nguồnvốn trong dân cư hay đi vay các tổ chức kinh tế khác ngân hàng tiến hànhcho vay với các cá nhân, tổ chức kinh tế đang cần vốn để phục vụ sản xuấtkinh doanh.
Các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nếu thiếu vốn.Nhờ nguồn vốn mà ngân hàng cho vay doanh nghiệp không những đảm bảoquá trình sản xuất mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng côngnghệ hiện đại để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩmtrên thị trường Từ đó các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sản xuất lưu thông hànghoá đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng Như vậy, tín dụng ngân hàng
đã biến các phương tiện hoạt động có hiệu quả, thu hút nhanh chóng các vật
tư lao động, những tiềm năng sẵn có khác vào sản xuất
Tín dụng ngân hàng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tín dụng ngân
hàng là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện chuyển dịch cơ cấukinh tế Nếu muốn khuyến khích ngành nghề hay thành phần kinh tế nào pháttriển, ngân hàng sẽ thực hiện ưu đãi tín dụng với ngành nghề hay khu vực đó
Từ đó ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đó dễ dàng tiếp cậnđược vốn vay ngân hàng, trở thành đòn bẩy để giúp ngành nghề đó phát triển
Để thực hiện được việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục đích đã định,các nhà ngân hàng cần phải nghiên cứu và thực thi chính sách tín dụng phùhợp để có thể tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Điều nàyđang là một vấn đề hết sức quan trọng ở nước ta, trong tình trạng cơ cấu kinh
tế hiện nay còn nhiều bất hợp lý Đặc biệt trong quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế,chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế nhiều thànhphần chúng ta cần phải có những biện pháp để thúc đẩy sự tăng trưởng củacác ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch…bởi ở nước ta tỷ trọngngành nông nghiệp chiếm quá lớn trong khi tỷ trọng các ngành khác còn quá
Trang 17thấp so với các nước trên thế giới Để làm được điều này chính sách tín dụngđóng một vai trò hết sức quan trọng, chú trọng vào công tác tín dụng như vậy
sẽ là một biện pháp để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá vàhiện đại hoá đất nước
Kích thích tính năng động linh hoạt cuả các doanh nghiệp Trong thời
đại ngày nay, khi thông tin và công nghệ thông tin thay đổi liên tục và pháttriển một cách rất nhanh chóng, các doanh nghiệp luôn luôn đứng trước yêucầu cần phải thay đổi cho phù hợp nhu cầu của thời đại Để thực hiện đượcđiều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi máy móc, kỹthuật nâng cấp nhà xưởng, đổi mới sản phẩm…và ngân hàng chính là nơicung cấp vốn trung và dài hạn tốt nhất cho các doanh nghiệp Qua đó, ngânhàng sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để đổi mới kích thích tính năngđộng của doanh nghiệp Không chỉ vậy, tín dụng ngân hàng còn thường xuyên
bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động giúp doanhnghiệp nắm bắt được các cơ hội đầu tư
Tín dụng ngân hàng giúp tăng nhanh vòng quay của vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông Qua đó tín dụng ngân hàng giúp Nhà nước tăng
cường quản lý vĩ mô nền kinh tế Thông qua tín dụng, ngân hàng huy độngđược một lượng lớn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, thực hiện cho vay, đầu tưvào sản xuất kinh doanh mà không cần phát hành thêm tiền mặt Qua đó, ngânhàng còn thực hiện được nhiệm vụ điều hoà vốn giữa các vùng các ngành, cácthành phần kinh tế qua đó việc quản lý, lưu thông tiền tệ sẽ được thực hiện tốthơn Hoạt động tín dụng càng mở rộng thì càng hạn chế phương thức thanhtoán dùng tiền mặt do ngân hàng sử dụng phương thức chuyển khoản, L/C
từ đó giảm chi phí lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trình
mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế Trong xu thế hội nhập quốc tế, mối
quan hệ giữa các nước trên thế giới và trong khu vực được mở rộng và phát
Trang 18triển đa dạng cả về chiều rộng và chiều sâu Đây là một trong những nhân tốquan trọng tạo điều kiện đặc biệt cho các nước đang phát triển trên thế giớitrong đó có nước ta Thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác kinh tế, tăngcường các quan hệ đối ngoại do đó đầu tư vốn tín dụng thúc đẩy xuất khẩuhàng hoá là mối quan tâm của các ngân hàng trong tình hình hiện nay Ngânhàng với tư cách là tổ chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động cho vay
sẽ trở thành nền tảng, là người cung cấp vốn cho các nhà đầu tư kinh doanhxuất nhập khẩu hàng hoá Từ đó ngân hàng sẽ trở thành đòn bẩy thúc đẩy quátrình mở rộng và giao lưu kinh tế quốc tế, là phương tiện nối liền nền kinh tếcác nước
Qua đó ta thấy, tín dụng ngân hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng đốivới nền kinh tế, là phương tiện, công cụ Nhà nước không chỉ có thể sử dụng
để quản lý, kiểm soát mà còn sử dụng để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế,thực hiện các chủ trương của Nhà nước
b, Vài trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các doanhnghiệp vừa và nhỏ là một tất yếu khách quan và cũng như các loại hình doanhnghiệp khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệpnày cũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốncũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình Vốn tín dụng ngânhàng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng, nóchẳng những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tácđộng trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ hoànthiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối… Để thấy đượcvai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,
ta xét một số vai trò sau:
+ Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanhnghiệp vừa và nhỏ được liên tục
Trang 19Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cảitiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị
để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh Trên thực tế không mộtdoanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinhdoanh Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệpđầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinhdoanh Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sảnxuất kinh doanh đựơc liên tục
+ Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp vừa và nhỏ
Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải tôn trọnghợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôntrọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quảhay không Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngânhàng phải có phương án sản xuất khả thi Không chỉ thu hồi đủ vốn mà cácdoanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóngvòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thìmới trả được nợ và kinh doanh có lãi Trong quá trình cho vay ngân hàng thựchiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sửdụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả
+ Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu chodoanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có đểsản xuất kinh doanh Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanhnghiệp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốnhạn hẹp vì nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trườngchấp nhận Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết
Trang 20cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tạimức giá vốn bình quân rẻ nhất
+ Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồntại và đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnhtranh Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do có một số hạn chếnhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớntrong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn Xu hướng hiện nay của cácdoanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và
mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh Tuy nhiên
để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lạihạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được
Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa Như vậy có thể đáp úng kịpthời, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng Chỉ
có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thưc hiện được mục đíchcủa mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh
1.1.4 Phân loại tín dụng
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản nhất và cũng mang lại lợinhuận chủ yếu cũng như rủi ro cho các ngân hàng Chính vì vậy, các nhà ngânhàng luôn phải tìm ra các tiêu thức phân loại tín dụng để có thể dễ dàng quản
lý, kiểm tra từ đó phòng tránh rủi ro tín dụng Dựa vào các tiêu thức khácnhau ta có thể phân loại tín dụng như sau:
Căn cứ vào thời gian của khoản vay:
Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay theohai loại: tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn
Tín dụng ngắn hạn: Đây là hình thức tín dụng thường có thời hạn dưới
một năm và mục đích thường để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời như
Trang 21phục vụ cho thanh toán tiền, hàng hoá, tài trợ vốn lưu động hay thanh toánngoại thương.
Tín dụng trung, dài hạn:
Tín dụng trung hạn: Đây là hình thức tín dụng có thời hạn từ một đến nămnăm Các khoản vay thường với mục đích để đầu tư, cải tiến máy móc, trangthiết bị, đầu tư vào một ngành kinh doanh mới.Tuy nhiên các máy móc trangthiết bị này cần có thời hạn khấu hao không quá dài, hay dự án kinh doanhcần có kế hoạch thu hồi vốn sớm, để có thể kịp thời trả vốn cho ngân hàng.Tín dụng dài hạn: Đây là các khoản tín dụng được cấp có thời hạn từ 60tháng trở lên và cũng thường được sử dụng với mục đích xây nhà xưởng, đầu
tư dây chuyền sản xuất lớn, những dự án có thời hạn thu hồi vốn dài Tuynhiên thời gian cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết địnhthành lập hoặc giấy phép thành lập đơn vị, pháp nhân và không quá 15 nămđỗi với các dự án đầu tư phục vụ đời sống
Căn cứ theo hình thức bảo đảm:
Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: trong trường hợp này ngân hàng
cấp tín dụng cho khách hàng mà không cần có tài sản thế chấp, cầm cố haybảo lãnh mà dựa vào uy tín của khách hàng Những khách hàng được cấp tíndụng loại này thường là những khách hàng quen, đã có uy tín với ngân hàng
về việc trả đúng và đầy đủ các khoản nợ của mình từ trước tới nay
Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: ngân hàng cấp tín dụng cho khách
hàng dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh Tài sản dùng đểthế chấp cầm cố có thể là nhà xưởng, xe cộ, các khoản phải thu, các trangthiết bị hay các tài sản hình thành từ vốn vay, vật có giá hay giấy tờ có giá.Ngoài ra, để đảm bảo cho khoản vay có thể được thực hiện bằng sự bảo lãnhcủa bên thứ ba được ngân hàng chấp nhận
Căn cứ vào mục đích sử dụng:
Cho vay sản xuất kinh doanh: các khoản vay này thường được sử dụng để
Trang 22tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp hay tài trợ cho việc xây dựng nhàxưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, mua nguyên vật liệu
Cho vay tiêu dùng: chủ yếu phục vụ cho nhu cầu mua sắm tiêu dùng của
các hộ gia đình và cá nhân như mua nhà cửa, xe máy, ô tô và các phương tiệncần thiết khác
Căn cứ vào phương thức cho vay:
Cho vay theo hạn mức tín dụng: theo hình thức này ngân hàng và khách
hàng thoả thuận và ký kết một hợp đồng hạn mức tín dụng duy trì theo thờihạn nhất định hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh
Cho vay từng lần: đây là hình thức tín dụng mà ngân hàng và khách hàng
thoả thuận và ký kết hợp đồng riêng với mỗi khoản vay khi khách hàng cónhu cầu Mỗi lần khách hàng có nhu cầu vay vốn thì việc ký kết hợp đồng sẽđược thực hiện lại từ đầu
Cho vay từng dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để
thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự
án đầu tư phục vụ đời sống
Cho vay hợp vốn: đối với những khoản vay lớn, một ngân hàng không đủ
khả năng hay không được phép cho vay đòi hỏi một nhóm các tổ chức tíndụng cùng cho vay Trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mốidàn xếp, phối hợp các TCTD khác để cho vay
Cho vay trả góp: khi vay vốn ngân hàng và khách hàng xác định và thoả
thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với nợ gốc được chia ra để trả nợ thànhnhiều kỳ trong hợp đồng vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ngân hàng cam kết bảo đảm
cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tuynhiên nhiều trường hợp khách hàng cần một lượng vốn lớn hơn, do đó ngânhàng và khách hàng thường thoả thuận một hạn mức tín dụng dự phòng lớnhơn Đồng thời khách hàng và ngân hàng thường phải quy định về thời hạnhiệu lực và mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng
Trang 23Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân
hàng chấp thuận cho khách hàng đựơc sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạnmức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá và rút tiền mặt tại máy rút tiền
tự động hay điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thoả thuận
bằng văn bản pháp luật chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tàikhoản thanh toán của khách hàng
Căn cứ vào phương thức trả nợ:
Trả nợ một lần: khách hàng và ngân hàng thoả thuận sẽ trả cả lãi và gốc
có thể dễ dàng trong việc quản lý tránh nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNVVN
1.2.1 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng
* Chính sách cho vay của ngân hàng
Mỗi ngân hàng thương mại đều xây dựng cho mình một chính sách cho
vay dưới những hình thức khác nhau Thông thường chính sách cho vay cóthể là chỉ thị bằng lời của ban lãnh đạo ngân hàng hoặc là một tập hợp cáchành vi, các thông lệ và những tập quán …
Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thì chính sách cho vaythường được thể hiện dưới hình thức văn bản Văn bản này bao gồm các tiêuchuẩn, các hướng dẫn và các giới hạn để chỉ đạo quy trình ra quyết định chovay Khi xây dựng chính sách cho vay, các nhà quản lý đã chú ý sự phù hợpgiữa nội dung của chính sách với đường lối phát triển kinh tế xã hội của
Trang 24chính phủ, sự hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và chínhbản thân của ngân hàng Một chính sách cho vay tốt sẽ giúp cán bộ tín dụng
có cơ sở vững chắc để đảm bảo những khoản cho vay an toàn, hiệu quả
* Khả năng nguồn vốn
Trong việc nâng cao chất lượng cho vay, nguồn vốn huy động đóng vaitrò quan trọng Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào sẽ tạo điều kiện cho việctăng cho vay Mặt khác kì hạn của các khoản huy động vốn cũng ảnhhưởng rất lớn tới kì hạn, doanh số và lợi nhuận từ các khoản cho vay.Nguồn vốn huy động bao gồm:
-Tiền gửi giao dịch
-Tiền gửi phi giao dịch
-Tiền đi vay
-Vốn tự có của ngân hàng
Với cho vay trung và dài hạn nguồn vốn đáp ứng phải tương đối ổn định,lãi suất phải hợp lý để một mặt cạnh tranh được với các ngân hàng khác, mặtkhác đảm bảo các chi phí và có lãi
* Quy trình cho vay
Quy trình cho vay bao gồm những quy định cần phải thực hiện trongquá trình cấp vốn, thu nợ Nó được bắt đầu từ khi điều tra, thẩm định, thiết lập
hồ sơ, xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thulãi cho đến khi thu hồi được nợ Chất lượng cho vay tuỳ thuộc vào việc thựchiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữacác bước trong quy trình cho vay
Trong quy trình cho vay bước điều tra thẩm định cho vay, thiết lập hồ sơ
và xét duyệt cho vay rất quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quátrình cho vay Cho vay trung và dài hạn được sử dụng để tài trợ cho việc thựchiện các dự án đầu tư lớn nên thực chất công tác thẩm định là xem xét, kếtluận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ, những rủi ro
Trang 25có thể xảy ra giúp cho ngân hàng lựa chọn được phương án tốt nhất Bướckiểm tra quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm được nguyên nhân diễn biếncủa khoản tín dụng đã cung cấp để có những hành động điều chỉnh hoặc canthiệp khi cần thiết nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Thu nợ, thu lãi và thanh lý nợ là khâu có tính quyết định đến sự tồn tạicủa ngân hàng Sự nhạy bén của ngân hàng thông qua việc thu lãi, thu nợ đểphát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường đối với mỗi món vay cùng vớibiện pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn vàđiều đó sẽ có tác động tích cực tới chất lượng cho vay
* Chất lượng nhân sự và công tác tổ chức của ngân hàng
Chất lượng nhân sự và công tác tổ chức có liên quan tới mọi mặt hoạtđộng của Ngân hàng, trong đó có sự tác động mạnh tới hoạt động cho vay.Nói cách khác nhiệm vụ của một cán bộ tín dụng phụ thuộc vào quy mô và tổchức nhân sự của ngân hàng Cán bộ tín dụng có thể là chuyên gia giảiquyết một số món vay lớn có liên quan đến nhiều ngành, cũng có thể là cán
bộ giải quyết mọi khoản vay có liên quan đến hoạt động kinh doanh củamột đơn vị từ các dịch vụ bán lẻ, quy mô nhỏ đến các hoạt động sản xuấtquy mô lớn Tuy nhiên tại các ngân hàng thương mại nhỏ cán bộ tín dụng
có thể thực hiện bất cứ nghiệp vụ gì, bao gồm cả cho vay tư nhân, thu nợ
và marketing, đến kiểm tra các món vay, báo cáo tiến độ giải ngân, thu nợđịnh kì Có thể nói, cán bộ tín dụng giữ một vai trò quyết định trong hoạtđộng cho vay của ngân hàng
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, một cán bộ tín dụnghàng ngày phải xử lý nhiều nghiệp vụ, liên quan đến nhiều lĩnh vực,ngành nghề, gặp gỡ nhiều loại khách hàng thì sự thành công của mỗikhoản cho vay trực tiếp phụ thuộc vào chất lượng Công tác tuyển dụng vàđào tạo tay nghề; giáo dục và bồi dưỡng tư cách đạo đức; sắp xếp bộ máyhợp lý và khoa học
Trang 26* Thông tin tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm bắt được nhiều thông tin chính xáckịp thời hơn, người đó sẽ thắng trong cạnh tranh Trong hoạt động cho vay,ngân hàng bỏ tiền ra trên cơ sở lòng tin Lòng tin có chính xác hay không phụthuộc vào chất lượng thông tin có được Để việc cho vay có chất lượng hiệuquả, giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải có được và phân tích, xử lý chính xácnhiều thông tin có liên quan Thông thường có 2 nhóm thông tin sau:
Thông tin phi tài chính: là những thông tin không phải từ những sổsách, số liệu tài chính Chúng có rất nhiều loại phong phú bao gồmthông tin trực tiếp và thông tin gián tiếp Thông tin trực tiếp nhưtính cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh
… của người vay Loại thông tin gián tiếp như tình hình kinh tế xãhội, xu hướng phát triển, khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngànhnghề Những yếu tố này có thể làm thay đổi hay ảnh hưởng tới khuvực, dự án… trong tương lai
Thông tin tài chính: bao gồm các thông tin liên quan đến tình hìnhtài chính như: khả năng tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh củaphương án …
Tóm lại, nắm chắc được 2 nhóm thông tin trên sẽ giúp ngân hàng có sự đánhgiá chính xác, toàn diện về đối tượng cho vay, hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra
* Kiểm soát nội bộ
Trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn hoạt động kiểm soát bao gồm:
- Kiểm soát việc thực hiện chính sách cho vay, quy trình cho vay và cácthủ tục có liên quan đến các khoản vay
- Kiểm tra định kì do kiểm soát viên nội bộ thực hiện và báo cáo cáctrường hợp vi phạm
Chất lượng cho vay trung và dài hạn tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện cácsai sót phát sinh và hiệu quả các biện pháp khắc phục
Trang 27* Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay trung và dài hạn
Đây là nhân tố tác động gián tiếp tới chất lượng cho vay trung và dàihạn Các ngân hàng có trang thiết bị hiện đại sẽ là điều kiện thuận lợi chocông tác tập hợp thông tin, thu hút khách hàng, phục vụ kịp thời nhanh chóngmọi nhu cầu của người vay và hoạt động ngân hàng
1.2.2 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng
Một bộ phận lợi nhuận của ngân hàng là một phần lợi nhuận của cácnhà sản suất kinh doanh trả cho ngân hàng dưới hình thức lợi tức tiền vay.Bởi vậy hiệu quả sản suất, kinh doanh của khách hàng là nhân tố quyết địnhđến chất lượng cho vay trung và dài hạn
Xuất phát từ vai trò quan trọng của khách hàng trong việc quản lý tiềnvay nên trước khi cho vay ngân hàng cần đánh giá đúng năng lực của kháchhàng trên các khía cạnh sau:
* Năng lực thị trường của khách hàng
Năng lực thị trường thể hiện qua chất lượng sản phẩm và giá cả sảnphẩm, chu kì sống của sản phẩm và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.Tìm hiểu năng lực thị trường của khách hàng sẽ giúp ngân hàng đánh giá đượcmặt mạnh, mặt yếu của những sản phẩm đó trên thị trường, biết được sự phùhợp của dự án với nhu cầu của xã hội và xu hướng phát triển của nền kinh tế
Trang 28* Năng lực quản lý
Năng lực quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng quả lý điềuhành của bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý Một doanh nghiệp có bộ máyquản lý tốt, là cơ sở để doanh nghiệp làm ăn có lãi và trả được nợ ngân hàng
* Uy tín của khách hàng
Ngân hàng có thể xem xét qua nhiều năm về quan hệ kinh doanh của khách
hàng với các tổ chức kinh tế khác để có cơ sở đánh giá uy tín của khách hàng
* Quyền sở hữu tài sản
Ngay từ đầu, tất cả các khoản cho vay phải có 2 phương án trả nợ táchbiệt Nếu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có nguồn thu lớn thì khách hàng
sử dụng nguồn thu đó để trả nợ ngân hàng Nếu dự án hoạt động không cóhiệu quả thì khách hàng phải lấy tài sản thế chấp vay vốn của họ để trả nợ hay
đi vay để trả nợ Việc xem xét quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đảm bảo làmối ràng buộc đối với khách hàng trong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả vốnvay vì nếu thua lỗ họ sẽ mất tài sản thế chấp
Đặc trưng cơ bản của hệ thống cho vay là do tính chất và cơ cấu quản
lý kinh tế quyết định Mức độ phát triển kinh tế của địa phương quy định quy
mô và khối lượng đầu tư tín dụng Do đó phạm vi và mức độ cho vay trung vàdài hạn phải phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước vàchính quyền địa phương
* Môi trường kinh tế
Nền kinh tế hưng thịnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
Trang 29sản xuất, kinh doanh đạt lợi nhuận cao Ngược lại nền kinh tế suy thoái, sảnxuất kinh doanh ngưng trệ, các doanh nghiệp thua lỗ, sẽ không có khả năngtrả nợ ngân hàng Do đó môi trường kinh tế tác động trực tiếp tới chất lượngcho vay của ngân hàng.
Cũng như thế, môi trường kinh tế thế giới thay đổi cũng tác động tớichất lượng cho vay trung và dài hạn
* Môi trường pháp lý
Mọi chế độ thể lệ cho vay của ngân hàng gắn chặt với các quy định
của pháp luật Nhà nước Mọi cá nhân và tổ chức kinh tế căn cứ vào qui địnhcủa pháp luật để hoạt động Do đó môi trừơng pháp lý trong nước là yếu tốảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàngThương Mại
Trang 30Chương 2THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và thành tựu của Chi nhánh
VietinBank Đống Đa
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (CN NHCT Đống Đa)hiện nay là ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc Ngân hàng CôngThương Việt Nam, có trụ sở chính tại 187 phố Nguyễn Lương Bằng – phườngQuang Trung – Quận Đống Đa – Hà Nội CN NHCT Đống Đa đã phát triểnqua rất nhiều giai đoạn, các giai đoạn này có thể được khái quát như sau:
Năm 1955 – 1957: CN NHCT Đống Đa trước đây là Phòng công thươngnghiệp Ô Chợ Dừa thuộc chi nhánh ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội
Năm 1957: Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa được nâng cấpthành Chi điếm Ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở đặt tại 237phố Khâm Thiên – Hà Nội
Năm 1972 – 1987: Chi điếm ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đađược đổi tên thành chi nhánh ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa, có chứcnăng như một ngân hàng trung ương cơ sở, hoạt động vừa mang tính kinhdoanh vừa mang tính quản lý nhà nước
Năm 1988: Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thayđổi lớn, chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng haicấp, chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa cũng đượcchuyển đổi thành NHCT quận Đống Đa trực thuộc NHCT thành phố Hà Nộitheo Nghị định 53/HĐBT về “Đổi mới hoạt động Ngân hàng”
Trang 31Năm 1993 Hệ thống NHCT thực hiện đổi mới về cơ cấu tổ chức, theo
đó NHCT thành phố Hà Nội bị xóa bỏ và CN NHCT Đống Đa trở thành chinhánh NHCT cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam Sự đổi mới này thực sự đã
có hiệu quả, điều đó được chứng minh qua những bước phát triển nhanhchóng của CN NHCT Đống Đa Trong những năm qua chi nhánh liên tụcđược mở rộng về quy mô hoạt động, về tổ chức bộ máy và mạng lưới, kết quảhoạt động kinh doanh cũng không ngừng tăng trưởng, chi nhánh ngày càng có
uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao Sự nghiệp phát triển của ngành vàquá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô có phần đóng góp rất lớn củachi nhánh NHCT Đống Đa Do những thành tích xuất sắc trong hoạt động nênchi nhánh đã được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng banăm 1995, năm 1998 được tặng thưởng huân chương lao động hạng hai, năm
2002 được tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất Đặc biệt năm 2003chi nhánh đã được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”
Đến nay NHCT Đống Đa đã trở thành một chi nhánh ngân hàng lớn, có
uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội, là con chim đầu đàn trong hệ thốngNHCT Việt Nam
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh VietinBank Đống Đa
2.1.2.1 Bộ máy tổ chức
CN NHCT Đống Đa bao gồm có 13 phòng ban được đặt dưới sự điềuhành của ban giám đốc, đó là : Phòng kế toán giao dịch, Phòng tài trợ thươngmại, Phòng khách hàng số 1, Phòng khách hàng số 2, Phòng khách hàng cánhân, Phòng quản lý rủi ro, Tổ quản lý nợ có vấn đề, Phòng thông tin điệntoán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng kiểm tra nội
bộ, Phòng tổng hợp tiếp thị, Phòng kế toán tài chính Ngoài ra chi nhánh còn
có 2 phòng giao dịch, 14 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch mẫu, 18 máy ATMnằm rải rác trên địa bàn quận Đống Đa Các phòng ban này đều được chuyênmôn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể Tuy nhiên, chúng vẫn là một bộ
Trang 32phận không thể tách rời trong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệhữu cơ chặt chẽ với nhau.
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của NHCT Đống Đa Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa
P.Quản lý rủi ro
Phòng quản lý nợ có vấn đề P Kế toán giao dịch
2 phòng giao dịch : Phòng giao dịch Cát
Linh và Phòng giao dịch Kim Liên 14 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch
2.1.2.2 Hoạt động của các phòng ban
Mô hình hoạt động và chức năng của các phòng ban được thể hiện như sau:+ Phòng quản lý rủi ro: thực hiện việc tái thẩm định hồ sơ tín dụng củacác phòng tín dụng (các phòng khách hàng) và cảnh báo các rủi ro có thể xảy
ra đối với khoản vay
+ Phòng khách hàng cá nhân: có hai chức năng là cho vay cá nhân (chovay hộ gia đình, tư nhân) và chức năng huy động vốn
+ Phòng khách hàng số 1 và 2: phòng tín dụng, trực tiếp cho vay
+ Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lý và lưu chuyển tiền
+ Phòng thông tin điện toán: phòng tin học quản lý mạng, hỗ trợ, sửachữa đường dây, mạng
+ Phòng giao dịch Kim Liên: như một ngân hàng con Quyền tự quyếtđối với món vay <= 500 triệu (nếu lớn hơn phải trình lên trụ sở chính trình lênphòng khách hàng)
+ Phòng giao dịch Cát Linh: cũng giống như một ngân hàng con.Quyền tự quyết đối với món vay <= 500 triệu ( nếu lớn hơn phải trình lên trụ
sở chính trình lên phòng khách hàng)
Trang 33+ Phòng tổng hợp tiếp thị: tham mưu cho giám đốc chính sáchMarketing quảng cáo, quản lý và phát hành thẻ ATM Tham mưu cho bangiám đốc về kế hoạch sử dụng nguồn vốn.
+ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: hỗ trợ các nghiệp vụ liên quan đếnxuất nhập khẩu (mở L/C thanh toán quốc tế)
+ Phòng kế toán: kế toán ngân hàng, thanh toán nhận trả và chuyển trả tiền.+ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: phòng thuộc biên chế của NHCT ViệtNam thay mặt tổng giám đốc giám sát hoạt đọng của ngân hàng chi nhánh
+ Phòng tổ chức – hành chính: quản lý nhân sự cơ quan, mua sắm quản
lý trang thiết bị
+ Huy động vốn: gồm 34 quỹ tiết kiệm rải rác quận Đống Đa
Các phòng ban trong chi nhánh NHCT Việt Nam luôn có sự liên hệ mật thiết vớinhau, hỗ trợ cho nhau cùng thực hiện các nhiệm vụ được giao đạt được mục tiêucủa chi nhánh, của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Công Thương Đống Đa
Trang 34Sơ đồ 1.2: Bộ máy hoạt động của Chi nhánh
PHÓ GIÁM ĐỐC 2
PHÓ GIÁM ĐỐC 3
Phòng Khách hàng 2
Phòng kiểm tra kiểm soát
nội bộ
Phòng kế toán
Phòng tổ chức hành chính
P.KH 1 P.QLRR P.KHCN
P.CVCN HĐV
QTK
P.QLNCVĐ P.TTKQ P.TTĐT P.GD Kim Liên P.GD Cát Linh P.THTT P.TTXNK
Trang 352.1.3 Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong giai đoạn 2006 – 2008
Đóng trên địa bàn quận Đống Đa – là một trung tâm chính trị và vănhoá của Thủ đô, NHCT Đống Đa đã gặp được những thuận lợi ban đầu làhoạt động trên một địa bàn thuận lợi về môi trường kinh tế, nơi đây cónhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh lớnkhá nhiều, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển ổn định đủ khả năng cạnhtranh trên thị trường
Trong giai đoạn từ cuối năm 2007 đến năm 2009, NHCT Đống Đa cũngnhư các ngân hàng khác đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu, thêm vào đó tình hình kinh tế nước ta cũng có những diễn biến xấu,lạm phát ở mức cao, liên tục có những cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm kèm theo đó là tình trạng cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa những Ngânhàng thương mại với nhau Ở trong nước tình trạng đình trệ sản xuất diễn biếnliên tục trong nhiều tháng liền, chi phí sản xuất đầu vào tăng đột biến, sứcmua của thị trường giảm sút, nhiều ngành sản xuất hàng hoá có mức bán thấpluôn có lượng tồn kho cao Nhịp độ tăng trởng kinh tế bị giảm sút, cán cân th-ương mại trong tình trạng thiếu hụt, đặc biệt là trong nhiều tháng cuối năm
2007 đến năm 2009 tỷ giá ngoại tệ tăng liên tục đã làm cho sản xuất kinhdoanh trong nước không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinhdoanh của các ngành kinh tế nói chung và của các NHTM nói riêng
Trong bối cảnh như vậy, hướng theo mục tiêu tăng trởng kinh tế, kiềmchế lạm phát và các định hướng lớn của ngành, trên cơ sở phương hướngnhiệm vụ hoạt động NHCT Đống Đa với những biện pháp thích hợp vừa tháo
gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa đảm bảo nguồn vốn đầu tư tín dụng cóhiệu quả Cho nên hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển
và đạt được những kết quả tốt đẹp
Trang 36Chi nhánh đã luôn chủ động tích cực và không ngừng mở rộng mạnglưới giao dịch thông qua các quỹ tiết kiệm, giải quyết nhanh chóng và thôngthoáng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh lịch sự nhằm thu hút tối đanguồn tiền gửi của dân cư Công tác tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình,đảm bảo an toàn, đã được sự yên tâm tin tưởng của người gửi tiền.
Song song với việc huy động vốn trong dân cư, chi nhánh đã chú trọngđến việc thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp, thông qua việc khẳng định uytín của mình bằng chất lượng dịch vụ không ngừng hoàn thiện với tiêu chí là:nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách hàng
Trong công tác huy động vốn, mặc dù lãi suất huy động vốn không cao
so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại khác hệ thống trên địabàn, đặc biệt là lãi suất huy động USD giảm mạnh, nhưng thường xuyên coitrọng chất lượng dịch vụ kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốnhuy động của chi nhánh tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạothế chủ động cho hoạt động kinh doanh Công tác quản lý tiền gửi dân cưđược chi nhánh thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiềuhình thức Qua đó đã khắc phục những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đốinguồn tiền gửi của dân cư và các giấy tờ quan trọng, nâng cao uy tín của ngânhàng với khách hàng
Trang 37Bảng 2.1: Giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh năm 2006-2008
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa( 2006 -2008)
Từ bảng 2.1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động đều tăng lên qua các nămtuy nhiên tốc độ tăng lại giảm đi, nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt từphía các NHTM khác đặc biệt là các NHTM cổ phần Cụ thể năm 2007 tổngnguồn vốn đạt 3446 tỷ đồng bằng 104% so với kế hoạch, tăng so với năm
2006 là 354 tỷ đồng, tốc độ tăng là 11,5%; năm 2008 tổng nguồn vốn huyđộng đạt 3741 tỷ đồng bằng 93,5% so với kế hoạch, tăng so với năm 2005 là
295 tỷ đồng, tốc độ tăng là 8,56%
Kết quả đó có được là nhờ Chi nhánh đã làm tốt chính sách phục vụkhách hàng, cải tiến phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chuđáo; nâng cấp các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch mẫu; cung cấp nhiều loạidịch vụ ngân hàng tiện ích Đồng thời chi nhánh không ngừng đa dạng hóacác hình thức huy động như huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm
dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang… Chi nhánh chủ động tìm kiếm cácnguồn vốn tạm thời như phối hợp với Ban quản lý các dự án để thu hút nguồntiền đền bù, giải phóng mặt bằng ở nút giao thông Kim Liên – Ô Chợ Dừa,Ngã Tư Sở,…
Trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, tiền gửi dân cư luônchiếm phần lớn và tăng đều qua các năm Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng
Trang 38chiếm một tỷ lệ lớn, nhưng đang giảm tỷ trọng trong tổng vốn huy động
2.1.3.2 Hoạt động đầu tư vốn tín dụng
Bảng 2.2: Giá trị và tỷ trọng nợ vay của Chi nhánh (2006 – 2008)
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2006 – 2008)
Từ bảng số liệu 2.2 ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh giảm dần trong 3năm, đặc biệt vào năm 2008 dư nợ của Chi nhánh giảm mạnh chỉ còn 1577
tỷ đồng, bằng 77,15 % so với dư nợ năm 2004 và bằng 71,58 % so với dư
nợ năm 2006 Nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ giảm là Tập đoàn Bưuchính Viễn thông trả nợ trước hạn theo quyết định của thanh tra, số tiền trả
nợ là 16 tỷ đồng Mặt khác, do có một số đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinhdoanh thua lỗ nên chi nhánh không thể đầu tư vốn tín dụng tiếp mà chỉ tậptrung thu nợ; một số doanh nghiệp cổ phần hóa có nguồn thu từ phát hành
cổ phiếu, trái phiếu, vay cán bộ, công nhân viên nên đã giảm nợ vay ngânhàng Việc tìm kiếm khách hàng mới lại gặp sự cạnh tranh gay gắt của cácngân hàng khác cùng địa bàn Vì vậy, hiện nay chi nhánh đang gặp rấtnhiều khó khăn và cần những giải pháp mới để đưa chi nhánh thoát khỏitình trạng thua lỗ
Về cho vay ngắn hạn
Trong những năm qua, Chi nhánh luôn chú trọng đầu tư cho vay ngắnhạn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện chocác doanh nghiệp có đủ vốn nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh
Trang 39ổn định và có hiệu quả Do vậy, tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong tổng
dư nợ thường rất lớn trên 50% tổng dư nợ của chi nhánh Các doanh nghiệpthường xuyên vay ngắn hạn chi nhánh là: Công ty dược liệu TƯ 1, Công tySao Vàng, Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty Thượng Đình, Công ty sơntổng hợp Hà Nội, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông,… Gần đâynhất, vào năm 2008, Chi nhánh đã giải ngân cho Công ty cơ điện Trần Phú
352 tỷ đồng để nhập nguyên liệu sản xuất dây cáp điện, giải ngân cho Công
ty Cổ phần dược TƯ 1 để nhập dược liệu, hóa chất, tinh dầu để sản xuấtthuốc chữa bệnh
Về hoạt động cho vay trung và dài hạn
Hoạt động cho vay dự án là lĩnh vực thế mạnh của các NHTM Nhànước từ trước tới nay Nguyên nhân là do các NHTM cổ phần phần lớn là mớihoạt động, còn nhiều hạn chế về vốn và trình độ không thể đáp ứng được các
dự án có thời gian dài, rủi ro cao nên hầu như chưa dám tiếp cận với lĩnh vựcnày Trong hoàn cảnh đó, với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và trình độ, CNNHCT Đống Đa đã thực sự trở thành một địa chỉ cấp vốn tin cậy cho các dự
án Trong suốt những năm qua, nhiều dự án đã được giải ngân ở CN NHCTĐống Đa, góp phần tăng hiệu quả kinh tế xã hội
Năm 2006, Chi nhánh đã giải ngân cho các dự án:
- Dự án nhập thiết bị để thi công nhà máy Thủy điện A Vương của Công
ty Lũng Lô với số tiền là 43,5 tỷ đồng
- Tiếp tục giải ngân cho Tổng Công ty XDCTGT 8 thi công dự ánđường vành đai III đoạn Mai Dịch – Pháp Vân, số tiền 22,5 tỷ đồng
- Dự án truyền hình cáp của Công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình
Hà Nội, số tiền 22 tỷ đồng
Năm 2007, Chi nhánh đã giải ngân cho một số dự án:
- Đầu tư 22 tỷ đồng cho Công ty TNHH vận tải Việt Thanh để xây dựng
Trang 40hệ thống vận chuyển hành khách tuyến đường Hà Nội – Nội Bài
- Giải ngân 4,5 tỷ đồng để đầu tư mua xe taxi cho công ty Vận tải VạnXuân
- Đầu tư 10 tỷ đồng để nâng cấp mạng truyền hình của Công ty dịch vụtruyền thanh truyền hình Hà Nội
Năm 2008, Chi nhánh giải ngân cho một số dự án:
- Dự án đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất đèn huỳnh quangcông suất 7.000.000 sp/năm của Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông,tổng nguồn vốn trên 13 tỷ đồng, trong đó Chi nhánh đầu tư 9,5 tỷ đồng
- Dự án đầu tư phân xưởng sản xuất thuốc viên kháng sinh đạt tiêuchuẩn GMP của Công ty cổ phần dược trung ương, trong đó chi nhánh đầu tư
10 tỷ đồng
- Dự án đầu tư xây dựng trụ sở, nhà điều hành của Công ty Thương mại
và Dịch vụ Vạn Xuân tại 45 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội, tổng nguồn vốnđầu tư 17 tỷ đồng trong đó Chi nhánh đầu tư 12 tỷ đồng
2.1.3.3 Tình hình nợ xấu và công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng
Với công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng, CN đã áp dụng rất nhiềubiện pháp như giao chỉ tiêu cho các phòng, phối hợp với các cơ quan chứcnăng để thu hồi nợ, hàng tháng tổ chức họp giao ban tín dụng yêu cầu cácphòng khách hàng phải đưa ra tình hình, biện pháp và giao chỉ tiêu thu nợ cụthể với từng khách hàng có nợ xấu, nợ tồn đọng Tuy nhiên, những nỗ lực nàychưa thực sự có hiệu quả cao, minh chứng là lượng nợ thu hồi được thấp, đặcbiệt năm 2008 chi nhánh chỉ thu hồi được 3,159 tỷ đồng tức là chỉ thực hiệnđược 22,1% so với kế hoạch được giao từ đầu năm (Số liệu bảng 3)
Nợ quá hạn của CN tăng qua các năm, nợ quá hạn năm 2008 gấp 3,89 lần
nợ quá hạn năm 2007 và gấp 6,47 lần nợ quá hạn năm 2006 (Số liệu bảng 2.3)
Nợ xấu của Chi nhánh phát sinh tập trung chủ yếu tại các đơn vị thành