1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật

58 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 46,47 MB
File đính kèm 3 ngân.rar (2 MB)

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ý YÊN 51 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ PHÚC THẮNG HỒ SƠ SÁNG KIẾN Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật Lĩnh vực (mã)cấp học Mỹ Thuật (8) TH Tên tác giả HOÀNG THỊ NGÂN Trình độ chuyên môn Đại học sư phạm Chức vụ Giáo viên Nơi công tác Trường Tiểu học Phúc Thắng Xã Phúc Thắng Huyện Nghĩa Hưng Tỉnh Nam Định Phúc Thắng, tháng 5 năm 2021 XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh p.

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ PHÚC THẮNG

HỒ SƠ SÁNG KIẾN

Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm

nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật Lĩnh vực (mã)/cấp học: Mỹ Thuật (8)/ TH

Tên tác giả : HOÀNG THỊ NGÂNTrình độ chuyên môn : Đại học sư phạmChức vụ : Giáo viên

Nơi công tác : Trường Tiểu học Phúc Thắng Xã Phúc Thắng - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định

Phúc Thắng, tháng 5 năm 2021

Trang 2

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng khoa học sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục huyện

Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9/2019

Sáng kiến: Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chấtlượng dạy học trong môn Mĩ thuật tôi đưa ra và áp dụng trong hai năm học này

đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tôi xin cam đoan mọithông tin trong đơn là sự thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trướcpháp luật.

Phúc Thắng, ngày 15 tháng 6 năm 2021

Người nộp đơn

Hoàng Thị Ngân

Trang 3

1 Tên sáng kiến: Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nângcao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật.

2 Lĩnh vực (mã)/cấp học: Mỹ Thuật (8)/ TH3 Thời gian áp dụng sáng kiến:

Chức vụ công tác: Giáo viên.

Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Phúc Thắng.Điện thoại: 0976545536.

Tỷ lệ đóng góp cho sáng kiến: 100%.

5 Đồng tác giả: (Không có).6 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường Tiểu học xã Phúc Thắng.

Địa chỉ: Xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.Điện thoại: 0397220371

Áp dụng nhân rộng: Trường Tiểu học xã Phúc Thắng, trường Tiểu học xã

Nghĩa Hải, trường Tiểu học xã Nghĩa Lợi, trường Tiểu học xã Nghĩa Tân,trường Tiểu học xã Nghĩa Thành, trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông, trườngTiểu học xã Nghĩa Hùng, trường Tiểu học xã Nam Điền, trường Tiểu học xãHiển Khánh (huyện Vụ Bản), trường Tiểu học Việt Hùng (Huyện Trực Ninh),trường Tiểu học xã Tân Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, trường Tiểu họcNhật Tựu huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.

Trang 4

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

TRONG MÔN MĨ THUẬT I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, cóđạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạocủa mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vàyêu cầu hội nhập quốc tế Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và nhà nước ta luôncoi trọng đầu tư cho giáo dục, xem giáo dục là “quốc sách hàng đầu” cho sựphát triển bền vững và lâu dài của đất nước

Đối với môn học Mĩ thuật ở trường tiểu học, mục tiêu của dạy - học chínhlà giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhậnđược vẻ đẹp của thiên nhiên, đời sống và của các sản phẩm Mĩ thuật; cung cấpcho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn Mĩ thuật, hình thành và củng cốcác kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình; bồidưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng,sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới; phát hiện và bồidưỡng năng khiếu Mĩ thuật của học sinh; góp phần tạo dựng môi trường thẩmmĩ cho xã hội.

Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức đưa hoạtđộng trải nghiệm trở thành hoạt động giáo dục bắt buộc của cấp tiểu học, giúpcác em tiếp cận thực tế, khai thác kinh nghiệm đã có, huy động kiến thức, kĩnăng để giải quyết các vấn đề thực tiễn của bản thân Vưgốtxki – Nhà tâm lí họcnổi tiếng thế giới từng nói: “Tâm lí hình thành thông qua hoạt động” Điều nàycó nghĩa là: chỉ thông qua hoạt động của chính bản thân con người thì bản chấtngười và nhân cách người đó mới hình thành và phát triển Con người tự lựchoạt động mới biết kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy thành tri thức bảnthân Mục tiêu của nhà trường chính là giúp người học tự lực học tập, giáo dụccho học sinh biết tự giáo dục Điều đó cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa hoạtđộng trải nghiệm và hoạt động giáo dục các lĩnh vực khác, đặc biệt là đối vớigiáo dục Mĩ thuật trong trường tiểu học hiện nay.

Trang 5

Đó cũng chính là động lực lớn để tôi tìm tòi và viết “Biện pháp tổ chứccác hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩthuật”.

II- MÔ TẢ GIẢI PHÁP

II.1 MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN

1.1 Thực trạng1.1.1 Thuận lợi

* Về phía giáo viên:

- Giáo viên Mĩ thuật luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của các ngành

cấp trên khi tham gia các buổi tập huấn dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triểnnăng lực, vận dụng phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểuhọc do Vương quốc Đan Mạch tài trợ.

- Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho việc học tập của nhà trường khangtrang, sạch đẹp, tương đối đầy đủ.

- Ban giám hiệu nhà trường năng động, sáng tạo trong công tác chuyênmôn và đặc biệt cũng rất quan tâm tới bộ môn Mĩ thuật Đan Mạch, thườngxuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp mới vào giảngdạy, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệmvụ được giao.

- Đã nhiều năm thực hiện dạy và học Mĩ thuật theo định hướng phát triểnnăng lực, vận dụng phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểuhọc do Vương quốc Đan Mạch tài trợ nên nhận thức của giáo viên, phụ huynhhọc sinh và cộng đồng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực.

- Nhà trường có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật chohọc sinh như: bộ đồ dùng dạy học các phân môn từ lớp 1 đến lớp 5, sách thamkhảo, một số tranh ảnh có liên quan đến bài học,

- Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững, lâu năm trong công tác, cónhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sànggiúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khókhăn.

Trang 6

1.1.2 Khó khăn:

* Về nhận thức:

- Từ phía cộng đồng: Mặc dù đã tương đối nhiều năm nhà trường triểnkhai thực hiện phương pháp dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển nănglực, vận dụng phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu họcdo Vương quốc Đan Mạch tài trợ, nhiều phụ huynh đã nhận thấy mặt tích cựccủa bộ môn này nhưng vẫn còn một số bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm học tậpcho học sinh, còn chưa coi trọng môn học Mĩ thuật Điều đó ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảmgiác chán nản, chưa tự tin khi học bài

- Phụ huynh của các em chưa quen với phương pháp mới nên còn lúngtúng trong việc giúp đỡ con em thực hành ứng dụng sáng tạo ở nhà Nhiều họcsinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, phụ huynh đi làm ăn xa không cóđiều kiện chăm sóc và dạy bảo các em, không mua đủ đồ dùng học tập nên ảnhhưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em.

* Về phía giáo viên:

- Trường tiểu học Phúc Thắng có số học sinh đông nên trang thiết bị, cơsở vật chất phục vụ môn học chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho dạy - học bộ môn Mĩthuật.

- Đối với phương pháp mới này đồ dùng dạy học cho giáo viên là không

có sẵn, hầu hết giáo viên phải tự chuẩn bị vật mẫu cho giáo viên và học sinh,

phương tiện, đồ dùng trực quan… vì thế cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả

học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh.

- Số buổi do Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện tổ chức tập huấn để giáoviên Mĩ thuật thực hiện dạy chuyên đề, trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm đểgiáo viên nắm vững thêm về phương pháp mới chưa được nhiều nên hiệu quảdạy – học chưa cao.

Trang 7

- Sự kết nối và chia sẻ giữa các giáo viên chuyên Mĩ thuật trong toànhuyện chưa nhiều nên hoạt động Mĩ thuật chưa thật sự nổi bật.

* Về phía học sinh:

- Còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế đời sốngcòn khó khăn, hầu hết là con em nông thôn, cha mẹ làm nghề tự do không ổnđịnh nên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em cònhạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.

- Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với họcsinh còn hạn chế, chỉ có một số học sinh khá giỏi mạnh dạn tham gia còn họcsinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia vào các hoạt động nhóm, hoạt độngthuyết trình, chia sẻ bài vẽ của mình trước lớp.

- Trình độ học sinh trong các lớp, các khối lớp không đồng đều Bên cạnhnhững em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em nhận thức chậm,hoạt động chậm hơn.

- Trong chương trình học Mĩ thuật theo dự án Đan Mạch gồm nhiều quytrình học khác nhau Các chủ đề bài học chủ yếu phát huy khả năng tự học, tựtìm tòi, sáng tạo của học sinh Các em phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng học tậpnhư: giấy A0, A4, giấy bồi, kẽm, băng keo, hộp giấy, vật dụng tìm được để táichế Điều này rất khó khăn cho cả giáo viên và học sinh, vì bản thân các emchưa thể tự chuẩn bị được mà phải có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh.

Trước tình trạng chung của các em học sinh, tôi rất băn khoăn trăn trở làmthế nào để việc dạy và học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực, vậndụng phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do Vươngquốc Đan Mạch tài trợ được triển khai, áp dụng và đạt được kết quả tốt nhất Vìvậy tôi thấy rằng, cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy và họcmôn Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp Đan Mạch nhằm cải thiện tình trạngđã nêu trên.

II.2 MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhànước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đitrước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêucầu mới đối với tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục bởi giáo dục làđào tạo con người, là phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện Mộttrong những môn học góp phần không nhỏ đến việc phát triển toàn diện học sinhtrong trường tiểu học đó là môn Mĩ Thuật.

Trang 8

Môn học Mĩ Thuật trong nhà trường tiểu học không nhằm đào tạo các emtrở thành hoạ sĩ mà nhằm phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thúcho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của riêng mìnhtrong cuộc sống hằng ngày.

Như chúng ta đã biết, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do giáoviên định hướng thiết kế và hướng dẫn thực hiện; tạo cơ hội cho học sinh tiếpcận thực tế, thể hiện những cảm xúc tích cực về thế giới xung quanh Trong mônMĩ thuật các em sẽ được phát triển phẩm chất, năng lực cần đạt; đồng thời pháthuy tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng và có cơ hội chia sẻ về sở thích, ước mơcủa bản thân Dạy học Mĩ Thuật trong nhà trường giúp học sinh có những kiếnthức, kĩ năng cơ bản về vẽ hình, vẽ màu, tạo hình, điêu khắc và nghệ thuậtkhông gian Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh học cách sáng tạo,biểu đạt bản thân, có những hiểu biết cơ bản, cảm nhận được vẻ đẹp, đánh giáđược sản phẩm Mĩ Thuật Bên cạnh đó, một trong những quan điểm đổi mới củacác môn học trong chương trình giáo dục tổng thể là tích cực hóa hoạt động củangười học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động chohọc sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn để đểkhuyến khích học sinh tích cực, tham gia vào các hoạt động học tập, tự pháttriển năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tựhọc, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để pháttriển Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viênnhà trường, trong và ngoài lớp thông qua một số hình thức như: trò chơi, thựchiện bài tập, đóng vai, tham quan, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộngđồng,… Mỗi một giây phút các em trải nghiệm trong các hoạt động như vậychính là những khoảnh khắc đáng nhớ và hữu ích, theo suốt cuộc đời các e Đốivới các hoạt động của bộ môn Mĩ thuật trong trường tiểu học cũng vậy Thôngqua việc dạy và học Mĩ thuật theo chương trình trường tiểu học mới Việt Nam,các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp thể hiện từ nội dung cho đến hình thứcmỗi khi các em thực hiện một chủ đề; thể hiện những gì mình mơ ước, mình yêuthích, biết vận dụng bài học vào thực tế như: trang trí những vật dụng cá nhân:sách, vở và cả góc học tập của mình, góp phần rèn luyện cho học sinh các thaotác tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Mĩ thuật, ngoài ra,giúp các em hào hứng hơn trong môn học, giảm căng thẳng trong các buổi học.Bản thân giáo viên cũng ngày một thoải mái và phát huy tính sáng tạo hơn.

Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã đề ra “Biện pháp tổ chức cáchoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩthuật” ở trường tiểu học với các nội dung cụ thể như sau:

2.1 Thứ nhất: Tăng cường trải nghiệm môn học với các tiết học trong vàngoài không gian lớp.

2.1.1 Các hoạt động trải nghiệm trong không gian lớp học.

Hiện nay, trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông nói chung, ởtiểu học nói riêng, môn Mĩ thuật giúp các em sử dụng ngôn ngữ tạo hình thông

Trang 9

qua hoạt động trải nghiệm để biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng và kiếnthức của bản thân về thế giới xung quanh Các năng lực của học sinh được hìnhthành qua các kênh học tập, các giác quan khác nhau như: Nói chuyện, nghe,thảo luận (qua thính giác); thông qua quan sát đồ vật, hình ảnh (qua thị giác);thông qua hoạt động và làm việc bằng tay trong những hoạt động thực tế (quaxúc giác); thông qua hoạt động sử dụng các động tác cơ thể trong những tìnhhuống cụ thể (qua ngôn ngữ hình thể) Thời gian dành cho các hoạt động củamôn học được tổ chức trong lớp học lại chiếm thời lượng tương đối nhiều nênbản thân tôi đã tích cực tăng cường và đổi mới các trải nghiệm mĩ thuật tronglớp học nhằm kích thích hứng thú và sự hiệu quả, sáng tạo ở các chủ đề, trongtừng hoạt động của các chủ đề

* Hoạt động khởi động:

Đây là hoạt động quan trọng nhằm tạo hứng thú cho các em trong mỗi giờhọc Nhưng hoạt động khởi động sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi được kết hợp vớinhững “thông điệp” kiến thức được khéo léo gửi gắm vào các trò chơi.

Ví dụ:

Chủ đề “Em sáng tạo cùng những con chữ” – Mĩ thuật lớp 4, tôi tổ chứctrò chơi “Sáng tạo cùng con chữ” (Sử dụng sản phẩm thực hành của học sinhlớp 3: chủ đề “Những chữ cái đáng yêu”).

- Mục tiêu: Giúp học sinh sử dụng vốn kiến thức học sinh đã hiểu về bảng

chữ cái với các kiểu chữ: chữ thường, chữ in hoa, chữ in thường, chữ nét đều,chữ nét thanh, chữ nét đậm,… để ghép thành từ có nghĩa.

- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các con chữ, dấu thanh, tranh nền hình ảnh

như: chiếc lá, ngôi sao, đám mây, trái tim,…

- Luật chơi: Học sinh chọn chữ cái ghép thành tên nhóm của mình (được

trang trí trên nền có sẵn).

- Cách tiến hành:

+ Học sinh thảo luận, tìm con chữ cấu tạo nên tên nhóm.+ Học sinh lựa chọn các con chữ, ghép từ tạo thành tên nhóm.+ Trưng bày chia sẻ nhanh về tên nhóm vừa ghép được.

Khi kết thúc trò chơi, tôi đánh giá nhận xét kết quả của các nhóm, đồngthời giới thiệu cho học sinh xem một số mẫu từ mà tôi đã ghép sẵn bằng các conchữ được trang trí để giới thiệu bài học mới.

* Kết quả tổ chức trải nghiệm thông qua trò chơi trong hoạt động

khởi động.

Trò chơi không chỉ rèn cho các em kĩ năng tương tác, sáng tạo trong họctập, kĩ năng tự tìm hiểu kiến thức, thu hút các em tham gia sôi nổi, hào hứng màcòn giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động, linh hoạt hơn rất nhiều trong

Trang 10

việc hoàn thiện sản phẩm Điều đặc biệt hơn là học sinh có thể tận dụng các sảnphẩm liên kết từ khối lớp này đến khối lớp khác, tăng thêm tính liền mạch, hệthống và hiệu quả trong chương trình chung của môn Mĩ thuật Tiểu học.

Sản phẩm sau hoạt động của trò chơi.

Trang 11

Sản phẩm sau hoạt động của trò chơi.

Sản phẩm của học sinh với chủ đề “ Em sáng tạo cùng những con chữ”.

* Hoạt động tìm hiểu:

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu là một hoạt động vô cùng quan trọng, tácđộng không nhỏ đến chất lượng của giờ học Giáo viên thường sử dụng nhữngcâu hỏi đơn giản, ngắn gọn hoặc đưa ra các giáo cụ trực quan gắn với bài học để

Trang 12

dẫn dắt các em tìm hiểu Thay vì thực hiện như thế, tôi lựa chọn một số chủ đềphù hợp để các em trải nghiệm hoạt động tìm hiểu mới: tự mình thực hiện, tựmình khám phá, diễn giải và chia sẻ với nhau cách thực hiện.

Ví dụ: Chủ đề 14: “Em tưởng tượng từ bàn tay” – Mĩ thuật lớp 2.

- Mục tiêu: Học sinh nhận ra được đặc điểm cấu tạo, hình dạng của đôi bàn

tay; từ đôi bàn tay có thể tưởng tượng được nhiều hình ảnh đẹp và thú vị

- Chuẩn bị:

+ Giáo viên: Máy chiếu; sản phẩm tưởng tượng từ bàn tay.+ Học sinh: Đồ dùng học tập, đèn pin.

- Cách tiến hành:

+ Hướng dẫn học sinh trải nghiệm với máy chiếu.

+ Tổ chức cho học sinh lần lượt lên thử nghiệm với bàn tay được chiếutrên bảng hoặc sử dụng với đèn pin mà học sinh đã chuẩn bị.

+ Cả lớp quan sát, gọi tên hình ảnh các bạn thực hiện với máy chiếu.+ Học sinh tự chia sẻ về cách thực hiện tưởng tượng từ bàn tay * Kết quả tổ chức trải nghiệm trong hoạt động tìm hiểu.

Thay vì hướng dẫn tìm hiểu theo cách thông thường như: đặt ra một hệthống câu hỏi (Bàn tay có cấu tạo như thế nào? So sánh hai bàn tay, em rút ranhận xét gì? Em tưởng tượng được hình ảnh gì từ bàn tay đặt nằm ngang, bàntay thẳng đứng? Sự chuyển động của bàn tay và các ngón tay có tạo ra các hìnhkhác nhau không? Em nhận ra những hình ảnh gì được tạo ra từ đôi bàn tay?) thìgiáo viên chỉ là người điều hành, giúp các em cùng nhau trải nghiệm, khám phávà lĩnh hội kiến thức Hoạt động tìm hiểu chủ đề bài học sẽ diễn ra nhẹ nhàng vàhiệu quả hơn rất nhiều.

Trang 13

Học sinh trong hoạt động thực hiện tìm hiểu cùng máy chiếu.

Trang 14

Học sinh thích thú trong hoạt động thực hiện tìm hiểu.

Trang 15

* Hoạt động thực hành:

Thực hành là hoạt động chiếm phần lớn thời gian của chủ đề, là hoạt độngquết định đến chất lượng sau cùng của sản phẩm Chính vì thế, trong những nămgần đây, chương trình Mĩ thuật cũng đã có thêm nhiều hình thức tổ chức thựchành khác nhau nhằm tăng hiệu quả cho các chủ đề nhưng nhận thấy một số chấtliệu vẫn còn có thể mở rộng hoặc sáng tạo được thêm các cách thức thực hiệnkhác nhau với các tiết dạy trong lớp học, tôi đã mạnh dạn đưa tranh in ứng dụngvào một số chủ đề như: Chủ đề 12: Trang phục của em – Lớp 3; chủ đề 9: Trangphục em yêu thích – Lớp 5.

Ví dụ: Chủ đề 12: Trang phục của em – Mĩ thuật lớp 3.

- Mục tiêu: Học sinh tạo dáng trang phục cho mình hoặc người thân bằng

+ Hướng dẫn học sinh in họa tiết trong tiết thực hành.

+ Học sinh in họa tiết, thiết kế trang phục phù hợp với họa tiết đã in.+ Kết hợp với các cách thức, chất liệu khác để hoàn thiện sản phẩm.

Thay vì học sinh thực hành vẽ, xé, cắt dán ,… tôi áp dụng hình thức tranhin mà các em chưa đc thực hiện trong chương trình mĩ thuật tiểu học từ trước tớigiờ Đây là trải nghiệm mới mẻ, dễ chuẩn bị, dễ thực hiện với các vật liệu sẵn cóở xung quanh nên đã tác động rất tích cực đến hoạt động dạy và học môn Mĩthuật.

* Kết quả tổ chức trải nghiệm trong hoạt động thực hành.

Qua quá trình cho các em trải nghiệm trong hoạt động thực hành bằngcách in họa tiết vào trang trí sản phẩm, các em đã tạo ra được những sản phẩmđẹp và mang tính thẩm mĩ, các em tích cực và hứng thú hơn trong học tập.

Trang 16

Trải nghiệm in họa tiết vào trang trí cho trang phục.

*Hoạt động trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm:

Trên thực tế, hoạt động trưng bày sản phẩm trong môn Mĩ thuật dù đãđược thay đổi bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn còn một vài học sinhchưa mạnh dạn trong chia sẻ Chính vì thế tôi cố gắng đưa các em đến vớinhững trải nghiệm mới hơn như: phân vai chia sẻ, sáng tác câu chuyện họcđường, gieo vần thơ cho những sản phẩm phù hợp,…

Ví dụ: Chủ đề 4: “Em sáng tạo cùng những con chữ” - Mĩ thuật lớp 4- Mục tiêu:

+ Học sinh trưng bày được sản phẩm trang trí tên của bản thân.

+ Giúp học sinh tự tin, thoải mái hơn với hoạt động trưng bày, chia sẻ;tăng hứng thú trong các hoạt động học tập.

- Chuẩn bị:

+ Giáo viên: một số hình thức thơ, gieo vần, vè… + Học sinh: sản phẩm để trưng bày

- Cách thực hiện:

+ Giáo viên làm mẫu với tên bất kì.

+ Học sinh suy nghĩ: gieo vần thơ hoặc vè,… gắn liền với tên mà mình đãtrang trí.

+ Đưa nhiều hình thức khen thưởng để học sinh bình bầu như: sản phẩmấn tượng nhất, bài thơ ngộ nghĩnh nhất, bài thơ dài nhất,…

Trang 17

Phần nhiều chủ đề, học sinh bị hạn chế cách chia sẻ theo hình thức giớithiệu chất liệu, màu sắc, đường nét, hình mảng,… đơn thuần nên việc thay đổihoạt động đánh giá ở một số nội dung tôi thấy học sinh thật sự thích thú và tự tinhơn rất nhiều.

Ví dụ: Với tên Ngân: học sinh gieo vần: “Mình tên là Ngân

Rất nhiều bạn thân Chăm học chuyên cần Bạn nào cũng thích”.

* Kết quả tổ chức trải nghiệm trong hoạt động trưng bày, giới thiệu

Trang 18

Một số bài vẽ “Sáng tạo cùng những con chữ” của học sinh.

Một số bài vẽ “Sáng tạo cùng những con chữ” của học sinh.

2.1.2 Tăng cường trải nghiệm môn học với các tiết học ngoài không gianlớp.

Mĩ thuật là cái đẹp, còn gì tuyệt vời hơn khi được hòa mình và trải

nghiệm cùng với thiên nhiên Chúng ta không thể dạy hiệu quả bài “Sáng tạovới những chiếc lá” mà chỉ ngồi trong lớp và tưởng tượng ra chiếc lá; hay trong

quá trình vẽ theo nhạc, thay vì thực hiện trong không gian lớp chật hẹp, gò bó,tôi đã thực hiện di chuyển ra ngoài không gian lớp để các em thay đổi khôngkhí, được nhảy múa, vẽ hòa mình cùng âm nhạc và thiên nhiên Tương tự nhưvậy, tùy vào từng chủ đề mà tôi lên kế hoạch thực hiện với từng khối lớp để các

Trang 19

em được trải nghiệm với các tiết học ngoài không gian lớp, giúp các em có ýthức bảo vệ môi trường, phát triển phẩm chất và nhân cách một cách tự nhiên.

Ngoài ra, Nam Định là địa phương có di tích lịch sử lâu đời, phong cảnhđẹp, có nhiều nghề truyền thống Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho cô tròchúng tôi có những tiết học chép họa tiết cổ, vẽ tranh phong cảnh để áp dụngvào trong các chủ đề bài học.

Với trải nghiệm ngoài không gian lớp, bên cạnh việc thay đổi không gianhọc tập ra ngoài môi trường, tôi còn có thể tận dụng những chất liệu từ cuộcsống vào trong giảng dạy Thay vì sử dụng giá vẽ để vẽ, tôi đã cho các em sửdụng những gốc cây được ốp lát sạch sẽ để làm giá vẽ, hay có khi sử dụngnhững thân cây, cành cây làm nơi trưng bày sản phẩm Từ đó tạo nên sự mới mẻ

nhưng chứa đựng sự gần gũi, thân thương trong mỗi “giờ học Mĩ thuật hạnhphúc” của cô trò chúng tôi.

Chúng ta có thể thấy chất liệu ngoài thiên nhiên cuộc sống chính là giáocụ trực quan, là phương tiện dạy học mà bản thân người giáo viên cần phải pháthuy.

- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh có tâm thế thoải mái, thư giãn trong các giờ học.

+ Học sinh có cảm xúc thực tế khi tiếp cận bài học theo hướng mở ngoàikhông gian lớp.

+ Sử dụng chất liệu từ thiên nhiên cuộc sống làm giáo cụ trực quan,phương tiện dạy học.

+ Cách thể hiện sản phẩm gần gũi, chân thật hơn; hình thành tình yêu vớithiên nhiên, bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương, đất nước.

- Phương pháp: Quan sát, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề - Chuẩn bị:

+ Giáo viên: Kế hoạch chi tiết, phù hợp với các chủ đề; đồ dùng trựcquan,…

Trang 20

Kế hoạch dạy học ngoài không gian lớp học.

Ví dụ:

+ Đối với chủ đề “Sáng tạo với những chiếc lá” – Mĩ thuật lớp 5 và một số

chủ đề khác: Tôi đã hướng dẫn các em tìm hiểu trong không gian lớp, sau đó dichuyển ra ngoài không gian lớp thực hiện tìm hiểu về những chiếc lá có trong tựnhiên Hiệu quả từ việc quan sát, tiếp xúc thực tế bằng các giác quan khác nhauđã giúp các em tạo hình được những sản phẩm sáng tạo hơn cả mong đợi.

Trang 21

Tiết dạy ngoài không gian lớp học Chủ đề 6: Khu vườn kì diệu – Lớp 2.

Tiết dạy ngoài không gian lớp học

Chủ đề 4: Sáng tạo với những chiếc lá – Lớp 5.

Trang 22

Tiết dạy ngoài không gian lớp học Chủ đề 9: Sắc màu thiên nhiên – Lớp 2.

Tiết dạy ngoài không gian lớp học

Sản phẩm chủ đề 2, bài: “Những chiếc lá kì diệu” – Lớp 1.

Trang 23

Tiết dạy ngoài không gian lớp học Chủ đề 7: Vũ điệu của sắc màu – Lớp 4

Tiết dạy ngoài không gian lớp

Chủ đề 5: Sự chuyển động của dáng người – Lớp 4.

Trang 24

Thay vì sử dụng giá vẽ các em tận dụng những gốc cây được lát đá sạch sẽ.

+ Đối với chủ đề “Sáng tạo họa tiết, tạo dáng và trang trí đồ vật” – Mĩ thuật

lớp 4.

Tôi đã tìm hiểu một số di tích lịch sử của địa phương và lên kế hoạch thựchiện trải nghiệm cụ thể: Đền Bình Lãng được công nhận là di tích lịch sử cấp

Trang 25

tỉnh với nhiều họa tiết cổ tinh xảo Các em được lắng nghe những câu chuyệngắn với ngôi đền và người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần QuốcTuấn và thực hành chép họa tiết cổ Từ những bản kí họa, bản in họa tiết, các emđã vận dụng sáng tạo vào trang trí các đồ vật gần gũi như: lọ hoa, khăn tay, mũnón, trang phục Thông qua trải nghiệm này, các em bước đầu được tiếp xúcvới đồ họa tranh in và có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân.

Trải nghiệm kí họa, in họa tiết tại Đền Bình Lãng.

Trang 27

2.2 Thứ hai: Trải nghiệm sáng tạo trong câu lạc bộ trường học.

Qua thực tiễn cho thấy, việc học sinh tham gia các câu lạc bộ là một hìnhthức trải nghiệm sáng tạo hấp dẫn, phù hợp tâm lí lứa tuổi Khi tham gia câu lạcbộ, học sinh có cơ hội thể hiện tài năng và niềm đam mê của bản thân đồng thờilà môi trường để học sinh tự học hỏi, là nơi vun đắp cho những ước mơ, đam mêcủa các em Tham gia câu lạc bộ, các em được làm quen và trải nghiệm vớinhiều cách thức sáng tạo hơn, chủ đề mở rộng hơn và chất liệu có thể coi là vôtận Từ những chất liệu quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày như rau,củ, quả cho đến những sợi len, xốp giấy,… cũng giúp các em có được nhữngbức họa nên thơ; từ vẽ cho đến vảy màu, xé dán, gắn dính chất liệu,… cũng giúpcác em được luyện rèn đôi tay khéo léo Hơn hết, bản thân các em sẽ nhận ra giátrị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm và cảm nhận thật

sự: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”!

- Mục tiêu: Câu lạc bộ Mĩ thuật là môi trường để các em học sinh bộc lộ

và phát huy năng khiếu của mình Bên cạnh đó còn cung cấp cho các em nhữngkiến thức cơ bản về hội họa, đặc biệt các em được nâng cao khả năng cảm nhậnnghệ thuật, tư duy thẩm mỹ và sáng tạo nghệ thuật.

- Phương pháp: Quan sát, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề.- Chuẩn bị:

+ Giáo viên: Kế hoạch chi tiết, phù hợp với các chủ đề; đồ dùng trựcquan,…

+ Học sinh: Đồ dùng học tập phù hợp với chủ đề.

- Biện pháp tiến hành:

+ Xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ.

+ Tuyên truyền tới toàn thể Liên đội về mục đích, lợi ích và nội quy củacâu lạc bộ.

+ Hướng dẫn các em học sinh có nguyện vọng tham gia câu lạc bộ viếtđơn xin tham gia.

+ Giáo viên chuyên trách câu lạc bộ lên kế hoạch thực hiện các chủ đềhọc của câu lạc bộ.

Ví dụ: Đối với chủ đề “Bàn tay yêu thương”.- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh biết thực hiện kĩ thuật in bàn tay.

+ Giúp học sinh có tinh thần đoàn kết thông qua hoạt động học tập.

+ Giúp học sinh biết tận dụng các vật liệu đã qua sử dụng để tạo hình sản phẩm.

Trang 28

+ Thời gian sinh hoạt câu lạc bộ: chiều thứ 4.

+ Nhắc nhở học sinh chuẩn bị đồ dùng cần thiết trước mỗi chủ đề.+ Giáo viên chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phù hợp với chủ đề.

+ Tiến hành thực hiện chủ đề “Bàn tay yêu thương” theo kế hoạch của

câu lạc bộ.

Từ những bàn tay đơn lẻ của mỗi cá nhân được in trên giấy bìa, giấy báo,

giấy thủ công, các em đã cùng nhau tạo hình những “Tay yêu thương, câyđoàn kết” bằng nhiều cách thức khác nhau như: vò giấy, xé dán giấy, kết hợp

với một số chất liệu khác (ống hút, sợi len…).

Sản phẩm của chủ đề “Bàn tay yêu thương”.

Khi hoàn thành một chủ đề của câu lạc bộ, tôi thường cho học sinh mangsản phẩm về nhà để trưng bày thành góc Mĩ thuật ở gia đình; ngoài ra trong cácbuổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần tôi thường lựa chọn những bài vẽ đặc sắc của

Trang 29

các hội viên trong câu lạc bộ để các em giới thiệu, chia sẻ trước toàn trường haytổ chức các buổi triển lãm tranh vẽ, trưng bày sản phẩm của học sinh trong câulạc bộ vào các ngày sinh hoạt tập thể Điều này cũng giúp khích lệ, động viêncác em phấn đấu hơn, yêu thích môn học hơn Sau một thời gian hoạt động tôinhận thấy câu lạc bộ rất phù hợp với khả năng của các em, các em thích thú vàsay mê với môn học hơn; số lượng hội viên xin tham gia vào câu lạc bộ tăngnhiều so với ngày đầu thành lập.

Hình ảnh sản phẩm trongcâu lạc bộ.

Ngày đăng: 28/06/2022, 05:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Giáo viên: một số hình thức thơ, gieo vần, vè…            + Học sinh: sản phẩm để trưng bày - Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật
i áo viên: một số hình thức thơ, gieo vần, vè… + Học sinh: sản phẩm để trưng bày (Trang 17)
Phần nhiều chủ đề, học sinh bị hạn chế cách chia sẻ theo hình thức giới thiệu chất liệu, màu sắc, đường nét, hình mảng,… đơn thuần nên việc thay đổi hoạt động đánh giá ở một số nội dung tôi thấy học sinh thật sự thích thú và tự tin hơn rất nhiều. - Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật
h ần nhiều chủ đề, học sinh bị hạn chế cách chia sẻ theo hình thức giới thiệu chất liệu, màu sắc, đường nét, hình mảng,… đơn thuần nên việc thay đổi hoạt động đánh giá ở một số nội dung tôi thấy học sinh thật sự thích thú và tự tin hơn rất nhiều (Trang 18)
Hình ảnh sản phẩm trong câu lạc bộ. - Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật
nh ảnh sản phẩm trong câu lạc bộ (Trang 30)
Một số hình ảnh sản phẩm trong câu lạc bộ. - Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật
t số hình ảnh sản phẩm trong câu lạc bộ (Trang 31)
2.3. Thứ ba: Trải nghiệm sáng tạo trong các hoạt động tập thể. - Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật
2.3. Thứ ba: Trải nghiệm sáng tạo trong các hoạt động tập thể (Trang 31)
Giáo viện định hướng cho học sinh quan sát, ghi nhớ các hình ảnh của chú bộ đội trong quá trình trải nghiệm - Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật
i áo viện định hướng cho học sinh quan sát, ghi nhớ các hình ảnh của chú bộ đội trong quá trình trải nghiệm (Trang 33)
Sản phẩm tạo hình với giao lưu trải nghiệm “Nét đẹp cô trò”. - Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật
n phẩm tạo hình với giao lưu trải nghiệm “Nét đẹp cô trò” (Trang 36)
+ Thực hiện tạo hình sản phẩm theo kế hoạch vào thời gian phù hợp trước khi tổ chức sinh hoạt dưới cờ. - Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật
h ực hiện tạo hình sản phẩm theo kế hoạch vào thời gian phù hợp trước khi tổ chức sinh hoạt dưới cờ (Trang 37)
Học sinh trang trí bảng tin của Liên đội. - Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật
c sinh trang trí bảng tin của Liên đội (Trang 39)
Học sinh vẽ trang trí bảng cổ động cuộc thi kéo co của lớp. - Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật
c sinh vẽ trang trí bảng cổ động cuộc thi kéo co của lớp (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w