1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và đặc trưng ngôn ngữ học tri nhận của chúng (so sánh với tiếng Việt)

461 64 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

NỘI DUNG NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Góp phần tạo nghiên cứu các mô hình ẩn dụ ý niệm (ADYN) và hoán dụ ý niệm (HDYN) trên một nguồn dữ liệu bao quát và có phần mới chính là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN) trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt. 2. Xác định đặc trưng ngôn ngữ học tri nhận của các từ ngữ chỉ BPCTN trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt. 3. Các mô hình ADYN và HDYN sẽ trở thành cơ sở giải thích nghĩa các thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt. 4. Cung cấp nguồn tài liệu thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong việc biên soạn tài liệu học tập và nghiên cứu cho người Việt học tiếng Hàn và người Hàn học tiếng Việt. 5. Phần phụ lục của luận án sẽ trở thành nguồn tham khảo cho công tác học tập, giảng dạy tiếng Hàn cho người Việt và tiếng Việt cho người Hàn trong các học phần tiếng Hàn và học phần Ngôn ngữ - Văn hoá. Đồng thời đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng giá cho các nghiên cứu liên quan đến thành ngữ, tục ngữ nói chung và thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN nói riêng. 6. Phần phụ lục sẽ trở thành nguồn tài liệu để biên soạn từ điển Hàn - Việt và Việt - Hàn liên quan đến từ ngữ chỉ BPCTN cũng như thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Hàn và tiếng Việt. 7. Người Hàn và người Việt đều dùng khía cạnh trao đổi và giá trị của hàng hóa để ý niệm lên con người. Đặc biệt vì đều là quốc gia chịu ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ nên vai trò và vị thế của người phụ nữ trong xã hội không được xem trọng. Và điều này thể hiện rõ trong mô hình ADYN với miền nguồn HÀNG HÓA. Thân thể phụ nữ được xem là hàng hóa và người mua hàng hóa này là đàn ông. 8. Có sự khác biệt rõ ràng trong cách thức tri nhận của người Hàn và người Việt. Vốn là đất nước có thời gian lạnh nhiều kéo dài trong năm nên trong quy trình tri nhận mô hình ADYN BPCTN LÀ MÓN ĂN thì người Hàn dùng những hoạt động chế biến, làm nóng món ăn để ý niệm. Việt Nam là đất nước với nền nông nghiệp lấy cây lúa nước là chủ lực. Gạo đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực của nước Việt Nam. Gạo được dùng nấu cơm, nấu xôi và làm nên các loại bánh có mặt trong các ngày lễ quan trọng. Đây là cơ sở để lý giải trong mô hình tri nhận BPCTN LÀ MÓN ĂN, người Việt thường dùng các loại bánh để tri nhận vẻ ngoài của con người. Mà điều này không có trong cách thức tri nhận của người Hàn. 9. Hàn Quốc và Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa xưa, trong đó có các nghi thức về lễ cưới. Người Hàn dùng nghi thức bới tóc cho cô dâu trước khi về nhà chồng để thay cho việc gả chồng. Trong khi đó người Việt dùng nghi thức kết tóc từ tóc của tân lang, tân nương để thay cho việc kết hôn và mối quan hệ gắn kết của vợ chồng. Luận án có đề cập đến sự ảnh hưởng của Hán ngữ trong cách thức tri nhận của người Hàn và người Việt như cách tri nhận BỤNG LÀ VẬT CHỨA KIẾN THỨC là chịu ảnh hưởng từ tiếng Hán, thể hiện trong cách nói như “Hung vô điểm mặc”. Hoặc cách thức tri nhận GAN MẬT LÀ VẬT CHỨA CAN ĐẢM, đặc biệt đã được từ vựng hóa trong tiếng Việt. Đây là phần nội dung vẫn còn chưa được phân tích sâu trong phạm vi luận án và sẽ là mảng nghiên cứu mà chúng tôi tiếp tục theo đuổi để làm rõ hơn trên con đường nghiên cứu sau này.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ MỸ LINH TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN VÀ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN CỦA CHÚNG (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI Thành phố Hồ Chí Minh – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ MỸ LINH TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN VÀ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN CỦA CHÚNG (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 62220240 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả luận án là trung thực và chưa từng được công bố bất ky công trình nào khác TP Hồ Chí Minh – 2022 Tác giả luận án Bùi Thị Mỹ Linh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG QUY ƯỚC TRÌNH BÀY Quy ước viết tắt BPCTN: Bộ phận thể người ADYN: Ẩn dụ ý niệm HDYN: Hoán dụ ý niệm Nxb: Nhà xuất bản Quy ước trình bày ví dụ dịch thuật tiếng Hàn 2.1 Quy ước trình bày ví dụ tiếng Hàn Tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính và có quy định nghiêm ngặt việc viết dính và viết cách từng chữ, đây được gọi là “ 띄 띄 띄 띄 (viết cách)” Cùng câu nhưng nếu có sự khác việc viết dính và viết cách thì tạo nghĩa khác Nhằm tránh sai lạc việc hiểu nghĩa toàn câu tiếng Hàn đồng thời giúp hiểu nghĩa tương đương từng chữ sang tiếng Việt, câu tiếng Hàn luận án được trình bày theo quy ước như sau: - Hàng đầu tiên: câu tiếng Hàn được trình bày theo quy định viết cách - chuẩn Hàng thứ hai: câu tiếng Hàn được trình bày riêng lẻ từng chữ để viết nghĩa tương ứng với tiếng Việt 2.2 Quy ước trình bày dịch thuật tiếng Hàn Nội dung tiếng Hàn luận án và phần phụ lục dịch sang tiếng Việt được trình bày theo quy ước như sau: - Nghĩa đen của từng từ ngữ tiếng Hàn dịch sang tiếng Việt được đặt - dấu ngoặc nhọn < > Nghĩa đen của cả câu tiếng Hàn dịch sang tiếng Việt được đặt dấu - ngoặc vuông [ ] Nghĩa tương đương của cả câu tiếng Hàn dịch sang tiếng Việt được đặt dấu ngoặc đơn ( ) PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Trong giới ngôn ngữ học, các nghiên cứu trên đới tượng nhóm từ ngữ BPCTN vốn không phải là điều mẻ Tuy vậy nhiều nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hướng ngữ nghĩa học Các nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học tri nhận lại có khuynh hướng đào sâu vào ADYN HDYN sự so sánh đối chiếu với số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung… và tập trung vào vài từ ngữ BPCTN với các kiểu diễn ngôn như thành ngữ, ca dao, tác phẩm văn học Từ cho thấy nghiên cứu nhóm từ ngữ BPCTN thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt trên bình diện ngôn ngữ học tri nhận bị bỏ ngỏ Tiếng Hàn và tiếng Việt khác rất xa loại hình: tiếng Hàn thuộc ngôn ngữ chắp dính tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập Tuy nhiên mặt văn hóa thì hai ngôn ngữ chia sẻ rất nhiều giá trị chung Điều này khiến cho việc nghiên cứu so sánh hai ngôn ngữ dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận hứa hẹn đem lại nhiều kết quả thú vị Ngôn ngữ là liệu quan trọng để nghiên cứu văn hóa, đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ Bởi vì thành ngữ, tục ngữ chứa cách nhìn của dân tộc đối với xã hội, đối với tự nhiên Và khai thác liệu ngôn ngữ theo hướng tìm quan niệm của cộng đồng ngôn ngữ là hướng của ngôn ngữ học tri nhận Theo đó, nghiên cứu tiếp cận nhóm từ ngữ BPCTN dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận, trên cả hướng ADYN và HDYN với đối tượng nghiên cứu là tất cả từ ngữ BPCTN kết hợp với số lượng lớn thành ngữ, tục ngữ sự so sánh tiếng Hàn và tiếng Việt là điều cần thiết Bên cạnh đó, Hàn Q́c và Việt Nam ngày càng gắn bó khăng khít với trên nhiều phương diện, đặc biệt là giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học Nếu năm 1994 Việt Nam có sở đào tạo đầu tiên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phớ Hồ Chí Minh thì đến năm 2019 Việt Nam có 33 sở giáo dục giảng dạy bậc đại học và cao đẳng trải dài từ Nam Bắc (Nguyễn Thị Hiền, 2019, tr.164) Xuất phát từ thực tiễn này, luận án ứng dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, dịch thuật thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ BPCTN sự tương liên ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc Những điều được trình bày trên là lý để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN VÀ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN CỦA CHÚNG (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu của Lakoff & Turner (1989), Lakoff & Johnson (1980), Kövecses & Radden (1998), Barcelona (2003), Kövecses (2010) được xem là đại công trình đặt khung lý thuyết bàn ngôn ngữ học tri nhận Mặc dù không nghiên cứu các từ ngữ BPCTN nhưng phần phân tích, các công trình có đề cập ADYN và HDYN kinh điển liên quan đến BPCTN, chẳng hạn như TỨC GIẬN LÀ CHẤT LỎNG mà BPCTN LÀ VẬT CHỨA, BPCTN THAY CHO CON NGƯỜI… Nghiên cứu của Ning Yu (2009) phân tích “띄 (tâm)” theo quan điểm tri nhận của Trung Quốc sự so sánh với quan điểm tri nhận của các nước phương Tây Theo tác giả, Trung Quốc quan niệm “ 띄 (tâm)” mang nghĩa “trái tim”, “tâm trí” biểu tượng cho cảm xúc và lý trí của người Trong đó, phương Tây quan niệm “heart (tim)” biểu tượng cho cảm xúc, “head (đầu)” biểu tượng cho lý trí Điều này xuất phát từ quan điểm nhất nguyên (monism) văn hóa Trung Q́c và nhị nguyên (dualism) văn hóa phương Tây Nghiên cứu này đóng vai trị tạo sở để giải thích tương đồng và khác biệt quan điểm tri nhận phương Đông và phương Tây Ở Hàn Quốc, nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học tri nhận bắt đầu từ năm 1980 với sự đời của các đại công trình lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới, nhưng phải đến năm 2000 thật sự sôi động Sự sôi động thể hiện cả trên phương diện số lượng, đối tượng và cách thức tiếp cận Trong các nghiên cứu trên đối tượng từ ngữ BPCTN và thành ngữ, tục ngữ tiếp cận theo hướng ADYN và HDYN rất đa dạng, kể đến: Lim Ji-rong (2008), Kim Hyang-suk (2001), Choi Ji-hoon (2007), Jin-jeong (2008) Công trình của Lim Ji-rong (2008) tập hợp các bài nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận của ông khoảng mười năm từ năm 1998 và được xem là công trình đầu tiên hệ thống chi tiết khung lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên nguồn liệu tiếng Hàn Trong phần phân tích, nghiên cứu có đề cập cách thức mở rộng nghĩa của từ ngữ BPCTN theo chế ẩn dụ và hoán dụ qua các ví dụ tiếng Hàn, cụ thể, ẩn dụ: đầu 띄 não, trí tuệ; mắt 띄 ánh nhìn, sự quan tâm; mũi 띄 cớ chấp; miệng 띄 lời nói; cúi đầu 띄 thua cuộc; bàn tay 띄 giúp đỡ; vai 띄 trách nhiệm, sứ mệnh; ngực, tim 띄 tấm lòng, suy nghĩ; hoán dụ: đầu 띄 người chịu trách nhiệm; gương mặt 띄 biểu tượng; mắt 띄 khả phán đoán; cổ 띄 chức trách; lưng, bàn tay, chân 띄 mới quan hệ; cổ 띄 sĩ khí; hông, tim 띄 trọng tâm; chân 띄 người kết nối; thịt 띄 nội dung; xương 띄 ẩn ý Mặc dù công trình dừng lại liệt kê, không vào phân tích, luận giải đặc thù văn hóa và đặc thù tri nhận của người Hàn nhưng phần liệt kê ẩn dụ, hoán dụ liên quan đến BPCTN, đặc biệt phần đề cập biến đổi sinh lý của BPCTN thay cho toàn cảm xúc, được xem là sở cho nghiên cứu liên quan đến ADYN và HDYN của từ ngữ BPCTN tiếng Hàn Cả luận án của Kim Hyang-suk (2001) và Choi Ji-hoon (2007) có đới tượng nghiên cứu là thành ngữ tiếng Hàn, bao gồm cả thành ngữ chứa từ ngữ BPCTN Nếu Kim Hyang-suk (2001) tiếp cận ADYN cảm xúc, trọng tâm là vui, buồn, phẫn nộ, sợ hãi, yêu thương, ghen ghét thì Choi Ji-hoon (2007) tiếp cận cả hướng ADYN, HDYN với sự phân tích tổng thể bao gồm cả ADYN cảm xúc Luận án của Kim Hyang-suk (2001) đề cập các ADYN cảm xúc liên quan đến BPCTN thành ngữ tiếng Hàn: BUỒN LÀ SỰ ĐAU ĐỚN VỀ THỂ XÁC; GHEN GHÉT LÀ SỰ VƯỚNG MẮC, GÂY TỔN HẠI CHO CÁC BPCTN Luận án của Choi Ji-hoon (2007) có sớ lượng thành ngữ chứa từ ngữ BPCTN lên đến 982 thành ngữ và hiếm hoi phân tích đầy đủ các loại ADYN Về ẩn dụ vật chứa liên quan đến BPCTN, luận án đề cập 띄 (THÂN),띄 (MIỆNG), 띄 (TAI), 띄 (MẮT), 띄 띄 (ĐẦU) LÀ VẬT CHỨA; ẩn dụ định vị, bao gồm: hướng trên, 10 hướng dưới, hướng trong, hướng ngoài; ẩn dụ bản thể, kể đến ĐAU KHỔ LÀ GÁNH NẶNG, HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY MÓC Hướng HDYN tác giả phân tích MỘT SỰ KIỆN THAY CHO TỒN BỘ SỰ KIỆN, BIẾN ĐỔI SINH LÝ CỦA BỘ PHẬN BÊN NGOÀI CỦA CƠ THỂ NGƯỜI THAY CHO TOÀN BỘ CẢM XÚC, HÀNH ĐỘNG CỦA CƠ THỂ NGƯỜI THAY CHO TOÀN BỘ CẢM XÚC Luận án này có sớ lượng thành ngữ chứa từ ngữ BPCTN nhiều nhất và có sự phân tích các loại ADYN đầy đủ nhất từ trước đến Nhưng HDYN, luận án như nhiều nghiên cứu khác có phần mờ nhạt vào HDYN sự kiện và cảm xúc Jin-jeong (2008) nghiên cứu trên đối tượng là thành ngữ chứa từ ngữ BPCTN Luận án nghiên cứu 20 từ ngữ các quan nội tạng xuất hiện 130 thành ngữ Trong phần phân tích ADYN, tác giả phân tích ẩn dụ vật chứa, ẩn dụ định vị Và phần phân tích HDYN, tác giả phân tích mô hình BỘ PHẬN THAY CHO TỒN THỂ Nghiên cứu theo từng nhóm từ ngữ BPCTN tiếng Hàn cịn kể đến: Jin Jeong-jeong (2011) so sánh mô hình ADYN “띄 (mắt)”, “띄 (miệng)”, “띄 (tai)”, “띄 (mũi)” thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Nhật; Cho Chan-suk (2002) so sánh mô hình ADYN và HDYN “띄 (bàn tay)”, “띄띄 (đầu)”, “띄띄 (gương mặt)”, “띄 (mắt)”, “띄띄 (chân)” và Hyang Mi-seo (2012) so sánh mô hình ADYN và HDYN “ 띄 (mắt)”, 띄 (tai)”, “띄띄 (tim)”, “띄띄 (ngực, tim)”, “띄 (gan)” thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Anh; Lee Jae-shin (2017) so sánh mô hình ADYN “띄 (bàn tay)” thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Trung; Rou Seung-yoan, Kim Keum-hyun (2015) so sánh mô hình ADYN và HDYN “띄띄 (đầu)”, “띄 (mắt)”, “띄 (mũi)”, “띄 (miệng)”, “띄 (tai)” thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Mã Lai Liên quan đến nghiên cứu BPCTN sự so sánh thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có luận văn của Nguyễn Thị Quynh Anh (2013), giới hạn ADYN cảm xúc Như vậy các nghiên cứu từ ngữ BPCTN tiếng Hàn dựa trên nguồn liệu thành ngữ và giới hạn một số từ ngữ BPCTN Khi tìm ... người”, “Nhanh chân thi? ? được, chậm chân thi? ? trượt”, “Chân ngắn chọn đô, chân tồ chọn võ”, “Cha mẹ ngoảnh mặt dại, cha mẹ ngoảnh mặt lại khôn”, “Vắng mặt thi? ? thi? ?́u có mặt thi? ? thừa”…... Vắng mặt thi? ? thi? ?́u có mặt thi? ? thừa Trong các biểu thức ngôn ngữ ví dụ (5) đặc điểm của chiến được dùng để nói khía cạnh tương đồng tranh luận 24 Ở đây miền ý niệm CHIẾN TRANH trở... nào miền nguồn mang tính cụ thể và miền đích mang tính trừu tượng Khi nói “Anh ta là cái máy vi tính”, “Đầu tôi cịn chạy tớt”, “Anh ta rệu rã không nhạy như trước rồi” thi? ? đặc điểm

Ngày đăng: 30/06/2022, 15:19

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    LỜI CAM ĐOAN

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    BẢNG QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

    1. Quy ước viết tắt

    2. Quy ước trình bày ví dụ và dịch thuật tiếng Hàn

    2.1. Quy ước trình bày ví dụ tiếng Hàn

    2.2. Quy ước trình bày dịch thuật tiếng Hàn

    1. Lý do chọn đề tài

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w