1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non: Phần 1

67 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Của Trẻ Mầm Non
Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyên Thị Nga
Thể loại sách
Năm xuất bản 2009
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

Để giúp giáo viên mầm non có thêm tài liệu tham khảo tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ trong trường mầm non, cuốn sách Hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non đã được biên soạn. Dựa vào các hoạt động gợi ý trong cuốn sách, giáo viên có thể lựa chọn hoặc sáng tạo thêm những hoạt động khác phù hợp với khả năng của trẻ, chủ đề thực hiện ở lớp mình và điều kiện thực tế của địa phương. Cuốn sách gồm có 3 nội dung chính, trong phần 1 sau đây sẽ trình bày các nội dung về sự phát triển nhận thức của trẻ và hoạt động khám phá khoa học, các hoạt động cho trẻ nhà trẻ nhận biết thế giới xung quanh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

'TRẦN THỊ NGỌC TRÂM - NGUYÊN THỊ NGA

CÁC HOẠT ĐỘNG

KHÁM PHÁ KHOA HỌC CUA TRE MAM NON

(Theo Chương trình giáo dục mâm non mới) — 3⁄4

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năng

nhận thức của trễ là một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mẫm non nhằm hình

thành nên tâng cho việc học tập của trễ trong tương lai

Những năm gân đây, giáo dục khoa học (tổ chức hoạt động khám phá khoa

học) cho trẻ trong trường mẫm non nhằm phát triển nhận thức của trẻ đã trở

thành một bộ phận quan trọng trong chương trình giáo dục mẫm non của nhiều

nước tiên tiến trên thế giới như : Mĩ, Trung Quốc, Hàn Quốc, lsrael, nhằm

chuẩn bị cho thế hệ trẻ sống trong một thế giới có những thay đổi khoa học, công nghệ nhanh chóng, luôn đòi hỗi con người phát triển tư duy sáng tạo, linh

hoạt để đương đâu với cuộc sống thực tại Theo xu thế đó, hoạt động khám phá

khoa học cũng đã trở thành một bộ phận của Chương trình giáo duc mam non

mới đã được Bộ trưởng Bộ Giáo đục và Đào tạo kí ban hành theo Quyết định số 17/2009/TT ~ BGDĐT ngày 25/7/2009

Để giúp giáo viên mầm non có thêm tài liệu tham khảo tổ chức hoạt động

khám phá khoa học cho trễ trong trường mẫm non, chúng tôi biên soạn cuốn sách này Dựa vào các hoạt động gợi ý trong cuốn sách, giáo viên có thể lựa chọn hoặc sáng tạo thêm những hoạt động khác phù hợp với khã năng của trê, chủ đề thực hiện ở lớp mình và điều kiện thực tế của địa phương

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã hết sức cố gắng nhưng không tránh khỏi nhiững thiếu sót Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các cô giáo

và bạn đọc để lần xuất bản sau sé t6t hon

Trang 4

Sự phát triển nhận thức của trẻ và hoạt động khám phá khoa học A- SU PHAT TRIEN NHAN THUC CUA TRE 1- KHÁI NIỆM NHẬN THỨC

Nhận thức là một quá trình bên trong và là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người (nhận thức, tình cảm, ý chí) Nhận thức có liên quan rất chặt chế với sự học và về bản chất, sự học là một quá trình nhận thức

Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực "khách quan Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau (cảm giác, trì giác, tư đuy, tưởng tượng)

ya mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, biểu tượng, khái niệm) Quá trình nhận thức diễn ra trong mối liên quan chặt:

chẽ giữa các quá trình tri giác, trí nhớ, tư duy và tưởng tượng "

Khả năng nhận thức chính là khả năng suy nghĩ xuất phát từ nhì

muốn nhận biết thế giới khách quan của con người Trẻ em sinh ra với bị

tính tờ mò ham hiển biết Neav từ nhỏ trẻ đã có khả năng tìm hiểu: thử

Trang 5

cai

xung quanh Trẻ cần một môi trường nuôi dưỡng và kích thích tính tò mò,

ham hiểu biết của trẻ, khích lệ trẻ đặt những câu hỏi, tìm câu trả lời và giải

quyết vấn đề

Phát triển khả năng nhận thức, hình thành các thái độ nhận thức và kĩ năng

nhận thức của trẻ là nhiệm vụ trung tâm của giáo dục mâm non nhằm hình

thành nên tẳng cho việc học tập của trẻ trong tương lai Đó là :

— Tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực tìm tòi, khám phá và tìm cách giải

quyết vấn đề

— Khả năng nhận biết, phân biệt bằng các giác quan

— Khả năng quan sát, so sánh, phân loại, suy luận và phỏng đoán, tìm mối liên hệ nhân quả, suy nghĩ có phê phán, óc tưởng tượng ; khả năng sáng tạo, chú ý và ghi nhớ

— Khả năng phát hiện và giải quyết vấn để trong cuộc sống hằng ngày theo những cách khác nhau

— Khả năng diễn đạt những hiểu biết, suy nghĩ (bằng vận động, hình ảnh, Tời nói) thông qua ngôn ngữ nói là chủ yếu

1I- ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ

1 Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ nhà trẻ (3 - 36 tháng) Ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ học về môi trường xung quanh qua các giác quan và 'bằng các vận động thân thể Vận động thân thể và sự phát triển khả năng điều

khiển cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc học và phát triển nhận thức của trẻ Các giác quan được dùng để tiếp nhận thông tin dẫn đến phát triển nhận thức của trẻ Trẻ nhỏ sử dụng đổng thời các giác quan và các vận động thân thể trong quá trình nhận thức Các giác quan không thể được sử dụng không

_ có các vận động thân thé và ngược lại Qua nhận thức, trẻ học và trở nên thông mình hơn

Td mo, khám phá và cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh là bản tính của

trẻ nhỏ, đồng thời cần thiết cho sự phát triển nhận thức của trẻ: Sự phát triển nhận thức của trẻ đòi hồi sự phát triển lành mạnh ở các lĩnh vực khác : sự phát triển thể chất, cư xử tình cảm được đảm bảo và các tác động qua lại xã hội

tích cực 7

Trang 6

— Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh đến 6 tháng + Nhìn theo người hoặc vật chuyển động

+ Ngắm nhìn vật treo lơ lửng + Với đỗ chơi treo lũng lắng

+ Nhìn các đổ vật và tranh ảnh

+ Sử dụng phối hợp tay mắt để với

+ Quay đầu về phía âm thanh của chuông hoặc xúc xắc

+ Chơi với tay và chân + Đưa các vật vào mồm — Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ từ 6 đến 12 tháng + Nhặt đổ vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ + Tìm đồ chơi bị giấu + Nhìn sách tranh, đỗ vật + Thao tác với đồ vật

+ Bắt chước một vài hành động của người lớn,

— Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ từ 12 đến 18 tháng

+ Theo đuổi và tìm đổ chơi biến khỏi tắm mắt

+ Bỏ đổ vật vào hộp và lấy ra

+ Chơi đóng vai với các đổ vật quen thuộc gần gũi

+ Nhận ra và đáp lại với bản thân trong gương + Chơi xây dựng đơn giản

— Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ từ 18 tháng đến 24 tháng

+ Biể lộ nhận biết đúng chức năng của đổ chơi + Giải được 2 hoặc 3 câu đố đơn giản

+ Đặt đúng hình vào hộp hình dạng đó, + Sử dụng đổ chơi,đổ dùng gia đình + Nhận ra mình trong ảnh

+ So sánh các đổ vật quen thưộc theo màu sắc, + So sánh các đổ vật quen thuộc theo hình dạng

Trang 7

— Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi

+ Phân biệt giữa hai mùi + Nói các mùi khác nhau

+ Phân biệt giữa các âm thanh và nói rằng chúng khác nhau

+ Nhận ra âm thanh bằng lời nói °

+ Chỉ vào các đổ vật để ăn khác nhau khi được yêu cầu

+Phân biệt sự khác nhau về hình dạng của các đối tượng (tròn, vuông, tam giác)

+ Phân biệt sự khác nhau về kích thước của các đối tượng (to/nhỏ,

dài/ngắn),

+ Phân loại các đối tượng theo trọng lượng (nặng/nhẹ) + Phân loại các đối tượng theo chiéu cao (cao/thấp)

2 Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo (3 - 6 tuổi) Ở lứa tuổi mẫu giáo, ba hình thức tư duy cơ bản (tư duy trực quan ~ hành

động, tư duy trực quan — hình tượng, tư duy lôgíc) đã được hình thành, trong đó tư duy trực quan'— hình tượng là loại tư duy cơ bản của trẻ Khả năng nhận

thức của trẻ được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các đồ dùng, đồ chơi 'à các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu thực vật, động vật, các

hiện tượng tự nhiên Chơi là con đường chủ yếu để trẻ mẫu giáo nhận thức thế giới xung quanh Trẻ chơi không phải để giải trí mà là để học, để thử tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh

Nhà tâm lí học lỗi lạc Jean Piaget đã giải thích tính ham hiểu biết của trẻ và khát vọng hành động của trẻ trong môi trường bởi quá trình tự điều chỉnh hay còn được gọi là sự làm cân bằng, Khi gặp điều gì đó trong môi trường không phù hợp với những kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ, trẻ tự

tìm hiểu trong trạng thái không cân bằng về tỉnh thần Để trở lại trạng thái cân bằng tỉnh thần, trẻ được thúc đẩy hành động trong môi trường Trẻ có

Trang 8

Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình tho-

ˆng qua tương tác qua lại tích cực giữa trẻ với môi trường vật chất và môi trường xã hội xung quanh Chất lượng của hoạt động nhận thức liên quan đến các thái độ nhận thức và các kĩ năng nhận thức của trẻ Sự phát triển của quá trình nhận thức phụ thuộc vào sự trưởng thành của trẻ, vào các kích

thích và các trải nghiệm có trong môi trường, vào các vấn để mà trẻ tiếp

xức trực tiếp trong môi trường và vào các vấn để do người lớn tổ chức hư-

đng dẫn

Khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo được phát triển qua việc tiếp xúc,

tìm hiểu các đổ dùng, đổ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây cối, con vật, các hiện tượng tự nhiên và qua làm quen với toán

Theo Pi-a-gié (Jean Piaget), từ 3 ~ 5 tuổi quá trình tư duy của trẻ có

thay đổi từ giai đoạn cảm giác - vận động đến giai đoạn tư duy tiền thao tác

kèm theo tư duy tượng trưng để trẻ tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh Chức năng tượng trưng là bản chất của giai đoạn tiền thao tác Tính tượng trưng diễn ra ở trẻ từ 2 — 4 tuổi Tư duy tượng trưng cho phép trẻ có

hình ảnh, biểu tượng về những thứ không có trước mắt trẻ Chức năng tượng

trưng trong tư duy cho phép trẻ có thể dùng các trải nghiệm nghệ thuật, đặc biệt là chữ viết nguệch ngoạc tượng trưng cho những thứ trong môi trường như nhà, cây, hoa và người Tính tượng trưng cũng cho phép trẻ chơi trò chơi

giả bộ Trẻ ở giai đoạn này tin rằng những vật vô tri vô giác cũng sống và

có thể hành động

Trẻ từ 3 — 5 tuổi cẩn có nhiều cơ hội để khám phá, nên tạo cơ hội cho trẻ có những trải nghiệm để trẻ phát triển nhận thức qua việc tiếp xúc với môi trường gần gũi xung quanh Trẻ cũng có thể có được những kinh nghiệm qua sách, tranh ảnh và qua tiếp xúc, hoạt động với các nguyên vật liệu Các hoạt động với các nguyên vật liệu phối hợp với đàm thoại sẽ hỗ

trợ quá trình phân loại, tiếp thu các thông tìn và hình thành các ý tưởng của trẻ

TY 4—7 tuổi, trẻ chuyển từ giai đoạn tư duy tiển thao tác sang giai đoạn tư duy bằng trực giác Quá trình tư duy của trẻ thay đổi tỲ ý nghĩ tượng trưng

sang ý nghĩ trực giác hoặc ý nghĩ thẩm Trẻ bắt đầu có thể tổ chức sắp xếp các đối tượng theo màu nào đó, rồi thay đổi sắp xếp theo màu khác, hoặc

Trang 9

thuộc tính nào đó Trẻ thường không thể xem xét hai thuộc tính đổng thời

cùng một lúc Trẻ có thể di chuyển chú ý từ một thuộc tính này sang thuộc

tính khác khi trẻ nhóm các đối tượng Trẻ có thể di chuyển như thế dựa vào khả năng tập trung chú ý, mức độ tư duy, chẳng hạn như khả năng phân loại và xếp hạng các đối tượng

Các khái niệm khoa học và toán được trễ học qua tìm hiểu và khám phá thế

giới hiện tượng gần gũi tạo nền tảng cho việc học sau này Khi trẻ khám phá

và thử nghiệm với môi trường xung quanh, trẻ thu nhận các quá trình tư duy

khoa học — hình thành các khái niệm và giải quyết vấn đề, đồng thời trẻ cũng

thu nhận được kiến thức Giáo viên tạo môi trường thử nghiệm sẽ tạo cơ hội

cho trẻ kiến tạo hiểu biết về các hiện tượng xung quanh

Trẻ mẫu giáo lĩnh hội khái niệm qua thao tác bằng tay, quan sát và khám phá, nên dành thời gian cho trẻ thử nghiệm và sử dụng tiếp cận thử - sai Các trải nghiệm về toán cho trẻ mẫu giáo nên tính đến khả năng nhận thức của trẻ

Trẻ cần các nguyên vật liệu sẵn có gần gũi với cuộc sống hằng ngày cho các thao tác bằng tay, các hành động sắp xếp phân loại

Khả năng trẻ hiểu khái niệm liên quan đến toán và khoa học trong giai

đoạn tiền thao tác được phát triển qua phân biệt, phân loại và tương ứng 1 — I

“Trẻ có thể dùng phân biệt để so sánh về hình dạng, kích thước và màu sắc

'Phân biệt đặc điểm các đối tượng có thể được dùng để nhóm các đối tượng và xác định thứ nào thuộc về một nhóm và thứ nào không thuộc nhóm đó Biết

tương ứng 1 — 1 là điều kiện tiền quyết để có thể đếm, thêm, bớt

Đối với trẻ, việc đối chiếu so sánh các tập hợp đi trước hiểu về số, trái lại

'iệc xếp hạng dẫn đến khả năng xếp thứ tự theo kích thước, cấu tạo, số lượng

và các thuộc tính khác

Đối với trẻ ở giai đoạn tư duy tiền thao tác, việc học đếm là bước trọng yếu để hiểu về số Trước tiên, muốn học đếm,trẻ cần dùng các từ chỉ số đếm tương, ứng, hoặc các từ chỉ số thứ tự Tiếp theo, trẻ hiểu rằng sự liên tục của các số .đếm luôn theo thứ tự giống nhau Rồi trẻ có thể kết nối giữa các số và quá tình

đếm Giáo viên nên cho trẻ được trải nghiệm nhiều với các con số trước khi

cho trẻ gọi tên các chữ số

Qua quán sát hoặc phân biệt, trẻ bắt đầu có kinh nghiệm phân loại các đối

tượng: Nhờ phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau, trẻ đi đến quyết

Trang 10

Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo được thể hiện ở các mốc phát triển sau đây : `

— Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 3— 4 tuổi :

+ Thích các hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan + Có thể nắm các thông tin thông qua giao tiếp và các sách đơn giản,

dễ hiểu

+ Hay đặt câu hỏi nhưng không phải lúc nào cũng hiểu câu trả lời + Bắt đầu nhận ra các mối quan hệ nhân quả đơn giản dưới dạng các:

câu hỏi đơn giản : Tại sao ? Để làm gì ? Như thế nào ?

+ Có thể móc nối các sự kiện khi thảo luận nhưng có thể gặp khó khăn

trong phát âm, diễn đạt bằng lời nói Trẻ cẩn được người lớn chú ý nghe và nói lại rõ ràng hơn những gì trẻ nói

+ Học tốt nhất trong những tình huống cụ thể có ý nghĩa với bản thân trẻ và khi có sự tin tưởng, khích lệ của người lớn

~— Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 4 — 5 tuổi :

+ Trẻ hay sử dụng các trò chơi đóng vai (chơi giả vờ) để xử lí thông tin mới và để hiểu các khái niệm phức tạp

+ Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng

tạo hơn trong việc Kñiám phá

+ Thường thích các thí nghiệm do chúng tạo ra hơn là các thí nghiệm do người lớn hướng dẫn

+ Bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế này, + Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm

Thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các chỉ tiết tưởng tượng vào các sự việc

+ Thích nói chuyện với những trẻ khác khi chơi và thử nghiệm

+ Bắt đầu sử dụng các hình vẽ để trình bày và diễn đạt ý kiến Thích nói để người lớn ghỉ lại và thử tự viết

_~ Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5 — 6 tuổi ; 4

Trang 11

+ Có thể tự tạo ra các thí nghiệm để xem việc gì sẽ xảy ra và nghĩ ra Tời giải thích cho những gì trẻ quan sát được, mặc dù trẻ vẫn chưa đủ

khả năng sử dụng suy luận lôgíc và trừu tượng

+ Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích

theo nhiều cách khác nhau

+ Thường dành nhiễu thời gian va chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ

thích Thích chơi theo nhóm 5 - 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ

+ Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự

việc có thực để giải thích các khái niệm đó

+ Thích vẽ và viết để ghỉ lại các sự việc

B - HOẠT DONG KHAM PHA KHOA HOC 'VỚI TRE MAM NON

I- KHAI NIEM KHOA HOC VA KHAM PHA KHOA HOC VOI TRE

MAMNON

1 Khái niệm khoa học

Khoa hoc :

=LAkign thức/hiểu biết thế giới

~ Là quá tình tìm hiểu, khám phá thế giới

“Khoa học với trễ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên 2 Khám phá khoa học với tré mam non

“Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá tình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên Đó là quá trình quan sắt, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định \ ˆ ÄMục tiêu của khám phá khoa học dành cho trẻ mầm non :

~— Nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò tự nhiên của trẻ về thế giới

~ Mỡ rộng và trau dồi các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán,

Trang 12

Tâm quan trọng của khám phá khoa học với trẻ nhỏ :

~ Khoa hoc phù hợp với mức độ phát triển của trẻ sẽ nuôi dưỡng, phát triển ở trẻ trí tò mò và mong muốn khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh

~ Là cơ hội để trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năng nhận thức của bản thân

~— Được thực hành các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, xây dựng giả thuyết, thử nghiệm, thảo luận/chia sẻ và tiếp nhận thông tin

— Hình thành ở trẻ nền tầng kiến thức phong phú

1I- CÁC QUÁ TRÌNH KHOA HỌC THÍCH HỢP VỚI TRẺ NHỎ

Khi thăm dò thế giới, trẻ thích thú với những quá trình khoa học Các gud

trình khoa học thích hợp với trẻ nhỏ và cần được trau đồi ở trẻ khi chúng thăm

đò thế giới là : quan sát, so sánh, phân loại, giao tiếp, đo lường, thử nghiệm, phơng đốn, suy luận

1 Quan sát

Quan sát là hướng sự chú ý có tính mục đích rõ rệt vào đối tượng được

quan sát Quan sát là một kĩ năng cho phép trẻ học được nhiều hơn những gì

chúng đang nhìn thấy Ví dụ : bằng quan sát một con bướm, trẻ sẽ có thể nhận

thấy nó có râu hay bằng quan sát màu khi trộn thuốc màu với nhau, trẻ sẽ nhận

thấy những thay đổi của thuốc màu

Quan sát cho phép trẻ phát hiện nhanh chóng, chính xác những đặc điểm quan trọng, chủ yếu, đặc biệt của sự vật, hiện tượng mặc dù những đặc điểm ấy khó nhận thấy cũng như những thay đổi và sự khác nhau của sự vật, hiện tượng Trẻ cần thời gian để quan sát Người lớn có thể sử dụng câu hỏi để định hướng sự quan sát của trẻ, giúp trẻ chú ý, tập trung vào những chỉ tiết nhỏ và nói về những gì chúng đang nhìn thấy

2 Phân loại

Phân loại là quá trình sắp xếp các đối tượng (đồ vật, người, các sự kiện )

vào các nhóm hoặc các loại dựa vào những dấu hiệu giống nhau của chúng 'Những cơ hội phân loại có thể phát triển dẫn tỲ những kinh nghiệm ở lớp học

cửa trẻ Trẻ có thể tự tìm ra những dấu hiệu phân loại trên cơ sở những hiểu

biết của trẻ về sự vật, hiện tượng Chẳng hạn, khi chơi với đổ chơi các con'

vật, trẻ có thể để tất cả những đổ chơi khủng long màu xanh với nhau và tất

Trang 13

Ee

Sự phân loại liên quan đến kiến thức lơgfc — tốn khi trẻ tạo nên những mối quan hệ giữa các đối tượng Hiểu biết vẻ các tính chất của các đối tượng cần

thiết đối với trẻ để sắp xếp phân nhóm, loại các đối tượng

3 So sánh

Khi trẻ trở nên quen thuộc với các thuộc tính của đối tượng, chúng bắt đầu so sánh giữa các đối tượng với nhau Khả năng so sánh dẫn đến sắp xếp theo thứ tự liên tiếp hoặc sắp xếp các đối tượng, các sự kiện vào một nhóm theo một

vài tiêu chuẩn như kích thước, độ dài, màu trên cơ sở những kinh nghiệm của

trẻ trong lớp học và trong cuộc sống hằng ngày Chẳng hạn, giáo viên có thể

khuyến khích trẻ làm những màu đỏ khác nhau bằng cách pha màu nước, so

sánh chúng và sắp xếp các lọ đựng nước màu đó theo thứ tự từ màu đỏ nhạt

nhất đến màu đỏ đậm nhất

4 Phỏng đoán

Trẻ có những phỏng đoán khi chúng khám phá, thử nghiệm với các nguyên

vật liệu Điều này khuyến khích trẻ suy nghĩ về những gì có thể xảy ra Tính

xác thực của những phỏng đoán của trẻ tuỳ thuộc vào những kinh nghiệm và

hiểu biết của trẻ Có rất nhiễu hoạt động thường ngày mà trẻ có thể đặt câu

hỏi để phỏng đoán Khi đó trẻ sẽ suy nghĩ một cách khoa học vẻ lí do của vấn

để hơn chỉ là đơn thuần chấp nhận thế giới có sẵn xung quanh

Việc trẻ được khuyến khích phỏng đoán và khi những ý kiến của trẻ được công nhận rất quan trọng Trẻ luôn học được nhiều điều qua những trải nghiệm và những phỏng đoán được tạo nên từ những trải nghiệm của bản thân mặc dù

những phỏng đoán đó thường có thể chưa đúng Có thể khuyến khích trẻ phỏng

đoán bằng cách đưa ra những câu hỏi kích thích suy nghĩ như : Điều gì sẽ xảy

ra ? Vì sao điều đó xảy ra ? Điều gì sẽ xảy ra tiếp 2

5 Giao tiếp

Trẻ thường muốn chia sẻ những gì chúng tìm thấy với cô giáo và các bạn Để bày tổ ý kiến của mình, trẻ cần một vốn từ vựng thích hợp Trẻ cần được khuyến khích đặt câu hỏi, sử dụng từ để diễn đạt những gì trẻ đang trông

Trang 14

6 Suy luận

Dựa vào những thông tin thu nhận được qua quan sát và thử nghiệm, trẻ bắt đầu làm những suy luận về những điều xảy ra trong môi trường của chúng lôgíc của những suy luận của trẻ dựa vào khả năng quan sát của trễ và những, gì trẻ bắt gặp, nhìn thấy trong môi trường Người lớn có thể giúp trẻ làm những, suy luận lôgíc bằng cách khuyến khích trẻ xem xét những khía cạnh khác nhau của một sự việc hay tình huống nào đó Khả năng suy luận chính xác cửa trẻ

phụ thuộc vào những trải nghiệm và vốn kinh nghiệm sống của trể

7 Kết luận

Trong khi thử nghiệm, trẻ đi đến những giải thích, kết luận về những thông tin chúng nhận được Những kết luận của trẻ được làm ra từ kết quả của những

thử nghiệm thực sự là cơ sở của những kinh nghiệm của trẻ Giáo viên nên cố sắng cho trẻ thêm thời gian và các nguyên vật liệu để trẻ khám phá môi trường,

một cách đầy đủ nhất đến mức tất cả những con đường khám phá mở ra cho

trẻ hết mức Không đủ thời gian khám phá, trẻ không thể thu nhận được những

kiến thức khoa học tự nhiên cần thiết giúp trẻ suy nghĩ một cách lôgic

II - CÁCH TIP CAN QUA TRINH TRONG DẠY KHOA HỌC

CHO TRE NHO

Thế nào là cách tiếp cận quá trình trong day khoa học cho trẻ nhỏ — một cách tiếp cận thích hợp với sự phát triển nhận thức của trễ nhỏ 2

Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay,con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất Đối với trẻ lứa tuổi mẫm non, học khoa học chủ yếu là học cách suy nghĩ chứ chưa phải là học những quy luật của khoa học (vật lí, sinh vật ) Ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc

giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà quan trọng hơn là giúp trẻ suy

nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan

sát, xem xét, suy luận, phỏng đoán về các sự vật và hiện tượng xung quanh

Trang 15

“Trên thực tế, khoa học thường được giáo viên mầm non dạy cho trẻ nhỏ

qua chứng minh, giảng giải các sự việc và các khái quát hoá — cách tiếp cận

'kết quả hơn là qua các hoạt động tìm tòi, khám phá của trẻ — cách tiếp cận quá

trình Sau đây, chúng tôi mô tả hai lớp học được giáo viên tiến hành theo hai cách tiếp cận trên khi dạy khoa học cho trẻ nhỏ

Lớp học 1

Trẻ ngồi vòng tròn trước mặt cô giáo trong khi cô giáo đang thể hiện tạo màu xanh lá cây bằng thuốc vẽ như thế nào Cô giáo vẽ một vòng tròn mầu

vàng trên giá vẽ rồi phủ lên nó một vòng tròn xanh da trời làm thành màu xanh lá cây và cô giáo hỏi trẻ : “Cô đã dùng những màu gì để làm thành màu xanh lá cây ?” Những câu trả lời đúng của trẻ được cô giáo nói : “Đúng rồi ! (hoặc “Giỏi lắm 1”) Màu vàng và màu xanh da trời làm thành màu xanh lá cây” Màu thứ hai khác được tạo thành từ những màu ban đầu cũng được cô

tiến hành tương tự với trẻ

Ở lớp học này, trẻ là những người học thụ động khi quan sát cô giáo trộn màu và nghe cô giáo giải thích về màu, và trẻ không có cơ hội học qua trải nghiệm trực tiếp ~ giáo viên chú trọng vào việc cho trẻ ghỉ nhớ các sự việc và khái niệm về màu Giáo viên ở lớp thứ nhất sử dụng cách tiếp cận kết quả để đạy khoa học cho trễ nhỏ

Lớp học 2

Cô giáo để thuốc màu xanh da trời và màu vàng lên giá vẽ Cho trẻ dùng

những thuốc màu này để vẽ Trẻ nhanh chóng phát hiện ra màu thứ ba xanh lá cây Một trẻ nói : “Cô nhìn tờ giấy của cháu này ! Cháu đã làm ra màu xanh lá cây”: Cô giáo đáp lại bằng câu hồi : “Cháu có thể làm lại màu xanh lá cây không ?” Trẻ làm vài vệt xanh lá cây, mỗi lần làm xong lại nói : "Cháu làm được màu xanh lá cây” Những trẻ khác bắt đầu trộn thuốc màu để làm màu xanh lá cây Trẻ bắt đầu so sánh và nhận ra những thứ tương tự và nói : "Tớ cũng làm được mầu xanh lá cây” ; “Màu xanh lá cây của tớ giống màu xanh của cậu” ; “Màu xanh của tớ tối (sãm) hơn màu xanh của cậu” ; “Màu xanh của tổ nhạt hơn mầu xanh của cậu” Cô giáo nói tiếp : “Trong những màu "xanh lá eây các chấu làm ra, màu xanh lá cây nào nhạt nhất ? Màu xanh lá cây nào đậm nhất ? Từ những màu nào mà thành màu xanh lá cây ?” Cô giáo khuyến khích trẻ đặt các màu xanh lá cây liên tiếp từ nhạt nhất đến đậm nhất

Trang 16

Ở lớp học thứ hai, trẻ tích cực tham gia vào việc học của chúng Chúng quan sát và phân loại các mầu như màu xanh lá cây nhạt và màu xanh lá cây đậm Chúng phỏng đoán điểu gì sẽ xảy ra khi thuốc màu xanh đa trời hoặc

thuốc màu vàng nhiều hơn (hoặc ít hơn) được thêm vào màu ban đầu Giáo viên

khuyến khích trẻ tích cực học bằng những câu hỏi mở ~ đóng, khuyến khích các ý kiến của trẻ và biểu lộ sự quan tâm, hào hứng với những gì trẻ làm

Bằng cách đó, trẻ học về những tính chất vật chất của màu khi chúng thử

nghiệm, khám phá Ở dạng sơ giản, trẻ như những nhà khoa học ở trong phòng thí nghiệm Giáo viên ở lớp thứ hai sử dụng cách tiếp cận quá trình để dạy khoa học cho trẻ

'Với cách tiếp cận quá trình như mô tả trên, trẻ được hành động với các đối

tượng, tác động vào các đối tượng, trải nghiệm trực tiếp và tiếp tục hành động cho đến tận khi trẻ hài lòng với kết quả thu được Khi đó, trẻ như các nhà khoa

học nhỏ tuổi đang làm việc Trên cơ sở đó, giáo viên hiểu trẻ học như thế nào

để là người trợ giúp việc học của trẻ, khuyến khích trẻ tự suy nghĩ và hành

động dựa trên những ý tưởng, mà không phải là người giảng giải kiến thức ~ Để dạy khoa học cho trẻ mẫm non theo cách tiếp cận quá trình, giáo viên cần :

+ Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với

các đổ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau

+ Cho trẻ khám phá, quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật và hiện tượng xung quanh bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp và qua hoạt động chơi

+ Dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý

kiến của mình

+ Khích lệ trẻ suy nghĩ vẻ những gi chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát triển những suy nghĩ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi

trường xung quanh

+ Sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghĩ của mình

+ Cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phực vụ cho bản thân trẻ vì những công việc đó có thể sẽ là những bài học và trải

nghiệm tốt cho trẻ về khoa học b

Trang 17

=®%

IV - VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

KHẮM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Giáo viên mầm non dạy khoa học cho trẻ qua các hoạt động hằng ngày nhưng không phải ai cũng ý thức rõ điều này Chẳng hạn khi tổ chức cho trẻ

trộn các màu vẽ, chơi với nước, xây dựng với các khối, chơi với nam chim

đều có thể đem lại những kinh nghiệm khoa học cho trẻ

Khám phá khoa học của trẻ nhỏ bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ với các sự vật, hiện tượng xung quanh Sự tò mò của trẻ cùng với sự hỗ trợ và khuyến

khích của giáo viên sẽ dẫn tới sự khám phá và tìm tòi thực sự

Giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn

thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, dự đoán, suy luận về các sự vật, hiện tượng xung quanh và thảo luận/chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ

nghĩ hoặc điểu còn băn khoăn, thấc mắc

Giáo viên chủ động, linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận cho thích hợp với tình huống của hoạt động cụ thể Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển khi trẻ khám phá và thử nghiệm với môi trường vật chất, lĩnh hội các quá

trình tư duy khoa học trong giải quyết vấn đề, suy luận, phỏng đoán và hình

thành kiến thức về các sự vật và hiện tượng xung quanh

Để kích thích sự phát triển nhận thức của trẻ, giáo viên phải tạo cho trẻ cơ hội và động cơ thúc đẩy trẻ tìm kiếm kiến thức Giáo viên cần tạo cơ hội

“cho trẻ :

+ Tìm hiểu các đồ vật và các nguyên vật liệu bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp

+ Khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của các vật sống (con người,

động vật, thực vật), đổ vật và những sự việc quan sát được

+ Xem xét một cách tỉ mỉ những nét giống nhau, khác nhau và những thay

đổi của sự vật, hiện tượng

+ Đặt ra những câu hỏi tại sao điều đó a xây ra và những cái đó được vận

hành như thế nào

Trang 18

vào cuộc sống hằng ngày Trẻ sẽ dựa vào sự giúp đỡ của người lớn để xem xét và quan tâm đến môi trường xung quanh

Để cung cấp những cơ hội khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần tao

cho trề môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, 4ð chơi, các nguyên vật liệu khác nhau Trong các trường lớp mẫu giáo, khu vực

khoa học nên có :

« Kính phóng đại (chẳng hạn kính lúp), cân, nam châm, gương

« Các con vật nuôi như chim, thỏ ; bể cá ; cây, các hạt giống và bình

gieo hạt

s Các bộ sưu tập của trẻ ; thước nhựa hoặc thước dây để đo ; sách về các

hoạt động khoa học dành cho trẻ nhỏ + Bằng theo dõi thời tiết hằng ngày

« Bàn chơi nước có chai trong suốt, dụng cụ chứa nước, các vật chìm hoặc nổi trong nước

« Khu vực chơi cát, nước và các dụng cụ chơi với cát nước,

Trẻ nhỏ học chủ yếu qua chơi, qua tự thăm dò, khám phá Giáo viên nên bố trí, bày biện phòng nhóm sao cho kích thích trẻ hoạt động và dành phần lớn thời gian cho trẻ tự học qua hoạt động chơi Ví dụ :

+ Cạnh bể cá có treo tranh ảnh về cá hoặc sách vẻ cá để trẻ nhận dạng cá

+ Lo đựng các loại hạt lộn xộn để trẻ chọn, phân loại các hạt và dùng cân

để cân

+ Chậu gieo hạt đậu ở gần cửa sổ để trẻ theo dõi sự nảy mầm và lớn lên của cây Dùng sơ đổ biểu thị tốc độ lớn lên của cây sẽ kích thích trẻ dùng thước để đo câ)

Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, giáo viên có vai trò quan trọng kích thích mong muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh và mong muốn lĩnh hội kiến thức của trẻ Trẻ lứa tuổi này không những có nhu cầu học mà còn có cả khả năng học Giáo viên không chỉ giúp trẻ mở rộng kinh nghiệm để phát triển nhận thức mà còn cần giúp trẻ nhận biết được việc học là một quá trình thú vị, tạo cơ hội

cho trẻ khám phá không gian, các đối tượng và chia sẻ với trẻ những hài lòng,

vui thích trong khi khám phá nhằm kích thích ở trẻ tính tò mò, thích tìm hiểu

khám phá xung quanh

Ngay ở giai đoạn tập đi, trẻ bắt đầu tìm cách thử sử dụng và gọi tên

Trang 19

trẻ thích thú hoạt động với đổ vật và các nguyên vật liệu bằng các cách khác nhau Giáo viên có thể khuyến khích hứng thú tự nhiên đó và nuôi dưỡng tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ lứa tuổi mắm non bằng cách cung cấp nhiều đổ vật và nguyên vật liệu mới cho trẻ Ngoài ra, giáo viên cũng cần tạo môi trường xã hội hỗ trợ cho hoặt động tìm tòi, khám phá và trải

| nghiệm của trẻ

'Có nhiều hoạt động giúp trẻ sử dụng các giác quan để học vẻ thế giới

hi xung quanh Trong khi chơi và hoạt động với các vật thật, đổ chơi, tranh ảnh

5 với các hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau sẽ tạo cơ hội cho trẻ học

i } “những gì trẻ cẳn để trở thành những người biết suy nghĩ ““

`

Trang 20

Các hoạt động cho trẻ nhà trẻ nhận biết

thế giới xung quanh

A - CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

CHO TRE 3 - 12 THANG

1- HƯỚNG DẪN CHUNG

Các hoạt động nhận biết thế giới xung quanh của trẻ bao gồm các hoạt động luyện tập các giác quan, phối hợp các giác quan và nhận biết đổ dùng

đổ chơi quen thuộc như :

— Cầm nắm, lắc, gõ và buông thả đổ chơi ở các tư thế khác nhau

— Nhìn, với đồ chơi — Xem tranh ảnh, đồ vật

~ Lắc, gõ đổ chơi và nghe âm thanh,

Nghe người lớn trò chuyện với trẻ về những gì trẻ ngắm nhìn:

Ở giai đoạn này, trẻ có thể học rất nhiều điều, Trẻ học cách làm quen với

những cảm giác về nghe, nhìn, sờ mó để hình thành những biểu tượng È bende

Trang 21

— Cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước vừa tay cầm của trẻ Đổ chơi có màu sắc sặc sỡ và phát ra âm thanh Đa dạng về hình dạng, sạch sẽ, an toàn

cho trẻ

— Thường xuyên thay đổi đồ chơi và cùng một lúc không nên đưa cho trẻ nhiều đồ chơi

~ Lựa chọn thời gian thích hợp nhất để chơi với trẻ Đó là khi trẻ tỉnh táo,

khoẻ khoắn và dễ chịu

~— Ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng tự làm theo hướng dẫn của giáo viên, vì vậy giáo viên cần cầm tay trẻ cùng làm động tác

— Cần có thái độ, cử chỉ âu yếm, nhẹ nhàng, tình cảm kết hợp với lời nói

rõ rằng với trẻ

1I- HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1 Trễ 3 — 6 tháng

Hoạt động 1 8é nghe thấy g\ Muc dich › Phát triển thính giác, thị giác-

Chuẩn bị : Xúc xắc hoặc chuông, đồ chơi, đồ vật phát ra âm thanh Tiến hành

— Cô đứng cách chỗ trẻ nằm (hoặc ngồi) khoảng 0,5 — Lm và lắc xúc xắc hoặc chuông, vừa lắc, vừa di chuyển vị trí để trẻ nghe và nhìn theo

~ Cô có thể cho trẻ ngồi trong lòng rồi rung chuông phía phải, trái, đằng sau Trẻ sẽ quay đầu nhanh chóng về các phía phát ra âm thanh Sau khi trẻ

quay đầu đúng về các phía phát ra âm thanh, giáo viên động viên trẻ bằng “cách âu yếm, vui vé cho trẻ cẩm đồ chơi đó để chơi,

Hoạt động 2 8é hãy nhìn nào

Mục đích : Trẻ biết nhìn theo người hoặc vật chuyển động

Chuẩn bị : Ghế có điểm tựa, gối bông

Tiến hành z Trẻ ngồi trên phế đỡ dành cho trẻ nhỏ hoặc giữ trẻ ở một vị tri bằng những chiếc gối bông: Cho trẻ quan sát các hoạt động của giáo viên,

Trang 22

Hoạt động 3 8é nhìn theo vật chuyển động

Mục đích : Trẻ biết theo dõi vật chuyển động

Chuẩn bị : 2 — 3 lá cỡ nhỏ màu sặc sỡ hoặc đải lụa đài khoảng 25cm — 30cm buộc vào một khung thêu hoặc một cái vòng

Tiến hành : Đặt trẻ nằm ngửa trên giường và nói chuyện âu yếm, vuốt ve

tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, sẳng khoái Sau đó, cô cầm những lá cờ đã chuẩn

bị phất nhẹ cho trẻ xem, cố gắng làm cho trẻ chú ý vào những chiếc cờ Phất

cờ từ từ, vừa khẽ nâng lá cờ lên vừa hát bài hát quen thuộc Khi trẻ đã nhìn theo

cờ chuyển động, cô có thể di chuyển vị trí của lá cỡ Trong khi phất cờ, cô gọi âu yếm trẻ để khuyến khích trẻ quay đầu về phía có tiếng động

Có thể thay lá cờ bằng các dải băng, chùm bóng, có màu sắc sặc sỡ:

Hoạt động 4 8é nhìn và từm người quen

Muc đích : Trẻ nhìn theo người hoặc vật chuyển động

Chuẩn bị : Không

Tiến hành: : Đặt trẻ ở các vị trí khác nhau để kích thích các kiểu vận động, khác nhau của trẻ Cô (người trông trẻ) gọi trẻ từ các vị trí khác nhau Khi trẻ

quay đầu và trườn người về phía có giọng nói, cô âu yếm nhẹ nhàng ôm trẻ

hoặc khen ngợi trẻ

Hoạt động s Cái day di dong “Mục đích : Trẻ biết nhìn, nghe và với đỗ chơi

Chuẩn bị : Đồ chơi treo bằng dây chun cách ngực trẻ từ 15 ~ 18 cm Tiến hành : Trẻ nằm ngửa trên giường (hoặc trong khung cũì) cô vừa nói chuyện âu yếm tình cảm với trẻ, vừa rung nhẹ dây treo đổ chơi và vỗ nhẹ vào người trẻ để khuyến khích trẻ với đổ chơi Nếu trẻ chưa làm được gì4ö viên có thể đặt tay trẻ vào đổ chơi và giúp trẻ với đỗ chơi

2 Trẻ 6 — 12 tháng

Hoạt động 1 Bề tìm đổ chốt :

Muc dich : Trẻ tìm kiếm và phát hiện đồ choi bi giấu O° fon

Trang 23

Tiến hành : Số trẻ tham gia : 2 ~ 3 trẻ Thời gian chơi : 4— 5 phút

'Cô giấu các đổ chơi nhỏ trong các dải băng sáng nhưng vẫn để lộ ra Cho

trẻ kéo dải băng ra để tìm đồ chơi Khi trẻ tìm được đồ chơi, giáo viên gọi tên

đồ chơi đó và âu yếm khen ngợi trẻ

Hoạt động 2 Xem sách tranh, ảnh

Mục đích : Phát triển thị giác

Chuẩn bị : Tranh ảnh, sách tranh có màu sắc sặc s8

Tiến hành : Cô bế trẻ ngồi trong lòng mình và cùng trẻ xem các tranh

ảnh, sách tranh, Cô vừa cho trẻ xem tranh ảnh vừa chỉ và trò chuyện vui vẻ với

trẻ về bức tranh

Hoạt động 3 Tiếng kêu ở đâu

Mục đích : Trẻ nhận biết nơi phát ra các âm thanh của một số đổ vật,;con

vật gần gũi quen thuộc

Chuẩn bị : Chuông, trống, đồng hồ, đồ chơi các con vật

Tiến hành : Số trẻ tham gia chơi : 2— 3 trẻ Thời gian chơi 4— 5 phút

Cho trẻ ngồi trên ghế Cô đứng ở góc phòng rung chuông hoặc bắt chước tiếng kêu của các con vật Ví dụ : Gà gáy ò ó o ; con mèo kêu meo meo ; con chó sủa gâu gâu Sau đó cô hỏi trẻ : Tiếng kêu đó ở đâu ? rồi cho trẻ tìm nơi phát ra âm thanh

Hoạt động 4 Trò cht “it oa”

Mục đích : Phát triển thính giác Tạo cho trẻ cảm giác vui sướng Chuẩn bị : Không

Trang 24

Hoạt động 5 Chat với các loại giấy Mục đích : Luyện tập thính giác và xúc giác

Chuẩn bị : Các loại giấy có màu sắc và chất liệu khác nhau (giấy báo, giấy gói quà, túi ni lon )

Tiến hành : Cho trễ chơi (vò, xé ) với các loại giấy đã chuẩn bị trên để

trẻ được tiếp xúc và nghe các âm thanh khác nhau của các chất liệu đó

Hoạt động 6 Bé nắm và gi đô chốt

Mục đích : Trẻ biết cầm và giữ đồ chơi

Chuẩn bị : Đồ chơi có phát ra âm thanh, vừa tay nắm của trẻ để trẻ dễ cầm

(lúc lắc hoặc xúc xắc ) Tiến hành

— Cho trẻ nằm ngửa trên giường hoặc ngồi vào lòng mình Cô lắc nhẹ đồ

choi cho nó kêu để lôi cuốn sự chú ý của trẻ nhìn vào đổ chơi Sau đó lấy

đồ chơi vuốt nhẹ lên mu bàn tay của trẻ và đặt vào lòng bàn tay trẻ: Cô lắc

tay có cầm lúc lắc của trẻ cho đổ chơi phát ra tiếng kêu để tạo sự thích thứ

của trẻ,

— Những buổi tập luyện sau, cô khuyến khích trẻ tự chìa tay về phía đồ chơi

và cố nắm lấy

~ Cô có thể cho ngón tay của mình vào lòng bàn tay trẻ, trẻ nấm các ngón

tay lại, cô lắc lắc nhẹ một vài lần, sau đó từ từ rút ngón tay ra

Hoạt động 7 Bé câm nắm, lắc, chø( vớt đồ chối Mục đích : Trẻ biết cầm lắc, gõ, đập đê chơi

Chuẩn bj : Xúc xắc, lúc lắc, chút chít đổ chơi vừa tay cầm của trẻ Tiến hành

'Trẻ ngôi trên chiếu Cô lắc xúc xắc hoặc đập hai khối gỗ vào nhau để

thu hút sự chú ý của trẻ tới đồ chơi Sau đó cho trẻ tự cầm nắm đồ chơi Và tự hoạt động với các đồ chơi đó : lắc xúc xắc, bóp chút chít, đập thanh sổ: Nếu trẻ chưa biết làm thì cô cầm tay trẻ làm các động tác đó một vài lần, sau đó

Trang 25

Hoạt động 8 8é cho cô đô chơi

Muc đích : Trẻ biết buông thả đồ chơi

Chuẩn bị : Một vài đồ chơi nhỏ vừa tay trẻ cầm (khối gỗ, con gà,

quả bóng )

Tiến hành

~ Cô bắt chước tiếng gà gáy, hoặc đập các khối gỗ vào nhau để thu hút sự: chú ý của trẻ tới đổ chơi

— Cô đưa cho trẻ cầm nấm một đồ chơi bất kì Để trẻ chơi với đổ chơi đó

một lúc, sau đó yêu cầu trẻ đưa lại đồ chơi cho mình Nếu trẻ không đưa, cô

nhẹ nhàng lấy lại đổ chơi từ tay trẻ bằng cách : vừa lấy đổ chơi, vừa âu yếm

nói với trẻ : *Em ngoan nhỉ, em cho cô xin quả bóng nào” (tránh không giành giật mạnh)

Hoạt động 9 Bé hãy câm đô chơi

Muc dich : Trẻ biết cầm mỗi tay một đổ chơi Chơi với 48 chơi bằng 2 tay Chuẩn bị : Một vài đồ chơi nhỏ vừa tay trẻ cầm : khối gỗ, con gà, quả bóng

Tiến hành:

— Cô bắt chước tiếng gà gáy, hoặc đập các khối gỗ vào nhau để thu hút sự

chú ý của trẻ tới đồ chơi

~ Cô cho trẻ xem và chơi đồ chơi, khuyến khích trẻ cầm mỗi tay 1 đổ chơi

và làm các hành động lắc, đập Nếu trẻ chưa biết làm, mỗi tay cô cầm một tay trẻ và tập cho trẻ làm theo,

Hoạt động 10 Bé hãy bỏ đã chớ vào và lấy ra

Muc dich : Trẻ biết làm theo yêu cầu đơn giản của người lớn bỏ đồ chơi

vào rổ, rá, hộp và lấy ra

Chuẩn bị : Một vài đồ chơi nhỏ vita tay cm của trẻ

— Lắc rổ đổ chơi cho nó kêu để thu hút sự chú ý của trẻ

Trang 26

Hoạt dong 11 Bé hay xếp lổng các cốc vào nhau

Mục đích : Trẻ biết lồng cái cốc nhỏ vào cái cốc to

Chuẩn bị : Mỗi trẻ 2 cốc bằng nhựa (1 cốc to,1 cốc nhỏ) hoặc 2 hộp (1 hộp

nhồ, 1 hộp to) Tiến hành

~— Cô gõ hai chiếc cốc vào nhau để thu hút sự chú ý của trẻ

~ Cho trẻ chơi với các chiếc cốc Chỉ cho tré biết cách Idng cái cốc nhỏ vào

cốc to Sau đó cho trẻ tự chơi lồng các cốc vào nhau

Hoạt động 12 Bề hãy xâu vòng vào que

Muc dich : Trẻ biết xâu vòng vào que và bỏ vòng ra Hiểu từ “bỏ vòng ra”,

*xâu vòng vào” que

Chuẩn bị : Một cái que tròn đường kính 2 cm cắm trên một cái đế gỗ chắc chắn 2 — 3 vòng gỗ hoặc nhựa có đường kính 3 — 4 cm

Tiến hành

~ Cô lắc đồ chơi cho kêu để thu hút sự chú ý của trẻ

~ Cho trẻ cầm xem đồ chơi và gọi tên đồ chơi

— Giáo viên cầm tay trẻ cho vòng vào que, vừa làm vừa nói : *Xâu vòng,

vào que này Lại cho thêm một vòng nữa này ” Sau đó cầm tay trẻ bỏ vòng

ra: "Bỏ vòng ra này” ; “Bỏ vòng này nữa ”

Dần dẫn trẻ sẽ tự làm theo chỉ dẫn của cô : “Hãy xâu vòng vào”, “Hãy bỏ

vòng ra”,

Hoạt động 13 Đóng mở nắp hộp

Mục đích : Trẻ biết mở và đóng nắp hộp ; hiểu từ “mở ra, đóng vào” Chuẩn bị : 1 hộp nhựa tròn, nhỏ vừa tay trẻ cẩm, nắp hộp không có ren ; 1 đồ chơi nhỏ để trong hộp Tiến hành

~ Giáo viên lắc cho hộp kêu để trẻ chú ý ieee ứ Out andi

— Sau đó giáo viên vừa mở nắp hộp vừa nói : “Mở ra” Và cho trẻ Đầm xem

Trang 27

B - CAC HOAT BONG VA HUONG DAN THUC HIEN

CHO TRE 12 - 24 THANG

1- HƯỚNG DẪN CHUNG

Giáo viên và người chăm sóc trẻ nên :

~ Thường xuyên chỉ cho trẻ những thứ ở xung quanh và ngoài thiên nhiên như đổ dùng, đổ chơi hoa, chim, côn trùng, cây, con vật gọi tên và nói vể

những thứ đó với trẻ

— Bày biện một vài bức tranh và sách tranh về các sự vật, hiện tượng gần

gũi ở nơi trẻ có thể nhìn và tiếp xúc

— Khuyến khích trẻ khám phá các vật an toàn bằng các giác quan — Thường xuyên cho trẻ chơi với cát và nước (cần chứ ý theo dõi để trẻ

không cho cát vào mồm)

— Chỉ dẫn cho trẻ tò mò và hứng thú hơn là ghét các côn trùng, mạng nhện, sâu bọ ; thái độ tích cực khi ra ngoài trời trong các dạng thời tiết khác nhau

—Hỏi trẻ những câu hỏi dễ về các sự ật xung quanh (Yêu cầu trẻ nhỏ chỉ vào đối tượng, yêu cầu trẻ lớn hơn gọï tên các đối tượng)

II - HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ Trẻ 12 - 18 tháng

1 Các hoạt động luyện giác quan và phối hợp các giác quan

a) Luyện tập thị giác, thính giác

Hoạt động 1 Đô chơi dau?

“Mục đích : Trẻ hiểu câu hỏi của giáo viên và biết dùng mắt hoặc chỉ tay

đúng hướng đồ chơi

_ Chuẩn bị : Một số đỗ chơi quen thuộc

Trang 28

lưng hay gầm bàn) và hỏi trẻ : “Đồ chơi đâu ?” Kích thích trẻ tìm kiếm dé choi Nếu trẻ không tìm được, cô bất ngờ đưa đồ chơi ra để kích thích sự thích thú

của trẻ Cô có thể nói : “A đổ chơi đây !” Cứ như vậy lặp đi lặp lại vài lần Kết thúc, cô đặt đồ chơi vào một chỗ vừa tầm nhìn của trẻ rồi hỏi trẻ xem

đổ chơi để đâu Trẻ có thể trả lời bằng cách nhìn hoặc chỉ về phía đổ chơi đó

Hoạt động 2 Bé đoán xem là cái gì Muc dich : Trẻ theo dõi và tìm lại đồ chơi ngoài tầm mắt

Chuẩn bị : 2 — 3 phong bì to Trong mỗi phong bì đựng 2— 3 đổ chơi hoặc 46 vật quen thuộc

Tiến hành : Giáo viên để một vài đồ chơi hoặc đổ vật vào trong phong bì

làm bức thư Đặt thư vào 1 cái hộp to Cho trẻ nhặt ra 1 phong bì và xem có gì ở bên trong, yêu cầu trẻ gọi tên các đổ chơi, đồ vật đó Sau khi trò chơi được

lặp lại vài lần, nên thay đổi các đồ chơi, đổ vật đựng trong phong bì

Hoạt động 3 Đố bé biết cơn gì † Kêu ở đâu ?

Mục đích : Trẻ nhận biết tiếng kêu của con vật và nơi phát ra âm thanh

Chuẩn bị : Một số đỗ chơi con vật quen thuộc

Tiến hành : Trẻ ngồi xung quanh cô giáo Một cô giáo khác đứng ở góc phòng và bắt chước tiếng kêu của từng con vật quen thuộc Cô hỏi trẻ tiếng,

kêu đó của con gì Sau khi trẻ trả lời, giáo viên hỏi tiếp : “Tiếng kêu đó ở đâu 2” rồi cho trẻ đi tìm nơi phát ra âm thanh Nếu trẻ chưa phát hiện ra tiếng kêu của con vật nào và ở đâu thì cô làm lại cho trẻ nghe Khi trẻ nói đúng tiếng kêu của con vật và tìm thấy hướng phát ra âm thanh thì cô khen ngợi trẻ kịp thời

'Nếu trẻ không nhận ra được tiếng kêu của con vật nào, thì giáo viên có thể giơ con vật đó đồng thời bất chước lại tiếng kêu của nó cho trẻ nghe

b) Luyện tập xúc giác và thính giác, sự phối hợp các giác quan

Hoạt động 1 Bé nhặt đồ chat “bd vào, lấy ra”

‘Mue dich : Trẻ biết nhặt đổ chơi “bổ vào, lấy ra” ; hiểu từ : “bổ vào, lấy ra”

Trang 29

Tiến hành:

~ Cho tất cả đổ chơi vào cái hộp rồi lắc và đố trẻ cô có những cái gì

trong hộp

— Cho trẻ xem từng đổ chơi, đồng thời gọi tên đồ chơi đó

— Cô hướng dẫn trẻ nhặt từng đồ chơi từ trong hộp bỏ ra ngoài Khi trẻ lấy hết đồ chơi từ trong hộp ra, sau đó cô động viên trẻ nhặt từng đổ chơi bỏ vào hộp

Hoạt động 2 Bé mở xem trong hộp có gì

"Mục đích : Trẻ biết đóng, mở nấp hộp ; hiểu từ : "đóng, mở”

Chuẩn bị : Hộp tròn bằng nhôm (hoặc gỗ, nhựa, bìa cứng) đường kính của

hộp vừa tay cầm của trẻ, nắp hộp không có ren ; 1 đổ chơi nhỏ để trong hộp

Tiến hành

~ Cô lắc hộp cho kêu và đố trẻ : “Cô có cái gì trong hộp đây ?”

Sau đó giáo viên vừa mở nắp hộp vừa nói : “Cô mở nắp hộp” Cho trẻ lấy

đồ chơi ra, gọi tên đồ chơi và cho trẻ chơi với đổ chơi đó Sau đó yêu cầu trẻ

'bỏ đồ chơi vào hộp rồi giáo viên đóng nắp hộp lại và nói : “Cô đóng nắp hộp”

— Đưa cho trẻ hộp để trẻ tự chơi đóng, mở

Hoạt động 3 Bé lông hop

Mục đích : Trẻ biết lồng hộp nhỏ vào hộp to ; hiểu từ : “lỗng hộp”

'Chuẩn bị : Một bộ hộp (cốc nhựa ) có 2 chiếc, cái nọ bỏ được vào trong

cái kia

Tiến hành

— Phủ kín đồ chơi bằng một cái khăn và đố trẻ cô có cái gì Cho trẻ cầm

xem các chiếc hộp Chỉ cho trẻ biết cái hộp nào to, cái hộp nào nhỏ — Cô hướng dẫn trẻ đặt cái hộp nhỏ vào cái hộp to

— Cho trẻ chơi, trẻ nào không làm được, cô cầm tay trẻ thực hiện

'Nếu trẻ nào đã lồng được 2 hộp, có thể cho trẻ lồng 3 hộp vào nhau

Hoạt động 4 Bé chốt xếp tháp

Trang 30

Chuẩn bị : 3 khối gỗ có kích thước khác nhau (nhỏ dần hoặc to dan)

Tiến hành

~ Đập các khối gỗ vào nhau cho phát ra âm thanh để thu hút sự chú ý của trẻ

~ Cô cho trẻ cầm xem các khối gỗ, chỉ cho trẻ biết khối gỗ to, khối gỗ nhỏ

— Cô lần lượt xếp từng khối gỗ chồng lên nhau kèm theo lời nói :

+ Đầu tiên đặt khối gỗ to nhất lên bàn

+ Sau đó đặt khối gỗ nhỏ hơn chồng lên trên, cuối cùng đặt khối gỗ nhỏ

nhất lên trên cùng

2 Các hoạt động nhận biết

a) Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc

Hoạt động 1 Tim đô chơi

Muc dich : Trẻ tập theo dõi và tim lại đổ chơi ngoài tầm mắt, Chuẩn bị : Một vài đồ chơi, chẳng hạn những quả trứng nhựa to Tiến hành ~ Giấu quả trứng nhựa sao cho chỉ 1 phần của mỗi quả không nhìn thấy ~ Hướng dẫn trẻ cách tìm những quả trứng đó ~ Sau đó, giấu các quả trứng khỏi tầm mắt của trẻ và để trẻ tìm lại những, quả trứng đó

Hoạt động 2 Người đưa thư

lhận biết một số đổ dùng, đổ chơi quen thuộc

Các phong bì to và nhỏ, đồ chơi và các vật khác có thể để vào

— Để đồ chơi hoặc các đồ vật khác vào những phong bì thư: Đặt thư vào một cái hộp to

— Đưa phong bì thư cho trẻ Mời trẻ mở phong bì ra và xem có gì bên trong

Trang 31

Hoạt động 3 Những cái kẹp phối quần áo trong hộp

Muc dich : Trẻ tập đặt các vật vào hộp và lấy ra

Chuẩn bị : Hộp cà phê hoặc vỏ hộp khác có nắp nhựa, các kẹp phơi quần áo

Tiến hành

'Vỏ hộp cà phê Cắt 1 lỗ tròn rộng hơn 1 cái kẹp phơi quần áo ở nắp nhựa

'Chỉ dẫn cho trẻ đặt kẹp phơi quần áo qua lỗ đó (cố gắng dùng các kẹp quần

áo tròn) Đếm các kẹp phơi khi chúng được đặt qua lỗ Khi tất cả các kẹp đã ở trong hộp, chỉ dẫn trẻ cách mở nấp và trút chúng ra Lap lại

Hoạt động 4 Chuông reo

Mục đích : Trẻ tập chơi đóng vai với các đổ vật quen thuộc

Chuẩn bị : Máy điện thoại đồ chơi hoặc máy điện thoại hỏng, không sử

dụng nữa

Tiến hành

Dua cho trẻ máy điện thoại cũ hoặc máy điện thoại đổ chơi Chỉ dẫn cho

trẻ cách quay số và nói chuyện trên điện thoại (khuyến khích trẻ gọi một người nào đó trong gia đình của mình) Giáo viên tham gia vào trò chơi đồng vai này bằng cách giả vờ nói chuyện với một người nào đó trên điện thoại

Hoạt động 5 ĐÍ mua sắm

“Mục đích : Trẻ tập chơi đóng vai với các đồ vật quen thuộc

'Chuẩn bị : Các vỗ hộp đựng thức ăn rỗng, túi, rổ hoặc xe đi mua sắm Tiến hành

~ Để các vỏ hộp này vào một cái bàn hay một giá thấp chỉ dẫn cho trẻ

cách đi chợ dùng rổ to, túi

~ Cho trẻ nói về những gì trẻ đang mua Sau khi chọn được các vật, gọi tên mỗi thứ đó và khuyến khích trẻ gọi các thứ trẻ lấy được Thay đổi các vật để tạo ra các cơ hội khác nhau và các từ mới

ttoạt động 6 Trò chơt với mưi

‘Muc dich : Trẻ nhận biết cái mũ

Trang 32

Tiến hành : Chỉ dẫn trẻ thử đội mũ và nhìn trong gương Lần lượt thay

đổi mũ để trẻ nhận thấy khác nhau của các cái mũ Có mũ cho cả con trai — gái và khuyến khích trẻ thử mọi loại mũ

b) Nhận biết tên gọi, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc

Hoạt động 1 Nhận biết con vật quen thuộc (con gà)

Mục đích : Trẻ nhận biết tên gọi, tiếng kêu của con vật quen thuộc, chẳng, hạn con gà trống/mái

Chuẩn bị

~ Đỗ chơi con gà trống/mái ~ Tranh con gà trống/mái

Tiến hành : Số trẻ tham gia từ 4 ~ 6 trẻ Thời gian thực hiện từ 5— 10 phút ~ Thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách :

+ Cô bắt chước tiếng kêu con gà trống/mái và hỏi trẻ : *Đó là tiếng kêu

của con gì ?”

+ Đưa đổ chơi, tranh cho trẻ xem và giới thiệu : "Đây là con gà trống/mái, con gà trống gáy ò 6 0 of con gà mái kêu cục ta cục tác (cục cục cục cục)”

+ Cô hỏi trẻ bằng các câu hỏi : “Con gì đây ? Kêu thế nào ?”

Kích thích từng trẻ gọi tên (hoặc chỉ) con gà trống/mái, làm gà gáy ò ó o ©/ kêu cục ta cục tác (cục cục cục cục)

~ Cô giấu con gà đi, kích thích trẻ đi tìm, gọi : “Gà, gà ơi !”

~ Chơi trò chơi : Làm gà vỗ cánh và gáy ò ó o o hoặc chơi gà mổ thóc

Hoạt động 2 Xem tranh ảnh các con vật quen thuộc

(cơn mèo, con chó)

Muc dich : Trẻ nhận biết tên gọi, tiếng kêu của một vài con vật quen

thuộc, chẳng hạn : con mèo, con chó

Chuẩn bị : Tranh hoặc sách tranh có con mèo, con chó

Titn hank aan

~ Số trẻ tham gia từ 5 =7 trẻ Thời gian thực hiện từ 7 — 10 phút

~ Cô chỉ vào bức tranh con mèo và hỏi trẻ : *Đây là con gì? Nó kêu như 7ˆ

Trang 33

Nếu trẻ không làm được cô có thể nói : “Đây là con mèo, con mèo kêu

meo meo”

— Cô tiếp tục đưa tranh con chó ra và làm giống như đối với con méo 6 trén

— Cô cho từng trẻ chỉ, gọi tên con mèo, con chó và bắt chước tiếng kêu

của chúng

Hoạt động 3 Trò chơi nhận biết con vật

Muc dich : Trẻ nhận biết một số con vật quen thuộc

Chuẩn bị

— Một số tranh ảnh vẻ các con vật quen thuộc (con gà, con vịt, con mèo,

con Ign, con bò )

— Một số bài thơ, câu đố về các con vật

Tiến hành :

~ Số trẻ tham gia từ 6 — 8 trẻ Thời gian thực hiện từ 5 — 10 phút

— Cô treo tranh các con vật lên tường, ngang tim nhìn của trẻ, lần lượt chỉ từng tranh và hỏi trẻ : “Con gì ? Nó kêu như thế nào 2”

— Cho trẻ chơi trò chơi đoán các con vật qua tiếng kêu, động tác (Cô làm các động tác mình hoạ) như :

+ Con gì gáy ò 6 o o2

+ Con gì kêu cạc cạc, di lạch bạch ? + Con gì sửa gâu gau?

= Cho tré chơi làm chìm bay, gà gáy ị 6 ưo,

©) Nhận biết tên gọi của một số quả quen thuộc

Hoạt động 1 Nhận biết quả quen thuộc

Mạc đích : Trẻ nhận biết và gọi tên quả quen thuộc, chẳng hạn quả

chuối/cam

Chuẩn bị : Quả chuối/cam thật, tranh quả chuối/cam

Tiến hành

— Số trẻ tham gia từ 4 — 6 trẻ, thời gian khoảng 5 ~ 10 phút

Trang 34

các bạn xem Cô hỏi trẻ : “Qua gì đây ?* Khuyến khích trẻ gọi tên quả

chuối/quả cam

~ Cô đưa chuối/cam cho từng trẻ cầm, ngửi và nói : “Quả chuối/quả cam” ~ Cô cho trẻ ăn chuối/cam và nói vỏ chuối/cam không ăn được Hỏi trẻ : “Con vita an quả gì ? Con có thích ăn quả chuối/cam không ?”

~ Cho trẻ xem tranh và gọi tên quả chuối/cam

Hoạt động 2 Xem tranh nhận biết quả quen thuộc

Mục đích : Trẻ nhận biết, gọi tên quả quen thuộc, chẳng hạn ; quả cam,

quả chuối

Chuẩn bị

— Tranh vẽ quả chuối, quả cam

~ Đồ chơi quả cam, quả chuối và một số quả khác

Tiến hành:

~ Số trẻ tham gia 4 ~ 6 trẻ Thời gian từ 5 10 phút — Cô chỉ vào từng bức tranh và hỏi trẻ : “Quả gì đây 2"

~— Sau đó cho trẻ chỉ và gọi tên quả chuối, quả cam

~— Cho trẻ chơi trò chơi : Nhặt đúng quả cam, quả chuối bỏ vào rổ

Trẻ 18 - 24 tháng

1 Các hoạt động luyện tập giác quan và phối hợp các giác quan 2) Luyện tập thị giác, thính giác

Hoạt động 1 Đố bé biết con gì (vật ø\) kêu ? Nó kêu ở đâu †

Muc dich : Trẻ nhận biết tiếng kêu cửa con vật, đổ vật và nơi phát ra âm thanh

Chuẩn bị : Đỗ dùng phát ra âm thanh : chuông, trống, đồng hổ, chuông

điện thoại ; một số con vật bằng nhựa như con gà, con mèo, con

Tiến hành : Số trẻ tham gia 4 ~ 5 trẻ Thời gian 5 ¬ 10 phút Trẻ ngồi

Trang 35

bắt chước tiếng kêu của một số con vật quen thuộc) Trong khi đó cô ngồi

cạnh trẻ hồi trẻ tiếng kêu đó của cái gì hoặc con gì Sau khi trẻ trả lời, cô hỏi

tiếp : tiếng kêu đó ở đâu rồi cho trẻ đi tìm nơi phát ra âm thanh

Nếu trẻ chưa phát hiện được tiếng kêu ở đầu, cô có thể làm lại cho trẻ

nghe Khi trẻ tìm thấy hướng phát ra âm thanh, cô khen ngợi trẻ kịp thời và

khuyến khích trẻ bắt chước tiếng kêu của một số con vật quen thuộc

Hoạt động 2 Bê xem tranh, sách

"Mục đích : Phát triển thị giác và nhận biết đồ dùng, đồ chơi, con vật vẽ trong tranh

Chuẩn bị

— Sách (hoặc album ảnh ) có tranh đẹp bằng bìa cứng, khổ vừa phải không,

nhỏ quá hoặc to quá

~ Tranh vẽ các con vật, đồ dùng, đồ chơi

Tiến hành: : Cho trễ ngôi trong lòng cô Cô giở từng trang sách (hoặc từng

tranh) cho trẻ xem, vừa xem cô vừa trò chuyện với trẻ về bức tranh Sau đó, ©ơ đưa sách cho trẻ tự giở Khi trẻ làm, cô lưu ý sửa cho trẻ những thao tác

chưa đúng như ; dùng cả bàn tay lật, giở cuốn sách

Hoạt động 3 Chiếc túi kì diệu

Muc dich : Phát triển xúc giác Trẻ gọi tên đổ vật, đổ chơi

Chuẩn bị : Một số đồ chơi, đồ vật quen thuộc : ô tô, cái bát, cái thìa, con gà ; 1 chiếc túi bằng vải, hoặc chiếc hộp (hay 1 cái giỏ)

Tiến hành

— Trẻ ngồi cạnh cô Cô cho trề xem chiếc hộp đựng đồ chơi và cái túi rỗng

~ Cho trẻ giấu mặt đi không được nhìn hoặc nhấm mắt lại, cô lấy một đổ

chơi từ trong hộp bỏ vào chiếc túi

~ Cho trẻ được nhìn và yêu cầu trẻ cho tay vào túi sờ đồ chơi và đoán tên

đồ chơi đó.,

Trang 36

b) Luyện tập xúc giác và thính giác, sự phối hợp các giác quan

Hoạt động 1 Bé nhặt đô chơi “bỏ vào lấy ra”

Muc dich : Bé nhặt đồ chơi “bỏ vào, lấy ra” ; hiểu từ : “bỏ vào, lấy ra”;

giúp trẻ nhận biết màu đồ

Chuẩn bị : 3, 4 đồ chơi khác nhau màu đỏ, có kích thước vừa tay cầm của trẻ (khối gỗ, xúc xắc, con gà ) ; một cái hộp bằng bìa (hoặc cái rổ, rá, chậu)

Tiến hành

— Để đồ chơi trong hộp và lắc cái hộp cho kêu Đố trẻ biết có gì trong hộp

— Cho trẻ xem từng đổ chơi, đồng thời khuyến khích trẻ gọi tên và nói màu của đổ chơi đó Sau khi trẻ xem hết đổ chơi rồi, cô nhấn mạnh : “Tất cả đồ chơi đều là màu đỏ”

— Cô hướng dẫn trẻ nhặt từng đổ chơi bỏ vào trong hộp rồi lại lấy đồ

chơi từ trong hộp bỏ ra ngồi Vừa làm, cơ vừa nhắc trẻ nói các từ : “Bỏ vào,

lấy ra”

~ Cho trẻ tự chơi

Tương tự như trên, cô cho trẻ nhặt đổ chơi, đổ vật có màu xanh Cho trẻ nhặt đổ chơi, đỗ vật có kích thước to — nhỏ khác nhau rõ rệt

Hoạt động 2 Bé trồng nấm

Muc dich : Trẻ biết lắp các cây nấm vào các lỗ hổng, biết gọi tên của thao tác : rút ra và lắp vào,

Chuẩn bị : Một cái bàn lắp nấm nhỏ có những lỗ tròn và những cây nấm

bằng gỗ màu đỏ (xanh) để lắp vào lỗ Hoặc có thể làm một cái hộp bằng bìa các tông có đục lỗ, dùng lõi cuộn chỉ để lấp vào

Tiến hành

— Cô cùng trẻ ngồi vào bàn và cho trẻ xem bàn lắp nấm, những cây nấm

Goi tén va màu của đồ chơi đó

~ Cô rút từng cây nấm ra khỏi bàn và nói : *Rút ra” Sau đó, giáo viên lần lượt lắp từng cây nấm vào bàn nấm : *Cô lắp nấm vào lỗ nhé”

— Cha trả nít các cây nấm ra đất lên hàn rÃi lai lấn hú nơ uàa ^^ ]Ã 'VWNa

Trang 37

Hoạt động 3 8é lông hop

Muc dich : Trẻ biết lồng hộp nhỏ vào hộp to theo thứ tự, hiểu từ : “lồng hộp”

Chuẩn bị : Một bộ lồng hộp gồm 3 — 4 hộp có kích thước khác nhau, cái

nọ lồng được vào trong cái kia

Tiến hành

— Cô cho trẻ cầm, xem bộ lồng hộp Hồi trẻ bộ lỗng hộp có đẹp không

— C6 hướng dẫn lần lượt lồng từng hộp theo thứ tự nhỏ dẫn

~ Cho trẻ tự làm Nếu trẻ nào không làm được, cô cùng làm với trẻ Nếu

trẻ đã lồng được 3 — 4 hộp thì cô có thể cho trẻ lổng 4 — 5 hộp vào nhau

Hoạt động 4 Bé xếp ngôi nhà cho bạn thd

Mục đích : Luyện tập sự phối hợp các giác quan Trẻ biết xếp chồng hai

khối gỗ lên nhau thành ngôi nhà

Chuẩn bị : Mỗi trẻ 1 khối gỗ vuông, 1 khối gỗ hình tam giác có cùng

màu sắc, 1 đổ chơi con thỏ Tiến hành

— Cô gợi ý : “Nhà bạn thỏ bị đổ, cháu hãy xếp một ngôi nhà thật đẹp tặng

bạn thỏ”

= C6 hướng dẫn trẻ cách xếp chồng 2 khối gỗ lên nhau thành ngôi nhà

“màu đỏ (xanh) Cô nhắc trẻ xếp khối gỗ hình tam giác lên trên khối gỗ hình vuông Khi xếp xong, cô đặt thỏ đứng cạnh ngôi nhà Cô hỏi trẻ : “Ngôi nhà có đẹp không ? Ngôi nhà màu gì ?”

— Phát các khối gỗ cho trẻ tự xếp

— Trong quá trình trẻ xếp, cô nhắc trẻ đặt khối hình tam giác lên trên khối

gỗ vuông thật ngay ngắn, cân đối và giúp trẻ khi cần thiết

= Khi trẻ xếp xong, cô khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi : “Con vừa xếp cái gì ? Ngôi nhà màu gì ?” và nhắc trẻ mời thỏ vào trong ngôi nhà

~ Nếu trẻ nào đã biết xếp chồng 2 khối gỗ rồi thì cô có thể cho trẻ xếp nhà 2 hoặc 3 tầng bằng nhiều khối gỗ hơn

Trang 38

Chuẩn bị : Mỗi trẻ 4 — 5 khối gỗ hình chữ nhật, 1 48 choi con vịt, ngôi nhà bằng bìa hoặc bằng hình vẽ

Tiến hành

— Cô thu hút sự chứ ý của trẻ vào hoạt động bằng cách nói với trẻ : “CO cháu mình cần làm một con đường cho vịt đi về nhà Các cháu có thích xếp con đường cho chú vịt đi không ? Cô cháu mình cùng làm nhé 1”

~ Cô hướng dẫn trẻ xếp các khối gỗ kế tiếp nhau thành con đường Khi xếp

xong đặt vịt đi trên con đường vừa xếp

— Phát các khối gỗ cho trẻ tự xếp Trong khi trẻ xếp, cô động viên, khen ngợi, nhắc trẻ phải đặt các khối gỗ sát khít vào nhau, Khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi : "Xếp cái gì ?”

Trẻ xếp xong, cô và trẻ cùng hát múa đưa bạn vịt về nhà

Hoạt động 6 Bé xâu vòng

Mục đích : Trẻ biết xâu 3 ~ 4 hạt vào nhau thành cái vòng ; hiểu từ : “xâu vòng”

Chuẩn bị : Mỗi trẻ 1 sợi dây dài 20— 25 cm, 3— 4 hột màu đỏ (hoặc xanh) ;

đường kính của lỗ xâu là 0,5 em Tiến hành ~ Cô nói với trẻ : “Cô cháu mình cùng xâu vòng màu đỏ (hoặc xanh) tặng mẹ” ~ Cô phát cho mỗi trẻ 1 sợi dây và các hạt Khuyến khích trẻ gọi tên các dụng cụ

— Hướng dẫn trẻ cách xâu từng hạt vào dây, tay trái cầm hạt, tay phải cầm

dây rồi xuyên qua lỗ của hạt

— Cho trẻ tự xâu, nếu trẻ nào chưa làm được, cô cầm tay trẻ cùng làm Khuyến khích tré trả lời câu hỏi “Làm gì 2”, “Vòng màu gì 2”

~ Cô giúp trẻ buộc vòng vừa xâu được lại thành vòng tặng mẹ 2 Các hoạt động nhận biết

_ a) Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi quen thuộc sea

Hoat dong 1 03 choi máy móc

Trang 39

Tiến hành

— Cho trẻ chơi với đồ chơi đòi hỏi trẻ ấn nút, kéo, đẩy hoặc làm một vài

hành động thể chất với đồ chơi

~ Giới thiệu với trẻ một đổ chơi và chỉ dẫn chức năng của nó Khi hứng thú của trẻ với đổ chơi giảm đi, hãy để đổ chơi đó ra xa và thay thế bằng đổ

chơi khác

Hoạt động 2 Đô chớt ngoài trời

Mục đích : Nhận biết đúng chức năng đỗ chơi

Chuẩn bị : Các đồ chơi ngoài trời kéo và đẩy khác nhau sẵn có

Tiến hành : Chỉ dẫn trẻ cách cắt cỏ với đổ chơi xén cỏ hoặc đẩy búp bê trong xe đẩy Khi trẻ dang chơi với đổ chơi, nói chuyện với trẻ về hoạt động đó và việc sử dụng đỗ chơi

Hoạt động 3 Hộp hình dạng

Mục đích : Nhận biết tên đổ chơi và các kích thước

Chuẩn bị : Một vài hộp các tông, khoét 2 cái lỗ ở nắp hộp, một lỗ to và

một lỗ nhỏ Một số các khối, hạt hoặc các đổ chơi nhỏ khác có thể đẩy qua các lỗ đó

Tiến hành

~ Với 1 —2 trẻ trong 2 ~ 10 phút Vừa làm cô vừa hướng dẫn trẻ đẩy các Vật vào hộp qua các lỗ trên nắp Chẳng hạn cô nói :

“Cái ô tô tải này quá to so với lỗ nhỏ này Đây ri, thử đẩy qua lỗ to này

Được rồi”

Hoạt động 4 Tim đô chơi bị giấu Muc dich : Trẻ tìm đồ chơi bị giấu và làm quen với số đếm

Chuẩn bị : 2, 3 đỗ chơi trẻ ta thích tương tự nhau, chẳng hạn 2 chú gấu bông

Tiến hành : Tiến hành trong nhà với 1 = 3 trẻ trong 4 — 5 phút

Cho trẻ giả vờ ngủ (có thể sử dụng bài hát) Giấu 46 chơi đã chuẩn bị ở

Trang 40

— Bạn An tìm được 1 chú gấu Có một chú gấu nữa đâu ? — Bạn Mai tìm được 1 chứ gấu khác 1,2, hai chú gấu

Hoạt động 5 Những bong bóng xà phòng

‘ap sử dụng đồ chơi gia đình

Chậu, xà phòng, que đánh trứng, giấy nilon v.v Chuẩn bị : Tiến hành:

Đổ nửa chậu nhựa nước, cho nước xà phòng vào Chỉ dẫn trẻ ding que

đánh trứng để tạo bọt xà phòng Trẻ có thể hứng thú hơn trong khi chơi với nước xà phòng bằng tay của chúng

Một chậu nước có thể cho 1 nhóm trẻ chơi

Hoạt động 6 Nhà của bé

Mue dich : Tap sử dụng đồ chơi gia đình Chuẩn bị : Bàn, chăn cũ, đỗ chơi gia đình

Tiến hành : Tạo nhà chơi bằng cách phủ 1 chiếc khăn cũ lên 1 cái bàn C&t

1 chỗ làm cửa ra vào Để đổ chơi ăn uống, túi ngủ của trẻ hoặc đồ chơi đóng,

kịch khác vào nhà chơi Mời trẻ giả vờ ở trong nhà

Hoạt động 7 Tôi là a[

Mục đích : Nhận ra bản thân trong ảnh

Chuẩn bị : Thu thập các ảnh của trẻ và làm thành cuốn album

Tiến hành : Làm 1 cuốn album cá nhân trẻ hoặc nhóm trẻ Khi cùng trẻ nhìn vào cuốn album, yêu cầu trẻ tìm ra mình hoặc bạn khác trong ảnh

Hoạt động 8 Tìm một vật khác

Mục đích : Tập đối chiếu các đổ vật quen thuộc theo màu sắc

Chuẩn bị : Một số khối vuông hoặc các đồ vật khác có màu đỏ,

Ngày đăng: 06/07/2022, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN