1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

18 848 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 249,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10 TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LẠM PHÁT VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1 Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10 LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới, các quốc gia dù chọn mô hình kinh tế tập trung bao cấp hay kinh tế thị trường, nếu muốn phát triển vững mạnh đều phải quan tâm đến tam giác: tăng trưởng, thất nghiệp, lạm phát. Đây là ba chỉ số quan trọng nhất trong việc đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, chúng vừa đối lập nhau vừa liên kết chặt chẽ với nhau. Trong những thập niên gần đây, khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, bắt đầu nền kinh tế thị trường đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt nhằm thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên trường quốc tế.Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp nhà nước phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế. Một trong những vấn nổi cộm hiện nay chính là lạm phát. Lạm phát được coi là con quỷ gớm nhất trên trái đất, ít nhất là xét trong triển vọng kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Lạm phát một căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, trí tuệ mới có thể đạt được kết quả lạc quan bởi tính chất hai mặt của nó. Một mặt nó kích thích nền kinh tế phát triển nếu tốc độ tăng trưởng của nó phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, nếu tốc độ lạm phát lên cao sẽ gây ra những biến động kinh tế hết sức nghiêm trọng như biến dạng cơ cấu sản xuất về việc làm, thu nhập bất bình đẳng, tỉ lệ thất nghiệp tăng…Điều đó đòi hỏi việc chống lạm phát không chỉ là việc của các doanh ngiệp mà còn là việc của chính phủ. Ngày nay, cùng với sự phát triển đa dạng phong phú của nền kinh tế thì những nguyên nhân lạm phát càng trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát được rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án. Có thể nhận thấy, việc nghiên cứu lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Chính vì lẽ đó nên em chọn đề tài kinh tế vĩ mô của mình là “Một số vấn đề về lạm phát Việt Nam trong những năm gần đây”. Em cảm thấy viết tiểu luận cũng là một cách rất tốt để tiếp thu bài cũng như nâng cao tầm hiểu biết của bản thân về môn học. Mặc dù cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn cùng với năng lực và sự hiểu biết còn hạn chế nên bài tiểu luận này còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy và các bạn quan tâm đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. 2 Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10 MỤC LỤC Lời mở đầu ……………………………………………………………… … 2 Phần nội dung chính 1. Tổng quan về lạm phát 1.1 Lý thuyết về lạm phát 1.1.1. Khái niệm về lạm phát……………………………………………… ….4 1.1.2. Phân loại lạm phát…………………………………………………… …4 1.1.3.Phương pháp chính để đo lường lạm phát…………………………… ….5 1.1.4.Nguyên nhân lạm phát………………………………………………… 5 1.2. Thực trang lạm phát Việt Nam trong những năm gần đây 1.2.1. Diễn biến lạm phát năm 2009………………………………………… 6 1.2.2. Diễn biến lạm phát năm 2010………………………………………… 7 1.2.3. Diễn biến lạm phát năm 2011………………………………………… 8 1.2.4. Diễn biến lạm phát năm 2012……………………………………… … 8 1.2.5. Diễn biến lạm phát bốn tháng đầu năm 2013 ……………………… ….9 2. Nguyên nhân và tác động của lạm phát Việt Nam 2.1. Nguyên nhân lạm phát Việt Nam……………………………………… 10 2.1.1. Nguyên nhân khách quan 10 2.1.2. Nguyên nhân chủ quan……………………………………………… 11 2.2. Tác động của lạm phát 2.2.1. Tác động đến đời sống xã hội………………………………………… 12 2.2.2. Tác động đến lĩnh vực sản xuất……………………………………… 12 2.2.3. Tác động đến lĩnh vực lưu thông……………………………………… 12 2.2.4. Tác động đến hoạt động ngân hàng………………………………… …13 2.2.5. Tác động đến chính sách kinh tế tài chính của nhà nước…………… 13 3. Giải pháp mà chính phủ đưa ra và những dự báo lạm phát thời gian tới 3.1. Giải pháp……………………………………………………………… 13 3.2. Dự báo lạm phát của các chuyên gia 14 Kết Luận…………………………………………………………………… 14 Tài liệu tham khảo 15 3 Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10 NỘI DUNG CHÍNH 1. Tổng quan về lạm phát Trong những năm gần đây lạm phát và thất nghiệp luôn là hai vấn đề gây nhức nhối. Lạm phát đã trở thành mối lo hàng đầu cho nền kinh tế các nước. Chính phủ các nước luôn tìm mọi cách để có thể khống chế lạm phát mức an toàn. Vậy, lạm phát là gì? Nó được xác định bằng cách nào? Và những nguyên nhân nào tạo ra nó? 1.1. Lý thuyết về lạm phát 1.1.1.Khái niệm về lạm phát Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo mức giá chung của nền kinh tế. Trong nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Tuy nhiên, nói chung lạm phát có thể hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức giá thời điểm trước (vật giá leo thang). Phải hiểu đúng việc tăng giá đây là gia tăng giá chung của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, không phải của chỉ một số hàng hóa cá biệt. Việc tăng mức giá chung đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi. Hay nói cụ thể hơn là với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đây. 1.1.2. Phân loại lạm phát - Thiểu phát : Trong kinh tế học, thiểu phátlạm phát tỷ lệ rất thấp. Hiện tượng này xảy ra khi tỷ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến. - Lạm Phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến dưới 10 phần trăm một năm. - Lạm phát cao (lạm pháp phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm. Nhìn chung, lạm phát cao được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. - Siêu lạm phát: Là lạm phát “mất kiểm soát”, đó chính là tình trạng giá cả tăng nhanh chóng trong khi tiền tệ bị mất giá trị trầm trọng. Hiện tại, cũng chưa có một định nghĩa nào về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế người Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên. Nếu theo định nghĩa này, thì cho đến nay thế giới đã trải qua 15 cuộc siêu lạm phát 1.1.3. Phương pháp chính để đo lường lạm phát Để đo lường lạm phát người ta có thể sử dụng nhiều chỉ số đo lường khác nhau. Tuy nhiên, hai chỉ số đo lường lạm phát phổ biến nhất đó là: - Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo giá cả của các hàng hóa thiết yếu hay được mua bởi “người tiêu dùng thông thường”(hay còn gọi là người tiêu dùng điển hình) kỳ hiện hành so với kỳ gốc. 4 Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10 - Hệ số giảm phát GDP: được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện hành và GDP tính theo giá kỳ gốc. Nghĩa là đo lường mức tăng và giảm giá trên tất cả các loại hàng hóa dịch vụ tính trong GDP. 1.1.4. Nguyên nhân lạm phát Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, trong đó lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy được coi là hai nguyên nhân chính. - Lạm phát do cầu kéo: khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của mặt hàng khác cũng theo đó mà leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. - Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bao hiểm cho công nhân, thuế… Khi giá cả của một hay một vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mức giá thành phẩm tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận, cho nên mức giá chung hàng hóa tăng lên. -Lạm phát do cơ cấu: với ngành kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Vì xu thế chung, buộc các doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh không hiệu quả cũng phải tăng tiền công, điều đó buộc tăng giá thành phẩm, làm tăng giá chung, dẫn đến lạm phát. - Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc, thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá, trong khi lượng cầu tăng làm tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên. - Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng dẫn đến tổng cầu cao hơn tổng cung, khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm , khiến cho tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung, tổng cầu mất cân bằng sẽ dẫn đến lạm phát. - Lạm phát do nhập khẩu: khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá sản phẩm đó trong nước cũng sẽ phải tăng lên, làm tăng mức giá chung, dẫn đến lạm phát. -Lạm phát do tiền tệ: khi lượng cung tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn như ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền khỏi mất giá,…cũng dẫn đến lạm phát. 1.2. Thực trạng lạm phát việt nam trong những năm gần đây 1.2.1. Diễn biến lạm phát năm 2009 Thị trường giá cả lạm phát năm 2009 đặc trưng bởi sự kết hợp giữa các yếu tố mang tính quy luật với các yếu tố bất thường không giống như dự tính ban đầu. Sau một năm 2008 với lạm phát (CPI) xấp xỉ tới 20%, thì mục tiêu đề ra cho năm 2009 là dưới 15% đã là lý tưởng. Nhưng đến giữa năm chúng ta hoàn toàn có thể yên 5 Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10 tâm là CPI dưới 7%, mà thực tế theo Tổng cục thống kê, lạm phát cả năm 2009 chỉ tăng 6,88% so với năm 2008, thấp nhất trong sáu năm trở lại đây. Có thể nói việc kiểm soát được lạm phátmột thành công của Việt Nam, thành công hơn nữa với tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,2% và thất nghiệp không tới mức nguy hiểm như những dự đoán, trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Giá tiêu dùng năm 2009, tương đối ổn định, ngoài tháng 2 và tháng 12 có chỉ số giá tiêu dùng tăng trên 1%, còn các tháng khác thì giảm hoặc tăng thấp hơn 1%, vậy nên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12- 2009 so với 12- 2008 tăng 6.52% thấp hơn mục tiêu chính phủ 7%. Biểu đồ chỉ số CPI cả nước năm 2009, nguồn: www.cpv.ogn.com Nhìn lại diễn biến CPI trong 12 tháng năm 2009, Tổng cục thống kê cho rằng tính quy luật giá tiêu dùng đã diễn ra (quy luật này thường xác lập trong những năm kinh tế ổn định, như năm 2006, 2007). Cụ thể là giá hàng hóa, dịch vụ thường tăng cao trong hai tháng đầu năm do ảnh hưởng của tết nguyên đán, sau đó giảm nhẹ trong tháng 3 rồi tăng nhẹ từ tháng 4 đến tháng 10, hai tháng cuối năm giá tăng khá cao do áp lực tăng chi tiêu dùng và đầu tư xã hội. CPI tháng 12/2009 đã đạt mức tăng cao nhất so với các tháng trong năm. Mà trước đó, là kỉ lục tháng 2 với mức tăng 1,17%. Động lực mạnh nhất thúc đẩy CPI tháng 12 lập đỉnh đến từ mặt hàng lương thực, với mức tăng tới 6,88%, hàng thực phẩm tăng 0,89%, ăn uống gia đình tăng 0,69%, nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 2,06%, nhóm giao thông đạt mức tăng 2,46% do đạt tăng giá xăng dầu cuối tháng trước; nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng cũng tăng 1,4%; tương tự nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,97%; nhóm may mặc, quần áo tăng 0,81%. Ngoài ra chỉ số vàng trong tháng 12 đã tăng 10,49%, chỉ số USD tăng 3,19%, bình quân cả năm 2009 so với năm 2008 tương ứng tăng 19,16% và 9,17%. 1.2.2. Diễn biến lạm phát năm 2010 6 Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10 Không giống như năm 2009, lạm phát trong năm 2010 tăng cao và mức lạm phát 2 con số. Theo Tổng cục thống kê, lạm phát cả nước năm 2010 lên đến 11,75% so với năm 2009. Tuy nhiều chuyên gia đã dự báo rằng lạm phát năm 2010 nhều khả năng sẽ cao hơn năm 2009, nhưng con số này đã vượt quá chỉ tiêu được Quốc hội đưa ra hồi đầu năm gần 5%. Trong khi đó thì nếu tính bình quân theo tháng, chỉ số lạm phát năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009. Biểu đồ chỉ số CPI cả nước năm 2010 , nguồn: www.cafef.vn Từ biểu đồ trên, có thể thấy được, lạm phát tăng cao trong hai tháng đầu năm và 4 tháng cuối năm (đều tăng trên mức 1%). Hai tháng đầu năm CPI tăng cao nhưng nhanh chóng giảm xuống tháng 3, và tiếp tục giảm mạnh đến mức gần 0% trong suốt 5 tháng tiếp theo, tuy nhiên từ tháng 9 đến hết năm CPI luôn trên 1% và các mức tăng này đều đạt mức kỷ lục của 15 năm trở lại đây. Tính chung trong cả năm 2010, giáo dục là nhóm tăng giá mạnh nhất trong giỏ hàng hóa tính CPI, tăng gần 20%; đứng thứ 2 là hàng ăn với mức tăng 16,18%, tiếp sau đó là nhà và vật liệu xây dựng tăng 15,74%. Duy nhất chỉ có nhóm bưu chính viễn thông là giảm gần 6% so với 2009.Chỉ số giá vàng tăng 36,72% trong khi chỉ giá USD chỉ tăng 7,63%. Về CPI các vùng miền, đáng ngạc nhiên là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%, cao hơn 1,87% của khu vực thành thị. 1.2.3.Diễn biến lạm phát năm 2011 Cùng với đà tăng lạm phát năm 2010, theo Tổng cục thống kê chỉ số lạm phát CPI cả năm 2011 đã tăng 18,58% so với năm 2010 và so với cùng kì tháng 12/2010, CPI cả nước tăng 18,13%. 7 Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10 Biểu đồ chỉ số CPI cả nước từ tháng 2/2010 đến tháng 2/2011 Nguồn: www.tinnhanhchungkhoan.vn Nếu đầu tháng giêng năm 2011, lạm phát Việt Nam khởi điểm 7% so với cùng kỳ năm ngoái thì sau đó 3 tháng, cuối tháng 4/2011, Tổng cục thông kê chính thức thông báo lạm phát hay chỉ số CPI nhảy vọt mức gần 18% so với cùng kì năm ngoái. Ta có thể thấy được 4 tháng đầu năm chỉ số CPI tăng liên tục và lập đỉnh mới mức 3,32% ở tháng 4, sau đó giảm mạnh xuống 1,09% tháng 6,sau đó tăng lại tới 1,17% tháng 7, 5 tháng còn lại giảm dần mức dưới 1%, thấp nhất là tháng 10 chỉ có 0,36%. Đường biểu diễn chỉ số CPI như một hình cờ đuôi nheo, tiệm cận về cuối tới mốc 0%. Tuy nhiên, với 12 tháng tăng đều đặn, liên tục. Chia bình quân, mỗi tháng CPI đạt mức tăng khoảng 1,4%, chỉ còn thấp hơn một chút so với năm 2008. Nhìn chung về chỉ số giá tiêu dùng năm 2011, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng giá 26,49%, nhóm hàng lương thực tăng 22,82%; giá thực phẩm tăng mạnh nhất 29,34%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 11,7%; giá hàng hóa may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 12,1%; chi phí dành cho nhà tiếp tục tăng 19,66%; giá thuốc và dịch vụ y tế cũng tăng 5,56%; chi phí cho giáo dục tăng 23,18%; trong khi đó nhóm hàng duy nhất giảm xuống vẫn là bưu chính viễn thông giảm 4,06%. 1.2.4.Diễn biến lạm phát trong năm 2012 Cuối năm 2011,đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2012, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã nhận định lạm phát là mối lo ngại chính cho nền kinh tế Việt Nam trong ổn 8 Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10 định kinh tế vĩ mô. Đồng thời so với khu vực và các nước trên thế giới, Việt Nam là một trong những nước có chỉ số CPI bị xếp mức quán quân, vô địch. Biểu đồ CPI cả nước từ 12/2011 - 12/2012, nguồn: www.gafin.vn Tuy nhiên, khác với xu hướng năm trước, theo Tổng cục thống kê chỉ số giá tiêu dùng CPI đạt mức thấp chỉ tăng 6,81% so với tháng 12/2011.( Bình quân cả năm 2012 tăng 9,02% so với cả năm 2011), xấp xỉ mức tăng 6,52% năm 2009, thấp hơn mức tăng 11,75%của năm 2010 và mức tăng 18,13% năm 2011.Đây là một năm thành công trong việc kiềm chế lạm phát nhưng vẫn còn nhiều biến động bất thường. Cụ thể, chỉ số CPI tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm (tăng 0,1% tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2), nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc lá, dịch vụ y tế và nhóm giáo dục, mức CPI đã chậm dần trong những tháng cuối năm ( chỉ số CPI tháng 10 tăng 0,85%; tháng 11 tăng 0,47%; tháng 12 tăng 0,27%). Đáng chú ý trong năm có tới 7 tháng CPI dưới 1% và hầu hết trong số đó chỉ tăng dưới 0,5%, CPI lại không giảm sau tết nguyên đoán, mà lại giảm hai tháng cuối năm (tháng 6, tháng 7) Về các nhóm hàng, CPI bình quân của nhiều nhóm hàng có mức biến động và khác với xu hướng của các năm trước. Nhóm hàng lương thực tăng 3,26% ; thực phẩm tăng 8,14% thấp hơn nhiều số với mức tăng của năm trước. Trong khi đó, nhóm dịch vụ y tế có chỉ số giá tăng mạnh mức 20,37%; chỉ số giá viễn thông vẫn tiếp tục mức giảm, giảm 1,11% 1.2.5. Diễn biến lạm phát bốn tháng đầu năm 2013 Ngay đầu năm, từ tháng 1/ 2013 CPI đạt mức tăng 1,25% so với tháng trước, và tăng 7,07% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, trong đó nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế gây sốc khi đạt mức tăng 7,4%, khi nhóm hàng này dường như không thay đổi với mức 9 Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10 tăng 0,14% (12/2012). Ngoài ra, mức tăng của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, may mặc, mũ nón, giầy dép cùng với giá điện, giá giá dịch vụ khám chữa bệnh, học phí… tăng lên cũng đã góp phần làm kéo mức CPI tăng lên.Chỉ số CPI tháng 2 chỉ tăng 1,32% so với tháng 1 và tăng 7,02% so cùng kỳ tháng 2/2012. Như vậy, dù là tháng tết, nhu cầu tiêu dùng tăng 7-10% song lạm phát 2 tháng đầu năm không đáng lo ngại với mức tăng 2,59% ( chỉ bằng khoảng 1/ 4 con số lạm phát của cả năm 2012). Trong tháng 2 hầu hết các nhóm hàng hóa đều tăng, tăng đáng kể là nhóm hàng ăn và dịch vụ tăng cao 2,28% so với tháng 1/2013, tăng 3,65% so với tháng 12/2012. Nhóm nhà và vật liệu xây dựng tăng nhẹ 0,45%. Đáng ngạc nhiên, dù trong tháng cao điểm nhưng nhóm giao thông chỉ tăng 0,81%so với tháng trước, nhóm thuốc và dịch vụ y tế cũng chỉ tăng 0,58%, chỉ số giá vàng giảm nhẹ 0,33%, chỉ số giá USD tăng nhẹ 0,03%, nhóm bưu chính viễn thông vẫn giảm. Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, lạm phát tháng 3 được kiểm soát mức thấp kỷ lục 0,19% so với tháng trước và chỉ tăng 6,64% so với cùng kỳ- mức thấp nhất kể từ năm 2005 (trừ năm 2009). Theo đó, lạm phát quý I/ 2013 tăng 2,39% so với đầu năm và tăng 6,91% so với cùng kỳ năm ngoái- là mức thấp nhất trong bốn năm trở lại đây. Sang tháng 4, lạm phát của Việt Nam được coi là ổn định mức 6,61% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn nếu tính theo tháng, mức 0,02% được coi là hầu như không tăng, sau khi đã giảm 0,19% hối tháng 3. Trong 11 nhóm hàng háo thuộc giỏ tính giá, chỉ số giá nhóm giao thông vẫn tăng mạnh, chỉ đứng sau nhóm y tế (tăng 1,2%so với tháng 3); chỉ số nhóm lượng thực, thực phẩm vẫn giảm. Nhìn tổng thể, trong 4 tháng đầu năm vừa qua chỉ số lạm phát tương đối ổn định và không có gì đáng lo ngại. Nếu kiềm chế được mức giá dịch vụ y tế và giao thông không tăng dột biến thì tỷ lệ lạm phát cả năm gần như chỉ quay vòng trong phạm vi dự đoán, khoảng 6-8%. 2. Nguyên nhân và tác động của lạm phát Việt Nam. 2.1. Nguyên nhân lạm phát Việt Nam Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2009 đến nay có rất nhiều bất ổn, đặc biệt là những năm 2010, 2011 lạm phát đã tăng cao mức hai con số. Vậy nguyên nhân do đâu? Có thể khẳng định là do những nguyên nhân nội tại bên trong nước (nguyên nhân chủ quan) là chính. Ngoài ra, còn chịu tác động của những yếu tố từ bên ngoài (nguyên nhân khách quan). 2.1.1. Nguyên nhân khách quan - Trong những năm vừa qua, trên thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 2008, và còn kèm theo nhiều tàn dư, hệ lụy đến tận ngày nay. Và lạm phát là một trong số đó. - Giá của nhiều nguyên, nhiên vật liệu mà quan trọng nhất là xăng dầu, khí dầu mỏ, phôi thép…trên thế giới tăng liên tục làm cho giá các mặt hàng này nước ta cũng tăng cao, với tác động chi phí đẩy ảnh hưởng đến chi phí sản xuất tăng lên, đẩy giá của tất cả mặt hàng hầu như đều tăng lên. 10 [...]... và năng lực cũng như hiểu biết của một sinh viên như em chưa thực sự có khả năng phân tích hết mọi vấn đề về lạm phát Việt Nam trong những năm qua, cho nên bài tiểu luận này chỉ dừng lại mức khái quát một số vấn đề về lạm phát Việt Nam Em mong qua đề tài này sẽ tạo được cái nhìn khái quát về vấn đề lạm phát Việt Nam , về những nguyên nhân dẫn đến lạm phát nước ta, cũng như tác động của nó,... giữa lạm phát và tăng trưởng hay không? Đâynhững điều ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lạm phát trong tương lai PHẦN KẾT LUẬN Lạm phát trong những năm gần đây đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Và lạm phát cũng đã làm đau đầu không ít chuyên gia kinh tế, các nguyên thủ quốc gia trong việc dự tính lạm phát, cũng như tìm ra các giải phát hoàn hảo cho việc kiềm chế lạm. .. phục rằng đây là nguyên nhân chính của lạm phát, bởi vì các yếu tố khách quan này nước nào cũng gặp phải, nhưng chỉ có Việt Nam là cao bất thường.Vì vậy, lạm phát Việt Nam cơ bản là do nguyên nhân chủ quan 2.1.2 Nguyên nhân chủ quan - Về mặt tiền tệ, tín dụng: Cung tiền trong những năm gần đây có sức nới lỏng quá mức là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao Việt Nam Nếu cuối năm 2000,... Vậy nếu chu kỳ trên lại lặp lại thì năm 2013, 2014 lạm phát sẽ tăng lên Tuy nhiên, vấn đề dự báo lạm phát trong cả một năm phụ thuộc lớn vào chính sách điều hàng giá tại những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện nước, y tế, giáo dục Mà theo những diễn biến hiện tại lạm phát trong 4 tháng đầu năm nay mức thấp, không đáng lo ngại, có chuyên gia cho rằng lạm phát năm 2013 hoàn toàn có thể đạt được... hoàn hảo cho việc kiềm chế lạm phát Chính sách về lạm phát luôn có tầm quan trọng hàng đầu trong chính sách kinh tế Việt Nam cũng như các nước khác.Việc giữ và phát huy hiệu quả những thành quả kinh tế trong các năm qua, nhất là trong vấn đề kiềm chế lạm phát buộc nhà nước cần phải đưa ra những biện pháp lâu dài, chứ không chỉ trong ngắn hạn, như thế nền kinh tế vĩ mô trong nước mới có thể ổn định được... cân đối về cán cân thương mại) kèm theo vấn nạn tham nhũng cũng làm cho việc đầu tư không đạt hiệu quả mà kết quả đạt được là sự bất bình ổn trong kinh tế vĩ mô, đẩy lạm phát tăng cao 2.2 Tác động của lạm phát 2.2.1 Tác động đến đời sống xã hội: Lạm phát có tác động phân phối lại của cải, chủ yếu phát sinh trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản, những. .. chế lạm phát DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Đo lường và phân loại lạm phát Trí Tuệ Doanh Nhân [http: trituedoanhnhan.com/index.php/355/] 2, Nhật Bình Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát Việt Nam HDHMoney [http: ndhmoney.vn/ /đau-la-nguyen-nhan-chinh-dan-đen-lam-phat-o-viet-na] 3, Trí An Nhận diện những “virus” gây lạm phát Việt Nam. CAFEF [http: cafef.vn › Kinh tế vĩ mô - Đầu tư ] 4, Năm 2009:GDP... chính sách về an sinh xã hội 3.2 Dự báo lạm pháp của các chuyên gia Sau tháng 1/ 2013 khi CPI tăng 1,25% so với 12/2012, và tăng 7,07% nhiều chuyên gia cho rằng đã xuất hiện dấu hiệu đe dọa lạm phát mục tiêu 7% đã được đưa ra Nhìn diễn biến lạm phát trong những năm 2004-2012 có thể thấy tính chu kỳ của nó, cụ thể vòng xoáy lạm phát lặp theo chu kỳ 3 năm 1 lần: 2 năm tăng vọt lên và một năm giảm sâu... toán của Việt Nam chỉ dưới 60% GDP, trong khi đó cuối năm 2010 đã lên đến trên 130% GDP (tổng dư nợ tín dụng trên 110% GDP) Hơn hết, tốc độ cung tiền cao hơn tốc độ tăng GDP theo giá thực tế đã tồn tại trong thời gian dài, cũng đã dẫn đến lạm phát 2010 và 2011 lại bị đẩy lên cao Trong năm 2011, lạm phát mục tiêu đề ra nhỏ hơn 7%, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát thực tế bình quân của 3 năm trước... Nhật Minh Lạm phát cả năm vượt 18%.VnExpress [http: vnexpress.net/gl/topic/6855/lam-phat-2011-vuot-18/] 12, Trí An Lạm phát cả năm 2012: Sau niềm vui là nỗi lo CAFEF [http: cafef.vn › Kinh tế vĩ mô - Đầu tư] 13, Phương Trà 2012: Kiềm chế lạm phát thành công 24h [http: www.24h.com.vn/ /2012-kiem-che-lam-phat-thanh-cong-c46a508499 ] 14, Thân Hoàng Dung Kinh tế Việt Nam: Lạm phát mục tiêu 7% trong năm bị . tỷ lệ lạm phát cả năm gần như chỉ quay vòng trong phạm vi dự đoán, khoảng 6-8%. 2. Nguyên nhân và tác động của lạm phát ở Việt Nam. 2.1. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam Lạm phát ở Việt Nam trong. giữa lạm phát và tăng trưởng hay không? Đây là những điều ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lạm phát trong tương lai. PHẦN KẾT LUẬN Lạm phát trong những năm gần đây đã trở thành một vấn đề đáng. mất giá,…cũng dẫn đến lạm phát. 1.2. Thực trạng lạm phát ở việt nam trong những năm gần đây 1.2.1. Diễn biến lạm phát năm 2009 Thị trường giá cả lạm phát năm 2009 đặc trưng bởi sự kết hợp giữa các

Ngày đăng: 01/04/2014, 11:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w