Thể thao là một thành phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia và ngành Quản lý thể dục thể thao có vai trò là công cụ hỗ trợ quan trọng trong hoạt động quản lý và phát triển nền công nghiệp thể thao.
Trang 1NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH DO DAI HOC NGANH QUAN LY TDTT TAI VIET NAM
Nguyễn Tra Giang', Nguyen Thanh Phong’, Tran Gia Vuong? 13Trường Đại học Quản lý và Công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh (UMT)
?Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
Z
Tóm tắt: Thể thao là một thành phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã
hội của một quốc gia và ngành Quản lý thể dục thể thao có vai trò là công cụ hỗ trợ
quan trọng trong hoạt động quản lý và phát triển nền công nghiệp thê thao Do đó, để
đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho lĩnh vực thể đục thể thao sắp tới của Việt Nam và phù
hợp xu hướng phát triển về thể thao của các nước tiên tiến trên thế giới, ngành Quản lý
thê đục thể thao trình độ đại học nên được đảo tạo với 3 chuyên ngành: 1/Quản lý thể
thao va Fitness, 2/Quan ly thé thao và sự kiện, 3/Quản lý và kinh doanh thể thao
Từ khoá: Nguồn nhân lực, Ngành Quản lý thé duc thé thao, Trinh d6 dai hoc
Abstract: Sport is an important component of the socio-economic development of a country and sport management plays an importantly supporting role in the management and development of the sport industry Therefore, in order to meet the demand of human resources for the future of sport sector in Vietnam and to suit to the developing of sport trend of the developed and developing countries in the world, the Sport management program for undergraduate degree in Vietnam should be built with 3 main majors: 1/Sport and Fitness Management, 2/Sport and Event Management, and 3/Sport Business Management
Keywords: Human resources, Sport management program, Undergraduate degree
¬
`
DAT VAN DE
1 Nhu cau dao tao va phat trién nguồn nhân lực ngành Quản lý Thể duc thế thao trên thế giới
Ngành thể thao là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới và
nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho các sự kiện
thể thao lên đến hàng triệu người và sự kiện thê thao được xem và theo dõi trên khắp thế
giới từ các giải thi đầu nghiệp dư đến chuyên
⁄
nghiệp Do vậy, sự phát triển và chuyên nghiệp hóa thế thao đã dẫn đến những thay
đôi trong việc tiêu thụ, sản xuất và quản lý
các sự kiện và tô chức thể thao ở mọi cấp độ từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp, từ trong nước đến quốc tế Các quốc gia có nền kinh
tế mới nỗi như Brazil, chủ nhà của giải thi đâu Bóng đá Vô địch thế giới 2014 (World Cup 2014) và Thế vận hội Olympic mùa hè
2016 (Olympic Summer Games 2016), ngày càng coi thê thao là phương tiện thúc đây đầu
Trang 2tư vào cơ sở hạ tầng, để quảng bá đất nước của họ ra thế giới nhằm kích thích thương
mại, du lịch và đầu tư, và để khơi đậy lòng tự
hào dân tộc [1]
Theo đó, ngành học Quản lý thé duc
thé thao (TDTT) da phat triển vượt bật cùng
với ngành thể thao trong 50 năm qua kế từ
khi chương trình quản lý thé thao đâu tiên tại
Đại học Ohio (Hoa Kỳ) được thành lập vào
năm 1966 [2] Tại Úc, ngành Quản lý TDTT
là ngành học cũng đã và đang rất phát triển
kế từ khi có chương trình Quản lý TDTT đầu
tiên được giới thiệu và cấp bằng vào năm
1991 Kê từ năm 2004, tại Úc đã có 37 trường
đại học công lập và 2 trường đại học tư thục, 10 cơ sở đào tạo cấp bằng cử nhân toàn thời gian về quản lý TDTT Sự quan tâm và nhu cầu học về chuyên ngành quản lý TDTT của sinh viên tiếp tục tăng liên tục trong khi khoa học thê thao đang giảm dân [3] Sự phát triển này đã làm tăng nhu cầu đảo tạo của lĩnh vực thê thao chuyên nghiệp trên khắp thế giới, và
các vị trí nghề nghiệp về quản lý TDTT đã
nhận được nhiều sự quan tâm của ngành thể thao Do vậy các trường đại học trên khắp thế giới đã có gắng phát triển không ngừng nghỉ các chương trình giảng dạy về quản lý TDTT ở bậc đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu mang tính chuyên nghiệp cho các sinh viên và học viên ở chuyên ngành quan ly TDTT [4]
Tương tự như vậy, thé thao dong mot vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của
người dân khắp các nước ở Châu Á khi nhiều
môn thể thao khác nhau đang phát triển ở các
trường học ở châu Á, đặc biệt là các sự kiện
thể thao lớn ngày càng được tổ chức nhiều
tại Châu Á và thu hút rất đông khán giả trên toàn thế giới Do đó, thể thao không còn là
một sự kiện nghiệp dư nữa, nó đã trở thành một ngành cơng nghiệp tồn diện Thể thao có thể tuyển dụng hàng trăm nghìn người và duy trì sinh kế của hàng triệu người trên toàn cầu và để thực hiện thành công điều này, nó phải được quản lý Do vậy trong những năm
gần đây, số lượng các cơ sở giáo dục đại học
về quản lý TDTT đã phát triển trên khắp thế giới, số lượng các chương trình quản lý TDTT đã tăng từ 20 chương trình vào năm 1980 và lên hơn 200 chương trình vào năm 2000 ở
Bắc Mỹ Chỉ riêng tại Hoa Kỳ đã có hơn 300
chương trình Quản lý TDTT được cấp bằng [5] Đặc biệt hơn với sự phát triển và sự quan tâm của xã hội đến thể thao dẫn đến sự công nhận quản lý TDTT như một nghề nghiệp mang xu hướng quốc tế hoá Kết quả là trên
khắp Hoa Kỳ, hằng năm có khoảng 24.000
sinh viên đại học đang học chuyên ngành quản lý TDT Trong năm 2014, có 429 chương trình quản lý thể thao bậc đại học, 253 chương trình thạc sĩ và 40 chương trình tiễn sĩ ở Úc, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Singapore, Đài Loan, Vương
quốc Anh, Hoa Kỳ và Châu Phi Đặc biệt, có
hơn 20 cơ sở giáo dục của Trung Quốc cung cấp bằng chuyên ngành Quản lý TDTT vào nam 2015 [6]
2 Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Quản lý Thế dục thể thao trình độ đại học tại Việt Nam
Hiện nay cả nước chỉ có 7 Trường đại
học có đào tạo trình độ đại học ngành Quản
lý TDTT bao gồm: Trường Đại học Tôn Đức
Thắng, Trường Đại học TDTT TP.HCM, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường
Đại học TDTT Đà Nẵng, Trường Đại học Trà
Vinh, Trường Đại học Văn hoá Thê thao và
Du lịch Thanh Hoá và Trường Đại học Quản
Trang 3
lý và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
(UMT) Trong đó Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo chuyên sâu vào Ngành Kinh doanh thê thao và tổ chức sự kiện, đa phần các môn học chuyên ngành tập trung vào các môn của quản lý sự kiện, không có nhiều môn của lĩnh vực Quản lý TDTT Các Trường còn lại trong nhóm đào tạo sâu các lĩnh vực quản lý
thé thao của nhà nước, quản lý thé thao thành
tích cao, xã hội hoá thể thao, quản lý thé thao cho mọi người Riêng Trường DMT lại đi sâu vào 3 chuyên ngành hẹp là 1/Quản lý thể thao
va Fitness, 2/Quản lý thể thao và sự kiện, 3/
Quản lý và kinh doanh thê thao, hướng đi này mới và phù hợp với xu hướng phát triển thê
thao tại Việt Nam cũng như thế giới
Theo Vụ Đào tạo, Vụ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch [7], nhu cầu về nhân lực
TDTT sé tang ca về số lượng và chất lượng,
cơ cấu phải hợp lý hơn theo yêu cầu của sự phát triển ngành văn hóa nghệ thuật, gia đình, thé duc thé thao va xu thế phát triển khoa học - công nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế
sâu, toàn diện và tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Trong 10 năm tới, nhân
lực ở cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự
nghiệp (kế cả đơn vị sự nghiệp có thu) và doanh nghiệp thuộc ngành TDTT cần thay
đôi số lượng, chất lượng và cơ cau, trong đó nhân lực khối doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu sẽ và cần tăng mạnh số lượng,
nâng cao tay nghề, nhất là nhân lực hoạt động trong kinh doanh địch vụ thể thao quần chúng và thể thao giải trí Mức tăng trưởng thời gian vừa qua và xu hướng tăng sắp tới ước tính mức tăng trưởng bình quân khoảng 5% năm trong giai đoạn 2018-2020 và từ 12% đến 18% trong giai đoạn 2020-2025 và
đến năm 2030
Do vậy, lĩnh vực TDTT sắp tới cần
nguôn nhân lực ngành TDTT có đủ năng lực đủ khả năng sáng tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đạt kỷ lục thể thao quốc gia va quéc
tế, thu hút nhiều nhà tài trợ, các đơn vị đầu tư
trong lĩnh vực TDTT; có sức khoẻ tốt, phát
triển toàn điện về trí tuệ, ý chí, năng lực và
đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo cao,
năng động, chủ động, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng làm việc toàn cầu, khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường không
ngừng biến đổi; có bản lĩnh chính trị, phẩm
chất, lỗi sống, lương tâm, tay nghề đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền
kinh tế tri thức của đất nước trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện
Ngành Quản ly TDTT co vai trò là công cụ hỗ trợ quan trọng trong hoạt động quan ly va phát triển nền công nghiệp thê
thao, khi thể thao là một thành phần quan
trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Việc tham gia tích cực vào các hoạt động thé thao giúp cải thiện sức khỏe và năng suất lao động, giảm chỉ phí y
tế, rèn luyện tính kỷ luật, và tăng cường sự
găn kết xã hội Đặc biệt là đảm bảo cho xã
hội một môi trường khoẻ mạnh, không bệnh
tật Do đó, dé đáp ứng nhu cầu về nhân lực
cho lĩnh vực TDTT sắp tới của Việt Nam và
phù hợp xu hướng phát triển về thể thao của các nước tiên tiến trên thế giới, ngành Quản lý TDTT trình độ đại học nên được đào tạo
với 3 chuyên ngành: 1/Quản lý thể thao và
Fitness, 2/Quan ly thé thao va su kién, 3/
Quan ly va kinh doanh thé thao khi hién nay
trén thé giới SỐ lượng câu lạc bộ và trung tâm Fitness đang rất phát triển, điều này chủ yếu là do ngày càng có nhiều người quan tâm đến
fitness vì ý thức được việc nâng cao sức khoẻ
Trang 4và phòng ngừa bệnh tật [8] Theo ước tính hiện nay có hơn 201.000 trung tam Fitness
trên khắp thế giới và có 174 triệu thành viên
Quy mô thị trường của ngành Fitness trên toàn thế giới nằm ở mức 8723 tỷ USD vào năm 2019 Tại Việt Nam, ngành công nghiệp Fitness có thể tăng trưởng với tốc độ trung bình 20% bình quân theo năm với quy mô thị trường khoảng 113 triệu USD và hiện đã có khoảng 640 trung tâm fñtness theo cùng khảo sát của Nguyen [9], chưa kế các phòng Fitness lớn nhỏ tại các khách sạn và resort
tiêu chuẩn 4, 5 sao khắp Việt Nam, con số
này vượt qua Thái Lan, Indonesia, Singapore và Hongkong do vậy mỗi năm tại Việt Nam cần số lượng lớn nguồn nhân lực liên quan đến ngành Quản lý TDTT đặc biệt là Quản lý thé thao va Fitness
Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thị
trường Fitness mang lại nhiều cơ hội đầu tư
kinh doanh tiềm năng, bằng chứng là các tập đoàn lớn về Fitness như California Fitness, Elite Fitness, NShape Fitness, Golden
Welness Fitness, Jade Fitness, da, dang va có ý định mở rộng đầu tư lâu dài ở Việt Nam Nhà đầu tư cần nguồn nhân lực được đào tạo
chuyên nghiệp, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, có kiến thức chuyên về
kinh doanh thể thao để có thể hỗ trợ trong
các mảng ban hàng, marketing, tài chính hoặc truyền thông cho công việc kinh doanh Hơn nữa theo Parker [10], du lịch và sự kiện thể thao là một trong những mảng phát triển nhanh nhất trong ngành du lịch, ước tính có trị giá khoảng 800 tỷ USD trên toàn
cầu Tại Việt Nam, hình thức du lịch và tham
øia vào sự kiện thể thao được biết đến nhiều
nhất là marathon, dap xe dap, trekking, cheo
thuyền kayak và leo núi, với nhiều cuộc thi cũng như sự kiện lớn được tổ chức hằng năm
Do vậy, các sự kiện này cần số lượng nguồn
nhân lực được đào tạo bài bản về quản lý thé
thao và sự kiện, có kinh nghiệm trong việc tô
chức, điều hành, cũng như hỗ trợ người tham
gia từ khâu vận chuyến, khách sạn, y tẾ, ăn
uống cho tới các dịch vụ liên quan khác
KẾT LUẬN
Cơ hội việc làm và phát triển nghề
nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực Quản lý TDTT đang mở ra tiềm năng to lớn cho sinh viên Chính vì vậy đào tạo nhân lực
Quản lý TDTT trình độ đại học là một nhu
cầu rất cấp thiết hiện nay và mức cạnh trạnh nghề nghiệp trong ngành Quản lý TDTT là rất thấp vì có quá ít trường đào tạo lĩnh vực
này Cử nhân Ngành Quản lý TDTT có nhiều
cơ hội lựa chọn vị trí việc làm tại các tập đồn, cơng ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thể thao; các công ty tổ chức sự kiện thể thao trong và ngoài nước; các Tổ chức phi chính phủ về thể thao, các trung tâm Fitness trung tâm thể thao giải trí; các khách sạn, resorts tiêu chuẩn 4-5 sao có các phòng tập Gym và khu thể thao giải trí trong và ngoài trời; các câu lạc bộ thê thao chuyện nghiệp và không chuyên nghiệp; câu lạc bộ thể thao của các trường học quốc tế, cơ quan báo chí truyền thông, v.v
Vì vậy các Trường Đại học tại Việt Nam nên định hướng mở ngành Quản lý TDTT trình độ đại học và xây dựng chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao và mang tính quốc tế nhằm đáp ứng được nhu cầu và
xu hướng tất yếu của thời đại hội nhập, đóng
góp cho xã hội lực lượng lao động chất lượng cao có đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và
tương lai, đồng thời góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của thị trường lao động Việt
Nam trong việc thu hút và khai thác hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài
Trang 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[Il Hoye, R., Smith, A C.T., Nicholson, M., & Stewart, B (2015) Sport Management: Principle and Applications Routledge
[2] Laird, C (2005) The influence of sport management program characteristics on academician perceptions of NASPE-NASSM approval The SMART Journal, 1(2), 4-13
[3] Smith, A C T., a& Westerbeek, H M (2004) Professional’ Sport Management
Education and Practice in Australia Journal of Hospitality, Leisure, Sport and Tourism Education 3(2), 38-45
[4] Tripathi, R (2013) Sports Management: An Emerging field International Journal of Multidisciplinary Research in Social & Management Sciences 1(1), 6-10
[5] Chen, S., Adams-Blair, H., & Miller, A (2013) Professional expectations of
sport management students as related to academic curricular alignment support and preparation Universal Journal of Management 1(3), 132-137
[6] Zhang, J., Wang, J., Min, S D., Chen, K K., & Huang H (2016) Influence
of curriculum quality and educational service quality on student experiences: A case study in sport management programs Journal of Hospitality, Leisure, Sport & Tourism
Education 18, 81-91
[7] Vụ Đào tạo, Vụ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (13/9/2018) Nhu cầu nhân lực
Thể dục thể thao đến năm 2025, tam nhìn đến năm 2030 http://daotao-vhttdl.vn/ articledetail.aspx?articleid=619&sitepageid=628
[8] Gough, C (2021, September 23) [23/9/2021] Market size of the global health club industry from 2009 to 2019 https://www.statista.com/statistics/275035/global- market-size-of-the-health-club-industry/
[9] Nguyen, M.N (2021, June 3) [3/6/2021] Sports and fitness in Vietnam - statistics & facTS https://www.statista.com/topics/5907/sports-and-fitness-in-vietnam/