Phần 1 cuốn giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trình bày các nội dung: Phương pháp phát triển ngôn ngữ là một khoa học, vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển tâm lý của trẻ; đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH ThS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA Giáo trình PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON
(Được thẩm định tại Hội đồng Khoa học theo Quyết định số 170A/QĐ-CĐSPTW TPHCM ngày 20 tháng 5 năm 2006
của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM)
SP) NHA XUAT BAN -
Trang 2
Giáo trình
Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non
Th§ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA
Được thẩm định tại Hội đồng Khoa học theo Quyết định số 170A/QĐ-CĐSPTW TPHCM ngày 20 tháng 5 năm 2006
Trang 3Soi uái ầu
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một trong những môn chuyên ngành đào tạo giáo viên mầm non Mục đích chính của môn học là hình thành ở người học những hiểu biết về cơ sở lí luận của công tác phát triển ngôn ngữ, rèn luyện những kĩ năng sử dụng phương pháp và biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non; phát triển ở người học những khả năng áp dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục, góp phần hình thành phẩm chất yêu thương,
quan tâm đến trẻ
Tài liệu được viết phù hợp với chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng Thứ tự nội dung các chương, bài được thiết kế theo lô-gíc sự
phát triển ngôn ngữ, cũng như phù hợp với quá trình tổ chức công tác phát triển
ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non Tài liệu được thiết kế theo hướng phát huy
tính chủ động, tích cực của người học Vì vậy sau mỗi phẩn, mỗi bài đều có hoạt động dành cho người học nhằm nhớ lại, ôn lại, hoặc vận dụng những kiến thức
vừa học
Tài liệu được viết dựa trên cơ sở của phương pháp phát triển ngôn ngữ cơ
bắn, sự tham khảo các tài liệu mới nhất của Vụ Giáo dục Mắm non, của các tác
giả trong và ngoài nước, cũng như dựa trên kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ
môn ở Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, nội dung của tài liệu đã được chỉnh sửa, bổ sung năm 2012 cho phù hợp với chương trình giáo duc mam non Rất mong nhận được sự góp ÿ của các ban đồng nghiệp, của giáo viên mam non và sinh viên để tài liệu ngày càng được bổ sung hoàn chỉnh hơn
Trang 5MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU MỘT SỐ BIỂU TƯỜNG SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH MỤC LỤC MỤC TIÊU CHUNG PHẦN I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON
1 Phương pháp phát triển ngôn ngữ là một khoa học
Một số khái niệm cơ bản
Đối tượng nghiên cứu của phương pháp phát triển ngôn ngữ
Nhiệm vụ của môn học -
Mối liên hệ giữa phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm
non với các ngành khoa học khác
Phương pháp nghiên cứu của ngành học
2 Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển tâm lí của trẻ
Sự phát triển tâm lí của trẻ phụ thuộc vào sự phát triển ngôn ngữ 22
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫm non
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở các lứa tuổi
Trẻ có khó khăn về nói
Phân loại nhược điểm ngôn ngữ của trẻ mầm non 4 Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Dạy trẻ nói tốt trong giao tiếp hằng ngày Chuẩn bị cơ sở cho trẻ học chữ viết
Giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với tiếng mẹ đẻ
5 Nội dung chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Nội dung chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Nguyên tắc xây dựng nội dung chương trình
PHẦN II TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Trang 6
6 Phương pháp, hình thức và điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ mam non - Các phương pháp phát triển ngôn 'ngữ, Các hình thúc phát triển ngôn ngữ
Điều kiện để phát triển ngôn ngữ
7 Dạy trẻ nghe và phát âm đúng Hệ thống ngữ âm tiếng việt
Nội dung dạy trẻ nghe và phát âm đúng Các giai đoạn dạy trẻ phát am
Các phương pháp luyện tai nghe và phát âm 8 Phương pháp phát triển vốn từ Các mức độ khái quát nghĩa của từ Khái niệm Nội dung vốn từ Phương pháp phát triển vốn t Tổ chức các hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ 9 Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp Các kiểu câu tiếng việt Khái niệm Phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp 10 Dạy trẻ nói mạch lạc Khái niệm Nội dung -
Phương pháp dạy trẻ nói mạch lạ
11 Chuẩn bị cho trẻ học ngôn ngữ viết Một số thuật ngữ sử dụng trong quá trình dạy trẻ làm quen 160 Cơ sở lí luận của việc tổ chức cho trẻ làm quen chữ viết 160 Tổ chúc môi trường ngôn ngữ 168 Lập kế hoạch tổ chức các hoạt 172
Tổ chức giờ học làm quen chữ viết = 176 Tổ chức các hoạt động làm quen chữ viết ỏ mọi lúc mọi nơi 180
Trang 712 Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Mục đích đánh giá Nội dung đánh giz
Giới thiệu các mẫu hồ sơ sử dụng trong quá trình đánh giá
13 Lập kế hoạch công tác phát triển ngôn ngữ
Các bước xây dựng kế hoạch
Trang 8MỤC TIÊU CHUNG
Khi làm việc với tài liệu này, người học sẽ nắm được những kiến thức và kĩ năng về phương pháp phát triển ngôn ngữ, nhằm xây dựng cho mình năng lực chuyên môn, có khả năng thành công và có ý thức trách nhiệm trong công tác _
giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, góp phần bồi dưỡng năng lực
tự học của người học Cụ thể là:
1 Hiểu và giải thích được: Tại sao phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ sớm? 2 Hiểu và sử dụng đúng một số thuật ngữ có liên quan đến bộ môn
3 Giải thích và phân tích tổng hợp được đặc điểm phát triển ngôn ngữ của
trẻ, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
4 Vận dụng những hiểu biết trong quá trình làm việc với tài liệu để biên soạn kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục, nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
5 Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan về công tác phát triển
ngôn ngữ để thực hiện các nhiệm vụ trong tài liệu
6 Tự giác thực hiện các bài tập trong tài liệu và có khả năng hợp tác với các bạn trong việc thực hiện các bài tập của môn học
7 Thường xuyên tự giác rèn luyện ngôn ngữ của bản thân
8 Có ý thức và kĩ năng sưu tầm, lựa chọn các sản phẩm ngôn ngữ để sử dụng nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ
9 Có sự quan tâm hứng thú đối với ngôn ngữ của trẻ mầm non Tin tưởng
Trang 9PHẦN (4) _ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN ˆ NGỮ CHO TRẺ MẦM NON { PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LÀ MỘT KHOA HỌC
Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát ti trí tuệ và là kho tàng của mọi tri thức
K D Usinxki
GIỚI THIỆU
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một khoa học ứng dụng, là một bộ phận của khoa học giáo dục mầm non Bài này sẽ giới thiệu với người học về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và mối liên hệ giữa ngành khoa học này với các ngành khoa học khác
© Mục tiêu
Hoàn thành bài học này, người học cần đạt được các mục tiêu sau: 1 Giải thích được một số thuật ngữ cơ bản có liên quan đến môn học
2 Mô tả được đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non"
3 Giải thích mối liên hệ giữa “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” với các khoa học khác
bởi Nhận dạng được các phương pháp nghiên cứu của ngành học
Trang 10PHAN | CO Sd Li LUAN GUA PHUONG PHAP PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
6 Tin tưởng vào hiệu quả giáo dục của "Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mầm non" và quyết tâm học tốt bộ môn
(not pune
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
V.Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người" Trong giao tiếp, sở dĩ người nói và người nghe hiểu nhau được là bởi vì giữa họ đã có một cái chung Cái chung đó bao gồm các từ, các âm thanh, các mô hình tạo câu, các thành phần của câu, các quy tắc hoạt động, sử dụng, các quy tắc biến đổi Cái chung đó chính là ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phẫn ánh trong
ý thức của cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kỳ một tư tưởng, cảm xúc và
ước muốn cụ thể nào (Mai Ngọc Chữ - Hoàng Trọng Phiến)
Ngôn ngữ không chỉ tồn tại cho riêng cá nhân một người nào mà cho cả cộng đồng; ngôn ngữ mang tính xã hội Nói cách khác, ngôn ngữ là sự trừu
tượng hóa những quy luật chung, những phép tắc chung, những quy định nằm sẵn trong lời nói (Nguyễn Lai-1997)
Là công cụ để giao tiếp giữa người với người, ngôn ngữ được cụ thể hóa trong lời nói Lời nói là chuỗi liên tục các kí hiệu ngôn ngữ được xây dựng theo các quy luật ứng với nhu cầu biểu hiện nội dung cụ thể Lời nói là những văn bản (kể cả dạng nói "ngôn bản" và dạng viết "văn bản") Giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa con người thực chất là sự truyền nhận thông tin thông qua "sự trao đổi văn bản" (B.V Kasevich) Lời nói phân biệt với ngôn ngữ ở chỗ: lời nói mang màu sắc của cá nhân, của chủ thể lời nói Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lồi nói là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Lời nói cũng chính là ngôn ngữ ~
ngôn ngữ ở dạng hoạt động
Trang 11PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LÀ MỘT KHOA HỌC
vi của người nói và hành vi của người nghe gọi là hành vi lời nói Hệ thống các hành vi lời nói gọi là hoạt động lời nói
DE HOAT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Hãy giải thích các thuật ngữ: ngôn ngữ, lời nói, hoạt động lời nói ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIEN NGON NGU
Phương pháp phát triển ngôn ngữ là một khoa học giáo dục ứng dụng, đồng thời là một bộ phận của phương pháp phát triển ngôn ngữ nói chung Đối tượng nghiên cứu của ngành học chính là quá trình lĩnh hội ngôn ngữ và thói quen giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ Nó nghiên cứu các quy luật phát triển ngôn ngữ, hệ thống các khái niệm cơ bản của môn học, mục đích, nhiệm vụ,
nội dung, đặc điểm và phương pháp, phương tiện, điều kiện để phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mầm non Nó trả lời cho các câu hỏi sau
1 Dạy trễ cái gì ? (Dạy trẻ kĩ năng ngôn ngữ nào, trẻ cần lĩnh hội hình thức ngôn ngữ gì ?)
2 Dạy trẻ như thế nào ? (Cần sử dụng hình thức nào, điều kiện gì, phương pháp, biện pháp nào 2)
3 Tại sao lại dạy như vậy ? (Cơ sở của việc dạy trẻ)
EE” HoAT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau: Đối tượng nghiên cứu của
“Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho tré mam non” k
a Tiếng Việt
b Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
© Quá trình lĩnh hội ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp của trẻ mầm non
d Nội dung và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
NHIỆM VỤ CỦA MƠN HỌC
Mơn học Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ở trường Cao
Trang 12PHAN | CƠ SỐ LÍ LUẬN CUA PHUONG PHAP PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
1 Giúp người học lĩnh hội những hiểu biết cơ bản về quá trình giao tiếp ngôn ngữ, về phương pháp phát triển ngôn ngữ một cách hệ thống và khoa học
2 Giúp người học rèn luyện những Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục _ nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong mối quan hệ chặt chẽ với việc _
phát triển trí tuệ, thể lực, đạo đức và thẩm mĩ của trẻ
3 Giúp người học biết cách lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học
4 Giúp người học lĩnh hội những kĩ năng theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, biết phân tích, đánh giá kết quả của các tác động sư phạm
5 Giáo dục cho người học ý thức hồn thiện ngơn ngữ của bản thân; biết cách giao tiếp với trẻ và mọi người xung quanh một cách hiệu quả; coi ngôn ngữ
của mình là một trong những phương tiện cơ bản để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Trường Sư phạm phải có nhiệm vụ dạy nghề cho giáo viên mầm non tương lai Những kĩ năng mà người giáo viên cần có để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là:
- Tìm hiểu, lập bảng theo dõi đặc điểm ngôn ngữ của trẻ; tạo điều kiện, môi trường giao tiếp phù hợp với trẻ
- Biết cách lập kế hoạch công tác phát triển ngôn ngữ
- Biết cách tổ chức các hoạt động của trẻ: Thu hút sự chú ý, tạo bầu không
khí và tình huống giao tiếp phù hợp, kích thích các hoạt động ngôn ngữ của trẻ
- Biết phân tích kết quả của các tác động sư phạm
EE HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Sau khi học xong phần này, hãy tìm chọn những cụm từ mà mình cho là quan trọng nhất, thể hiện một cách khái quát nhiệm vụ của bộ môn để điền vào
Trang 13PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LÀ MỘT KHOA HỌC — Nhiệm vụ của Phương “ pháp phát triển ngôn ngữ
@Q Trước khi chuyển sang phần sau, bạn hãy nhớ lại đối tượng nghiên cứu của các khoa học như: Triết học, Giải phẫu sinh lí, Giáo dục học, Tâm lí học, Ngôn ngữ học, các môn phương pháp giáo dục trẻ mầm non là gì?
MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC
Phương pháp phát triển ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với các ngành khoa học khác Phương pháp phát triển ngôn ngữ sử dụng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan trong việc xác định nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Ngược lại, một số ngành khoa học khác cũng sử dụng kết quả nghiên cứu của Phương pháp phát triển ngôn ngữ trong quá trình nghiên cứu của mình Cụ thể, Phương pháp phát triển ngôn ngữ có liên quan mật thiết với các ngành khoa học sau:
Với triết học
Cũng như tất cả các khoa học giáo dục, cơ sở phương pháp luận của
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là học thuyết Triết học Mác
Trang 14PHAN I CƠ SỞ LÍ LUẬN GÙA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM N0N
Luận điểm Triết học Mác - Lênin về ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc xác định hệ thống các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Nó trả lời cho câu hỏi về sự xuất hiện của ngôn ngữ Ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử xã hội, nó thay đổi trong quá trình phát triển của xã hội Trẻ mầm non lĩnh hội ngôn
ngữ bằng cách bắt chước trong quá trình giao tiếp Động cơ kích thích trẻ học nói chính là nhu cầu giao tiếp trong quá trình hoạt động tích cực của trẻ Tuy nhiên, trẻ không bắt chước một cách thụ động mà tích cực lĩnh hội ngôn ngữ như là một phần của kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người Vì vậy, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng cần phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển chung của lịch sử - xã hội
Đặc biệt, luận điểm coi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người đã quy định cách tiếp cận giao tiếp trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Vì vậy, cần tính đến vai trò của các hoạt động giao tiếp, của môi trường giao tiếp và môi trưởng ngôn ngữ xung quanh trẻ
Triết học Mác - Lênin cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy và nhận thức Ngôn ngữ giúp làm cho tư duy có khả năng khái quát hóa và trữu tượng hóa Việc chỉ ra mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ cho phép xác định các phương pháp phát triển ngôn ngữ và tư duy một cách chính xác Dạy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu để phát triển tư duy Phương pháp phát triển ngôn ngữ được coi là có hiệu quả khi nó đồng thời phát triển tư duy của trẻ Mặt khác, tư duy cũng lại rất cẩn thiết cho sự phát triển ngôn ngữ Sự nhận thức của trẻ phát triển theo từng mức độ nhất định sẽ giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển tương ứng,
Các quy luật biện chứng của Triết học Mác - Lênin cũng giúp soi sáng các quy luật của sự phát triển ngôn ngữ, nhìn nhận sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng được chuyện đổi từ lượng thành chất, giúp cho việc lựa chọn các phương pháp, nội dung phát triển ngôn ngữ
Với giải phẫu sinh lí
Cơ sở sinh lí thần kinh của Phương pháp phát triển ngôn ngữ là học thuyết
Trang 15TRIỂN NGÔN NGỮ LÀ MỘT KHOA HỌC,
biệt của vỏ bán cầu đại não Học thuyết này giải thích cơ chế hình thành ngôn
ngữ Tiếng nói bao gồm hai mặt: mặt hình thức là vỏ âm thanh ngôn ngữ và mặt nội dung là nghĩa của từ, câu Âm thanh ngôn ngữ có được là do bộ máy phát
âm của con người tạo nên Lời nói của con người bao gồm: mệnh lệnh được
_ truyền đi từ vỗ não, từ trung tâm điều khiển ngôn ngữ theo dây thần kinh đến cơ quan phát âm, cơ quan hô hấp, các cơ quan này hoạt động tạo nên vỏ âm thanh ngôn ngữ chứa đựng ý nghĩa của từ và câu Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải quan hệ chặt chẽ với việc phát triển và hoàn thiện các chức năng của vỗ não
Sự hiểu biết của giáo viên mầm non về đặc điểm giải phẫu sinh lí của cơ
thể người nói chung, của não bộ và cơ quan phát âm nói riêng là rất cần thiết
cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp và điều kiện để phát triển ngôn ngữ
cho trẻ Ví dụ, các nhà giải phẫu sinh lí đã khẳng định rằng vùng chức năng chỉ huy hoạt động ngôn ngữ ở vỏ não sẽ kết thúc sự trưởng thành trong ba năm đầi của cuộc sống, vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ càng sớm càng tốt Dây thanh của trẻ nhỏ căng và mỏng, vì thế cần phải được chú ý bảo vệ
Với tâm lí học
Cơ sở tâm lí của Phương pháp phát triển ngôn ngữ là học thuyết về ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ Cơ sở tâm lí của ngôn ngữ đã được A H Lêônchép nghiên cứu và L C Vưgốtxki mở rộng:
- Ngôn ngữ giữ vai trò trung tâm trong sự phát triển tâm lí Sự phát triển ngôn ngữ có quan hệ tương hỗ với sự phát triển tư duy và nhận thức
- Ngôn ngữ có nhiều chức năng: phương tiện giao tiếp, chỉ nghĩa, thông báo Tất cả các chức năng này có mối liên quan tương hỗ lẫn nhau
- C6 hai hình thức tồn tại của ngôn ngữ: ngôn ngữ trong và ngôn ngữ ngoài - Cần phân biệt hình thức âm thanh của ngôn ngữ và nội dung ngôn ngữ - Từ mang tính chất chỉ nghĩa
Trang 16PHAN |, CO SO LI LUAN CUA PHUONG PHAP PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Tất cả các quan điểm trên đều phải được tính đến khi vận dụng vào việc thực hiện các công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Với tâm lí - ngôn ngữ học
_ Đây là một khoa học có sự giao thoa giữa hai khoa học Tâm lí - ngôn ngữ học coi ngôn ngữ là một trong các dạng hoạt động của con người Tâm lí -ngôn ngữ học nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển lời nói, cấu trúc của hoạt động lời nói, quan niệm dạy tiếng là dạy hoạt động lời nói Cũng như tất cả các hoạt động khác, ngôn ngữ cũng có động cơ, có mục đích và được hình thành bởi hàng loạt các hành động liên tiếp Điều này có nghĩa là trẻ cần phải học cách thực hiện đúng hoạt động ngôn ngữ, tức là học từng thao tác, từng hành động riêng rẽ Trên cơ sở làm đúng từng thao tác sẽ hình thành thói quen ngôn ngữ đúng (tập phát âm, tập sử dụng từ, tập sử dụng câu) Tuy nhiên, đối với hoạt động ngôn ngữ điều này vẫn chưa đủ Ở trẻ không chỉ cần hình thành thói quen ngôn ngữ, mà còn phải hình thành thói quen giao tiếp bằng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp phong phú và đa dạng khác nhau Cần phải tạo điều kiện để làm xuất hiện động cơ, nhu cầu tích cực nói ở trẻ
Với tâm lí học trẻ em
Phương pháp phát triển ngôn ngữ còn có quan hệ mật thiết với Tâm lí học trẻ em Nó cung cấp cho các nhà giáo dục những hiểu biết về đặc điểm tâm lí chung cũng như đặc điểm ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ ở từng lứa tuổi, về quan điểm "vùng phát triển gần" của L.X.Vưgốtxki Trên cơ sở đó, ta có thể lựa chọn
nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Ngược lại, những kết quả nghiên cứu thu được của Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ sẽ bổ sung và làm sáng tỏ những quy luật phát triển tâm lí của trẻ Tâm lí học trẻ em cho ta thấy rằng, việc dạy và học tiếng mẹ đẻ phải gắn liền với việc phát triển nhận thức, phát triển các dạng hoạt động, phát triển nhân cách
của trẻ
Với ngôn ngữ học
Trang 17PHUONG PHAP PHAT TRIEN NGON NGU LA MOT KHOA HOC ngôn ngữ cho trẻ tốt cần phải nắm được đặc điểm của từng loại ngôn ngữ cụ thể Những hiểu biết về đặc điểm của một ngôn ngữ cũng như lĩnh hội kết quả nghiên cứu của nó sẽ giúp Phương pháp phát triển ngôn ngữ xác định được nội
dung, phương pháp giáo dục cụ thể
Với giáo dục học
Phương pháp phát triển ngôn ngữ là một bộ phận của giáo dục học Giáo dục học đóng vai trò định hướng trong việc xác định mục đích, nội dung và
phương pháp, hình thức và các nguyên tắc giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho
trẻ Ngược lại, Phương pháp phát triển ngôn ngữ góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục chung, đồng thời còn sử dụng những thành quả nghiên cứu của giáo dục, đặc biệt là Giáo dục học trẻ em để ứng dụng trong phương pháp phát
triển ngôn ngữ của mình
Với các môn phương pháp khác
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ có liên quan mật thiết không thể tách rời với các khoa học ứng dụng khác như: Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, Làm quen với biểu tượng toán ban đầu, Làm quen với tác phẩm văn học, Âm nhạc, Phương pháp dạy trẻ tạo hình, Phương pháp giáo dục thể chất
Các nội dung của công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: luyện phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc không thể tách rời
khỏi nội dung của các môn học khác cũng như các hoạt động của trẻ Mỗi từ mà trẻ sử dụng đều phải gắn với một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với vỗ âm thanh ngôn ngữ và tình huống sử dụng chúng Nội dung cũng như hình thức ngôn ngữ dạy trẻ phải phụ thuộc vào khả năng nhận thức và tình huống
giao tiếp cụ thể của trẻ
EE HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Tại sao những biểu tượng khác có chữ mà biểu tượng này không?
Trang 18—— xNhững nghiên cứu của ngành học nhằm xác định những điều ki
PHAN I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON
Q Trước khi chuyển sang phần sau, bạn hãy nhớ lại các phương pháp nghiên íi cơ bản của khoa học giáo dục
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA NGÀNH HỌC
n sư -
phạm cần thiết để công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ được hiệu quả, làm giàu thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của khoa học này
Như một khoa học giáo dục, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục và các phương pháp nghiên cứu của các ngành học có liên quan như Tâm lí học, Sinh lí học, Ngôn ngữ học Phương pháp nghiên cứu có thể chia ra làm hai nhóm: nghiên cứu lí
thuyết, nghiên cứu thực tiễn
Nhóm nghiên cứu lí thuyết có các phương pháp: nghiên cứu phân tích tổng hợp tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; mô hình hóa; phân tích, tổng hợp tài liệu quan sát được; đàm thoại; thực nghiệm
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát; đàm thoại; tổng kết kinh nghiệm giảng dạy điều tra; thực nghiệm giáo dục; thống kê
1 Nghiên cứu và phân tích các tài liệu trong và ngoài nước, trong quá khứ và hiện tại có ý nghĩa quan trọng; chỉ ra cho được những quan điểm, các cách tiếp cận khác nhau của các tác giả chưa được nghiên cứu nhiều, những vấn đề còn đang tranh cãi, nêu rõ quan điểm của mình với các tác giả Phương pháp này thường được thực hiện với các bước sau:
- Lập danh mục các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cúu - Nghiên cứu, phân tích tổng hợp tài liệu
- Hệ thống, khái quát hóa, nêu rõ quan điểm, cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cúu
Trang 19PHUONG PHAP PHAT TRIỂN NGÔN NGỮ LÀ MỘT KHOA HỌC
vào mục đích quan sát mà ta có thể có các loại quan sát khác nhau: Quan sát
ngắn hạn, dài hạn, quan sát toàn diện, một mặt quan sát trong điều kiện tự
nhiên, trong điều kiện nhân tạo, quan sát phát hiện kiểm nghiệm
3 Nghiên cứu và phân tích các tài liệu sư phạm của trường mầm non, bản
điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn cán bộ quản lí giáo viên, phụ huynh cho phép xác định nội dung đặc điểm công việc về một lĩnh vực nghiên cứu Có thể dùng hệ thống câu hỏi hoặc tranh vẽ đã được các nhà khoa học xây dựng để đo lường đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ
4 Đàm thoại, trò chuyện (với trẻ, phụ huynh, cán bộ, giáo viên) sử dụng cho những nghiên cứu về tổ chức quá trình dạy học, tìm hiểu về vấn đề cần nghiên cứu
5 Nghiên cứu kinh nghiệm sư phạm: là phương pháp nghiên cứu hiệu quả của sự thay đổi các tác động sư phạm, các bước tiến hành có thể là: nghiên cứu cơ sở lí luận, tổng kết kinh nghiệm sư phạm, phổ biến kinh nghiệm sư phạm
6 Thực nghiệm được sử dụng không chỉ để kiểm tra các giả thuyết mà còn nhằm tìm ra cơ chế tác động của các mối quan hệ nhân quả của quá trình giáo dục nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Tùy mục đích nghiên cứu mà ta có thể có các loại thực nghiệm: thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm; thực nghiệm phát hiện, thực nghiệm kinh nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu, người ta thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn
FE” HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Nhận dạng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu trong văn bản sau: Trong truyện của trẻ, ta thấy trẻ đã biết sử dụng phương thức thế để liên kết các câu Thí dụ:
- Gà trống dạy sớm gáy ò ó o Nó đi ăn cỗ (Cháu Mạnh Lân)
Trang 20PHAN | CO SO Li LUAN CUA PHUONG PHAP PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON -
Đại từ “nó” ở hai đoạn truyện trên thay cho từ “gà trống" và “con hươu" Để tiếp nối các câu với nhau, trễ thường dùng các liên ngữ như: "xong là”, “hế là", “thế thi’, “thế rồi", 'sau đó" Trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần các liên ngữ làm cho truyện lũng củng Ví dụ: “Thế là con qua về nhà anh chàng lấy cắp con búp bê Thế là bị con cóc nhảy vào cắn Thế là anh chàng cám ơn cóc đã giúp anh" Hoặc: “Gà trống dậy sớm, xong rồi sửa soạn đi ăn cỗ, xong rồi gặp mèo con, xong mèo con cùng đi"
(Nguyễn Xuân Khoa, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, trang 87 ~ 88),
Cla KẾT LUẬN
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
Ngôn ngữ được hiện thực hóa trong lời nói Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
Phương pháp phát triển ngôn ngữ là một khoa học độc lập và là một khoa học ứng dụng Nó được thực hiện và phát triển trên cơ sở của các ngành khoa học khác, nó liên quan trực tiếp có tính chất hữu cơ với các ngành khoa học ứng dụng Là một ngành khoa học giáo dục nên Phương pháp phát triển ngôn ngữ có phương pháp nghiên cứu của riêng mình Việc nắm được đối tượng, nhiệm vụ, mối liên hệ giữa khoa học Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non với các ngành khoa học khác giúp
sinh viên hiểu rõ vị trí, vai trò của môn học, từ đó xác định cho mình thái độ
học tập phù hợp,
H Câu hỏi và bài tập
1 Đối tượng nghiên cứu của ngành học là gì?
2 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non phải thực hiện những nhiệm vụ nào? Tại sao?
Trang 21PHUONG PHAP PHAT TRIEN NGON NGU LA MOT KHOA HOG
4 Lập bảng liệt kê các phương pháp nghiên cứu của ngành học và chỉ ra mục đích sử dụng từng phương pháp
Bim doc
1 Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1997, trang 8 - 19
2 V.B Kasevich, Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, NXB Giáo dục, 1999, trang 20 - 23
3 Nguyễn Xuân Khoa, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, trang 14 - 30
4 Đinh Hồng Thái = Trần Thị Mai, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non, NXB Giáo dục, 2008, trang 13 — 21
C Có thể bạn chưa biết
Quan điểm của Triết học Mác - Lênin về ngôn ngữ như thế nào? Ngôn ngữ được hình thành như thế nào trong quá trình tiến hố của lồi người? Giữa ngơn ngữ, lời nói, hoạt động lời nói và chữ viết có quan hệ với nhau như thế nào? Hãy tìm đọc Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương, Nguyễn Lai,
Trang 22PHẦN I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
2 VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
V.I Lênin
GIỚI THIỆU
Bài học giúp người học hiểu rõ vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển tâm lí của trẻ mầm non © Mục tiêu Học xong bài này người học có thể: 1, 2 3 4 5
Chỉ ra vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển tâm lí của trẻ
Giải thích được tại sao phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ sớm
Giải thích, chứng minh môi trường ngôn ngữ là điều kiện không thể thiếu, và kích thích sự phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, cũng như có ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ
Mô tả được cơ chế tạo ra tiếng nói
€6 ý thức tự hồn thiện ngơn ngữ của bản thân ( nor pune
SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ PHỤ THUỘC VÀO SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ
Trang 23VAI TRÒ GÌIA NGƠN NGỮ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIEN TAM LI CUA TRE
bắt đầu từ rất sớm, ngay từ khi trẻ mới ra đời Vậy cơ sở khoa học của sự cần thiết phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ sớm là gì?
@Q Trước khi chuyển sang phần sau, bạn hãy ôn lại những hiểu biết của mình về cấu tạo cơ quan phát âm, vị trí vùng não chỉ huy hoạt động ngôn ngữ, đặc điểm khác biệt giữa hai trạng thái hoạt động thần kinh “hưng phấn và ức chế" của trẻ nhỏ so với người lớn
Hệ thống tạo ra tiếng nói ở người
Hệ thống tạo ra tiếng nói ở người bao gồm các cơ quan sau (Hình 1):
- Não: Bán cầu đại não trái là vùng chỉ huy hoạt động ngôn ngữ, các miền chức năng nghe, nói Thùy trán kiểm soát các khả năng nói, còn thùy thái dương điều khiển sự hiểu biết ngôn ngữ Chức năng của não là hiểu những từ nghe được, hình thành chương trình hành động cần thiết truyền đến hệ cơ ngôn ngữ để cấu âm, ghép âm
Trang 24PHAN I CO SỞ LÍ LUẬN CUA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Hình 1: Các cơ quan tham gia vào việc tạo ra tiếng nói
Mối quan hệ giữa não và bộ máy phát âm: Lúc đầu não điều khiển cơ quan phát âm chưa thật chính xác (do đặc điểm hoạt động thần kinh của trẻ là chưa cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế, tính chủ định còn hạn chế), vì thế, cơ quan vận động ngôn ngữ không hoàn toàn tuân theo ý muốn của trẻ Trẻ phát âm khó khăn, không chính xác, đặc biệt là những âm và hợp âm khó Ví dụ: R, khăn, hoa Càng lớn, trẻ càng có khả năng làm chủ hệ cơ của cơ quan phát âm, vì lúc này não bộ của trẻ cùng các trung khu ngôn ngữ đã phát triển và hoàn thiện hơn Não điều khiển cơ quan phát âm chính xác hơn, do vậy trẻ nói chính xác và thoải mái hơn
Ngược lại, nếu hệ cơ vận động ngôn ngữ của trẻ được luyện tập nhiều (trẻ
Trang 25VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM Li CUA TRE
50% trên nguyên tắc “dùng hay là mất" (có kích thích nhiều, liên kết sợi nhánh
tăng nhanh, còn ngược lại sẽ bị mất) [9] Não nhận được nhiều tín hiệu kích thích, các mối liên kết thần kinh tạm thời sẽ càng được hình thành, phát triển và củng cố bền vững Kinh nghiệm sẽ quyết định những hình thức liên kết Tuổi
nhà trẻ là thời kì nhạy cảm đối với sự phát triển ngôn ngữ “Nếu do những nguyên nhân nào đó, đứa trẻ bị mất đi những điều kiện cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ thì về sau này, việc bù lại cái đã mất đi sẽ gặp nhiều khó khăn Vì vậy trong những năm lên hai, lên ba phả
ngôn ngữ của trẻ" [9] Theo các nhà khoa học, khi lên 2 tuổi não trẻ đã có khoảng 300 nghìn tỉ mối liên kết tế bào thần kinh Vào lúc này, những tế bào thần kinh không được liên kết sẽ bị đào thải Trong khi đó, chức năng điều khiển hoạt động ngôn ngữ của não được hoàn thiện trong 3 năm đầu của cuộc sống, Vì vậy, cần phải tìm cách tác động đến thời kì phát triển ngôn ngữ quan trọng nhất (từ sơ sinh đến 7 tuổi) - là thời kì trẻ bắt đầu sử dụng cơ chế vận động ngôn ngữ
ic biệt quan tâm đến sự phát triển
Nhiều sự chậm trễ trong ngôn ngữ của trẻ thường là do nguyên nhân của
sự phát triển không đầy đủ cơ chế vận động ngôn ngữ tử khi còn bé,
FE” HOAT BONG CUA NGUGI HOC:
- Trinh bay so dé thé hiện cơ chế tạo ra tiếng nói ở con người
- Giải thích mối quan hệ tương hỗ giữa vùng não chỉ huy hoạt động ngôn ngữ và cơ quan vận động ngôn ngữ
- Trên cơ sở những hiểu biết về các bộ phận tham gia vào việc tạo ra tiếng
nói, thảo luận với bạn trong nhóm và rút ra những điểm giáo viên cần lưu ý khi chăm sóc trẻ để đảm bảo bộ máy phát âm của trẻ phát triển tốt
€Ầ) Trước khi chuyển sang phần sau, bạn hãy ôn lại vai trò của ngôn ngữ đối với tư duy và ngược lại
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
Tư duy của trẻ xuất hiện từ ngưỡng cửa tuổi nhà trẻ và tiếp tục phát triển
Trang 26PHAN | CO SO Li LUAN CUA PHUONG PHAP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 0H0 TRE MAM NON
như tư duy, tưởng tượng của trẻ sẽ ngày càng phát triển Cùng với nhận thức là
các lĩnh vực xúc cảm, tình cảm, ý chí của trẻ cũng phát triển theo Sự tương tác
giữa phát triển ngôn ngữ và tư duy là rất quan trọng và không thể thiếu
Tư duy cần thiết cho st phát tri én ngôn ngữ rẻ chỉ có thể hiể ngôn ngữ
một cách trọn vẹn khi trí tuệ phát triển Có những hình thức ngôn ngữ mà trẻ có
thể hiểu được khi trí tuệ phát triển Ví dụ: Trẻ mẫu giáo mới có thể trả lời được
câu hỏi ‘Tai sao" Đồng thời, trí tuệ cũng giúp cho ngôn ngữ của trẻ khi trình bày được rõ ràng, mạch lạc hơn
Ngược lại, ngôn ngữ cũng rất cần thiết cho sự phát triển nhận thức Ngôn
ngữ làm cho các quá trình cảm giác, tri giác, ghi nhớ, tưởng tượng diễn ra chính xác, phong phú, đa dạng hơn Ngôn ngữ đem lại cho tư duy sự chính xác, làm cho tư duy có đặc điểm khái quát và trửu tượng Ngôn ngữ là phương tiện thu
nhận thông tin làm cho trí tuệ phát triển Do đó, sự trì trệ trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mầm non có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhận thức của trẻ
FE HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Vẽ sơ đồ hoặc lập bảng thể hiện một cách khái quát mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ Cho ví dụ chứng minh
Dạy nói đúng lúc
Dạy nói đúng lúc và đẩy đủ là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để
tâm lí của trẻ phát triển toàn diện - Đúng lúc là ngay từ khi ra đời
- Đầy đủ là cung cấp cho trẻ một lượng ngôn ngữ đúng mức, kích thích trẻ lĩnh hội ngôn ngữ ở mức tích cực nhất, phù hợp với từng độ tuổi Đặc biệt, chúng ta phải tận dụng giai đoạn phát cảm ngôn ngữ trong lứa tuổi mầm non,
cũng như khi cung cấp các nội dung phát triển ngôn ngữ cần phải tính đến
“ving phat triển gần của trẻ" (L X Vưgốtxki, 1920)
Trang 27VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ BỐI VỚI SỰ PHÁT TRIEN TAM LÍ CUA TRE
chịu ảnh hưởng của các tác động nhất vào giai đoạn trưởng thành tự nhiên Nếu không được luyện tập, các chức năng ấy có thể bị chậm phát triển hoặc không phát triển Tuy nhiên, dạy trẻ nói sớm không có nghĩa là nhằm mục đích mong trẻ biết nói ngay, "mà chủ yếu là cung cấp thông tin, tích lũy kinh nghiệm, vốn từ, đợi đến khi hệ cơ quan phát âm của trẻ phát triển hoàn chỉnh thì những câu chữ từng học sẽ tuôn ra một cách tự nhiên” [12]
E7 HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC: Hãy chọn câu trả lời đúng
Dạy nói đúng lúc và đầy đủ là:
a Dạy ngay từ khi còn nhỏ, càng nhiều càng tốt
b Dạy ngay từ khi ra đời, tập cho trẻ nói nhiều
c Dạy càng sớm càng tốt, tạo điều kiện cho cơ quan phát âm của trẻ luyện tập nhiều
d Dạy ngay từ khi ra đời, kích thích trẻ lĩnh hội ngôn ngữ một cách tích cực, phù hợp với khả năng
DIEU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Trong nhiều năm của thế kỉ XX, tồn tại các học thuyết khác nhau về sự
tiếp nhận ngôn ngữ ở trẻ em Học thuyết thứ nhất (Miller - Dollar, 1941; Skinner, 1957; Staats, 1968) để cao vai trò của môi trường ngôn ngữ và giáo dục trong việc tiếp nhận ngôn ngữ Học thuyết thứ hai (Noam Chomski, 1965,1975) cho rằng việc tiếp nhận ngơn ngữ là hồn toàn tự nhiên Trẻ em sinh ra đã có khả năng tiếp nhận ngôn ngữ như việc đi đứng, hít thở mà không cần đến bất kÌ sự
hỗ trợ nào
Học thuyết thứ ba là thuyết quan hệ tương hỗ Các nhà khoa học (Bates ~ Benigni - Bretheton, 1979; Andrew Lock, 1980; Brunner - Maratsos, 1983.) nhấn mạnh mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố bẩm sinh và di truyền trong việc tiếp nhận ngôn ngữ Chúng ta hãy tìm hiểu xem, để trẻ có thể học nói cần
Trang 28PHAN L_ CƠ SỞ LÍ LUẬN GỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Trẻ chỉ có thể học nói được khi có các điều kiện sau:
- Có một cơ thể phát triển bình thường về mặt sinh lí, tâm li
- Được sống trong điều kiện bình thường của xã hội con người Bởi vi giao ngôn ngữ Nếu không có giao tiếp thì ngôn ngữ của trẻ sẽ không thể hình thành và phát triển Bắt chước là điều kiện để trẻ lĩnh hội tiếng nói Lúc đầu trẻ bắt
chước cách cấu âm, vận động của cơ quan phát âm qua gương mặt của người
thân Trẻ nhìn chằm chằm vào mặt người lớn khi nói, mấp máy môi và bắt chước Dần dần trẻ bắt chước cách dùng từ, đặt câu trong các tình huống giao tiếp khác nhau theo cơ chế nhập tâm Chính vì thế, môi trường giao tiếp và ngôn ngữ xung quanh trẻ là điều kiện không thể thiếu để phát triển ngôn ngữ Trẻ không thể học nói nếu không có môi trường tiếng nói xung quanh
Tác giả người Đức Blumenthal đã viết một cuốn sách được xuất bản vào
tháng 4 năm 2003 về hơn 1000 số phận bi thảm của những đứa trẻ phải sống
và lớn lên trong rừng giữa những bầy thú Chẳng hạn năm 1657, người ta tìm thấy một cậu bé 12 tuổi "khó khăn lắm mới đứng thẳng lên được, có lớp da khô, không biết nói và không bao giờ biết nói" [15]
Vai trò của môi trường ngôn ngữ
Môi trường ngôn ngữ tự phát bao bọc xung quanh trẻ gọi là môi trường
ngôn ngữ tự nhiên Môi trường này có thể có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của
trẻ mà cũng có thể là bất lợi Sinh ra và lớn lên trong những gia đình khác nhau,
khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ văn hóa
của những người thân và phụ thuộc vào điều kiện sống Khoa học ghi nhận có những trường hợp ngôn ngữ của trẻ bị ảnh hưởng bởi giới tính, thường thì bé gái biết nói sớm hơn bé trai Tác giả Nguyễn Đức Dân (1999) đã khẳng định điều
này Ông viết: “Thời thơ ấu, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của các em gái về tất
cả phương diện đều vượt trội các em trai Nữ giới có khuynh hướng phát âm
Trang 29VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TAM LI CUA TRE
triển, vì trẻ ít có cơ hội giao tiếp với những người xung quanh Năm 1970, tại Los Angeles, người ta giải thốt cơ bé Susan bị chính người cha điên khùng giam cầm suốt 13 năm trời Cô bé không đứng được và chỉ nói được hai từ "thôi" và “di” Hay một trường hợp khác, cậu bé Marcos người Tay Ban Nha bị cha bán
cho một người chăn cừu năm 1953 Cậu bé đã phải sống một mình với lũ cửu
suốt 12 năm trời Sau này, khi người ta đưa cậu bé trở về với thế giới văn minh,
cậu bé kể lại "Tôi biết cái cốc là cái một cái cốc và dùng để uống nước, nhưng lại không biết gọi nó là gì" [15]
Chính vì vậy, trường mầm non phải là nơi có môi trường ngôn ngữ tốt Tại đây, môi trường ngôn ngữ được tổ chức một cách có chủ định, chuẩn mực, tạo
điều kiện tốt và thuận lợi cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt — đó là môi trường ngôn ngữ nhân tạo Trường mầm non là nơi tổ chức môi trường giao tiếp tích cực giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển
FE HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Hãy điển vào sơ đồ sau 3 điều kiện không thể thiếu để ngôn ngữ của trẻ
phát triển tốt:
Ngôn ngữ
phát triển
F2 KẾT LUẬN
Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát
triển tâm lí của trẻ Giữa sự phát triển của não và hoạt động của cơ quan phát
âm có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ Sự chậm trễ trong việc phát triển ngôn
ngữ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ Vì vậy, cần phải thực hiện công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ sớm, đúng lúc và phù
Trang 30PHAN | CO SỐ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
g Câu hỏi và bài tập
1 Vẽ sơ đồ, phân tích và chứng minh mối quan hệ tương hỗ giữa sự phát
triển vùng não chỉ huy hoạt động ngôn ngữ và sự luyện tập của hệ cơ vận động ngôn ngữ
2 Giải thích tại sao trẻ lứa tuổi nhà trẻ thường phát âm không chính xác? 3 Giải thích tại sao phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ sớm?
4 Cho ví dụ để chứng minh vai trò của môi trường ngôn ngữ đối với sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ
5 Vận dụng sự hiểu biết của mình để giải thích hiện tượng của một đứa trẻ sống trong rừng với sói từ nhỏ, khi 7 tuổi được trở về xã hội loài người, trong 2
năm chỉ học nói được 45 từ đơn
6 Viết bài thuyết trình về sự cần thiết phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ sớm
& Tim doc
1 Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ và giới tính, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Số 12, 1999, trang 21 2 Lệ Đào, Lớp học những thiên tài nhỏ, Tạp chí Khoa học và đời sống, số 254, trang 13-16 3 Phan Trọng Hùng, Những đứa trẻ “người thú", Tạp chí Thế giới mới, số 535, trang 50 4 Bài báo Nuôi con thành thiên tài phần Truyền đạt ngôn ngữ, Tạp chí Kiến thức gia đình, trang 12 (ầ Có thể bạn chưa biết
Trang 31ĐẶC DIEM PHAT TRIEN NGON NGU CUA TRE MAM NON 9 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CỦA TRẺ MẦM NON
Không có gì ngây thơ và ngộ nghĩnh bằng câu nói của trẻ thơ ThS Nguyễn Thị Phương Nga
GIỚI THIỆU
Muốn ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt, giáo viên mầm non phải hiểu rõ được
đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi mà mình phụ trách Bài này giúp người học biết được những đặc điểm cơ bản về sự phát triển ngơn ngữ của trẻ
© Mục tiêu
Học xong bài này, người học cần đạt được những mục tiêu sau:
1 Mô tâ được đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non ở từng năm
cụ thể và cho ví dụ minh họa
2 Nhận biết các dấu hiệu có hạn chế ngôn ngữ của trẻ
3 Phân loại được các lỗi ngôn ngữ của trẻ và chỉ ra biện pháp giáo dục phù
hợp
4 Có ý thức quan tâm đến ngôn ngữ của trẻ (Q noi pune
@Q Trude khi học bài này, bạn hãy quan sát và ghi chép lại ngôn ngữ của một trẻ mầm non trong khoảng 15 phút
CAC GIAI DOAN PHAT TRIEN NGON NGU CUA TRE MAM NON
Ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mầm non phát triển rất mạnh Sự phát triển này
được thực hiện dần từ thấp đến cao theo một số quy luật chung Tuy nhiên,
trong từng giai đoạn phát triển nó lại có những đặc điểm riêng
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Đặc
Trang 32PHẦN I 0Ø SỞ LÍ LUAN CUA PHUONG PHAP PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
của trẻ, các điều kiện giao tiếp và môi trường giáo dục ngôn ngữ xung quanh
trẻ Do đó, ta cần xem xét sự phát triển ngôn ngữ trong mối tương quan với các
yếu tố đó
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được chía ra làm hai giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn tiền ngôn ngữ
Đây là giai đoạn trước khi trẻ dùng các kí hiệu ngôn ngữ để giao tiếp Ổ
giai đoạn này, trẻ giao tiếp với mọi người bằng các phương tiện khác nhau như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, vận động của tay, chân, cơ thể và sự phát âm bập bẹ của trẻ
Giai đoạn tiền ngôn ngữ trải qua các bước:
Bước 1: Trẻ tiếp nhận lời nói như một kích thích giống như mọi kích thích khác
Bước 2: Trẻ nhận biết được ngữ điệu giọng nói và có phản ứng lại bằng
cách khóc, mếu, cười đùa hay vận động tay chân, vận động toàn thân
Bước 3: Trẻ hiểu được một số từ là tên gọi của người, đồ vật, hay hành động quen thuộc trong câu mà người lớn hay nói với trẻ
Giai đoạn tiền ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ Đây là giai đoạn trẻ luyện tai nghe và tập sử dụng cơ quan phát âm để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển ngôn ngữ tiếp theo Giai đoạn này
thường kéo dài khoảng 12 đến 18 tháng
Giai đoạn phát triển ngôn ngữ
Đây là giai đoạn trẻ biết sử dụng các kí hiệu ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người xung quanh Trẻ biết sử dụng các từ, câu
EE HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Hãy sắp xếp thứ tự các bước phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn tiền
Trang 33ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ GỦA TRẺ MẦM NOM
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở CÁC LỨA TUỔI
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ nhất
Khả năng phát âm
Âm thanh đầu tiên mà trẻ phát ra là tiếng khóc Tiếng khóc của trẻ ở tuần đầu tiên chưa được phân hóa Với mọi kích thích, trẻ đều trả lời bằng tiếng khóc giống nhau Từ tháng thứ hai tiếng khóc của trẻ đã được phân hóa bằng nhịp độ, độ dài và sắc thái của tiếng (Hãy thử nghĩ xem tại sao tiếng khóc của trẻ lại có đặc điểm như vậy? Đặc điểm tiếng khóc chứng tỏ tiềm năng học nói nào ở trẻ?)
Trang 34
PHUONG PHAP PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
hoạt, mắt nhìn vào miệng người lớn, chân tay khua khoắng, miệng phát ra nhiều âm thanh ê a, bập bẹ, tiếng phì phèo phun nước bọt, liu lo nhu chim
Từ tháng thứ 6, trẻ có thể tự nhiên bắt chước các âm thanh mà trẻ nghe thấy Sự phát âm dồi dào dần mất đi, nhường chỗ cho việc tập dượt để phát lại những âm thanh đầu tiên của tiếng mẹ đẻ Trẻ có thể phát ra những âm đơn giản như: a a, áp áp, am am, ma ma, me me
Dần dần trẻ phát hiện ra rằng, các âm thanh mà trẻ phát ra có thể làm cho người lớn chú ý đến trẻ và giúp đỡ chúng, điều này làm cho trẻ thích thú và
càng muốn thử nghiệm Ở trẻ bắt đầu xuất hiện tiếng reo, bắt chước giọng điệu
của người lớn, tiếng kêu của con vật, đồ vật Việc bắt chước được diễn ra tốt
nhất khi trẻ được khoảng 8 tháng Thời kỳ này thường có hiện tượng trẻ nhìn chăm chú vào mặt người lớn khi nói và trẻ có thể bắt chước lời nói ngay sau đó
hoặc sau một khoảng thời gian Cuối năm thứ nhất, trẻ có thể nói được trung
bình khoảng 10 từ
Khả năng hiểu lời nói
Trẻ sơ sinh phản ứng với tiếng động không phân biệt bằng cách giật mình Trẻ được sinh ra với một hệ thống nghe được cấu trúc đặc biệt để tiếp nhận ngôn ngữ của con người (Noam Chomsky, 1965, 1975; DeCasper & Fifer, 1980; Eimas, 1985) Tiếng nói chuyện làm trẻ chú ý quay đầu lại hơn là các tiếng động khác Khoảng 2 đến 3 tháng tuổi, trẻ có thể phản ứng khác nhau với các giọng nói khác nhau: Giọng nói giận dữ có thể làm trẻ khóc, trong khi giọng nói vui vẽ khiến trẻ cười Giọng nói dịu dàng của người mẹ, người thân có thể làm cho trẻ nín khóc Vào tháng thứ 3, trẻ có phản ứng với tiếng động quen thuộc như quay đầu và mỉm cười khi mẹ mở cửa, chuẩn bị tắm Từ 4 đến 5 tháng, trẻ
Trang 35DAC ĐIỂM PHAT TRIEN NGON NGU CUA TRE MAM NON
giọng nói khác nhau Khoảng 7 đến 8 tháng trẻ bắt đầu hiểu được một số từ Trẻ có thể giơ tay chỉ vào mẹ, vào đầu khi được hôi mẹ đâu; hay nhăn mũi khi được hỏi mũi đâu Một số các mệnh lệnh đơn giản và quen thuộc cũng được trẻ làm theo như: "Lại đây!", "Bế đi chơi nào!", “Chào bác đi" Tuy nhiên, trẻ không
chỉ ron ven ca cai hỉ hiểu một tử quen thuộc trong câu, cùng với ngữ điệu giọng nói và cử chỉ điệu bộ của người lớn khi nói Đến,12 tháng tuổi, trẻ có thể hiểu được khoảng 20 đến 30 từ
EE” HOAT BONG CUA NGUOI HOC:
Theo ban, trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ năm thứ nhất, nội dung nào là quan trọng? Tại sao?
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ hai Đặc điểm phát âm
Trong năm thứ hai, khả năng phát âm của trẻ đã có sự tiến bộ hơn Trẻ phát âm được nhiều từ, tuy nhiên phát âm còn sai nhiều Các từ dài, khó thường được trẻ đơn giản bớt đi Ví dụ: "Hà Nội" thành "à ôi", “cục tác” thành “tac”, “hoa” nói thành “ho”, “táo” nói thành "tá" Nói chung, cách cấu âm của trẻ ở thời kì này vẫn chưa ổn định Cùng một từ, một âm nhưng trong cách kết hợp khác nhau sẽ có cách phát âm khác nhau
Đặc điểm vốn từ
Hai tuổi, trẻ bắt đầu hiểu được mỗi người, mỗi vật đều có một tên gọi, có thể dùng âm thanh mà miệng mình phát ra là người khác cũng có thể hiểu được mình muốn gì, không cần phải dùng cử chỉ Trẻ biết xác lập mối quan nệ giữa
vỏ âm thanh của từ với vật mà từ biểu thị Vốn từ của trẻ tăng nhanh: từ 10 từ
lúc trẻ được 1 tuổi, lên đến khoảng 200 đến 300 từ lúc trẻ 2 tuổi Các từ trẻ dùng thường là danh từ và động tử, những từ gần gũi, dễ hiếu đối với trẻ
Trang 36PHAN | CO SO Li LUAN CUA PHUONG PHAP PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
chỉ tất cả các đối tượng như: các chấm bẩn, các côn trùng, ngón chân của trẻ,
các mảnh vụn (Clark, 1973)
Ngược lại với xu hướng trên, ta còn gặp ở trẻ hiện tượng dùng một từ chỉ
cho một đối tượng cụ thể như: “mèo” dùng để chỉ con mèo của trẻ mà không
dùng để chỉ các con mèo khác Trẻ chưa hiểu các mức độ khái quát nghĩa của từ Ta có thể thấy xu hướng hiểu ngôn ngữ của trẻ phát triển như sau: Ban đầu trẻ hiểu những từ chỉ dẫn, sau đó trẻ bắt đầu hiểu từ chỉ tên, dần dần hiểu được mệnh lệnh thức và sự cấm chỉ, cuối cùng hiểu nội dung câu chuyện
Đặc điểm ngữ pháp
Khả năng sử dụng câu của trẻ năm thứ hai có nhiều sự thay đổi đáng kể
Đầu năm thứ hai, trẻ thường dùng ngôn ngữ tình huống trong giao tiếp với
những người xung quanh Câu trẻ thường dùng là câu một từ Một từ mang
nghĩa của cả câu, cũng có khi một từ mang nghĩa của nhiều câu Ví dụ: “đi” có nghĩa là “bế con đi chơi” trong tình huống này, nhưng trong tình huống khác lại
có nghĩa “con mèo đi ra sân kìa" hoặc "đi ra đi" Người lớn có thể hiểu được câu
trẻ nói phụ thuộc vào tình huống khi nói, hoặc dựa vào ngữ điệu giọng nói của trẻ Phương thức ngữ pháp ở trẻ chủ yếu là ngữ điệu
Ở trẻ từ 12 đến 16 tháng, trong câu một từ trẻ thường sử dụng danh từ hoặc động từ Nhưng khoảng 15 đến 18 tháng bắt đầu xuất hiện câu một từ là tính từ hay các loại từ khác Ví dụ: "đẹp" có nghĩa là "áo con đẹp”, "bông hoa đẹp" hoặc "đau" để chỉ "con uống thuốc đắng", "con ngã đau”, "ba đánh con
dau”
18 tháng trở đi, trẻ đã có thể sử dụng câu có hai thành phần hoặc hơn thế nữa Lúc đầu chỉ là những từ đứng cạnh nhau mà không có quan hệ với nhau về ngữ pháp, nơi mà trước kia trẻ dùng một từ kèm theo điệu bộ thì nay là hai từ
Ví dụ: Mẹ làm (mẹ đi làm) Bắt con (bắt con mèo)
Trang 37ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRỂ MẦM NON
Câu hai từ cho phép trẻ phát huy được mối quan hệ các từ trong câu nói, đánh dấu sự ra đời của ngữ pháp Dần dần trẻ biết dùng câu hai từ đã có quan hệ về ngữ pháp Ví dụ: Gà kêu, con ngủ, ăn cơm, đi chơi, uống nước
_ Đến sáu tháng cuối của năm thứ hai, trẻ bắt đầu dùng các câu nói có cấu _
trúc ngữ pháp mở rộng dần, có chủ ngữ, vị ngữ hoặc bổ ngữ Ví dụ: Con ăn
cơm, chị cho gà ăn, mẹ tắm cho bé
Trong các kiểu câu nói theo mục đích nói, trẻ lứa tuổi này thường dùng câu cầu khiến, kêu gọi (bà ơi, bế con.) và câu mệnh lệnh Cuối năm thứ hai, trẻ sử dụng thêm câu hỏi, câu miêu tả (Ai đấy? Cái gì đấy? Ở đâu? Đau quá, ối trời oi.)
Tuy nhiên do vốn từ còn hạn chế, kinh nghiệm sống và kinh nghiệm sử dụng câu chưa có nhiều nên trẻ dùng câu chưa chính xác, trật tự từ trong câu thường chưa đúng, có khi bị đảo lộn Ví dụ: Lên lầu mẹ (lên lầu với mẹ), Tĩ học rồi (chị Ti di học rồi) Trong nhiều trường hợp, trẻ không hiểu hết nghĩa của từ, nhưng thấy người lớn dùng trong một tình huống cụ thể trẻ cũng sử dụng theo Ví dụ: Một bé 2 tuổi khi thấy mẹ nói với bố khi đón bé đi học về là “Nó về rồi, cho nó ăn bột sắn" Thế là một buổi chiều khi trẻ được bố chở về nhà bé nói to: *Nó về rồi, cho nó ăn bột sắn” Trẻ chưa biết chuyển từ “nó" ở ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất để chỉ bản thân mình
RE HOAT BONG CUA NGUGI HOC:
Theo ban, trong su phat triển ngôn ngữ của trẻ ở năm thứ hai cần chú ý nhiều đến những nội dung nào? Tại sao?
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ ba Đặc điểm phát âm
Ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi nay phát triển rất nhanh nhờ các trung khu ngôn ngữ ở vỏ não, tai nghe - cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ, và cơ quan phát âm đến
thời kỉ phát triển hoàn thiện (Nguyễn Anh Tuyết, 1996) Trẻ đã phát âm rõ ràng
và chính xác hơn các hình thức âm thanh ngôn ngữ Tuy nhiên, trẻ còn phát âm
Trang 38PHAN | CO SO Li LUAN CUA PHUONG PHAP PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
(6m chae c6 me, dan co, bac méo); cac am tiét c6 âm đệm khó (xoài - xài, hưdu — hiu - hiêu, loanh quanh - lanh canh ); các thanh ngã, thanh hỏi (mũi - múi, đỏ
- đọ, ngủ — ngu)
_._ Ở trể ta còn bắt gặp hiện tượng nói lắp: trẻ phát âm rườm rà, lặp đi lặp lại -
một âm hay một từ nào đó nhiều lần, thường là âm đầu hoặc từ đầu của câu
Ví dụ: Thế là, thế là cháu và mẹ cháu vào cửa hàng mua một quả bầu to; Tại sao người ta biết rằng, mặt trăng, mặt trăng, mặt trăng có hình tròn?
Bản thân trẻ không nhận thấy là mình nói lắp Nguyên nhân của hiện tượng này thường là do ở trẻ có mâu thuẫn giữa khả năng phát âm, dùng từ với số lượng vốn từ tăng nhanh Trẻ muốn tìm từ phù hợp với hoàn cảnh nói hơn Nếu trước đây, khi hai tuổi trẻ chỉ nói những câu đơn giản, thì nay trẻ ba tuổi lại muốn nói những câu dài hơn để diễn đạt cho hết ý của mình Chính vì thế nên trẻ nói lắp để tìm cách diễn đạt tốt nhất Đôi khi trẻ nói lắp là do nguyên nhân trẻ bị căng thẳng thần kinh Ví dụ, có trẻ nói lắp sau khi chuyển đến nhà mới,
sau khi mẹ về nhà với em bé mới đẻ Hiện tượng này chỉ xảy ra trong một thời
gian ngắn, dần dần sẽ mất đi, không nên chú ý quá mức đến nó Khi trẻ nói cần tô thái độ chú ý nghe, tôn trọng trẻ, không sửa lỗi nhiều hay cười trẻ làm trẻ mất
tự tin Ổ một số trẻ, hiện tượng nói lắp sinh lí có thể xuất hiện muộn hơn, vào năm thứ tư, Giọng của trẻ vẫn còn ê a kéo dài, chưa được gọn Khả năng sử dụng giọng biểu cảm còn hạn chế Đặc điểm vốn từ
*Trẻ lên ba cả nhà học nói”, sở dĩ nhân dân ta có câu như vậy bởi vì ngôn
ngữ của trẻ ở lứa tuổi này phát triển rất nhanh Vốn từ của trẻ tăng gấp năm lần
so với năm thứ hai Trẻ có khả năng sử dụng trung bình khoảng 1000 từ Các từ mà trẻ sử dụng có thể phân chia một cách ước lệ như sau: 60% là danh từ, 20% là động từ, 10% là danh từ riêng và 10% là các loại từ khác như tính từ (to, nhỏ, lớn, bé, xanh, đỏ ); đại tử (nó, mày, tôi, bạn ); Đặc biệt, đại từ "tôi" ở lứa tuổi
này xuất hiện chứng tỏ nhân cách của trẻ bắt đầu phát triển, trẻ ý thức được về
Trang 39_ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CUA TRE MAM NON
Một đặc điểm khác trong cách dùng từ của trẻ là trẻ có thể "sáng tác” ra từ mới để thay thế các từ mà trẻ không biết Thường trẻ dùng ngay công dụng của đối tượng để gọi tên như: “lồng bàn” trẻ gọi là “cái đậy thức ăn”, "cái rế” trẻ gọi là "cái chân nổi”, "cái làn" trẻ gọi là "cái đi chợ" Hiện tượng này cũng cho thấy biểu hiện đầu tiên khả năng sáng tạo ngôn ngữ của trẻ
Do kinh nghiệm sống và dùng từ của trẻ còn hạn chế nên chúng ta vẫn thường gặp những lỗi dùng từ sai ở trẻ như: Mẹ gãi fo (mạnh) lên chú, bà lấy cho con, mẹ lấy cho cháu, tóc bạn bé (ngắn) hơn tóc 16, mẹ xối canh cho con, con không ăn bánh này đâu, bánh này xấu (không ngon)
Đặc điểm ngữ pháp
Ở lứa tuổi này, trẻ đã nói được những câu đơn, câu đơn mở rộng thành
phần Ngoài các thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, câu của trẻ còn xuất hiện thêm các thành phần khác như bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ thậm chí nếu
được hướng dẫn tốt, trẻ có thể sử dụng một số hình thức câu ghép đơn giản
Trang 40
PHAN | GO SQ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Trẻ đã có thể lắng nghe người lớn kể chuyện Biết luân phiên lần lượt trong quá trình nói chuyện với bạn, với người lớn
Tuy nhiên, trật tự ngữ pháp trong câu nói của trẻ đôi khi còn lộn xộn, liên kết giữa các từ trong câu chưa chặt chẽ Ví dụ: Mẹ ơi, bạn Mai muộn đến; Đâu đi mẹ; Mẹ Nga ngoan mới con yêu; Mẹ mua cho cháu cái thịt gà
Chính vì ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh như vậy mà chúng ta có thể nói
rằng: ba tuổi là thời kì phát cảm ngôn ngữ
FẾy” HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Trả lời câu hỏi: Tại sao nhân dân ta có câu “trẻ lên ba cả nhà học nói” ?
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
Đặc điểm phát âm
Khả năng phát âm của trẻ lứa tuổi mẫu giáo tiến bộ tỉ lệ thuận với lứa tuổi Ở tuổi mẫu giáo, trẻ đã nắm được toàn bộ hệ thống ngữ âm tiếng Việt Trẻ càng lớn phát âm càng chính xác, rõ ràng hơn Tuy nhiên, cách phát âm của trẻ chưa thật sự ổn định Tiếng nói của những người xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến cách phát âm của trẻ Ví dụ, một đứa trẻ 4 tuổi ở Hà Nội nếu được chuyển vào miền Trung hoặc miền Nam, tiếng nói của trẻ đó nhất định bị ảnh hưởng bởi tiếng nói của vùng miền Trung (hoặc miền Nam) Ở trẻ 4 tuổi, ta vẫn có thể bắt
gặp các hiện tượng nói lắp, nói ngọng, thay thế âm khó bằng âm dễ như: “rùa —
da”, "khuếch khoác - khếch khác" giọng kéo dài, chưa gọn
Bước sang 5 tuổi, trẻ phát âm đã có nhiều tiến bộ Trẻ đã phát âm đúng hầu hết các hình thức âm thanh của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và phát âm đúng cả 6 thanh điệu
Giọng của trẻ đã gọn hơn, không kéo dài, bước đầu biết sử dụng các phương tiện biểu cảm đơn giản của giọng như cao độ, cường độ, trường độ Một
số từ có hai, ba âm tiết, âm tiết khó và ít gặp có thể trẻ vẫn phát âm sai như: