1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội

72 629 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Xuất Khẩu Ở Công Ty Dâu Tằm Tơ I - Hà Nội
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 644 KB

Nội dung

MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời mở đầu. 3 Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu. 4 I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu. 4 1. Nguồn gốc của TMQT. 4 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đ

Trang 1

MỤC LỤC

2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi

3. Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu 7

1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu 11

III Khái quát về lịch sử tơ tằm thế giới và đặc điểm

2 Các yếu tố đặc trưng của hàng tơ tằm xuất khẩu 26

3 Đặc điểm của ngành sản xuất tơ tẵm xuất khẩu 27

4 Sự cần thiết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm,

ươm tơ dệt lụa cho xuất khẩu tơ lụa của Việt Nam 30

Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 31

3 Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 333.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 333.2: Quy trình công nghệ của các bộ phận sản xuất của công ty 36

II Thực trạng xuất khẩu hàng tơ lụa ở công ty dâu tằm tơ I 40

1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung 40

2 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả đạt được 40

3 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu tơ lụa

3.1: Doanh thu xuất khẩu của công ty dâu tằm tơ I. 45

3.2: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty. 46

3.3: Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng. 47

3.4: Phương thức xuất khẩu của công ty. 48

Trang 2

3.5: Phương thức thanh toán áp dụng trong xuất khẩu. 48

3.6: Nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty. 49

3.7: Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của công ty. 49

4 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty dâu tằm tơ I 52

4.2: Những tồn tại chủ yếu và nguyên nhân kìm hãm

sự phát triển hoạt động xuất khẩu ở công ty. 53

Chương III: Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

ở công ty dâu tằm tơ I - Hà Nội trong thời gian tới. 56

I Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian

1 Định hướng phát triển ngành tơ tằm Việt Nam trong thời gian tới 56

2 Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu

II Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I - Hà

Nội

59

1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

mở rộng thị trường xuất khẩu

59

2 Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại 60

3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công

ty

60

5 Hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và tổ chức xây dựng

chiến lược kinh doanh phát triển thị trường 64

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của nhân loại, không mộtquốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được.Trong bối cảnh đó TMQT là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nềnkinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đấtnước, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến

từ bên ngoài, duy trì và phát triển văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá củanhân loại Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chiến lược phát triển kinh tế mà Đảng vàNhà nước ta đã lựa chọn là hướng mạnh về xuất khẩu, từng bước thay thế nhập khẩu.Vớichiến lược đó các nhà doanh nghiệp đã có nhiều cơ hội để tăng trưởng và phát triển mạnh,tham gia vào TMQT

Công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội là một điển hình, trong những năm vừa qua nhờ hoạtđộng xuất khẩu tơ lụa công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, lợi nhuận liên tục giatăng, uy tín được tăng cường, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày một cải thiện Tuyvậy, trong quá trình xuất khẩu công ty không tránh khỏi những khó khăn hạn chế Trongthời gian thực tập tại công ty, thấy được thực trạng như vậy, đồng thời nhận thức được tầmquan trọng của của công tác xuất khẩu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, Thạc Sĩ Nguyễn Trọng Hà cùng các côchú, các anh chị trong công ty, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội”

Báp cáo được chia làm 3 phần:

Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu

Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội

Chương III: Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Trang 4

ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội trong thời gian tới.

Do những hạn chế về thời gian, tài liệu nghiên cứu và khả năng của người viết, bàiviết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý chân thành

để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu của thầy giáo Th.s NguyễnTrọng Hà và các cô chú, các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bàiviết này

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

I.Tổng quan về hoạt động xuất khẩu.

Nằm trên những vùng khác nhau của quả đất, mỗi một quốc gia có điều kiện tự nhiênđất đai khí hậu khác nhau Cho đến nay trên thế giới chưa có một quốc gia nào có đủ tất cảcác nguồn lực để tự sản xuất tất cả các hàng hoá cho tiêu dùng trong nước một cách có hiệuquả Chính vì thế từ xưa tới nay, thương mại quốc tế (TMQT) dù dưới hình thức nào thìcũng luôn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Vậy TMQT làgì?

TMQT là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ (hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình)giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới tuân theo nguyên tắc traođổi ngang giá Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụthuộc lấn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc giatrên thế giới TMQT cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiềuhơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế

độ tự cung tự cấp không buôn bán TMQT là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiệncho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu chođất nước.TMQT bao gồm nhiều hoạt động khác nhau trên giác độ một quốc gia đó chính làhoạt động ngoại thương Nội dung của TMQT bao gồm:

 Xuất và nhập khẩu hàng hoá, hữu hình và vô hình

 Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công

 Tái xuất khẩu và chuyển khẩu

 Xuất khẩu tại chỗ

Thương mại hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài không thể là quan hệ ban phát chokhông, không phải chỉ có nhập mà phải có xuất, phải cân đối được xuất nhập và tiến tới

Trang 5

xuất siêu ngày càng lớn Vậy xuất khẩu là gì? Xuất khẩu là việc bán sản phẩm hàng hoá sảnxuất ra nước ngoài nhằm mục đích thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nườc, pháttriển sản xuất kinh doanh khai thác ưu thế tiềm năng đất nước và nâng cao đời sống nhândân Khác với hoạt động mua bán sản phẩm diễn ra trên thị trường nội địa, hoạt động xuấtkhẩu phức tạp hơn nhiều, bởi đây là hoạt động buôn bán trao đổi qua biên giới quốc gia, thịtrường vô cùng rộng lớn khó kiểm soát, thanh toán bằng ngoại tệ đồng thời phải tuân thủtheo những tập quán thông lệ quốc gia cũng như luật pháp của từng địa phương.

Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực trong mọi điều kiện từ xuất nhậpkhẩu hàng hoá tiêu dùng, máy móc thiết bị và cả công nghệ cao Tất cả các hoạt động buônbán trao đổi này đều nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia

1 Nguồn gốc của TMQT.

TMQT có từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị trí trungtâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế

TMQT trước hết là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia Tiền đề xuất hiện

sự trao đổi là phân công lao động xã hội Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyênmôn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu con người ngày mộtdồi dào, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn Thương mại bắt nguồn từ

sự đa dạng và điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá sản xuấtmột số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuấttrong nước kém lợi thế thì chắc chắn đem lại lợi nhuận lớn hơn

Sự khác nhau về điều kiện sản xuất ít nhất cũng giải thích được sự hình thành TMQTgiữa các nước trong kinh doanh các mặt hàng như dầu lửa, lương thực, dịch vụ du lịch Song như chúng ta đã biết phần lớn số lượng thương mại trong các mặt hàng không xuấtphát từ điều kiện tự nhiên vốn có của sản xuất Một nước có thể sản xuất được mặt hàngnày tại sao lại nhập khẩu chính mặt hàng đó từ một nước khác? Làm sao nước ta với xuấtphát điểm thấp, chi phí sản xuất hầu như lớn hơn tất cả các mặt hàng của các cường quốckinh tế lại có thể vẫn duy trì quan hệ thương mại với các nước đó? Để giải thích những câuhỏi trên chúng ta hãy xem xét quy luật lợi thế tương đối (hay lý thuyết về lợi thế so sánh)của nhà kinh tế học David Ricardo (1772- 1823)

Quy luật lợi thế tương đối nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất coi đó là chíakhoá của các phương thức thương mại Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi quốc giachuuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay có hiệu quảsản xuất cao nhất thì thương mại có hiệu quả cho cả hai nước Nếu một quốc gia có hiệuquả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốcgia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích Khi tham gia vào TMQT quốc gia

đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng ítbất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) Còn nhiều lý do khác nhau khiếnTMQT ra đời và ngày càng trở lên quan trọng, đặc biệt trong một thế giới hiện đại Mộttrong những lý do đó có thể là TMQT tối cần thiết cho việc chuyên môn hoá để có hiệu quảkinh tế cao trong các ngành công nghiệp hiện đại Chuyên môn hoá quy mô lớn làm chi phísản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ được thực hiện trong hàng hoá các nước

Trang 6

sản xuất Sự khác nhau về sở thích và mức cầu cũng là một nghuyên nhân khác để cóTMQT Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối ở hai nơi giống hệt nhau, TMQT vẫn

có hiệu quả hơn để khai thác tốt nhất lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, tài nguyên thiênnhiên, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường cho sự phát triển Để thấy rõ điều này chúng tahãy xem xét những vai trò sau đây của TMQT nói chung và của xuất khẩu nói riêng

2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có được đầy đủ mọithứ hàng hoá Buôn bán quốc tế có ý nghĩa sống còn, mở rộng khả năng tiêu dùng của mộtnước Xuất khẩu là một hoạt động TMQT có vai trò quan trọng thể hiện trên các mặt sau:

2.1: Xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước.

Trong thế giới hiện đại không một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa của mìnhlại phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước Muốn phát triển nhanh mỗi nước không thểđơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng các thành tựu kinh tế khoa học

kỹ thuật của loài người để phát triển Nền kinh tế “mở cửa”, trong đó xuất khẩu đóng vaitrò then chốt sẽ mở hướng phát triển mới tạo điều kiện khai thác lợi thế tiềm năng sẵn cótrong nước nhằm sử dụng phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất

Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân

tố tiềm năng là: tài nguyên thiên nhiên và lao động Còn những yếu tố thiếu hụt là vốn, kỹthuật, thị trường và kĩ năng quản lý Xuất khẩu là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranhthủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động

và tài nguyên thiên nhiên để tạo sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắnkhoảng cách chênh lệch với các nước giàu

2.2: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài cho quá trình sản xuất trong nước.

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh trở thành nhân tố quyết định cho

sự phát triển của sản xuất Xuất khẩu để tăng khả năng tiếp thu kỹ thuật mới, làm cho nềnkinh tế nông nghịêp lạc hậu sản xuất nhỏ là phổ biến có nguồn bổ sung kỹ thuật tiên tiếnnhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh

Quá trình phát triển của nền kinh tế đỏi hỏi phải nhập khẩu một lượng ngày càngnhiều máy móc thiết bị và nguyên liệu công nghiệp Trong các nguồn như đầu tư nướcngoài, vay nợ, viện trợ thì bằng cách này hay cách khác đểu phải trả Chỉ có xuất khẩumới là hoạt động có hiệu quả nhất taọ ra nguồn vốn nhập khẩu bởi chúng không phải trả

Trang 7

bất cứ một khoản chi phí nào khác như nguồn vốn vay ngoài hơn nữa còn thể hiện tính tựchủ của nguồn vốn Trong thực tiễn, xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết vớinhau, vừa là kết quả, vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường nhậpkhẩu, tăng nhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu.

Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợcủa nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vaythấy được khả năng xuất khẩu- nguồn vốn duy nhất để trả nợ- trở thành hiện thực

2.3: Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Thị trường trong nước nhỏ hẹp, không đủ bảo đảm cho sự phát triển công nghiệp vớiquy mô hiện đại, sản xuất hàng loạt do đó không tạo thêm công ăn việc làm, một vấn đề

mà các nước nghèo luôn luôn phải giải quyết

Với phạm vi vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hoạt động xuất khẩu mở ra một thịtrường tiêu thu rộng lớn với nhu cầu vô cùng đa dạng của mọi tầng lớp, mọi dân tộc trêntoàn thế giới Sản xuất phải gắn với thị trường, có thị trường là điều kiện tiên quyết để thúcđẩy sản xuất hàng xuất khẩu, đến lượt nó sản xuất hàng xuất khẩu lại là nơi thu hút hàngtriệu lao động vào làm việc và tăng thu nhập Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhậpkhẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêmnhu cầu tiêu dùng của nhân dân

2.4: Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất đó là thành quả của côngcuộc khoa học và công nghệ hiện đại Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong qúa trình côngnghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với đất nước

ta Vì vậy xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi, tức là sự pháttriển của ngành hàng xuất khẩu này sẽ kéo theo sự phát triển của một ngành khác cóquan hệ mật thiết

- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trườngthế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sảnxuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng caonăng lực sản xuất trong nước

- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế- kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sảnxuất trong nước

- Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, hoàn thiện công việc quảntrị sản xuất và kinh doanh

2.5: Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại luôn có tác động qua lại phụ thuộc lẫnnhau Xuất khẩu là một bộ phận rất quan trọng của kinh tế đối ngoại Vì vậy khi hoạt động

Trang 8

xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo các bộ phận khác của kinh tế đối ngoại phát triển như dịch

vụ, quan hệ tín dụng, đầu tư, hợp tác, liên doanh, mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chínhcác quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu Vì vậy đẩy mạnhxuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao địa vị và vai tròcủa nước ta trên trường quốc tế, góp phần vào sự ổn định kinh tế chính trị của đất nước.Nói tóm lại, với những vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế, phát triểnhoạt động xuất khẩu luôn là chiến lược để phát triển kinh tế ở nước ta

3.Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu có các chức năng cơ bản sau:

- Tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho quá trình sản xuất trong nước

- Thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm có lợi cho quá trình sản xuất trong nước

- Tăng hiệu quả sản xuất

Từ những chức năng trên hoạt động xuất khẩu tự đặt ra cho mình một số nhiệm vụ chủ yếusau:

- Nghiên cứu chiến lược, chính sách và công cụ nhằm phát triển TMQT nói chung, hoạtđộng xuất khẩu nói riêng, hướng tiềm năng, khả năng kinh tế nói chung và sản xuấthàng hoá dịch vụ của nước ta nói riêng vào sự phân công lao động quốc tế Ra sức khaithác có hiệu quả mọi nguồn lực cua đất nước, không đánh giá mình quá cao, quá lạcquan cũng như không tự ti đánh giá mình quá thấp, từ đó bỏ lỡ cơ hội làm ăn với nướcngoài, liên kết và đan xen vào chương trình kinh tế thế giới

- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng ngày càng chứa đựng nhiều hàmlượng chất xám, kỹ thuật và công nghệ để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuấtkhẩu

- Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đáp ứngnhững đòi hỏi cuả thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, cósức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao

- Mở rộng thị trường và đa phương hoá đối tác

- Hình thành các vùng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo các chân hàng vững chắc,phát triển hệ thống thu mua hàng xuất khẩu

- Xây dựng các mặt hàng chủ lực ở phạm vi chiến lược, từ đó có kế hoạch phát triển và

mở rộng mặt hàng chủ lực

4.Các loại hình xuất khẩu.

Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào sốlượng và các loại hình trung gian thương mại Mỗi phương thức có đặc điểm riêng, có kỹthuật tiến hành riêng Thông thường có các loại hình xuất khẩu chủ yếu sau:

4.1: Xuất khẩu trực tiếp.

Trang 9

Giống như các hoạt động mua bán thông thường trực tiếp ở trong nước, phương thứcxuất khẩu trực tiếp trong kinh doanh TMQT có thể được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong

đó người mua và người bán trực tiếp gặp mặt ( hoặc thông qua thư từ, điện tín ) để bànbạc và thoả thuận với nhau về hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanhtoán mà không qua người trung gian Những nội dung này được thoả thuận một cách tựnguyện, việc mua không nhất thiết gắn liền với việc bán

Tuy nhiên, hoạt động mua bán theo phương thức này khác với hoạt động nội thương ởchỗ: bên mua và bên bán là những người có trụ sở ở các quốc gia khác nhau, đồng tiềnthanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên, hàng hoá là đối tượng của giao dịchđược di chuyển qua khỏi biên giới của một nước

Hoạt động xuất khẩu trực tiếp thường có những ưu điểm sau:

- Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất, ít xảy ra những hiểu lầmđáng tiếc

- Giảm được chi phí trung gian

- Có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng, khắc phụcthiếu sót

- Chủ động trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hoá

Tuy nhiên hoạt động này cũng gặp phải một số hạn chế đó là:

- Đối với thị trường mới còn nhiều bỡ ngỡ, dễ bị ép giá trong mua bán

- Khối lượng mặt hàng cần giao dịch phải lớn để bù đắp được chi phí: giấy tờ, đi lại, điềutra tìm hiểu thị trường

4.2: Xuất khẩu gián tiếp.

Nếu trong xuất khẩu trực tiếp người bán tìm đến người mua, người mua tìm đến ngườibán và họ trực tiếp thoả thuận quy định những điều kiện mua bán, thì trong xuất khẩu giántiếp, một hình thức giao dịch qua trung gian, mọi việc kiến lập quan hệ giữa người bán vàngười mua và việc quy định các điều kiện mua bán đều phải thông qua người thứ ba Ngườithứ ba này gọi là người trung gian buôn bán Người trung gian buôn bán phổ biến trên thịtrường thế giới là đại lý và môi giới

Đại lý: là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự uỷthác của người uỷ thác (principal) Quan hệ giữa người uỷ thác với đại lý là quan hệ hợpđồng đại lý

Môi giới: là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, được ngườibán hoặc người mua uỷ thác tiến hành bán hoặc mua hàng hoá hay dịch vụ Khi tiến hànhnghiệp vụ, người môi giới không được đứng tên của chính mình mà đứng tên của người uỷthác, không chiếm hữu hàng hoá và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người uỷ thác vềviệc khách hàng không thực hiện hợp đồng Người môi giới không tham gia vào việc thựchiện hợp đồng, trừ trường hợp được uỷ quyền Quan hệ giữa người uỷ thác với người môigiới dựa trên sự uỷ thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng dài hạn

Việc sử dụng những người trung gian thương mại (đại lý và môi giới) có những lợi ích như:

Trang 10

 Những người trung gian thường có hiểu biết rõ tình hình thị trường, pháp luật và tậpquán địa phương, do đó, họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và tránh bớt rủi ro chongười uỷ thác.

 Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định, do đó, khi

sử dụng họ, người uỷ thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

 Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, phân loại, đóng gói, người uỷ thác cóthể giảm bớt chi phí vận tải

Tuy nhiên việc sử dụng trung gian có khuyết điểm như:

 Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường Công ty cũngthường phải đáp ứng những yêu sách của đại lý hoặc môi giới

 Lợi nhuận bị chia sẻ

Trước sự phân tích lợi hại như vậy, người ta chỉ thường sử dụng trung gian trongnhững trường hợp cần thiết như: khi thâm nhập vào một thị trường mới, khi mới đưa vàothị trường mới một mặt hàng mới, khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian, khimặt hàng đỏi hỏi sự chăm sóc đặc biệt như hàng tươi sống chẳng hạn

4.3: Buôn bán đối lưu.

Buôn bán đối lưu (counter- trade) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá,trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua,lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về Ở đây mục đích của xuấtkhẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hoá khác cógiá trị tương đương

Buôn bán đối lưu đã ra đời lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá- tiền tệ, trong đó sớmnhất là “ hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ Ngày nay, ngoài hai hình thức truyềnthống đó, đã có nhiều loại hình mới ra đời từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Các loại hình buôn bán đối lưu phải kể đến như:

 Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): trong nghiệp vụ này hai bên trao đổi trực tiếp vớinhau những hàng hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra gần như đồng thời

 Nghiệp vụ bù trừ (compensation): đây là hình thức phát triển nhanh nhất của buôn bánđối lưu Trong nghiệp vụ này hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sỏ giá trị hànggiao và hàng nhận đến cuối kỳ hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách, so sánh giữa giá trịhàng giao với giá trị hàng nhận Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như thế, mà còn số dư thì

số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ về những khoản chi tiêucủa bên chủ nợ tại nước bị nợ

 Nghiệp vụ mua đối lưu (counter- purchase): trong nghiệp vụ này một bên giao thiết bịcho khách hàng của mình và để đổi lại mua sản phẩm của công nghiệp chế biến, bánthành phẩm, nguyên vật liệu

 Giao dịch bồi hoàn (offset): người ta đổi hàng hoá và/hoặc dịch vụ lấy những dịch vụ và

ưu huệ ( như ưu huệ trong đầu tư và giúp đỡ bán sản phẩm)

 Nghiệp vụ mua lại sản phẩm (buy- backs): trong nghiệp vụ này một bên cung cấp thiết

bị toàn bộ và/hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật (know-how) cho bên khác, đồng thờicam kết mua lại những sản phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật đó chếtạo ra

Trang 11

4.4: Gia công quốc tế.

Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi làbên đặt gia công) giao (hoặc bán) nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho một bên khác (gọi

là bên nhận gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại (hoặc bán lại) cho bên đặt giacông và nhận thù lao (gọi là phí gia công) Như vậy trong gia công quốc tế hoạt động xuấtnhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất

Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước.Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ tận dụng được giá rẻ về nguyên liệuphụ và nhân công của nước nhận gia công Đối với bên nhận gia công, phương thức nàygiúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận đượcthiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc.Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng được phương thức gia công quốc tế mà cóđược một nền công nghiệp hiện đại như Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo

4.5: Giao dịch tái xuất.

Là hoạt động xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu chưaqua chế biến ở nước tái xuất

4.6: Xuất khẩu theo nghị định thư

Là hình thức xuât khẩu hàng hoá (hay trả nợ) được kí theo nghị định thư của chínhphủ Xuất khẩu theo hình thức này có ưu điểm: khả năng thanh toán chắc chắn (do nhànước trả cho đối tác xuất khẩu), giá cả hàng hóa dễ chấp nhận

II Nội dung của hoạt động xuất khẩu.

Kinh doanh TMQT là hoạt động thương mại phức tạp hơn nhiều so với kinh doanhthương mại nội địa bởi nhiều lý do: bất đồng ngôn ngữ, hệ thống luật pháp, phong tục tậpquán, thói quen tâm lý rất khác nhau Hoạt động xuất khẩu được tổ chức thực hiện vớinhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều tra thị trường, lựa chọn thị trường xuất khẩu cho đếnkhi hàng hoá chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua hoàn tất các thủtục thanh toán Đó là cả một qua trình phức tạp cần phải được nghiên cứu đầy đủ kĩ lưỡng,đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệuquả cao nhất, phục vụ đầy đủ và kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước

Nội dung của hoạt động xuât khẩu bao gồm những nghiệp vụ cơ bản sau:

1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu.

Không chỉ riêng với hoạt động xuất khẩu mà với bất kỳ hoạt động kinh doanh nàotrước khi bước vào nghiên cứu thực hiện các khâu nghiệp vụ người kinh doanh phải nắmbắt được các thông tin về thị trường Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là vấn đề đầu tiên

Trang 12

cần thiết được tiến hành hết sức kỹ lưỡng trong hoạt động xuất khẩu Nghiên cứu thịtrường tốt tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vận động của từngloại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi cung cầu và giá cả trên thị trường giúp họ giảiquyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh như yêu cầu của thị trường, khả năng tiêuthụ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá từ đó mà lựa chọn thị trường xuất khẩu thích hợpnhất cho sản phẩm của mình.

1.1: Nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng đó là quá trình điều tra để tìm triển vọng bánhàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mụctiêu đó Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thịtrường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận Những kết luận này sẽ giúpcho nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh Công tácnghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong phương châm hành động “ chỉ bán cáithị trường cần chứ không bán cái có sẵn”

 Có hai loại thông tin cần thu thập trong nghiên cứu thị trường:

- Thông tin sơ cấp (primary information): là những thông tin thu thập mang tính chất trực

tiếp từ thị trường đó

Đối với loại thông tin này người ta thường áp dụng phương pháp nghiên cứu tại thịtrường (Field study): đây là việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc với mọingười trên thị trường Nói cách khác, đó là cách thu thập thông tin từ trực quan, qua cácquan hệ giao tiếp với thương nhân và với người tiêu dùng Biện pháp cụ thể: điều tra, phỏngvấn, quan sát, thực nghiệm

Như vậy, xét về tính phức tạp và mức độ chi phí, nghiên cứu tại thị trường là một hoạtđộng tốn kém và không phải ai cũng đủ trình độ để làm được Tuy vậy, phương phápnghiên cứu này cho kết quả khá chính xác Vì vậy, trước hết cần sơ bộ xử lý các thông tin

về các thị trường đã đề cập, chọn ra những thị trường có nhiều triển vọng nhất Sau đó căn

cứ vào kết quả lựa chọn để tiến hành nghiên cứu hiện trường và lập kế hoạch khảo sát

+ Thông tin thứ cấp (Secondary information):

Đối với loại thông tin này người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk study)

Về cơ bản nghiên cứu tại bàn bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu xuấtbản hay không xuất bản và tìm những nguồn đó Chìa khoá thành công của nghiên cứu tạibàn là phát hiện ra các nguồn thông tin và triệt để khai thác những nguồn thông tin đó.Ngày nay, trong thời đại tin học, thông tin về thị trường, hàng hoá, giá cả rất phong phú

Có thể lấy được thông tin từ các nguồn như: qua hệ thống Internet, qua các cơ quan xúctiến thương mại, các cơ quan thống kê, qua các sách báo thương mại được xuất bản, quaquan hệ với thương nhân Trong đó, số liệu thông kê là một trong những loại thông tinquan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu thị trường, đặc biệt là nghiêncứu tại bàn Đó là những số liệu thống kê về sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, dự trữ tồn kho,giá cả Nó giúp cho người nghiên cứu có một cái nhìn bao quát về dung lượng thị trường

và xu hướng phát triển

Nghiên cứu tại bàn, có thể nói là phương pháp phổ thông nhất về nghiên cứu thịtrường, vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với khả năng của những người xuất khẩu mới tham

Trang 13

gia vào thị trường thế giới Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như chậm và mức độ tincậy có hạn Kết quả nghiên cứu tại bàn cũng cần phải bổ sung bằng nghiên cứu tại thịtrường

 Nội dung thông tin cần thu thập khi nghiên cứu thị trường: nghiên cứu tình hình cungcầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá và một số yếu tố khác

 Nghiên cứu tình hình cung- cầu hàng hoá:

Nghiên cứu tình hình cung cầu hàng hoá cần nắm được các vấn đề sau:

- Số lượng các doanh nghiệp cung ứng mặt hàng đó trên thị trường và khả năng cung ứngcủa từng doanh nghiệp đó

- Nghiên cứu chu kỳ đưa hàng ra thị trường của từng doanh nghiệp cung ứng đó

- Sảnphẩm của hãng đang ở giai đoạn nào trên thị trường (mặt hàng đang ở pha nào củachu kỳ sống)

Về mặt tiêu thụ nhà kinh doanh phải biết mặt hàng định xuất khẩu đang ở giai đoạn nào của

chu kỳ sống của nó trên thị trường Chu kỳ này là tiến trình phát triển việc tiêu thụ một mặthàng bao gồm 4 giai đoạn (gđ) sau đây:

Giai đoạn triển khai: đây là giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của sản phẩm Tronggiai đoạn này về cơ bản chưa có sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp chưađược người tiêu dùng biết đến, doanh nghiệp cần nỗ lực làm cho khách hàng biết đến sảnphẩm của mình

Giai đoạn tăng trưởng: đây là giai đoạn phát triển của sản phẩm, trong giai đoạn nàysản phẩm được người tiêu dùng biết đến và được thị trường chấp nhận, cần đẩy nhanh quátrình đưa sản phẩm có tính độc đáo của mình vào thị trường, qua đó tạo được môi trườngtốt, tăng phạm vi lựa chọn sản phẩm

Giai đoạn bão hoà: trong giai đoạn này doanh thu tiêu thụ vẫn tăng nhưng tăng chậm

và có xu hướng giảm Giai đoạn này có sự cạnh tranh kịch liệt giữa các đối thủ vào thịtrường và một hình ảnh mà doanh nghiệp cần thấy rõ là sự tràn ngập hàng hoá trên thịtrường

Giai đoạn suy thoái: đây là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của sản phẩm.Trong giai đoạn này thị trường đã bão hoà về sản phẩm, doanh số bán ra của sản phẩmgiảm đi rất nhiều Để tránh khả năng bị loại khỏi thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải cónhững biện pháp cải tiến, đổi mới mẫu mã kỹ thuật, hoặc thay thế bằng sản phẩm mới

Từ sự phân tích như trên ta nhận thấy, việc xuất khẩu những mặt hàng đang ở giaiđoạn triển khai và tăng trưởng gặp thuận lợi lớn nhất Tuy vậy, có khi mặt hàng đã ở giaiđoạn suy thoái nhưng nhờ thực hiện các biện pháp xúc tiến tiêu thụ (như quảng cáo, cảitiến hệ thống tổ chức tiêu thụ, giảm giá ) người ta vẫn có thể đẩy mạnh được xuất khẩu Tóm lại, có nắm vững mặt hàng ta đang dự định kinh doanh đang ở giai đoạn nào củachu kỳ sống thì mới có thể xác định những biện pháp cần thiết để làm tăng doanh số bánhàng và tăng lợi nhuận

Cấu trúc của cung, nghĩa là xác định tình hình cạnh tranh trên thị trường Nếu sự cạnh

tranh đã gay gắt, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp phải rút lui, nó có thể giữ vị tríthế thủ chờ đợi giai đoạn chuyển sang tấn công

Nghiên cứu những sản phẩm khác cùng đáp ứng nhu cầu còn phải xác định xem sựcạnh tranh ấy tồn tại được bằng cách nào, tỷ lệ hoa hồng thường được chấp nhận là bao

Trang 14

nhiêu, hậu quả của cạnh tranh như thế nào, nó sẽ diễn biến ra sao và khả năng phản ứngcủa nó trước một đối thủ mới.

Phân tích tình hình cầu:

Từ những thông tin về hàng hoá đang bán cần xác định xem những sản phẩm nào cóthể thương mại hoá được Người tiêu dùng hiện nay là những ai, họ được phân nhóm nhưthế nào, nhóm xã hội, nghề nghiệp, tuổi, dân tộc, tôn giáo, nam nữ, cách sống

Thống kê số lượng khách hàng có nhu cầu mua hàng hoá

Sức mua trung bình của một doanh nghiệp, một khách hàng

Nhịp độ mua hàng của họ (chu kỳ mua lặp lại)

Sản phẩm của hãng đang ở thế hệ nào

Lý do mua hàng của khách hàng là gì?

Ai có khả năng trở thành người tiêu dùng? Cần xác định sự tăng dân số, nhất là sựtăng của bộ phận xác định và tiến hành phân tích sự tăng mức sống Nếu không có yêu cầumua vào thời điểm phân tích thì phải xác định xem có yêu cầu không và khi nào

 Nghiên cứu giá cả hàng hoá xuất khẩu:

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá đồng thời là một nhân tố cấu thànhthị trường Do việc mua bán giữa các khu vực khác nhau diễn ra trong một thời gian dài,hàng vận chuyển qua nhiều nước với các chính sách thuế quan khác nhau, giá cả thị trườnglại càng trở lên phức tạp, trong đó giá cả hàng hoá được coi là giá tổng hợp bao gồm giávốn hàng hoá, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác tùy theo cácbước thực hiện và sự thoả thuận giữa các bên tham gia Nghiên cứu giá cả bao gồm việcnghiên cứu giá cả của từng mặt hàng tại từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biếnđộng của giá cả thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó như: nhân tố chu kỳ, nhân tốlũng loạn của các công ty siêu quốc gia, nhân tố cạnh tranh, nhân tố cung cầu, nhân tố lạmphát, nhân tố thời vụ và một số nhân tố khác như: chính sách của chình phủ, tình hình anninh chính trị của các quốc gial Từ đó mới có thể dự đoán một cách tương đối chính xác

về giá cả quốc tế của hàng hoá Rõ ràng việc nghiên cứu và tính toánh một cách chính xácgiá cả của các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu là một công việc khó khăn đòi hỏi phảiđược xem xét trên nhiều khía cạnh, nhưng đó lại là một nhân tố quan trọng quyết định hiệuquả thực hiện các hợp đồng kinh doanh TMQT

 Nghiên cứu các loại hình kinh doanh khác trên thị trường như điều kiện vận tải, tốc độ,phương tiện vận tải như thế nào, chi phí vận tải ra sao, bảo hiểm, vận chuyển

 Nghiên cứu một số yếu tố khác liên quan đến hoạt động kinh doanh trên thị trường như:quan hệ chính trị, văn hoá: làm việc với ai phải hiểu văn hoá của người đó, đồng thời cócái nhìn khách quan về nền văn háo của họ, không thể so bì với văn hoá của ta mà chorằng nền văn hoá của họ không tốt, kinh doanh TMQT cần luôn hiểu “ không có một nềnvăn hoá nào là tốt hay xấu mà chỉ có sự khác biệt” Nghiên cứu chính sách, thể chế củaquốc gia khác đặc biệt là yếu tố về luật, thể chế tài chính Nghiên cứu yếu tố tự nhiêncủa từng đoạn thị trường: vị trí địa lý, khí hậu

1.2: Lựa chọn thị trường xuất khẩu.

Trang 15

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường xuất khẩu giúp đơn vị kinh doanh lựa chọnthị trường, việc lựa chọn thị trường phải căn cứ vào những tiêu chuẩn mà các thị trườngphải đáp ứng được:

Tiêu chuẩn chung:

- Về chính trị: có những chính thể này thuận lợi hơn những chính thể khác đối với hoạtđộng xuất khẩu, nghiên cứu cả những bất chắc chính trị và sự ổn định của chính thể

- Về địa lý: khoảng cách địa lý, khí hậu, tháp dân số

- Về kinh tế: những chỉ tiêu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầungười, tỷ lệ tăng GDP

- Về kỹ thuật: những khu vực phát triển và triển vọng phát triển

Tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ:

- Biện pháp bảo hộ mậu dịch: thuế quan, các giấy phép và hạn ngạch

- Tình hình tiền tệ: tỷ lệ lạm phát, sự diễn biến của tỷ giá hối đoái

Tiêu chuẩn về thương mại:

- Phần của sản xuất nội địa

- Sự hiện diện của hàng hoá Việt Nam trên các thị trường

- Sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn

Những tiêu chuẩn này sau đó phải được cân nhắc, điều chỉnh tuỳ theo mức quan trọng củachúng đối với doanh nghiệp

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vàokhách hàng Trong cùng những điều kiện như nhau việc giao dịch với khách hàng cụ thểnày thì thành công, với khách hàng khác thì bất lợi Vì vậy một nhiệm vụ quan trọng củađơn vị kinh doanh trong lựa chọn thị trường là lựa chọn khách hàng Việc lựa chọn kháchhàng (hay lựa chọn thương nhân) để giao dịch không nên căn cứ vào những lời quảng cáo,

tự giới thiệu mà cần tìm hiểu khách hàng về:

- Tình hình sản xuất kinh doanh của họ, năng lực, phạm vi kinh doanh và tư cách phápnhân

- Khả năng về vốn và cơ sỏ vật chất kỹ thuật

- Năng lực con người và năng lực quản lý của họ

- Trình độ và quan điểm kinh doanh của thương nhân đó

- Uy tín của họ trong kinh doanh

Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch tốt nhất là nên lựa chọn những đối tác trựctiếp, tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào cácthị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm

Việc lựa chọn các đối tượng giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện cần thiết đểthực hiện thắng lợi các hợp đồng TMQT, song nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm củangười làm công tác giao dịch

Nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế trong TMQT nói chung và trong kinh doanhxuất khẩu nói riêng là hết sức cần thiết trong hoạt động kinh doanh Đó là bước chuẩn bị và

là tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh TMQT một cách cóhiệu quả nhất

2 Lập phương án kinh doanh hàng xuất khẩu.

Trang 16

Trên cơ sở những kết quả thu lượm được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thịtrườn, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh Phương án này là kế hoạch hoạt độngcủa đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh.

Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:

- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân: trong bước này, người lập phương án rút

ra những nét tổng quát về tình hình, phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh

- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh Sự lựa chọn này phải

có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích những tình hình có liên quan

- Đề ra mục tiêu Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh doanh bao giờ cũng làmục tiêu cụ thể như: sẽ bán được bao nhiêu hàng với giá cả bao nhiêu, sẽ thâm nhập vàonhững thị trường nào

- Đề ra biện pháp thực hiện Những biện pháp này có thể bao gồm nhiều biện pháp trongnước (như đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, ký hợp đồng kinh tế, tăng giá thu mua )

và cả các biện pháp ở ngoài nước (như đẩy mạnh quảng cáo, lập chi nhánh ở nước ngoài,

mở rộng mạng lưới đại lý )

- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu:chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ, chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi, chỉ tiêuđiểm hoà vốn

Sau khi phương án đã được đề ra, đơn vị kinh doanh phải cố gắng để thực hiện phương án,tức là tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng đã chọn Nhưng để tiến tới ký kếthợp đồng mua bán với nhau người xuất khẩu và nhập khẩu thường phải qua một quá trìnhgiao dịch, thương thảo về các điều kiện giao dịch Quá trình đó có thể bao gồm những bướcchính như: hỏi hàng, chào hàng, đặt hàng

- Hỏi hàng: hỏi hàng còn gọi là hỏi giá, tuy không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi,

nhưng nếu hỏi nhiều nơi, nhiều hãng quá có thể gây lên hiểu lầm về nhu cầu của mình

Vả lại, hỏi nhiều sẽ kéo theo việc trả lời và các công việc hành chính văn thư khác Điềunày cũng dễ gây nên tốn thời gian và chi phí

- Chào hàng: là lời đề nghị biểu thị muốn bán hàng do người bán đưa ra Trước khi chào

hàng cần nắm được quan hệ cung cầu về hàng hoá đó trên thế giới, mức giá hiện hànhtrên thị trường, nhu cầu của đối phương và khả năng của ta Trên cơ sở đó, ta xác địnhnên đưa ra đơn chào hàng cố định hay đơn chào hàng tự do

Chào hàng cố định: là lời đề nghị ký hợp đồng của người bán chỉ gửi cho một đối tác,trong thời hạn có hiệu lực của chào hàng thì không được gửi cho các đối tác khác Nếungười nhận chào hàng cố định chấp nhận mua coi như chào hàng được ký

Chào hàng tự do:là lời đề nghị chào bán một mặt hàng nào đó được gửi cho nhiềungười và không ràng buộc về mặt pháp lý Nếu người nhận chào hàng tự do đồng ý muanhưng người bán vẫn có thể không thực hiện lời chào hàng đó

Có khi, bên mua chưa hỏi mua, nhưng ta chủ động tìm hiểu thấy họ có nhu cầu và tađưa ra đơn chào hàng (chào hàng chủ động) Cũng có khi, trên cơ sỏ hỏi hàng của bên mua,chúng ta chào hàng để đáp lại thư hỏi hàng của đối phương (chào hàng thụ động)

Dù chào hàng theo cách nào, đơn chào hàng cũng cần rõ ràng và có sức hấp dẫn Sựhấp dẫn không chỉ thể hiện ở giá thấp, ở sự giảm giá, mà có thể ở cả dịch vụ cung cấp chongười mua, phẩm chất hàng tốt, điều kiện thanh toán có lợi cho người mua

Trang 17

- Đặt hàng: đặt hàng là lời đề nghị chắc chắn về việc ký kết hợp đồng, xuất phát từ người

mua Do đó, người mua chỉ đặt hàng ở nhà cung cấp nào mà đã biết rõ về chất lượnghàng, mức giá cả, khả năng giao hàng của họ Người bán cần nắm được điều này để đápứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tăng hiệu quả kinh doanh

3 Ký kết hợp đồng xuất khẩu.

Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng ngoạithương: là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nươc khác nhau,theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu chomột bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá, bênmua có nghĩa vụ nhận tiền hàng và trả tiền hàng

 Về điều kiện hiệu lực của hợp đồng TMQT, theo điều 81 của Luật Thương mại ViệtNam, hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý

- Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật

- Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định.Theođiều 50 của Luật Thương mại Việt Nam, những điều khoản sau buộc phải có trong hợpđồng bao gồm: tên hàng, số lượng, quy cách chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán,địa điểm và thời hạn giao hàng Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận thêm những nộidung, những điều khoản khác trong hợp đồng

- Hình thức của hợp đồng phải là văn bản

- Nội dung chủ yếu của một hợp đồng TMQT thường bao gồm những nội dung sau:

Số hợp đồng

Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng

Tên và địa chỉ của các đương sự

Những định nghĩa dùng trong hợp đồng

Cơ sở pháp lý để kí kết hợp đồng

Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng: điều khoản thương phẩm, điều khoản tài chính, điều khoản vận tải, điều khoản pháp lý

4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất với tư cách là một bên ký kết- phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó Đây là một công việc rấtphức tạp Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyềnlợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị

khẩu-Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước sau:

Trang 18

quy định Sau khi nhận được L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra so sánh với nội dung vàđiều kiện ghi trong hợp đồng, nếu phù hợp người xuất khẩu mới tiến hành làm những côngviệc thực hiện hợp đồng còn chưa phù hợp phải yêu cầu bên nhập khẩu sửa đổi bổ sungbằng văn bản.

4.2: Xin giấy phép xuất khẩu.

Giấy phép xuất khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành cáckhâu trong quá trình xuất khẩu hàng hoá Với xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh làm hàng xuất khẩu vàxuất khẩu những mặt hàng nhà nước không hạn chế

 Nhà nước quản lý xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch và bằng luật pháp, hàng hoá là đốitượng quản lý có 3 mức:

 Những danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu:

Việc điều chỉnh danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Thủ tướngChính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại Trong trường hợpđặc biệt, việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhậpkhẩu phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể

 Hàng hoá xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại:

Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan cụ thể hoá danh mụchàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại theo mã số của danhmục biểu thuết xuất, biểu thuế nhập khẩu (nếu có) Việc điều chỉnh danh mục hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại, bao gồm cả lộ trình bãi bỏ loạigiấy phép này, do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng BộThương mại Việc ký hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong danh mục này chỉđược thực hiện sau khi đã có giấy phép của Bộ Thương mại

 Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành:

Việc điều chỉnh bổ sung danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lýchuyên ngành và nguyên tắc áp dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đềnghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành và Bộ trưởng Bộ Thương mại, các bộngành quản lý chuyên ngành hướng dẫn thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoátrong danh mục này

 Thủ tục cấp giấy phép:

Khi đối tượng hợp đồng trong phạm vi phải xin giấy phép xuất nhập khẩu, doanhnghiệp phải xuất trình hồ sơ xin phép gồm:

 Bản sao hợp đồng xuất/nhập

 Phải có bản giải trình với mặt hàng cấm xuất/nhập

 Đơn xin cấp giấy phép

Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện ngoài bản sao giấy tờ, đơn xin phépphải có bản sao hạn ngạch Sau khi hoàn tất thủ tục gửi đến cơ quan cấp giấy phép (BộThương mại), sau đó Bộ Thương mại gửi hồ sơ đến các bộ quản lý chuyên ngành

 Thời gian cấp giấy phép:

 Riêng mặt hàng cấm xuất/nhập thì không quy định thời gian

Trang 19

 Với mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện thì giao cho nhân viên quản lý thụ lý hồ

sơ, sau 3 ngày phải trả lời với những hồ sơ xin phép cần bổ sung, cần sửa đổi hoặcnhững hồ sơ không cấp giấy phép

 Đối với những hồ sơ hợp lệ cấp giấy phép sau 7 ngày

4.3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu.

Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hànhchuẩn bị hàng xuất khẩu Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nướcngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C)

Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làmthành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu

 Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu:

Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn Trong khi đósản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta, về cơ bản, là một nền sản xuất manh mún, phân tán;nguồn hàng để xuất khẩu chủ yếu là hàng sơ cấp (nguyên vật liệu qua sơ chế, hàng bánthành phẩm), hàng thủ công mĩ nghệ, hàng nông lâm, thổ, thuỷ sản Vì vậy trong rất nhiềutrường hợp muốn làm thành lô hàng xuât khẩu chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gomtập trung từ các cơ sở sản xuất nhỏ, từ trong nhân dân, từ các cơ sở thương mại (gọi tắt làcác chân hàng) Cơ sở để thực hiện thu gom hàng xuất khẩu là hợp đồng kinh tế giữa doanhnghiệp kinh doanh xuất khẩu với các chân hàng Những loại hợp đồng kinh tế thường được

sử dụng để huy động hàng xuất khẩu có thể là: hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợpđồng gia công, hợp đồng đổi hàng, hợp đồng uỷ thác thu mua hàng xuất khẩu, hợp đồngliên doanh liên kết xuất khẩu

 Bao bì đóng gói hàng xuất khẩu:

Trong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để trần hoặc để rời, nhưng đại bộ phậnhàng hoá đòi hỏi phải được đóng gói và bao bì trong qúa trình vận chuyển và bảo quản Tổchức đóng gói, bao bì là khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá bởi những tác dụng tolớn sau:

 Bao bì đóng gói bảo đảm được phẩm chất hàng hoá trong quá trình vận chuyển, tránhđược rủi ro mất mát

 Tạo điều kiện thuận lợi cho bốc xếp, di chuyển, vận chuyển và giao nhận hàng hoá

 Tạo điều kiện cho việc nhận biết phân loại hàng hoá

 Gây ấn tượng và làm cho người mua thích thú hàng hoá

Trong kinh doanh TMQT người ta thường dùng các loại bao bì như: hòm, bao, kiệnhay bì, thùng đây là bao bì bên ngoài, ngoài ra còn có loại bao bì bên trong và bao bì trựctiếp Nói chung tuỳ thuộc đặc điểm và tính chất của hàng hoá cần bao gói, vào những điều

đã thoả thuận trong hợp đồng mà lựa chọn loại bao bì thích hợp Ngoài ra cần phải xét đếnnhững nhân tố: điều kiện khí hậu môi trường, điều kiện vận tải, bốc xếp hàng, điều kiện luậtpháp thuế quan, chi phí vận chuyển

 Kẻ kýmã hiệu hàng xuất khẩu:

Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên cácbao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ và bảoquản hàng hoá

Trang 20

4.4: Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu (kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng xuất khẩu).

Một nguyên tắc cơ bản trong mọi khâu, mọi công việc đều cần có kiểm tra, kiểmnghiệm để có thể hạn chế và loại trừ những lỗi sai trong quá trình thực hiện

Trong kinh doanh xuất khẩu cũng vậy, trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa

vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì (tức kiểm nghiệm)hoặc nếu hàng hoá xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan bệnhtật (tức là kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật)

Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch phải được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu.Trong đó việc kiểm tra ở cơ sở do phòng KCS tiến hành có vai trò quyết định và có tácdụng triệt để nhất Còn việc kiểm tra ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở

cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế

4.5: Thuê tàu, lưu cước.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, việc thuê tàu chở hàng được tiếnhành dựa vào 3 căn cứ sau đây: những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặcđiểm hàng mua bán và điều kiện vận tải Tàu biển được sử dụng để chuyên chở hàng hoá cóthể là tàu chợ, tàu chuyến hoặc tàu định hạn Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinhnghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiệnthuê tàu Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuêtàu, lưu cước cho một công ty hàng hải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hơn

Trong buôn bán quốc tế, phương thức chuyên chở hàng hoá bằng đường biển làphương thức vận tải được sử dụng nhiều nhất, chiếm đến 80% khối lượng vận chuyển trongchuyên chở quốc tế Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng một số phương thức khác như: vậntải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường sông, vận tải hàng không Ngoài ra còn còn

có hình thức vận tải đường ống, vận tải đa phương thức

4.6: Mua bảo hiểm.

Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất Vì thế bảo hiểm hànghoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương

Hợp đồng bảo hiểm có hai loại: hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến

Hợp đồng bảo hiểm bao: đơn vị mua bảo hiểm ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi

giao hang xuống tàu xong, chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm (Bảo Việt) một thôngbáo bằng văn bản gọi là “giấy báo bắt đầu vận chuyển” Hình thức hợp đồng bảo hiểm nàythường áp dụng đối với các tổ chức buôn bán ngoại thương hoặc doanh nghiệp buôn bánhàng xuất khẩu thường xuyên nhiều lần trong một năm

Hợp đồng bảo hiểm chuyến: khi mua bảo hiểm chuyến chủ hàng gửi đến công ty bảo

hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu cầu bảo hiểm” Trên cơ sở giấy yêu cầu này, chủ hàng

và công ty bảo hiểm đàm phán ký hợp đồng bảo hiểm Hình thức này thường áp dụng vớicác đợt mua bán riêng lẻ

Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm, có 3 điều kiệnbảo hiểm chính: bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A), bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng

Trang 21

(điều kiện B), bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng (điều kiện C) Ngoài ra, còn có một

số điều kiện bảo hiểm đặc biệt khác như bảo hiểm chiến tranh, đình công, bạo động

4.7: Làm thủ tục hải quan.

Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải làmthủ tục hải quan Thủ tục hải quan là công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luậtcủa nhà nước, để ngăn chặn xuất nhập khẩu lậu qua biên giới, để kiểm tra giấy tờ sai sót giảmạo, để thống kê số lượng về hàng xuất nhập khẩu Việc làm thủ tục hải quan bao gồm 3bước chủ yếu sau:

 Khai báo hải quan: chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai để cơ quankiểm tra các thủ tục giấy tờ

 Xuất trình hàng hoá: hàng hoá phải được sắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát.Thông thường đối với hàng khối lượng ít, người ta vận chuyển hàng hoá tới kho của hảiquan để kiểm lượng, làm thủ tục hải quan và nộp thuế (nếu có) đối với hàng xuất khẩu.Còn đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có khối lượng lớn việc kiểm tra giấy tờ hàng hoá

có thể diễn ra ở các nơi sau:

- Tại nơi đóng gói bao kiện

- Tại nơi giao nhận hàng cuối cùng

- Tại cửa khẩu

 Thực hiện các quyết định của hải quan

4.8: Giao hàng xuất khẩu.

Phần lớn số hàng xuất khẩu ở nước ta được vận chuyển bằng đường biển, đường sắt vàbằng container

 Nếu hàng hoá được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các công việc sauđây:

- Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu lập bản đăng ký hàng chuyên chở

- Xuất trình bản đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơ sếp hàng

- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng

- Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu

- Lấy biên lai thuyền phó (Mate,s Receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đườngbiển Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng (Clean on board B/L)

và phải chuyển nhượng được (negotiable) Vận đơn cần được chuyển gấp về bộ phận kếtoán để lập bộ chứng từ thanh toán

 Nếu hàng được chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng ký với cơ quanđường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hóa và khối lượng hàng hóa Khi

đã được cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp, niêm phong cặp chì và làm các chứng từvận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt Vận đơn đường sắt chuyển về phòng kếtoán để lập bộ chứng từ thanh toán

 Nếu hàng được chở bằng container thì giao theo hai phương thức: hàng đủ một container

và hàng chưa đủ một container Hàng chiếm đủ một container (Full container FCL), thì chủ hàng đăng ký thuê container, chịu chi phí chuyển container rỗng từ bãi về

load-cơ sở của mình, đóng hàng vào container và giao đến ga container để giao cho người vận

Trang 22

tải Hàng chưa đủ một container (Lessthan container load- LCL), thì chủ hàng phải làmđăng ký hàng chuyên chở xuất trình cho vận tải Sau khi được chấp nhận chở hàng, chủhàng đưa hàng đến ga container và giao cho người vận tải Cơ quan vận tải chịu tráchnhiệm đóng hàng vào container và bốc lên tàu.

4.9: Làm thủ tục thanh toán.

Có thề nói thanh toán là khâu trọng tâm và là kết quả cuối cùng của tất cả các giaodịch kinh doanh TMQT Có 2 phương thức thanh toán chủ yếu sau:

 Thanh toán bằng thư tín dụng

Thanh toán tiền hàng bằng L/C là một phương thức thanh toán bảo đảm hợp lý, thuậntiện an toàn, hạn chế rủi ro cho cả bên mua và bên bán Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu,người xuất khẩu phải yêu cầu người nhập khẩu mở L/C đúng hạn và nội dung như hợpđồng quy định Sau khi nhận được thông báo đã mở L/C của người nhập khẩu, người xuấtkhẩu phải đối chiếu L/C với nội dung hợp đồng mua bán xem co phù hợp không, nếu phùhợp thì tiến hành giao hàng, còn nếu thấy còn có chỗ chưa hợp lý thì yêu cầu bên nhập khẩuphải sửa đổi, bổ xung Đến thời hạn giao hàng, cùng với việc giao hàng người xuất khẩuphải lập bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp với nội dung trong L/C để yêu cầu bên nhập khẩuthanh toán tiền hàng cho mình

 Thanh toán bằng phương thức nhờ thu

Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu, thìngay sau khi giao hàng, bên xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ và phải xuất trìnhcho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng thu tiền hộ Chứng từ thanh toán cần được lập hợp

lệ, chính xác và được nhanh chóng giao cho ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn

5 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu.

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu sẽ cho phép doanh nghiệp xác định

được doanh thu tiêu thụ, lỗ lãi trong kinh doanh và kết quả kinh doanh Đánh giá hiệu quảhoạt động thông qua các chỉ tiêu sau:

 Chỉ tiêu tổng hợp

Hqdth = Tsd/ Tsx

Trong đó:

Tsd: thu nhập quốc dân có thể sử dụng được

Tsx: thu nhập quốc dân được sản xuất ra

Chỉ tiêu này cho biết thu nhập quốc dân của một quốc gia tăng giảm như thế nào trongthời kỳ tính toán khi có TMQT Nếu tương quan lớn hơn 1 TMQT đã làm tăng thu nhậpquốc dân, và ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì thu nhập quốc dân giảm

 Chỉ tiêu lợi nhuận

Trang 23

Dx = (Tx/cx) * 100%

Trong đó:

Dx: Doanh lợi xuất khẩu

Tx: Thu nhập về bán hàng xuất khẩu tính ra tiền Việt Nam

Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu

-Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu = Tổng chi phí (VND)/ Doanh thu xuất khẩu (USD)

(TSNTXK)

Điểm hoà vốn là điểm mà TSNTXK = TGHĐ ( Tỷ giá hối đoái)

Nếu TSNTXK > TGHĐ : không nên xuất khẩu

Trong buôn bán quốc tế, với mọi trường hợp đều không thể dùng các thủ thuật giandối Muốn nâng cao lợi nhuận phải cố gắng từng bước, cải tiến hoạt động thương mại, phảinẵm vững và tiến hành theo quy trình, không thể nóng vội đốt cháy giai đoạn Nếu khôngtôn trọng nguyên tắc trên dễ dẫn đến thua thiệt trong kinh doanh Dù là có kinh nghiệmsành sỏi lão luyện hay người mới vào nghề, đều phải tuân thủ các bước đi Đó là việc quantrọng nhất của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu

III Khái quát về lịch sử tơ tằm thế giới và đặc điểm của hàng tơ tằm xuất khẩu.

1 Lịch sử tơ tằm thế giới.

1.1: Những chặng đường lịch sử tơ tằm thế giới.

Theo Khổng Tử, vào năm 2640 trước công nguyên, nàng công chúa Tây Linh Chi củaTrung Quốc là người đầu tiên kéo được sợi tơ từ con kén, mà cũng theo truyền thuyết, đãtình cờ rơi vào cốc nước trà của nàng Kể từ khoảnh khắc lịch sử ấy, người Trung Quốcphát hiện ra vòng đời của con tằm và mãi cho đến 3000 năm sau đó họ vẫn giứ độc quyền

về tơ tằm

Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, vải lụa tơ tằm của Trung Quốc đã bắt đầu đượcđưa đến khắp vùng Châu Á, được vận chuyển bằng đường bộ sang phương Tây và bằngđường biển sang Nhật Bản theo các lộ trình dài được gọi là con đường tơ lụa Chính tạiChâu Á, người La Mã đã khám phá ra loại vải lụa tuyệt vời này, nhưng họ lại không biết gì

về nguồn gốc của chúng cả

Vào năm 552 sau công nguyên, Hoàng đế Justinien cử hai giáo sĩ sang công cán ởChâu Á và khi trở về Byzance họ đã mang theo những trứng tằm được cất giấu trong nhữngcây gậy trúc (đây là một điển hình xa xưa nhất của việc tình báo kinh tế!) Kể từ đó nghềdâu tằm đã lan rộng đến vùng Tiểu Á và Hy Lạp

Vào thế kỷ 7, người Ả Rập chinh phục được Ba Tư, trong tiến trình đó họ đã cướp đinhiều lô hàng vải lụa và truyền bá nghề dâu tằm tơ lụa theo từng chặng đường chiến thắngcủa họ tại Châu Phi, Sicily và Tây Ban Nha

Vào thế kỷ 10, Andalusia là trung tâm sản xuất tơ tằm lớn nhất của Châu Âu

Trang 24

Tiếp đến là những cuộc Thập tự chinh, sự hình thành đế quốc Mông Cổ và những cuộchành trình của Marco Polo đến Trung Quốc đã làm phát triển những trao đổi thương mạigiữa Đông và Tây và việc tiêu dùng hàng tơ tằm ngày càng tăng lên, nhờ đó Ý đã bắt đầungành tơ tằm ngay từ thế kỷ 12.

Trong thời kỳ từ 1450- 1466, Lyon đã trở thành nơi tồn trữ hàng tơ tằm nhập khẩu lớnnhất Tuy nhiên việc nhập khẩu này đã gây ra tổn hại cho nguồn vốn chi, cho nên vào năm

1466, vua Luois XI đã công bố ý định của mình là “đưa nghệ thuật cũng như ngành nghềkim hoàn và tơ tằm vào thành phố Lyon”

Sau đó vào năm 1536, vua Fancois I đã cho Lyon được độc quyền về nhập khẩu vàkinh doanh tơ tằm, vì vậy đã tạo ra ngành công nghiệp tơ tằm là việc “Huỷ bỏ chỉ dụNantes” vào năm 1685 Những tín đồ Calvin của Pháp, một lần nữa lại bị khủng bố về tôngiáo, đã bỏ nước ra đi với số lượng đông đảo

Nhiều tín đồ Calvin của Pháp là những chuyên gia về xe tơ và dệt lụa và họ đã cócông lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp tơ tằm tại Đức, Anh, Ý và Thuỵ Sĩ

Trong suốt thế kỷ 18, ngành tơ tằm tiếp tục hưng thịnh tại Châu Âu, Nhật và nhất làTrung Quốc Những công sứ Châu Âu đến Trung Quốc đã kể lại rằng “ngay cả những binhlính bình thường nhất cũng được trang phục bằng tơ lụa”

Vào năm 1804, Jacquard đã hoàn thiện được phương pháp sản xuất lụa dệt có hoa vănbằng cách dùng những tấm bìa có đục lỗ Đây là một cuộc cách mạng trong kỹ thuật dệt đãtạo ra một động lực lớn cho việc hình thành nền công nghiệp tơ tằm ở Lyon và sau đó tạicác nước Châu Âu

Thế kỷ 19 được đánh dấu bởi hai tình hình trái ngược nhau, một mặt là sự cơ khí hoádẫn đến việc tăng năng suất trong nền công nghiệp tơ tằm và mặt khác là sự bắt đầu suygiảm của ngành dâu tằm tơ Châu Âu trong phần tư cuối thế kỷ Từ năm 1872, với sự khaithông kênh đào Suez, giá tơ nhập khẩu từ Nhật đã trở lên rẻ hơn, đây cũng là nhờ nhữngtiến bộ về ươm tơ của Nhật Sự công nghiệp hoá nhanh chóng của các nước sản xuất tơ tằmChâu Âu, nhất là Pháp, đã làm chuyển dịch nguồn lao động nông nghiệp về các thành phố

và thị xã Những loại bệnh tật gây hại cho con tằm, mặc dù đã được khắc phục bởi Pasteur,cũng đã làm cho việc nuôi tằm trở thành một nguồn thu nhập không ổn định, và rồi nhữngloại sợi nhân tạo đầu tiên bắt đầu thâm nhập vào thị trường mà theo truyền thống vẫn đượcdành cho mặt hàng tơ tằm

Vào đầu thế kỷ 20, trong khi nghề dâu tằm Châu Âu vẫn tiếp tục suy giảm với tốc độchậm chạp thì nền công nghiệp tơ tằm đã thành công trong việc duy trì một vị trí vữngmạnh với những cải tiến kỹ thuật và sự phát triển mặt hàng tơ tằm pha trộn với các loại sợikhác

Bước ngoặt chủ yếu tiếp theo là chiến tranh thế giới thứ hai, vì nguồn cung cấp tơ từNhật đã bị cắt đứt và những loại sợi tổng hợp mới đã xâm chiếm nhiều thị trường của tơtằm, chẳng hạn như mặt hàng bít tất và dù Sự gián đoạn của các hoạt động tơ tằm tại Châu

Âu và Hoa Kỳ đã gióng lên hồi chuông báo tử cho ngành dâu tằm tại Châu Âu

Sau chiến tranh, Nhật đã khôi phục việc sản xuất tơ tằm với những cải tiến rộng lớntrong việc ươm tơ, kiểm ngiệm tơ và phân loại tơ của họ Nhật đã duy trì là nước sản xuất

tơ tằm lớn nhất và đã thật sự là nước xuất khẩu tơ chủ yếu cho đến thập niên 1970 Sau đóTrung Quốc, nhờ những nỗ lực đáng kể trong công tác tổ chức và kế hoạch, đã dần dần

Trang 25

chiếm lại vị trí lịch sử của mình là một nước sản xuất và xuất khẩu tơ lớn nhất thế giới Vàonăm 1985, sản lượng tơ nõn của thế giới là khoảng 56.000 tấn (bằng sản lượng của năm1938) trong đó hơn một nửa được sản xuất tại Trung Quốc.Và cho đến nay, Trung Quốcvẫn chiếm ngôi đầu bảng trong sản xuất và xuất khẩu tơ.

Những nước sản xuất tơ lớn khác phải kể đến như Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Xô cũ,Cộng hoà Triều Tiên và Braxin Ngoài ra, tơ còn được sản xuất với số lượng nhỏ tại cácnước khác và còn nhiều nước đang phát triển đã và vẫn đang nghiên cứu những đề án dâutằm mới

1.2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ tơ tằm trên thế giới và ở Việt Nam.

 Tình hình sản xuất tơ tằm trên thế giới và ở Việt Nam:

Trải qua nhiều thế kỷ diện tích cây dâu và sản lượng tơ tằm thế giới không ngừng tănglên Trước chiến tranh thế giới thứ hai, sản lượng tơ tằm trên thế giới đạt cao nhất vào năm

1938 là 46.548 tấn Lúc đó Nhật là nước phát triển mạnh nghề trồng dâu nuôi tằm, chiếm76% sản lượng tơ thế giới Nhưng sau đó sản lượng tơ của Nhật giảm dần, đến năm 1989chỉ chiếm khoảng 9% sản lượng tơ thế giới Một trong những nguyên nhân là do nghề nàycần sử dụng nhiều lao động, trong khi ngành công nghiệp của Nhật Bản phát triền và thuhút khá nhiều lao động

Những năm gần đây, Trung Quốc vươn lên đứng đầu thế giới về sản lượng tơ tằm, từchỗ dâu tằm chỉ chiếm 8% sản lượng tơ thế giới đã vươn lên vị trí đứng đầu thế giới về sảnlượng tơ tằm 1989 Hiện nay, Trung Quốc có 22 trong số 25 tỉnh sản xuất tơ tằm và đã thuhút trên 20 triệu hộ gia đình tham gia, trên 1 triệu công nhân làm việc trong ngành côngnghiệp tơ lụa Đồng thời với trên 2240 doanh nghiệp tơ lụa cho tổng sản lượng của côngnghiệp tơ lụa lên đến 82,9 tỷ nhân dân tệ

Ngoài ra, Ấn Độ cũng là nước đang có xu thế phát triển mạnh nghề này Khác vớiTrung Quốc và Nhật, ở Ấn Độ 80% sản lượng tơ tằm sản xuất ra chỉ dùng cho nhu cầutrong nước Sản xuất dâu tằm là ngành công nghiệp nông thôn của Ấn Độ và đã tạo công ănviệc làm thường xuyên cho khoảng 6 triệu người Nền công nghiệp tơ tằm được coi là thếmạnh trong nền kinh tế Ấn Độ và có vai trò quan trọng là luân chuyển của cải từ tầng lớpgiàu có sang tầng lớp nghèo của xã hội

Hiện nay trên thế giới có trên 40 nước phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm cho sảnlượng là 80.000 tấn năm 2000 Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ của các nước là 100.000 tấn.Điều này chứng tỏ sản xuất dâu tằm chưa đáp ứng nhu cầu con người

Ở nước ta, nghề trồng dâu nuôi tằm đã có lịch sử phát triển hàng ngàn năm và đã hìnhthành những vùng dâu tằm tập trung với các địa danh nổi tiếng như: Phú Thọ, Hà Tây, BảoLộc Thậm chí có cả những nương dâu, làng tằm gắn liền với tên tuổi của những nguyênphi, công chúa các triều đình phong kiến như: Kinh Bắc, Quảng Bá Tuy nhiên, từ bao đời

xa xưa nghề trồng dâu nuôi tằm cũng chỉ gói gọn trong cái gọi là “tằm tang, canh cửi”nhằm tự cung tự cấp cái mặc cho một bộ phận dân cư Trước cách mạng tháng 8, diện tíchtrồng dâu cao nhất chiếm 21.000 hecta vào năm 1939 nhưng sau đó giảm dần Sau ngày hoàbình lập lại (1954), Đảng và Chính phủ ta rất quan tâm đến ngành tơ tằm Nghị quyết hộinghị trung ương lần thứ 14 của trung ương Đảng đã ghi rõ: “ cần khuyến khíc, khôi phục

và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm” Vì vậy, nghề trồng dâu ươm tơ nước ta ngày một

Trang 26

đẩy mạnh, sản lượng tơ của ta mỗi năm một tăng Chỉ tính riêng diện tích trồng dâu đếnnăm 1965 miền Bắc đã tăng gấp 3,5 lần so với năm 1961 Từ cuối năm 1964, mở ra mộtbước ngoặt trong lịch sử ngành tơ tằm, chúng ta đã bước đầu xây dựng nhà máy ươm tơ vớithiết bị tự trang tự chế, đầu năm 1966 nhà máy ươm tơ Ba- thá bắt đầu đi vào hoạt động.

Do cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, các xí nghiệp sản xuất dâu tằm bị thua lỗ, gặpnhiều khó khăn về vốn, khoa học kỹ thuật và thị trường tiêu thụ tơ nên diện tích dâu từ năm

1974 đến năm 1984 giảm mạnh Đến năm 1985, với sự chuyển đổi từ cục dâu tằm trungương thành liên hiệp các xí nghiệp dâu tằm tơ Việt Nam theo nghị định só 225-HĐBT củaChính phủ đã tạo đà cho sản xuất dâu tằm phát triển

Năm 1991, cả nước sản xuất được 633 tấn tơ trong đó có 510 tấn tơ đủ tiêu chuẩn xuấtkhẩu

Năm 1992, diện tích dâu cả nước là 35.000 hecta và sản lượng kén 12.000 tấn, chếbiến được 800 tấn tơ các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 16 triệu USD

Đến 31/12/1995, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ký quyết định BNN- TCCB thành lập Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam (VISERI) trên cơ sở Liên hiệpcác xí nghiệp dâu tằm tơ trước đây, chính thức mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử pháttriển nghành dâu tằm tơ Việt Nam

408/QĐ-Năm 2000, sản lượng tơ đạt 125.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 25.000 USD 408/QĐ-Năm

2003, cả nước có 30 cơ sở sản xuất ươm tơ thuộc Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam, 8 cơ

sở ươm tơ thuộc địa phương và các cơ sở tư nhân khác

 Tình hình tiêu thụ tơ tằm trên thế giới và ở Việt Nam:

Theo tổ chức thương mại thế giới thì thị trường tơ lụa thế giới chưa bao giờ đáp ứng

đủ nhu cầu do người tiêu dùng ngày càng tăng, trong khi đó quá trình công nghiệp hoá củacác nước sản xuất tơ tằm làm cho sản lượng tơ ngày một giảm sút

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước cung cấp tơ lụa lớn nhất cho thế giới Hàngnăm, Trung Quốc xuất khẩu hơn 4 tỷ USD các sản phẩm tơ lụa, chiếm 80% doanh số cácsản phẩm tơ lụa toàn thế giới Năm 2000 vừa qua, giá trị xuất khẩu tơ tằm và các sản phẩmhoàn tất của Trung Quốc đạt 2,7 tỷ USD Trong những năm qua, Trung Quốc chủ yếu xuấtkhẩu tơ nõn, tuy nhiên trong những năm gần đây Trung Quốc đã chuyển hướng tơ tăm sangchế biến Tỷ lệ xuất khẩu tơ nõn giảm từ 49% (1980) xuống còn 25% (1985) Tỷ lệ xuấtkhẩu quần áo lụa tơ tằm và các sản phẩm hoàn tất từ tơ tằm tăng từ 17% (1980) lên 40%(2000)

Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Cam-pu-chia là những nước vừa sản xuất đồng thờivừa phải nhập khẩu để tiêu dùng trong nước Các nước này chỉ tự túc được khoảng 20%nhu cầu còn 80% là nhập khẩu

Còn những nước chủ yếu nhập khẩu tơ lụa phải kể đến như: các nước Tây Âu, một sốnước Bắc Âu, Nhật Bản, Mỹ, các nước Trung Đông Đây là những nước có đời sống kinh

tế cao, hàng năm có nhu cầu tiêu thụ khá lớn Chỉ riêng Nhật Bản phải nhập khẩu 20.000tấn tơ/năm Năm 2000, nhóm nước nhập khẩu tơ lụa có nhu cầu nhập khoảng 50.000 tấn tơ.Sau năm 2000, nếu các nước sản xuất tơ lụa tăng sản lượng thêm 30% thì vẫn thiếu hụtkhoảng 5000 tấn tơ Trong khi đó khả năng sản xuất của các quốc gia tăng lên không nhiều

so với tốc độ tăng nhu cầu về tơ lụa của thế giới

Trang 27

Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ,đời sống xã hội có nhiều thay đổi lớn Trước đây, người dân chỉ có nhu cầu được mặc ấm,nay người dân không chỉ xét đến mặc ấm mà còn mặc đẹp Nhu cầu tiêu dùng của nhân dânđối với sản phẩm tơ lụa ngày càng cao do họ có thu nhập cao hơn dẫn đến khả năng chi tiêucủa người dân cũng tăng lên Nhu cầu nội tiêu tăng từ 150.000 mét vải lụa năm 1995 lên1,5 triệu mét năm 1999 Với những lợi thế đó, trong những năm tới nhu cầu về sử dụng sảnphẩm tơ lụa còn tăng mạnh, thị trường tiêu dùng trong nước sẽ còn được mở rộng hơn nữa.Thị trường xuất khẩu của nước ta trong một vài năm trở lại đây đã có những bước tiếnđáng kể Tổng công ty dâu tằm tơ đã tạo lập và củng cố được lòng tin của bạn hàng trên thếgiới, đã có được thị trường xuất khẩu tơ ổn định và lâu dài với nhu cầu lớn mà năng lực củatổng công ty hiện nay chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu của bạn hàng và mới tham gia đượckhoảng 1,02% thị trường tơ thế giới.

Tơ lụa Việt Nam đã xâm nhập thị trường Nhật Bản, Tây Âu và khối lượng hàng nămkhoảng 150- 200 tấn tơ cao cấp vào thị trường Hàn Quốc, Xingapo, Hồng Kông Tơ cấpthấp tiêu thụ ở ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh, Lào, Campuchia khoảng 300 tấn tơ mỗi năm.Tóm lại, thị trường tơ lụa thế giới mở rộng với tất cả các nước sản xuất và xuất khẩu

tơ lụa trong đó có Việt Nam Vấn đề cần quan tâm đó là làm thế nào để xâm nhập và pháthuy vai trò của mình trong các thị trường đó đang là vấn đề được các doanh nghiệp xuấtkhẩu tơ lụa hết sức quan tâm

2 Các yếu tố đặc trưng của hàng tơ tằm xuất khẩu.

2.1:Yêú tố tự nhiên.

Nói lên đặc tính của hàng tơ tằm xuất khẩu từ đó cho chúng ta thấy được giá trị củamặt hàng này Trong các nguyên liệu của ngành công nghiệp dệt như: bông thiên nhiên,bông sợi hoá học, tơ tằm và các loại cây có sợi khác như đay, gai, lanh thì từ sưa tới nay

tơ tằm vẫn là loại sợi quý, có giá trị cao, tơ lụa thiên nhiên vẫn giữ được địa vị độc đáo Tơtằm có đặc tính nhẹ, giai bền, hút được ẩm và cách nhiệt; quần áo bằng lụa tơ tằm vừa nhẹ,vừa bền, có màu bóng tự nhiên, mặc mùa hè thì thoáng mát, mùa đông thì ấm Hơn nữa, tơtằm dễ bắt màu nên nhuộm được nhiều màu đẹp và bền

Độ dài của tơ tằm chỉ sau các loại xơ xợi hoá học, còn dài hơn bất cứ loại tơ thiênnhiên nào, tính chất hút ẩm của nó rất cao: có thể hút tới 30- 35% hơi nước mà vẫn không

có vẻ ẩm ướt (trong khi đó, sợi ny-long chỉ có thể hút khoảng 5%) Vì vậy nó đảm bảo tốtcho sự hoạt động bình thường của da (sự thoát mồ hôi) Tính chịu nóng cũng khá cao, khigia nhiệt tới 110oC bề ngoài của nó không thay đổi Về mặt vệ sinh nó có một ưu điểm đángquý là không hề gây cho cơ thể con người một dị ứng nào cả

Ngoài việc dùng tơ tằm để dệt ra các mặt hàng có giá trị sử dụng và kinh tế cao như:các loại lụa, gấm vóc, the, nhung nó còn được dùng trong các ngành quốc phòng và yhọc như dệt lụa cách điện, lót bao lớp máy bay, bọc dây của các máy phát điện, dệt vải

dù, áo chống độc, bao đựng thuốc nổ, làm chỉ khâu khi mổ sẻ

Mấy chục năm gần đây khoa học phát triển, ngành công nghiệp hoá học đã sản xuấtthành công nhiều loại tơ sợi nhân tạo, tổng hợp tuy một vài loại có ưu điểm hơn hẳn tơtằm như giai bền, đều đặn hơn ( VD: nylong, vinylong ) nhưng đó chỉ là tính chất thứ yếu,

vì dùng các loại tơ đó để dệt các mặt hàng sẽ bị cứng, hút ẩm kém gây cho người mặc có

Trang 28

cảm giác bí hơi, vướng víu Rõ ràng các loại tơ sợi nhân tạo tuy có khả năng sản xuất ra sốlượng lớn, mau chóng thoả mãn nhu cầu may mặc, cũng bóng đẹp nhưng kém hẳn tơ tằm

về tính chất cách nhiệt, về sức nhẹ và hút ẩm Do đó tơ tằm có những ưu điểm đặc biệt màcác loại tơ sợi khác không thể sánh được

2.2: Yếu tố địa lý.

Hàng tơ tằm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố địa lý như thời tiết, khí hậu, vùng lãnh thổ

và thay đổi về màu sắc hoa văn theo sự thay đổi của các yếu tố này Mùa hè khí hậu nóng,các trang phục bằng chất liệu vải nhẹ, mát, hút ẩm tốt rất được ưa chuộng Và hàng tơ tằmđáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu đó Chính vì vậy hàng tơ tằm được tiêu thụ mạnhhơn vào mùa hè

2.3: Yếu tố văn hoá.

Bao gồm thời trang, tính dân tộc, tính tôn giáo

Mỗi dân tộc có một gu thẩm mỹ riêng về thời trang, về kiểu dáng, màu sắc, chất liệuvải Điều đó tạo lên những trang phục truyền thống của từng dân tộc: Việt Nam có áo dàikín đáo mềm mại với chất liệu tơ tằm truyền thống, người Nhật có áo kimono hay áoxorong của người Lào Tôn giáo cũng có ảnh hưởng tới sở thích và sự lựa chọn trang phụccủa người tiêu dùng Nhìn chung tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng lớn đến cách ăn mặccủa mỗi người, từ đó ảnh hưởng đến ngành sản xuất kinh doanh may mặc trong và ngoàinước, đến chất liệu vải cho phù hợp với các loại trang phục đó và tất nhiên không loại trừchất liệu tơ tằm Một điển hình là Ấn Độ, mặc dù là nước sản xuất tơ lớn thứ hai trên thếgiới nhưng với văn hoá và truyền thống mạnh mẽ, nhu cầu may mặc của người dân sử dụngchất liệu tơ tằm rất lớn, chính điều đó đã chi phối thị trường tơ lụa trong nước đồng thờiphải nhập khẩu và đến nay Ấn Độ trở thành thị trường tiêu thụ tơ lớn nhất thế giới

Tơ tằm là nguyên liệu quý có giá trị cao trên thị trường thế giới được dùng để sản xuất

ra các loại quần áo, cà vạt Sản phẩm được làm từ lụa tơ tằm rất được ưa chuộng, tuynhiên vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng sang trọng và quý phái của lụa tơ tằm lại đặc biệt thíchhợp hơn đối với phụ nữ: có đến 90% sản phẩm quần áo tơ tằm là dành cho phụ nữ

3 Đặc điểm của ngành sản xuất tơ tằm xuất khẩu.

Trang 29

Tơ là một sản phẩm có giá trị cao nhưng khối lượng sản xuất được lại thấp, chỉ chiếmkhoảng 0,2% tổng nguyên liệu dệt của thế giới Sản xuất tơ tằm xuất khẩu là một ngànhnghề đem lại hiệu quả khá lớn, song hiệu quả đó bắt nguồn từ quá trình trồng dâu nuôi tằm ,

đó là một ngành quan trọng để phát triển kinh tế đất nước bởi những đặc điểm đáng quýnhư:

3.1: Đặc điểm về sử dụng nhân công.

Đây là một ngành thu hút rất nhiều nhân công lao động Nghề trồng dâu nuôi tằm sửdụng nhiều lao động thủ công, đem lại công ăn việc làm cho các vùng đông dân, lao động

dư thừa, kể cả lao động phụ, người già, người tàn tật và trẻ em trong gia đình Hơn nữa,trình độ lao động và sức khoẻ cũng không đòi hỏi quá cao nên nhân công dồi dào

Đây cũng là một nghề thích hợp với lao động nữ Theo điều tra của Nhật: phụ nữchiếm trên 60% tổng lao động trong quá trình trồng đâu nuôi tằm Điều này là rất khả quanbởi các công việc trong việc trồng dâu nuôi tằm bắt đầu từ việc chăm sóc các vườn dâu, hái

lá dâu cho đến việc cho tằm ăn, tất cả sẽ trở lên hiệu quả hơn nếu được đảm nhận bởi bàntay của người phụ nữ Thậm chí cả công nghiệp ươm tơ, bao gồm cả dệt cũng sẽ hiệu quảhơn rất nhiều nếu có bàn tay khéo léo của chị em

3.2: Vốn đầu tư thấp và quay vòng vốn nhanh đồng thời cho hiệu quả kinh tế cao.

Kén tằm là nguyên liệu đầu vào duy nhất cho sản xuất tơ Sản xuất kén tằm cần phải

có các công cụ chính như: đũi, nong, né, quạt, phòng nuôi tằm, lá dâu cho tằm ăn, trứnggiống Cây dâu là một loại cây không kén đất, rất dễ trồng và không đòi hỏi đầu tư chămsóc quá cao Còn các dụng cụ chính để nuôi tằm như: đũi, nong, né được làm bằng tre nứarất dễ kiếm và chi phí cực thấp; nhà cửa để nuôi tằm thì đơn giản Nói chung, vốn đầu tưvào việc sản xuất kén tằm thấp hơn nhiều so với các ngành sản xuất khác Nghề này phùhợp với tập quán sản xuất nhỏ, phù hợp với vốn đầu tư, kỹ thuật chăm sóc của người nôngđân Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới và với nguồn lao động dồi dào trong nông thôn nước

ta Đây là một trong những ngành nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc xoáđói giảm nghèo, nâng cao đời sống của các vùng nông thôn hiện nay Không những vậy nócòn góp phần quan trọng trong chủ trương phủ xanh đất trống, đồi trọc của Đảng và Nhànước trong những năm đầu của thế kỷ 21 này Với vốn đầu tư thấp và quay vòng vốnnhanh, từ khi có trứng giống cho đến khi tằm kết kén chỉ khoảng 43- 47 ngày Rõ ràng, sảnxuất kén tằm lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều cây trồng khác như lúa, ngô Sản xuất tơ cũng vậy, so với các ngành công nghiệp nặng, hoá chất thì vốn đầu tưcho sản xuất tơ thấp hơn nhiều Máy móc thiết bị không quá vụn vặt, sử dụng máy ươm tựđộng vốn đầu tư tuy lớn hơn hẳn sử dụng máy ươm cơ khí nhưng vẫn thấp hơn so với nhiềungành khác và lại cho hiệu quả cao trong thời gian dài Chính những đặc điểm này đã tạođiều kiện thuận lợi cho một số nước đang phát triển, đặc biệt ở khu vực Châu Á, với điềukiện khí hậu thích hợp có thể phát triển ngành này để tận dụng nguồn lao động dồi dào, sửdụng có hiệu quả nguồn vốn ít ỏi trong tay, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thunhập cho người dân Tơ lụa với những đặc tính riêng biệt, có giá trị cao, có thể được xuấtsang nhiều nước, đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước, tăng tích luỹngoại tệ, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trang 30

3.3: Đặc điểm liên kết.

Ngành sản xuất tơ lụa là một ngành nghề tổng hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữanông nghiệp và công nghiệp Nó đỏi hỏi mối liên hệ chặt chẽ giữa nông nghiệp trồng dâunuôi tằm và công nghiệp sản xuất tơ lụa, gắn bó người dân với nhà công nghiệp, tạo điềukiện phát huy khả năng tiềm tàng của cac vùng nông thôn, công nghiệp hoá nông nghiệpnông thôn Trồng dâu nuôi tằm cung cấp kén nguyên liệu cho ươm tơ, ươm tơ lại tạo ra tơtằm làm nguyên liệu cho ngành dệt Ngành sản xuất tơ lụa muốn phát triển một cách chủđộng phải dựa trên sự phát triển của ngành trồng dâu nuôi tằm Theo điều tra của Nhật,khoảng 57% tổng giá trị của tơ thành phẩm là do người trồng đâu nuôi tằm tạo ra

Quá trình trồng dâu nuôi tằm bao gồm hai giai đoạn có quan hệ mật thiết với nhau làtrồng dâu và nuôi tằm Cây dâu là đối tượng của ngành trồng trọt, tằm là đối tượng củangành chăn nuôi và đều có quy luật sinh trưởng và phát phát triển riêng đòi hỏi những biệnpháp kỹ thuật chăm sóc tác động khác nhau Giai đoạn trồng dâu cung cấp lá dâu cho giaiđoạn nuôi tằm, giai đoạn nuôi tằm kế tiếp giai đoạn trồng dâu và đây là giai đoạn trunggian cung cấp kén tằm cho quá trình ươm tơ Rõ ràng để tạo ra sản phẩm tơ tằm xuất khẩuphải qua nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn có một mục tiêu phấn đấu riêng, do

đó vấn đề là kết hợp các mục tiêu phấn đấu như thế nào để phục vụ cho mục tiêu chung làtạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá tơ tằm phục vụ tốt cho yêu cầu của công tác tiêu thụ Ví dụnhư trồng dâu tạo ra năng suất lá cao; nuôi tằm tạo ra năng suất kén cao, chất lượng tốt; từ

đó ươm tơ, dệt lụa mới cho ra sản phẩm tơ lụa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu

Cũng theo kết quả điều tra của Nhật, trong quá trình từ khi bắt đầu đến khi tao ra sảnphẩm hoàn chỉnh là lụa để xuất khẩu có nhiều lao động tham gia vào quá trình này, mỗithành phần có vai trò khác nhau do đó chiếm phần đóng góp khác nhau vào tổng giá trị củasản phẩm lụa xuất khẩu Theo đó tỷ lệ thu nhập cho các nhóm tham gia vào quá trình sảnxuất và tiêu thụ tơ lụa được phân chia như sau:

- 56.8% thuộc về người trồng dâu nuôi tằm

- 6.8% thuộc về người quay tơ

- 9.1% thuộc về người xe tơ

- 10.7% thuộc về người dệt vải

- 16.6% thuộc về hãng kinh doanh

3.4: Là một ngành sản xuất nhạy cảm với môi trường xung quanh.

Chính sự phụ thuộc chặt chẽ của công nghiệp ươm tơ dệt lụa, vào nông nghiệp trồngdâu nuôi tằm đã tạo nên đặc tính này Bởi trồng dâu nuôi tằm là ngành nhạy cảm với môitrường xung quanh Ngoài đặc tính phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên của nhữngsinh vật sống thì nghề trồng dâu nuôi tằm yêu cầu môi trường xung quanh vô cùng khắt khenhư: phải xa các nhà máy, các lò gạch, thuốc bảo vệ thực vật Đây là hoạt động sản xuất

có tính hàng hoá cao, các thành phần tham gia phản ứng khá rõ và nhanh trước các thay đổi

về vốn, lao động, thị trường

3.5: Đặc điểm về tiêu dùng.

Trang 31

Sản phẩm tơ tằm xuất đi có tính chất là nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt Thịtrường này ít người mua nhưng là những khách hàng có tầm cỡ lớn và hiểu biết sâu sắc vềcác vấn đề có liên quan đến sản phẩm, thường có nhu cầu mua với khối lượng lớn Nhưvậy, người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm tơ lụa xuất khẩu là các nhà công nghiệp dệtmay nước ngoài.

4 Sự cần thiết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa cho xuất khẩu tơ lụa của Việt Nam.

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã xuất hiện, tồn tại và phát triển trong dân gian Việt Nam từhàng ngàn năm nay Không biết từ bao giờ câu tục ngữ “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăncơm đứng” đã trở thành đúc rút tiềm thức của mọi người nông dân Việt Nam và câu tụcngữ ấy đã mô tả rất cụ thể những nhọc nhằn thương khó của nghề canh cửi tằm tang bằngmột hình ảnh rất sinh động “ăn cơm đứng”

Tuy nhiên cái nghề tần tảo và thương khó ấy đã một thời và mãi mãi về sau là khởinguồn cho những bài thơ, những bài ca, những truyền thuyết về những mối tình vĩ đại vàlãng mạn và đồng thời nó cũng làm ra những sản phẩm thật bình dân mà cũng thật là sangtrọng quý phái đáp ứng mọi nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội

Theo sử sách ghi lại, thì cách đây khoảng 300 năm, tơ lụa Việt Nam đã được xuất khẩusang nhiều nước trên thế giới và thời kỳ phát triển cực thịnh của nghề, diện tích dâu đã lêntới 100 nghìn mẫu Bắc bộ (tương đương 30.000 hecta) và sản phẩm của nghề đã đáp ứnghầu như toàn bộ nhu cầu may mặc của xã hội từ áo the, quần đũi, ái nái khăn thâm của các

cô thôn nữ đến gấm vóc lụa là của các bậc vương giả chí tôn Rồi những ảnh hưởng củachiến tranh, sự xuât hiện của sợi tơ nhân tạo đã làm cho nghề canh cửi tằm tang có lúctưởng chừng như bị loại khỏi những sinh hoạt của cộng đồng loài người

Thực tế đối với Việt Nam nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề thực sự cần phát triển và cóđiều kiện thuận lợi để phát triển Một mặt, đây là nghề thu hút rất nhiêu lao động, mặt khácđất đai chưa khai phá ở các vùng có điều kiện thuận lợi cho sản xuất dâu tằm rất nhiều Hơnnữa đây là một nghề có suất đầu tư thấp lại thu hồi vốn khá nhanh, đồng thời tạo ra sảnphẩm có giá trị xuất khẩu cao, nhu cầu về loại sản phẩm này trên thị trường thế giới lạingày càng tăng Đó là những lý do để chúng ta có thể khẳng định: phát triển mạnh tơ tằmchính là một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết nguyên liệu cho ngành dệt, phục

vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà Trong hoàn cảnh kinh tế

và điều kiện thiên nhiên của nước ta hiện nay, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơdệt lụa là thích hợp và cần thiết nhằm tạo thêm nhiều giá trị hàng hoá xuất khẩu cho ViệtNam

Trang 32

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Ở CÔNG TY DÂU TẰM TƠ I - HÀ NỘI

I Tổng quan về công ty dâu tằm tơ I.

1.Quá trình thình thành và phát triển của công ty.

Cùng với nỗ lực khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm của Đảng và chính phủ trong giai đoạn khôi phục kinh tế đất nước sau chiến tranh, năm 1973, công ty vật tư và thu mua tơ kén I được thành lập, với chức năng nhiệm vụ chính: sản xuất và kinh doanh trứng tằm, kéntằm, tơ lụa Từ đó đến nay với bao thăng trầm đổi thay trong cơ chế quản lý kinh tế, hoà mình vào sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam và thế giới, công ty vẫn khẳng định được chỗ đứng trên thương trường

Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm hai giai đoạn chính:

 Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1985:

Đây là giai đoạn công ty trong thời kỳ tập trung bao cấp Trong giai đoạn này công tyhoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp, đầu vào và đầu rađều do nhà nước chỉ định, công ty chỉ phải lo sản xuất để hoàn thành kế hoạch được giao

Do đó tình hình sản xuất tiêu thụ tương đối ổn định và theo xu thế năm sau cao hơn nămtrước về hình thức, bộc lộ rất nhiều hạn chế trong sản xuất kinh doanh

 Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:

Đây là giai đoạn kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấpsang cơ chế thị trường Mọi hoạt động trong nền kinh tế đều diễn ra theo quy luật cung-cầu Các doanh nghiệp phải tự lo đầu vào và đầu ra, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm tronghoạt động sản xuất kinh doanh được nâng lên một cách rõ rệt

Để phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty trong cơ chế thị trường, trước yêu cầunhiệm vụ mới, năm 1993 công ty được đổi tên thành “Công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội” theoquyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 88NN- TCCB/QĐ ngày 28/1/1993 của bộNông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn),với số vốn khi thành lập là 6.977.000.000đ (sáu tỷ, chín trăm bảy mươi bảy triệu đồng) vàngành nghề kinh doanh chủ yếu là:

Trang 33

+Thu mua nông, lâm, hải sản.

+Thương nghiệp bán buôn

+Công nghiệp dệt

Từ năm 1993- 1995, công ty nỗ lực vươn lên tìm vị trí vững chắc trên thương trường.Năm 1995, quyết tâm mở rộng sản xuất của công ty từ giai đoạn trước bắt đầu trởthành hiện thực Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình với ngành nghề bổ xung:trồng trọt, chăn nuôi, ươm tơ, kinh doanh vật tư phục vụ ngành dâu tằm, xuất nhập khẩu vật

tư, thiết bị, nông sản và sản phẩm tơ tằm phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh của công ty.Với sự mở rộng ngành nghề kinh doanh, trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt,

xu hướng toàn cầu hoá khu vực hoá ngày càng tăng, khó khăn thì nhiều mà cơ hội thì ít.Nhìn lại chặng đường đã qua, đánh giá mặt được mặt chưa được công ty nhận thấy: để cóthể tiếp tục có được chỗ đứng trên thương trường công ty phải không ngừng nâng cao hiệuquả hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm Điều đó đã thôi thúccông ty vay vốn đầu tư xây dựng nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc và đến tháng 7 năm

2003 nhà máy chính thức đi vào hoạt động Đây là bước đột phá mới về công nghệ ươm tơ,máy cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao, giá bán tốt, đủ sức cạnh tranh với các sảnphẩm cùng loại trên thương trường

Như vậy, sau 30 năm xây dựng và trưởng thành (1973-2003), công ty đã lớn mạnh lênrất nhiều, từ chỗ chỉ có 7 tỷ đồng vốn vào năm 1993 đã lên đến trên 22 tỷ đồng vào năm

2000 và đến năm 2003 số vốn của công ty đã là: trên 67 tỷ đồng Công ty đã xây dựngđược 2 cơ sở ươm tơ, trực tiếp và gián tiếp phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty Trong đó nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc với trang bị kĩ thuật hiệnđại năng suất và chất lượng tơ được nâng lên một cách đáng kể Đây cũng đồng thời là nhàmáy ươm tơ duy nhất ở khu vực phía Bắc sử dụng công nghệ ươm tơ tự động Tuy nhiênbên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều yếu kém Chỗ đứng củacông ty trên thị trường vẫn còn nhỏ bé và bấp bênh Hi vọng trong thời gian tới với trangthiết bị hiện đại đã được trang bị, cùng với diễn biến sáng sủa của thị trường tiêu thụ tơlụa, công ty sẽ khắc phục được khó khăn trước mắt, để lớn mạnh đi lên cả về lượng vàchất

2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.

Công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là Sericulture Company No.1, làmột doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam (VISERI, bộNông nghiệp và phát triển nông thôn), hoạt động theo luật pháp Việt Nam và điều lệ tổchức của Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam Trụ sở của công ty tại phường Ngọc Thuỵ,quận Long Biên, thành phố Hà Nội Công ty có chức năng nhiệm vụ: sản xuất và kinhdoanh các loại tơ, kén tằm, trứng tằm dâu Đó là các sản phẩm có liên quan đến ngànhtrồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa

Trang 34

Cụ thể: công ty

 Chuyên sản xuất các loại tơ bao gồm: tơ cơ khí, tơ tự động, kèm theo đó là các sản phẩmphụ của quá trình ươm tơ bao gồm: gốc rũ có khí, gốc rũ tự động và một số sản phẩmphụ khác

 Thu mua: tơ cơ khí, kén tằm, lụa các loại Ngoài ra, công ty còn nhập trứng tằm giống(chủ yếu từ Trung Quốc)

 Tổ chức bán ra các loại tơ (kể cả tự sản xuất và thu mua), lụa các loại (phần lớn lượng tơlụa này được xuất khẩu).Trứng tằm giống nhập về chủ yếu được bán cho các tổ chức cánhân trồng dâu nuôi tằm quanh khu vực sản xuất của công ty

Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm cả hoạt động sản xuất,hoạt động mua vào và hoạt động bán ra, cả trong và ngoài nước Tuy nhiên, nếu xét vềdoanh thu thu được thì doanh thu thu được từ hoạt động xuất khẩu chiềm phần lớn trongtổng doanh thu Vì thế có thể nói xuất khẩu tơ lụa các loại là hoạt động kinh doanh chínhcủa công ty

3 Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty.

3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Hoạt động theo cơ chế thị trường, công ty dâu tằm tơ I được quyền chủ động quyếtđịnh tổ chức quản lý trong nội bộ để phù hợp với đặc điểm của công ty và hoạt động cóhiệu quả Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được biểu hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty dâu tằm tơ I

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)Theo sơ đồ bố trí trên, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộcđược phân chia như sau:

 Giám đốc công ty và giám đốc các đơn vị trực thuộc:

Giám đốc công ty là người quản lý và điều hành cao nhất toàn bộ hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam vàtrước

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

GĐ đơn vị trực thuộc

GĐ đơn vị

trực thuộc

Nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc

XN ươm

tơ Mê Linh

Phòng

kế hoạch sản xuất

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kế toán tài vụ

Phòng kinh doanh XNK

Trang 35

pháp luật các quyết định của mình.

Giám đốc các đơn vị trực thuộc là người quản lý và điều hành cao nhất tại các đơn vị,chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và trước pháp luật các quyết định của mình

Giám đốc công ty và giám đốc các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm toàn diện trước

cơ quan cấp trên, trước pháp luật về: bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh, thựchiện việc trích nộp ngân sách nhà nước, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, chăm

lo giải quyết việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên do mình quản lý

Nếu giám đốc các đơn vị trực thuộc do năng lực hay cố ý làm trái hoặc thiếu tráchnhiệm dẫn đến tình trạng sau:

+Lỗ kéo dài 3 năm liền đối với đơn vị khoán giá thành thì giám đốc sẽ bị cách chứchoặc miễn nhiệm

+Không nộp đủ tiền khấu hao khoán sản lượng theo kế hoạch và khoán thu các khoảnkhác 3 năm thì giám đốc bị cách chức hoặc miễn nhiệm và thanh lý hợp đồng nhận khoán.Hai hình thức trên giám đốc hoàn toàn chịu trách nhiệm về kinh tế bị thua lỗ

Công ty dâu tằm tơ I hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, giám đốc công ty cùngphối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đoàn thể nhằm động viên mọithành viên phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

 Xí nghiệp ươm tơ Mê Linh và nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc:

Đây là hai thành viên lớn rất quan trọng của công ty Trách nhiệm và quyền hạn củacác đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc này như sau:

Các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

do giám đốc công ty giao cho: các đơn vị chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của giámđốc công ty đồng thời chịu sự hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ của các phòng chức năngtại văn phòng công ty Các đơn vị có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy chế của công ty, cụthể là:

+ Tiếp nhận và có trách nhiệm quản lý sử dụng phát huy hiệu quả tiền vốn, tài sản, laođộng được công ty giao cho Công ty cho vay vốn để sản xuất tơ, có trách nhiệm trả gốc vàlãi suất ngân hàng

+ Bố trí sắp xếp lao động phù hợp với công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị vàphải chịu trách nhiệm trước người lao động về việc làm, đời sống, các chế độ, chính sách

do nhà nước ban hành

+ Chấp hành các nguyên tắc sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý tài sản vàthực hiện các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, bảo vệ nội bộ, quan hệ tốtvới địa phương

+ Tổ chức thực hiện tốt định mức lao động, các định mức kinh tế kỹ thuật và quy chếcủa công ty

+ Xây dựng mối quan hệ tốt với vùng nguyên liệu kén thông qua dịch vụ cung ứngtrứng giống để thu mua kén

+Giao nộp đủ số lượng, đúng chất lượng cho công ty (đối với đơn vị định mức khoángiá thành), đúng kỳ hạn tiền đơn vị nhận khoán theo hợp đồng

+Hàng tháng vào ngày 25 phải gửi báo cáo tiến độ sản xuất kinh doanh của các đơn

vị hoặc fax về phòng kế hoạch sản xuất của công ty

Bên cạnh chức năng như trên các đơn vị có quyền hạn sau:

Trang 36

+ Được ký hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng lao động không xác định thời gianphải được Giám đốc công ty uỷ quyền.

+ Được tiếp nhận công nhân vào học nghề nhưng phải báo cáo với công ty

+ Lập các văn bản đề nghị với Giám đốc công ty và hội đồng giám đốc công ty về:khen thưởng kỷ luật cán bộ công nhân viên tại đơn vị, bổ nhiệm đề bạt cán bộ, bố trí sắpxếp bộ máy sản xuất kinh doanh để công ty làm các thủ tục khi cần thiết; tiếp nhận, cho dichuyển, cho nghỉ chế độ cán bộ công nhân viên từ trung cấp trở xuống; xét bậc nâng lươngcho cán bộ công nhân viên hàng năm trong đơn vị báo cáo về hội đồng lương công ty xemxét ra quyết định

+ Được ký hợp đồng mua nghuyên liệu kén, than, điện phục vụ cho sản xuất tại đơn vị+ Quản lý hồ sơ cán bộ từ trung cấp trở xuống

+ Được giao dịch với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để thực hiện các chế độ chocán bộ công nhân viên đơnvị tại địa phương

Chức năng sản xuất chính của hai đơn vị trực thuộc là thu mua kén tằm thông qua quytrình công nghệ ươm tơ để tạo ra các loại tơ phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩucủa công ty

Sự khác nhau giữa hai đơn vị này là ở chỗ: sử dụng công nghệ ươm tơ khác nhau vìvậy sản lượng, chất lượng tơ ươm ra cũng khác nhau Xí nghiệp ươm tơ Mê Linh sử dụngmáy ươm cơ khí, hầu hết các thao tác chủ yếu như: tìm mối, rũ gốc, chỉnh mối, tiếp mối,nhặt nhộng đều do công nhân tự làm cho nên mỗi công nhân nói chung chỉ có thể trôngcoi được 20 mối, làm việc vất vả nhưng năng suất sản xuất vẫn thấp Đối với máy ươm tựđộng được sử dụng tại nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc, các thao tác nói trên đều do máythực hiện, không những giảm nhẹ cường độ lao động công nhân nâng cao được năng suất,làm cho khả năng đứng máy tăng lên 60 đến 100 mối/1người, mà còn đảm bảo được chấtlượng, hạ giá thành

 Các phòng ban tại văn phòng công ty:

Các phòng ban tại văn phòng công ty tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty đồngthời trực tiếp thực hiện các công tác nghiệp vụ cụ thể do giám đốc công ty quy định Tráchnhiệm của các phòng chức năng tại văn phòng công ty như sau:

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:

- Tổ chức tiếp thị, mở rộng thị trường, mua vào, bán ra trong và ngoài nước

- Xây dựng các phương án kinh doanh các mặt hàng, ngành hàng dâu tằm tơ vàkinh doanh tổng hợp khác

- Thực thi, trách nhiệm quản lý các thủ tục, các dự án các hợp đồng kinh tế muabán xuất khẩu và các hợp đồng thuê tài sản đã được giám đốc công ty ký duyệt

- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí lưu thông cho từng mặthàng kinh doanh theo luật định Việt Nam và thông lệ quốc tế

- Thực hiện các hợp đồng, đặt hàng với các doanh nghiệp ngoài công ty Thực hiệncác hợp đồng đã ký bán ra trong và ngoài nước, đúng tiến độ, đủ số lượng, đảm bảo chấtlượng

- Xây dựng các dự báo chiến lược về thị trường mặt hàng phục vụ cho công tác kếhoạch sản xuất kinh doanh của công ty trước mắt và lâu dài

Phòng kế toán tài vụ:

Ngày đăng: 28/11/2012, 09:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty dâu tằm tơ I - Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty dâu tằm tơ I (Trang 34)
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ ươm tơ - Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội
Sơ đồ 2 Quy trình công nghệ ươm tơ (Trang 39)
Bảng 6: Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng chủ yếu - Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội
Bảng 6 Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng chủ yếu (Trang 49)
Bảng 7: Các chỉ tiêu chủ yếu của công ty trong thời gian tới - Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội
Bảng 7 Các chỉ tiêu chủ yếu của công ty trong thời gian tới (Trang 61)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w