1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp tác kinh tế thương mại Việt nam - Liên minh châu Âu (EU) trong những năm gần đây

114 619 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 10,73 MB

Nội dung

Hợp tác kinh tế thương mại Việt nam - Liên minh châu Âu (EU) trong những năm gần đây

Trang 3

PO ữl.*,i VIÊN ] y ị

IM.oi]

PO ữl.*,i VIÊN ] y ị

HÀ NỘI - 1998

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

Người hướng dẫn khoa học: Tạ Kim Ngọc, PTS Khoa học Kinh tế

Hà nội-1998

Trang 5

Trang

L Ờ I NÓI Đ Ầ U 3

Chương ì: Sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu 7

ì Sự hình thành và phát triển 7

li Mục tiêu của việc thành lập 13

ni Chiến lược của EU đối với châu Á trong giai đoạn mới 17

1 Những mục tiêu tổng quát và các ưu tiên 19

2 Quan hệ hợp tác EU với châu Á 21

Chương li: Thực trạng hợp tác kinh tế và thương mại 34

Việt nam-EU trong những năm gần đây

ì Hỗ trợ phát triển 36

li Hợp tác thương mại 39

Ì Nhập khộu của Việt nam từ EU 40

2 Xuất khộu của Việt nam sang EU 45

IU Hợp tác đầu tư 60

IV Một số đánh giá về thực trạng quan hệ kinh tế thương 66

mại Việt nam-EU

Chương HI: Triển vọng hợp tác kinh tế thương mại 74

Việt nam-EU

ì Những định hướng chiến lược cho quan hệ Việt nam-EU 74

li Các chính sách, giải pháp của Việt nam và triển vọng 80

hợp tác Việt nam-EU

KẾT LUẬN 97

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay nhân tố kinh tế có vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ giữa các cường quốc trên thế giới Sự vươn lên của các nước trong k h u vực và Việt nam trong nền kinh tế thế giới đã đang tác động và làm thay đổi chiến lược, chính sách của các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là của các nước EU

N ế u như sau chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước lớn trong E U đã tắng một thời "thoát l y " châu Á, thì nay đang rầm rộ "tiến quân" vào châu Á E U đã và đang rất cố gắng xây dựng và phát triển các m ố i quan hệ kinh tế và thương mại với châu Á trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có l ợ i đồng thời thông qua các cuộc đối thoại chính trị sâu rộng và toàn diện cũng như tiếp tục chính sách viện trợ cho các nước nghèo trong khu vực để góp phần củng cố hoa bình và ổn định

ở châu Á, tạo nhân tố thuận lợi cho quá trình hợp tác

Ị Sư cán thiết của để tài:

Việt Nam trong tiến trình mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của minh đã xác đinh EU là một trong những hướng trọng điểm cần tăng cường các quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Là một thành viên chính thức của ASEAN, một quốc gia châu Á, quan hệ Việt Nam - E U đã được tăng cường và phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực, trên cơ sở ý tưởng chung của Việt Nam và E U là hợp tác vì hoa bình và phát triển Với việc ký Hiệp định khung hợp tác, quan hệ Việt nam - E U đã bước vào kỷ nguyên phát triển mới Chính vì vậy, việc nghiên cứu hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - E U có ý nghĩa rất quan trọng N ó không chỉ cho phép nhìn nhận một cách khách quan sự thích ứng của E U trong điều kiện mới của tái sản xuất xã hội và trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang biến đổi m à còn cung cấp những căn cứ, cơ sở chủ yếu của quan hệ kinh tế m à các nước E U đang thực hiện Việc nghiên cứu không chỉ giúp chúng ta hình dung đầy đủ bức tranh kinh tế, của các nước E U m à còn cung cấp những hiểu biết để làm căn cứ hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước này Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, k h i đòi h ỏ i m ở rộng quan hệ

Trang 7

kinh tế với các nước EU đối với Việt nam đang trở nên bức xúc

Vả lại, ở Việt nam việc nghiên cứu tìm hiểu về EU, về quan hệ Việt nam

-EU, nhất là hợp tác kinh tế - thương mại mới chỉ được đề cấp ở những giác độ nhất định qua một số công trình, bài báo trên các tạp chí kinh tế chuyên ngành

Do vậy, Việc nghiên cứu tập trung vào quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt nam - E U lại càng có ý nghĩa quan trọng và cụn thiết

2 Múc đích nghiên cứu: việc nghiên cứu của luận văn nhằm những mục đích

sau

Thứ nhất là tìm hiểu, phân tích và đánh giá quá trình ra đời, phát triển của

EU - chiến lược chính sách của EU và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng

Thứ hai là góp phụn làm phong phú thêm vốn hiểu biết về các nước trong

EU về quan hệ hợp tác giữa Việt nam với E U và với các nước thành viên EU

Thứ ba là trên cơ sở đó góp phụn cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước nhất là chính sách của nước ta trong việc tâng cuông, đẩy mạnh hợp tác với các nước E U trên lĩnh vực kinh tế -thương mại

3 Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được các mục đích trên luận văn đã sử dụng các phương pháp

nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử - phân tích logíc và thống kê học

để xử lý các số liệu

4 Đối tương & phàm vi nghiên cứu: luận văn chỉ giới hạn ỏ các quan hệ

thương mại, đụu tư, h ỗ trợ phát triển giữa V i ệ t nam và E U trong giai đoạn từ năm 1990 tói nay

Trang 8

5 Đóng góp của luân văn:

-Vẽ được bức tranh tổng thể về hợp tác kinh tế giữa Việt nam và EU

trong giai đoạn từ 1990 tói nay trên cơ sở hình dung được sự phát triển của

EU từ 6 nước thành viên lên tới 15 nước như hiện nay Luận văn cũng cho

thấy những chính sách chiến lược chủ yếu của EU đối với châu Á nói chung

và Việt nam nói riêng Đánh giá được thực trạng, những ưu-nhược điểm của

mối quan hệ đó

-Khẳng độnh việc tăng cường qua hệ với EU là phù hợp với tinh thần

đường lối đói ngoại mà Đại hội Đảng v i n đã đề ra: đa dạng hoa, đa phương

hoa các quan hệ kinh tế với các nước trên thế giói trên cơ sở bình đẳng, tông

trọng độc lập chủ quyền của nhau

-Đưa ra một số chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế

thương mại với EU, mục đích chung là Việt nam sớm hội nhập với khu vực

và thế giới

-Giúp các nhà nghiên cứu, các nhà doanh nghiệp một số điểm cần chú ý khi tiến hành thâm nhập thộ trường EU

6 Bố cúc của luân văn:

Để đạt được các mục đích trên đây, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương

Chương ì Sự hình thành, phát triển của EU

Chương li Thực trạng hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - EUtrong

những năm gần đây

Chương ni Triển vọng hợp tác Kinh tế thương mại Việt Nam - EU

Trang 9

Trong quá trình viết luận vãn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ cần thiết cùa:

*Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương, Viện kinh tế thế giới

*Thư viện trường Đại học Ngoại Thương

*Đăc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của PTS Tạ Kim Ngọc, phó giám đốc-phó tổng biên tập tạp chí kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn về tứt cả những sự giúp

đỡ quý báu đó!

Luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót về hình thức cũng như về nội dung Rứt mong nhận được sự phê bình và đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn

đọc

Trang 10

Chương ĩ

Sự HÌNH T H À N H , P H Á T TRIỂN CỦA LIÊN MINH C H Â U Âu

Ị Sư hình thành và phát triển

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, một mặt, trước yêu cầu cấp thiết phải khôi phục và phát triển nền kinh tế bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, các nước Tây  u nhận thấy cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các nước Tây  u với nhau để xây dựng sự phòng ngự tập thể, chống lại sự uy hiếp tỏ bên ngoài vào, ngăn chặn chiến tranh sau này có thể nổ ra giữa các nước Châu Âu, đặc biệt là phải đổi mới kinh tế lấy sự hợp tác về sản xuất để thay thế cho sự đối địch về kinh tế Mặt khác quá trình khách quan xuất phát tỏ sự đòi hỏi phát triển của lực lượng sản xuất của đời sống kinh tế quốc tế hoa ngày càng rộng rãi trước sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và đời sống kinh tế Tày Âu Sự tiến triển mạnh mẽ về công nghệ, kỹ thuật trên t h ế giới, đặc biệt là của M ỹ đã làm cho các nước Tây  u "cảm thấy tính quá chật hẹp của những vùng lãnh thổ của mình để đạt sự tiến bộ trong nền kinh tế của họ"

Chính trong bối cảnh này, việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa các nước Tây  u với nhau và việc thiết lập một tổ chức quyền lực siêu quốc gia có sứ mạng điều hành phối hợp hoạt động kinh tế của tỏng quốc gia càng trở nên bức xúc Đ ể thống nhất Châu Âu, có hai hướng vận động:

- Hợp tác : Các quốc gia hợp tác với nhau, nhưng mỗi quốc gia đều giữ

Trang 11

trọn chủ quyền dân tộc Theo cách này, ta đã thấy xuất hiện 2 tổ chức : Tổ chức hợp tác kinh tế châu  u (OECE), tiền thân của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thành lập 1948 chủ yếu để phân chia viện trợ của Mỹ; H ộ i đồng Châu  u thành lập vào 5/5/1949

- Hoa nhập hay "nhất thể hoa" : Các quốc gia đều chấp nhận và tuân thủ theo một cơ quan quyền lực chung siêu quốc gia Cuối cùng nó sẽ dẫn tới việc hình thành một tổ chức kiểu liên bang

Xuất phát tờ đó, ngày 9/5/1950, với tuyên bố Schuman Bộ trưởng Ngoại giao Pháp lúc bấy giờ, chính phủ Pháp đề nghị "Đặt toàn bộ nền sản xuất than, thép của CHLB Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung trong một tổ chức "mở cửa" để các nước châu  u khác cùng tham gia" Bản tuyên bố nêu rõ

đề nghị trên đây của Pháp nhằm đặt nền móng đầu tiên cho một "Liên bang châu Âu" để gìn giữ hoa bình.'71

CHLB Đức hoan nghênh sáng kiến trên đây của Pháp vì thấy đó là biểu hiện của việc Pháp đã chủ động hoa giải và đối xử bình đẳng với C H L B Đức Chính phủ các nước Italia, Bỉ, H à Lan cùng lên tiếng ủng hộ Sau gần một n ă m đàm phán khẩn trương, căng thẳng, ngày 18/4/1951, 6 nước Pháp, Bỉ, C H L B Đức, Italia, H à Lan, Lúc Xămbua đã đi tòa ký Hiệp ước thiết lập Cộng đồng than thép Châu  u (CECA) và ngày 13/07/1952, CECA chính thức ra đời M ụ c tiêu của CECA là đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than của các nước thành viên trong những điều kiện thống nhất, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ và nâng cao nâng suất lao động

Trên cơ sở những kết quả mà CECA mang lại về mặt kinh tế cũng như

Trang 12

chính trị, chính phủ các nước thành viên thấy cần thiết tiếp tục con đường đã chọn để sớm đạt tới một "thực thể châu  u mới" H ộ i nghị Bộ trưởng ngoại giao

6 nước tại Messine (Italia) từ ngày 1-2/6/1955 đã quyết định m ở rộng hơn nữa mối liên kết kinh tế giữa 6 nước Sau cuộc đàm phán kéo dài ngót một năm giữa

6 nước thành viên của cộng đồng than thép châu  u và ngày 25/3/1957, Hiệp ước thiết lập cộng đồng kinh tế châu  u (EEC) và hiệp ước thiết lập cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu  u (CEEA) được ký kết tại Roma Cả hai Hiệp ước

đó có hiệu lực từ ngày 1/1/1958 CEEA chỉ "điều chỉnh" một lĩnh vực của công nghiệp và kinh tế, nhiệm vụ của nó chỉ là đẩy mạnh việc sáng tạo và phát triển công nghiệp nguyên tử và đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu, bảo vệ môi trường EEC bao trùm lĩnh vực kinh tế chung, bảo đảm hoa nhập kinh tế, tiến tới một thị trường thống nhất, tạo ra tự do lưu thông hàng hoa và con người trong toàn khối N ă m 1967, CECA, CEEA, EEC chính thức hợp nhất thành một

tồ chức chung gọi là "Cộng đồng châu  u (ÉC)"

Chính phủ Anh ban đầu đón nhận tuyên bố Schuman một cách lạnh nhạt, chỉ trích việc thành lập CECA vì nó đụng chạm tới chủ quyền dân tộc T u y nhiên do những hạn chế của "Khu vực Tự do mậu dịch Châu  u " "rông" và

"hẹp" trong khi Cộng đồng Châu  u lại đạt được những thành tựu nhất định cả

về k i n h tế và chính trị, cuối cùng chính phủ A n h thay đồi thái độ và ngày 9/8/1961 tuyên bố chính thức ý định gia nhập EEC Cùng với Anh, 3 nước Bắc

 u Đan Mạch, Ireland và Nauy cũng đệ đơn xin vào EEC Sau một thời gian đàm phán, các bên đã có các nhượng bộ để đi t ớ i ký kết Hiệp ước ngày 22/1/1972 Kể từ ngày 1/1/1973, cộng đồng châu  u chính thức thêm ba thành viên mới: Anh, Ireland và Đan mạch Riêng Nauy, mặc dù đã tham gia ký Hiệp ước, nhưng không trở thành thành viên vì nhân dân Nauy không tán thành trong cuộc trưng cầu dân ý (53,4% phiếu nghịch)

Trang 13

Sau lần "mở cửa" thứ nhất, với việc gia nhập của 3 nước Tây Bắc Âu, cộng đồng châu  u "mở cửa" lần thứ hai đón tiếp thêm 3 nước Nam Âu: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Cuộc đàm phán với 3 nước này cũng không kém phần dai dẳng, bởi vì, về mặt chính trị, có thêm 3 thành viên mới, tiếng nói của Cộng đồng mạnh hơn nhưng về mặt kinh tế, sợ yếu kém về kinh tế của 3 nước là gánh nặng cho Cộng đồng (trình độ phát triển của 3 nước đều thấp hơn mức trung bình của Cộng đồng) Do vậy, với Hy Lạp xin gia nhập từ ngày 12/7/1975, sau

3 năm đàm phán (7/76 - 5/79) ngày 1/1/1981 nước này mới trở thành thành viên thứ 10 của EEC Còn Bồ Đào Nha (đệ đơn ngày 28/5/1977) và Tây Ban Nha (đệ đem gia nhập 28/7/77), hiệp ước mới được ký kết tại hai Thủ đô Lisbon và Madrid ngày 12/6/1985 và hai nước này bắt đầu trở thành thành viên chính thức

từ ngày 1/1/1986

Như vậy, sau 34 năm hình thành và phát triển, kể từ khi CECA chính thức

ra đời (23/7/1952) tới khi hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trở thành thành viên chính thức (1/1986), EEC đã tăng gấp đôi về số lượng các nước thành viên,

12 nước

Nhờ những thành công đã đạt được về kinh tế lẫn chính trị, cộng đồng kinh tế châu  u đang tiếp tục mở rộng các quá trình liên kết hợp tác rộng rãi giữa các nước và các dân tộc Đỉnh cao những nỗ lợc của quá trình thống nhất châu  u được thể hiện qua cuộc họp thượng đỉnh các nước thuộc cộng đồng kinh tế châu  u tổ chức tại Maastricht H à Lan ngày 9 và l o tháng 12/1991 H ộ i nghị đã thông qua Hiệp ước Maastricht về thống nhất EU, về việc thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU) và liên minh chính trị (EPU) nhằm làm cho châu

 u thay đổi một cách mạnh mẽ vào năm 2000 với một nền an ninh mới Đây là một dấu ẩn lịch sử đáng ghi nhớ Cợu Tổng thống Pháp Mitterrart nói: "Đâylà

Trang 14

sự kiện quan trọng nhất của nửa cuối thế kỷ XX, là thời khắc chuẩn bị cho thế

kỷ tới Thế kỷ X X đã chứng kiến sự sụp đổ của tất cợ các đế chế và giờ đây đang chứng kiến sự ra đời của một cộng đồng 340 triệu dân "

Vượt qua nhiều khó khăn và bất đồng chính kiến, sau gần 2 năm, các nhà lãnh đạo Tây  u đã vui mừng đón nhận quyết định của C H L B Đức - quốc gia cuối cùng trong 12 nước thuộc É C - phê chuẩn và tham gia Hiệp ước này Tháng 10/1993, nước Bỉ đương k i m chủ tịch cộng đồng châu  u đã tuyên bố triệu tập H ộ i nghị các nguyên thủ quốc gia 12 nước É C để phê chuẩn hiệu lực của Hiệp ước V à ngày 1/11/1993 Hiệp ước Maastricht chính thức có hiệu lực

É C gồm 12 nước chuyển thành E U (Liên minh châu Âu), đặt nền móng tiến tới một "Hợp chủng quốc châu Âu" như ước m ơ của nhiều chính khách châu  u hồi đầu thế kỷ Triển vọng sáng sủa của E U đang là sự hấp dẫn không những đối vói các nước châu  u m à thậm chí với cợ các nước không thuộc châu Âu

Với những kết quợ tích cực qua những cuộc trưng cầu dân ý, Áo, Phần Lan

và Thúy Điển đã chính thức xin gia nhập E U và đã được H ộ i đồng Châu  u chấp thuận là thành viên chính thức từ 1/1/1995 N h ư vậy mạc dù một số nước chưa gia nhập được EU, song tính đến nay, sau lần mở cửa thứ 3 bắt đầu từ 1/1/1995 E U bước vào thời kỳ mới gồm 15 thành viên, trong đó 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan và Thúy Điển Điều đó cho thấy rõ bước tiến quan trọng trong tiến trình hoa nhập châu  u và ợnh hưởng của E U không chỉ đến tình hình k i n h tế và chính trị của từng nước trong E U m à còn đến cợ châu Âu

Hiện nay các nước Đông Âu cũng đang từng bước bước vào quá trình liên kết châu Âu, đồng thời mở rộng thị trường chung để tạo ra những chất xúc tác

bổ sung cho sự tăng trưởng kinh tế

Trang 15

Các nước này đã chấp nhận chiến lược do E U đề ra đối với việc m ở rộng

EU sang các nước Đông Âu Các nước EU đều bảo đảm với các nước Đông Ẩ u rằng họ sẽ tiến hành các cuộc trao đổi thường xuyên để giúp đỡ các nước này nhanh chóng gia nhập EU M ở đứu là Hội nghị cấp cao 15 nước E U và 6 nước Đông  u tại E-Xen (Đức) vào tháng 12/1994 đã kết thúc với việc xác định những vấn đề ưu tiên trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn của EU M ớ i đây, ngày 2/10/1997, tại Amsterdam (Hà Lan), ngoại trưởng 15 nước E U đã ký chính thức bản dự thảo Hiệp định đã được các nhà lãnh đạo cấp cao E U thông qua tại cuộc họp lứn thứ 57 hồi tháng 6/1997 Hiệp định đã quy định việc mở rộng thành viên EU Uy ban châu  u đã chọn 6 nước gồm Hungari, Ba Lan, Cộng hoa Séc, Estonia, Slovenia và Síp để đàm phán, kết nạp vào đạt đứu

Có thể nói, quá trình ra đời và phát triển của EU trong hơn 40 năm qua là

cả một quá trình đấu tranh gay gắt, một quá trình tranh chấp và thoa hiệp Song nhìn chung, các nước thành viên đều thống nhất mục tiêu đề ra và cam kết trong các Hiệp ước Tất nhiên, để đạt được, điều không thể tránh khỏi là k h i tiến hành thực hiện các chính sách đều đụng chạm đến lợi ích quốc gia và chủ quyền dân tộc của mỗi nước

Từ khi ra đời đến nay, EU đã đạt được những bước tiến đáng kể Từ một cộng đồng gồm 6 nước, chỉ có hai sản phẩm than thép đến nay nó đã trở thành một cộng đồng gồm 15 nướcchi phối nhiều lĩnh vực kinh tế Từ chỗ các hoạt động thuứn tuy về kinh tế, nó đã tiến dứn tới các mục tiêu chính trị (hợp tác chính trị), v ề cơ bản, hoạt động của EU diễn ra trên một số lĩnh vực sau: Thành lập thị trường chung, liên kết khoa học kỹ thuật, chính sách nông nghiệp chung, chương trình năng lượng chung, liên kết tiền tệ

Trang 16

Trên ngưỡng cửa thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, E U đang nhanh chóng trở thành một cực đặc biệt trong nền kinh tế thế giới về sức mạnh kinh tế V ớ i hơn 373 triệu dân, tổng sản phồm xã hội hơn 7 nghìn tỷ đô la, các nước Liên minh châu  u chiếm 1/3 sản phồm công nghiệp của thế giới tư bản chủ nghĩa, gần 5 0 % xuất khồu và hơn 5 0 % các nguồn tư bản [9) Đặc biệt thời gian gần đây quá trình liên kết kinh tế chính trị đang diễn ra ở Tây  u đã giúp cho việc ổn định tình hình phát triển kinh tế khu vực, tạo điều kiện cho E U phát triển về chất

ỊL Múc tiêu của việc thành láp và cơ cấu hoạt đổng:

Liên minh châu Âu gồm 15 nước (Đức, Anh, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxãmbua, Ireland, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, áo, Phần Lan và Thúy Điển) cùng nhau tạo thành một tổng thể thống nhất, đóng vai trò một quốc gia vĩ đại là giai đoạn quyết đinh thực hiện ý đinh thành lập hợp chủng quốc châu Âu, trong đó không còn ranh giới quốc gia và các cửa khồu ngăn chặn sự đi lại của con người, tư bản hàng hoa và dịch vụ Thực chất của việc nhất thể hoa châu  u ở đây là việc thành lập một thị trường chung, là sự thâm nhập lẫn nhau và bổ sung cho nhau cơ cấu kinh tế của các nước thành viên

EU Đ ó là sự quốc tế hoa không chỉ lực lượng sản xuất m à cả quan hệ sản xuất Hình ảnh thị trường rộng lán không biên giới và cản trở đã cho thấy tác dụng của nó cả trong nội bộ EU lẫn bên ngoài "Châu  u đang đi trên con đường tự tìm ra và đang vượt qua sự phiêu lưu lớn nhất trong lịch sử của nó" Jacques Delors cựu chủ tịch Uy ban ÉC, một uy ban năm 1985 đã quyết định hoàn thiện thị trường nội bộ thống nhất không ranh giới vào cuối năm 1992, đã khắc hoa như thế

Trang 17

Mục tiêu của việc thành lập EU được thể hiện ngay trong các hiệp ước ở

R ô m về thành lập cộng đồng kinh tế châu  u năm 1957 Đ ó là tăng cường sự liên kết về mặt kinh tế, tập hợp sức mạnh của các quốc gia, giịi quyết các vấn

đề kinh tế nịy sinh trong từng nước và cị cộng đồng trong từng giai đoạn lịch

sử nhất định Thông qua sự liên kết ngày càng chặt chẽ trong n ộ i bộ cộng đổng

để thiết lập một khu vực tiền tệ ổn định ở Tây  u nhằm cạnh tranh với đồng đô

la Mỹ, về lâu dài để hình thành một liên minh tiền tệ và kinh tế thống nhất tiến tới tăng cường liên kết về mặt chính trị Đ ể đạt được các mục tiêu trên đây, E U

đã lập ra một số cơ quan siêu quốc gia nhằm hoạch định điều hành và giám sát quá trình thực hiện liên kết của từng quốc gia Hiện nay xếp theo vị thế, hệ thống các tổ chức của E U bao gồm: H ộ i đồng châu Âu, H ộ i đồng Bộ trưởng,

U y ban các cộng đồng châu Âu; Nghị viện châu Âu; Toa án châu  u - là những

tổ chức cơ bịn, ngoài ra là các uy ban kinh tế và xã hội, uy ban tư vấn cộng đồng than thép châu Âu, Toa thẩm kế và Ngân hàng đầu tư châu Âu Trong đó,

H ộ i đồng châu  u chiếm vị trí đặc biệt quan trọng H ộ i đồng châu  u là cấp ấn định những phương hướng trong nền chính trị của cộng đồng, giịi quyết một số vấn đề sống còn vì sự tiến bộ của cộng đồng và tạo ra một uy lực chính trị để chuyển sang các giai đoạn mới

- Hỏi đổng châu Âu: Định ước thống nhất chung châu Âu đã chính thức

chỉ định H ộ i đồng châu  u như một cấp quyền lực chung của cộng đồng, bao gồm những người đứng đầu quốc gia hay chính phủ các nước thành viên và chủ tịch ủy ban các cộng đồng châu Âu H ộ i đồng tiến hành họp ít nhất hai lần trong một năm, bao gồm những người đứng đầu chính phủ của các nước thành viên m ỗ i k h i cần thúc đẩy sự tiến triển của những vấn đề quan trọng

- Hỏi đồng Bỏ trưởng: Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan lập pháp tối hậu của

Trang 18

cộng đồng, được thành lập tháng 4-1965, bao gồm những đại diện chính phủ của các nước thành viên Chủ tịch H ộ i đồng do các thành viên của H ộ i đổng đảm nhiệm trong thời gian là 6 tháng, theo thứ tự vần chữ cái tên của các nước thành viên Hoạt động của Hội đồng Bộ trưụng thường thông qua ủy ban các đại diện thường trực (COREPER) Uy ban này sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị các công việc của Hội đồng và thừa hành những nhiệm vụ m à H ộ i đổng ủy thác cho

- Uy ban Công đổng châu Ấu (Uy ban Brúcxen): Tên thường gọi là Uy ban châu Âu; được hình thành từ tháng 4-1965 trên cơ sụ sự hoa nhập của các cơ quan điều hành của CECA, CEEA, EEC Số thành viên hiện nay là 20, được gọi là "Uy viên châu Âu" Hội đồng bao gồm hai ủy ban là U y ban kinh tế xã hội và U y ban tư vấn thuộc cộng đồng than thép châu Âu H ộ i đồng là cơ quan đại diện cho EEC, thay mặt cho H ộ i đồng Bộ trưụng trong m ọ i quan hệ đ ố i ngoại U ỷ ban hoạt động vì lợi ích chung của các cộng đồng, độc lập với chính phủ Uy ban chịu sự kiểm soát của Nghị viện châu Âu Những chức năng cơ bản là:

+ Đề nghị lên Hội đồng Bộ trưụng các thể thức áp dụng một quyết định hay xác định một chính sách được áp dụng vào một lĩnh vực cụ thể

+ Có trách nhiệm thi hành các hiệp ước và các quyết định của Hội đồnơ cũng như các điều khoản bảo vệ

+ Quản lý ngân sách của cộng đồng

- Nghi viên châu Âu: là cơ quan cộng đồng tập hợp những đại diện củ

Trang 19

nhân dân các nước thành viên, được thành lập theo các Hiệp ước Pari và R ô m a dưới cái tên "Assemblee" vào năm 1951, và từ ngày 20-3-1962 có tên m ớ i là " Nghị viện châu Âu" Nghị viên bao gồm các nghị sĩ châu  u do dân bầu trong các cuộc bầu cử Nghị viện châu  u theo nguyên tắc phổ thông và trực tiếp cho một nhiệm kỳ là 5 năm Nghị viện được chia thành 18 ban chuyên về những lĩnh vực chủ yếu trong nền chính trị cộng đồng, và 5 ủy ban kinh tế (nông-ngư nghiệp, ngân sách, kinh tế-tiền tệ & chính sách công nghiệp, năng lượng & kứ thuật, kinh tế đối ngoại) Nghị viện thực hiện các quyền:

+ kiêm soát hoạt động của Uy ban các cộng đồng

+ tham gia vào các quá trình lập pháp và dự quyết ngân sách của cộng đồng

- Toa án châu Âu có hai chức năng quan trọng nhất là:

+ Phán xét các tranh chấp giữa các nước thành viên, giữa các cơ quan

cộng đồng với nhau, giữa các cộng đồng với các nước thành viên, và giữa các cộng đồng với tư nhân

+ Bảo đảm sự giải thích thống nhất trong các nước thành viên về luật lệ cộng đồng, đồng thời kiểm soát tính hợp pháp của các văn kiện lập pháp do các

cơ quan cộng đồng ban hành

- Toa thẩm kế được thành lập tháng 10-1977 nhằm kiểm soát sự cân đối và quản lý tài chính các ngân quứ của cộng đồng

Trang 20

- Ngân hàng đáu tư châu Âu: chức năng chủ yếu là sử dụng nguồn vốn do các nước thành viên đóng góp và vốn vay quốc tế để cấp phát tín dụng cho các

tổ chức nhà nước, xí nghiệp của các nước thành viên hoặc của các nước đang phát triển có vốn góp

ni Chiến lược của EU đỏi vói châu Ả trong giai đoan mới

Sự sụp đổ của CNXH ữ Đông Âu và đặc biệt là sự cáo chung của Liên bang X ô Viết, cục diện thế thơi đã hoàn toàn thay đổi, thế đối đầu hai cực X ô -

M ỹ không còn nữa, châu  u trữ nên bất ổn đinh hơn, đồng thời vai trò cân bằng lực lượng của M ỹ ữ châu  u cũng bị suy yếu đi Các nước trong khối E U đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội này để thoát khỏi vòng ảnh hưững của Washing ton, đồng thời với tiềm năng sẵn có, xây dựng châu  u thành một cực độc lập,

ổn định, một "trung tâm phát triển của thế giói"

Trong bối cảnh mới, EU đang tăng cường quan hệ với các nước trên thế giới về các mặt kinh tế, thương mại và chính trị Quan hệ của E U với các nưóc

đã mữ rộng từ khu vực Địa Trung Hải và châu Phi sang các nước châu Á và M ỹ

La Tinh Đặc biệt khu vực châu Á ngày nay đã trữ thành một đối tác kinh tế quan trọng của EU

Hiện nay sự tăng trưững kinh tế ữ châu Á đã làm thay đổi cơ bản sự cân bằng kinh tế thế giới Theo nhận định của Ngân hàng thế giới thì từ nay đến năm 2000, 1/2 tần số tăng trưững kinh tế thế giới sẽ thuộc về châu Á (gồm Đông Á và Đông Nam Á) V ớ i tốc độ tăng trưững kinh tế này, từ nay đến năm

2000, sẽ có một tỷ người châu Á là những người tiêu dùng có sức mua lớn và

400 triệu trong số đó sẽ CI )*¥ủ1íế thú7

rìhạp dư thừa trung bình bằng, hoặc cao hơn

Trang 21

mức thu nhập dư thừa của người châu  u và châu M ỹ p l Vì vậy, Liên minh châu  u phải đặc biệt quan tâm hơn nữa đến châu Á trong thời gian tới

Một vấn đề có tính cấp bách của EU hiện nay là phải tăng cường sự hiện diện về kinh tế của mình ở châu Á nhằm duy trì ảnh hưởng nầi trội nhất của mình trong nền kinh tế thế giới Việc thiết lập được một sự hiện diện mạnh mẽ

và đầng bộ tại các khu vực ở châu Á sẽ cho phép E U bảo đảm những lợi ích của mình tại khu vực này vào đầu thế kỉ 21 sẽ được quan tâm đầy đủ

Tiềm lực kinh tế ngày càng tăng của châu Á đang thúc giục châu lục này đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế Đ ồ n g thời, việc chiến tranh lạnh kết thúc đã tạo ra một môi trường lỏng lẻo về mặt chính trị Do đó, E U đang cố gắng phát triển đối thoại về mặt chính trị với châu Á và tìm kiếm những phương tiện cho phép phối hợp với châu Á ngày càng nhiều hơn trong việc giải quyết những công việc của quốc tế, nhằm tạo ra một đối tác cân bằng sức mạnh có khả năng giữ một vai trò làm ần định và xây dựng thế giới hiện nay

Để tranh thủ những khả năng mới này, EU đang gắng góp phần tích cực vào các cuộc đối thoại khu vực về việc giải quyết các vấn đề về an ninh và rất chú ý theo dõi diễn biến tình hình đặc biệt trong các lĩnh vực kiểm soát vũ trang, không phầ biến vũ khí hạt nhân, các cuộc xung đột khu vực và an ninh trên các tuyến đường biển Những gì có quan hệ với việc quản lí tốt những vấn

đề chính trị đặc biệt là vấn đề quyền con người cũng cần có một vai trò quan trọng trong các m ố i quan hệ giữa E U với các nước châu Á

Để đạt được những mục tiêu của mình, EU đã thông qua những chiến lược quyết tâm hơn, đặt trọng tâm vào việc khai thác mạnh mẽ hơn và có mục tiêu

Trang 22

chính xác hơn đối với sự hợp tác kinh tế nhằm khuyến khích buôn bán và đầu tư của châu Âu

Việc cải tổ các nền kinh tế trước kia vốn là kế hoạch hoa, chẳng hạn như ở Trung Quốc, Ấ n Đ ộ và Việt nam, là một mặt cực kễ quan trọng của những thay đổi cơ bản đang diễn ra ở châu Á Việc E U tham gia vào những thay đổi đó dù

ở cấp độ nhà nước hay tư nhân cũng sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và các m ố i quan hệ kinh tế

EU đã tiến hành một chương trình được phối hợp đồng bộ về các mối quan

hệ công khai để cải thiện hình ảnh của mình ở châu Á

Ị - Những múc tiêu tổng quát và các ưu tiên,

Điều cốt lõi trong chính sách châu Á của EU hiện nay và về sau là ở các vấn đề kinh tế Tuy nhiên, thành phần chủ yếu này trong chính sách của E U phải được trình bày theo bối cảnh cân bằng lực lượng về chính trị và an ninh trong khu vực

ạ Những múc tiêu tổng quát:

- Tăng cường sự hiện diện về kinh tế của EU tại châu Á nhằm duy trì vai trò nổi trội của mình trong nền kinh tế thế giới Việc thiết lập được một sự hiện diện đáng kể ở châu Á sẽ cho phép E U chăm lo sao cho những l ợ i ích của mình được tôn trọng hoàn toàn trong khu vực then chốt này vào đầu thế kỷ 21

- Góp phần vào sự ổn định ở châu Á bằng cách khuyến khích hợp tác và

Trang 23

hiểu biết lẫn nhau ở cấp độ quốc tế; về mặt này, E U đang mở rộng và làm sâu sắc các m ố i quan hệ chính trị và kinh tế của mình với các nước châu Á

- Khuyến khích sự phát triển kinh tế của các nước và khu vực kém thịnh vượng nhất Biết rằng trong tương lai gần đây vẫn là khu vực tạp trung đông dân

cư nghèo nhất thế giới, nên EU và các nước thành viên của mình sẽ còn phải tiếp tục góp phần làm giảm bớt sự nghèo nàn và tạo ta một sự tăng trưởng bền vững

- Góp phần phát triển và củng cố nền dân chủ, nhà nước pháp quyền, cũng như về phương diện tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản ở châu A

b Những ưu tiên

Để đạt được mục đích này, EU phải nỗ lực to lớn để định hướng lại các chính sách hiện nay và quan tâm tới lĩnh vực mới Tầm cỡ của nỗ lực này đòi hỏi phải sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả hơn Điều này cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp nhiều hơn nữa trong nội bộ EU, và đó không phải là việc nhỏ

Điều này cũng đòi hỏi có một loạt các lĩnh vực hoạt động ưu tiên thấy được rõ ràng ở khắp châu Á, những lĩnh vực m à có thể sắp xếp thực hiện một cách thích hợp nhất đối với tình hình cụ thể của từng nước và từng vùng

- Tiếp tục tăng cường các mối quan hệ song phương giữa EU với từng nước

và từng khu vực của châu Á

Trang 24

- Cải thiện hình ảnh của EU ở châu Á

- Ung hộ những nỗ lực của các nước châu Á trong hợp tác cả ở cấp độ khu vực và tiểu khu vực, thí dụ như trong khuôn khổ của Diễn đàn khu vực A S E A N nhằm củng cờ hoa bình và an ninh trong khu vực

- Phời hợp với các nước châu Á trong việc giải quyết các vấn đề quờc tế và chủ yếu bằng việc khích lệ các quờc gia này đảm nhận một vai trò tích cực hơn trong các hoạt động đa phương nhằm duy trì hoa bình và an ninh quờc tế Tăng cường các m ờ i quan hệ với các nước châu Á trong khuôn khổ đa phương và tiếp tục thúc đẩy các nước này tham gia vào các tổ chức đa phương

- Tiếp tục mọi hoạt động cần thiết bảo đảm cho việc mở cửa thị trường và tạo ra một bầu không khí làm ăn không có sự phân biệt đời xử thuận l ợ i cho sự phát triển buôn bán và đầu tư giữa châu  u và châu Á

- Sát nhập các nước châu Á có nền mậu dịch quờc doanh đang dần dần tiến tới kinh tế thị trường vào hệ thờng thương mại quờc tế mở cửa và tuân thủ các luật thị trường

- Góp phần vào công cuộc phát triển bền vững và giảm đói nghèo ở các nước nghèo nhất châu Á

2-Quan hê hợp tác EU với châu Ả

Trong khi đưa ra những chiến lược mới đời với châu Á, EU không xuất

phát từ con sờ không, m à trong thực tế nó đã có một kinh nghiệm đán* kể ở

Trang 25

châu Á:

ạ Các quan hê song phương

Theo truyền thống, EU đang tiến hành sự hợp tác song phương của mình

với nhiều nước và khu vực ở châu Á, cũng như với các khu vực khác trên thế

giới, trong khuôn khổ các hiệp định buôn bán và hợp tác

Ở cấp độ song phương, đó là trường hợp đối thoại với Nhật Bản (dựa trên tuyên bố chung E U - Nhật Bản), với Trung Quốc (trao đổi thư tễ m ớ i đây giữa

hai phía), với Ấ n Đ ộ (dựa trên tuyên bố chính trị chung tháng 12 năm 1993)

Ở cấp độ khu vực, cuộc đối thoại chính trị diễn ra trong khuôn khổ

A S E A N (chưa có một cuộc đối thoại song phương nào với các nước thành viên

ASEAN) M ộ t cuộc họp hàng năm E U - A S E A N ở cấp bộ trưởng hoặc ở cấp

các quan chức cao cấp đã diễn ra; ngoài ra cũng có một cuộc họp khác hàng

năm ở cấp bộ trưởng trong khuôn khổ h ộ i nghị sau bộ trưởng của ASEAN,

trong đó E U là một trong những bên tham gia đối thoại cùng với Mỹ, Canada,

úc, New-Zeland, Hàn Quốc và Nhật Bản

Ớ cấp độ chung hơn, EU cũng đang tham gia vào cuộc đối thoại khu vực chung duy nhất để giải quyết những vấn đề an ninh trong diễn đàn khu vực

ASEAN, nơi tập trung hầu hết các nước châu Á

Cuộc đối thoại chính trị đã diễn ra chủ yếu ở cấp bộ trưởng hoặc ở cấp các nhà lãnh đạo chính trị

Cách đây 15 năm mới chỉ có một phái đoàn duy nhất của Uy ban châu Âu

Trang 26

có mặt ở châu Á, tại Tokyo Ngày nay đã có tới 10 phái đoàn E U ở châu Á

b, Hợp tác đa phương

EU đã bắt đầu một cuộc đối thoại rộng rãi với châu Á trong khuôn khổ của

tổ chức Liên Hợp Quốc về các vấn đề cùng quan tâm có liên quan tới hoa bình

và an ninh quốc tế Trong những năm gần đây, E U đã tăng cường mạnh mẽ sự hợp tác kinh tế của mình với các nước châu Á Điều này diịn ra không chỉ trong khuôn khổ WTO, trong đó vai trò của các quốc gia châu Á đã tăng lên đáng kể, tương ứng với địa vị ngày càng tăng của họ trong nền mậu dịch quốc tế, m à cả trong các cơ quan của LHQ

c Chính sách thương mai

Chính sách thương mại của EU, nhìn chung cũng như đối với các nước châu Á, luôn hướng về một sự thúc đẩy tích cực việc tự do hoa thương mại trong khuôn khổ một hệ thống đa phương với sự tôn trọng m ọ i nguyên tắc và mọi cam kết có liên quan Sự cải thiện điều kiện thâm nhập thị trường cho các nhà xuất khẩu của EU đã đạt được trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay

và từ các hoạt động khác được tiến hành ở cấp độ đa phương E U cũng đã cố gắng cải thiện điều kiện thâm nhập thị trường cho các công ty châu  u thông qua con đường của các quan hệ song phương của mình

Trên phạm vi châu Âu, những hoạt động khuyến khích nền thương mại châu  u hướng sang các thị trường châu Á cũng đang được tiến hành ở m ọ i cấp

độ khác nhau trong toàn khu vực Trong khi đó, những hoạt động chính nhằm khuyên khích đầu tư châu  u sang châu Á cũng được tăng cường

Trang 27

E U có nhiều phương tiện trong chính sách thương mại: những biện pháp chống phá giá và những biện pháp bảo hộ Những biện pháp này phù hợp với những ràng buộc và cam kết đa phương của E U vốn có chức năng giới hạn việc

sử dụng chúng một cách thích đáng Đ ố i với các sản phẩm của ngành dệt thì mọi hạn chế hiện tồn tại sẽ được E U xem xét đúng với thoa thuận trong vòng đàm phán Uruguay

d Trơ giúp phát triỹn,

Trong thời gian 1976-1991, EU đã trợ giúp hơn 32 tỉ ê-cu cho châu Á Như vậy, EU là nhà tài trợ chủ chốt thứ 2 cho châu Á, sau Nhật Bản, nhưng khối lượng trợ giúp lại lớn hơn M ỹ gấp 3 lần Khoảng 1 1 % tổng số tiền viện trợ của E U trích ra từ ngân sách dành cho các nước châu Á và M ỹ L a Tinh do Uy ban E U quản lý Chỉ có một phần nhỏ tài trợ được dùng vào hợp tác kinh tế, có phần chủ yếu được dành cho các chương trình phát triỹn nông thôn và trợ giúp lương thực Cho dù trong quá khứ hiệu quả của sự trợ giúp này ra sao đi chăng nữa, người ta vẫn thấy cần phải đánh giá lại hiệu quả đó nhằm làm cho cách tiếp cận phù hợp được với những thay đổi của các điều kiện ở phần lớn khu vực châu

Á

Điều lệ năm 1992 liên quan tới các nước đang phát triỹn ở Mỹ La Tinh và châu Á đã thỹ hiện bước khởi đầu quan trọng Điều lệ này dự kiến hai hướng hợp tác chủ yếu:

- Trợ giúp phát triỹn cho các nước và các tầng lớp nhân dân nghèo khó nhất

Trang 28

- Hợp tác kinh tế với các nước hoặc các khu vực có tiềm năng tăng trưởng mạnh

Những vấn đề liên quan đến môi trường hợp tác cần phải được xem xét trong hai hình thức hợp tác này Hợp tác kinh tế và đây là điều đổi m ớ i trong điều lệ, có mục đích là cải thiện tình trạng của các xí nghiệp và khung quy chế

ở các nước đội tác, với mục đích là thúc đẩy thương mại song phương và những khoản đầu tư với sự tham gia trực tiếp của khu vực tư nhân là chính từ phía E U cũng như từ phía nước đội tác

Năm 1991, Hội đồng châu Âu và các nước thành viên của mình đã thông qua một nghị quyết về các quyền con người về dân chủ và phát triển Trên cơ sở nghị quyết này, EU dành ưu tiên cho các hoạt động chuyên biệt đã được phê chuẩn bởi một hiệp đinh chung, nhằm củng cộ nền dân chủ và thúc đẩy các quyền con người tại một sộ nước chung, nhằm củng cộ nền dân chủ và thúc đẩy các quyền con người tại một sộ nước châu Á Loại hình hoạt động này ngày càng được đa dạng hoa vì liên quan tới các lĩnh vực như sự ủng hộ các cuộc bầu

cử, các tổ chức phi chính phủ , tự do thông tin, thông t i n về các quyền con người và sự cảm nhận đội với các vấn đề này

Mặc dầu trong nhiều năm liền, châu Á đã có nhiều nước phát triển với tỉ lệ tăng trưởng cao, năm 1993 cũng chỉ có 1 2 % viện trợ của E U cho châu Á được tài trợ cho hợp tác kinh tế Sộ còn lại đã được sử dụng cho các hoạt động chộng

sự nghèo khổ (những khoản cam kết chủ yếu dành cho khu vực Nam Á Ở Trung Quộc cũng như ở A n Đ ộ , trong những năm 1980 một hoạt động chính được Cộng đồng châu  u tiến hành đến kết quả là một chương trình phát triển ngành công nghiệp sữa chủ yếu được tài trợ bằng ngàn sách viện trợ lương thực

Trang 29

Đ ố i với sự hợp tác trong các lĩnh vực đặc biệt: nhiều hình thức trợ giúp kĩ thuật và hợp tác khác nhau đã được tài trợ bằng các nguồn ngân sách đặc biệt,

ví dụ, trong các lĩnh vực: năng lượng, môi trường, rừng nhiệt đới, khoa học và công nghệ, phòng ngừa Sida và kiểm soát ma tuy

EU đã tổ chức mỹt sự ủng hỹ rỹng rãi đối với các tổ chức phi chính phủ, trong đó có cả mỹt số quỹ dành cho các tổ chức phi chính phủ đặc thù của mỹt

số nước (ví dụ của Căm-pu-chia hoặc của Việt Nam); viện trợ nhân đạo, trợ giúp những người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp cũng góp phần quan trọng trong việc giảm bớt những đau khổ ở châu Á EU ý thức được đầy đủ tầm quan trọng đối với các nước đang phát triển trong việc thâm nhập vào thị trường của mình Với mục đích này, các quốc gia đang phát triển đã đạt được sự đồng ý đơn phương cho phép họ thâm nhập mỹt cách ưu đãi vào thị trường châu  u trong thời gian nhiều năm dưới danh nghĩa của hệ thống ưu tiên mở rỹng (SPG) của

EU Trên thực tế, các nước châu Á là những đối tượng hưởng thụ chính hệ thống này Ngày 1-6-1994, Uy ban châu  u đã thông qua tại H ỹ i đồng và Nghị viện châu  u bản thông cáo của mình về việc sửa đổi các nguyên tắc cần tuân thủ để xây dựng mỹt hệ thống mới áp dụng trong khoảng thời gian tò 1995 đến

2004 Tới đây Uy ban cũng sẽ đưa ra những đề nghị của mình về các phương thức chi tiết của hệ thống hoạt đỹng được xây dựng trên khái niệm về phát triển nhiều hơn so với trước đây

Ngoài những đóng góp để phát triển cân bằng các nước EU, Ngân hàng đầu tư châu  u cũng tài trợ cho các dự án đầu tư tại các nước thứ ba Kể từ năm

1992, Ngân hàng đầu tư châu  u đã mở rỹng các hoạt đỹng cho vay thí điểm tại các vùng thuỹc châu Á và M ỹ L a Tinh Những nước thuỹc các vùng này có ký mỹt hiệp định hợp tác với E U đều có thể được hưởng khoản vay này M ỹ t khoản

Trang 30

tiền dành để trợ cấp là 250 triệu ê-cu m ỗ i năm trong vòng 3 năm đã được dự

k i ế n cho các nước này Trong năm đầu tiên, khoản cho vay 100 triệu ê-cu đã được dành cho việc thực hiện các dự án ở châu Á

Nhằm khuyến khích việc thành lập các công ty chung giữa EU với các nhà kinh doanh địa phương tại các nước châu Á, M ỹ L a Tinh và khu vực Địa Trung Hải, E U đã thành lập từ chức các nước đối tác đầu tư Từ 1988 t ớ i cuối năm

1993, đã có 292 dự án do từ chức này tài trợ hoàn toàn với từng số khoảng 30 triệu ê-cu đã được phê chuẩn đối với châu Á

e Quan hê thương mai khác:

Nhân tố thúc đẩy mạnh nhất trong quan hệ giữa EU và châu Á là giao lưu buôn bán trao đừi hàng hoa Phần lớn các nước châu Á hiện nay đều quyết định

mở cửa thị trường, lợi dụng chính sách thương mại tự do của E U và các biện pháp nhằm khuyến khích nhập khẩu hàng hoa từ các nước thế giói thứ ba, nhất

là hệ thống ưu đãi thuế quan chung để đưa hàng vào thị trường EU, gia tăng tỷ trọng xuất khẩu của mình Đây là một bước tiến có ý nghĩa quan trọng Gia tăng

mở cửa thị trường cũng có nghĩa là gia tăng thi đua cạnh tranh; rõ ràng các nhà xuất khẩu EU giờ đây không chỉ phải cạnh tranh mạnh hơn với M ỹ và Nhật Bản

ở thị trường châu Á, m à ngay cả đối với các đối thủ châu Á khác Hiện tại buôn bán giữa các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á rất sôi động

và phát triển đến mức hầu như rất ít phụ thuộc vào thị trường châu Á và Bắc

Mỹ Do thị trường châu Á đòi hỏi nhiều vốn và hàng tiêu dùng nên các hãng châu  u trước hết là các hãng vừa và nhỏ đang có kế hoạch m ở rộng, tăng cường hoạt động của mình ở khu vực này Hiện nay các hãng của E U đã giành được những vị trí vững chắc tại nhiều lĩnh vực then chốt ở châu Á, như xây

Trang 31

dựng hạ tầng cơ sở, chế tạo máy bay, viễn thông Tại Trung Quốc, thị trường

lớn nhất châu Á, các chi nhánh và công ty con của các hãng E U hiện chiếm tỷ

lệ lớn trong sản xuất ô tô, hoa chất, nhựa và sắt thép

Một bỉng chứng cho thấy sự tăng cường hợp tác là Hội nghị thượng đỉnh

giữa EU, A S E A N và một số nước quan trọng khác ở châu Á diễn ra hồi đầu

tháng 3/1996 tại Bâng Cốc (Thái Lan) thảo luận về đề tài trung tâm: "Khả năng

buôn bán, trao đổi thương mại và đầu tư" giữa hai khu vực và cuộc họp cấp cao

giữa đại diện E U và A S E A N tại Brúcxen tháng 7/1996 - để nối tiếp thành công

của H ộ i nghị Băng Cốc H ộ i nghị ASEM l i cũng vừa diễn ra tại Luân Đôn,

tháng 4/98 nhỉm thúc đẩy hợp tác kinh tế và tăng cường đối thoại chính trị

Thế mạnh của EU còn thể hiện qua số lượng các hợp đồng được ký kết tại cuộc họp bộ trưởng kinh tế các nước A S E M tháng 10/1997 tại Nhật Bản Hầu

hết các hợp đồng đã được ký đều tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng- lĩnh vực

được Ngân hàng thế giới dự báo sẽ cẩn một lượng vốn đầu tư lớn (khoảng Ì ,5 tỷ

USD từ nay tói năm 2004) Hiện tại GEC-Asthom và Siemens (Đức), hai "cựu

kỳ phùng địch thủ", đang sát cánh bên nhau cùng "tấn công" thị trường này ở

châu Á.Việc thiết lập những chi nhánh tại châu Á là điều kiện sống còn để đưa

luồng vốn từ các công ty mẹ ở E U vào khu vực Theo số liệu thống kê về đầu tư

trực tiếp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tổng vốn đầu tư

trực tiếp dài hạn của E U vào châu Á tăng từ Ì tỷ USD (năm 1990) lên khoảng 5

tỷ USD trong năm 1996 (thấp hơn 2 0 % so với đầu tư của M ỹ và chỉ bỉng 4 0 %

đầu tư của Nhật vào châu Á) Số liệu này dường như là một bỉng chứng cho

thấy sự chậm trễ của E U tại châu Á Tuy nhiên nếu cộng cả lượng vốn đầu tư

của E U vào Trung và Đông Âu, châu M ỹ Latinh và châu Á, thì E U lại là m ộ t

đối thủ đáng gờm Tổng vốn đầu tư của E U vào ba khu vực này đã tăng từ 3,2 tỷ

Trang 32

USD (năm 1990) lên trên 18 tỷ USD trong năm 1996, vượt cả M ỹ (15,7 tỷ) lẫn Nhật bản (15,2 tỷ)

Quan điểm càn đối giữa ba khu vực thị trường trên của EU xuất phát từ tầm quan trứng của các thị trường này đối với Liên minh E U cho rằng, châu Á

là thị trường lớn nhất, giàu tiềm năng nhất, châu M ỹ Latinh là khu vực có mức tăng trưởng cao nhất và có m ố i quan hệ thương mại truyền thống với EU Còn Trung và Đông  u thực sự là "đất dụng võ" của EU, với thế mạnh về địa lý và những điểm tương đồng về văn hoa, lịch sử

Nếu số liệu về đẩu tư cho thấy sự bình đẳng giữa ba thị truồng tăng trưởng nhất trên thế giới hiện nay, thì số liệu về thương mại lại nói lên điều ngược lại Giữa các năm 1990 và 1995, tổng k i m ngạch xuất khẩu của E U vào châu Á tăng

7 4 % đã giảm dần thâm hụt thương mại triền miên của E U v ố i châu Á Cũng cùng thời gian trên, nhập khẩu hàng hoa từ châu Á vào E U tăng 3 5 % R õ ràng châu Á đang trở thành thị trường chiến lược của EU

Chiến lược mới đối với châu Á đã được EU hoạch định ra EU nhận thấy rất rõ lợi ích của mình trong sự hợp tác kinh tế, thương mại đối với châu Á, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khu vực Đông Á và Đông nam Á đang trở thành những tiêu điểm trên vũ đài kinh tế Quốc tế Sau khi M ỹ và Nga đã giảm bớt sự hiện diện trực tiếp về mặt quân sự, tại đây đang hình thành những trung tâm quyền lực mới và bắt đầu một trật tự thế giới mới E U đã tiến thêm một bước quan trứng trong chính sách đối ngoại và an ninh chung của mình thể hiện ở sự

cụ thể hoa trong chiến lược mới đối với châu Á Qua đó, E U hy vứng sẽ giành được những vị trí vững chắc cả về kinh tế lẫn chính trở trong khu vực quan trứng này E U đã sớm đón bắt được một xu thế phát triển đặc thù ở châu Á:

Trang 33

ASEAN- Hình ảnh tương lai của châu Á trong thế kỷ XXI-.ĐÓ là vị trí lý tưởng

để E U có thể phát huy ảnh hưởng chính trị của mình M ộ t cơ h ộ i m ớ i đã được tạo ra cho sự hợp tác giữa E U và A S E A N nhất là k h i Việt nam đã trở thành

thành viên chính thức của ASEAN

EU đã coi quan hệ với Châu Á- Thái Bình Dương là quan hệ tạo thành đối trụng với M ỹ và Nhật trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau Trong cuộc hụp đầu tiên của bộ trưởng ngoại giao 25 nước thành viên A S E M tổ chức tại Singapore ngày 14 và 15-2-1997, E U và A S E A N đã tỏ rõ quyết tâm đối thoại về chính trị,

an ninh khu vực, thúc đẩy quan hệ hụp tác toàn diện giữa hai châu lục trên tất

cả m ụ i lĩnh vực: kinh tế, vãn hoa, giáo dục, môi trường, khoa hục kỹ thuật,

Đ ể thực hiện vấn đề này, trong bản thông cáo chung kết thúc h ộ i nghị, hai bên

đã kêu gụi hạ thấp hàng rào thuế quan, tăng cường các cuộc hụp của giới công nghiệp và doanh nghiệp giữa hai khối E U và A S E A N còn nhất trí thành lập các

nhóm làm việc tại Liên Hiệp Quốc và Tổ chức thương mại thế giới, nhất trí cộng tác trong các hoạt động bài trừ ma túy, chống khủng b ố Cuộc hụp tại

Singapore có tính chất chuẩn bị cho h ộ i nghị cấp cao  u - Á lần thứ h a i ( A S E A M l i ) tại Luân Đ ô n vào tháng 4 -1998 D ư kiến cuộc hóp bô trưởng

ngoại giao EU-ASEAN lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Đ ứ c vào n ă m 1999 để chuẩn bị cho A S E A M I U tại Hàn Quốc A S E M lần này có thể coi là một đóng

góp đáng kể cho sự hợp tác giữa hai châu lục trong đó lấy sự hợp tác

ASEAN-E U làm nòng cốt, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn thế giới Tất cá những điều đã trình bày trên đây khẳng định sự quyết tàm tăng

cường hợp tác vì hòa bình và phồn vinh ở khu vực châu Á của cả E U và ASEAN

Tóm lại: Sau 40 năm hình thành và phát triển EU đang trở thành một siêu

Trang 34

cường cả về kinh tế, chính trị, dân số, diện tích và sẽ trở nên mạnh hơn khi đồng tiền chung Euro được sử dụng - trước một trật tự thế giới m ớ i đang hình thành và đang đầy biến động phỹc tạp, EU đã chuyển mình vươn lên tách khỏi

sự lệ thuộc với Mỹ, vươn tầm hoạt động sang Trung và Đông Âu, Châu Á, Châu Phi và M ỹ L a tinh nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của mình trước thềm thế kỷ XXI Chính trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu của mình nói chung

và chiến lược mới với châu Á nói riêng, E U đã tìm thấy ở Việt Nam những ưu thế địa chính trị, địa kinh tế để lấy Việt Nam làm điểm tựa quan trọng trong chiến lược đối ngoại của mình với Châu Á

Việc Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa đã diễn ra trùng hợp với làn sóng lan toa mạnh của xu hướng khu vực hoa và toàn cầu hoa trong sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Việt Nam đã thực sự trở thành một khu vực quan trọng và là thị trường bổ sung vào cơ cấu kinh tế của những nước có trình

độ phát triển kinh tế cao hơn

Các sự kiện diễn ra trong năm 1995: bình thường hoa quan hệ với Hoa Kỳ,

ký Hiệp định hợp tác thương mại, đầu tư với EU, gia nhập ASEAN, đã tạo nên bước tiến quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam phá bỏ hoàn toàn thế bao vây căm vận Tính đến năm 1997, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 165 nước, trao đổi thương mại với hơn 100 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng của cả ba trụ cột kinh tế thế giới

Nhờ những khoản viện trợ, đầu tư và hợp tác thương mại với các nước trên thế giới, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, trung bình đạt 8,2% suốt 5 năm (1991-1995) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong

Trang 35

năm 1996 đạt mức 9,3%, năm 1997 - 9%, đó là một trong những tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất Châu Á năm 1996 Trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á là 6,6% còn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ đạt 3,5%. p'3 1

Hiệp định hợp tác thương mại Việt Nam - EU được ký ngày 17-7-1995, đã

mở ra một giai đoạn hợp tác toàn diện và có hiệu quả giữa hai bên Hiệp định đã tạo ra những yếu tố rất thuận lợi cho E U và m ặ i nước thành viên E U trong quan

hộ hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam Tháng 9 nám 1996, cuộc họp uy ban hặn hợp Việt Nam-EU đã chính thức ký hai vãn kiện: Chiến lược hợp tác Việt Nam-EU 1996 và chương trình hoạt động trong ba năm 1996-1998 m ớ i quy chế m à E U dành cho Việt Nam Đ ặ c biệt cuộc họp ngoại trưởng  u - Á trong hai ngày 14-15 tháng 2-1997 tại Singapore

Kết quả rất quan trọng mà chúng ta đạt được là các nước tham dự ký Nghị định thư về việc Việt Nam tham gia vào hiệp định hợp tác giữa hai khối ASEAN-EU sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN Từ đây mở ra một triển vọng mới, trong quan hệ hợp tác mới: Hợp tác giữa Việt Nam Châu Âu, Việt Nam-ASEAN và Việt Nam với từng nước thành viên Châu

Âu Chúng ta sẽ có điều kiện tiếp cận với một trung tâm mạnh về kinh tế, khoa học, kỹ thuật công nghệ của thế giới

Bà Carin Dung Cơ - nghị sĩ quốc hội châu Âu - chuyên gia phụ trách quan

hệ E U - A S E A N và là một trong những nhàn vật chủ chốt trong nhóm soạn thảo Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - E U đã khẳng định rõ: M ộ t trong những hoạt động trọng tâm của E U là tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực châu Á và chính sự hợp tác này đã và đang củng cố sự phát triển khôn" nơừnơ

Trang 36

của EU Ớ châu  u hiện nay, người ta nhận thức rõ ràng sự hợp tác khu vực là tốt, là có lợi và là xu thế của thời đại Hiệp định hợp tác E U - A S E A N được ký kết cách đây gần 20 năm đã thúc đẩy quan hệ hợp tác và buôn bán giữa E U và

A S E A N ngày càng tăng cường và có hiệu quả, góp phần to lớn vào việc đảm bảo sự ển định và hoa bình thế giới

EU đánh giá rất cao Hiệp định khung hợp tác Việt nam - EU được ký tháng 7/1995 với 2 trọng tâm chính là hợp tác kinh tế và hợp tác phát triển và hy vọng Việt nam sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác giữa châu  u với các nước "phía mặt trời mọc"

Trang 37

Chương li THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ VÀ T H Ư Ơ N G MẠI

VIỆT NAM • EU TRONG NHỮNG N Ă M GẦN ĐÂY

Kể từ năm 1990, với việc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt nam-EU, mối quan hệ hợp tác Việt nam-EU đã bước sang một giai đoạn

mới Các mối quan hệ song phương riêng lẻ giữa Việt nam và các nước

thành viên EU giờ nay đã phát triẻen thành mối quan hệ hợp tác giữa Việt

nam và cả EU với tư cách là một cộng đồng Các bước phát triển của mối

quan hệ này được biểu hiện qua các cuộc viếng thăm lọn nhau giữa Việt

nam và EU, qua các thoa thuận đạt được sau những chuyến viếng thăm đó

Những cuộc viếng thăm và những văn bản ký kết với một số nước EU

do đoàn đại biểu cấp cao của chính phủ Việt Nam thực hiện tháng 12 năm

1991 và tháng 10, l i năm 1992 cho thấy quan hệ Việt Nam với EU đã

được khai thông và khả năng hội nhập của Việt Nam là có nhiều triển vọng

tốt đẹp Đặc biệt là các cuộc đi thăm một số nước Tây Âu và EU vào cuối

tháng 6, đầu tháng 7 năm 1993 và chuyển thâm 6 nước Tây Bắc Âu (Thúy

Điển, Phần Lan, Na - Uy, Đan Mạch, Aixơlen và Lúcxămbua) của đoàn

đại biểu chính phủ Việt Nam do đồng chí Võ Văn Kiệt dọn đầu Chuyến

thăm Pháp dự lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng phát xít của đồng chí Lê Đức

Anh; chuyến thăm Bỉ và Quốc hội châu Âu của chủ tịch Quốc hội Nông

Đức Mạnh (2/1995); Chuyến thăm Hà Lan của Phó Thủ tướng Phàm Văn

Khải (1/1995); Chuyên thăm EU và ký hiệp định khung hợp tác giữa EU

và Việt Nam (7/1995) của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm

Cũng trong những năm qua, nhiều đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước và chính phủ các nước EU đã tới thăm Việt Nam Tháng 2/1993, cựu Tổng

Trang 38

thống Pháp F.Mitterand thăm Việt Nam, tuyên bố cùng Việt Nam phát

triển quan hệ toàn diện; Tháng 1/1995, Đại Công tước kế vị Lúcxămbua

thăm Việt Nam; Tổng thống Cộng hoa Áo, tiến sỹ Thomas Klestil thăm

Việt Nam (3/1995); Thủ tướng CHLB Đức Helraut Kohl thăm Việt Nam

(11/1995) và hàng chục đoàn cấp Bộ trưởng các nước Anh, Đức, Pháp,

Na-Uy, Bồ Đào Nha tới thăm Việt Nam Kết quả nhầng cuộc đàm phán,

nhầng Hiệp định hợp tác EU-Việt Nam được ký kết là biểu hiện mới sự mở

rộng quan hệ Việt Nam - EU Nhầng cuộc tiếp xúc cấp cao giầa lãnh đạo

Việt Nam và các nước EU đã nâng quan hệ chính trị của Việt Nam với E Ư

lên một tầm cao mới cả về chất và diện rộng Ông J.G.Wyn Morgan - Đại

sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam khẳng định "Quan hệ hợp tác giầa

Việt Nam và Liên minh Châu Âu đang phát triển manh cả về bề rộng và

chiều sâu"

Quan hệ Việt Nam - EU ngày càng được tăng cường là kết quả phát triển tất yếu của mối quan hệ sẵn có của từng nước thành viên Liên minh

châu Âu với Việt Nam, đặc biệt là quan hệ của Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan

với Việt Nam Từ 1/1/1995, EU có thêm 3 thành viên mới: Áo, Phần Lan,

Thúy Điển - nhầng nước vốn có quan hệ hợp tác với Việt Nam từ nhiều

năm nay sẽ góp phần tăng cường hơn nầa quan hệ Việt Nam - EU trong

thời gian tới

Ngày 17/7/1995 tại Búcxen, Việt Nam và EU đã ký kết chính thức Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU với tên gọi là "Hiệp định hợp tác

giầa CHXHCN Việt Nam và Cộng đồng châu Âu", mở ra một triển vọnơ

mới cho sự hợp tác về kinh tế và thương mại giầa Việt Nam và Liên minh

châu Âu Đến nay, sau 2 năm ký Hiệp định và sau 8 năm (kể từ khi chính

thức lập quan hệ ngoại giao Việt Nam EU, 1990), sự hợp tác Việt Nam

Trang 39

-EU vì hoa bình và phát triển đã được tâng cường và ngày càng phát triển

mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực Trong phạm vi luận văn, người viết chỉ XÚI

đề cập tới các lĩnh vực chủ yếu sau: Hỗ trợ phát triển; Hợp tác thương mại

và Hợp tác đầu tư

Ị Hỗ trơ phát triển

Ngay từ những năm 1975-1978, EU đã có tiếp xúc chính trị với Việt Nam, viện trợ kinh tế cho Việt Nam 109 triệu USD, trong đó viện trợ trực tiếp là 68 triệu USD Song, từ tháng 7 năm 1979, do vộn đề Carapuchia nên

EU đã ngừng viện trợ cho Việt Nam Từ cuối năm 1984, EU đã bắt đầu nối lại viện trợ nhân đạo cho Việt Nam Điều đáng chú ý là ngày 22/10/1990, Hội nghị ngoại trưởng của EU tại Lúcxămbua đã thoa thuận về việc kiến lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Đây là sự kiện hết sức quan trọng đánh dộu bước chuyển biến mới trong quan hệ EU - Việt Nam Kể từ thời điểm đó, quan hệ của EU với Việt Nam ngày càng được tăng cường: Viện trợ của EU cho Việt Nam đã tăng từ 16,6 triệu ECU (Ì ECU = 1,23 USD) năm 1991 lên đến 27,7 triệu ECU năm 1992 và 40 triệu ECU năm 1995

Trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao, từ 1985 - 1990 viện trợ của

EU cho Việt Nam là 700.000 ECU Trong 4 năm từ 1992 đến 1995, EU đã tài trợ khoảng 8,5 triệu USD cho các dự án y tế, giáo dục ở Việt Nam thông qua các tổ chức phi chính phủ và một khoản viện trợ 750.000 USD giúp các vùng bị bão lụt ở nước ta Eu còn dành cho Việt Nam một khoản tài trợ 16,5 triệu ECU (khoảng 20 triệu USD) qua chương trình giúp đỡ về

kỹ thuật cho thời kỳ quá độ sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam (EURO - TAPVIET) M

Chương trình được ký tháng 11 năm 1994 gồm 5

dự án chính:

Trang 40

- Dự án k ế toán và kiểm toán nhằm giúp Việt Nam cải tạo hệ thống

kế toán và kiểm toán bằng việc thực hiện hệ thống tiêu chuẩn hoa quốc tế Đây là vấn đề quan trọng cho cải cách doanh nghiệp nhà nước và cho việc tiến tới mỏ thị trường chứng khoán ỏ Việt nam V ớ i trị giá 7,5 triệu E C U (8,5 triệu USD), dự án đã được triển khai tủ tháng 9 năm 1995

- Dự án bảo hiểm giúp Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm

- Dự án B Ó T nhằm giúp Việt Nam trên các lĩnh vực xây dựng vận hành chuyển nhượng và khuyến khích đầu tư của các nước châu  u tại Việt Nam

- Dự án bảo đảm chất lượng và tiêu chuẩn giúp khu vực chế tạo của Việt Nam tiến kịp với trình độ quốc tế và giúp các công ty Việt Nam thực hiện các hệ thống chất lượng đạt tiêu chuẩn hoa quốc tế ISO9000 (được triển khai tủ 11/1996)

- Dự án sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra một khung m ớ i để bảo vệ bằng sáng chế và ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh (được triển khai tủ 11/1996)

Trong năm 1996, EU đã thực hiện ở Việt Nam một số khoản viện trợ

nhân đạo khoảng 250.000 USD và một số đề án đào tạo, cải cách kinh tế trợ giúp các xí nghiệp vủa và nhỏ với tổng số tiền khoảng 8,5 triệu USD Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, sự hợp tác Việt Nam - E U không ngủng được mở rộng và có những thay đổi về chất Tháng 12 năm 1990, đại diện của Uy ban Châu Âu và chính phủ Việt Nam đã ký thoa thuận về chương trình giúp đỡ người Việt Nam ra đi bất

Ngày đăng: 25/02/2014, 18:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
22. Biasco Salvatore Market and institutions i n Economic Development Macmillan, 1993."EMU i n 1995?", Economic and Market Analysis London, February 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: EMU i n 1995
18. Ngoại thương của Liên minh châu  u và chính sách ưu đãi của cộng đồng này.Tài liệu của Viện thông tin K H X H , T N 95-57/1995 Khác
19. Tiến tới một chiến lược mới của EU về châu Á. Tài liệu của Viện thông tin K H X H , T N 95-54/1995 Khác
20. Báo đầu tư Việt nam các số năm 1996-1997 Khác
21. Báo Thương mại các số năm 1995, 1996, 1997. B/ Tiếng Anh Khác
24. Boulding Kenneth E. The structure o f a modern economy Macmillan, 1993 Khác
25. Economic and monetary union Communication o f the Commission of 21 August 1990 Khác
26. Gomes Leonard The Intemational Ajustment Mechanism St. Martins press, 1993 Khác
32. Intereconomics N ° 5/1992; 6/1992 Khác
33. Intereconomics N ° 6/1993; N ° 3/1996; N ° 2/1997 Khác
36. Padoa Baer G. - Schioppa The Werner Report Revisited Luxembourg, 1989 Khác
37. Report ôn Economic and Monetary Union i n the European Community.Basel, 1992 Khác
38. Reviews of international trade and Development Intereconomics, N° 7; 8/1991 Khác
39. The Single Market and Economic and Monetary Union 1989 Annual CEPS N° 44Brussels, 1990 Khác
40. Trends in W o r l d economy Intergration programme of the European community and chances for its realisation.Budapest, 1990 Khác
41. Japan's Image of Europe and Strategy towards Ít Budapest 1996 Khác
42. W o r l d Economic Growth ISS Press, San Francisco, 1985 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Giá trị hàng nhập khẩu từ các nước EU. (Đớn vị:triệu USD) - Hợp tác kinh tế thương mại Việt nam - Liên minh châu Âu (EU) trong những năm gần đây
Bảng 1. Giá trị hàng nhập khẩu từ các nước EU. (Đớn vị:triệu USD) (Trang 44)
Bảng 2. Giá trị hàng hoa xuất khẩu của Việt Nam sang EU. (Đơn vị: triệu USD)  - Hợp tác kinh tế thương mại Việt nam - Liên minh châu Âu (EU) trong những năm gần đây
Bảng 2. Giá trị hàng hoa xuất khẩu của Việt Nam sang EU. (Đơn vị: triệu USD) (Trang 49)
Bảng 3: Kết quả thực hiện Hiệp định dệt may EU-Việt Nam - Hợp tác kinh tế thương mại Việt nam - Liên minh châu Âu (EU) trong những năm gần đây
Bảng 3 Kết quả thực hiện Hiệp định dệt may EU-Việt Nam (Trang 59)
Bảng 4: Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam (từ 1988 đến 15/10/1997)  - Hợp tác kinh tế thương mại Việt nam - Liên minh châu Âu (EU) trong những năm gần đây
Bảng 4 Đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam (từ 1988 đến 15/10/1997) (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w