Phần 2 cuốn giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trình bày các nội dung: Dạy trẻ nghe và phát âm đúng, phương pháp phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, dạy trẻ nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ học ngôn ngữ viết.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1PHAN (2) TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
` Ï NGÔNNGỮCHOTRẺMẨMNON -
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON
Trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em, các giác
quan đóng vai trò quan trọng bậc nhất
E | Tikhéeva
GIGI THIEU
Bạn đã biết nhiệm vụ và nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ Vậy làm thế nào để thực hiện những nội dung đó? Bài học này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên
© Mục tiêu
Học xong bài này, người học cần đạt các mục tiêu sau:
1 Hiểu công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cần được thực hiện
thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau
2 Mô tả, nhận dạng và phân tích được ưu và nhược điểm của các hình thức, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cho ví dụ minh họa
3 Liệt kê được các điều kiện cần thiết để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các thời điểm sinh hoạt ở trường mẩm non
Trang 2PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON 5 Coi ngôn ngữ của chính bản thân là một trong những điều kiện cơ bản
để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mm NỘI DUNG
Trẻ lĩnh hội ngôn ngữ là nhờ cách bắt chước ngôn ngữ của những người xung quanh Ngay từ khi sinh ra, ở trẻ đã có bản năng thu nhận, trẻ luôn có xu hướng tò mò, tìm hiểu cái mới (L Bozôvich) Nhu cầu nhận thức của trẻ thuộc về bản năng, nhu cầu này hầu như không bao giờ được thỏa mãn, chính nó là tác nhân bên trong kích thích trẻ khám phá, học hỏi Giáo viên phải là người tạo điều kiện, thúc đẩy để trẻ thỏa mãn các nhu cầu nhận thức của mình Chính trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, ngôn ngữ của trẻ được phát triển Bởi vì, trẻ không chỉ nhận thức thế giới xung quanh một cách trực tiếp mà còn thông qua ngôn ngữ Như vậy ta thấy tự bản thân trẻ có nhu cầu lĩnh hội ngôn ngữ, vì nó là phương tiện để trẻ nhận thức thế giới xung quanh
Lúc đầu, ngôn ngữ được trẻ tiếp thu một cách tự nhiên ngoài ý thức trong quá trình phát triển hàng loạt các khả năng:
- Khả năng điều khiển hệ cơ vận động ngôn ngữ: Trẻ có khả năng phát ra
các âm có nghĩa, bắt chước các âm nghe được
- Khả năng thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ với hiện thực khách quan - Khả năng thiếp lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ với cảm xúc của mình - Khả năng ghi nhớ và thiết lập mối quan hệ giữa lời nói với thái độ, cách
cư xử của người giao tiếp
Như vậy chúng ta thấy, bản thân đứa trẻ đã sẵn có tiềm năng để lĩnh hội
ngôn ngữ Công tác giáo dục sẽ quyết định chất lượng ngôn ngữ của trẻ Để
giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt, người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Trong giáo dục mầm non thường sử dụng các phương pháp như: quan
Trang 3PHAN II TỔ CHUG HUONG DAN CAC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Phương pháp
Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với sự nhận
thức về thế giới xung quanh Vì vậy khi sử dụng các phương pháp phát triển
ngôn ngữ không thể tách rời phương pháp phát triển các giác quan và tư duy
của trẻ Đồng thời, phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng chính là phát triển phương
tiện giao tiếp Do đó, khi sử dụng các phương pháp phát triển ngôn ngữ phải
đảm bảo phát triển ở trẻ các kĩ năng giao tiếp
Trong thực tế, giáo dục mầm non thường dùng các nhóm phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp dùng lời nói, phương pháp thực hành Việc phân chia các nhóm phương pháp chỉ có tính chất tương đối, bởi giữa các phương pháp có sự đan xen lẫn nhau Sử dụng phương pháp dùng lời nói có áp dụng biện pháp quan sát, ngược lại, khi sử dụng phương pháp quan sát cũng có dùng lời nói, hay khi sử dụng phương pháp thực hành đều kèm theo lời nói và quan sát Việc xếp một phương pháp vào nhóm phương pháp trực quan, dùng
lời nói hay thực hành phụ thuộc vào nguồn gốc và cơ sở của lời nói
Phương pháp quan sát thường được sử dụng trong trường mầm non Quan
sát là quá trình giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng các giác quan để thu nhận thông tin về thế giới xung quanh, thể hiện chính xác những thông tin đó vào
trong ngôn ngữ Quan sát thường được sử dụng nhằm mục đích giúp trẻ làm
quen với từ mới, hiểu nghĩa của các từ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh, âm thanh Có thể chia ra làm 2 nhóm phương pháp quan sát: Trực tiếp và gián tiếp Phương pháp quan sát trực tiếp gồm có: tham quan, quan sát các công trình xây dựng, nhà cửa, quan sát vật thật nhằm mục đích làm giàu vốn từ, hình thành mối liên hệ giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai Phương pháp quan sát
gián tiếp dựa trên cơ sở quan sát các vật thay thế, gồm có các phương pháp:
quan sát đồ chơi, tranh, ảnh, phim Phương pháp này thường dùng để củng cố
kiến thức, củng cố vốn từ, rèn kĩ năng nói mạch lạc, làm quen chữ viết
Trang 4PHUONG PHAP, HINH THUC VA DIEU KIEN PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
giúp trẻ làm quen với với ngôn ngữ văn học giàu hình ảnh, âm thanh, câu, từ đã được chọn lọc, trau chuốt, đồng thời, văn cảnh sẽ giúp trẻ hiểu rõ thêm nghĩa của từ, của câu và giọng đọc của giáo viên sẽ giúp trẻ học cách nói diễn cảm Đàm thoại thường được sử dụng giúp trẻ hiểu nghĩa của các từ mang tính khái
quát, trừu tượng, giúp trẻ kể chuyện, rèn kĩ năng nghe, nói, rèn văn hóa giao
tiếp Trong tất cả các phương pháp dùng lời nói đều có sử dụng biện pháp quan
sát
Hình 5: Giáo viên sử dụng rối kể chuyện cho trẻ nghe
Phương pháp thực hành thường được sử dụng để củng cố các kĩ năng
ngôn ngữ Đó là các phương pháp đóng kịch, bài tập làm quen chữ viết: Phương
pháp luyện tập thường được sử dụng để luyện tai nghe, luyện cơ quan phát âm,
luyện thở ngôn ngữ, luyện phát âm đúng từng âm vị, từ, câu; hay đọc thuộc, đúng, diễn cảm đoạn, bài thơ, câu chuyện; tập viết các nét chữ, chữ cái Phương pháp bài tập thường được sử dụng để dạy trẻ tự kể chuyện, làm quen với chữ viết Ví dụ sau đây là một bài tập dạy trẻ làm quen với chữ viết
Trang 5PHẨN II TỔ CHUG HUONG DAN CAC HOAT BONG PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Hình 6: Một trong các dạng bài tập dạy trẻ làm quen chữ viết (sưu tâm)
Dựa vào đặc điểm hoạt động ngôn ngữ của trẻ, ta có thể chia các phương
pháp thành hai nhóm phương pháp sau: Tái tạo và sáng tạo Phương pháp tái lao là những phương pháp được dùng để trẻ luyện nói dựa trên những chất liệu
ngôn ngữ đã có sẵn, thường được dùng để luyện phát âm, nói đúng mẫu câu,
nói mạch lạc (quan sát tranh, đọc thơ, truyện, học thuộc thơ, kể lại truyện, trò chơi học tập ) Phương pháp sáng tạo là những phương pháp mà trong đó hoạt động ngôn ngữ của trẻ có tính sáng tạo như đàm thoại, tự kể chuyện, kể lại truyện sáng tạo
Nếu dựa theo nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ, ta có các phương pháp dạy
trẻ phát âm đúng, phương pháp phát triển vốn từ, phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, phương pháp dạy trẻ làm quen chữ viết
Biện pháp
Để biện pháp phát triển ngôn ngữ có các nhóm biện pháp sau: Biện pháp dùng lời, biện pháp trực quan, biện pháp trò chơi
Trang 6PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ DIEU KIEN PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
- Néi mau: Léi ndi ding, c6 mục đích của giáo viên, giúp trẻ chú ý, bắt chước (đối với trẻ nhỏ) hoặc so sánh chỉnh sửa (đối với trẻ lớn) Mẫu cần được
phát âm to, rõ, chậm rãi Để trẻ chú ý đến mẫu, cần sử dụng kèm theo lời giải
thích hoặc chỉ dẫn
- Lặp lại: Lặp lại nhiều lần có mục đích một đơn vị ngôn ngữ (một âm, một từ, một câu) nhằm mục đích ghi nhớ Biện pháp này cần được sử dụng linh hoạt
dưới hình thức trò chơi sao cho hấp dẫn đối với trẻ
- Giải thích: Giải thích nghĩa của từ, luật chơi, cách quan sát đối tượng, cách
cấu âm
- Chỉ dẫn: Hướng dẫn cho trẻ cách làm để có thể đạt kết quả Có hai 2 loại chỉ dẫn: chỉ dẫn tổ chức và chỉ dẫn hoạt động nhận thức
- Đánh giá lời nói của trẻ: Đánh giá có tác động lớn đến xúc cảm của trẻ Khi đánh giá cần chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân trẻ Mục đích của đánh giá là để nâng cao tính tích cực, chủ động, sự quan tâm của trẻ đến hoạt động ngôn ngữ Giáo viên trực tiếp nhận xét lời nói của trẻ hoặc có thể tổ
chức cho trẻ mẫu giáo 4 - 6 tuổi nhận xét về lời nói của bạn
- Câu hỏi: Câu hỏi được sử dụng trong tất cả các phương pháp phát triển lời nói ở trẻ Có hai loại câu hỏi: Câu hỏi chính và câu hỏi hỗ trợ Câu hỏi chính có thể là những câu hỏi tái tạo như: Ai? Cái gi? Nhu thé nao? Ở đâu? Đi đâu? Hoặc cũng có thể là những câu hỏi có tính chất tìm tòi, so sánh, thiết lập mối quan hệ như: Tại sao? Để làm gì? Giống cái g? Câu hỏi hỗ trợ là những câu hỏi có tính chất gợi ý, trợ giúp trẻ Ví dụ: Con còn nhớ 2 Tiếp theo là cái gì?
Biện pháp trực quan có các biện pháp: quan sát vị trí co quan phat âm,
quan sát giáo cụ trực quan, quan sát cách giáo viên viết mẫu
Biện pháp trò chơi thường được sử dụng trong trường mầm non, vì nó phù
hợp với đặc điểm hoạt động của trẻ, khơi gợi ở trẻ hứng thú hoạt động, nâng
cao động cơ kích thích trẻ nói, tạo xúc cảm tích cực ở trẻ khi học nói
Theo cách tiếp cận giao tiếp phù hợp với trẻ mầm non, người ta có thể chia
Trang 7PHAN II TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT 80NG PHAT TRIEN NGON
EE HOAT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
- Để có thể học nói được, ở trẻ cần phải có những khả năng nào?
- Giáo dục có vai trò như thế nào trong việc học nói ở trẻ?
- Vẽ sơ đồ chỉ ra mối quan hệ giữa các phương pháp, biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Xây dựng một tình huống giao tiếp nhằm mục đích phát triển ngơn ngữ CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Trong giờ học
Giờ học là một quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, trong đó dưới sự điều khiển của giáo viên, trẻ lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ (K D Usinxki, E I Tikheeva, A P Uxova, E A Flerina ),
Dạy trẻ trong giờ học giúp hoàn thành các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ
với cả lớp Trong giờ học, ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển các chất lượng mà mọi lúc mọi nơi việc thực hiện yếu hơn Không phải ở mọi trẻ đều hình thành Kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ bằng con đường tự nhiên Cũng có trẻ lĩnh hội những
Kĩ năng giao tiếp đơn giản một cách tự nhiên, nhưng không biết cách trả lời các
câu hỏi, không biết cách kể chuyện Trong giờ học, trẻ sẽ được học và rèn luyện các kĩ năng đó Giờ học sẽ khắc phục tính tự nhiên, giải quyết nhiệm vụ một cách có kế hoạch, hệ thống
Trong giờ học, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ được cụ thể hóa, sự chú ý của trẻ được tập trung vào các hiện tượng ngôn ngữ như là một đối tượng
nhận thức Trong tập thể, ngôn ngữ của trẻ được nâng lên mức phát triển cao hơn
Giờ học phát triển ngôn ngữ khác với các giờ học khác ở chỗ: Hoạt động chính của nó là hoạt động ngôn ngữ Hoạt động ngôn ngữ gắn liền với hoạt động nhận thức, và với sự hoạt động tích cực của trí tuệ Trẻ nghe, suy nghĩ, trả
lời câu hỏi, đặt câu h
Trang 8PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ ĐIỀU KIEN PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
hiểu các hoạt động nhận thức khác nhau, kể cả ngôn ngữ Sự đặc thù thể hiện ở chỗ: ví dụ như bên ngoài trẻ nghe kể chuyện thì có vẻ thụ động nhưng bên trong trẻ phải tích cực làm việc (theo dõi trình tự câu chuyện, đồng cảm với nhân vật, chuẩn bị các câu hỏi ) Điều này khó với trẻ mầm non vì vừa phải chú
ý có chủ định, vừa phải kiểm chế ý muốn nói Hiệu quả của giờ học thể hiện ở chỗ đã cụ thể hóa những nhiệm vụ giáo dục nào, đã rèn luyện ở trẻ những kĩ năng ngôn ngữ gì?
Theo nhiệm vụ trọng tâm của giờ học, ta có thể có những giờ học sau: giờ
Làm quen với tác phẩm văn học, giờ Làm quen chữ viết, giờ Phát triển vốn từ (Nhận biết tập nói, Môi trường xung quanh ), giờ dạy trẻ kể chuyện, giờ dạy trẻ phát âm đúng
Theo quá trình dạy học ta có: giờ cung cấp kiến thức mới, giờ củng cố kiến thức, kĩ năng, giờ tổng hợp Thực tế thường sử dụng giờ tổng hợp (ví dụ giờ học vừa kể chuyện, vừa phát triển vốn từ: tìm từ phù hợp với từ Thỏ, chọn từ có âm gần giống nhau); giờ tích hợp theo chủ để, ví dụ: đọc truyện về con chim, vẽ tập
thể tranh về chim, kể chuyện theo tranh
Chia theo số lượng người tham gia, ta có thể có các loại giờ học: Tập thể,
nhóm, cá nhân
Giờ học ở mỗi lứa tuổi có đặc thù riêng Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi: cần sử
dụng nhiều giáo cụ trực quan, dùng phương pháp giao lưu cảm xúc, trò chơi,
tình huống bất ngờ, không giao nhiệm vụ học, mà là chơi, làm việc với cá nhân và nhóm nhỏ, không bắt trẻ trả lời câu hỏi cá nhân, để trẻ tự trả lời theo ý thích
hoặc cả lớp Đối với trẻ 3 đến 5 tuổi: Có thể đặt trực tiếp nhiệm vụ học tập, yêu
cầu trả lời câu hỏi theo thứ tự, chọn câu, không đồng thanh cả lớp Tính chủ động của trẻ 5 đến 6 tuổi cao hơn, ít sử dụng mẫu câu nói, kể chuyện tập thể
Mục đích phát triển ngôn ngữ còn được thực hiện trong các giờ học với các nhiệm vụ trọng tâm khác:
Trang 9PHẦN II TỔ CHUC HUONG DAN CAC HOAT BONG PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
phát triển ngôn ngữ của trẻ Qua giờ học, trẻ luyện kĩ năng nghe, phát âm, làm quen từ, mẫu câu mới có trong tác phẩm, luyện kĩ năng nghe, hiểu và trả lời câu hỏi, kể lại tác phẩm, đóng kịch
- Giờ học với nhiệm vụ trọng tâm phát triển ở trẻ kĩ năng tạo hình, âm
nhạc: cảm xúc trước tác phẩm sẽ kích thích trẻ sử dụng ngôn ngữ để thể hiện sự chia sẻ cảm xúc Phát triển vốn từ, mẫu câu, sử dụng lời nói giải thích
- Giờ học với mục đích trọng tâm làm quen trẻ với môi trường xung quanh, làm quen với biểu tượng toán giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu nghĩa của từ, rèn luyện kĩ năng nói chuyện, đàm thoại
Các hình thức khác
Ngoài giờ học, chúng ta có thể sử dụng các hình thức khác trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ để phát triển ngôn ngữ như: Hoạt động chơi, hoạt động lao động, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
EE HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Trang 10PHƯƠNG PHÁP, HINH THUC VA DIEU KIEN PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
- Thảo luận nhóm, xác định vị trí và vai trò của giờ học với quan điểm dạy
trẻ mầm non theo chủ để, theo sự kiện, trẻ là trung tâm của quá trình giáo dục,
trẻ phải được hoạt động tích cực, trải nghiệm
DIEU KIỆN ĐỂ PHAT TRIEN NGON NGU
Xây dựng môi trường ngôn ngữ
Môi trường giao tiếp giữa người lớn và trẻ em: Như ta đã biết, trẻ phân biệt ông khác ngay từ khi lọt lòng mẹ Sự hứng thú và chú ý đặc biệt của trẻ tới lời nói là yếu tố đầu tiên của giao tiếp Sự xuất hiện của người lớn kích thích trẻ sử dụng lời nói Trẻ chỉ bắt đầu nói khi có tình huống giao tiếp, khi có yêu cầu của người lớn Vì vậy, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
cần nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt Ở lứa tuổi mầm non xuất hiện một
số hình thức giao tiếp: cảm xúc trực tiếp, tình huống công việc, nhận thức ngoài tình huống, nhân cách ngoài tình huống (M I Lisina) Đặc điểm, tính chất giao tiếp quy định nội dung và mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ Nghiên cứu của
A E Reinstein cho rằng, trong giao tiếp tình huống công việc, 16,4% hành động giao tiếp được thực hiện bằng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, trong khi
đó, ở giao tiếp nhận thức ngoài tình huống chỉ có 3,8% Qua đó có thể thấy
rằng, để ngôn ngữ của trẻ phát triển, không chỉ cần cung cấp cho trẻ nhiều vật
liệu ngôn ngữ mà quan trọng hơn là đặt trước trẻ các nhiệm vụ giao tiếp mới, đòi hồi có nhiều phương tiện giao tiếp; đồng thời cần nâng cao nội dung yêu cầu
đối với trẻ trong giao tiếp Vì vậy, quan trọng hàng đầu là giao tiếp giữa cô và
trẻ Giao tiếp của trẻ mầm non được thực hiện trong các hình thức hoạt động khác nhau: Trò chơi, lao động, sinh hoạt, học tập, và nó là một trong các mặt
của hoạt động
lời nói với các tiếng
- Môi trường ngôn ngữ nói tốt, ngôn ngữ của giáo viên: Bắt chước ngôn ngữ của người khác là một trong những cơ chế để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Khi bắt chước ngôn ngữ của người lớn, trẻ không chỉ bắt chước cái hay mà bắt chước cả cái dở Vì thế cần phải có yêu cầu cao đối với ngôn ngữ của giáo viên: Nội dung đúng, chính xác, lôgie, phát âm đúng, có diễn cảm, cấu trúc ngữ pháp đúng, phong phú, vừa đủ E I Tikhêeva nhấn mạnh: “Ngôn ngữ của người giáo
Trang 11PHAN II TỔ CHUG HUONG DAN CAC HOAT BONG PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
thiệp" Trong quá trình giao tiếp bằng lời nói, người lớn cần sử dụng các phương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ đi kèm Nó có vai trò quan trọng giúp cho trẻ hiểu rõ nghĩa của từ Cùng với hình ảnh trực quan, nó thúc đẩy sự hình thành các xúc cảm có liên quan, thực hiện các chức năng giáo dục
Môi trường vật chất
Quan sát là cơ sở của bất cứ tr thức nào Quan sát cũng là cơ sở của sự phát triển ngôn ngữ trẻ Mỗi một biểu tượng trẻ lĩnh hội phải được củng cố bằng ngôn ngữ Từ và biểu tượng là một thể thống nhất không thể tách rời trong sự phát triển nhận thức của trẻ Thế giới khách quan đi vào thế giới chủ quan của trẻ bằng các con đường khác nhau: qua các giác quan và qua các hoạt động thực tiễn Thực tế phong phú và đa dạng xung quanh trẻ như thiên nhiên, nhà cửa, các công trình xây dựng, đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt, lao động, đồ chơi, các con vật, cây cỏ, hoa quả, tranh ảnh, sách báo là những nguyên liệu mà chúng ta cần sử dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Thiên nhiên và môi
trường vật chất xung quanh trẻ có tác dụng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ
Nó có tác động mạnh đến xúc cảm, làm cho giác quan của trẻ nhạy cảm, tạo cơ sở cảm xúc của vốn từ, của ngôn ngữ
Có hai cách để chúng ta sử dụng môi trường xung quanh nhằm mục đích
phát triển ngôn ngữ cho trẻ: mang các đối tượng của thế giới xung quanh đến gần trẻ (vật nuôi, hoa lá, rau ), mang trẻ đến gần với các đối tượng xung quanh
Trang 12PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ ĐIỀU KIÊN PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
DE HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
1 Liệt kê các điều kiện cần thiết để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2 Hãy quan sát bạn trong nhóm nói chuyện, sau đó hãy nói cho bạn mình
biết lời nói của bạn có những ưu điểm gì? Chỉ ra cho bạn thấy những hạn chế
trong lời nói mà bạn cần rèn luyện thêm
3 Thảo luận nhóm, sử dụng những hiểu biết của mình để đưa ra nguyên
tắc sử dụng môi trường vật chất, những yêu cầu cần thiết đối với môi trường vật
chất xung quanh trẻ nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ của trẻ
E3 KẾT LUẬN
- Trẻ có tác nhân kích thích tâm lí tiềm ẩn để tự lĩnh hội ngôn ngữ Môi trường ngôn ngữ có ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Các tác
động giáo dục góp phần thúc đẩy quá trình phát triển ngôn ngữ tốt hơn
- Giáo viên cần áp dụng phối hợp một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức phát triển ngôn ngữ khác nhau
- Để công tác phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non có hiệu quả, cần
| phải có môi trường giao tiếp phù hợp, môi trường ngôn ngữ trong sáng, cơ sở
vật chất đầy đi
fe) Câu hỏi và bài tập
1 Tại sao giao tiếp là phương tiện phát triển ngôn ngữ cơ bản ? Trong điều kiện nào giao tiếp trở thành phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ?
2 Vẽ sơ đồ các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
3 Nối thành cặp tương ứng các cụm từ sau và giải thích:
Phương pháp quan sát Hiểu nghĩa của từ có tính khái quát
Phương pháp đàm thọai Hiểu nghĩa của từ có tính cụ thể
Phương pháp luyện tập Hiểu nghĩa của từ có tính trừu tượng
Trang 13PHAN II TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN GÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Thí nghiệm nhỏ Rèn kĩ năng phát âm, luyện giọng
Giảng giải Rèn kĩ năng viết
4 Giờ học có vai trò như thế nào trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?
5 Xem một đoạn băng hoạt động của trẻ, hãy xác định hình thức và phương pháp giáo viên mầm non sử dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
6 Phân tích cách sử dụng các phương pháp và hình thức phát triển ngôn
ngữ khác nhau trong trường mầm non
& Tim đọc
Nguyễn Thị Phương Nga, Tuyển tập trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non, NXB Giáo dục, 2005 @ CO THE BAN CHUA BIET
Cách sử dụng môi trường xung quanh như thế nào nhằm mục đích phát
triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả nhất? Hãy tìm đọc Phát triển ngôn
Trang 14DAY TRE NGHE VA PHAT AM DUNG 7 DAY TRE NGHE VA PHAT AM DUNG Càng tiến hành sửa ngọng sóm bao nhiêu, kết quả thu được càng nhanh, càng tốt bấy nhiêu GS Pham Kim GIỚI THIEU
Tiếng Việt là tiếng ghi âm, phát âm như thế nào thì viết như vậy Mặt khác,
nếu phát âm đúng và có kĩ năng sử dụng giọng nói tốt sẽ giúp người nghe hiểu tốt những điều mà mình muốn diễn đạt Vì vậy, việc dạy trẻ nghe và phát âm đúng là rất quan trọng Bài này sẽ giới thiệu với người học về phương pháp dạy trẻ nghe và phát âm đúng
© Mục tiêu
Học xong bài này, người học có thể:
1 Mô tả được nội dung của công tác luyện tai nghe và phát âm cho trẻ
2 Giải thích được cách sử dụng các phương pháp luyện tai nghe và phát âm cho trễ
3 Liệt kê và phân tích được cách áp dụng các phương pháp luyện phát
âm trong các thời điểm sinh hoạt khác nhau ở trường mầm non
4 Biết cách sưu tầm, chọn lọc các chất liệu ngôn ngữ nhằm mục đích luyện tai nghe và phát âm cho trẻ
5 Chủ động, thường xuyên rèn luyện cách phát âm và giọng nói của bản thân Tin tưởng vào việc nếu kiên trì rèn luyện sẽ có giọng nói biểu cảm và phát âm đúng
Trang 15PHAN II TỔ CHỨC HUONG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGU CHO TRE MAM NON
m NOI DUNG
Mỗi hiện tượng ngôn ngữ đều bao gồm hai mặt gắn liển với nhau: mặt nội dung là nghĩa và mặt bên ngoài là vỏ âm thanh ngôn ngữ Không phải âm thanh _ _ Rào tử miệng con người phát ra cũng đều là tiếng nói Nó chỉ là tiếng nói khi âm
thanh đó có nghĩa làm người khác có thể hiểu được
Để có thể sử dụng các phương pháp dạy trẻ nghe và phát âm tốt cần ôn
lại một số hiểu biết cơ bản về hệ thống agữ âm tiếng Việt
HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
Theo Nguyễn Xuân Khoa, lời nói của con người bao giờ cũng nói thành tiếng Đơn vị phát âm nhỏ nhất là âm tiết Trong tiếng Việt, âm tiết có tính phân
tiết cao, trong dòng ngữ lưu các âm tiết tách rời nhau và một âm tiết bao giờ
cũng được phát ra với một thanh điệu Tiếng Việt có 6 thanh, được ghi bằng 5
dấu thanh Cấu trúc âm tiết có ba phần gồm 5 thành tố được sắp xếp theo sơ đồ sau: Thanh điệu 5 Âm đầu 1 Âm đệm 2 Âm chính 3 Âm cuối 4
Nguyên âm trong tiếng Việt được coi là âm chính Có 11 nguyên âm đơn: a, a, â, e, ê, Ï (hoặc y), o, ô, ở, u, ư, và 3 nguyên âm đôi: iê (yê, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua) Tiếng Việt có 21 phụ âm: b, c, d, đ, g, h, l,m, n, r, s, t, v, x, ch, tr, th, kh, ph, nh, ng,
NỘI DUNG DẠY TRẺ NGHE VÀ PHÁT ÂM ĐÚNG
Dạy trẻ nghe và phát âm đúng là một nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non, bởi vì chính ở lứa tuổi này, nhiệm vụ được thực hiện một cách hiệu quả nhất Nội dung dạy trẻ nghe và phát âm đúng không chỉ gói gọn như trong tên gọi, mà nó là một khái niệm rất rộng, bao hàm các nhiệm vụ sau:
- Phát triển tai nghe ngôn ngữ
- Dạy trẻ phát âm đúng
Trang 16DAY TRE NGHE VA PHAT AM UNG
- Giáo dục trẻ văn hóa nói khi giao tiếp
- Bảo vệ tai nghe và cơ quan phát âm của trẻ Phát hiện sớm trẻ có khó
khăn về nói
Phát triển tai nghe ngôn ngữ
Quá trình học phát âm của trẻ là một quá trình thu nhận âm thanh, tức trẻ nghe bằng tai, nhìn bằng mắt cách cấu âm của người lớn, sau đó tái hiện lại nó bằng cách phát âm Nghe và phát âm đúng rất quan trọng trong việc hình thành kỹ năng giao tiếp của trẻ, đồng thời là cơ sở để trẻ học đọc học, viết chính tả sau này Nội dung phát triển tai nghe cho trẻ được thực hiện ở ba mức độ:
+ Mức thứ nhất: Rèn luyện sự chú ý nghe, nghe có chủ định (bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ)
+ Mức thứ hai: Rèn tai nghe ngôn ngữ (tức nghe, phân biệt và hiểu được lời nói của người khác) Đối với trẻ nhỏ, dạy trẻ nghe và có phản ứng phân biệt giọng nói, ngữ điệu, sau đó nghe và hiểu từ, câu đơn giản, quen thuộc Đối với trẻ từ 2-3 tuổi trở lên, dạy trẻ nghe hiểu câu có 1-2-3 mệnh để trở lên, nghe hiểu bài thơ, câu chuyện
+ Mức thứ ba: Nghe và phân biệt được thành phần cấu tạo âm thanh của
tiếng (nhận biết phân biệt âm, thanh trong tiếng) Hình thành ở trẻ từ 4 tuổi trở lên tai nghe âm vị
Chú ý: Trong quá trình phát triển tai nghe, giáo viên cần chú ý phát hiện sớm những biểu hiện bất thường về khả năng nghe của trẻ để có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời
Hình thành cách phát âm đúng
Để có thể hình thành ở trẻ khả năng phát âm đúng, không chỉ cần rèn
luyện và phát triển tai nghe mà còn sự phối hợp vận động linh hoạt, tỉnh tế của cơ quan phát âm để trẻ biết cách cấu âm đúng và luyện thở ngôn ngữ Nội dung của công tác luyện phát âm cho trẻ bao gồm các nội dung:
Trang 17PHẨN II TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRE MAM NON _ - Luyện giọng: Tập cho trẻ biết sử dụng cường độ, cao độ, trường độ, nhịp
độ, tốc độ và sắc thái của giọng nói
Các nội dung luyện cơ quan phát âm, luyện thở ngôn ngữ được thực hiện ở
hai mute do:
- Mức thứ nhất: Rèn luyện điều khiển cơ quan phát âm và thở có chủ định
(đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ)
- Mức thứ hai: Luyện cơ quan phát âm, luyện thở theo phương thức phát
âm (ở tất cả các lứa tuổi)
Nội dung luyện tai nghe cho trẻ được thực hiện ở hai mức độ, từ thấp đến
cao:
+ Luyện kĩ thuật sử dụng riêng từng phương tiện biểu cảm của giọng nói
Cao độ, trường độ, tốc độ, nhịp độ Ví dụ: Trẻ phát âm tiếng “la” to, nhd, dai,
ngắn, cao, thấp
+ Luyện sử dụng giọng trong câu nói: “O 6 o 0”; “tu , xinh xich, xinh xich, xình xịch, tư
hoặc tập nói câu nói của các nhân vật trong tác phẩm văn học,
Chú ý: Trong quá luyện phát âm, luyện thở, luyện giọng giáo viên cần chú ý phát hiện sớm những biểu hiện bất thường về khả năng phát âm của trẻ để có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời
Giáo dục trẻ nói đúng
Trẻ có thể phát âm đúng khi yêu cầu nhưng không nói đúng trong quá trình
giao tiếp hàng ngày Vì vậy, cần giáo dục trẻ nói đúng Giáo dục trẻ nói đúng
bao gồm nội dung dạy trẻ phát âm đúng và sử dụng đúng thanh điệu, ngữ điệu (ngữ điệu là phương pháp chủ yếu để tổ chức dòng lời nói về mặt ngữ âm) của giọng nói phù hợp với nội dung và hoàn cảnh nói, nói với nhịp điệu trung bình
Hình thành cách nói diễn cảm
Trang 18DAY TRE NGHE VA PHAT AM DUNG
của trẻ được hình thành một cách tự nhiên Tuy nhiên, ta cần phải giáo dục trẻ cách nói diễn cảm một cách có chủ định, đặc biệt khi đọc thơ, diễn kịch, kể chuyện Hình thành cách nói diễn cảm phải dựa trên cơ sở hiểu nội dung lời nói A.M.Lêusina đã chỉ ra có mức độ trong sự phát triển lời nói diễn cảm
Mức độ thứ nhất: Trẻ dùng câu cảm thán để thể hiện xúc cảm của mình Ở lứa tuổi nhà trẻ, lời nói của trẻ thể hiện chức năng xúc cảm, sự diễn cảm thể hiện bằng cách phản ánh mối quan hệ của trẻ với thế giới xung quanh (Ví dụ: trẻ nhìn thấy cô mặc váy mới, liền nói “Cô Nga trong dep trai qua al”)
Mức thứ hai: Dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ đã biết sử dụng giọng nói biểu cảm (sử dụng phương tiện biểu cảm bằng âm thanh ngôn ngữ)
Khoảng từ năm thứ ba trở đi trẻ đã bắt đầu biết sử dụng cường độ, tốc độ của
giọng nói
Mức thứ ba: Ở trẻ có sự chuyển dịch từ việc chỉ sử dụng phương tiện ngữ âm sang việc sử dụng các phương tiện biểu cảm của ngôn ngữ (sử dụng giọng, từ, câu, biết so sánh ), đồng thời trẻ còn cảm nhận được tính biểu cảm trong lời nói của người khác (khi nghe bài thơ, trẻ có thể cảm thấy vui, buồn, nhẹ nhàng, tình cảm ) Cần nhớ rằng, trẻ không thể có giọng nói biểu cảm nếu không biết
cách phát âm đúng, không biết cách điểu chỉnh hơi thở cho phù hợp với nội
dung và hoàn cảnh nói
Giáo dục trẻ văn hóa nói khi giao tiếp
Tùy khả năng và lứa tuổi của trẻ mà ta giáo dục trẻ văn hóa nói trong giao tiếp Trong khái niệm văn hóa nói bao gồm cả hai nội dung:
Nội dung thứ nhất - phát triển cơ quan phát âm, trên cơ sở đó dạy trẻ phát âm đúng, chính xác, rõ, sử dụng giọng nói phù hợp với nội dung nói, không lí nhí, ê a kéo dài, nói ngọng, lắp, la hét to, hướng về phía người nghe
Trang 19PHAN Il TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
EE HOAT BONG CUA NGUGI HOC:
Kẻ sơ đồ thể hiện các nội dung của công tác luyện tai nghe và phát âm Nhìn vào sơ đồ phân tích các nội dung
CÁC GIAI ĐOẠN DẠY TRẺ PHÁT ÂM
Để trẻ có thể phát âm đúng, ở trẻ phải có khả năng nghe, điều khiển chủ
định bộ máy phát âm và hơi thở của mình khi nói Vì vậy, khi trẻ phát âm cần
chú ý đến các giai đoạn phát triển khả năng phát âm của trẻ, dựa trên cơ sở đó mà thể hiện các bước sau
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Đây là giai đoạn rèn luyện sự chuẩn bị của bộ máy phát âm, rèn khả năng vận động của bộ máy đó, rèn tai nghe và thở ngôn ngữ Cần phải có sự luyện tập có chủ đích các cơ quan này để sẵn sàng cho việc phát âm Người ta thường sử dụng các trò chơi để rèn luyện sự tinh tế của tai nghe (đố con gì kêu,
tiếng gì rơi, tai ai tinh ), sự vận động linh hoạt của bộ máy phát âm (mèo liếm
sữa, gọi gà, con vịt kêu thế nào? Con gà gáy làm sao?), luyện thổ có chủ định khi nói (thổi sữa, thổi bóng, làm làn gió.)
Giai đoạn 2: Hình thành cách phát âm
Đây là giai đoạn hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời giữa các cảm giác âm thanh, vận động và nhìn Dạy trẻ phát âm cần tuân theo nguyên tắc từ
dễ đến khó Dạy trẻ phát âm những từ, âm tiết, âm vị dễ cấu âm trước, âm vị
khó sau Giáo viên phải chú ý lắng nghe cách phát âm để kịp thời phát hiện ra những lỗi sai của trẻ, chỉnh sửa kịp thời
Giai đoạn 3: Củng cố và tự động hóa cách phát âm
Ö giai đoạn này, giáo viên cần chú ý tập cho trẻ phát âm ở trong những kết
hợp âm dễ cấu âm trước, hợp âm khó sau Cần chú ý tập cho trẻ phát âm các
âm vị ở các vị trí khác nhau (ở trước, giữa, sau âm tiết) Ví dụ: âm N (na, buồn),
nên thường xuyên khuyến khích và động viên trẻ tập phát âm nhiều lần để củng
Trang 20DAY TRE NGHE VA PHAT AM DUNG
Giai đoạn 4: Phân biệt các âm gần giống nhau
Việc dạy trẻ phân biệt các âm gần giống nhau chỉ tiến hành khi mà trẻ đã có thể phát âm được từng âm trong bất kì cách kết hợp âm nào Tuy nhiên, đôi
khi trẻ còn nhầm âm này với âm khác (L - N, S - X, Ch - Tr ) Việc dạy trẻ phân biệt các cặp âm thường được tiến hành dưới hình thức các trò chơi Ví dụ trò choi “ Đố tai ai tinh”, trẻ nghe và lặp lại đúng thứ tự âm, tập cho trẻ nói các câu nói vui: La na -la na - la na, sáng sớm xuống xuồng sang sông
Trong tất cả các giai đoạn luyện phát âm, giáo viên đều phải dùng hình thức trò chơi, kể chuyện, đọc thơ, kết hợp với tranh ảnh, giáo cụ trực quan, để luyện tập cho trẻ
DX HOAT DONG CUA NGƯỜI HỌC:
Vẽ sơ đồ thể hiện các giai đoạn dạy trẻ luyện phát âm Chọn một âm, xác định lứa tuổi và nêu nội dung cần thực hiện luyện cho trẻ phát âm đúng ở giai đoạn đó
CÁC PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TAI NGHE VÀ PHÁT ÂM
Luyện phát âm theo mẫu là quá trình hướng dẫn trẻ phát âm theo đúng các chuẩn âm thanh ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ Đây là phương pháp cơ bản dùng để hình thành kĩ năng phát âm, sử dụng giọng nói, phương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ kèm theo khi nói cho trẻ Các bước tiến hành luyện phát âm theo mẫu được thực hiện như sau:
- Bước 1: Giáo viên phát âm mẫu (với tranh ảnh hoặc giáo cụ trực quan) Trẻ trí giác mẫu (nghe và nhìn cách cấu âm) Mẫu có thể là một âm riêng lẻ,
một tiếng, một từ, một câu hoặc một đoạn (thơ, truyện) Mẫu có thể là cách sử
Trang 21PHẦN II TỔ CHÚC HƯỚNG DẪN GÁC HOẠT ĐỘNG PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Hình 8: Trẻ nhìn và lắng nghe giáo viên phát âm mẫu
- Bước 2: Trẻ phát âm theo mẫu Khi trẻ phát âm, giáo viên cần chú ý quan sát cách cấu âm, lắng nghe âm thanh trẻ phát âm để kịp thời sửa sai cho trẻ Giáo viên có thể yêu cầu trẻ phát âm lại 2 đến 3 lần Tuyệt đối không nhắc lại lỗi phát âm sai trước mặt trẻ Cần lưu ý rằng trẻ phát âm sai một âm trong cách
kết hợp âm này, nhưng trong cách kết hợp âm khác trẻ lại phát âm đúng Vì thị
ta nên dạy trẻ phát âm dễ trước, âm khó sau Ví dụ: Trẻ phát âm sai từ “khăn” thanh “han”, ta có thể yêu cầu trẻ phát âm từ “khi, khi khi, khế, cá kho, cá khô " rồi mới quay lại từ “khăn” Khi dạy trẻ phát âm, giáo viên nên sử dụng giáo cụ trực quan để trẻ cảm thấy hấp dẫn khi phát âm Ví dụ: Luyện phát âm âm R,
giáo viên tìm những đồ chơi, tranh con vật có tên bắt đầu bằng âm R (cá rô, con rùa, con rắn, cái rổ )
Trong quá trình luyện phát âm bao giờ cũng kèm theo nội dung luyện tai nghe cho trẻ
Luyện tập
Trang 22DAY TRE NGHE VA PHAT AM DUNG
dụng các phương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ đi kèm khi nói chuyện, khi chơi cũng góp phần hỗ trợ cho việc luyện tập của trẻ Ví dụ khi tập cao độ, động tác
đưa tay lên cao, xuống thấp giúp trẻ hình dung được cách sử dụng giọng của
mình cụ thể hơn Luyện tập được thực hiện dưới nhiều hình thức:
- Trò chơi: Trò chơi luyện tai nghe, luyện cơ quan phát âm, luyện thở,
luyện giọng, luyện vận động của các ngón tay (xem chỉ tiết ở tài liệu số 1 trong
danh mục tài liệu tham khảo của bài này)
~ Nói vui: Dùng để luyện phát âm theo phương thức nói Ví dụ: "con cá rô, bỏ vô rổ, kêu rồn rột” - luyện âm R, “Nắng lên nở lắm nụ lan" - luyện phân biệt cặp âm L — N, "gió dìu dịu, gió giận dữ" - luyện phân biệt cặp âm GI ~ D
- Đóng kịch, đọc thơ, kể chuyện là hình thức luyện tai nghe, luyện phát âm tổng hợp ở mức độ cao, thường được áp dụng đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, khi mà ở trẻ đã hình thành các kĩ năng riêng lẻ tương đối tốt Giáo viên cần tận dụng các tác phẩm ngôn ngữ trong dân gian như các bài đồng dao, ca dao để luyện nói cho trẻ Đây chính là những chất liệu ngôn ngữ vui tươi, dí dỏm và sinh động rất phù hợp với trẻ mầm non Trẻ có thể vừa nghêu ngao hát vừa vận động Đặc biệt các âm, vần của đồng dao được lặp đỉ lặp lại có tác dụng luyện
phát âm, luyện tai nghe rất tốt Ta thấy rõ đặc điểm này qua bài đồng dao:
Ông sảo ơng sao
Ơng sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ơng ở với tơi
Ơng ngồi lên chiếu
Tôi biếu củ khoai
Ơng nhai chóp chép Cái tơm cái tép Ông ghép với rau
Ăn mau chóng nậy
Ông ngồi dậy
Ông về trời
Trang 23PHẦN II TỔ CHUC HUONG DAN CAC HOAT BONG PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Ví dụ, trẻ đóng kịch “Chú dê đen”, kể chuyện “Bác gấu và hai chú thỏ”, đọc thơ bài "Ong và bướm”
Hình 9: Kể chuyện là một hình thức luyện giọng, luyện tai nghe hiệu quả
Tóm lại, việc dạy trẻ nghe và phát âm đúng là cả một quá trình lâu dài, không phải một sớm một chiều có thể hình thành ngay được, đòi hỏi phải có sự kiên trì, nhẫn nại thực hiện hằng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi, trong và ngoài giờ học từng nội dung cho phủ hợp và logic, không gây sự đơn điệu và nhàm chán ở trẻ
Ei HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Hãy kể tên và trình bày cách sử dụng các phương pháp luyện phát âm Cho ví dụ minh họa
Z{3 KẾT LUẬN
- Việc dạy trẻ nghe và phát âm đúng bao gồm 4 nội dung: Hình thành cách phát âm đúng, giáo dục trẻ nói đúng, hình thành cách nói diễn cảm, giáo
dục văn hóa nói cho trẻ cần phát hiện sớm trẻ có khó khăn về nói
- Việc dạy trẻ phát âm chia ra làm 4 giai đoạn: Chuẩn bị, hình thành cách
Trang 24DAY TRE NGHE VA PHAT AM DUNG
2 Tại sao việc luyện vận động của các ngón tay lại cải thiện khả năng phát âm của trẻ? Hãy soạn một trò chơi luyện ngón tay
3 Tập tổ chức một trò chơi nhằm mục đích luyện tai nghe hoặc phát âm
cho trẻ
4 Chọn một âm, thiết kế các hoạt động ở các lứa tuổi để luyện âm đó ở 4 giai đoạn
5 Tập đọc diễn cảm một bài thơ hay câu chuyện cho bạn cùng nhóm nghe Yêu cầu bạn chỉ ra những hạn chế trong cách phát âm cho mình
6 Sưu tầm một bài đồng dao, tự soạn một câu nói nhằm mục đích luyện
nói cho trẻ @ Tìm đọc
1 Benjamin, Tật nói lắp, “Chăm sóc trẻ nhỏ”, Alterprec, 1994; Tuyển tập
những bài viết về giáo dục mầm non, NXB Giáo dục, 2006, trang 66 - 67 2 Nguyễn Thái Hòa, Đồng dao nhìn từ góc độ dạy tiếng, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, 9/1997 3 Nguyễn thị Phương Nga, Tuyển tập trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục, 2005 Cộ Có thể bạn chưa biết
Các giai đoạn phát triển sự nhận thức âm thanh ngôn ngữ của trẻ được
diễn ra như thế nào? Hãy tìm đọc Sự phát triển thính giác ngôn ngữ,
Trang 25PHAN II TỔ CHÚC HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ONG PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON PHUONG PHAP PHAT TRIEN VON TU Không có con đường nào khác ngoài con đường kinh nghiệm và quan sát để hướng dẫn trẻ mở rộng vốn từ của mình E | Tikhéeva GIỚI THIỆU
Phát triển vốn từ cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng của công
tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ Bài này sẽ giúp người học hiểu rõ cách thức mà người giáo viên mầm non có thể làm để giúp trẻ sử dụng từ tốt
© Mục tiêu
Học xong bài này, người học cần đạt được những yêu cầu sau: 1 Xác định được các mức độ khái quát nghĩa khác nhau của từ
2 Phân tích được việc phát triển vốn từ cho trẻ phải gắn liền với sự phát
triển nhận thức của trẻ
3 Chỉ ra nội dung vốn từ và lập bảng vốn từ cần cung cấp cho trẻ ở các lứa tuổi mầm non
4 Biết cách làm như thế nào để giúp trẻ biết từ và sử dụng từ tốt trong giao tiếp hằng ngày
5 Có ý thức sử dụng từ đúng, từ hay trong giao tiếp hằng ngày
m NOI DUNG
CÁC MỨC ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ
Từ là một đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất dùng để đặt câu Từ dùng để
chỉ các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh Bản thân từ chứa đựng khái
Trang 26_ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
- Từ ở mức độ khái quát thứ nhất: Từ biểu thị gọi chung cho một số đối
tượng, hiện tượng, hành động Ví dụ: Từ "gà" dùng để gọi chung cho mọi con gà, không phụ thuộc vào kích thước, đặc điểm
- Từ ở mức độ khái quát thứ hai: Từ khái niệm chỉ nghĩa cùng loại Ví dụ “Gia cầm” - Từ ở mức độ khái quát thứ ba: Từ — (dấu gạch ngang) khái tổng loại Ví dụ: “Động vật” lệm chỉ nghĩa
- Từ ở mức độ khái quát thứ tư: Từ — chỉ nghĩa có tính khái quát, trừu tượng cao Ví dụ: “Sự vật”, “sự việc”, "số lượng”, “chất lượng”
Vay trẻ em lĩnh hội nghĩa của từ như thế nào? Mới đầu, trẻ lĩnh hội từ như
là tên riêng của một đối tượng, trẻ chưa hiểu được nghĩa khái quát của từ Từ —
hệ thống tín hiệu thứ hai - luôn gắn liền với hệ thống tín hiệu thứ nhất Cùng với việc trẻ nghe âm thanh của từ là những cảm giác và ấn tượng trẻ cảm nhận
được Ví dụ: Trẻ chỉ biết từ “mẹ” là chỉ mẹ của mình mà không biết rằng “mẹ”
cũng có thể để chỉ mẹ người khác Khi trẻ mới tập nói, khoảng cuối năm thứ nhất, đầu năm thứ hai, trẻ hiểu nghĩa của từ ở mức độ này Dần dần lớn hơn trẻ đã có thể hiểu nghĩa của từ rộng hơn Tuy nhiên, nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh còn mờ nhạt, chưa sâu, chính vì thế đôi khi ta gặp hiện tượng trẻ dùng một từ để chỉ cho nhiều đối tượng giống nhau ở một điểm chung nào đó Ví dụ: Trẻ dùng từ "gà” để chỉ các con gà, vịt, ngỗng, chim Hoặc trẻ chỉ quả mít và la lên: "A, mẹ ơi, bóng, nhiều bóng quá!" Khoảng cuối năm thứ hai trở đi, trẻ đã bắt đầu hiểu nghĩa của các từ mang tính cụ thể chính xác hơn Ví dụ: Trẻ dùng từ "hoa" để chỉ mọi bông hoa
Fiế” HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
- Hãy liệt kê 10 từ vào mỗi mức độ khái quát của từ: mức thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư
Trang 27tu 2 - ` PHAN II TỔ GHỨC HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON Trẻ năm thứ nhất Mèo Trẽ năm thứ hai 'Vật nuôi trong gia đình Trẻ năm thứ ba Động vật
Trẻ năm thứ tư Gia súc
Trẻ năm thứ năm Đối tượng
Trể năm thứ sáu —
KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
Công tác phát triển vốn từ là hoạt động giáo dục có chủ định, có kế hoạch
nhằm giúp trẻ lĩnh hội vốn từ có hiệu quả
Phát triển vốn từ được hiểu như là một quá trình lâu dài trẻ tích lũy vốn từ,
hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp
cụ thể Trẻ chỉ lĩnh hội nghĩa của từ khi nào từ được sử dụng trong câu, trong lời nói Vì vậy, công tác phát triển vốn từ cần phải được tiến hành chặt chẽ với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ Một mặt, lời nói tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn từ có nghĩa phù hợp, mặt khác, vốn từ là điều kiện quan trọng để ngôn
trẻ
ngữ phát triển mạch lạc Xem xét quá trình hình thành và phát triển vốn từ
mầm non, ta có thể thấy hai mặt của một quá trình:
- Một mặt, phát triển nhận thức: nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh được phát triển, đồng thời trẻ lĩnh hội nghĩa cụ thể của từ và nội dung khái niệm
của từ
- Mặt khác, phát triển ngôn ngữ, trẻ lĩnh hội từ như là một yếu tố của lời nói: cách sử dụng từ, dùng từ thay thế, dùng từ có mức độ khác nhau, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa cách dùng từ trong câu
Như vậy, từ trong ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là kí hiệu của các sự vật, hiện tượng xung quanh, mà còn là kí hiệu mã hóa của các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng đó
Phát triển vốn từ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện ở
trẻ Lĩnh hội vốn từ là điều kiện quan trọng để phát triển trí tuệ, bởi vì kinh
Trang 28PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
niệm, phát triển tư duy Vốn từ nghèo nàn ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ Cùng với việc phát triển vốn từ, chúng ta thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức
và thẩm mĩ Trẻ biết dùng từ để thể hiện cảm nhận của mình về vẻ đẹp của thế
giới xung quanh, thể hiện thái độ với thế giới tự nhiên, xã hội
FE HOAT DONG CỦA NGƯỜI HỌC:
Thế nào là phát triển vốn từ? Hãy phân tích tính hai mặt của quá trình phát
triển vốn từ ở trẻ
NỘI DUNG VỐN TỪ
Ta cần cung cấp cho trẻ đủ vốn từ để trẻ có thể sử dụng trong giao tiếp, thể hiện những nhu cầu của mình, nhận thức thế giới xung quanh, sử dụng phát triển trong các hoạt động khác nhau Trước tiên, trẻ cần lĩnh hội những từ sinh hoạt (tên các bộ phận của cơ thể, tên đồ dùng, quần áo, thức ăn ), từ chỉ tên
gọi của các đối tượng trong thế giới vô sinh, hữu sinh (đất, cát, nắng, gió, cây,
hoa, chó mèo ), từ xã hội (chỉ nghề nghiệp, đất nước, lễ hội ), từ chỉ cảm xúc, tình cảm, thái độ, đánh giá (vui, buồn, tốt, xấu, yêu, ghét ), từ chỉ số lượng,
thời gian, không gian (nhiều - ít, nhanh — chậm, rộng - hẹp)
V I Lôginôva chia nội dung vốn từ cần cung cấp cho trẻ mầm non được mở rộng theo 3 hướng sau:
1 Làm giàu vốn từ cho trẻ trên cơ sở làm quen với môi trường xung quanh được mở rộng dần (Các từ chỉ tên gọi các đối tượng)
2 Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, phẩm chất, quan hệ của các đối tượng trên cơ sở quan sát, phân tích, so sánh các sự vật, hiện tượng (Thơm - không
thơm, to - nhỏ, thấm nước - không thấm nước
3 Mở rộng vốn từ chỉ những khái niệm đơn giản trên sơ sở phân tích, tổng hợp những thuộc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng (Gia súc, phương tiện giao thông )
Nội dung vốn từ cần dạy cho trẻ được xây dựng dựa trên các nguyên tắc:
từ dễ đến khó, từ gần đến xa, từ việc dạy trẻ biết sử dụng từ đúng đến biết
Trang 29PHẦN II TỔ CHUC HUONG DAN CAC HOAT BONG PHAT TR EN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Ví dụ: Vốn từ trẻ lớp mẫu giáo 4 đến 5 tuổi cần biết về chủ đề "Lao động
của người lái xe”:
[_— Từ - tên gọi Nội dung vốn từ Từ chỉ đặc điểm To, nhỏ, sáng, bóng, nhanh, chậm, bẩn, sạch, dài, | tinh chất của phương tiện giao thông rộng, hẹp, tròn, mềm, cứng, mới, cũ, đẹp, xấu, mềm, ấm, tiện nghi, bằng kim loại, bằng cao su, bằng kính, bằng gỗ, nặng, nhẹ, Từ liên quan đến khái niệm phương tiện giao thông (từ cụ thể đến khái quát cao)
Xe buýt, xe điện, xe lam, xe tải cửa, cửa sổ, buồng
lái, bánh xe, mui xe, động cơ, tay lái, ghế ngồi, đèn pha, ga-ra, đường, đường ray, thẳng, rơ-moóc, xăng, đầu, nhớt, phương tiện giao thông vận tải
Từ chỉ hành động Lái, kéo, đi vào, đi ra, mở máy, tắt máy, kéo còi, đóng cửa xe, mở cửa, dừng lại, chiếu đèn pha, báo hiệu,
thắng, sửa chữa, bảo dưỡng, rửa xe, rẽ trái, rẽ phải, tăng tốc, giảm tốc độ, chất hàng, dỡ hàng Từ chỉ thái độ Lịch sự, ân cần, niềm nở, chú ý, cẩn thận, thận trọng, cố gắng, nhanh nhẹn, chậm chạp, tốt, trật tự, ngăn nắp, Bảng 9 EE Hoat ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
- Phân tích chương trình phát triển ngôn ngữ ở các lứa tuổi, tìm ví dụ minh
họa cho các nguyên tắc phát triển vốn từ ở trẻ
- Chọn một chủ đề, lập bảng liệt kê vốn từ cần dạy trẻ ở các lứa tuổi
PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
Trang 30PHUONG PHAP PHAT TRIEN VON TỪ
nhiên, việc áp dụng các phương pháp phải chú ý đến các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Phát triển vốn từ phải gắn liền với sự phát triển nhận thức của trẻ
D hoạt động tích ủa trẻ với môi trường xung quanh
- Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cần phù hợp và mở rộng dần theo lứa
tuổi
- Sử dụng giáo cụ trực quan làm cơ sở cho hoạt động lời nói
- Nhiệm vụ phát triển vốn từ phải gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ
phát triển ngôn ngữ khác
Sau đây là các phương pháp thường được sử dụng để phát triển vốn từ
trong trường mầm non
Phương pháp quan sát
Trong trường mầm non, người ta thường sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau để phát triển vốn từ cho trẻ Phương pháp phổ biến đó là phương pháp
quan sát Đây là quá trình ta giúp trẻ biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu các
đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng, và giúp trẻ biết thể hiện những hiểu biết đó vào trong lời nói của mình
Trang 31PHAN 11 TỔ CHUC HUONG DAN CAC HOAT DONG PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Hình 11: Cẩn tổ chức cho trẻ
tiếp xúc nhiều với thiên nhiên |Z (Sử dụng hình trong tài liệu, Ì
Chăm sóc và giáo dục trẻ dưới ` `
6 tuổi - Nguyễn Kỳ Anh)
Vì đặc điểm nhận thức của trẻ mang tính trực quan, cụ thể, nên việc phát triển vốn từ phải thông qua việc tổ chức cho trẻ làm quen với thế giới xung quanh Giáo viên cần tổ chức cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên Thiên nhiên là bức tranh kì diệu và sống động, có khả năng gợi cho trẻ những xúc cảm, ấn tượng mạnh mẽ, lôi cuốn sự quan tâm, hứng thú hoạt động của trẻ Càng hứng thú bao nhiêu, nhận thức và vốn từ mà trẻ sử dụng càng chính xác và biểu cảm
bấy nhiêu
Trong quá trình đó, trẻ sẽ sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật, hiện tượng E I Tikhêeva đã nói: “Sự phát triển ngôn ngữ và cảm giác liên hệ chặt chẽ với nhau Vì vậy, không nên tách rời công tác giáo dục ngôn ngữ với công tác giáo dục cảm giác, tri giác” Quá trình lĩnh hội từ được diễn ra cùng lúc với việc tìm hiểu đối tượng mà từ đó biểu thị Đối tượng mà trẻ tìm hiểu sẽ đi vào nhận thức của trẻ qua các giác quan Sự nhận thức cảm tính này sẽ phát triển
cùng với các cảm xúc tương ứng kèm theo Tất cả sẽ được củng cố trong trí nhớ của trẻ như là biểu tượng về sự vật Khi nghe gọi từ đó, trước hết ở trẻ sẽ gợi
Trang 32PHUONG PHAP PHAT TRIEN VON TU nhảy xuống, đến gần mấy con gà mái Nhưng nó thì nó không ăn, mà đi bói đất tìm sâu rồi lại gọi gà mái đến” Việc tổ chúc và cho trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội cũng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ ở trẻ Trẻ sẽ có nhiều ấn tượng và cảm xúc, chính điều này sẽ kích thích trẻ nói, dùng các từ giàu hình ảnh, âm thanh
Bé Hùng 4 tuổi sau chuyến đi chơi về đã kể:(“Con, bố và mẹ con mới đi Thái lan về Thích lắm cô ơi! Cô biết không? Ở Thái Lan, mẹ dẫn con đi siêu thị, đi du lịch Bố dẫn con đi mua giày dép, quần áo Bố mẹ và con đi ăn cơm chung và còn đi xem múa rối nữa") Cần tổ chức cho trẻ dạo chơi, tham quan nhiều nơi, giúp trẻ có nhiều kinh nghiệm, ấn tượng, tạo nguồn nội dung cho trẻ nói
Hình 12: Việc tổ chức và cho
trẻ tham gia vào các hoạt động lễ hội có vai trò rất quan trọng
trong việc phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ ở trẻ
Trang 33
PHAN II TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGON NGU CHO TRE MAM NON
Hình 13: Khi nghe gọi từ “tắm”, trẻ sẽ gợi lên những cảm giác, cảm xúc mà trẻ đã trải qua khi tiếp xúc với đối tượng
- Trẻ nghe tiếng nước chảy, sở tay thấy nước ấm, nghe mẹ nói từ “tam” - Khi nghe từ “tam”, trẻ hiểu và bỏ đồ chơi đang chơi, tự đi vào nhà tắm
- Trễ tự nói từ “tắm”,
Tuy nhiên, sau khi trẻ biết từ và hiểu từ, giáo viên cần giúp trẻ cảm nhận
đầy đủ nghĩa của từ và biết cách dùng từ đúng trong mọi tình huống giao tiếp,
bằng cách mở rộng cách dùng từ trong các kiểu câu
- Cách dùng từ trong các kiểu cấu trúc câu:
Ví dụ: Quả cam
+ Qué cam màu xanh + Con ăn cam rất ngon
+ Me bao con dua qué cam cho ban Hung
+ Trong khi bạn Nam nặn quả chuối thì con nặn quả cam + Qué cam này chua, còn quả cam này thì ngọt
+ Trong quả cam có hột, không ăn được
Trang 34PHUONG PHAP PHAT TRIEN VON TU Ví dụ: Từ “Ô tơ” Ba di lam Ơiơ bang xe 6t6 (Phát âm) (Giải thích)
Khi nào lớn con Ở tô chạy rắt
sỡ mua xe ô tô nhanh
(tương lai) (Miêu tả)
Mai con thich di xe 6 16 Con thích với mỹ di xe 6 tô (Dự kiến kế hoạch) (Cảm xúc) Mình lấy cái ghế này làm xe õ tô nhét (Giả vở) Hình 14 ERY HOAT DONG CUA NGUGI HỌC:
- Hãy trình bày cách sử dụng phương pháp quan sát để phát triển vốn từ cho trẻ mầm non theo gợi ý sau: Mục đích? Cách sử dụng? Những điểm cần lưu ý?
- Chọn một từ bất kì, tập đặt hệ thống câu hỏi khác nhau và câu hỏi tương
ứng nhằm mục đích rèn luyện cách dùng từ đó ở trẻ
Phương pháp nói chuyện, đàm thoại
Trang 35PHẦN II, TỔ CHỨC HƯỚNG DAN CAC HOẠT BONG PHAT TRIEN NGON NGU CHO TRE MAM NON
dùng ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo, khi trẻ đã có một số vốn hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh liên quan đến nội dung đàm thoại, sử dụng ngôn ngữ tương đối
tự do trong giao tiếp Đầu tiên, giáo viên nên đặt những câu hỏi dễ, kích thích sự
tập trung chú ý, kiểm tra sự hiểu biết của trẻ về đặc điểm bên ngoài của từng _ đối tượng (Cái gì? Màu gì? Có những bộ phận nào? Dùng để làm gì? Đang làm _
gi? ), sau đó đặt những câu hỏi đòi hỏi phải có sự phân tích, so sánh, tìm ra những đặc điểm giống nhau, khác nhau giữa các đối tượng trong nhóm (Cái nào to hơn, nhỏ hơn? Có gì giống nhau, khác nhau? Làm thế nào mà con biết? Tại sao con nghĩ như vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu ? Có thể gọi chung tất cả những vật này bằng từ g†? ) để tìm ra những đặc điểm đặc trưng nhất Cuối cùng là câu hỏi khái quát kích thích trẻ tìm từ - khái niệm
EE HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Thảo luận nhóm, tập thiết kế hệ thống câu hỏi đàm thoại để giúp trẻ hiểu nghĩa của một từ ~ khái niệm
Phương pháp thực hành
Ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với các hoạt động của trẻ Không thể phát
triển ngôn ngữ cho trẻ nếu tách rời khỏi các hoạt động Hoạt động chủ đạo của
trẻ mầm non là hoạt động vui chơi Vì vậy, trò chơi là phương pháp phát triển vốn từ phù hợp và hiệu quả nhất đi chơi học tập để củng cố vốn từ đã có ở trẻ, kích thích trẻ tìm cách sử dụng các từ mà trẻ biết một cách thường xuyên với trẻ Giáo viên mầm non dùng các trò - Trò chơi học tập: Nhằm mục đích giúp trẻ nhớ từ, hiểu rõ nghĩa của từ, phát triển kĩ năng
giao tiếp cho trẻ Tùy từng lứa
tuổi mà ta có thể tổ chức các trò
chơi khác nhau Nội dung các trò chơi này được biên soạn
trong nhiều tài liệu như Tuyển
Trang 36PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VON TU
Tuyển tập các trò chơi phát triển
cho trẻ mẫu giáo
Ví dụ: Trò chơi “cái túi kì lạ”
ng ng, tích cực hóa vốn từ, rèn
ngữ và kĩ năng giao tiếp,
- Luật chơi: Thò tay vào túi khảo sát vật trong túi, gọi tên và miêu tả về
đặc điểm, công dụng của đối tượng
- Hành động chơi: Chỉ được dùng tay sờ và đoán, khơng được nhìn
Ngồi trị chơi học tập, các trò chơi khác cũng góp phần tích cực trong việc
củng cố vốn từ, giúp trẻ cảm nhận cách dùng từ đúng trong các tình huống giao
tiếp cụ thể
Hình 16: Khi chơi ngôn ngữ của trẻ kiên
được rèn luyện và phát triển ea
Ngoài trò chơi đối với trẻ mẫu giáo, ta có thể dùng phương pháp luyện tập để củng cố vốn từ cho trẻ Khác với trò chơi, luyện tập không có luật chơi Nhiệm vụ học tập thể hiện ở chỗ, trẻ phải tìm và nói nhanh từ phù hợp Các nhà giáo dục nổi tiếng của thế kỉ XX như I G Pestalogi, K Ð Usinski, E Thikhêeva đã đề cao vai trò sử dụng phương pháp luyện tập để củng cố vốn từ cho trẻ nhỏ Ví dụ: Phương tiện giao thông - trẻ kể tên các phương tiện giao thông, tròn ~ trẻ kể tên các vật có hình tròn, nhanh~ chậm
Trang 37PHAN I TỔ CHUC HUONG DAN CAC HOAT BONG PHAT TRIEN NGON N@U CHO TRE MAM NON
khủng long to nhất, thứ hai con vẽ trứng vịt nhỏ hơn, cuối cùng con vẽ trứng gà
nhỏ nhất )
Ngoài hai phương pháp trên, giải câu đố và đặt câu đố cũng là một cách
i a ng lớn trong việc rèn
luyện trí tuệ, củng cố, chính xác hóa nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh, củng cố vốn từ đặc biệt là các từ có hình ảnh, âm thanh, rèn luyện tính độc lập, mạnh dạn, tự tin ở trẻ Quả gì năm múi Cắt hình cánh sao Nếm thử tí nào Chua chua như dấm (Quả khế)
Cần lưu ý, chỉ sử dụng câu đố khi ở trẻ đã có một số hiểu biết nhất định về đối tượng được miêu tả trong câu đố Khi trẻ đoán đúng câu đố, giáo viên cần đặt câu hỏi “Tại sao con đoán là ?" để trẻ phải suy nghĩ, tìm những từ "khóa” trong câu đố để trả lời (tại vì quả khế có năm múi, khi cắt ra giống hình ngôi sao, khế có vị chua) Chỉ có như vậy mới phát huy hết tác dụng của câu đố,
phát triển nhận thức, đồng thời phát triển cả vốn từ, ngôn ngữ cho trẻ
Dạy trẻ đặt câu đố thường được dùng đối với trẻ 4 đến 6 tuổi, khi vốn hiểu
biết và vốn từ của trẻ đã tương đối phong phú Hình thức đặt câu đố phù hợp với trẻ là dạy trẻ miêu tả hình dáng bên ngồi, cơng dụng của đối tượng mà không gọi tên Ví dụ: Đố bạn con gì mào đỏ, kêu cục ta cục tác, biết để trứng?
Dey HOAT BONG CUA NGƯỜI HỌC:
Trang 38PHUONG PHAP PHAT TRIEN VON TU
Đọc thơ, đọc - kể chuyện
Đọc thơ, kể chuyện sẽ cung cấp cho trẻ những khuôn mẫu về ngôn ngữ văn học, có tính biểu cảm cao, giúp phát triển ở trẻ độ cảm nhận các chuẩn trẻ hiểu nghĩa của những từ có tính chất trừu tượng Ví dụ: Dũng cảm (truyện “Chú dê đen"), hiếu thảo (truyện “Ba cô gái") Nội dung và tình huống ngôn ngữ trong câu chuyện sẽ giúp trẻ hiểu được nghĩa của các từ trên Đọc thơ sẽ giúp trẻ làm quen với các từ giàu hình ảnh, âm thanh, từ nhân hóa (Cô rong xanh, Ơng ngơ bắp ) và trẻ sẽ cảm nhận được cách sử dụng từ Ví dụ: Với bài "Đàn gà con", trẻ sẽ làm quen với các từ: cái mỏ tí hon, cái chân bé xíu, lông vàng mát dịu, mắt đen sáng ngời Chú ý khi đọc cần diễn cảm, đúng nhịp của câu
thơ, nhấn mạnh vào từ mới định làm quen với trẻ Sau khi đọc, nên đặt câu hỏi
đàm thoại về nội dung giúp trẻ hiểu và cảm nhận được cách dùng từ Ví dụ: mỏ gà (chân gà con, lông gà, mắt gà ) như thế nào? (tí hon, bé xíu, mát dịu, sáng ngời
Fế¡ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Chọn một bài thơ, câu chuyện tập đọc diễn cảm cho trẻ nghe, liệt kê vốn
từ cần dạy trẻ Tập đặt câu hỏi để trẻ phải dùng những từ vừa nghe trong bài
thơ, câu chuyện để trả lời Giảng giải, giải thích
Giáo viên mầm non cũng có thể sử dụng cách giảng giải, giải thích bằng
lời nói đơn giản, dễ hiểu, gần gũi để giúp trẻ hiểu nghĩa của một số tử có tính trừu tượng, từ khó
Ví dụ:
- Bạn Hoa ngày nào cũng giúp cô dọn đồ chơi, bạn Hoa thật là chăm chỉ! - Đi tham quan là di chơi nhiều nơi, xem nhiều cảnh đẹp
Trang 39
(6 CHUC HUONG DAN CAC HOAT
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ
Công tác phát triển vốn từ được thực hiện trong các hoạt động hằng ngày của trẻ như: học tập, giao tiếp, chơi, sinh hoạt Tùy mục đích và tình huống giao _ _ Tiếp, sự quan tâm của trẻ mà giáo viên có thể tổ chức các hoạt động khác nhau _
để phát triển vốn từ Ta đã biết có hai cách trẻ có thể lĩnh hội kiến thức và kĩ
năng: Thứ nhất là những kiến thức và kĩ năng trẻ lĩnh hội trong giờ học, thứ hai là những kiến thức và kĩ năng trẻ lĩnh hội thông quan các hoạt động phong phú
đa dạng hằng ngày Muốn vốn từ của trẻ phát triển phong phú, đa dạng, không
đơn điệu, giáo viên cần chủ động lập kế hoạch phát triển vốn từ cho trẻ theo nội
dung chủ điểm trong từng giai đoạn ở các giờ học phát triển vốn từ và trong các
giờ học khác, cũng như ở các hoạt động giao tiếp, lao động, sinh hoạt
Lập kế hoạch phát triển vốn từ
Giáo viên cần chủ động lập kế hoạch phát triển vốn từ cho trẻ theo nội dung có liên quan đến một chủ đề mà trẻ học hay trẻ quan tâm Theo nghiên
cứu của các nhà giáo dục, trẻ lứa tuổi nhà trẻ một tuần có thể lĩnh hội thêm từ 3 đến 5 từ mới, trẻ lớp mầm là 10 từ, lớp chổi là 15 từ, lớp lá là 20 từ Vốn từ cung
cấp cho trẻ cần tăng dần độ khó, tăng thêm về số lượng từ, dạy trẻ biết dùng từ
Trang 40PHUONG PHAP PHAT TRIEN VON TU STT LỨA TUỔI NỘI DUNG VỐN TỪ Cháo Cam, chuối, đu đủ, ăn hạt, hình tròn, dài, màu xanh, đỏ, gọt vỏ, bỏ hạt, ngon Cơm thường Nhãn, chôm chôm, bơ, lê, nho, cuống, lá, múi, màu vàng, láng, sẩn sùi, chua, ngọt Mầm Khế, bưởi, măng cụt, sầu riêng, thanh long, ổi, dứa,
vải, dâu, chùm, buồng, nải, vỏ mỏng, dày, cứng, mềm, thơm, không thơm, uống, xay sinh tố, nấu chè,
vi-ta-min, cắt, gọt
Chéi Na - mang cầu, thơm - dứa, nhiều hạt, ít hạt, không hạt, chín, sống, xanh, hơi chua, hơi ngọt, ngọt lịm,
thơm lừng, hồng, tím, nâu, hái, rụng, rơi, trộn salát
Lá So fi, chùm ruột, dâu da, trứng cá, non, già, hường,
tươi, héo, thối, ủng, chín nẫu, dôn dốt, chua lét, chát, ki-lô-gam, bổ, xẻ, tách múi, tẽ hạt, làm cốc-tai
Bảng 10: Vốn từ cần cung cấp cho trẻ các lúa tuổi theo một chủ đè FEy HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC:
Chọn một chủ để, lập bảng liệt kê vốn từ cần dạy trẻ ở các lứa tuổi theo
nguyên tắc kế thừa và phát triển
Tổ chức giờ học phát triển vốn từ
Trong thực tế, có các loại giờ học phát triển vốn từ sau:
~ Giờ học làm quen trẻ với các đối tượng của thế giới xung quanh Mục