1.3.3 Nghệ thuật Trang trí 1.3.3.1 Khái niệm: Trang trí là nghệ thuật sắp xếp các yếu tố hình mảng, đường nét, màu sắc, hình khối, đậm nhạt trên mặt phẳng hay trong không gian theo nhữ
Trang 1MỤC LỤC Trang
Mở đầu 2
Chương 1 Khái quát chung về dạy học mỹ thuật ở phổ thông 3
Bài 1 Mỹ thuật với đời sống xã hội 3
Bài 2 Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình mỹ thuật phổ thông 7
Bài 3 Đặc trưng, nguyên tắc, vai trò của dạy học mỹ thuật ở trường phổ thông 14
Bài 4 Đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông 29
Chương 2 Phương pháp dạy học mỹ thuật 36
Bài 5 Một số phương pháp thường vận dụng trong dạy học mỹ thuật 37
Bài 6 Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học mỹ thuật 64
Bài 7 Một số kỹ thuật dạy học trong dạy học mỹ thuật 87
Bài 8 Thực hành phương pháp và kỹ thuật dạy học 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong xu thế đổi mới quá trình đào tạo hiện nay, mỗi trường sư phạm nóichung và trường ĐHSP Nghệ thuật TW nói riêng đều có các giải pháp nhằm đổi mớiphương pháp giảng dạy, tùy vào đặc trưng của từng trường mà thực hiện theo cáccách khác nhau nhưng cùng hướng tới mục đích chung là nâng cao chất lượng đàotạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông
Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và tìm hiểu những vấn đềchung về dạy – học mỹ thuật ở trường phổ thông; Phương pháp dạy học; Tâm lí lứatuổi và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông Trên cơ sở đó,sinh viên có ý thức học tập và rèn luyện, nâng cao năng lực học tập chuyên ngành vàcác môn học khác trong chương trình đào tạo
- Sinh viên nắm được đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hìnhcủa học sinh phổ thông
- Sinh viên có ý thức học tập và vận dụng được vào quá trình học tập; nâng caonhận thức về môn học
Trang 3
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở PHỔ THÔNGMỤC TIÊU:
- Sinh viên hiểu quan niệm, mục tiêu, vị trí, nội dung, thực trạng, phương tiện
và đào tạo giáo viên trong dạy – học mỹ thuật ở trường phổ thông hiện nay
- Sinh viên nắm được đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hìnhcủa học sinh
- Sinh viên có ý thức tìm hiểu, trau dồi và vận dụng kiến thức trong học tập
Trang 4BÀI 1: MỸ THUẬT VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1 Một số vấn đề chung về Mỹ thuật
1.1 Mỹ thuật là gì ?
Theo Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông thì Mỹ thuật là “ từ dùng để chỉ các
lại hình nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa, (Từ điển
Mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2002, tr 106) Đó là những loại hình nghệ thuật
phản ánh cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối Mỹ thuật được ra đời từ rấtsớm
Các loại hình nghệ thuật trên đều có một tiếng nói chung là tạo hình tạo khối bằng mộthoặc nhiều yếu tố ngôn ngữ tạo hình Do vậy, còn một cách gọi khác của Mỹ thuật lànghệ thuật tạo hình Sự phát triển của Mỹ thuật cũng chính là sự phát triển của nghệthuật tạo hình
1.2 Các học thuyết về nguồn gốc của Mỹ thuật.
Sự ra đời của nghệ thuật là do nhiều nguyên nhân: có nguyên nhân “Bắtchước”, có yếu tố “Du hí”- giải trí, vui chơi, có nhu cầu “Biểu hiện”, có yếu tố “Mathuật” và cả “kỹ thuật”; nhưng nguồn gốc cơ bản nhất của nghệ thuật là do xuất hiệnsinh lực thừa, từ đó tạo ra tự do sáng tạo và nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ Như vậy,nghệ thuật xuất hiện khi con người đạt tới một trình độ sáng tạo trong lao động
1.3 Các loại hình cơ bản của Mỹ thuật.
1.3.1 Nghệ thuật Hội họa
1.3.1.1 Khái niệm:
Hội họa là loại hình nghệ thuật thị giác mang tính tạo hình trực tiếp thông qua các phương tiện biểu đạt: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, Không gian trong hội họa là không gian ảo hay còn gọi là không gian tạo hình ( phối cảnh)
1.3.1.2 Các thể loại của Hội họa:
Hội họa hoành tráng: Kết hợp với kiến trúc nơi công cộng; sử dụng chất liệu
bền vững như đá, gốm, đồng,
Hội họa giá vẽ: Kích cỡ vừa đủ treo được lên tường trong phòng; thể hiện một
phương diện nào đó của cuộc sống
1.3.2 Nghệ thuật Điêu khắc
1.3.2.1 Khái niệm:
Trang 5Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình bằng cách phối các mảng, khối, nét trongkhông gian ba chiều để tạo nên hình thể, thực thể nhằm biểu hiện các giá trị tinh thầncủa con người cũng như các phương diện của đời sống
Khác với hội họa là diễn tả không gian ba chiều trên một mặt phẳng, điêu khắc đượcthể hiện bằng hình khối cụ thể trong một không gian nhiều chiều
Điêu khắc được gọi là nghệ thuật tạo hình vì loại hình nghệ thuật này chủ yếu sử dụngcác phương tiện tạo hình để tái tạo con người và cảnh vật mà chúng ta có thể nhìn thấyđược Là nghệ thuật mang tính không gian, điêu khắc không phản ánh quá trình vậnđộng, biến đổi của đối tượng miêu tả mà chỉ giữ lại những khoảnh khắc điển hình, tiêubiểu nhất, có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu lắng nhất
1.3.2.2 Các thể loại của Điêu khắc:
Thể loại tượng tròn: mang tính trang trí, kỷ niệm, chất liệu đa dạng
Thể loại phù điêu; chạm khắc: mang tính trang trí, thường gắn với một bề mặtkhông gian với chất liệu cụ thể
Thể loại tượng đài: mang tính tưởng niệm, hoành tráng, thường đặt ngoài trời,chất liệu bền chắc
1.3.3 Nghệ thuật Trang trí
1.3.3.1 Khái niệm:
Trang trí là nghệ thuật sắp xếp các yếu tố hình mảng, đường nét, màu sắc, hình khối, đậm nhạt trên mặt phẳng hay trong không gian theo những nguyên tắc chung để tạo nên một sản phẩm đẹp, hợp nội dung đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của con người
1.3.3.2 Các thể loại Trang trí
Thể loại trang trí cơ bản gồm: Trang trí hình vuông; hình tròn; hình chữ nhật và
trang trí đường diềm Đây là những bài tập đầu tiên trong hệ thống những bài thựchành trang trí cơ bản nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bảncủa nghệ thuật trang trí
Thể loại trang trí ứng dụng: Là những vật dụng hàng ngày ( đĩa; khăn trải bàn;
thảm ) được trang trí một cách tự do, tạo nên vẻ đẹp cho sản phẩm, các họa tiết trangtrí không nhất thiết phải sắp xếp theo những nguyên tắc bố cục trang trí
1.3.4 Nghệ thuật Kiến trúc
1.3.4.1 Khái niệm:
Trang 6Kiến trúc là loại hình nghệ thuật nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng để sáng tạo không gian sinh tồn của con người
Nghệ thuật kiến trúc ra đời đáp ứng đồng thời hai yêu cầu cơ bản: sử dụng và thẩm
mỹ Bản chất của nghệ thuật kiến trúc mang trong mình hai thuộc tính cơ bản: Tínhthực dụng và tính thẩm mỹ
2 Mỹ thuật với đời sống xã hội
- Nhu cầu ăn
- Nhu cầu mặc
- Nhu cầu ở
- Nhu cầu phương tiện sinh hoạt
Bài tập phát triển kỹ năng
1 Anh/chị hãy trình bày khái niệm Mỹ thuật ?
2 Anh/ chị so sánh đặc trưng ngôn ngữ tạo hình với đặc trưng ngôn ngữ của các loạihình nghệ thuật khác ?
3 Thông qua các nhu cầu cơ bản của con người, anh/ chị hãy phân tích vai trò của Mỹthuật trong đời sống xã hội?
Trang 7BÀI 2: MỤC TIÊU, CẤU TRÚC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT PHỔ THÔNG
1 Mục tiêu chương trình Mỹ thuật phổ thông
1.1 Kiến thức
- Học sinh có những kiến thức ban đầu về Mỹ thuật
- Hình thành những kiến thức cơ bản, cần thiết về ngôn ngữ tạo hình
- Hiểu biết sơ lược về thành tựu của một số giai đoạn Mỹ thuật Việt Nam và thế giới
1.2 Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, cảm thụ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng và sáng tạo
thông qua thực hành trong học tập các phân môn và trong cuộc sống
- Kỹ năng nhận biết, thưởng thức, phân tích, đánh giá các tác phẩm Mỹ thuật ViệtNam và thế giới qua các giai đoạn Mỹ thuật trong chương đồng thời biết vận dụng các
kỹ năng đó vào học tập và cuộc sống
1.3 Thái độ
- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và con người
- Cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm, công trình Mỹ thuật, trên cơ sở đó có ý thức vàtrách nhiệm hơn với bản thân và xã hội
2 Nội dung, cấu trúc chương trình Mỹ thuật phổ thông
2.1 Dạy học Mỹ thuật qua một số giai đoạn ở nước ta
2.1.1 Thời kỳ kháng chiến chống Pháp trước 1954:
Dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông chỉ được thực hiện ở một số tỉnh, thànhphố lớn vùng tạm chiếm và một số trường ở vùng tự do, còn hầu hết các trường khôngdạy – học mỹ thuật
Chương t.rình dựa theo chương trình Mỹ thuật của Pháp gồm Vẽ tả thực; Vẽ trang trí;
Vẽ tranh theo đề tài và Xem tranh
2.1.2 Từ 1954 đến 1975:
Đất nước chia 2 miền: Miền Bắc dạy học Mỹ thuật chưa rộng khắp, chỉ thựchiện ở các tỉnh, thành phố lớn Chương trình dựa theo chương trình của các nước xãhội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô (trước đây) Ở miền Nam dạy – học Mỹ thuật theochương trình phổ thông của Pháp Chương trình được biên soạn lại phù hợp với thực tếViệt Nam theo tinh thần giảm số giờ học, giảm nội dung vì cơ sở vật chất và chấtlượng giáo viên chưa đáp ứng kịp
Trang 82.1.3 Từ năm 1975 đến năm1980:
Dạy – học mỹ thuật phổ thông được thực hiện theo chương trình thống nhất.Chương trình soạn thảo theo cách rà soát lại các chương trình cũ do đội ngũ, chuyêngia, giáo viên có kinh nghiệm biên soạn Trên thực tế chương trình mỹ thuật ở THCStrước năm 1980 chưa có hiệu lực về mặt pháp lý; nhiều nơi tự ý thay đổi, điều chỉnhtùy tiện Một số nơi đã có cán bộ chuyên môn chỉ đạo việc dạy và học mỹ thuật như
Hà Nội hay cán bộ chỉ đạo kiêm nhiệm như Hà Nam Ninh ( Hà Nam, Nam Đinh, Ninh
Bình) Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh ( Nghệ An, Hà Tĩnh), Đội ngũ giáo viên giảng dạy còn
thiếu nhiều, do vậy phương án đào tạo giáo viên dạy kiêm nhiệm là chủ yếu
2.1.4 Từ năm 1980 đến năm 2000
Chương trình Mỹ thuật được biên soạn lại theo tinh thần cải cách giáo dục doHội đồng bộ môn gồm các chuyên gia đầu ngành của Bộ Văn Hóa – Thông tin, BộGiáo dục – Đào tạo soạn thảo Chương trình có tham khảo chương trình của các nướctrên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á ( Trung Quốc, Ấn Độ, Nhậtbản, Thái Lan, ) Chương trình gồm các các vấn đề lớn như: Mục tiêu; Phươnghướng; Kiến thức và những yêu cầu cần đạt Chương trình cụ thể cho từng lớp, gồmcác phân môn:
- Vẽ theo mẫu ( trước là Vẽ tả thực)
- Vẽ trang trí
- Vẽ tranh ( trước là Vẽ tranh theo đề tài )
- Giới thiệu Mỹ thuật ( trước là Giảng tranh)
Từ năm học 1995 – 1996 chương trình được triển khai trên phạm vi toàn quốc theosách giáo khoa thống nhất
2.1.5 Từ năm 2000 đến nay:
Từ năm 2000, chương trình mỹ thuật phổ thông được xây dựng mới Chươngtrình xây dựng trên cơ sở chương trình giai đoạn trước, nhưng có rà soát, biện tập phùhợp với tình hình dạy học theo xu hướng mới, phù hợp với thực tế phát triển giáo dục
và kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới; Đổi mới cách vận dụng phương pháp dạyhọc mỹ thuât; Đội ngũ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng
Nhìn chung, chương trình môn mỹ thuật mới, về nội dung không có gì thay đổi lớn,chủ yếu là thay đổi cách vận dụng phương pháp dạy – học
2.2 Tình hình dạy học Mỹ thuật phổ thông hiện nay
Trang 92.2.1 Vị trí môn học trong chương trình giáo dục phổ thông:
Là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông Kết quả học tập mỹ thuậtcủa học sinh được dùng để đánh giá, xếp loại học sinh hàng năm Môn học được thựchiện theo qui định và phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
2.2.2 Đội ngũ giáo viên
Giáo viên dạy mỹ thuật phổ thông được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều cơ sởnhư: Trường CĐSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội, CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh,… nhưngchủ yếu vẫn là trường ĐHSP Nghệ thuật TW
Giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên nhằm đạt được trình độchung
2.2.3 Học sinh
Học sinh phổ thông rất thích hoạt động tạo hình Vẽ tranh, nặn tạo dáng, xemtác phẩm mỹ thuật dần trở thành nhu cầu của học sinh Tuy nhiên học sinh ít đượcquan sát, thực hành; môi trường thẩm mỹ hạn hẹp…do đó hiểu biết về mĩ thuật chưathực sự sâu rộng Học sinh THCS còn bị chi phối, ảnh hưởng về các môn học chính,
về thi nên phần nào ảnh hưởng tới học mỹ thuật Phương tiện học tập chưa đầy đủ và
đa dạng; phương pháp dạy – học của giáo viên chưa linh hoạt do vậy phần nào ảnhhưởng đến chất lượng học tập mỹ thuật của các em
2.2.4 Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất cho dạy học mỹ thuật nói chung còn chưa đầy đủ Ít trường cóphòng học chức năng Bộ đồ dùng dạy học mỹ thuật từ lớp 1- lớp 9 chưa đầy đủ, đadạng Chưa có các loại mẫu đạt quy chuẩn ( hình khối, tượng ) Sách đọc thêm và cáctài liệu khác còn hạn chế
2.3 Tham khảo dạy học Mỹ thuật ở một số nước trên thế giới
2.3.1 Các khu vực châu Á ( Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Lào, Thái Lan…) số tiết học từ 2- 3 tiết trên tuần
2.3.2 Các nước châu Âu: Môn học thường được gọi Nghệ thuật tạo hình
3 Nội dung cấu trúc chương trình Mỹ thuật hiện nay
3.1 Nội dung chương trình mỹ thuật Tiểu học
Giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3 ): Giai đoạn này gọi là Nghệ thuật (gồm mĩ thuật, âm
nhạc và thủ công).Thời lượng cho mĩ thuật: 35 tiết/năm (1 tuần học 1 tiết; mỗi tiết từ
35 đến 40 phút) Học sinh không có sách giáo khoa nhưng có Vở thực hành Giáo viên
Trang 10có sách hướng dẫn.
Giai đoạn 2: Mĩ thuật (lớp 4, 5) Là môn học độc lập Thời lượng: 35 tiết/năm (1 tuần học 1 tiết; mỗi tiết từ 35 đến 40 phút) Học sinh có sách giáo khoa và Vở thực hành Giáo viên có sách hướng dẫn Nội dung môn Mĩ thuật từ lớp 1 đến lớp 5 được
trình bày cụ thể trong chương trình từng khối lớp có những nội dung chính sau:
Vẽ theo mẫu: Hướng dẫn học sinh vẽ từ những nét đơn giản như thẳng, cong,
đến những mẫu có cấu trúc phức tạp như vẽ mẫu có hai đồ vật
Vẽ trang trí: Hướng dẫn học sinh vẽ từ bài tập đơn giản như vẽ tiếp hình có sẵn,
vẽ màu vào hình có sẵn đến những bài tập tập sáng tạo về bố cục và hoạ tiết một cáchđơn giản,
Vẽ tranh: Hướng dẫn học sinh thể hiện cảm nhận của mình qua bài vẽ về những
đề tài: sinh hoạt, lễ hội, phong cảnh hoặc vẽ chân dung, tĩnh vật và vẽ tự do,
Tập nặn tạo dáng: Hướng dẫn học sinh rèn luyện khả năng tạo hình theo ý thích
qua hình khối đơn giản của trái cây, con vật và người,
Thường thức mĩ thuật: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và cảm nhận một số tác
phẩm nghệ thuật và một số tranh thiếu nhi trong nước và thế giới
Chương trình Mỹ thuật Tiẻu học ( Công văn s 9832/BGD& ĐT – GDTH ngày 01/9/2006 c a B trố 9832/BGD& ĐT – GDTH ngày 01/9/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) ủa Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) ộ trưởng Bộ GD&ĐT) ưởng Bộ GD&ĐT)ng B GD&ĐT)ộ trưởng Bộ GD&ĐT)
PhânmônVẽtranh
PhânmônThườngthức Mỹthuật
Phânmôn Tậpnặn tạodáng
Tổngcộng Ghi chú
1 9 tiết 9 tiết 10 tiết 4 tiết 2 tiết 34
tiết+1
* 34 tiết kể
cả 2 tiếtkiểm tra học
kì 1 và 2
*1 tiết tổngkết năm học
* Tổng 166tiết trong 5năm học
2 9 tiết 8 tiết 9 tiết 4 tiết 4 tiết 34 tiết+1
3 8 tiết 8 tiết 9 tiết 5 tiết 4 tiết 34 tiết+1
4 8 tiết 9 tiết 9 tiết 4 tiết 4 tiết 34 tiết+1
5 8 tiết 9 tiết 9 tiết 4 tiết 4 tiết 34 tiết+1
Tổng 42 tiết 43 tiết 46 tiết 21 tiết 14 tiết 166 tiết
3.2 Nội dung chương trình mỹ thuật THCS
Trang 11Vẽ theo mẫu: Học sinh biết quan sát, so sánh tỉ lệ, biết cách vẽ từ bao quát đến
chi tiết, cách bố cục bài vẽ cân đối; Vẽ được hình gần đúng mẫu, nét vẽ có đậm, cónhạt; Vẽ đâm nhạt bằng đen trắng và bằng màu: Biết phân mảng và diễn tả đậm nhạt ởmức độ: đậm, trung gian và sáng; Bước đầu tập diễn tả chất của mẫu
Vẽ trang trí: Học sinh biết vẻ đẹp của trang trí qua bố cục, hình vẽ và màu sắc.
Thể hiện được các bài trang trí cơ bản và ứng dụng bằng màu sẵn có; Phát huy khảnăng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh
Vẽ tranh: Học sinh biết quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp của con người và cuộc sống
xung quanh; Biết khai thác nội dung tranh đề tài và tranh các thể loại; hình thành tínhcảm thẩm mỹ; Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích;
Thường thức Mỹ thuật: Học sinh hiểu biết hơn về nền văn hóa của Việt Nam và
thế giới; Thấy được vẻ đẹp của các tác phẩm hội họa, điêu khắc, các công trình kiếntrúc và một số tác giả tiêu biểu
Các bài học Thường thức mỹ thuật nhằm cung cấp những kiến thức sơ lược về giá trịvăn hóa, trên cơ sở đó học sinh tìm hiểu và phân tích Mỗi nội dung có hai bài: bài mộtgiới thiệu khái quát chung; bài hai giới thiệu tác giả và phân tích các công trình, tácphẩm mỹ thuật tiêu biểu
Chương trình mỹ thuật THCS ( Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học - áp dụng từ 26/9/2011 )
môn Vẽ
theo mẫu
Phânmôn Vẽtrang trí
Phânmôn
Vẽ tranh
Phân mônThườngthức Mỹthuật
Tổngcộng
Ghi chú
6 9 tiết 9 tiết 9 tiết 7 tiết 34 tiết
+ 1
* 34 tiết kể cả 2tiết kiểm tra học kì
1 và 2
*1 tiết tổng kếtnăm học
* Lớp 9 học mộthọc kì, kiểm trahọc kì trong 18tiết/năm
9 3 tiết 6 tiết 5 tiết 4 tiết 18 tiết
Tổng 29 tiết 33 tiết 35 tiết 23 tiết 123 tiết
Trang 12trong 4 năm học.
3.2 Đặc điểm cấu trúc chương trình mỹ thuật phổ thông
Tính chất của chương trình được xây dựng theo phương thức đồng tâm, mức độnâng cao dần theo các khối lớp, kiến thức của bài trước là cơ sở để hoàn thành các bàisau nhưng được lặp lại với mức độ yêu cầu cao dần theo khối lớp Chương trình đượcsắp xếp đan xen theo từng phân môn từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó Nộidung các bài học sát với thực tiễn cuộc sống, có tính chọn lọc và mang tính giáo dụccao Trên cơ sở đó, hình thành và cung cấp cho học sinh phương pháp làm việc, họctập khoa học
Bài tập phát triển kỹ năng
1 Anh/chị nêu mục tiêu của dạy học mỹ thuật ở phổ thông ?
2 Anh/chị phân tích và làm rõ cấu trúc chương trình Mỹ thuật phổ thông hiện nay ?
BÀI 3: ĐẶC TRƯNG, NGUYÊN TẮC, VAI TRÒ CỦA DẠY HỌC MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Trang 131 Đặc điểm tiết học Mỹ thuật ở trường phổ thông
1.1 Phân môn Vẽ theo mẫu
1.1.1 Đặc điểm
Vẽ theo mẫu ở THCS là phân môn "khô" nhất trong các phân môn của mĩ thuật,tương đối "khó dạy" với giáo viên và "khó học" với học sinh
Dạy - học vẽ theo mẫu cần chú ý:
1.1.1.1 Về phía giáo viên
Vẽ theo mẫu phải vẽ đi vẽ lại các hình khối cơ bản, đồ dùng quen thuộc Chuẩn
bị mẫu chưa chú ý đến tính thẩm mĩ, cụ thể là: tỷ lệ và đậm, nhạt giữa các vật mẫu(kích thước to quá, nhỏ quá, đậm nhạt quá tương phản); cách đặt mẫu (đặt thẳng hàngngang, xa hoặc gần nhau quá, giữa các vật mẫu)
Phương pháp hướng dẫn vẽ thường chung chung cho tất cả các bài, giáo viên ít quantâm đến yêu cầu kiến thức cơ bản của từng loại bài để tìm ra đặc điểm về hình dáng,cấu trúc, về bố cục, đậm nhạt - vẻ đẹp riêng của mẫu Chú ý nhiều về kỹ năng vẽ, ítquan tâm đến bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ qua hình dáng, tỷ lệ, đậm nhạt, cách đặtmẫu; đồng thời vẽ đẹp của bố cục, cách thể hiện nét và đậm nhạt ở bài vẽ,
1.1.1.2 Về phía học sinh
Vẽ theo mẫu là phân môn khó so với trang trí và vẽ tranh, có nhiều lý do: Vẽnhững mẫu quá quen thuộc với các em; Đa số các bài vẽ bằng bút chì đen, không hấp
dẫn so với vẽ màu; Khả năng quan sát của học sinh còn hạn chế, chưa chú ý so sánh để
tìm tỷ lệ của mẫu, vì thế các bài vẽ phần lớn chưa đạt yêu cầu, thể hiện ở:
Bố cục bài vẽ chưa đẹp thường không cần đối giữa hình vẽ và tờ giấy (đa số hình
vẽ nhỏ và lệch); Hình vẽ chung chung, chưa sát tỉ lệ, do vậy không lột tả được đặcđiểm của mẫu; Vẽ đậm nhạt: khi thì mờ ảo làm cho hình yếu, lúc lại quá tách bạch(ranh giới đậm nhạt rõ ràng) giữa các mảng, ngay cả ở hình trụ, hình cầu, tạo cho bài
vẽ khô cứng
1.1.2 Chuẩn bị cho bài dạy vẽ theo mẫu
Để dạy - học vẽ theo mẫu có hiệu quả, giáo viên cần chú ý:
1.1.2.1 Mẫu vẽ
Trang 141.1.2.2.Tìm, chọn mẫu vẽ
Mẫu vẽ thể hiện được mức độ của nội dung kiến thức về hình khối, đường nét,đậm nhạt Yêu cầu mẫu phải đẹp về hình: thể hiện ở tương quan tỷ lệ các bộ phận củatừng vật mẫu và giữa các vật mẫu với nhau, tránh to quá, nhỏ quá đối lập nhau; Đẹp vềđậm nhạt: tránh mờ ảo hoặc quá tương phản giữa các vật mẫu Có thể tìm chọn mẫu vẽ
ở địa phương (dạng tương đương)
1.1.2.3.Bày mẫu
Nên bày mẫu vừa tầm nhìn với học sinh Nếu là mẫu nhỏ, có thể bày nhiều mẫu
để học sinh vẽ theo nhóm Bố cục đẹp: có trước, có sau, có xa, gần hoặc che khuất hợp
lý Ánh sáng chiếu tới mẫu rõ ràng: có đậm nhạt đẹp (không mờ nhạt, không quátương phản)
1.1.2.4 Hình gợi ý cách vẽ
Hình minh họa trên bảng, trên giấy để gợi ý cách vẽ ở một vài hướng nhìn khácnhau Các bài vẽ của họa sĩ, của học sinh để đối chiếu, so sánh
1.1.3 Khai thác nội dung bài
Để học sinh vẽ theo mẫu có kết quả, giáo viên cần lưu ý:
1.1.3.1 Tổ chức cho học sinh học tập một cách chủ động, cụ thể là:
Yêu cầu học sinh chuẩn bị mẫu vẽ trước để các em tiếp cận với bài học Họcsinh được tham gia lựa chọn và bày mẫu, thảo luận để tìm ra cách sắp xếp có bố cụcđẹp
1.1.3.2 Giải thích rõ ràng các khái niệm, ngôn ngữ, thuật ngữ cho học sinh
Vẽ: Vẽ không đòi hỏi đúng, chính xác 100% như thực, như vẽ kỹ thuật Nét vẽ
thẳng hay cong chỉ là tương đối, không dùng thước, hay com pa để vẽ, mà vẽ bằng tay
Đo và ước lượng bằng mắt để tìm ra tỉ lệ của mẫu, không tính toán chi li như vẽ kỹthuật
Theo: Vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của người vẽ, không sao
chép, rập khuôn, miễn sao lột tả được đặc điểm của mẫu
Mẫu: Nhìn mẫu thực có ở trước mặt để vẽ, không vẽ tiếp (ở nhà) khi không có
mẫu Quá trình vẽ theo mẫu là quá trình liên tục, thể hiện ở: quan sát - nhận biết - ghi
Trang 15nhận - vẽ (theo trí nhớ) - quan sát,…
Vẽ mẫu là nhìn mẫu thực để vẽ lại, mô phỏng lại theo cách nhìn, cách cảm nhận của người vẽ, sao cho rõ đặc điểm của đối tượng
Bài vẽ theo mẫu của học sinh sẽ khác nhau về bố cục, hình dáng, đậm nhạt, vì mỗi em
vẽ từ góc nhìn riêng, quan trọng hơn là cách nhìn, cách cảm nhận không giống nhau vềmẫu
Các ngôn ngữ: nét, hình vẽ, hình mảng, hình khối, đậm, nhạt, bố cục,…
Các thuật ngữ: cân đối, nhịp điệu,…
1.1.3.3 Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học vẽ theo mẫu
Phương pháp quan sát: Quan sát có ý nghĩa đặc biệt với vẽ theo mẫu, bởi trong
suốt quá trình làm bài học sinh luôn phải nhìn mẫu để tìm ra đặc điểm của nó qua hìnhdáng, tỷ lệ, đậm nhạt Vì thế, giáo viên cần cho học sinh rõ: Mục đích của quan sát;Phương pháp quan sát
Phương pháp trực quan: Dạy - học mĩ thuật là dạy - học bằng trực quan Do
vậy, dạy vẽ theo mẫu, giáo viên cần sử dụng phối hợp các loại trực quan để phát triển
tư duy, sáng tạo về bố cục, vẽ hình, vẽ đậm nhạt, vẽ màu cho học sinh Kết hợp giữavật thực, hình minh họa và với bài vẽ của học sinh để gợi ý, hướng dẫn
Phương pháp gợi mở: Khi học sinh làm bài, sự gợi ý của giáo viên là rất cần
thiết, thể hiện ở: Gợi ý học sinh ngay ở từng bài vẽ về cách vẽ hình, tìm tỉ lệ,… Chỉ ra
ở mẫu thực để học sinh so sánh, tìm ra những chỗ chưa đúng ở bài vẽ và tự điều chỉnh
1.2 Phân môn Vẽ trang trí
1.2.1 Đặc điểm
Vẽ trang trí là phân môn "tự do" trong suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo về bố cục,họa tiết, màu sắc, … trên cơ sở của lý thuyết chung Vẽ trang trí giúp phát triển khảnăng suy nghĩ, sáng tạo, độc lập trong học tập của học sinh Kết quả bài vẽ trang tríthấy rõ ràng hơn sau mỗi giờ học cả về nhận thức thẩm mĩ và thực hành, do đó kíchthích tinh thần học tập của các em Sản phẩm do trang trí tạo nên gắn liền với cuộcsống của mỗi con người và thiết thực gần gũi với học tập, sinh hoạt của học sinh
Dạy - học vẽ trang trí cần chú ý:
Trang 161.2.1.1 Về phía giáo viên
Dạy trang trí có nhiều thuận lợi, giáo viên chuẩn bị ĐDDH dễ dàng và phongphú Kết quả bài dạy thường thấy rõ và có hiệu quả cao hơn so với các phân môn khác.Song thực tế vẫn còn những tồn tại Ví dụ:Chuẩn bị ĐDDH chưa rõ trọng tâm, chotừng loại bài Nhận xét đánh giá kết quả học tập ít chú ý đến nêu lên các "lý do" vì saobài vẽ đẹp hoặc chưa đạt yêu cầu, do vậy học sinh thường công nhận hơn là hiểu biết
và cảm thụ
1.2.1.2 Về phía học sinh
Học sinh thích học vẽ trang trí, vì các em được làm bài tự do, được dùng màu
sắc Hơn nữa loại bài này phù hợp với nữ học sinh: bởi các em có tâm lý muốn làm đẹp và muốn công việc của các em thường đòi hỏi tính cần cù, cẩn thận và khéo tay
hơn Nhìn chung, vẽ trang trí của học sinh tính sáng tạo còn hạn chế, thể hiện ở: Bốcục hình mảng và sử dụng màu ở các bài vẽ vẫn có dạng chung chung, màu sắc tươisáng nhưng chưa rõ trọng tâm; Bài vẽ chưa rõ đặc điểm vùng miền, nhất la trang trí ởcác vùng dân tộc ít người thường thấy ở bố cục, họa tiết, màu sắc,… (vẫn còn chungchung)
1.2.2 Chuẩn bị cho bài dạy vẽ trang trí
Để dạy - học trang trí có hiệu quả, giáo viên cần chú ý
Đồ dùng dạy - học phải đầy đủ, đa dạng và đẹp, gồm có: Vật thực (đồ gốm, khăn, bìa sách,…); Hình ảnh (ảnh hoa lá, lều trại, hội trường… ); Hình gợi ý cách vẽ (cách vẽ bố cục mảng, vẽ họa tiết, vẽ màu (ở biểu bảng và ở bảng lớp); Các bài vẽ
trang trí để tham khảo (của họa sĩ, của học sinh các lớp trước)
Đồ dùng dạy - học vẽ trang trí phải rõ trọng tâm bài dạy, cụ thể là: Về bố cụcmảng; Về cách vẽ họa tiết; Về cách vẽ màu… với nhiều phương án khác nhau để gợi ýcách suy nghĩ, tìm tòi cho học sinh
1.2.3 Khai thác nội dung bài
1.2.3.1 Tổ chức cho học sinh học tập một cách chủ động, cụ thể:
Học sinh tham gia chuẩn bị ĐDDH cùng với giáo viên, như vậy sẽ nắm đượctrước nội dung bài, đồng thời ĐDDH sẽ phong phú hơn Thảo luận phân tích ĐDDH
để tìm ra nội dung
Trang 171.2.3.2 Giải thích rõ các khái niệm, ngôn ngữ, thuật ngữ trang trí:
Vẽ trang trí : Thế nào là trang trí? (khác với vẽ theo mẫu?); Các khái niệm: Bố
cục, trang trí, trình bày, thiết kế mĩ thuật, sắp xếp, … có gì giống và khác nhau? (mức
độ và cách sử dụng?); Đặc điểm của trang trí?
Các ngôn ngữ: Đặc điểm của nét, hình, mảng, họa tiết, mà sắc, đậm nhạt, bố cục,… Các thuật ngữ: Nhịp điệu, hài hòa, cân đối, đối xứng,…
Các khái niệm, ngôn ngữ, thuật ngữ của trang trí thường mông lung, đôi khi trừutượng, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu dần ở mỗi bài cụ thể, có như vậy bài vẽ củacác em mới có hiệu quả nhất định
1.2.3.3 Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học vẽ trang trí
Đặc điểm của trang trí là luôn tìm tòi, sáng tạo để có cái mới ở mỗi bài, ở từnghọc sinh, do vậy dạy - học trang trí thường vận dụng các phương pháp sau:
Phương pháp gợi mở: Gợi ý học sinh quan sát, nhận xét tìm ra sự khác nhau
của bố cục mảng, cách vẽ họa tiết, cách vẽ màu; Chỉ ra cho học sinh những cái được,cái chưa được ở ngay mỗi bài vẽ; Gợi ý, động viên, khích lệ học sinh tìm tòi sáng tạo
Phương pháp luyện tập: Yêu cầu học sinh tìm ra nhiều cách vẽ khác nhau về
bố cục mảng, vẽ họa tiết và vẽ màu Tổ chức cho học sinh tham gia thảo luận, nhận xétđánh giá để tìm ra các bài vẽ đẹp
1.3 Phân môn Vẽ tranh
1.3.1 Đặc điểm
Vẽ tranh không đơn giản là vẽ được các hình ảnh, vẽ được màu, mà qua cáchình ảnh, màu sắc của tranh "nói" được lên điều gì để người xem cảm nhận được và tỏthái độ: yêu, ghét, vui, buồn, … và suy nghĩ, hành động theo cảm nhận của mình
Qua vẽ tranh, phát triển khả năng quan sát, tìm hiểu thực tiễn cuộc sống xungquanh và giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người
Dạy - học vẽ tranh cần chú ý:
1.3.1.1 Về phía giáo viên
Khai thác đề tài thường chưa sâu, chưa rộng, chung chung, vì thế chưa tìm rađược nội dung chủ yếu, đó là chủ đề Giáo viên mới khai thác các yếu tố kỹ thuật vẽ
Trang 18tranh như: bố cục, hình ảnh chính phụ, màu sắc; chưa quan tâm nhiều đến các dạng bố
cục, cái tĩnh, động của hình ảnh và đặc trưng của màu sắc Đồng thời chưa làm chohọc sinh hiểu: Vì sao vẽ như vậy? Tính thẩm mĩ của bố cục, hình ảnh và màu sắc chưađược làm rõ (Đẹp ở chỗ nào?)
1.3.1.2 Về phía học sinh
Một số học sinh thích vẽ tranh, nhiều bức tranh có ý hay, dí dỏm và sâu sắc ởcách về khai thác nội dung, cách bố cục, tìm hình ảnh và vẽ màu Qua vẽ tranh các em
đã có ý thức tìm hiểu cuộc sống xung quanh hơn
Nhìn chung, tranh vẽ của học sinh còn hạn chế nhiều về cách tìm ý, bố cục thiếu trọngtâm (dàn trải), hình tượng thiếu "động" và màu sắc chung chung, chưa làm rõ ý định,hãy còn công thức hoặc lặp lại một cách tự nhiên như: cây phải màu xanh, đất phảimàu nâu,… chưa quan tâm đến đậm nhạt, sắc thái của màu
1.3.2 Chuẩn bị cho bài dạy vẽ tranh
Đồ dùng dạy - học cần đầy đủ, phong phú và đẹp, gồm có:
Ảnh: phong cảnh, danh lam, di tích văn hóa, lễ hội, các con vật,…
Các phiên bản tác phẩm hội họa của họa sĩ, của thiếu nhi; Bài vẽ đẹp của học sinhcùng nội dung (các cách thể hiện khác nhau); Hình gợi ý minh họa cách vẽ: cácphương án bố cục, vẽ hình, vẽ màu (rõ đặc điểm cho từng nội dung); Hình minh họatrên bảng
Trang 19Vẽ tranh: Thế nào là vẽ tranh? Phân biệt giữa tranh và ảnh? Các yêu cầu vẽ
tranh: tìm, chọn nội dung; bố cục, hình tượng và màu sắc trong tranh
Các ngôn ngữ: bố cục, hình tượng, sắc thái,…
Các thuật ngữ: cân đối, hài hòa, thể loại, đề tài, chủ đề,…
1.3.4 Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học vẽ tranh
Dạy - học thường thức mĩ thuật cần chú ý:
1.4.1.1 Về phía giáo viên
Thiếu kinh nghiệm dạy loại bài học này, khai thác nội dung chưa toát lên đặcđiểm và vẻ đẹp của các công trình, tác phẩm mĩ thuật, thường phân tích các yếu tố kỹthuật nhiều hơn yếu tố thẩm mĩ, đó là vẻ đẹp của bố cục, hình tượng màu sắc
1.4.1.2 Về phía học sinh
Có thói quen học thuộc SGK, chưa chú ý nhận xét, phân tích, so sánh để thấygiá trị và nghệ thuật và ý nghĩa của các tác phẩm đối với nền văn hóa của đất nước haynhân loại
1.4.2 Chuẩn bị cho bài dạy thường thức mĩ thuật
4.2.1 Tổ chức cho học sinh học tập một cách tích cực
Yêu cầu học sinh xem trước bài, hình minh họa ở SGK để nắm sơ bộ về nội
Trang 20dung và tìm ra những ý hay hoặc những điều chưa hiểu ở bài học Tham gia sưu tầm tưliệu phục vụ cho bài học (phiên bản tranh, ảnh các công trình kiến trúc) Tổ chức thamquan di tích văn hóa, bảo tàng, phòng tranh và nghe nói chuyện về mĩ thuật (tác giả,tác phẩm,…)
4.2.2 Khai thác nội dung, cần tập trung vào:
Sự ra đời của các công trình, tác phẩm mĩ thuật, qua đó học sinh thấy đượchoàn cảnh lịch sử: kinh tế - xã hội; Giá trị thẩm mĩ của các công trình, tác phẩm mĩthuật qua bố cục, hình tượng, màu sắc; Đặc điểm mĩ thuật của các thời kỳ, trường phái
mĩ thuật
4.2.3 Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học thường thức mĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp: nếu câu hỏi theo từng nội dung để học sinh suy nghĩ trảlời
- Phương pháp đàm thoại: yêu cầu học sinh tham khảo SGK, xem hình minh họa,
tự nêu ra những vấn đề của nội dung và thảo luận
- Phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm: chia cặp, nhóm theo từng nội dung,giáo viên nêu ra yêu cầu, học sinh tự tìm hiểu và nêu lên nhận xét, sau đó thảo luậnchung cả lớp
2 Một số nguyên tắc trong dạy học Mỹ thuật.
2.1 Khái niệm về nguyên tắc dạy học
Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định những yêu cầu cơ bản, có tính chấtxuất phát để chỉ đạo việc xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổchức dạy học phù hợp với mục đích giáo dục, với nhiệm vụ dạy học và với những tínhquy luật của quá trình dạy học
2.2 Một số nguyên tắc trong dạy học
2.2.1 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng
2.2.1.1 Nội dung:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học có thể cho học sinh tiếp xúctrực tiếp với sự vật, hiện tượng hay hình tượng của chúng, từ đó hình thành những kháiniệm, quy luật, lý thuyết; hoặc ngược lại, có thể bắt đầu từ việc lĩnh hội những tri thức
lý thuyết trước rồi xem xét những sự vật, hiện tượng cụ thể sau Khi vận dụng nguyên
Trang 21tắc này giáo viên phải chú ý luôn đảm bảo mối quan hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tưduy trừu tượng.
2.2.1.2 Biện pháp thực hiện:
Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phươngtiện và nguồn nhận thức; Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan với lời nóisinh động, diễn cảm, giàu hình tượng Khi sử dụng phương tiện trực quan, cần chú ýgiúp học sinh hình thành và rèn luyện óc quan sát nhạy bén, linh hoạt, phải thấy đượcmối quan hệ giữa cái cụ thể và trừu tượng hay ngược lại…
2.2.2 Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng
2.2.2.1 Nội dung:
Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, theo đó hoạt động nhận thức, khả năng họctập, tiếp thu kiến thức cũng như năng lực hành động của mỗi học sinh là không giốngnhau Trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổchức dạy học phải phù hợp và vừa sức với nhu cầu và khả năng của học sinh, nhằmphát huy tối đa khả năng của người học
2.2.2.2 Biện pháp thực hiện
Xác định mức độ, tính chất khó khăn trong quá trình dạy học để thiết lập nhữngcách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng độc lập nhận thức củahọc sinh, suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung cho cả lớp và từng học sinh Phốihợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, hình thức độc lập hoạt động củahọc sinh và hình thức học tập nhóm…
2.2.3 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của người thầy và tính tự giác, tích cực độc lập của học sinh trong học tập
2.2.3.1 Nội dung
Trong qúa trình dạy học phải phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tínhđộc lập, sáng tạo của người học và vai trò chủ đạo của giáo viên, tạo nên sự cộnghưởng của hoạt động dạy và học
2.2.3.2 Biện pháp thực hiện:
Giáo dục cho học sinh ý thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, nhiệm vụ học tập nóichung và từng môn học nói riêng để từ đó xác định đúng đắn động cơ và thái độ họctập Khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến, ý tưởng và
Trang 22những thắc mắc; đề cao tác phong độc lập suy nghĩ Giáo viên nên thường xuyên sửdụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau với cáchình thức khác nhau Sử dụng phối hợp, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học Tạo cơhội và điều kiện để học sinh thể hiện được những ý tưởng, sáng kiến, quan điểm củamình về các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
2.2.4 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
2.2.4.1 Nội dung:
Trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm vững tri thức, những cơ sởkhoa học kỹ thuật, văn hoá một cách có hệ thống, thông qua đó giúp học sinh ý thứcđược tác dụng của tri thức lý thuyết đối với đời sống, với thực tiễn, hình thành kỹ năngvận dụng ở các mức độ khác nhau
2.2.4.2 Biện pháp thực hiện:
Giúp học sinh nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõ nguồn gốc và vai trò của trithức đó đối với thực tiễn, nêu hướng ứng dụng tri thức vào hoàn cảnh cụ thể Giáoviên sử dụng các phương pháp dạy học sao cho khai thác được tốt nhất vốn kinhnghiệm của học sinh, tạo cơ hội để học sinh có thể thực hành vận dụng tri thức ấy vàođời sống thực tiễn; đồng thời kết hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học khácnhau
2.2.5 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và sự mềm dẻo của tư duy.
2.2.5.1 Nội dung
Trong quá trình dạy học cần giúp học sinh nắm vững nội dung bài dạy với sựtưởng tượng, trí nhớ, tư duy sáng tạo, năng lực huy động tri thức cần thiết để thực hiệnhoạt động nhận thức- học tập đề ra
2.2.5.2 Biện pháp thực hiện:
Giúp học sinh kết hợp hài hoà giữa ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủđịnh trong quá trình học tập Hình thành cho học sinh kỹ năng tìm kiếm những tri thức,tránh việc học thuộc lòng một cách máy móc Giáo viên nên thường xuyên đặt ranhững bài tập đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ tích cực để giải quyết Giáo viên kiểm tra,đánh giá và hình thành cho học sinh thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá một cách tíchcực…
3 Đặc trưng cơ bản của dạy học Mỹ thuật
Trang 233.1 Mỹ thuật là môn học nghệ thuật
Môn mỹ thuật là môn nghệ thuật, nó đòi hỏi sự sáng tạo ra cái đẹp thông quangôn ngữ tạo hình: bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc, đậm nhạt Khác với một
số môn học khác có công thức, quy định rõ ràng, đòi hỏi vận dụng chính xác thì môn
mỹ thuật cũng có những vấn đề chung, có những công thức, quy tắc nhưng khi vậndụng thì tùy thuộc vào đề tài, vào ý định, tư tưởng và cảm xúc của người vẽ Bởi vậy,bài vẽ hay tác phẩm mỹ thuật sẽ không giống nhau về bố cục, về hình tượng, về màusắc tuy cùng một mẫu, cùng một đề tài
3.2 Mỹ thuật là môn học sáng tạo – tạo ra cái đẹp
Mỹ thuật là môn học tạo ra cái đẹp do vậy phương pháp dạy cần phải gợi chohọc sinh hứng thú, yêu thích và say mê môn học chứ không đơn thuần chỉ là truyền thụkiến thức Điều này hiện nay còn tồn tại rất nhiều trong giáo viên dạy mỹ thuật ởtrường phổ thông Muốn đạt được điều đó, ngoài kiến thức chuyên môn, giáo viên phải
là người có khả năng tổ chức, hướng dẫn điều khiển lớp học Học sinh thực sự thíchthú, coi học tập là niềm vui thì chắc chắn các em sẽ tự giác học tập, thoải mái và hứngthú sáng tạo trong học tập
3.3 Mỹ thuật là môn học trực quan
Đối tượng của mỹ thuật thường là tất cả những sự vật, hiện tượng tồn tại xungquanh chúng ta; là những gì ta có thể nhìn thấy, có hình khối, đậm nhạt, màu sắc ởxung quanh, gần gũi và quen thuộc Trực quan ( mẫu vẽ, hình vẽ, hình ảnh, đồ vật…)chính là nội dung, kiến thức của bài học, đồng thời phản ánh mức độ kiến thức của bàihọc cũng như trình độ của học sinh Dạy học thông qua trực quan sẽ làm cho nhữngkhái niệm trừu tượng trở nên cụ thể, sinh động Trực quan giúp học sinh tiếp nhậnkiến thức bài học tốt hơn; đồng thời thông qua trực quan, học sinh hiểu nhanh, nhớ lâu
và có hứng thú trong học tập
3.4 Mỹ thuật là môn học thực hành
Môn học nào cũng cần thực hành luyện tập, luyện tập để củng cố kiến thức tuynhiên với môn Mỹ thuật thì hoạt động thực hành được coi là hoạt động chủ yếu vàthường xuyên để củng cố kiến thức đã tiếp thu Hầu hết các tiết học, thời gian dànhcho thực hành chiếm 2/3 Học sinh được luyện tập nhiều lần, mỗi lần thực hành là mộtlần sáng tạo, trải nghiệm, tiếp nhận kiến thức mới Để luyện tập thực hành hiệu quả,bắt buộc giáo viên phải nắm vững chương trình mỹ thuật, cụ thể là mục tiêu, nội dung,
Trang 24yêu cầu cần đạt, đồng thời phải có kế hoạch, nội dung và phương pháp luyện tập phùhợp
3.5 Mỹ thuật là môn học bồi dưỡng, rèn luyện khả năng thẩm mỹ cho học sinh
Mỹ thuật là môn học mang nhiều tính cảm tính và có tác dụng bồi dưỡng tìnhcảm, cảm xúc Bởi nói tới mỹ thuật là nói tới sự cảm thụ, thưởng thức, đánh giá vàsáng tạo Dạy học mỹ thuật không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
mà thông qua dạy học mỹ thuật để giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là chủ yếu Trongdạy học mỹ thuật, cần phải vận dụng các phương pháp dạy học mang tính đặc thù củamôn học để tạo sự phấn khởi, thoải mái và hứng thú học tập, kích thích tư duy sángtạo của học sinh
4 Vai trò của dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông
4.1 Cung cấp kiến thức cơ bản về Mỹ thuật cho học sinh
4.2 Góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện
4.3 Bồi dưỡng và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua ngôn ngữ tạo hình
4.4 Giúp học sinh am hiểu hơn về cuộc sống, con người
4.5 Giáo dục đạo đức, phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh
4.6 Biết vận dụng những kiến thức Mỹ thuật vào cuộc sống
4.7 Hỗ trợ các môn học khác
4.8 Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu Mỹ thuật và định hướng nghề cho một bộ phận họcsinh
Bài tập phát triển kỹ năng
1 Anh/chị hãy phân tích đặc trưng cơ bản của dạy học Mỹ thuật?
2 Anh/chị nêu và phân tích một số vai trò của dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông.Cho ví dụ?
BÀI 4: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI VÀ KHẢ NĂNG THỂ HIỆN NGÔN
NGỮ TẠO HÌNH CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
1 Trẻ em nhìn từ góc độ chung
Trang 251.1 Sự hình thành và phát triển thể chất
Trẻ em trên trái đất, không phân chia địa danh: châu Âu, châu Á, châu Phi,châu Mĩ, châu Úc, không phân biệt màu da: da trắng, da đen, da vàng, đều có sự hìnhthành giống nhau về mặt sinh học Ví dụ: 9 tháng (hay 9 tháng 10 ) ngày hình thành
trong bụng mẹ Từ xưa, cha ông ta đã có câu: 9 tháng mang nặng đẻ đau Tuy nhiên
cũng có một vài trẻ tới 10, 11 tháng mới chào đời hay một số trường hợp trẻ ra đời
trước thời gian chung (khoảng 7 đến 7 tháng rưỡi) Điều đó nói lên: Trẻ em có sự hình thành và phát triển thể chất ban đầu như nhau, theo quy luật
Trẻ ra đời tiếp tục phát triển cũng có những thang bậc như định sẵn cho tất cả.Bằng kinh nghiệm sống, cha ông ta đã đúc kết được sự phát triển tiếp của trẻ như sau:
Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò mà đi Rồi thời kỳ mọc răng sữa,
thay răng khôn; thời gian "lấp" đầy hộp sọ, … Tuy nhiên, cũng có một số trẻ "trốn"hay "bỏ qua" thang bậc trên hoặc nhanh, chậm so với thời gian chung một chút Các
nhà y học còn tìm ra nhiều nét chung khác, như chiều cao, cân nặng của trẻ ở những
thời kỳ nhất định Nhờ đó các nhà dinh dưỡng học cũng tìm ra những chất phù hợp với
sự phát triển cho cơ thể của trẻ ở từng độ tuổi
1.2 Sự hình thành và phát triển trí tuệ
Trẻ tập nói lúc 2 đến 3 tuổi: Bập bẹ như trẻ lên ba đã đúc kết từ thực tế phát
triển chung của trẻ Các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học đã tìm ra thời hạnchung cho sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ: ở tuổi nào trẻ nói bao nhiêu từ, nhớ được baonhiêu màu, đếm được bao nhiêu số, thích nghe những chuyện nào nhất, … Chươngtrình nuôi dạy trẻ mẫu giáo, chương trình học phổ thông đều có những điểm chung 1đến 3 tuổi thuộc nhà trẻ: 3 đến 6 tuổi là mẫu giáo; tiểu học từ 6 đến 11 tuổi, … mỗi bậc
học ở các nước đều có quy định lượng kiến thức gần như nhau Điều đó cho thấy sự hình thành và phát triển trí tuệ của trẻ em cũng có cái chung Nhưng, ngoài sự phát
triển chung có tính quy luật ra, sự hình thành và phát triển của trẻ còn phụ thuộc vào:
môi trường sống, đó là chế độ chính, là sự nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường, gia
đình và xã hội, ở đâu có sự quan tâm đến đời sống trẻ em, ở đó trẻ em phát triển hơn
về mọi mặt, sẽ trở thành những công dân tốt cho đất nước
Tuy nhiên, ngoài cái chung, một số trẻ có khả năng vượt trội hẳn so với cùng lứatuổi cả về thể chất và trí tuệ, ta thường gọi là thần đồng hoặc một số trẻ có năng khiếu
Trang 26từng mặt, như làm thơ, hát, vẽ, đánh cờ, làm toán,… Hiện tượng vượt trội ngày càng
có nhiều, nhưng đô bền như thế nào hiện đang được các nhà khoa học nghiên cứu đểtìm ra nguyên nhân của nó và có kế hoạch nuôi dưỡng những tài năng cho đất nước
1.3 Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình
Nếu như sự hình thành và phát triển thể chất, trí tuệ ở trẻ có những cái chungmang tính quy luật thì sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình của trẻ em cóngoài cái chung mang tính quy luật ấy không? Sự phát triển mọi mặt ở trẻ em rất hàihòa, do vậy sự hình thành, phát triển ngôn ngữ tạo hình của trẻ em cũng có nét rấtchung cho tất cả, biểu hiện ở:
"Hoạt động vẽ" của trẻ em rất sớm, rất tự nhiên Hoạt động vẽ là một trong những hoạt
động làm cho trẻ vui thích và là hoạt động tự thân, có tính bản năng hay nói cách khác
là nhu cầu cho sự phát triển
Trẻ em rất thích vẽ Nhận thức của trẻ ngày càng phong phú về thế giới xung quanh,
đối với trẻ vẽ không chỉ là hoạt động thích thú, mà còn là phương tiện để diễn đạt(thay lời nói), là phương tiện để biểu lộ sự nhận thức của mình về thế giới xung quanh.Hình vẽ của trẻ ngày càng phức tạp, nhiều chi tiết, càng gần với những gì chúng thấy ởxung quanh, chứng tỏ trẻ em nhận thức ngày càng phong phú hơn Hình vẽ đã đem lại
cho trẻ niềm vui, và từ đó trẻ đã thích vẽ hơn
Trẻ em ở đâu cũng có những nét chung về sự hình thành, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn và ngôn ngữ tạo hình Muốn xem xét, đánh giá về hoạt động tạo hình của trẻ, phải nhìn nhận sự phát triển mọi mặt của chúng
2 Tâm lí lứa tuổi và sự thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông
2.1 Đặc điểm tâm lý
2.1.1 Từ 6 – 11 tuổi ( Giai đoạn tiểu học).
Học sinh tiểu học phát triển về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học
mỹ thuật, thể hiện ở: cầm bút vẽ đúng, dễ dàng hơn, hoạt động của các khớp linh hoạt,thần kinh tương đối vững vàng, giúp cho việc điều khiển nét vẽ, hình vẽ theo ý muốn.Học sinh tiểu học quan sát đã có chủ định, tập trung, đã có ý thức học tập hơn, nhậnthức phong phú, tạo cơ sở cho các em diễn tả được những gì nhìn thấy và thích thú
2.1.2 Từ 11 – 15 tuổi (Giai đoạn THCS).
Là lứa tuổi có một vị trí đặc biệt quan trọng và phức tạp, là thời kì chuyển từthời kì thơ ấu sang tuổi trưởng thành Cơ thể phát triển mạnh đặc biệt là hệ xương Tri
Trang 27giác đã có tính chủ định; có khả năng phân tích tổng hợp khi tri giác sự vật hiện tượng.
Tư duy trừu tượng phát triển mạnh; hoạt động chủ yếu là học Trong quan hệ bạn bèxuất hiện tình cảm khác giới, đặc biệt thích làm người lớn, thích làm theo ý mình,thường có phản ứng, đôi khi xấu xảy ra Đây cũng là độ tuổi có nhiều biến động, pháttriển mạnh về trí tuệ, tình cảm, ý chí và nhân cách
2.2 Đặc điểm thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông
(Phân môn: Vẽ theo mẫu; Vẽ trang trí; Vẽ tranh)
2.2.1 Học sinh Tiểu học ( Giai đoạn 6 - 11 tuổi).
2.2.1.1 Phân môn Vẽ theo mẫu
Thường vẽ nhỏ so với trang giấy, do đó giáo viên cần lưu ý hướng dẫn họcsinh vẽ cân đối trên trang giấy Bài vẽ thường thích trang trí thêm và đôi khi các em vẽ
cả những gì không thấy Một số em còn dùng thước kẻ trong bài vẽ Tuy vậy, một sốbài vẽ đã thể hiện được đặc điểm của mẫu, thể hiện bố cục cân đối
2.2.1.2 Phân môn Vẽ trang trí
Học sinh chưa có ý thức vẽ mảng chính, phụ, to, nhỏ khác nhau Các mảnghình thường nhỏ, đều nhau nên khoảng trống nền lớn, không cân đối giữa mảng hình
và nền Hơn nữa, học sinh còn hay vẽ theo các hình minh hoạ của giáo viên mà chưa
có sự sáng tạo trong bố cục, hoạ tiết do đó giáo viên cần có đồ dùng dạy học đẹp,phong phú, để học sinh quan sát, so sánh tự nhận ra cái đẹp và cái chưa đẹp, thấyđược sự phong phú của bố cục Vẽ màu thường chưa chú ý đến trọng tâm, chưa có hoàsắc nóng lạnh; chưa có thói quen pha, chồng màu, thường dùng màu nguyên nên dễsặc sỡ, loè loẹt, chưa chú ý đến đậm nhạt của màu.Vẽ chì thường thiếu đậm do vẽ nhẹtay, vẽ màu sáp thường không gọn trong hình
Tuy vậy, một số học sinh thể hiện :
- Bố cục mảng hợp lí
- Sử dụng họa tiết đơn giản
- Biết vẽ màu vào họa tiết phù hợp
- Thể hiện sáng tạo trong bài vẽ
2.2.2.3 Phân môn Vẽ tranh
Phần nhiều các bài vẽ thường có bố cục rời rạc, hình nhỏ, mang tính liệt kê,dàn trải, ít rõ chính phụ Dáng hình thường chung chung Ví dụ: tóc, mặt, giày dép, cùng một kiểu Các hình thường xếp thành hàng ngang, không che khuất nhau Màu
Trang 28sắc thường rực rỡ đôi lúc dẫn đến loè loẹt, đôi lúc vô lí, đậm nhạt thường chuyển độtngột, phân bố chưa cân đối, giáo viên cần gợi ý cho học sinh sửa chữa thiếu sót trênnhưng nên tôn trọng cách vẽ màu sắc của các em Có những bài có bố cục độc đáo,sáng tạo, có hoà sắc vui tươi, giáo viên cần lưu ý để động viên, khuyến khích Bêncạnh đó, tranh vẽ ở lứa tuổi này có tính cảm xúc nhiều hơn tính trí tuệ, mang tính hồnnhiên, trong sáng, trí tưởng tượng phong phú Trẻ vẽ theo những gì chúng tư duyđược Tranh vẽ của các em rất rõ ràng, cụ thể về hình cũng như màu sắc, nét vẽ thoảimái, tự nhiên, không gò bó
2.2.3 Học sinh Trung học cơ sở ( Giai đoạn 11- 15 tuổi)
Học sinh THCS là lứa tuổi ham thích hoạt động nghệ thuật nói chung, hoạtđộng tạo hình nói riêng Một bộ phận học sinh có nhu cầu thưởng thức các tác phẩmhội họa, kiến trúc, điêu khắc và cần có kiến thức mĩ thuật cho những ngành nghề củamình sau này, như xây dựng, kiến trúc, sư phạm mĩ thuật… Chương trình học ở THCS
về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, cùng với kinh nghiệm sống của học sinh đãđảm bảo cho các em tiếp thu được kiến thức mĩ thuật Đồng thời kiến thức mĩ thuật sẽgiúp các em học các môn văn, lịch sử, … hấp dẫn hơn Cách nhìn, cách tư duy củamôn Mĩ thuật sẽ tạo điều kiện cho các em học các môn khoa học tự nhiên và xã hội cóhiệu quả rõ rệt
2.2.3.1 Phân môn Vẽ theo mẫu
Học sinh THCS có khả năng quan sát, phân tích và nhận xét, biết nhìn ra hìnhdáng, tỷ lệ, cáu trúc và vẻ đẹp của mẫu Các em đã vẽ được các bài tĩnh vật có từ 2-3vật mẫu: bố cục vừa với tờ giấy, đảm bảo tính cân đối cho bài vẽ Hình tượng đối sátmẫu, đã tả được nét riêng của đối tượng Một số em đã nhìn ra khối và tả được tươngquan đậm nhạt, làm rõ chất liệu và tạo cho bài vẽ có không gian
Tuy nhiên, đa số học sinh THCS còn bộc lộ điểm yếu của mình ở cách vẽ hình:chưa lột tả được đặc điểm của mẫu; cách vẽ nét: thường chưa chú ý đến đậm nhạt, nét
vẽ hình còn viền đều là cho bài vẽ cứng, thiếu vẻ uyển chuyển Vẽ đậm nhạt: chưa để
ý đến cấu trúc của mẫu (mặt cong, mặt phẳng, mặt phẳng nghiêng hay thẳng đứng,…),chỉ đưa nét một chiều như vẽ đậm nhạt ở mặt phẳng đứng, mặt phẳng nghiêng
2.2.3.2 Phân môn Vẽ trang trí
Đa số học sinh THCS thích vẽ trang trí, vì vẻ đẹp của màu sắc, của đường nét,của các họa tiết có sức lôi cuốn hấp dẫn, đặc biệt với các em nữ Hơn nữa, cách vẽ