- Sử dụng linh hoạt trong nhiều điều kiện khác nhau: sử dụng MVT, kết nối với TV, projector , hoặc ghi ra đĩa CD
Slide trên máy tính
Chỉnh sửa
Hoàn thiện
Viết hướng dẫn sử dụng
51
Một số kĩ năng cần thiết khi soạn GAĐT
Xây dựng kịch bản
Đây là khâu quan trọng trong việc thiết kế bài giảng. Kịch bản phải đảm bảo các nguyên tắc sư phạm, nội dung kiến thức cơ bản phải đáp ứng mục tiêu của bài dạy. Trong phần này, GV sẽ thể hiện toàn bộ các ý tưởng của mình.
Dự kiến việc thể hiện các hiện tượng, sự vật, khái niệm, các bài tập, các quá trình... bằng ngôn ngữ, hình ảnh (chữ, số liệu, biểu đồ, lược đồ, hình vẽ, video...) tiếp nối nhau theo một quy trình chặt chẽ, lôgíc, phù hợp với nội dung khoa học, trình độ nhận thức của HS và lý luận dạy học của bộ môn, nhưng kịch bản không làm hạn chế, trói buộc GV theo một khuôn khổ nhất đinh, GV vẫn có thể linh hoạt lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng đối tượng HS.
Khi xây dựng kịch bản, GV cần phải căn cứ
giáo án “nền”. Giáo án “nền" là giáo án dùng cho các tiết dạy theo phương pháp truyền thống (chưa khai thác, sử dụng PowerPoint trong giảng dạy), trên cơ sở đó để tìm tòi phát hiện, khai thác thế mạnh của PowerPoint để tăng cường tính tích cực hoá quá trình nhận thức trong hoạt động học tập của HS. Cần dự kiến trước các hoạt động nhận thức để tổ chức cho HS như thế nào? Các hình ảnh, phim mô phỏng, hệ thống câu hỏi, các bài trắc nghiệm, phiếu học tập... phải sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
53
Thể hiện kịch bản
Đây là bước thể hiện ý đồ của toàn bộ kịch bản đã viết ra, là bước làm ra sản phẩm cho hoạt động giáo dục, GV cần tìm hiểu các phần mềm và các phương tiện kỹ thuật (Paint, PhotoShop để chỉnh sửa hình ảnh, HeroSoft để cắt film,…) liên quan để thiết kế các hoạt động phù hợp với nội dung đã được lựa chọn để tích hợp vào tiết dạy.
Để xây dựng một bài giảng trên PowerPoint cần thực hiện một số kĩ thuật sau :