Tiếp nội dung phần 1, Chuyên luận Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tuyển thuyết thời kỳ đổi mới; ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT THO! KY DO! MOI
3.1 Những cách tân từ truyền thống
Tiểu thuyết là một thể loại được cho là gần gũi hơn cả với đời sống xã hội Sau Đổi mới, cùng với thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết không ngừng vận động, làm mới mình Bên cạnh sự chuyển biến trong bản thân thể loại, tiểu thuyết còn đưa đến một cách tiếp cận sâu
sắc hơn cảm quan của con người trong xã hội trước một hiện thực
đầy bất ổn khó lường Trong sự vận động rõ rệt theo nhiều hướng tìm tòi, tiểu thuyết những năm gần đây đã có một số thành tựu ở yếu
tố nghệ thuật như tổ chức cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, điểm nhìn trần thuật Mặc dù vậy, không có nghĩa tiểu thuyết Việt
Nam giai đoạn này đã bứt khỏi phương thức sáng tác truyền thống Trong khá nhiều tác phẩm, yếu tố truyền thống và hiện đại luôn đan xen vào nhau khi hiện thực đời sống trong tiểu thuyết đã trở nên đa đạng với những hướng mới, phức tạp hơn Những thể nghiệm nghệ thuật đó, là diéu dang trân trọng, ghi nhận sự chuyển mình đầy triển vọng của tiểu thuyết trong tương lai Việc “quay về với một số nét nào đó của cái cũ cũng được coi là mới”! khi những tiểu thuyết ấy
đã và đang bằng cách viết nội dung thay cho kể, bộc lộ sự sáng tạo
trong hình thức để chuyển tải mục đích tư tưởng tác phẩm theo một
1 Dang Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại
Trang 2130 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
cách mới hơn Một trong những phương thức nghệ thuật theo chúng
tôi vẫn tồn tại hai hướng đó chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật
Tạo dựng chân dung nhân vật từ truyền thống, thử nghiệm những bút pháp mới mẻ đã cho thấy những nỗ lực làm mới hình thức về nhân vật của các nhà văn thời kỳ này
3.1.1 Mô tả nhân oật qua phương diện bên ngoài
Văn học thời Đổi mới một mặt vẫn kế thừa các thủ pháp nghệ
thuật trong miêu tả chân dung ngoại hình để làm rõ tính cách, hoàn cảnh, nghề nghiệp của nhân vật, “can thiệp một cách đầy quyền uy vào việc miêu tả, đôi khi cả vào việc định giá các động cơ và trạng
thái phẩm chất của nhân vật”!, mặt khác, “trưng ra“ nhân vật bằng lời nói, hành động nhằm tạo sức gơi nơi độc giả hơn là chỉ miêu tả
thuần túy Việc làm này, chúng tôi thấy xuất hiện ở khá nhiều loại tiểu thuyết như tiểu thuyết tâm lý xã hội, tiểu thuyết luận để, tiểu thuyết tự truyện, tiểu thuyết lịch sử, trong đó nhà văn thường xây dựng những hình tượng nhân vật là những “công dân phổ biến” nhưng đang có chiều hướng tha hóa
Chu Lai trong phần lớn tiểu thuyết của mình thường xây dựng
một vài nét đặc tả chân dung và tính cách của nhân vật để cho thấy
sự từng trải, những dấu ấn thời gian hẳn lên số phận, cuộc đời nhân vật Hai Hùng trong chiến tranh là mẫu người lính khỏe khoắn “cao 1"73, nặng cũng suýt soát 70 cân vòng ngực cong lên như rá úp, tóc dày cộm, miệng rộng Bụng nổi đủ sáu múi, chân tay xoắn chẳng
như chãc bện, da màu bánh mật”?, sẵn sàng đối mặt với những thử thách, khác với một Hai Hùng trở về của thời bình mang đây vết tích thương tật về tinh thần, có dấu hiệu thần kinh, “ngực lép, bụng lép, mắt cá chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rung gần một phần ba” Nếu ngày trước nhân vật thường mang ý nghĩa phổ quát chung thì bằng cách chạm khắc nhân vật như Hai Hùng trong Ăn mày đĩ 0ãng,
1 Dang Anh Đào (2001), Sdd, tr 31
2 Chu Lai (1992), An may di vang, NXB H@i nha van, tr32
Trang 3Chu Lai đã làm bật lên số phận của người lính trở về hôm nay gắn
với quy luật khắc nghiệt của chiến tranh mang tính cá biệt, đơn nhất
nhưng vẫn có nét điển hình cho một lớp người
Trái ngược với Hai Hùng, Năm Thành (Ba lan uà một lần) có
một ngoại hình đặc biệt cao lớn, khôi ngô, hàng râu quai nón xanh
mờ, mắt to, miệng lớn, nước da trắng hồng, khó mà thích hợp với cuộc sống thời chiến như người trần thuật miêu tả “nhìn giống như một tài tử xênima đang đóng vai người anh hùng Việt cộng” Thế
nên, con người Năm Thành thiếu sự chịu đựng, dù thừa sự thông
minh, sống cá nhân, mặc dù nhạy cảm và đa tình Trong chiến tranh,
Năm Thành đã sống với thân phận một kẻ chiêu hồi, hòa bình lập lại,
sự hãnh tiến, độc ác trong hắn có đất để phát huy
Một tác phẩm tự sự có được sức sống phải nhờ vào nhân vật Với một tiểu thuyết, nhân vật là sức nổ để tiểu thuyết viện giải về
quan niệm con người Và khi điểm nhìn của nhiều loại nhân vật được
mở rộng và di động như nhà văn Xuân Thiều đã nói, “nhân vật sẽ
hướng dẫn ngòi bút nhà văn y như bản thân nhân vật muốn thế“
Cho nên, với tư cách người viết, hoặc cũng có thể là người trần thuật,
anh ta không còn thuần túy đóng vai trò người biết hết để miêu tả mà liên tục để các nhân vật được chiếu sáng từ nhiều mối quan hệ để
nhân vật tự nhận thức, tự cảm thấy, tự nói và tự sống với đời sống
đích thực của mình
Trong Mẫu thượng ngàn, khi tái hiện lại đời sống văn hóa người
dân làng Cổ Đình dưới ảnh hưởng của Mẫu, Nguyễn Xuân Khánh đã cố gắng dựng lại hình ảnh những người đàn bà Việt hồn hậu, bao dung, giàu yêu thương ngay từ vẻ đẹp ngoại hình “phồn thực”, giàu tính Mẫu Với một hệ thống nhân vật khá dày, người viết đã miêu tả họ có những dấu ấn rất riêng Nét không giống ai đó được tác giả cho xâu chuỗi qua cái nhìn liên kết, khi từ những người trong cuộc (những con người đang sống ở làng Cổ Đình - NTKT), khi qua mắt quan sát của người trần thuật khách quan
Trang 4132 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Cả chân tay cũng đẹp, những ngón tay dài búp măng, lấp ló dưới chiếc váy sồi đen nhánh là hai bàn chân xinh xinh gót lúc nào cũng
đỏ như son”1, chứng tỏ bà là một con người đài các với một bản tính
đôn hậu, hiền lành, dễ mến, giàu đức hy sinh Qua cái nhìn của Nhụ,
Mùi là một phụ nữ có “dáng người cân đối Đôi vú nở nang Eo thon nhỏ Đôi mông nẩy đều chắc nịch hứa hẹn sự đông đàn dài lũ Gương
mặt cô tròn vành vạnh, mày ngài đen nhánh như mực nho, đôi mắt
đen trắng phân minh“? Hay qua con mắt của Lý Cỏn, bà ba Váy được tả, “có gương mặt tròn vành vạnh, vai cũng tròn, những bàn tay thì bụ bẫm như tay trẻ con Đôi mông đít mẩy, hứa hẹn sẽ rất to và tròn”3 Cái vẻ bể ngoài lam lũ không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có mà còn tôn thêm vẻ đẹp của sức sống trong bà Đằng sau vẻ đẹp ấy là một trái tim nhân hậu, bao dung và một tâm hồn khát khao hạnh phúc yêu đương đích thực Vì họ là những người phụ nữ gắn với văn hóa làng xã, mang nét đẹp của người Á Đông, do thế tác giả khi xây dựng những người phụ nữ ấy, ông đều gắn cho họ những phẩm chất rất nữ tính ngay từ ngoại hình Điểm khác mà nhà văn
khiến cho những nhân vật nữ khi thể hiện ngoại diện, phần lớn họ
đều được quy chiếu dưới cách đánh giá của những người đàn ông đang sống ở làng Cổ Đình, thậm chí còn trong con mắt của những kẻ
xâm lược Vì vậy dáng vóc của họ mang đậm chất sắc dục - như một
điểm tựa, khiến tâm hồn, phẩm cách họ được nâng lên trong mắt
những người đàn ông, nơi giúp họ có niềm tin về Mẫu Đồng thời
cách miêu tả này cũng ngầm dự báo cho người đọc số phận đắng cay, chìm nổi của những người đàn bà Việt
Trong “tâm thức của một người tìm kiếm”, khi nhìn thấy Mẫu nhập đồng trong Mùi, Philippe chợt thấy nét đẹp kỳ lạ của một tâm hồn đang thăng hoa vừa trần tục vừa huyền bí: “sao mắt Mùi long
lanh đến thế, gương mặt cô linh động đến thế, thân hình cô yểu điệu đến thế”*, để rồi khi những kích thích dục vọng nhen lên ở Philippe,
1 Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu thượng ngàn, NXB Phụ nữ, tr 267 2 Nguyén Xuan Khanh (2006), Sdd, tr 244 - 245
3 Nguyén Xuan Khanh (2006), Sdd, tr 140
Trang 5mọi giác quan của hắn đều cảm nhận được cơ thể Mùi Đó còn là cách
cảm nhận của Điển về Nhụ, của Hai Phác về cái đĩ Váy
Cách miêu tả ngoại hình qua hình thức chuyển vai này chúng tôi còn nhận thấy qua một số tiểu thuyết khác như Thời xa nắng khi Hương nghĩ về Sài, Gió từ thời khuất mặt khi cô bé Ngôn, lưu lại trong ký ức của mình những hình ảnh thân thương về mẹ; hay ở Quyên qua những lần gặp gỡ với Kumar, ấn tượng của Quyên về người đàn ông Sri Lanka này luôn thay đổi Từ “bộ mặt đen như than
( ), ham rang trang ớn, đôi mắt nhấp nháy đen và trắng như ma
hiện hình đến gần gũi, thân quen trong mắt cô khi anh chẳng khác gì một người đàn ông Việt, với “khuôn mặt trái xoan, cái cằm chẻ Đôi mắt đen, lông mày cũng như tô than, ( ) Mũi anh cao và thẳng Đôi môi hình trái tìm và có sắc hồng”
Chúng tôi đồng quan điểm với Trần Thị Mai Nhân khi cho rằng thủ pháp tạo “chân dung đối nghịch” được tiểu thuyết giai đoạn này sử dụng nhiều trong xây dựng nhân vật Thủ pháp này được các nhà văn sử dụng linh hoạt hơn cả trong việc tạo diện mạo bên ngoài cho từng cá nhân nhân vật, theo đó minh chứng tính khơng hồn bị của nhân vật, mặt khác phá vỡ ranh giới dạng nhân vật loại hình, nhân vật tính cách của tiểu thuyết truyền thống trước đây, qua đó hoàn tất bản lý lịch của nhân vật trên cơ sở sự phát triển nhân vật ứng với quy luật tâm lý xã hội và quy luật tự nhiên Không chỉ với Sài (Thời xa oắng), Vạn (Bến không chông), Kiên (Thân phận tình yêu), Quy (Chim én bay), thu phap nay con duge str dung với nhân vật Núi (Sóng ở đáy sơng), Hồi (Thiên sứ) Hay ở những sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy có một lối đặc tả chân dung ngoại hình
theo kiểu nhân tướng học dành cho những người trí thức tha hóa như Phô, Đúc, Hiến Ví dụ chân dung của Phô (Ngược dòng nước lũ) được
xây dựng như sau: “Mặt Phô lạnh, tròn như cái mâm, tóc trên thóp đã
rụng thưa xơ xác ( ) Mũi Phô to sự, mồm Phô bèn bẹt hơi giống miệng cá trê” Từ diện mạo đó, Phô hiện điện với một tính cách khó
đoán: vừa đần độn, ranh ma, vừa lạnh lẽo cô hồn, vừa nham hiểm
Trang 6
134 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỒI MỚI Trong Đám cưới không có giấy giá thú, nhà văn thay đổi ngoại hình nhân vật theo thời gian xảy ra những biến cố của nhân vật Thầy giáo Tự trước đây tóc còn mượt, nay nếm trải những trò vu cáo đê tiện của
hiệu trưởng Cẩm, vợ ngoại tình, bản thân mình phải bán đi từng
cuốn sách quý, mái tóc Tự đã “khô cần bạc phếch hai bên thái
ons “hai con mat tram sau” nay “như hai cái lá héo”, khuôn mặt “đôi má gầy”, giờ “hóp hép như mặt một ông già” Điều này iro xảy ra tương tự với thầy giáo Thuật Bi những đòn tráo trở, hèn
hạ của đồng nghiệp, Thuật như gục ngã, rơi vào trạng thái tâm thần khiến “hai con mắt phồng lồi như hai mắt người thắt cổ, và thất lạc hết ý thức” trên một khuôn mặt “choắt cheo” Đối nghịch với họ là
tướng mạo của những kẻ có thừa ma mãnh, ti tiện, thủ đoạn, cái vẻ
bệ vệ bể ngồi khơng che được cái bên trong đốt nát, kiểu như Cẩm
Một “cái mặt đầy thịt” tạo cho nó sự nặng nề, “đôi lông mày thực sự
là hai cái bàn chải đen , cả khuôn mặt lồ lộ sự nông choèn của đời
sống tâm linh“! Hay như bí thư chi bộ Dương, với cách miêu tả đầy giọng châm biếm, Ma Văn Kháng lột mặt được kẻ tỏ ra hơn đời nhờ
vào cái tai có thành quách, răng hạt gạo, trắng trẻo, mặt phẳng tai to,
mũi cao, môi đậm Nhờ kiểu “lột trần” chân dung nhân vật bằng
ngoại hình như cách của Chu Lai, Ma Văn Kháng, người đọc nhận
điện được kiểu nhân vật và có định hướng để đánh giá nhân vật đó
Đây cũng là cách mà Nguyễn Quang Lập xây dựng cho Trần Hới (Những mảnh đời den trắng) - người có gương mặt “đẹp rực rỡ”, đôi mắt với “tia sáng xanh” dễ làm các cô gái mê mệt, biết nhờ vào cái mã
bên ngoài để làm vỏ bọc thuận lợi cho một con dê đực không hơn
không kém
Tiểu thuyết Dòng sông Mía được xem là một thành công của Đào Thắng khi xây dựng các nhân vật theo chân dung đối nghịch từ ngoại hình đến tâm hồn, tính cách Lẹp - thằng con bà Mến sinh ra cứ ngỡ là bị cá thần hiếp bóng, là một thằng tra: xấu xí, dị tướng, đôi mắt một to một bé “ “giương tròn đùng đục như mắt cá”, “cặp môi dầy, những chiếc răng cửa to quá cỡ”, “hai cùi tay sần sùi luôn bốc ra mùi thum thủm” đã tiểm ẩn một linh hồn man dại, tàn bạo Trong
Trang 7
khi đó cô Bé lại “đẹp nức tiếng”, là “sự hợp duyên của đất đai phì nhiêu và dòng sông” luôn khoe vẻ trẻ đẹp rực rỡ, đương thì với nắng với gió, với “cái cổ cao trắng mờ và đôi vai trần, tròn lẳn muốt mát”
của tuổi thanh xuân với sự kiêu kỳ và lòng kiêu hãnh
Ngoài sự đối nghịch ngoại hình giữa các cặp nhân vật, một số
nhà văn đã tạo sự đối lập trong bản thân nhân vật hay giữa nhân vật này với những nhân vật kia nhằm hướng đến nhận diện tính cách của
nhân vật đó, tạo nên độ sâu cũng như nét cá biệt về nhân cách của cá
nhân con người mang dấu ấn thời đại Ví dụ trong Người đàn bà trên
đảo, ban đầu hành động của nhân vật Tường thể hiện sự nô lệ cho
dục vọng, bản năng trong con người mình Sau đó khi ý thức đạo đức trở về, trong mọi hành động, anh lại thể hiện sự ghê tởm với chính mình Hoặc như thầy giáo Tự (Đám cưới không có giấy giá thú), từ một thầy giáo mang đầy khát vọng tốt đẹp với hành động dẫn thân, càng về cuối anh ta càng trở nên rệu rã, nhu nhược
Với quan niệm con người có thể vừa cao thượng vừa thấp hèn, khi dũng mãnh khi yếu đuối, mỗi việc làm, hành động của Nguyễn - Huệ (Sông Côn mia lit) trong mối quan hệ với thầy học, với người yêu, với thân sơ đều được Nguyễn Mộng Giác tạo nên từ khía cạnh
đời thường, ân tình sâu nặng với thầy, hoang mang, nhút nhát trong tình yêu, nhưng đó cũng là một vị tướng quyết đoán, lẫm liệt, uy nghỉ, dám xô ngã cả ba triểu đình phong kiến Trịnh, Nguyễn, Lê Trong khi đó, việc để cái nhìn của người kể chuyện di chuyển từ nhân vật này qua nhân vật khác khi đánh giá về những việc làm của Hồ Quý Ly khiến tính cách ông ta luôn trong thế đối nghịch Hồ Hán Thương cho rằng cha mình “thân mật mà tài giỏi, kiêu ngạo mà giản dị, cứng rắn mà dịu dàng” Trần Khát Chân lại xếp Hồ Quý Ly vào loại người thâm hiểm nhưng mưu lược Còn Phạm Sinh khái quát tính cách Hồ Quý Ly ở chiều vừa tương hỗ vừa khác biệt, sâu sắc tinh tế nhưng đầy tham vọng, tàn bạo đến cùng cực nhưng lại vĩ đại vô cùng Nhờ vậy tính cách của Hồ Quý Ly nổi rõ sự đa dạng, phức tạp và có chiều sâu
Rõ ràng việc các nhà văn xây dựng nhân vật (ngoại hình, tính
Trang 8136 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
con người nhân vật lên một mức cao Không chỉ là làm nổi một tính
cách tiêu biểu, nét đặc tả ngoại hình nhân vật, nhà văn còn tạo nên nét cá tính hóa, dị biệt hóa cho nhân vật trong một môi trường đã bị
phá vỡ tính điển hình Nhân vật không còn được xác định hoàn toàn
bằng sự hiện diện lý lịch đầy đủ mà nó tổn tại bằng những hành vi,
những ứng xử trước mọi hoàn cảnh, trong đó tác giả không cần giải thích vì không thể giải thích mà chỉ có thể quan sát
3.1.2 Miêu tả trực tiếp tâm lÚ qua nội tâm
Khi các mối quan hệ của cá nhân với xã hội bên ngoài đã cố mở rộng và trở nên phức tạp hơn nhiều, con người hiện đại càng có yêu
cầu thử nghiệm thời đại qua chính bản thân mình, đứng từ mình để
xét đoán mọi hiện tượng cuộc sống xảy ra xung quanh Nhà văn Thạch Lam đã từng nói, người nghệ sĩ giỏi ngoài việc tạo cho nhân
vật những tính chất và đặc điểm của cái địa vị xã hội, họ phải tìm đến
được cái bí mật không tả được ở trong mỗi người Có nghĩa là, nhà
văn khi miêu tả nhân vật không chỉ ở diện mạo bên ngoài và hành
động của chúng, mà phải biết đi sâu miêu tả đời sống tâm lý bên trong nhân vật
Vào những năm đầu thế kỷ XX, một số tiểu thuyết của các nhà
văn Nam Bộ dù đã có những cách tân, đổi mới, tiếp thu tiểu thuyết phương Tây nhưng vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của loại tiểu thuyết cổ điển Trong các tác phẩm, họ chú ý nhiều đến hành động và lời nói của nhân vật, tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ người kể chuyện, cách
nhìn của nhà văn được miêu tả một cách thoáng qua Phải đến Tố Tâm,
và nhất là đến sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn, các nhà văn đã coi
trọng miêu tả tâm lý nhân vật trong tất cả chiều sâu phong phú của nó Phương thức nghệ thuật đó tiếp tục được đẩy cao ở các sáng tác văn học hiện thực phê phán, trong đó tiêu biểu là tiểu thuyết
Sống mon cua Nam Cao - nơi nhà văn đã để cho nhân vật tự đi sâu
vào cái thế giới bên trong của mình, dành lời cho nhân vật chiêm nghiệm, suy tưởng Phát huy những thành công đó, tiểu thuyết thời
Đổi mới đã biết “tận dụng, khai thác” miêu tả chính quá trình tâm lý
Trang 9hiệu quả nhất thể hiện đầy đủ và sâu sắc phần cuộc sống chìm khuất bên trong của nhân vật”! Đây là con đường người viết dan dat nhân
vật từ sự phân tích đến sự tự ý thức, đến tự bóc trần và tự chủ động
trong hành động, nhà văn không làm công việc chỉ thông báo những
suy nghĩ và tình cảm của nhân vật đại diện cho tập thể, cho cả cộng đồng kiểu như tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975
Một số nhà văn bước theo những phương thức thể hiện của tiểu thuyết hậu hiện đại, tuy vậy vẫn còn một số lượng tiểu thuyết giai đoạn này khai thác có hiệu quả tâm lý nhân vật qua xung đột nội tâm Điều này xét về phương diện nào đó rất phù hợp với đời sống
nhân vật (đặc biệt ở tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận để, tiểu
thuyết tự truyện ) khi nhà vẫn soi rọi những trần trở suy nghĩ của nhân vật trong sự xung đột giữa các mặt đối lập của phẩm chất người, giữa bản năng dục vọng và lý trí để tạo nên nhận thức đa chiều của nhân vật Xét về mục đích thể hiện này, tiểu thuyết Đổi mới
được nâng lên, vượt khỏi tính chất xuôi chiều cho nhân vật trước đây,
từ khung độc thoại mở ra chân trời đối thoại, thông qua con người đấu tranh tự bên trong của nhân vật để dựng nên chân dung tỉnh thần sinh động nhưng cũng đầy phức tạp của con người Qua sự
giang co về mặt tâm lý, phẩm chất đạo đức, năng lực giá trị bên trong của nhân vật được thể hiện ra Sự thể hiện xung đột tâm lý thường
qua phương thức phân tích trực tiếp của người trần thuật Cũng có khi người trần thuật hay tác giả hóa thân vào nhân vật tạo nên cách trần thuật tâm lý có tính chất nửa trực tiếp Có khi quá trình tâm lý
được bộc lộ trực tiếp từ bên trong bản thân nhân vật Về điểm này
độc thoại nội tâm đã gắn với dòng ý thức, những “cảm hứng của sự
rối bời”, ở cả quy mô thời gian và không gian nhân vật Đây là bước tiếp cận với phương thức hiện đại chúng tôi sẽ để cập ở sau Trong pham vi vấn để này, chúng tôi chỉ dừng lại xem xét điểm thứ nhất - điều mà trong văn học trước đây với Nguyên Hồng, Nam Cao, Thạch Lam, Nhất Linh đã từng đề cập và sử dụng khi xây dựng nội
tâm nhân vật
1 Phạm Xuân Nguyên (1991), “Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học (2),
Trang 10138 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Nếu Lý (Mùa lá rụng trong oườn) là người phụ nữ giàu thực tiễn, năng động, luôn ở thế suy nghĩ, day dút, trăn trở, thèm khát và hổ thẹn; ghen tuông, phá phách và nề nếp; khát khao và bằng lòng thì Hoan (Ngược dòng nước lũ) qua những biến loạn mất thăng bằng, bị đẩy đến chân tường, cô đã phải trải qua những cơn giằng xé nội tâm, đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu trong chính con người mình, cố để vượt ra khỏi thân phận, chọn đoạn đường trở về với Khiêm Trong
những sáng tác của Ma Văn Kháng trước những tình huống buộc cuộc đời con người phải va đập, đối chọi khiến những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật diễn ra phức tạp, thể hiện ở nhiều góc độ đã giúp những tiểu thuyết của ông có sự
lưu chuyển tính cách cũng như diễn tả một cách thành công những
biến động trong đời sống nội tâm con người
Kể từ khi Tường (Người đàn bà trên đảo) bị ám ảnh vì sự phản bội của người yêu, cuộc sống của anh ta không thể trở lại bình thường Tường đã xem người phụ nữ là đối tượng thuần túy chỉ có bản năng xác thịt nhưng khi đứng trước con người có tư cách như Hòa, Tường cũng thấy ghê sợ chính mình Đây là lúc anh tự đấu tranh giữa con người bản năng và con người lý trí Tường vật vã với mặc cảm con người bản năng tội lỗi, nhưng không chế ngự được nó, dù trong những ngày qua “ở trong Tường như có một cái gì sụp đổ, hình như đó là lòng tự tôn” Tường khác với Hòa, trong tâm lý mâu thuẫn rất con người của Hòa, khi đấu tranh giữa lòng cảm thông, tình nhân ái với một chút vị kỷ bản năng, cuối cùng con người đạo đức trong Hòa đã chiến thắng
Nếu ở tiểu thuyết Ma Văn Kháng diễn biến tâm lý của nhân vật thường gắn với nhiều biến cố khách quan, chủ quan tạo nên sắc thái khác nhau của tâm lý nhân vật thì ở tiểu thuyết Hồ Anh Thái, những biến động nhỏ nhặt nhất cũng đều khiến nhân vật suy nghĩ trăn trở, thậm chí ngay cả những sự kiện nằm ngoài dự kiến xảy ra cũng gây cú sốc với thế giới nội tâm nhân vật Và Hồ Anh Thái lấy điểm nhìn
bên trong để nắm bắt, dõi theo phân tích tâm lý nhân vật
Trang 11thân ra làm hai người: bao dung hay ích kỷ đây khi giữa một bên là những người bạn thân của mình và một bên là tình yêu, tình cảm anh dành cho Trang Trong cuộc đời đầy giông bão của minh, diéu lam Toàn đau khổ nhất chính là những người thân thiết với mình cứ lần lượt bỏ anh đi, nó tạo nên một khoảng trống hụt hãng trong anh, “nó cứa vào tim anh, để lại những đường răng không thôi ứa máu Anh rất sợ có thêm những người bạn làm cho anh thân thiết”! vì có thêm
ắt rồi có lúc anh dẫn vặt, đau đớn Lúc nào Toàn cũng thấy cô đơn,
anh đành tự tìm trong mình một con người khác để luôn sẵn sàng trò chuyện, trả lời anh, giúp anh hướng ra cuộc đời, hướng về những điều tốt đẹp của cuộc sống
Về cơ bản, khi miêu tả trực tiếp tâm lý nhân vật với những diễn biến tâm trạng, nhà văn phần nào khắc họa tính cách qua đời sống bên trong của nhân vật, đã không theo dòng tự sự thời gian một
chiều mà vận động theo logic nội tâm nhân vật thể hiện những xung đột, mâu thuẫn gay gắt trong nhân vật tạo ra chiều đối thoại với chính nhân vật Vô hình trung, sự đối thoại ẩn ngầm này thường tạo
nên sắc thái chiêm nghiệm cho nhân vật
Đây là sự tranh biện với chính mình của lão Khổ: theo lý trí, lão
quyết không tha thứ cho lão Tự, nhưng rồi lão lại băn khoăn liệu
mình “có nhẫn tâm không khi con cái lão ta bị phân biệt đối xử” Cái
sự khổ cả đời của lão khiến lão luôn căng thẳng suy nghĩ, sao sự đời phi lý khi lão muốn thế này nó lại cứ ra thế kia Lão càng tìm câu trả lời, lại càng bế tắc, vì ngẫm cho kỹ lão đâu chỉ biết đến giáo lý của riêng mình mà lão cũng có những phút động lòng, ngẫm ngợi Tạ Duy Anh đã để cho lão vào một cuộc tra tấn tỉnh thần, khi lão ngồi
lặng thầm và tự nhìn rõ mình bằng sự đối diện của nội tâm
Một thành công nổi trội của Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết Hồ Quý Lự là ông đã đan dệt câu chuyện lịch sử bằng những sợi dây tâm lý Đó là tâm lý giữa các tuyến nhân vật có tư tưởng đổi mới cực đoan, tuyến tâm lý nhân vật bị giằng co giữa hai phe phái
Trang 12140 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THOL KY DOI MOI
như Nguyên Trừng, Phạm Sinh Đặc biệt, thành công hơn cả, khi
Nguyễn Xuân Khánh đã kéo nhân vật lịch sử về với con người đời thường bằng cách “khơi thông” góc sâu tâm hồn nhân vật qua trường hợp Hồ Quý Ly Dù bể ngoài là một con người quyết đoán, lạnh lùng, dám nghĩ dám làm, nhưng qua con mắt những người trong cuộc, Nguyên Trừng đã cảm thấy một con người khác trong Hồ Quý Ly, khi ông đứng trước di ảnh của người vợ quá cố - bà Huy Ninh
Điểm thành công về phương diện xây dựng nhân vật dựa theo xung đột nội tâm khiến tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới không rơi vào
đơn điệu, ngược lại vẫn tạo độ hấp dẫn và có chiều sâu nơi nhân vật Nhà văn đưa những xung đột đó trải dài qua cả điểm nhìn bên ngoài lẫn bên trong, nhưng tính chất “tồn tri” khơng được hé lộ mà để tự nội tâm nhân vật bộc lộ ra ngoài Tiểu thuyết giai đoạn này, thay vì khi miêu tả tâm lý, nhà văn quan tâm đến kết quả của quá trình tâm lý, thì nay chính bản thân quá trình đó tự thể hiện không chỉ bằng lời
kể có tính chất hướng ngoại, mà bằng xu hướng tự hướng nội, tự bộc
lộ những nỗi niềm suy tư sâu kín, phơi bày tiến trình vận động tự thân của tư duy và những xúc cảm đa chiều của con người
Qua một số dẫn giải trên, chúng tôi đi đến nhận định: nhà văn sau 1986 đã đặt xung đột nội tâm nhân vật trên phương diện con
người cá nhân - đời thường, do đó đặc điểm tâm lý mang tính cá
nhân, cá biệt thuộc về nhu cầu bản thân bên trong của nó, quy chiếu vào những biến cố trong tâm hồn nhân vật để người đọc tìm thấy bóng dáng của hiện thực xã hội Nhờ khai thác đắc địa khía cạnh này
mà những tiểu thuyết như Sông Côn mùa lũ, Gia đình bé mọn, Tiểu
thuyết đàn bà, Hồ Quý Lụ, Mẫu thượng ngàn đã tạo nên ấn tượng khó quên về hình tượng nhân vật
3 2 Tiếp cận nhân vật với bút pháp hiện đại 3.2.1 Xâu dựng nhân uật theo lối “ẩn danh”
Theo quan điểm của tiểu thuyết hiện đại, nhân vật là một “dé an
Trang 13vào tác phẩm, ít có bình luận, miêu tả giải thích, đơn giản chỉ quan
sát và kể lại Nếu ở tiểu thuyết truyền thống, nhân vật có lai lịch rõ ràng, có nghề nghiệp, tính cách nhân vật được định hình rõ nét, số
phan nhân vật tròn trịa đầy đặn, thì ở tiểu thuyết hiện đại trong “thời đại của số báo danh” (A.R Grillet), nhân vật lại bị hòa lẫn, chìm ngập
trong đám đông mờ mịt, không nhân dạng, không nguồn gốc, không giọng nói riêng Mọi chứng cứ về nhân vật gần như đều trở thành vô hình hóa Đó là “những nhân vật không nổi lên bằng một nét hình
dung diện mạo rõ rệt nào, một cá tính nào, một đường viền lịch sử
nào”1, nó chỉ được tái hiện qua những mẩu, những mảnh, có khi chỉ là những ý nghĩ
Cách khai thác và xây dựng nhân vật này đã được khai sinh bởi F Kafka Ông đã “tẩy trắng” nhân vật, đôi khi cả cái tên của họ, một
số nhân vật mang cái tên không có họ (Vụ án, Lâu đài) Nhân vật của
Kafka mang tính chất trừu tượng, gợi lên một ý nghĩa khái quát, một sự cảm nhận, một ý niệm về thân phận con người Đến các nhà tiểu
thuyết Mới, Grillet đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao cứ cố đi khám phá ra
một cá nhân tên gì trong một tiểu thuyết không nói đến vấn đề đớ? Chúng ta ngày nào chẳng gặp những người mà chúng ta không hề quen biết tên của họ và chúng ta có thể nói chuyện suốt buổi tối với một người không quen biết”? Vì thế, tiểu thuyết Mới có ý đồ thủ tiêu nhân vật và thay thế nó bằng thế giới đồ vật Họ hoàn toàn “giao phó cho bạn đọc cứ việc tùy nghỉ dựng lại nhân vật qua những mảnh vụn nát của hư cấu, mà không đòi hỏi một cách hiểu chính thống độc tôn nào“3 Tiểu thuyết Mới đã “sát hại” tiểu thuyết cũ, trong đó có nhân vật, bởi “con người đây không phải là con người - xã hội, có đời sống, có tâm lý, tính cách phản ánh những quan hệ xã hội phức tạp mà nó là một thành viên sinh động và tích cực Đây là con người đủ kiểu, con người “phổ biến”, “đại thể”, con người trong trạng thái sơ đẳng,
1 Pang Anh Dao (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, tr 44
2 Grillet A R (1997), Vì một tiểu thuyết mới, (Lê Phong Tuyết dịch), NXB Hội nhà
văn, tr 192
Trang 14142 CON NGUOI TRONG TIEU THUYET VIET NAM THOI KY DOI MOI
sâu bọ, sống theo sự điều khiển của bản năng, của cái “vô thức”, con người sống trong mối tương quan với các đồ vật chung quanh”!
Dưới tác động và ảnh hưởng của văn học thế giới, bản thân các
nhà văn Việt Nam cũng luôn nỗ lực cách tân và tiếp cận những cách viết tiểu thuyết mới Trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay thật khó
tìm thấy một nhân vật điển hình kiểu của chủ nghĩa hiện thực, thay
vào đó là những nhân vật đủ mọi hạng người, nó đã và đang thải bỏ dần “tất cả những gì khiến nó nên người, để trở thành bóng ma vô
danh mà người ta chỉ còn nghe được giọng nói”?
Đường viền đầu tiên bị xóa của nhân vật là tên tuổi, khuôn mặt
Thông thường cái tên chính là dấu mốc đầu tiên cá biệt hóa nhân vật, nó không chỉ mang chức năng định danh mà nó còn mang ý nghĩa nghệ thuật khi sử dụng tên gọi (như trong tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn thường là những cái tên đẹp, trong hiện thực phê phán thường mang nhiều cái tên xấu xí, méo mó kiểu con người nhỏ
bé) Tiểu thuyết theo hướng hiện đại đang dần bất tuân truyền thống ngay từ ký hiệu tên gọi thông thường này Trong Thiên sứ, có một
nhân vật chỉ là một phụ âm - nhà thơ Ph Con người đó đã khước từ
gia nhập 299 phò mã tương lai dù Ph luôn yêu chị Hằng bằng cả một
trái tìm Người sông Mê của Châu Diên đã đánh đố bạn đọc tham gia
vào một cuộc thăm dò nhân vật Từ tên anh là là gì chẳng được sang cách bật ra đầy ngẫu hứng từ một câu chuyện vui dí dỏm như Cu Con, Chiền Chiện, anh Lê Nin; cho đến việc nhà văn không có ý định danh, định tính cho nhân vật ngoài cái kiểu đùa cợt tên gọi nhân
vật không nhất quán: khi thì cô này nghĩ mình là Hoa, có khi chính cô lại cho rằng mình là Hương Cách gọi tên trong Người sông Mê là các
danh xưng lẫn lộn, mơ hồ, lập lờ Trong khi đó những sáng tác của Thuận với phương châm không “đóng các nhân vật vào những cái khung gỗ vuông, lồng kính rồi treo lên tường” (Thuận), nên các nhân
vật của Thuận thực như những chuyến đi của những cuộc kiếm tìm
Trong T mất tích ngay đến người chồng (nhân vật tôi trong truyện)
1 Hồ Tôn Trinh (2003), Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã
hội, tr 71 - 72
Trang 15của T trên thực tế không biết gì về cô, đến như tên gọi anh ta “chưa bao giờ đọc đúng tên T Những cái dấu trong tiếng Việt nghe nói rất rắc rối mà tên của T ghi trong hộ chiếu gốc thì gồm những hai dấu, cái trên cái dưới, lâu ngày tôi đã quên rằng chúng dành cho chữ U hay chữ A hay mỗi dấu”! Suy cho cùng, nhân vật T chỉ là một cái tên viết tắt và một vài thông tin không đáng kể Đó cũng chính là sự tổn tại mờ nhạt, lẻ loi, cô độc của con người trong đời sống hôm nay Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, nhân vật của Trí nhớ
suụ tàn chỉ là cô gái xưng “em” hoặc là những nhân vật được nhắc
đến gắn với các biệt danh dựa theo các đặc điểm như” “hai mươi bảy vết thương”, “con bướm”, “thằng trí thức”, “chủ hiệu cầm đổ” Cả
nhân vật trung tâm cũng không được gọi tên, không được miêu tả
tâm lý, nhân cách rõ rệt dường như chính họ không tồn tại trong xã hội đó Cuộc sống hiện đại với guồng quay đến chóng mặt khiến con người không đủ thời gian và cũng không đủ quan tâm để nhớ đến một cái tên Cách để dễ “thu nạp” ai đó là định danh qua những cái
bên ngoài mình, là địa vị xã hội, nghề nghiệp chứ không phải do cái tên khu biệt con người Đó là cách mà trong Mười lẻ một đêm, Hồ
Anh Thái đưa hai nhân vật chính được gọi bằng một cụm từ chung
chỉ về giới “người đàn ông” và “người đàn bà”, giới thiệu và kể cho nhau câu chuyện của những họa sĩ trồng chuối hột, ông Vip, thằng bé hàng xóm, người cá, giáo sư I, giáo sư II Việc Hồ Anh Thái gọi tên
nhân vật biểu thị cách định danh đầy thực dụng của người hiện đại
Chúng không được quy thành những đặc điểm riêng mà trở thành cách nhìn có đặc điểm chung của kiểu loại con người trong xã hội
đương đại Đến Tạ Duy Anh, nhân vật chính của Đi tìm nhân oật ẩn
mình bằng đại từ nhân xưng “tôi”
đánh giày lại được tiếp xúc với một loạt những tên tuổi, nào là hắn, Mặt đen, nàng, tiến sĩ N, tất cả đều là những cái tên trung tính, không gợi lên điều gì về đối tượng miêu tả
đi điều tra cái chết của thằng bé
Không chỉ cái tên thành ký hiệu, ngay đến nhân dạng, ngoại hình nhân vật cũng chỉ là những nét vẽ sơ sài hoặc mất dấu, khó
hiểu Thụy trong Chinatown la mét diéu bi an Nhan vat “tdi” yéu
Trang 16144 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Thụy như “yêu một điều bí ẩn, điều bí ẩn chứa những điều bí ẩn” Thụy chỉ xuất hiện ở thông tin chung chung: tên Âu Phương Thụy, gốc Hoa, địa chỉ: phố Kiến Trúc, hiện sống ở Sài Gòn, chợ Lớn Thụy hiện diện trong tác phẩm thực ảo lẫn lộn, lẩn khuất trong một vóc dáng có tính chất hồi ức của nhân vật tôi “Tóc Thụy cắt cao Mắt Thụy xếch Mười sáu tuổi Thụy cao bằng thằng Vĩnh bây giờ”, mà dường như những ai trong huyết quản có dòng máu của họ Âu đều tóc cắt cao và
mắt xếch cả Tôi lấy Thụy khi 28 tuổi, xa Thụy lúc 37 tuổi, địa chỉ của Thụy nhân vật tôi không biết, không có một tin từ nào của Thụy Tất cả
đều là những ẩn số Đó phải chăng là lý do tại sao suốt cuộc đời “tôi”, Thụy vẫn là một bí ẩn mà “tôi” không khám phá được Anh ta không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm chỉ qua miền hồi ức của “tôi” cho nên càng lúc anh ta càng mờ nhạt Đến như nhân vật “tôi” cũng dần mù mờ,
“tôi” không biết, “tôi“ không hiểu Rốt cuộc Thụy là ai? hay Thụy chỉ là
nhân vật hắn đeo đuổi nhân vật “tôi” trong tác phẩm của mình trong hai
giờ mông lung ký ức của “tôi” trong tàu điện ngầm
Không chỉ có Thụy, mà những nhân vật như bố mẹ của nhân vật
tôi, hắn cũng đều được miêu tả rất mờ nhạt, không có một dấu ấn gì riêng biệt ở hình dáng bên ngoài Thậm chí cả nhân vật tôi - người
kể chuyện trung tâm chỉ được phác thảo bằng một ngoại hình không đổi, vẫn “đôi dép quai hậu giả da cửa hàng Bách hóa tổng hợp Hà
Nội, từ mái tóc đến đôi kính cận, từ nước da đến dáng người, từ
chiều cao đến cân nặng” Các nhân vật của Thuận đã mất đi tính hữu hình, cụ thể, sinh động, ngay cả Liên (Paris 11 tháng 8), T (T mất
tích), họ cũng chỉ là những con người mong manh, bí ẩn, nhàm chán, tẻ nhạt, mập mờ của đời sống hôm nay Đó thực sự là những cá thể
cô đơn đầy lo âu hoảng loạn, bơ vơ, dễ đổ vỡ trong mênh mông
những dư chấn của cuộc đời và thời cuộc
Với cách thức “trừu tượng hóa” nhân vật, các nhà văn cố ý tạo
dựng ngoại hình bên ngoài của nhân vật mang tính chung chung
Nhân vật tôi đi tìm hắn lại được người dân phố G miêu tả: “Cao 1"70,
đa trắng, mũi to và cao, trán vuông, mắt dài, mồm cười khá tươi, có
Trang 17một nốt ruồi ở đái tai Tóm lại, hắn có một hình thức khá hấp dẫn, trong tay luôn cầm một cuốn sổ”! Một ngoại hình không điển hình, khiến nhân vật tôi luôn muốn trả lời câu hỏi: “Tôi là ai? Là tôi? Là
han? Hay không phải là tôi?” Trong thế giới hiện đại giờ đây “mỗi cá
nhân như một mã số, một ký hiệu luôn luôn có nguy cơ bị biến
dạng, bị nhiễu, bị sai lạc về tín hiệu hoặc mất hút mà không ai cần biết lý đo”2 Đó cũng là điều Kafka đã từng cảnh báo, với sự thụ động của con người trong đời sống công nghiệp hiện đại, anh ta sẽ chẳng là
ai, là gì trong xã hội, có chăng sẽ chỉ là “một bóng đen khổng lồ, một
khối băng giá và trong đêm tối hắn không có hình thù cụ thể”3 Trong
xã hội thời hiện đại con người có thể phải đảm nhiệm một lúc rất
nhiều vai diễn, rất nhiều khuôn mặt và không ngừng đi tìm bản thể của mình, cho nên đường biển khu biệt các nhân vật rất mờ nhạt,
buộc người đọc phải chú ý nhận diện và tự tái tạo hình tượng nhân
vật trong tác phẩm theo cách của mình Điều này cho thấy tiểu thuyết hiện đại đã thu hút được độc giả cùng tham gia vào quá trình sáng
tạo nghệ thuật qua các trường hợp nhân vật như bé Hon, Hoài, Hằng
(Thiên sứ), nhân vật cô người mẫu (Khải huyền muộn), Hoa - Hương
(Người sông Mê), Tính, Hương, Nam (Thoạt kỳ thủy), Quân, Kim
(Ngồi) Phần lớn những “phản nhân vật” này đều đứng trước sự
hoang mang về chính bản thể của mình Sự xuất hiện đột ngột của họ
gần như đều được các nhà văn xóa trắng, không chỉ tên gọi, ngoại hình mà ngay cả tâm lý tính cách cũng không được lý giải
Trong chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã
hội chủ nghĩa, nhân vật thường được nhắc đến với tính cách điển hình trong một hoàn cảnh điển hình, nay trong văn hoc sau 1986, voi
không khí đổi mới nhiều chiều, đời sống nhân vật của tiểu thuyết hiện đại không còn có những tính cách nhất định với sự miêu tả, phân tích tâm lý một cách logic, cụ thể, đầy đủ Con người và nhân vật rất khó nhận diện qua trạng thái “nhìn mặt bắt hình dong” được, trong anh ta sẽ luôn có những phần nổi và phần chìm của một tính
1 Tạ Duy Anh (2008), Đi tìm nhân oật, NXB Tổng hợp Đồng Nai, tr 209 ? Tạ Duy Anh (2008), Đi tim nhan vat, NXB Tổng hợp Đồng Nai, tr 206
Trang 18146 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
cách, một bên thiên thần, một bên quỷ sứ, ai cũng khó có thể bình
luận một cách chủ quan qua hành động, nói năng, suy nghĩ của nhân vật Đây cũng là lý do nhân vật của tiểu thuyết đương đại thường được tạo nên bởi những phân mảnh, lắp ghép của những mảnh tâm
trạng rời rạc, qua đó khó tạo được một tính cách hoàn chỉnh (ý kiến
này chúng tôi sẽ khai thác ở phần sau của chuyên luận)
Nhân vật tôi của Tạ Duy Anh (Đi tìm nhân oật) xuất hiện không
một lai lịch, không có tính cách, anh ta chỉ có hành vi duy nhất là sưu
tâm những cái chết dé “tim kiếm sự thỏa mãn một nhu cầu mang tính bản thể: chiêm ngưỡng phần vực tối trong tâm hồn ta”! Trong Ngồi, Kim chỉ xuất hiện qua hồi ức và giấc mơ của Khẩn Thật khó cho người đọc để tìm ra câu trả lời Kim còn sống hay đã chết, tại sao Kim
va Khan lai chia tay, thực chất Kim là người như thế nào? Kim tồn tại chỉ như một sự nghỉ hoặc nơi độc giả, chỉ biết Kim đã có một thời
gian tuyệt vời khó quên trong đời của Khẩn Quân cũng vậy, trong truyện chỉ có một thông tin Quân là chồng của Thúy Nhưng ngay vợ anh ta cũng đang đi tìm để tự giải tỏa những “nghi án” về chồng
mình Tại sao Quân bỏ đi mang theo số tiển năm trăm triệu của cơ
quan; Cú điện thoại gọi cho Thúy có phải là Quân không? Trò bói chén tìm tung tích Quân thực có hiệu nghiệm không? Ranh giới nhân
thân của nhân vật dần trở nên mờ nhạt và bí ẩn Mọi mối quan hệ của
họ với những người khác tự nhiên càng lúc trở nên rối bời, phức tạp, nhất là bản thân họ cũng không có một sợi dây liên hệ với quá khứ, không tương lai Dường như họ chỉ ngẫu nhiên hóa thân trong cõi sống của chúng ta mà thôi Đến như Khẩn chỉ được Nguyễn Bình Phương
vẽ lại bằng một bức chân dung kiểu như ngồi thiển Từ 2 đến 48
chính là chân trời cuộc sống đẩy mông lung chuyển dịch trong đầu
của Khẩn, khi tỉnh táo, khi lại đau buốt bấn loạn, các sự kiện cứ dồn
dập đến rồi đi, những con người cũng vậy, thoắt đến rồi thoắt đi, rõ
nét và mờ ảo dần, rồi tan biến, chỉ còn lại sự thư thái tĩnh tuyệt của
Khan trong tư thế: “chân trái của Khẩ ngả ngang với mặt đất, chân phải của Kh co lên ép vào bụng, tay trái của K bẻ vuông góc, bàn tay
Trang 19
ngửa, các ngón mở ra như những cánh hoa đang tàn, bàn tay phải của với các ngón gân guốc như bộ rễ già nua bọc kín lấy đầu gối chân phải" Các nhân vật của Ngổi chỉ loáng thoáng xuất hiện rồi như lẩn khuất Ngọc, Nhung, Liên, Xuân, Minh, mỗi người có một tâm sự cuộc đời riêng
chỉ như từng lát cắt, không ràng buộc, không liên hệ
Với Thoạt kỳ thủy, Tính xuất hiện từ đầu đến cuối không với
một diễn biến tâm lý hay một tính cách cụ thể nào, y chỉ bộc lộ mình qua những hành động có tính chất dục vọng: khát máu, thích lửa,
thích nhảy nhót điên cuồng, hiếu sát Đối với Hoàn (Người đi uắng), Thắng không hiểu nổi vợ mình nghĩ gì, giữa hai người chỉ có cảm giác ngày càng xa lạ về nhau chỉ như những “tảng đá khép kín không có cửa” Tất cả họ chỉ là những “con người đi vắng”
Trước đó, Phạm Thị Hoài với Thiên sứ đã làm một cuộc cách tân khi không phân tích tâm lý, tính cách nhân vật mà để họ tự bộc lộ
mình qua những cuộc chơi (tiêu biểu là Hoài) Đó là “bệ đố” cho một loạt tác giả khác tiếp tục khám phá tính “phân rã của con người” để đi tìm chiếc chìa khóa giải mã nhân vật kiểu như Người sông Mê,
Khải huyền mmuộn, Đi tìm nhân uật, Chinatorun, Paris 11 tháng 8
Những nỗ lực của các tiểu thuyết gia Việt Nam cho thấy một lối tư duy về nhân vật khác với truyền thống, tuy chưa hẳn đã được đông đảo người đọc hào hứng tiếp nhận, nhưng phần nào họ đã khẳng
định quyền tự do phát triển của nhân vật, hoàn thiện nhân vật theo
cách riêng của mình Đó cũng sẽ là một sự hứa hẹn đầy triển vọng cho chặng đường tiểu thuyết tiếp theo
3.2.2 Xây dung nhan vat qua nhiing manh vun tim ly, ky tc roi rac không liên kết
Henri Bezgson cho rằng con người luôn có cái tôi bể mặt và cái tôi bể sâu, trong đó cái tôi bé sâu (tức trạng thái tâm lý bên trong) mới là cái tôi đích thực Khái niệm “dòng ý thức” lần đầu tiên được
nêu ra bởi William James (1842 - 1910) - nhà triết học thực dụng chủ
Trang 20148 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
nghĩa và nhà tâm lý học người Mỹ Ông cho rằng hoạt động ý thức của con người không phải là rời rạc mà có liên quan với nhau, dựa theo phương thức dòng tư duy, dòng ý thức hoặc dòng sinh hoạt chủ quan Kết cấu dòng ý thức chấp nhận những yếu tố không nằm trong
mạch logic trực tiếp của tác phẩm mà thuộc về mạch ngầm, về cảm nhận cá nhân Dòng ý thức dành một khoảng không gian rộng lớn cho những yếu tố thuộc về tiềm thức của nhân vật: nỗi ám ảnh, nỗi sợ hãi vô thức Đó là “những yếu tố tâm lý tồn tại ở một thực thể cá nhân mà chính nó không hay biết” (C.G Jung) Cái vô thức được văn học Việt Nam cuối những năm 80 hướng đến miêu tả chủ yếu dưới dạng ẩn ức Chính ham muốn ẩn ức sẽ khai mở ý thức con người để trở thành hữu thức Điều này cho thấy, con người là một bản thể chưa xác định và khó khẳng định Sẽ càng khó đoán định lý giải hơn, nếu ta chỉ dùng khoa học và lý tính thuần túy, bỏ qua trực giác cảm tính chủ quan và tâm linh sâu thẳm nơi con người Trong nhân vật,
việc nhà văn để những hồi tưởng đan xen với dòng tâm tư hiện tại
luôn ở những đường ranh hết sức mờ nhòe, khó nhận biết Như
Nguyễn Bích Thu đã nói “giấc mơ và hồi ức là đặc điểm của nhân vật dòng ý thức”, có nghĩa trong dòng ý thức của nhân vật, mọi hình ảnh, mọi ý tưởng, ký ức hướng đến tâm lý nhân vật luôn xuất hiện một cách tự do, đột ngột, khơng kiểm sốt được trong tư duy của mình Vì điều này có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến nghệ thuật
xây dựng nhân vật của tiểu thuyết hiện đại nên chúng tôi tạm thời
phân chia hai mảng này ở hai mục nhằm làm nổi bật đóng góp đáng ghi nhận của tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới
Xây dựng nhân vật theo dòng ý thức này, người được đánh giá
nổi bật là Nguyễn Minh Châu với phiên bản đa thanh cuối cùng - Phiên chợ Giát Ò tiểu thuyết, người thành công đầu tiên khi đưa vào thứ hiện thực nằm ở tầng sâu của tâm trạng và tri giác, ám ảnh và bi tráng đầu những năm 90, đó là Bảo Ninh Người thực sự tạo ấn
tượng mạnh mẽ về bút pháp và kỹ thuật tiểu thuyết qua Nỗi buôn chiến tranh Những trang văn của Bảo Ninh là dòng thác tâm trạng
bấn loạn, rối bời của nhân vật Kiên Nếu ở Thiên sứ, Phạm Thị Hoài
Trang 21tưởng, những mảnh gương vỡ cuộc đời không có trật tự nhất quán
trước thực trạng Homo Z hóa của con người thì Bảo Ninh lại chọn
cách lắp ghép những mảnh tâm hồn, những mảnh đời khơng hồn thiện trong cái tranh tối tranh sáng của quá khứ và hiện tại Nhân chứng duy nhất trải nghiệm mãnh liệt nhất chính là Kiên Kiên hiện diện một cách dị mọ khác thường trong con mắt mọi người xung quanh Anh nhà văn lập dị này luôn sống trong cảnh của những ký ức chắp nối, những cơn mộng du huyền ảo, mông lung Qua các lớp thời gian bị đảo lộn đứt gãy liên tục, những mảnh vụn ký ức vương vãi khắp nơi trong tâm trạng nhân vật Kiên đang đứng ở hiện tại nói về trạng thái tỉnh thần hiện tại của mình thì những kỷ niệm, biến cố của những thời gian khác nhau trong quá khứ gọi anh trở về Chúng bị xô đẩy, đan cài vào nhau trong suy nghĩ chập chờn, bất định của Kiên với những kỷ niệm dĩ vãng không hệ thống rõ ràng, đứt đoạn liên tục về những mùa mưa sầu thảm, về cái xác lõa lồ của người đàn bà trong ngày giải phóng, về cuộc sống ảm đạm ở truông Gọi Hồn, về cái đêm trên tàu với Phương và khoảnh khắc “cắt la” nhau của mối tình định mệnh, về cánh rừng đại ngàn, những khuôn mặt đồng đội, những mất mát đau thương Tất cả bị đọng ứ, nhòe mờ, chồng chéo trong dòng chảy miên man bất định hồi ức, cảm xúc của Kiên Để nắm bắt cốt truyện người đọc phải tự mình làm công việc thống kê sự kiện và tự liên kết chúng lại trong một rừng rậm ký ức trên cái nền đứt gãy tâm trạng của nhân vật
Nhân vật Cẩm My của Khải huyền muộn cũng chìm vào hồi tưởng quá khứ Nào “cái ngày đầu tiên”, “
thời gian này”, “hồi ấy” là thông điệp định tính thời gian cho hồi cái hôm đó”, “ở khoảng
ức được nhớ lại, cài lẫn vào nhau của Cẩm My Từ chuyện hồi trung học, cô lại nhớ về cuộc thi hoa hậu học đường, lan man sang nhà báo
Nhật Mỹ, rồi bất chợt cô lại nhớ đến Vũ, nghĩ đến mối tình đầu, sau lại quay về hình ảnh bố mẹ, nhân tình của mẹ Mọi thời điểm quá
khứ đến trong trí nhớ của cô như được lưu giữ từ trước và giờ cứ
việc tuôn trào nhòe nhoẹt, bất tuân theo một logic trật tự nào Nó lộn
Trang 22150 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
mọi sự vật tuy ở thì hoàn thành nhưng luôn trong tâm thế dở dang
Cách thể hiện sinh động trạng thái tỉnh thần của nhân vật trong Khải huuễn muộn cho phép Nguyễn Việt Hà bộc lộ cảm quan đời sống của con người thời hiện đại Một đời sống day hỗn loạn, như những mảnh vỡ, tâm thế hồ nghỉ tồn tại; con người có khi đang đánh mất lý tưởng, loay hoay vô hướng trong cõi nhân sinh thiếu vắng tình người Đến nhân vật tôi của Đi fừn nhân uật cũng vậy Anh ta nghĩ về hồi ức tuổi thơ, bị ám ảnh bởi oan hồn chim bổ câu và cả những
giọt máu trên đệm năm nào, thoắt cái lại nhảy sang chuyện tiến sĩ N, tiếp đến là sự băn khoăn về cái chết của cậu lính trẻ hồi ở chiến trường Trạng thái tinh than của nhân vật “tôi” là “phi trọng lượng, phi thời gian, phi ký ức” Tất cả chìm vào trong một “hố đen” day hoang mang với cái bản thể của hiện tại trên hành trình đi tìm nhân vật của nhân vật “tôi” liên tục bị “lấn sân” bởi đường ngang quá khứ đến hiện tại Mặc dù vậy chúng lại liên tục bị đứt gãy giữa cái đã và đang diễn ra Sự đảo lộn trình tự thời gian cộng với việc nhân vật cũng mơ hồ về không gian khiến hành trình kết nối sự kiện trở thành những đường gấp khúc, đứt đoạn và cách quãng Điều này sẽ còn Bặp trong cả những nhân vật của tiểu thuyết lịch sử như Từ Lộ - Thần Tông (Giàn thiêu), Hồ Nguyên Trừng (Hồ Quý Lụ) Trong những tâm trạng ấy luôn lẫn lộn cả những chuyện gia đình, cá nhân,
chính sự, xã hội trải dài trong hồi ức một cách phi logic, phi trật tự Đến như Mạc Can, người tự nhận mình không hướng đến một
tác phẩm kiểu hiện đại cũng đã tạo ấn tượng sâu sắc, da diết, đầy
thương cảm nhờ những trang hồi ức buồn của những con người dị biệt sống vào những năm 60 trong một gia đình xiếc nghèo hèn Hồi ức anh Ba là những khoảng chập chờn về kiếp sống và kiếp người Từ “tuổi thơ dữ đội” của những ngày rong ruổi theo đoàn xiếc, hồi hộp thắc thỏm đứng sau tấm ván của màn phóng dao, đến những giấc mơ kiếp chó của mình, mơ được biết chữ biết đọc, về mối tình đầu tuyệt vọng và câm lặng, cho đến những dư âm về mùa mưa sùng sũng, những đêm trăng sao ẩm ướt, những tập tục sinh hoạt Tất cả chìm vào xúc cảm tâm hồn của nhân vật anh Ba u buồn, hư ảo, đan
Trang 23Thuận cũng đã thành công trong việc cấu thành một dòng hồi ức
miên man của nhan vat tdi trong Chinatown Tam trạng đó chỉ được
vận hành khi “đồng hồ treo tay chỉ số mười” và kết thúc khi “đồng
hồ đeo tay chỉ số mười hai” Hiện thực trong Chinatown là những mảnh vỡ vụn nát, bộn bể trong cuộc đời của nhân vật được trải dài ở
từng câu, từng chữ của tác phẩm Kết nối cho những mảnh vỡ là
dòng hồi ức lộn xộn giữa quá khứ - hiện tại, mộng mị - thực tế trong
“tôi”, Chỉ với hai tiếng chập chờn, “tôi” đã hồi cố về quá khứ, những biến động của cuộc đời “tôi” từ trẻ cho đến 39 tuổi được gắn chung
với những sự biến: xã hội Việt Nam thời bao cấp, buổi giao thoa của
nền kinh tế thị trường, mở rộng ra còn là chuyện xã hội Pháp hiện đại, chiến tranh Iraq, cộng đồng người Hoa ở nước ngoài Nằm trong
sự kiện biến động bị đứt gãy thường trực một câu chuyện tình yêu
hôn nhân đầy vô vọng, khủng hoảng nối tiếp trong quá khứ Trong hành trình mải miết hồi ức dàn trải và không có hành động ấy trở nên bất tận đẩy ám ảnh khi chúng không có điểm dừng, từ đầu truyện cho đến cuối truyện không hề có một dấu chấm xuống hàng, không phân chương, phân đoạn (trừ đoạn trích tiểu thuyết I ‘m yellow), tham chí nó không hề bị ngắt quãng bởi hiện thực Trong những hồi ức đứt nối của nhân vật tôi về quá khứ và những giấc mơ ngắn ngủi về tương lai, Thụy vẫn luôn hiển hiện Thụy xuất hiện 671 lần nhưng mông lung khó hiểu, cũng như hồi ức lộn xộn bộn bề của nhân vật “tôi” qua những câu kể: “Hai chữ tương lai từ ngày tôi ra đời không cần danh từ bổ ngữ, không cần đại từ sở hữu, nó là cả ba chúng tôi (tôi, bố, mẹ)”; “Hai mươi bảy tuổi tôi mới đặt tình yêu bố mẹ sang một bên” “Hai mươi bảy tuổi tôi mới bắt đầu sống cho tôi”; “Tuổi thơ của tôi là cốc chè đỗ đen nấu kẹo mậu dịch, là bộ óc lợn hấp nổi cơm, là những điểm mười, những lời khen trong học bạ”! Chính những câu chuyện với cái hồi ức suy nghĩ miên man của nhân vật tôi về mình, về Thụy, về mười mấy năm xa Thụy, cùng cuốn tiểu thuyết In yelloo viết đở xảy ra cùng hoặc trước khi tôi và thằng Vĩnh con trai mình ngồi trên chuyến tàu này đã mở ra trong Chinatorn những “chiều kích hiện tại của thời gian quá khứ”
Trang 24152 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỒI MỚI
(Nguyễn Chí Hoan) Truyện chỉ là những suy tư bằng lời kể, gần như vắng bóng hành động, cho phép người đọc trải nghiệm cùng cuộc đời
nhân vật Một mặt, nhờ “cái không biết, không hiểu” nơi nhân vật tôi, mà có khi chính là “tôi” đã nhận ra cái đáng sợ, cô đơn nhất, đặc biệt đối với những kẻ tha hương, chính là sự xa lạ đối với chính mình
Mặt khác, có thể cũng là một niém tin, trong chuyến tàu hôm nay, sau con số mười hai của một đời, một ngày, biết đâu những toan tính, cuộc đời tôi và cả thằng Vĩnh con của tôi rồi sẽ khác và cả Thụy -
niềm say mê nơi Chinatown của tôi cũng sẽ khác qua cái kết thúc của tiểu thuyết
Việc các nhà văn chọn lối tự sự chất liệu ký ức với sự xáo trộn chóng mặt các tình tiết trong mạch chuyện theo kiểu dòng ý thức đã khiến cho ký ức bị chia nhỏ thành những mảnh vụn của sự kiện và dẫn tới cảm giác tìm ra “con người ẩn náu” bên trong Với sự đổi mới cách nhìn trong sáng tạo, quan niệm, nhà văn Việt Nam đã tìm ra
một số thủ pháp mới dưới ảnh hưởng của văn học hiện đại thế giới để
“biết đột phá hiện thực” (Ma Văn Kháng), trong đó họ dường như đã
trao ngòi bút cho nhân vật, để nhân vật tự viết lấy giọng điệu riêng của
nó, nhà văn để mặc cho nhân vật “phơi trần” cảm xúc, tâm trạng một cách tự nhiên, “xé toang“ trật tự niên biểu Trong Trí nhớ suy tàn, nhân
vật của Nguyễn Bình Phương nghĩ nhiều hơn hành động, bởi họ triển miên trong hồi ức Cô gái - nhân vật chính của tiểu thuyết đang sống trong một mớ bòng bong của những ý nghĩ ngổn ngang về hai người
tình, một hiện tại và một ký ức Trong tập ghi trí nhớ của cô là một sự
vội vã những mảnh ký ức cho nên nó không có mở đầu và dường như chưa kết thúc Tất cả như cô linh cảm, trí nhớ của mình đang suy tàn ghê gớm, “đang kéo đi, đang gục xuống, tan ra”
Trong việc xây dựng khối “tiểu tự sự”, các nhà văn đã đưa độc
giả vào trò chơi của tác phẩm khi đó là sự tập hợp của những mảnh
vụn Họ “từ bỏ công tác đào xới chiều sâu nội tâm của nhân vật, và thay vào đó là việc mô tả tính chất cụ thể và phức tạp của những
Trang 25ở trên phần lớn nhân vật theo dòng ý thức đều trong tâm trạng hoang mang, lo sợ trước vong bản của con người Tiếp tục dư ba đó Lê Minh Hà đồng thời truy vấn chính con người trước thời cuộc qua
nhân vật Ngân Tiểu thuyết Gió tự thời khuất mặt được viết bởi một
cốt truyện nhẹ nhàng, giọng văn không cần lên gân nhưng đủ để nếm trải một cách thấm thía Đứng ở thời điểm hiện tại, Ngân đưa độc giả quay ngược về tuổi thơ của cô tựa như đang đọc một cuốn hồi ký
được ghi theo mạch nhớ của cô, phi trật tự, thời gian đảo tuyến để
người đọc tự lắp ghép các mảnh sự kiện qua những trang trải nghiệm
của cô Tuổi thơ - đứa bé Ngân lúc lên mười là dư vị câu chuyện kể
xưa của bố cùng những bước trưởng thành của đời người trong bước đi của xã hội, từ tiếng bom rít, tiếng lục xục xuống hầm, tiếng rền cực lạc, rồi những đứa trẻ ra đời “từ nỗi tuyệt vọng của lòng ham sống” đến những câu chuyện bâng quơ, một tiếng cười vô cớ Dấu ấn của một thời chiến tranh trong Ngân không phải là cái dữ dội, chết chóc trên chiến trường mà là những lát cắt của đời sống gia đình người Hà Nội Đó là những đêm quáng quàng bổ khỏi giường vì báo động, những đám rệp tự nhiên sinh sôi trong khu tập thể và cả những ngày tháng đã qua của bố trong chiến trường lại trở nên mông lung, vơ nghĩa, đầy hồi nghỉ với Ngân Tất cả tựa như một thước phim hoài
niệm trong Ngân, lẫn lộn nhưng đầy đủ, thương nhớ và ăn năn, dan
vặt và tự vấn Những điều đó được cô nhìn lại để trả lời cho quá khứ của mình chỉ khi cô đã là đàn bà, là vợ là mẹ, đã không thể nào ngờ nghệch, cô mới hiểu rằng “mọi sự đều có thể, xấu hay tốt, ở bất kỳ ai, đều có thể” Quá khứ trong sự trăn trở của Ngân kéo đến tận bây giờ vẫn luôn thường trực câu hỏi: “Thế giới này còn gì?”“, “Hạnh phúc?”,
“Tương lai là cái gì?”, “Trách nhiệm? Thế nào là trách nhiệm?” Và từ
bao đời nay gió vẫn thổi, nó thổi qua những làng, ngõ, phố, qua những hồi ức kỷ niệm, nó có thể lưu cữu, có thể thổi bay nhưng chắc một điều rằng cái hiện hữu vẫn còn và cái mông lung mờ mịt thẳm xa
vẫn còn Lê Minh Hà để cho mạch nghĩ của nhân vật chiêm nghiệm
khi đã trải qua gần nửa đời người, hồi tưởng lại mọi hồi ức về cái
Trang 26154 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
xóm có cây đa nhà bò, những con người đi qua trong đời, tuổi thơ thành người lớn, người đàn bà trẻ con giờ đã thực là đàn bà có chồng, có con, đã “hiểu ra rằng những cảm giác thánh thiện của thời trẻ trung, cả những xót xa tuyệt vọng, khao khát và hoang mang, đã là miền bình yên nhất để tìm về khi buồn khổ, để sống tiếp”! Nếu nhân vat toi (Chinatown) cua Thuan quay ngược quá khứ để quên đi quá khứ có sự ám ảnh của Thụy thì Ngân của Lê Minh Hà lấy quá khứ để
làm điểm tựa nhận lại chính mình “Hành động đập vỡ thành từng
mảnh những hình ảnh, ý niệm, hệ thống và giá trị của trật tự cũ, và
kế đến là hành động xếp những mảnh vụn ấy theo một trật tự mới -
một trật tự chủ quan đẩy tính sáng tạo và bất khả đoán”? đã giúp các nhà văn làm mới hiện thực về nhân vật
Có thể nói việc tổ chức những mảnh tâm trạng của nhân vật
trong sự đan xen miệt mài của hồi ức đưa độc giả hòa cùng đời sống những dòng tâm tư bể bộn, trúc trắc, cách quãng là một thành công
không nhỏ của những Võ Thị Hảo, Châu Diên, Nguyễn Việt Hà,
Thuận Tính chất toàn tri của nhà văn đã mất hắn, thay vào đó đời sống cá thể của tâm hồn nhân vật đã được khúc xạ một cách tự nhiên
vào thế giới bên trong nó ở những góc hẹp, góc khuất lấp và mờ tối
của nhân vật, tất cả tạo nên tính cá nhân hóa, tâm linh hóa tưởng
chừng khó nắm bắt nhất của con người
3.2.3 Xây dựng nhân uật uới phương thức huyền thoại hóa
Đi sâu vào khai thác chiếm lĩnh đời sống tâm linh cùng những trạng thái tâm ly tinh than day bi ẩn của con người, là điều mà văn học mọi thời có xu hướng quan tâm Văn học thời kỳ Đổi mới bên cạnh con người tự nhiên và con người xã hội, nhà văn, đặc biệt là
những nhà tiểu thuyết, đang từng bước đi vào khám phá cánh cửa
con người tâm linh với những bút pháp thể nghiệm mới lạ, thể hiện
nhu cầu làm mới nghệ thuật của các nhà văn hiện đại
1 LêMinh Hà (2005), Gió từ thời khuất mặt, NXB Hội nha van, tr 331
Trang 27Chưa bao giờ trong lớp các nhà văn đương đại, “cái có tính huyền hoặc” lại trở nên vô cùng cần thiết để tiếp cận hiện thực trong sáng tác của họ đến như vậy Những diễn biến tâm linh rất khó nắm bắt, những hiện tượng con người không tự lý giải được bằng hình thức suy lý một thời là nhân tố quyết định hướng các nhà văn đến
với địa hạt của yếu tố kỳ ảo Tận dụng lợi thế của cái kỳ ảo dưới dạng
giấc mơ, biến dạng, báo ứng, hiện hồn, không gian, thời gian huyền thoại, các nhà văn đã khám phá và phản ánh thế giới hiện thực đời sống đa dạng nhiều chiều của con người, đặc biệt ở chiều tâm linh
con người, tất cả có tác động nghệ thuật rất lớn đến hiện thực tâm hồn con người với bao điều phức tạp, chồng chéo, đồng thời tạo nên một hiệu ứng tâm lý thẩm mỹ cho người đọc Chúng tôi cho rằng,
việc phản ánh đời sống khách quan và đời sống tinh thần, tâm linh
của con người thời hiện đại được các nhà văn thể hiện nổi bật nhất
nhờ vào việc sử dụng bút pháp huyền thoại hóa
Linh cảm là khả năng đặc biệt của con người Nó thuộc về cõi
siêu thức, nằm ngoài vòng kiểm soát của lý tính, nhưng nó lại là một năng lực kỳ diệu và có thật của con người, mặc dù không phải ai và lúc nào con người ta cũng có những khả năng kỳ diệu ấy Chúng tôi nhận thấy yếu tố linh cảm thường sẽ biểu hiện thành tính chất báo
hiệu cho một sự kiện tiếp theo sau đó được các nhà văn sử dụng như
một thủ pháp nghệ thuật đặc hiệu làm phát lộ phần khuất chìm cái
mặt trong của con người
Nhà văn Bảo Ninh vẫn được xem là một trong những người đầu tiên có những trang viết ấn tượng về cõi tâm linh của nhân vật
Chúng được báo hiệu qua từng hành động của nhân vật trong cuộc
chiến tranh khốc liệt Ngay khi Phương mới 17 tuổi, cha Kiên, mẹ
Phương đều cảm nhận được vẻ đẹp hoàn mỹ của Phương rồi sẽ lạc
loài, mong manh Trong khi mọi học sinh ở trường Bưởi ngày ấy đều
bị chiến tranh cuốn đi thì Phương lại mặc kệ Tâm hồn thanh khiết
của cô không hề được chuẩn bị cho những sự tàn nhẫn của chiến tranh Nhưng nét đẹp rực cháy, liều lĩnh, đam mê ở Phương khiến
Trang 28156 CON NGUOI TRONG TIEU THUYET VIET NAM THOL KY DOI MOI
cháu không bình thường Vẻ đẹp lạc thời và lạc loài sẽ đau khổ
đấy Khổ lắm” Chính mẹ Phương cũng nhận ra vẻ đẹp lạ lùng ấy
Cái đẹp lạc thời của cô chính là điểm báo cho số phận đầy bất thường, khiến cô luôn có những tiên cảm bất thường Cô đã nói với Kiên, “em nhìn thấy tương lai, Phương nói - Đấy là sự đổ nát Sự
thiêu hủy“ Có lẽ vì vậy, trên chuyến tàu định mệnh cùng Kiên cô đã
linh cảm thấy sự chia cắt vĩnh viễn giữa hai người, đẩy Phương thành
nạn nhân bị thảm nhất của chiến tranh và “một cái gì đã mất đi, một
cái gì đã thay đổi giữa hai đứa, rõ ràng là trầm trọng mà không thể nói thành lời”! Khả năng nhìn trước của Phương đã đẩy cô đi xa khỏi Kiên, ngay chính cô cũng không sao níu kéo nó lại Câu nói của Dũng
(Chim én bay), “nong quá, phải tam mét cai, kéo chang bao gio được tắm nữa” phải chăng cũng là một điểm báo cho cái chết đáng thương ngay sau đó của anh Theo cách Quy suy luận, “hình như lúc đó, Dũng đã linh cảm trước một điều gì và việc Dũng đột ngột bỏ xuống tắm giống như một sự từ giã”?
Hai Hùng (Ăn màu đĩ oãng) lại có thái độ đặc biệt đối với người
tù binh tên Tường xuất phát từ cảm giác rất lạ: “Có một cái gì đó rất
lạ không gọi được tên bất chợt nhen lên trong tôi như một sự mách /
bảo, lại như một giao cảm vô hình, bảng lảng thường xuất hiện trong chiến tranh giữa hai kẻ nằm hai bên chiến tuyến hận thù” Chính điểu này khiến anh tin người tù binh sẽ không chỉ điểm dẫn lính đến
Đó là thứ niềm tin được nhen lên từ cái tâm của những người cầm súng “Những thẳng lính cầm súng thực thụ, dù ở bên nào, cũng có cách đọc trong mắt nhau mà không mấy khi sai”3
Tư duy của con người thời hiện đại luôn gắn với một ý thức khác về thế giới, đó là sự bí ẩn vô cùng của tự nhiên và những năng lực đặc biệt ở một số cá nhân Từ góc độ khoa học, khả năng thông
linh, linh cảm cùng những điểm báo là cái gì đó siêu hình Nhưng
trong văn học, việc nhà văn khai thác phương diện đời sống tâm linh
1 Bảo Ninh (1990), Nổi buôn chiến tranh, NXB Hội nhà văn, tr 151, tr 276 a Nguyén Trí Huân (2003), Chim én bay, NXB Quan đội nhân dân, tr 97
Trang 29đã đi đến những cố gắng chiếm lĩnh và biểu hiện nó như một sự
phong phú kỳ lạ của con người
Hạnh trong Bến không chỗng rất tin lời mẹ chồng nói, nếu nghe tiếng chuột rúc, ắt sẽ gặp may mắn Ngày tiễn chồng ra mặt trận, vào
buổi sáng hôm ấy, Hạnh có nghe tiếng chuột rúc Chiến tranh kết
thúc, Nghĩa của cô trở về với quân hàm thiếu tá, khỏa lấp trong cô
những khát khao về hạnh phúc Trớ trêu thay, tuổi thơ của Hạnh đã
nghe những câu chuyện tình không thành của con gái làng Đông, đặc
biệt là chuyện mắt tiên và con ma mặt đỏ, đó lại như một thứ điềm báo đầy hiệu nghiệm cho bước ngoặt bất ngờ của cuộc đời Hạnh
Ngay cái chết của bà Son trong Mảnh đất lắm người nhiều ma cũng được dự báo thật kỳ quái Đềm bà tự tử ngồi sơng, cái Hoa con gái út của bà và ơng Hàm nhìn ra ngồi cửa chợt kêu rú lên bởi một cảnh tượng hãi hùng Linh cảm điều không may, Đào kêu lên thất thanh: “U làm sao rồi! U bị gì rồi! Giời ơi đúng u bị làm sao rồi!” Điều
đó biểu thị cho cái chết tức tưởi không được báo trước của bà Son,
nhất là khi con chó khoang đội sùm sụp chiếc nón tơi trên đầu, cái
đuôi xù lên, chân nhón nhén đi như kiểu của ma Mọi người trở nên đờ dẫn, dựng tóc gáy khi chiếc nón bà Son nổi lên trên mặt sông với bên dưới là một thi thể đã trương phình
Dẫn dắt người đọc bởi niềm tin của một thế giới Mẫu, Nguyễn Xuân Khánh đã thiết lập một loạt các nhân vật có tính chất tiền định
Nổi bật trong đó là Nhụ Ngay từ ngoại hình của Nhụ đã báo hiệu số
phân của cô “Cái thân hình mơn mởn của Nhụ cổ tay tròn lan
đôi gò má ửng hồng như trứng gà bóc đôi mat den lay, trong van vắt có thể soi gương” khiến cô Mùi giật mình, cái kiếp của nó cũng long đong khổ sở như mình thôi Cụ Hiếu bị thánh ốp cũng được “tiên tri” cái khổ của Nhụ Và đúng cái đêm rước ông Đùng bà Đà
đến nơi Điều đã hẹn, Nhụ bị Julien làm nhục Cái cứu được đời cô chính là Mẫu “Mẫu đã thương xót đưa dắt con trở về đây, tức là Người sẽ che chở cho con Sống với Mẫu, con sẽ thấy thảnh thơi, vơi
nhẹ” Ngay khi được nghe chuyện về ông Đùng bà Đà, Nhụ đã có
Trang 30158 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
cái kiếp phụ nữ của làng Cổ Đình nói chung “thật mong manh, bấp bênh, gập ghềnh”1
Khả năng linh cảm và điểm báo có thật linh ứng và hiệu nghiệm trong đời sống hay không? Khó ai trả lời chắc chắn được, nhưng mọi người vẫn phải thừa nhận trong tư duy người phương Đông tin có điều thiêng liêng huyền bí đó Cách giải thích của Đào Thắng trong
Dòng sông Mía qua việc thằng Lẹp hãm hiếp cô Bê Lớn, giết thằng Bê Con là điều trời không dung đất không tha Cho nên như một điều
được báo trước, đêm đó một cơn bão mạnh chưa từng có xảy ra ở
làng giống như một cơn “tàn phá, gào thét” trong buồng hộ sinh,
Bê Lớn tự nhiên nói được, thét lên tội ác của Lẹp và đẻ ra một quái
thai “không có chân, mặt người, mắt như mắt cá, bùng nhùng như
một chậu thịt, màu đỏ bầm”? Đó có phải là một sự linh ứng được báo trước của tự nhiên trả đũa vì tội ác Lẹp gây ra?
Hành động của Hoàn (Người đi uắng) là một linh ứng đầy trực giác của cô có tính chất điểm báo cho cái tai nạn quái ác khiến Hoàn phải nằm bất tỉnh một chỗ Cô không sống trong trạng thái điên như Tính, nhưng cô lại luôn bị ám ảnh một điều gì đó đầy bất an Cô hành động như có một cái gì thúc đẩy cần phải làm nhanh chóng, gấp gáp, đỉnh điểm là hành vi làm tình với Cương của cô trước hôm cô bị tai nạn chứa những nét bất thường: sốt ruột nhìn đồng hồ, kim giờ trên đồng hồ lại khiến Hoàn bồn chồn, rùng rợn cho đến hành vi sau cùng của cô: lao xe đến đền Xương Rồng, nơi thiêng nhất của thành phố và bị tai nạn Các sự kiện xảy ra với Hồn khơng ai có thể lý giải được, nhất là Cương
Việc nhà văn đưa điểm báo và linh cảm vào văn học nhằm bộc lộ một thái độ đối với đời sống tâm linh con người, không phải cái gì cũng lấy lý trí giải thích được một cách cặn kẽ Trong phần bí ẩn ở con người, đó là một sức mạnh siêu phàm, có khả năng tỏa nhiệt cao vượt xa khỏi phạm trù mê tín dị đoan và phi khoa học để nằm sâu vào cõi bên trong khó giải thích đầy huyền hoặc của con người
1 Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu thượng ngàn, NXB Phụ nữ, tr 261, tr 798, tr 650
Trang 31Theo Nguyễn Đăng Duy, “tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niểm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”1, nó gắn liền với ý thức con người, không có ý thức con người không có tâm linh Ý thức đã được xác lập trở thành cột sống trong hoạt động tỉnh thần của con người, có khả năng chỉ phối, kiểm sốt tồn bộ Song không phải ý thức bao quát hết cái vô
thức “Vô thức là kho dự trữ của đời sống tinh thần, là khả năng tự điều hòa kỳ diệu của bộ não người, khi ý thức lánh mình ẩn sâu vào
bộ nhớ thì cái vô thức xuất hiện Ý thức càng cao càng thúc đẩy, làm
nảy nở cái vô thức, tiểm thức”? Freud khẳng định rằng với phần tâm
lý con người được ẩn giấu trong cõi vô thức ắt chúng ta hiểu được bản chất nội tâm của con người Để khám phá tính “tự ngã” trong con người, giấc mơ chính là con đường hữu hiệu giải tỏa những ham muốn đồn nén của ý thức khi đã không thực hiện nó Nói như Freud
“giấc mơ là biểu lộ sự trá hình của một ham muốn bị lãng quên - hoặc ít nhất là một thử nghiệm để hoàn thành - nỗi ham muốn ấy đến nẩy mầm trên việc thực hiện một mong ước thời sự hơn, bằng cách sử
dụng các yếu tố và sự kiện của ngày hôm trước 3
Trong văn học dân gian hay văn học trung đại, giấc mơ (thường được gọi là giấc mộng) mang chức năng điểm báo, chứa đựng màu sắc tôn giáo, bộc lộ niém tin tín ngưỡng của người lao động Giấc
mộng như một tính chất ứng báo là cách liên thông giao tiếp phổ biến
của con người với thần linh Các vị thần hiển linh trước hết thông qua giấc mộng và sau mộng sẽ nhanh chóng thành sự thực cuộc đời (Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục) Trong văn học trung đại, yếu tố kỳ hoặc quái và thực gắn chặt một cách cơ bản cùng yếu tố
tâm linh Thủ pháp “lạ hóa”, “ảo hóa” luôn được sử dụng tương thích để người viết nhằm phản ánh cái thực của xã hội và mang giá
trị phê phán sâu sắc (Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh) Vì vậy có thể nói giấc mơ đi cùng bút pháp truyền kỳ “chưa phải là đời sống
1 Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa thông tin, tr 12
?_ Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà (2007), Thế giới
nghệ thuật Tạ Duy Anh, NXB Hội nhà văn, tr 80
3 Lộc Phương Thuy (cb) (2007), Lý luận - phê bình uăn học thế giới thế kỷ XX Tập 2,
Trang 32160 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
tinh thần của con người trong thế giới thực” (Trần Thanh Hà) Trong khi đó, giấc mơ trong chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại đã có ý nghĩa mới Nó “trở thành đời sống tâm linh của con người và cất lên tiếng nói của nhân loại, của lịch sử, gửi gắm thông điệp của loài người”!
Theo Freud, những giấc mơ gần gũi với huyền thoại và là cội rễ của
huyền thoại, vì vậy các nhà văn luôn “cố ý” tạo giấc mơ rõ ràng cụ thể trong tác phẩm “gắn kết nhiều không gian và thời gian cũng như tác giả chủ động kết hợp yếu tố kỳ ảo, nghịch dị ”? Nó trở thành phương thức bộc lộ nhân vật đa diện, hàm chứa nhiều ý nghĩa nhất Trong các giấc mơ, “con người sống trong thế giới phi lý, huyền ảo không có thật, nhưng cũng chính từ đó mà bộc lộ ra phần tiểm thức ẩn khuất không dễ gì thấy được trong đời thực”3
Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã nhắc đến 39 lần Kiên
mo, trong đó 14 lần nhà văn miêu tả cụ thể những giấc mộng của Kiên, tất cả đã tạo nên hiệu quả thẩm mỹ đặc sắc cho tác phẩm, để
lại ấn tượng thấm đẫm tinh thần chiến tranh của người lính trở về Hằng đêm trở về trong Kiên là những giấc mơ dài không dứt ra được, giấc mơ tình yêu, giấc mơ quá khứ, giấc mơ về cái chết Với Kiên, mơ và thực, tỉnh thức và vô thức có khi không phân biệt được vì “những giấc mơ đậm đặc cảm giác, nóng bỏng và ngọt lịm như mật ứa trào lên lấp đẩy cõi mộng mị”+ Đối với Kiên, chỉ trong giấc mơ, anh mới bộc lộ hết trạng thái tâm lý, cảm xúc của mình, nó trở thành thứ vô biên trong tâm hồn cùng những vô thức, tiềm thức đan xen với ý thức Những ám ảnh về chiến tranh khiến không ít người chẳng làm sao yên ổn để sống với thực tại, buộc họ phải tìm về thời gian đã mất để sống dù đó chỉ là tâm tưởng, mộng mị ảo giác Quá khứ và những mất mát đã thành điều không thể lãng quên đối với người lính, nó ăn sâu vào vùng vô thức, tiểm thức, trở
thành những ám ảnh kỳ lạ, chỉ cần bắt gặp một tín hiệu quen thuộc
nó lại được thổi bùng lên không sao giải thích nổi Đó là trường hợp
1 Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết S Freud uà sự thể hiện của nó trong 0ăn học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 249
?_ Trần Thanh Hà (2008), Sđả, tr 250
Trang 33của Kiên (Nỗi buôn chiến tranh), Quy (Chim én bay), Hùng (Ăn màu
đĩ ouãng), Tuấn (Không phải trò đùa), Thoa (Tiểu thuyết đàn bà) Bất cứ nhà văn nào khi xây dựng tác phẩm tiểu thuyết cũng có ý nghĩ của mình về cuộc đời và khi cầm bút viết tức là muốn dựng lên một thế giới con người và sự vật nhằm thể hiện những ý nghĩ đó “Giấc
mơ là bức thông điệp báo cho biết sự việc ý thức của ta còn chưa biết Tiểm thức hình như đã biết trước và đã tìm lấy một kết luận đem
biểu lộ trong giấc mơ Hình như tiểm thức có khả năng quan sát sự việc và rút ra những kết luận cũng như ý thức vậy”"
Giấc mơ của lão Khổ khi mình bị đứng trước phiên tòa với “các vị quan tòa đều trùm áo trắng, ngồi nghiêm trang như những hình nhân nặn bằng tuyết”? đã cho phép lão gặp nhiều nhân chứng, là cách lội ngược trở về những lỗi lầm gây ra trong quá khứ của lão Lão được đối chứng, chứng kiến lại những việc làm của chính mình trước đây một cách công bằng qua tòa án và lương tâm Việc làm đó đã được một vị quan kết luận là mù quáng mà gây tội lỗi “Nhưng xét ra tâm địa hắn không đến nỗi nào Hắn đã không hiểu việc hắn làm thì làm sao biết tội mà nhận Hình phạt với hắn là bắt về trần sống tiếp 3, bởi cái kiếp của Tạ Khổ còn nặng căn lắm
Lão Khổ mơ để biết án phạt của mình là một cuộc đi đày tiếp tục
sống ở trần thế, còn Tư Vọc mơ vì sự ám ảnh tội lỗi không bao giờ
ngừng bám đuổi ông ta Ba lần mơ của Tư Vọc đều là những cơn ác mộng, đó lại chính là kết quả hệ lụy từ việc làm của ông Lần thứ nhất là giấc mơ về một hình nhân không đầu, hình nhân đó là thứ nhân chứng thực nhất để biết chuyện vụng trộm của bà Ba và ông Từ đó ông sợ hình nhân không đầu Tài Lụy sẽ tìm đến ông trả thù trong cả những giấc ngủ Nên ông sợ đêm, “đêm đến với ông Tư là nỗi khủng khiếp không nơi ẩn náu” buộc ông cả khi ngủ đều cầm chặt cán dao Cái dao là công cụ giúp ông đánh bạt hồn ma lại cũng chính là thủ pham vô thức gây ra cái chết cho ông Năm Cận, người mà trong cơn mộng mị Tư Vọc cứ nghĩ mình đang chọc nó vào mỏ ác lão Khổ
1 Đỗ Lai Thúy (bs) (2002), Phân tâm học uà uăn hóa tâm linh, NXB Văn hóa thông tin, tr.177
Trang 34162 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Quả thật, giấc mộng là một sự biến dạng của một ước vọng bị
đồn nén (Freud), khi con người ta khó thực hiện hoặc hay nghĩ nhiều về điều đó thì nó sẽ trở về đễ dàng nhanh chóng trong giấc mộng Cơn mộng mị tưởng như vô thức trong cơn say của bà cả Thuần (Dòng sông Mía) chính là điểu bà đau đáu trong tiểm thức Cuộc sống của làng Mía quá đắng đót với cuộc đời bà, nhất là khi thằng Các con trai bà chết cũng là lúc đặt dấu chấm hết cho đời khốn khổ của bà Bà mơ thấy thằng Các cùng bà đến bến Diễm và ông bà cá
Thần đón họ đi Bà mơ thấy mình được gặp bà Mến, được chuyện trò
để cùng nhận ra cái kiếp khổ của họ suy cho cùng chỉ vì sự khắt khe, hẳn học, ích kỷ của người đời Đó là giấc mơ tự nhiên đến với Quyên (Quyên) sau khi chứng kiến tang lễ của Hùng - người mà cô đã thực muốn quên đi trong vết nhơ cuộc đời mình Cô không mơ thấy Hùng, thứ ám ảnh cơ nhất chính là đồn tàu dài Đó phải chăng là đoàn tàu sẽ chở đi mọi oán hờn trách móc với Hùng trong Quyên, và nó sẽ bình yên đưa cô về với miền ký ức của cánh rừng năm nào? Còn Vũ (Khải huyền tmruộn) mơ những giấc mơ màu kem lờ mờ nhưng minh bạch, nhẹ nhõm Rồi cuộc sống bể bộn lại dần len lỏi vào
giấc mơ của anh khiến anh vừa thèm ngủ vừa sợ ngủ bởi hé “chop
mắt là gặp ác mộng Những giấc mơ nặng nề giẫy giụa mất đầu mất
cuối, mà khi tỉnh Vũ vẫn sền sệt bải hoải”! Lạ kỳ hơn cả là giấc mơ của Cẩm Mỹy, một giấc mơ kiểu nhập nhằng vô thức, không ai lý giải được, “suốt ba năm cuối trung học, đều đặn cách một tháng một lần, cô nằm raơ thấy mình khỏa thân đi dọc bờ sông Xen Bỗng phía trước xuất hiện ba chàng ky sĩ phi ngựa Ngựa thả nước kiệu ở tốc độ phim quay chậm Một trong ba người lính đó ngoái lại, mặt mũi lờ mờ không giống người phương Tây Cẩm My xấu hổ ngồi thụp xuống quàng tay che ngực, hai bả vai trần của cô nóng rẫy”? Một giấc mơ tựa cổ tích lạc giữa đời thường của cô người mẫu
Có thể khẳng định lại rằng, trong số những nhà văn đương đại hiện nay, Nguyễn Bình Phương đã “đẩy cuộc thăm dò về vô thức đi xa nhất” Thế giới nhân vật của anh phần lớn là những con người của
1 Nguyễn Việt Hà (2005), Khải huyền muộn, NXB Hội nhà văn, tr 79
Trang 35cuộc sống đời thường không có khả năng gì quá đặc biệt, nhưng mang những điều bất thường tạo nên tính kỳ ảo Họ có thể được cấp
cho một diện mạo khác thường, một khả năng độc đáo, một dấu hiệu
nghịch đị nhờ cái kỳ ảo len vào trong thế giới đời sống tâm linh của
họ Câu chuyện của Thoạt kỳ thủy là câu chuyện về cái vô thức mạnh mẽ, đối lập với những biểu hiện hão huyền của cái ý thức Tính sinh
ra đã mang một nỗi ám ảnh về trăng Cách nói, suy nghĩ của Tính đều mang tính chất rời rạc đầy vô thức trong trạng thái “điên” Từ việc đốt nhà giết ông Điện, đêm đi chọc tiết lợn, giết ông Khoa, cuối cùng giơ dao trước người vợ đồng trinh, hắn lại tự quay nhát dao
chọc vào cổ kết liễu chính mình Những hành động tội ác ấy của Tính được thực hiện trong một trạng thái mộng du đầy khoái cảm “Tính
sống trong vùng mang huyền thoại” (Thụy Khuê) lại luôn gắn với trăng và máu Trăng biến ảo, mê man, chập chờn trong những giấc mơ kỳ quái của Tính Và cứ mỗi lần trăng đen dồn đuổi thì máu bắt đầu chảy trong suy nghĩ điên đại của Tính mãnh liệt, ráo riết hơn Suy cho cùng, hành động vô thức của Tính là kết quả anh ta tiếp
nhận được trong môi trường hiếu sát, đầy ray bạo lực, ngay từ những
cú đá thốc của người cha độc tài và nghiện ngập đến bài học vỡ lòng chọc tiết đầu tiên của ông thầy đồ tể Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Bình Phương, giấc mơ thực sự như một phương tiện để bước sâu hơn vào thế giới tâm linh xa xăm không dễ dàng nhìn được trực diện Trong Người đi oắng, Hoàn gần như sống trong mơ; những giấc mơ của Hiền (Thoạt kỳ thủy) lại phản ánh cả những ẩn ức trong cuộc sống hàng ngày đầy lo âu và sợ hãi Những giấc mơ cảnh mình chọc
tiết lợn, máu chảy lênh láng của Tính lại biểu hiện một thế giới lộn xộn đầy bạo lực và hoảng loạn đến mức cô đơn, tăm tối của anh ta
Con Khan (Ngéi) luén mơ về ký ức với Kim cùng những băn khoăn, suy tư và thấp thỏm, thậm chí mông lung, mờ mịt Một không gian sống đẩy cõi mộng của các nhân vật không được Nguyễn Bình Phương dùng ngôn ngữ người kể giải thích cặn kẽ, cái duy nhất nhà văn
muốn hướng đến là, thể hiện một thế giới bên trong nhiều biến loạn
của nhân vật - phần mà con người bị chỉ phối mạnh mẽ nhưng lại
chưa thể chế ngự được hoàn toàn
Trang 36164 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
một cách đặc sắc để thể hiện trọn vẹn những ước vọng, những nỗi bất
an và những ám ảnh vô hình cất lên từ bên trong con người Họ đã phá vỡ tính nhân quả trong chuỗi sự kiện, cho thấy những suy nghĩ khó đoán định của con người trong hiện thực đa tầng của đời sống
Việc sử dụng linh hoạt thủ pháp huyền thoại “biến hiện thực
thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực” đã là một đòn bẩy để nhà văn lý giải thế giới vô thức và hữu thức của con người Một ý nghĩa quan trọng mà phương thức huyền thoại hóa đem lại đã giúp con người lý giải được những điều mà bình thường không lý giải được, nhất là đời sống nội tâm sâu thẳm bí ẩn của chính con người Tư duy huyền thoại giúp con người trực giác được thực
tại - có nghĩa, đột nhập vào bản chất sự vật không bằng phân tích
Nói như Heinrich Boll, “một nền văn học thật sự dân chủ cần phải tạo ra những huyền thoại về con người, huyền thoại về đời thường của con người, cần phải tái tạo những yếu tố huyền thoại của đời thường nhân thế, cái thơ ca của đời thường nhân thế phát hiện ra trong văn học cái huyển thoại nhân bản mới của con người”
Trên thực tế quan niệm nghệ thuật về con người chỉ phối đến sự
thay đổi trong cấu trúc nghệ thuật của một tác phẩm Tuy nhiên sự
thay đổi tư duy nhận thức nghệ thuật về con người vẫn rõ hơn cả ở việc xây dựng thể hiện các hình tượng Như vậy, khi nhà văn quan
niệm nhân vật như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập,
anh ta đã không bắt nhân vật phải suy nghĩ giống mình mà để nhân vật hiện ra như chính nó, như đời sống với những mặt sáng và tối Mỗi cá nhân con người đều mang trong mình một chân lý sống riêng Vì vậy khi dựng nên bức chân dung sinh động cho nhân vật, mục đích tối thượng của người sáng tác là để nhân vật tự nói về chính mình, mở ra chân trời về cảm quan số phận con người tùy thuộc vào từng người đọc
Trang 37NGON NGU NGHỆ THUẬT TRNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THO! KY DOI MOI
Ngôn ngữ được xem là “yếu tố thứ nhất của văn học” (M Gorki), nó trở thành vật liệu xây dựng nên những hình tượng diễn đạt tư
tưởng nghệ thuật Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật tức là cách nhà văn tổ
chức nó vào tác phẩm để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm và tác động thẩm mỹ đến người đọc Nếu ngôn ngữ tự nhiên chỉ có một bình diện nghĩa gắn chặt với chức năng giao tiếp thì ngôn ngữ
nghệ thuật một mặt vừa hướng vào hệ thống ngôn ngữ văn hóa, mặt khác vừa hướng vào hệ thống các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện day đủ và nổi bật nhất của ngôn
ngữ văn hóa toàn dân Cho nên ở mỗi thời đại, ngôn ngữ lại có đặc
trưng và sắc thái khác nhau Tiểu thuyết lãng mạn là thứ ngôn ngữ bay bổng Tiểu thuyết hiện thực là ngôn ngữ miêu tả cái thực của đời sống Tiểu thuyết sử thi cách mạng dùng ngôn ngữ mang đậm chất trữ tình
bi tráng Đến tiểu thuyết hiện đại, ngôn ngữ nghệ thuật buộc phải dựa
vào những chuẩn mực của ngôn ngữ hiện đại với những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau, được đưa vào và trở thành một hệ thống nghệ
thuật hoàn chỉnh trong tiểu thuyết Để nhận diện một nhà văn có quan
niệm như thế nào về đời sống và con người, thông thường người ta tìm hiểu tiếng nói riêng của anh ta qua ngôn ngữ, thông qua các thành phần được biểu hiện trong một tác phẩm ở cả ngôn ngữ nhân vật (lời đối thoại, lời độc thoại) và ngôn ngữ trần thuật (lời kể, lời tả, lời bình
luận) Theo Tzvetan Todorov, “ngôn ngữ đem lại cho văn học một tác
Trang 38-166 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
kiểu như một cầu nối trung gian”! Còn nhà văn Vercors cho rằng “nhà văn dùng ngôn từ làm công cụ hoạt động, như vậy là để lãnh một trách nhiệm dễ sợ Tác phẩm của họ có thể góp phần vào sự nhân hóa theo hướng đi lên, mà cũng có thể kìm hãm hoặc đẩy lùi loài người theo hướng phi nhân hóa”? Việc nhà văn dùng ngôn ngữ làm công cụ
dé “noi” điều gì đấy luôn trong thế vận động thích ứng với sự khúc xạ
của ngôn ngữ đời sống mỗi thời Với sự phát triển của xã hội hiện đại,
một đặc điểm quan trọng của văn học giai đoạn này là “sự bành trướng ngôn từ” (Inflation of discourse) (Charles Newman), nha van
lài vào hậu trường để điều khiển ngôn từ và họ cũng vẫn đang nỗ lực
ra sức thí nghiệm và diễn trò ngôn ngữ để “cố xây dựng một hệ thống ký hiệu (semiotic system) độc lập đầy đủ cốt làm nhạt hóa mối quan hệ
giữa văn học với hiện thực đời sống một cách vô can, khách quan“
Dựa vào những cách kiến giải trên, chúng tôi cho rằng ngôn ngữ nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại (qua ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật) có những nét nổi bật như sau:
4.1 Ngôn ngữ có tính lịch sử cụ thể
Đặc điểm này nổi bật nhất là ở tiểu thuyết lịch sử, tức tác phẩm
lấy lịch sử làm để tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, có nghĩa đòi hỏi hoàn cảnh, nhân vật gần như không có sự “sai trật”, nhưng mặt khác đã là tiểu thuyết nó lại luôn mang tính hư cấu Để đáp ứng hai tiêu chí này, các nhà văn đương đại khi lựa chọn lịch sử làm đối tượng tiếp cận trong sáng tạo của mình, một mặt vừa kéo lịch sử gần với hiện
tại hơn (tức là nhìn nhận, cắt nghĩa lý giải dudi con mắt của người hiện
tại), mặt nữa nhằm dựng chân lại quá khứ để bàn ghép các vấn đề hiện tại Vì hai mục đích này nên chiếc cầu nối giữa văn học và lịch sử có tính liên đới nhưng không song hành (theo mục đích thể hiện) Mượn
1 Dorothy J.Hale (2006), The novel: an anthology of criticism and theory, 1990 - 2000,
Wiley - Blackwell Press, tr 206
Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại những tìm tòi đổi mới, NXB Khoa học xã hội, tr 67
Trang 39lịch sử để nói lên thời đại vì thế ngôn ngữ của thể loại tiểu thuyết lịch
sử cũng phải “thích ứng và biến đổi” linh hoạt
Đó là những mốc thời gian ghỉ lại thật chính xác: Năm Định Mùi,
Kỷ Dậu, Canh Tuất, Năm Tân Hợi, Năm Mậu Thìn (Hồ Quý Lụ)
“Đinh Mùi Tháng Chạp Ngày Ất Dậu Giờ Dần” “Mậu Thìn Quảng
Hựu Năm thứ tư” “Bính Thìn Thiên Chương Bảo Tự năm thứ tư
Mùa xuân Tháng 3” “Ngày Mùi Giờ Ty“ (Giàn thiêu) Trong Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác cũng đưa các sự kiện dựa theo những tiêu chí thời gian thực như: “Năm Tân Mão - 1771”, “Mùa đông năm Nhâm Dần - 1782”, “Tháng Giêng năm Quý Mão - 1783” Mỗi thời mốc xuất hiện là những sự kiện liên tiếp xảy ra đi cùng với những nhân vật của lịch sử: Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Trần
Khát Chân, đến Lý Thần Tông, Nguyên Phi Y Lan, thậm chí Võ Thị
Hảo sử dụng luôn các lớp từ chứa sự kiện tính sử: “Bính Thìn năm
sau, vua Tống lại sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quý làm
Chiêu thái sư Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh ở bến sông Như Nguyệt”! Ngay cả Sông Côn mùa lñ, như Nguyễn Mộng: Giác nói, ông dựa vào tài liệu xưa một phần, phần nữa tự “luận kim suy cổ” để cố gắng đạt đến độ chân xác tối đa trong cách dùng địa danh, cách xưng chức tước, cùng sinh hoạt địa phương để đến gần
với các nhân vật lịch sử thuộc tầng lớp nho sĩ trí thức đương thời như
Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Hữu Chỉnh và đỉnh điểm là
tái hiện giai đoạn lịch sử với phong trào Tây Sơn của anh hùng áo vải
Nguyễn Huệ
Đó là cách viết quen thuộc của sử biên niên, thời gian sự kiện,
cho phép nhân vật nói năng, hành động bộc lộ tâm lý trong đời sống của mình thế nên lời ăn tiếng nói của họ sẽ tương xứng với địa vị, mang tính quy phạm, chứa đựng sắc thái ngôn ngữ cung đình với
những từ như: trẫm, ta, hạ thần, muôn tâu, lộng ngôn mạn thượng
Điều này khiến nhà văn “du nhập” vào thời khắc xã hội triểu chính ở một xã hội phong kiến phương Đông rõ nét nhưng không kém phần
sinh động
Trang 40168 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYET VIET NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Tính chất quan phương cổ kính còn được thể hiện ở dấu ấn thời đại Mỗi lời nhân vật nói ra cho thấy được đời sống của mỗi triều, mỗi nếp sống trong xã hội, cộng đồng
Trong tiểu thuyết Giàn thiêu, Võ Thị Hảo xây dựng bối cảnh lịch sử thời Lý, phi nhận sự phát triển của đạo Phật Người đọc dễ dàng tiếp cận một loạt những ngôn từ Phật giáo Từ tên chương: “Nghiệp chướng” (Chương XV), “Báo oán” (Chương XVII, “Đầu thai” (Chương XX) đến ngay lời nói được thốt ra: “Nam mô A di đà Phật! Trước khi ăn, hãy triệt để quán tưởng Bởi chúng ta ăn không phải để
mà ăn, mà ăn chỉ để nuôi sống cái thân xác của chúng ta đủ khỏe mạnh để truyền bá giáo lý của đức Phật đạo cao đức lớn vô biên,
đặng cứu độ chúng sinh” Đi suốt tác phẩm là những lời cầu kinh vang lén: “A ta pha ba pha, truat da ta pha, dat ma ta pha ba pha”
Sự cực thịnh của Nho giáo vào giai đoạn lịch sử XIV - XV da chi
phối đến từng lời nói, cách nghĩ, cách xuất xử của con người, đặc biệt
là những quần thần Hé Quy Ly xuất hiện theo kiểu các nhân vật đều viện dẫn những điều kinh điển của Nho gia: “Làm tôi phải hết lòng trung, làm quan phải giữ thanh bạch, làm con phải giữ tròn đạo hiếu
Nếu là con mà bất hiếu, làm tôi mà bất trung thì thần minh tru diệt”
Và từ đây mọi sự mà kẻ sĩ hành động đều theo cái lý của Nho giáo, vì nó được xem là “phần dương của núi sông, đó là phép tắc, lễ giáo, đó là cương cường xông pha, đó là mở núi lấp biển, đó là vàng son vinh quang”, cho nên “người quân tử cũng phải biết chịu khuất thân, miễn
chí lớn cuối cùng đạt được ”?
Đến Mẫu thượng ngàn, Thiên chúa giáo xâm thực đang cố lấn át nét văn hóa bản địa, người dân quê làng Cổ Đình đang cố để trở về với đạo Mẫu Thứ ngôn ngữ theo nguyên lý tính Mẫu đã được phát
ngôn từ những câu chuyện về “Thánh Mẫu”, “giá Mẫu”, “cô hầu” cho đến Cô Chín, Cô Bé, bà Chúa Thác bờ, bà Đà thậm chí ngay ở cả những nhân vật như cô đi Váy, bà tổ cô, cô Mùi, Nhụ Trong buổi
giao thời ấy, lớp ngôn ngữ tôn giáo của Cổ Đình cho thấy bức tranh
1 V6 Thị Hảo (2005), Sđ4, tr 420