1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Luận văn: Chiến lược kinh doanh của cửa hàng CIRCLE K ppt

51 1,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 579,12 KB

Nội dung

 Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ ngày 10 tháng 11 năm 2008  Đặc điểm hoạt động của Công ty  Hình thức sở hữu vốn : Công ty TNHH  Lĩnh vực kinh doanh : Thương Mại 

Trang 1

Luận văn

CIRCLE K

Trang 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

I Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty:

1.1 Giới thiệu chung về công ty

Hình 1 : CÁC CỬA HÀNG CIRCLE K

 Tên công ty : Công ty TNHH VÒNG TRÒN ĐỎ

 Tên tiếng Anh : RED CIRCLE CO, LTD

 Văn phòng đại diện :

 Địa chỉ : 25 Tôn Đản, P.13, Quận 4, TP.HCM

Trang 3

 Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ ngày 10 tháng 11 năm 2008

 Đặc điểm hoạt động của Công ty

 Hình thức sở hữu vốn : Công ty TNHH

 Lĩnh vực kinh doanh : Thương Mại

 Ngành nghề kinh doanh : Kinh doanh cửa hàng bán lẻ các mặt hàng

như : các loại lương thực, thực phẩm, thiết bị viễn thông, đồ điện gia dụng, hàng may mặc, mỹ phẩm….; Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

1.2 Sự hình thành và phát triển :

 Năm 1951 : Fed Harvey thành lập tại EL Paso, Texas, Hoa Kỳ, và đặt tên là

KAY’s

 Năm 1975 : Có 1000 cửa hàng tại US

 Năm 1979 : Circle K đã xâm nhập thị trường quốc tế với việc thiết lập một loạt

các cửa hàng Circle tại Nhật Bản Sự phát triển của Công ty vẫn không ngừng phát triển và đến năm 1984, doanh số đã tăng lên 1 tỷ

 Qua thời gian phát triển được đổi tên thành Circle K và trở thành một thương

hiệu nổi tiếng cho đến nay

 Trước năm 2003 : phát triển hơn 2.100 cửa hàng tại 25 bang của HOA KỲ

 Năm 2003 : Alimentation Couche-Tard (ACT), chuỗi cửa hàng tiện dụng lớn

nhất Canada, mua lại Circle K

 Sau thương vụ 2003, ACT điều hành / nhượng quyền hơn 8.000 cửa hàng

(trong đó 6.500 dưới thương hiệu Circle K )

 Ngày nay : có thể thấy Circle K hiện diện ở Atlantic Canada, Hoa Kỳ, Mexico,

Nhật Bản, Macau, Trung Hoa đại lục, đảo Guam, Hong Kong, Indonesia,và Việt

Nam

Trang 4

Hình 2 : VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CIRCLE K TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

1.3 Quy mô và phạm vi hoạt động :

 Hiện nay, khuynh hướng tiêu dùng thuận tiện, nhanh chóng đang nở rộ và nếp tiêu dùng ở chợ ngày càng bộc lộ được nhiều nhược điểm như chất lượng thực phẩm không được đảm bảo, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là giá cả không ổn định… Làm cho người dân càng ngày càng mất niềm tin vào thực phẩm ở chợ Vì vậy mà mua hàng trong các siêu thị lớn

đã trở thành thói quen của đa số người tiêu dùng tại các thành phố lớn, kênh bán hàng tiện lợi này ngày càng bộc lộ nhiều ưu điểm Ngoài việc đảm bảo vè chất lượng hàng hóa mà người tiêu dùng con an tâm về sự ổn định giá cả Tuy nhiên, đôi khi sự bận rộn của công việc khiến cho người tiêu dùng không có đủ thời gian vào các siêu thị

lớn và các cửa hang tiện ích được ra đời và nằm len lỏi tại các khu dân cư, các con

đường thuận tiện và chúng đã giải quyết các vấn đề về thời gian cũng như nổi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng ngàn người dân tiêu dùng

 Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, thế mạnh cạnh tranh, ngày 19-6-2008 Chuổi cửa hàng tiện lợi của Hồng Kông hoạt động 24/24 – Circle K – đã chính thức đến Việt Nam với cửa hàng đầu tiên được khai trương vào tháng 12 năm 2008 tại Quận 1, Tp.HCM Và hiện nay có trên 11.000 cửa hàng tiện lợi trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 5.000 cửa hàng tại Châu Á ở Nhật Bản, Trung Quốc đại lục, Hồng Kông….và đã chính thức có 5 cửa hàng được đưa vào Quận 1, TP.HCM Đại

Trang 5

diện Công ty Vòng Tròn Đỏ, đơn vị mua nhượng quyền thương hiệu Circle K tại Việt Nam

 Sáu tháng cuối năm 2008, Circle K tiếp tục khai trương 5 cửa hàng khác tại TP.HCM và sẽ tiến vào thị trường bán lẻ Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Vũng Tàu….với kế hoạch đến năm 2018 sẽ có 550 cửa hàng ở 20 tỉnh, thành trong cả nước Circle K Việt Nam gia nhập vào thị trường tuy chỉ trong một thời gian ngắn nhưng đã là một địa chỉ khá quen thuộc của người tiêu dùng Không chỉ là tiện ích khi mua hàng, ngoài việc đa dạng hàng hóa, cửa hàng còn chú trọng việc thực hiện tốt phong cách phục vụ của nhân viên đối với khách hàng

 Năm 2011, Circle K Việt Nam đã phát triển lên 20 cửa hàng tập trung theo từng khu vực Và hiện nay, hệ thông Circle K đã có 22 cửa hàng, vừa có 2 cửa hàng mới

mở vào tháng 1 năm 2012 tại Lê Thị Riêng và Bùi Viện

o Cửa hàng 1 - 36 Hai Bà Trưng, P Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 2 - 44 Lê Lai, P Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 3 - 95 Lê Thánh Tôn, P Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 4 - 49 Đông Du, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 5 - 139 Bùi Viện, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 6 - 75 Thành Thái, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 7 - 6 Thảo Điền, Quận 2, Tp.HCM

o Cửa hàng 8 - 15B1 Lê Thánh Tôn, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 9 – 25B1 Đề Thám, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 10 – 9 Công Trường Lam Sơn, P Bến Thành, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 11 – 69 Hồ Tùng Mậu, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 12 – 1 Nguyễn Thông, Quận 3, Tp.HCM

o Của hàng 13 – RC2 – 12 Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Tp.HCM

o Cửa hàng 14 – 24B Hồ Huấn Nghiệp, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 15 – 54B 30/04 Vũng Tàu

o Cửa hàng 16 – 240 Lê Lợi, Vũng Tàu

o Cửa hàng 17 – 19T Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, Tp.HCM

o Cửa hàng 18 – 53 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 19 – 238 Lý Tự Trọng, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 20 - 139 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp.HCM

Trang 6

o Cửa hàng 21 – 148 Lê Thị Riêng, Quận 1, Tp.HCM

o Cửa hàng 22 – 28/8 Bùi Viện, Quận 1, Tp.HCM

 Cửa hàng của Circle K là cửa hàng hiện đại, có chức năng bán lẻ, kinh doanh tổng hợp và chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang thiết bị kỹ thuật

và cơ sở hiện đại, văn minh, tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng qui

mô, có các phương tiện phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng Đây là hình thức kinh doanh khá mới do các thương nhân đầu tư vào quản lý, được Nhà Nước cấp giấy phép kinh doanh

II Đặc điểm hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại đơn vi

2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

a Các mặt hàng kinh doanh của công ty :

Hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K là nơi hàng ngày cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh an tòan thực phẩm cho người tiêu dùng Có hơn 1000 sản phẩm trong các cửa hàng của Circle K bao gồm hàng trong nước và hàng nhập khẩu

 Tạp hóa

Bột ngũ cốc, cà phê, trà, sữa đặc, sữa bột, thức ăn cho trẻ em, mứt, bơ, xúc xích, gia vị, gạo, mì ăn liền

 Nước uống không chứa cồn

Nước khoáng, nước ép trái cây, nước ngọt

 Nước uống chứa cồn

Các loại bia, rượu nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước

 Các dịch vụ tại quầy: Phone card, SIM card, IDD card

 Các loại mặt hàng khác:

Trang 7

Văn phòng phẩm, đồ gia dụng, dụng cụ bếp, phim, pin, thuốc lá, bao cao su, đồ chơi

Hình 3 : SẢN PHẨM NƯỚC UỐNG TRONG CỬA HÀNG

( Nguồn: Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ )

b Khách hàng và giá cả:

Tuy công ty Vòng Tròn Đỏ - Circle K nhắm đến đối tượng khách hàng là khách

du lịch, khách nước ngoài, … nhưng giá cả mà công ty đưa ra thị trường là giá mà khách hang có thể chấp nhận được, cũng có thể bằng với các cửa hàng tạp hóa nhỏ, lẻ Giá cả ở Circle K là giá cả cạnh tranh vì thế khi khách hàng đến với Circle K khách hàng có thể vừa tận hưởng được sự tiện lợi, không khí mát mẻ đồng thời tận hưởng được mức giá hấp dẫn, khác nhau của từng sản phẩm

Trang 8

c Qui trình và các công đoạn kinh doanh của công ty:

Qui trình bán hàng tại công ty:

Hình 4 : Sơ đồ bán hàng tại cửa hàng Circle K

Khách hàng mua hàng

Nhân viên cửa hàng Scan mã vạch trên hệ thống bán hàng

Xuất hiện số tiền

và số lượng trên màn hình

Khách hàng kiểm tra và trả tiền

In bill Nhập số lượng

Trang 9

Qui trình mua hàng tại công ty :

Bộ phận bán hàng

Bộ phận Tiếp thị và quản lý ngành hàng

Nhà cung cấp

Đặt hàng

Kiểm tra

Chốt đơn

hàng tổng

Gửi đơn hàng

Giao hàng

Giao hóa đơn

Trang 10

2.2 Cơ cấu tổ chức

a Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

b Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

1 GIÁM ĐỐC:

Chức năng :

 Điều hành mọi hoạt động của công ty

 Chịu trách nhiệm xác nhận Báo Cáo Tài Chính đã được lập phản ánh trung thực

và hợp lý tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty

trong từng năm tài chính đồng thời phù hợp với các chuẩn mực kế toán áp dụng, Chế

Độ Kế Toán Doanh Nghiệp Việt Nam hiện hành và các qui định pháp luật có liên

quan

 Thực hiện các dự toán, ước tính một cách thận trọng

 Công bố các chuẩn mực kế toán áp dụng phải tuân thủ các vấn đề trọng yếu

được công bố và giả trình trong Báo Cáo Tài Chính

Nhiệm vụ

Tổng giám đốc

Bộ phận bán

hàngPhạm Mạnh

Cường

Bộ phận phát triển mặt bằngChâu ĐăngKhoa

Bộ phận tiếp thị và quản lý ngành hàngNgô Thị Phương Thảo

Phòng đào tạoTrần Ái Giang Sơn

Bộ phận

Kế toán & Kiểm soát

Bộ phận nhân sựTrần Thị Mai Anh

Trang 11

Chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ an toàn tài sản của Công ty, có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận và các hành vi khác có ảnh hưởng đến công ty

2 BỘ PHẬN NHÂN SỰ

 Xây dựng bộ máy tổ chức Công ty và quản lý nhân sự phù hợp, đáp ứng với yêu cầu hoạt động và phát triển kinh doanh của Công ty

 Xây dựng qui chế làm việc của toàn thể nhân viên trong công ty

 Xây dựng, qui hoạch cán bộ để phát triển nguồn nhân sự, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ….nhằm phục vụ cho việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, việc bố trí, điều động, phân công cán bộ, nhân viên, công nhân đáp ứng yêu cầu của từng vị trí công tác trong công ty

 Chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên khi công ty có nhu cầu

 Phát triển đội ngũ nhân viên, xây dựng hệ thống nhân viên vững về chuyên môn, mạnh về tinh thần

 Xây dựng một đội ngũ nhân viên kế thừa vững vàng, sáng tạo

 Quản lý lao động, tiền lương công nhân viên

 Tạo dựng nền văn hóa công ty, đưa công ty vào nề nếp, ổn định

 Có trách nhiệm khen thưởng nhân viên hoặc kỷ luật nếu nhân viên vi phạm qui chế công ty

 Xây dựng chương trình, nội dung tổ chức cho các sự kiện của Công ty như: sơ kết, tổng kết công tác, mit-ting họp mặt nhân các ngày lễ lớn trong năm…

 Thực hiện công tác khám chữa bệnh, khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân viên toàn Công ty

 Là phòng mang lợi ích cho nhân viên trong công ty, quyết định các tổ chức sự kiện

3 BỘ PHẬN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

 Do kế toán trưởng điều hành, quản lý toàn bộ tài chính của Công ty và có nhiệm vụ hoạch toán, phân bổ chi phí, tổng hợp, quyết toán theo Luật kế toán đã ban hành Đồng thời hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác kế toán theo

đúng chế độ của Nhà nước

Trang 12

Lập báo cáo sản xuất, báo cáo tài chính đúng kỳ

 Theo dõi tình hình thu chi của Công Ty, tính toán hiệu quả hoạt động của công

4 BỘ PHẬN TIẾP THỊ VÀ QUẢN LÝ NGÀNH HÀNG:

Hoạch định chiến lược, triển khai thực hiện các công việc tiếp thị

Nghiên cứu thị trường ngành bán lẻ và đối thủ cạnh tranh

 Thu nhập và lưu trữ hình ảnh dữ liệu của các sản phẩm thu được nguồn lợi lớn

trên thị trường

Thực hiện các công tác quản cáo ( báo đài, internet )

Tổ chức sự kiện làm công tác quan hệ công chúng

 Giám sát và thực hiện công tác xây dựng hình ảnh công ty qua hình ảnh, logo,

bài viết, báo chí…

5 BỘ PHẬN PHÁT TRIỂN MẶT BẰNG :

Quản lý, nghiệm thu các công trình nhà cho thuê

Quản lý các thiết bị nhằm hỗ trợ cho công tác bán hàng tại cửa hàng

Thiết kế các mô hình sắp xếp trong cửa hàng

Tìm kiếm địa điểm mới cho các cửa hàng của Công ty

Trang bị trang thiết bị cho cửa hàng

Lắp đặt, trang trí thiết kế cho các cửa hàng Công ty

Bảo trì, sửa chữa thiết bị nếu bị hư hao

Trang 13

 Đề xuất các chính sách bán hàng, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

của Doanh nghiệp

 Hổ trợ cho bộ phận Tiếp thị và quản lý ngành hàng nhằm thúc đẩy hoạt động

bán hàng và phát triển thương hiệu

Đề xuất chính sách, chế độ cho đội ngũ nhân viên tại các cửa hàng

 Đề xuất những phương pháp tiếp cận khách hàng đến bộ phận Tiếp thị và quản

lý ngành hàng

7 BỘ PHẬN ĐÀO TẠO:

Xây dựng chính sách và qui trình đào tạo theo đối tượng cụ thể

Xây dựng chương trình đào tạo theo đối tượng cụ thể

Biên soạn tài liệu đào tạo và tài liệu hướng dẫn

Quản lý hoạt động đào tào

Hợp tác đào tạo với đối tượng trong và ngoài nước của Công ty

Thực hiện đào tạo theo từng dạng đối tựong cụ thể

2.3 Tổ chức bộ máy kế toán :

Trang 14

a Sơ đồ tổ chức bộ máy :

b.Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán

Phó phòng kế toán tài chính : Huỳnh Thuận

 Lập bảng lương hàng tháng và hỗ trợ cho phòng Nhân sự về các vấn đề liên quan đến tiền lương

 Xem xét các hóa đơn để đảm bảo việc chỉ trả đúng thời hạn theo hợp đồng

FINANCIAL CONTROL

BÙI VĂN CƯỜNG

Inventory auditor

HUỲNH THUẬN Deputy Accounting Manager

NGUYỄN XUÂN THOẠI Accounting Supervisor

ĐINH THỊ KIM CHI Accountant

LÊ THỊ YẾN NHI Accountant

TRẦN THỊ THÚY HẰNG Accountant

NGUYỄN THỊ THÙY LINH Accountant

Trang 15

 Kiểm tra các yêu cầu hoàn trả và kiểm soát chi phí liên quan đến việc chi trả theo chính sách của công ty

 Quản lý và thực hiện những vấn đề liên quan đến tài sản cố định

 Lập Báo Cáo Tài Chính hàng tháng và sổ sách kế toán theo luật định

 Hỗ trợ trong việc lập ngân sách và kế hoạch kinh doanh

 Quản lý về việc áp dụng các chính sách kế toán mới

 Hỗ trợ cấp dưới và cấp trên trong việc kiểm tra hàng tồn kho và những công việc khác

 Đảm bảo tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam/ chính sách của Công ty

 Lưu giữ chứng từ

 Chịu trách nhiệm với kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài, chi cục thuế, ngân hàng, và các cơ quan có thẩm quyền khác

 Hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ cho giám đốc

Phụ trách kế toán : Nguyễn Xuân Thoại

Quản ý k o :

 Quản lý mua hàng và hàng tồn kho

 Giá vốn hàng bán

 Hợp tác với bộ phận Tiếp thị và quản lý ngành hàng để kiểm tra giá mua

và chiếc khấu từ nhà cung cấp

 Hằng ngày, liên hệ với quản lý cửa hàng để kiểm soát hàng tồn kho trên

hệ thống POS ( gồm: nhận hàng, bán hàng … )

 Thực hiện kiểm tro định kỳ ( hàng tháng/ hàng quí/ hàng năm ) và báo cáo những vấn đề liên quan đến hàng tồn kho

 Hỗ trợ cấp trên trong việc thanh toán cho nhà cung cấp

Theo d ivà báo c o dan h

 Theo dõi doanh thu bán hàng, và những thu nhập khác ( từ ATM, quảng

bá thương hiệu cho các nhà cung cấp, các chương trình khuyến mãi…) và phát hành hóa đơn GTGT

 Báo cáo doanh thu bán hàng hằng ngày và báo cáo phân tích bán hàng

Trang 16

 Lập báo cáo thuế ( GTGT, TNCN, Thuế TNDN, thuế nhà thầu ) và báo cáo định kỳ về rượu và thuốc lá

 Kiểm tra bút toán hạch toán và điều chỉnh ( nếu có )

Khá

 Theo dõi thuế đầu ra ( tiền thuê công ty và cửa hàng )

 Quản lý các chi phí phải trả bằng tiền mặt để đảm bảo việc chi trả đúng với chính sách công ty

 Qui trình và việc ghi chép các giao dịch kế toán trong hệ thống

Lập báo c o han oán

 Hỗ trợ cấp trên phát hành hóa đơn GTGT

 Theo dõi thanh toán cho nhà cung cấp

 Hạch toán thanh toán vào phần mềm kế toán

 Lập sổ sách theo luật định

Khá

 Hỗ trợ cấp trên nộp thuế đầu ra

 Qui trình và ghi chép các giao dịch kế toán trên phần mềm kế toán và hệ thống POS

 Lưu trữ chứng từ

Kế toán chi tiêt : Trần Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Thùy Linh

 Trần Thị Thúy Hằng

Quản ý k o

Trang 17

 Hằng ngày, nhập giá mua của hàng hóa dựa trên hóa đơn vào hệ thống POS, kiểm tra số lượng và giá trị trên hóa đơn

 Hỗ trợ kế toán và liên hệ với quản lý cửa hàng để quản lý hàng tồn kho trên hệ thống POS ( bao gồm : nhận hàng, mua hàng ….)

 Kiểm kê hàng tồn kho định kỳ và báo cáo về các vấn đề liên quan đến hàng tồn kho

 Theo dõi thu tiền từ cửa hàng

Lập báo c o han oán

 Kiểm tra hóa đơn để đảm bảo việc chi trả đúng thời hạn hợp đồng

 Lập sổ sách đúng luật định

Khá

 Hỗ trợ cấp trên về kiểm soát tiền mặt và theo dõi khoản tiền gửi ngân hàng hằng ngày từ các cửa hàng ( gồm : tiền từ bán hàng, từ các dịch vụ khác )

 Hỗ trợ kê khai thuế đầu ra

 Qui trình và việc ghi chép các giao dịch kế toán vào phần mềm kế toán

Trang 18

 Hạch toán mua hàng và chiếc khấu

 Lưu chứng từ

 Hỗ trợ kê khai thuế, lưu giữ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính

 Làm việc nhóm với các phòng ban khác : phòng Tiếp thị và quản lý ngành hàng, phòng bán hàng, phòng phát triển mặt bằng

 Liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền : cơ quan Thuế, Kiểm toán bên ngoài, Ngân hàng v.v…

Kiểm kê hàng tồn kho : Bùi Văn Cường

 Kiểm kê hàng hằng ngày ở các cửa hàng

 Báo cáo tình trạng hàng hóa ở các kho cho kế toán

b Hình thức ghi sổ kế toán

Hình thức nhật ký chung

c Các chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty

 Năm tài chính, đơn vị tiền tệ sử dụng trong công ty

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : đồng Việt Nam (VND)

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam

Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán

Tổng Giám đốc đảm bảo đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các Chuẩn mực Kế toán

và Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành trong việc lập Báo Cáo Tài Chính

Các chính sách kế toán áp dụng :

Cơ sở lập báo cáo tài chính

Trang 19

Báo Cáo Tài Chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần

có thể thực hiện được Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng

Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác

Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được ghi nhận theo hóa đơn, chứng từ

Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho từng khoản nợ phải thu khó đòi căn cứ vào tuổi nợ quá hạn của khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính tới thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản cố định đó Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ Khi tài sản cố định được bán hoặc thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lỗ nào phát sinh do việc phát sinh đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ

Trang 20

Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính Thời gian khấu hao của thiết bị, dụng cụ quản lý là 3 năm

Tài sản cố định vô hình

Phần mềm bán hàng POS : toàn bộ chi phí mà Công ty đã chi ra tính đến thời điểm đưa phần mềm vào sử dụng Phần mềm bán hàng được khấu hao trong 3 năm Phần mềm kế toán LEMON3-ERN của Công ty Cổ Phần Định Giá Nét

(DIAGINET CORPORATION )

Chi phí trả trước dài hạn

Công cụ, dụng cụ: các công cụ, dụng cụ đã đưa vào sử dụng được phân bổ vào chi phí trong kỳ theo phương pháp đường thẳng với thời gian phân bổ làm 3 năm Chi phí sữa chữa cửa hàng: chi phí sữa chữa cửa hàng thể hiện khoản tiền đã trả cho việc sữa chữa, trang trí các cửa hàng là địa điểm kinh doanh của Công ty Chi phí sữa chữa cửa hàng được phân bổ theo thời hạn thuê qui định trên hợp đồng thuê cửa hàng

Chi phí phải trả

Chi phí phải trả được ghi nhận dựa trên các ược tính hợp lý về số tiền phải trả cho các hàng hóa và dịch vụ đã sử dụng trong kỳ

Nguồn vốn kinh doanh

Nguồn vốn kinh doanh của Công ty là vốn điều lệ mà các thành viên đã đầu tư

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ bao gồm thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại

Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong kỳ với thuế suất áp dụng tại ngày cuối kỳ Thu nhập chịu thuế chênh lệch so với lợi nhuận kế toán là do điều chỉnh các khoản chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán cũng như điều chỉnh các khoản thu nhập và chi phí không phải chịu thuế hay không được khấu trừ

Thuế thu nhập hoãn lại là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ nộp hoặc sẽ được hoàn lại do chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả cho mục đích Báo Cáo Tài Chính và các giá trị dùng cho mục đích thuế Thuế thu nhập hoãn

Trang 21

lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này

Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xem xét vào ngày kết thúc năm tài chính và sẽ được ghi giảm đến mức đảm bảo chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của một phần hoặc toàn bộ tài sản thuế thu nhập hoãn lại được sử dụng

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán dựa trên các mức thuế suất có hiệu lực tại ngày kết thúc năm tài chính Thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kin Doanh trừ khi liên quan đến các khoản mục ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu khi đó thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu

Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ

Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá ngày phát sinh nghiệp vụ Số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm được qui đổi theo tỷ giá của ngày cuối năm

Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trong năm

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

Khi bán hàng hóa, doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với sở hữu hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại

Khi cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi không còn những yếu tố không chắc chắn liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí kèm theo Trường hợp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu trong từng

kỳ được thực hiện căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành dịch vụ tại ngày cuối kỳ

Công ty có 2 nguồn thu chính

Doanh thu bán lẻ

Trang 22

Doanh thu khác : Công ty đồng ý cung cấp dịch vụ thu hộ cho các khách hàng của công ty ACS tại các cửa hàng thuộc sở hữu riêng của công ty và các cửa hàng nhượng quyền của Công ty

Trang 23

Chương 2 : QUI TRÌNH MUA BÁN HÀNG TẠI

CIRCLE K

Qua mười lăm tuần thực tập tại Công ty, tôi đã tìm hiểu và tham gia làm việc chung với các anh chị, tôi đã biết được qui trình mua bán hàng tại Công ty, tham gia trực tiếp vào việc nhập hóa đơn vào POS Các công việc được tiến hành như sau :

I Qui trình bán hàng tại công ty:

1.1.Phương thức bán hàng : Bán lẻ: quy mô của cửa hàng tương đối nhỏ nên rất tiện lợi cho khách hàng lựa

chọn sản phẩm cần thiết một cách nhanh chóng, nhân viên bán hàng dễ nắm bắt nhu cầu và tư vấn kịp thời cho khách hàng một cách chính xác và hiệu quả

Khách thanh toán tiền

Mô hình

Trang 24

Khách hàng mua hàng

Nhân viên cửa hàng Scan mã vạch trên hệ thống bán hàng

Xuất hiện số tiền

và số lượng trên màn hình

Khách hàng kiểm tra và trả tiền

In bill Nhập số lượng

Trang 25

 Nhân viên sẽ nhập số tiền hàng thực tế mà khách đưa, Enter thì hệ thống sẽ

xuất hiện số tiền thừa của khách

 Chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt, không sử dụng Visa Card, Master Card, hay

USD

 Phiếu tính tiền được in ra, khách hàng nhận phiếu và mang theo cùng với hàng

hóa

 Cuối ngày căn cứ vào số liệu theo dõi trên máy, tính tổng số tiền thu của hàng

hóa bán ra và đối chiếu với số tiền mà nhân viên bán nộp vào quỹ trong ngày

 Trường hợp có sai sót, Thu ngân không cho phép tự ý xóa các nghiệp vụ đã ghi

nhận, hệ thống sẽ ghi lại tất cả các thao tác thực hiện

1.2 Trường hợp khách trả hàng :

 Khách hàng có thể trả lại hàng ( hàng bị hư do nhà sản xuất ), khi xuất trình Bill

tính tiền đối với sản phẩm đó đi kèm với lý do trả hàng

 Sau khi khách hàng trả hàng xong, xuất Phiếu trả hàng gồm 3 liên : 1 liên gửi

khách hàng, 1 liên lưu trên hệ thống, 1 liên gửi kèm theo Bill thanh toán tiền, gửi lên

cho bộ phận kế toán

 Chỉ cửa hàng trưởng mới được phép làm lệnh trả hàng trên hệ thống

 Hệ thống sẽ tự động tính toán doanh thu và hàng hóa

1.3 Kiểm kê:

 Hàng ngày, nhân viên cửa hàng sẽ chọn mẫu một số ngành hàng để kiểm kê

 Nhân viên kế toán, thuộc bộ phận kế toán sẽ lên kế hoạch kiểm kê hàng tuần và

luân phiên kiểm kê toàn bộ hết các cửa hàng

 Việc kiểm tra thường do ban kiểm tra hàng tồn kho tiến hành bao gồm : trợ lý cửa hàng, bộ phận mua hàng, bộ phận kế toán Khi kiểm tra xong sẽ đối chiếu số

lượng trên thực tế với số liệu trên sổ sách, để có hướng điều chỉnh kịp thời

Ngày đăng: 25/02/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 : CÁC CỬA HÀNG CIRCLE K - Tài liệu Luận văn: Chiến lược kinh doanh của cửa hàng CIRCLE K ppt
Hình 1 CÁC CỬA HÀNG CIRCLE K (Trang 2)
Hình 2 : VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CIRCLE K TRÊN TOÀN THẾ GIỚI - Tài liệu Luận văn: Chiến lược kinh doanh của cửa hàng CIRCLE K ppt
Hình 2 VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CIRCLE K TRÊN TOÀN THẾ GIỚI (Trang 4)
Hình 3 : SẢN PHẨM NƯỚC UỐNG TRONG CỬA HÀNG - Tài liệu Luận văn: Chiến lược kinh doanh của cửa hàng CIRCLE K ppt
Hình 3 SẢN PHẨM NƯỚC UỐNG TRONG CỬA HÀNG (Trang 7)
Hình 4 : Sơ đồ bán hàng tại cửa hàng Circle K - Tài liệu Luận văn: Chiến lược kinh doanh của cửa hàng CIRCLE K ppt
Hình 4 Sơ đồ bán hàng tại cửa hàng Circle K (Trang 8)
Hình 5 : sơ đồ mua hàng tại công ty Circle K - Tài liệu Luận văn: Chiến lược kinh doanh của cửa hàng CIRCLE K ppt
Hình 5 sơ đồ mua hàng tại công ty Circle K (Trang 9)
Bảng chi phí bán hàng tháng 12 năm 2011 ( bảng được đính kèm vào phần  phụ lục ) - Tài liệu Luận văn: Chiến lược kinh doanh của cửa hàng CIRCLE K ppt
Bảng chi phí bán hàng tháng 12 năm 2011 ( bảng được đính kèm vào phần phụ lục ) (Trang 37)
Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng - Tài liệu Luận văn: Chiến lược kinh doanh của cửa hàng CIRCLE K ppt
Sơ đồ h ạch toán doanh thu bán hàng (Trang 39)
Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng : - Tài liệu Luận văn: Chiến lược kinh doanh của cửa hàng CIRCLE K ppt
Sơ đồ h ạch toán chi phí bán hàng : (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w