1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị danh mục sản phẩm của TCT chăn nuôi VN.doc

151 519 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 569,5 KB

Nội dung

Quản trị danh mục sản phẩm của TCT chăn nuôi VN.doc

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Giáo viên hướng dẫn : G.V: Nguyễn Thị TâmSinh viên : Vũ Văn Tuyến

Đề tài: Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn

nuôi Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 2

Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi các doanh nghiệp Nhà nước phải đối diện trực tiếp với thị trường, phải thay đổi cách thức làm ăn mới có thể tồn tại và phát triển bền vững trong cơ chế thị trường nhất là trong thời đại tự do hoá thương mại như hiện nay Do đó các doanh nghiệp phải tự đổi mới về mọi mặt để tạo ra được hàng hoá có sức cạnh tranh cao.

Là doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty chăn nuôiViệt Nam đã dần từng bước thích nghi được với cơ chế thị trường để tăng trưởng và phát triển Các sản phẩm của Tổng Công Ty (TCT) đã khẳng định được vị thế của mình trong nước và dần chiếm lĩnh được thị trường nướcngoài Với sự phát triển đó TCT đã khẳng định được lợi thế của mình trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm chăn nuôi trong đó thịt lợn là sản phẩm có thế mạnh, chất lượng tốt, giá trị sử dụng cao, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn khác do các nướcnhập khẩu yêu cầu Hiện nay thịt lợn không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của con người và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Tuy nhiên cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh

Trang 3

nhiều khó khăn, thử thách trong công tác kinh doanh Mốiquan tâm chung của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ côngnhân viên trong tổng công ty là: Làm thế nào để đưa racác giải pháp phù hợp để khắc phục và hạn chế khó khăn,thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh, tăngkim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa đưaTổng công ty chăn nuôi Việt Nam lớn mạnh xứng đáng là"con chim đầu đàn" của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn trên và qua quá trình thực tậptại TCT em đã chọn đề tài “ Quản trị danh mục sản phẩmcủa TCT chăn nuôi VN’’ làm chuyên đề tốt nghiệp củamình Trọng tâm chính của chuyên đề là giải quyết vấn đềxuất khẩu thịt lợn của TCT, đây cũng là thực trạng màTCT đang phải đối mặt.

Nội dung của chuyên đề:

Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

Chương II: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu thịtlợn của TCT.

Trang 4

Chương III: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩuthịt lợn của TCT.

Trang 7

Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại hàng hoá và các đơn vị hàng hoá do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua Danh mục hàng hoáđược phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hoà của nó.

Bề rộng của danh mục sản phẩm là tổng thể số các chủng loại hàng hoá do công ty sản xuất.

Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm là tổngsố những mặt hàng thành phần của nó.

Bề sâu của danh mục sản phẩm là tổng số các đơn vị sản phẩm cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng riêng của một chủng loại.

Mức độ hài hoà của danh mục hàng hoá phản ánh mức độ gần gũi của hàng hoá thuộc các nhóm chủng loại hàng hoá khác nhau xét theo góc độ mục đích sử dụng cuối cùng, hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó.

Trang 8

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoặc dịch vụ của một quốc gia này sang một quốc gia khác nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống Song hoạt động này có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian nhiều, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh và hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau nên phải tuân thủ theo các tập quán quốc tế cũng như luật lệ từng địa phương khác nhau.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu ở doanh nghiệp thương mại.

Trang 9

Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu là một trong hai hình thức cơ bản, quan trọng nhất của thương mại quốc tế Nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúcđẩy sản xuất hàng hoá phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Hoạt động xuất khẩu đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển Từ hình thức đơn giản đầu tiên là hàng đổi hàng, ngày nay hoạt động xuất khẩu đang diễn ra rất sôi động với nhiều hình thức phong phú đa dạng hơn như hợp tác sản xuất và gia công quốc tế, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, làm các dịch vụ xuất khẩu, đại lý, uỷ thác xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt động đó đều có chung một mục đích là đem lại lợi ích cho các nước tham gia.

Trang 10

Hoạt động xuất khẩu được tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá xuất khẩu, thương nhân giao dịch, các bước tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, hoàn thành thanh toán Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợithế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ và kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Đối với người tham gia hoạt động xuất khẩu, trước khi bước vào nghiên cứu, thực hiện các khâu nghiệp vụ phải nắm bắt được các thông tin về nhu cầu hàng hoá, thịhiếu, tập quán tiêu dùng giá cả, xu hướng biến động của nó ở thị trường nước ngoài Ngoài ra vấn đề mà những người tham gia hoạt động xuất khẩu cần quan tâm là những tập tục, thói quen, những rào cản văn hoá v.v… của mỗi quốc gia nhập khẩu Những điều đó phải trở thành nếp thường xuyên trong tư duy mỗi nhà kinh doanh Thương mại Quốc tế

2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp.

Trang 11

Cùng với quá trình phát triển lâu dài của mình, cáchình thức kinh doanh xuất khẩu ngày càng trở nên phong phú và đa dạng Hầu hết các hình thức đều cố gắng khai thác tối đa những lợi thế do xuất khẩu mang lại Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế như nước ta hiện nay việc huy động tất cả những nguồn lực, những hình thức xuất khẩu chưa thực sự được khai thác tối đa, các hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn nghèo nàn và chưa sử dụng được các nguồn lực trong nước để xuất khẩu có hiệu quả cao như các nước khác trong khu vực Đây cũng thực tế mà TCT đang phải đối mặt, tuy nhiên với việc hỗ trợ của nhà nước TCT đang ngày dần hoàn thiện mình và trở thành mũi nhọn hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi và xuất khẩu thức ăn.m

Theo Nghị định 33/CP (19/ 4/ 1994) thì hoạt động xuất khẩu ở nước ta bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:

2.1- Xuất khẩu trực tiếp:

Trang 12

Là hình thức mà nhà xuất khẩu gặp trực tiếp hoặc quan hệ trực tiếp qua điện tín để thoả thuận trực tiếp về hàng hoá, gía cả cũng như các biện pháp giao dịch với người nhập khẩu Những nội dung này được thoả thuận một cách tự nguyện, không ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán Các công việc chủ yếu của loại hình này là nhà xuất khẩu phải tìm hiểu thị trường tiếp cận khách hàng, ngườinhập khẩu sẽ hỏi giá và đặt hàng, nhà xuất khẩu chào giá, hai bên kết thúc quá trình hoàn giá và ký hợp đồng Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi đầu tư lớn và có mức độ rủi ro cao Tuy nhiên xuất khẩu trực tiếp cho phép hy vọng đạt được mức lợi nhuận cao Có nhiều giải pháp có thể lựa chọn :

- Tổ chức một bộ phận xuất khẩu riêng của công ty.Hình thức này cho phép công ty có thể kiểm soát dễ dàng hoạt động xuất khẩu, tạo ra một sự thống nhất trong quản lý.

- Thành lập một chi nhánh xuất khẩu ở nước ngoài.Giải pháp này giúp việc xuất khẩu trở lên thuận tiện hơn,dễ dàng tiếp cận với những khách hàng mục tiêu Ngoài ra việc lựa chọn giải pháp này sẽ giải quyết phần nào vấn đề rào cản về văn hoá.

- Sử dụng đại diện thương mại quốc tế.

Trang 13

2.2 Xuất khẩu gián tiếp (thông qua trung gian):

Phương thức đơn giản nhất là xuất khẩu một phần sản phẩm ra thị trường bên ngoài Xuất khẩu thụ động làchỉ xuất khẩu xản phẩm dư thừa ra thị trường nước ngoài Xuất khẩu chủ động là doanh nghiệp mong muốn tấn công vào thị trường nhất định Trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp tiếp tục sản xuất tại nước mình miễn là sản phẩm phù hợp với thị trường xuất khẩu.

Ban đầu, các doanh nghiệp thường áp dụng

phương thức xuất khẩu gián tiếp là xuất khẩu thông qua trung gian chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Phương thức này không đòi hỏi vốn đầu tư lớn và do đó rủi ro thấp Tuy nhiên người trung gian thưòng chỉ lựa chọn mặt hàng xuất khẩu có lợi nhất cho họ và

thường nảy sinh mâu thuẫn về phân chia lợi nhuận giữa người sản xuất và người trung gian Khác với hình thức xuất khẩu trực tiếp, trong hoạt động xuất khẩu uỷ thác tất cả mọi việc kiến lập quan hệ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu cũng như việc qui định các điều kiện mua bán phải thông qua một người thứ 3 được gọi là người nhận uỷ thác Người nhận uỷ thác tiến hành hoạt động xuất khẩu với danh nghĩa của mình nhưng mọi chi phí đều do bên có hàng xuất khẩu, bên uỷ thác thanh toán Về bản chất chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thù lao trả cho đại lý Doanh nghiệp cũng không thể kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài

Trang 14

*Xuất khẩu gián tiếp có 4 khả năng lựa chọn sau:-Xuất khẩu thông qua hãng xuất khẩu trong nước.-Xuất khẩu thông qua đại lý xuất khẩu.

-Xuất khẩu thông qua hiệp hội xuất khẩu.

-Xuất khẩu thông qua việc sử dụng kênh phân phốicủa người thứ ba đã tồn tại để tiêu thụ sẩn phẩm của họ.

2.3 Buôn bán đối lưu:

Đây là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu phải kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu Nhà xuất khẩu đồng thời là nhà nhập khẩu, mục đích để thu về hàng hoácó giá trị tương đương với hàng xuất khẩu bởi vậy nó còngọi là phương thức đổi hàng Trong hoạt động xuất khẩu này yêu cầu cân bằng về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị và điều kiện giao hàng được đặc biệt chú ý.

2.4 Gia công quốc tế:

Là phương thức kinh doanh người đặt mua gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu theo mẫu hàng và định mức trước.

Người nhận gia công làm theo yêu cầu của khách hàng, toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại toàn bộ cho người đặt gia công và để nhận tiền gia công gọi là phí gia công.

Trang 15

Gia công quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất, thị trường nước ngoài là nơi cung cấp nguyên vật liệu cũng chính là nơi tiêu thụ mặt hàng đó, đồng thời nó có tác dụng là xuất khẩu lao động tại chỗ, trường học về kỹ thuật và quản lý và là quá trình tích luỹ vốn cho những nước ít vốn.

2.5 Tạm nhập tái xuất:

Tái xuất là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hoá đã được nhập khẩu nhưng chưa qua dỡ bến ở nước tái xuất.

Nước xuất khẩu Nước nhậpkhẩu

Nước tái xuấtNhiệm vụ này là nghiệp vụ giao dịch 3 bên.Hình thức chuyển khẩu là hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu không đi qua nước tái xuất.

Trang 16

Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu của Nhà nước giao cho để tiến hành một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai chính phủ

Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng Mặt khác, thực hiện hình thức này thường không có sự rủi ro trong thanh toán.

3 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh.

Nhìn nhận dưới góc độ của một doanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu thực chất là hoạt động bán hàng hayhoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế Như vậy việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài lằm trong chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp, tuy nhiên nó khác với tiêu thụ trong nước là: Bán hàng hoá ở những thị trường khác nhau về văn hoá, ngôn ngữ, luật pháp, chính sách, tập quán tín ngưỡng Nhưng cũng chính về sự khác biệt đó mà mở ra cho doanh nghiệp một cơ hội phát triển kinh doanh lớn hơn và lâu dài hơn Tuy nhiên để có thể khẳng định được sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế đòi hỏi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chiến lược nghiên cứucụ thể và một sự đầu tư nhất định.

Trang 17

Tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận quan trọng của hoạt động thương mại doanh nghiệp bởi hàng hoá được sản xuất ra, mua về phải được tiêu thụ, đó là điều kiện quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp Trong cơ chếthị trường, với việc gia tăng hàng hoá ngày càng nhiều trên thị trường, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng từ sản xuất sang tiêu thụ Những cố gắng này càng ngày càng có ý nghĩa to lớn hơn trong việc thực hiện mục đích kinh doanh Từ đó, khái niệm MARKETING xuất hiện với nghĩa: mọi cố gắng của doanh nghiệp đều hướng đến mục đích cần thiết là tiêu thụ sản phẩm, hướng về những thị trường đang còn bỏ ngỏ Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh đây cũng là một cơ hội để doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình,tuy nhiên nguy cơ bị mất thị trường là rất lớn Một thị trường không thể tồn tại quá nhiều các đối thủ cạnh tranh vì vậy xu thế xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế ngày càng phát huy được tác dụng làm giảm bớt sự tắc nghẹn trong khâu tiêu thụ của doanh nghiệp.

Như vậy xuất khẩu đóng góp vào quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới.

Trang 18

Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng vì nó tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước Ngoại thương cho phép một nước có thể sử dụng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn giới hạn khả năng sản xuất.

Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá,tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân công lao động ngày càng sâu sắc Ngày nay đã có những sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở nhiều nước khác nhau Để hoàn thiện được sản phẩm đó, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp.

Đối với một đất nước cũng không nhất thiết sản xuất tạo ra đủ mặt hàng mà mình cần Thông qua xuất khẩu, họ có thể tập trung vào sản xuất một vài loại mà mình có lợi thế sau đó mang ra trao đổi những thứ mà mình cần

Rõ ràng ta thấy ở đây xuất khẩu là rất quan trọng trong việc thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất, giúp cho các nước khai thác được triệt để lợi thế của mình tạo điềukiện cho các quốc gia tiến hành chuyên môn hoá sau.

Trang 19

Với đặc điểm đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, xuất khẩu nhằm tăng lợi nhuận cho mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp thì đó là nhân tố tích cực tới cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nước phát triển.

Đồng thời nó cũng là một nhân tố quyết định sự tăng trưởng phát triển kinh tế Thực tế chứng minh những nước phát triển là những nước có nền ngoại

thương năng động và phát triển có những thế mạnh nhấtđịnh về xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu với nhiều hình thức đa dạng, thể hiện sự phát triển của phân công lao động quốc tế Vì vậy nó đã chiếm vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại và thực hiện các chức năng cơ bản sau:

* Lưu thông hàng hoá trong nước với thị trường nước ngoài

* Tạo nguồn vốn kỹ thuật từ bên ngoài có lợi trong quá trình sản xuất trong nước Xuất khẩu hàng hoá thu nguồn ngoại tệ cho đất nước là nguồn vốn vật chất cần thiết cho hiện đại hoá và công nghiệp hoá Trong khi đó, nhập khẩu tạo điều kiện cho việc tiếp nhận những dây chuyền công nghệ, kỹ thuật tiên tiến từ nước ngoài, làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước.

Trang 20

* Xuất khẩu có thể làm thay đổi cơ cấu sản xuất của tổng sản phẩm xã hội và tổng thu nhập quốc dân nhằm thích ứng với nhu cầu tích luỹ Xuất khẩu thúc đẩykhoa học phát triển làm tăng C – giá trị máy móc thiết bị và giảm V – giá trị lao động cấu thành trong giá trị hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu hữu cơ của tư bản.

* Xuất khẩu làm tăng hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tăng khả năng khai thác lợi thế của mỗi quốc gia.* Xuất khẩu tác động trực tiếp đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân tác động của xuất khẩu ảnh hưởng rất nhiều tới các lĩnh vực của cuộc sống như: giúp làm phong phú mặt hàng trong nước, nâng cao sự chọn lựa cho người tiêu dùng sản xuấthàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút được hàng triệu lao động vào làm việc tạo ra thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu ngày càng phong phú của nhân dân.

Trang 21

* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế trên cơ sở vì lợi ích mỗi bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với phân công lao động quốc tế Xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách đối ngoại của nước ta đối với các nước trên thế giới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh Như vậy có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo động lực cần thiết cho việcgiải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển nền kinh tế.

* Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có thêm rất nhiều cơ hội để tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn và với các chủng loại hàng hoá phong phú đa dạng khác nhau.

+ Nhờ có xuất khẩu mà doanh nghiệp luôn luôn sẵnsàng đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường và theo kịp sự phát triển chung của thế giới.

+ Doanh nghiệp trong quá trình tiền hành hoạt động xuất khẩu có nhiều cơ hội mở rộng quan hệ làm ăn buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài Qua đó sẽ tiếp thuđược nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh , quản lý doanh nghiệp của mình.

Trang 22

+>Nguồn ngoại tệ do xuất khẩu mang lại giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính mạnh để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả về chiều rộng cũng như chiều sâu.

+>Doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn thông qua sản xuất hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động tạo thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra thunhập để nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêudùng phục vụ cho sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

II NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.

Xuất khẩu là hoạt động hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau Hoạt động xuất khẩu phải trải qua nhiều khâu ràng buộc lẫn nhau và đòi hỏi nhà xuất khẩu phải hết sức thận trọng, linh hoạt để nắm bắt được thời cơ, giảm rủi ro và thu được lợi nhuận cao nhất Tuỳ theo các loại hình xuất khẩu khác nhau màsố bước thực hiện cũng như các hình thức tiến hành có những nét khác nhau Song về cơ bản, nội dung của hoạt động xuất khẩu thường bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:

1- Nghiên cứu thị trường:

Trang 23

sẽ tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, hàng cung ứng, giá cả trên thị trường, qua đó giúp nhà kinh doanh giải quyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh cũng như yêu cầu của thịtrường.

Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm thị trường cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp để thực hiện mục tiêu đó Hoặc cũng có thể hiểu đó là quá trình thu nhập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích sốliệu đó và rút ra kết luận Những kết luận này sẽ giúp cácnhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch MARKETING Chính vì thế, nghiên cứu thị trường là một hoạt động đóng vai trò ngày càng quan trọng giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt độngxuất khẩu của mình.

Có thể nói nghiên cứu thị trường là một công việc khá phức tạp vì nó trải ra trong một khoảng không gian rất rộng với sự khác biệt về lịch sử, điều kiện địa lý tự nhiên và cả môi trường văn hoá Nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có khả năng phân tích, giải thích được những hành vi, thái độ cơ bản trong kinh doanh và tiêu dùng của thị trường Chính vì thế, việc nghiên cứu thị trường Quốc tế gắn liền với chi phí cao và phải đầu tư một lượng

Trang 24

Đối với việc xuất khẩu thịt lợn ra thị trường nước ngoài đòi hỏi các nhà nghiên cứu thị trường phải lắm rõ tất cả các đặc tính, mức tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm v v Sản phẩm thịt lợn khi xuất khẩu ra thịtrường thế giới sẽ có nhiều khó khăn trong việc thống nhất độ an toàn, sự kiểm định về chất lượng chung của hai bên Vì thế để lựa chọn được thị trường phù hợp cho sản phẩm của mình bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải có sự đầu tư và nghiên cứu cụ thể thị trường muốn tung sản phẩm vào.

Nghiên cứu thị trường thường được tiến hành theo hai phương pháp chính:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Là thu nhập các thông

tin từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản công khai haybán công khai, xử lý các thông tin đó Đây là phương phápphổ thông nhất vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với khả năngcủa những người xuất khẩu mới tham gia vào thị trườngthế giới Tuy nhiên nó cũng có hạn chế như chậm và mứcđộ tin cậy không lớn.

- Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: Là việc thu nhập

Trang 25

tin chính xác, thường xuyên được xử lý giúp người xửdụng có phản ứng linh hoạt hơn Song đây cũng là mộthoạt động tốn kém và không phải ai cũng có đủ trình độ đểlàm được.

Việc nghiên cứu thị trường có thể hiểu một cách đơn giảnnhất là tìm kiếm câu trả lời thoả đáng cho những câu hỏi màdoanh nghiệp xuất khẩu buộc phải làm:

* Phân bố dân cư trong địa bàn ra sao ?* Mức thu nhập của dân cư ?

* Trình độ văn hoá và nghề nghiệp phổ biến của dân cư.* Phong tục, tập quán của thị trường.

* Yếu tố chính của thị trường.

* Sản phẩm cùng chủng loại hoặc tương tự như sản phẩmcủa doanh nghiệp đã xuất hiện trên thị trường chưa ?

* Phản ứng của người tiêu dùng với sản phẩm đó.

* Sức tiêu thụ những sản phẩm cùng chủng loại trên thịtrường ?

* Những khách hàng nào sẽ có nhu cầu về sản phẩm củadoanh nghiệp ?

* Người tiêu dùng muốn gì và cần gì ?

Trang 26

* Làm thế nào để thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của kháchhàng ?

* Sức mua của thị trường với sản phẩm của doanhnghiệp.

* Phương thức phân phối sản phẩm và mạng lưới tiêu thụnào sẽ phù hợp và đạt hiệu quả nhất.

* Thời điểm nào sẽ đưa sản phẩm ra thị trường ?

Sau khi giải đáp được những câu hỏi trên, nhà xuất khẩucần phải có kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường một cách cụthể, chu đáo.

Việc giải đáp những câu hỏi trên thường không đồng nhấtgiữa những người được giao nhiệm vụ nghiên cứu, thăm dò vàkhảo sát thị trường Điều này cũng dễ hiểu bởi trình độ nhậnthức và khả năng của mỗi người khác nhau Do đó, không thểcử duy nhất một người đi tìm hiểu thị trường mà phải cử nhiềungười và trên cơ sở đánh giá của mỗi người để tìm ra những ýkiến đồng nhất, những ý kiến xác đáng nhất (trong những ýkiến đồng) sẽ đánh giá được thực chất nhu cầu, thị trường vàsức mua của người tiêu dùng.

Trang 27

Một điều mà nhà xuất khẩu phải luôn ghi nhớ rằngnghiên cứu thị trường không có nghĩa là xác định nhu cầu, thịhiếu, sức mua Hiện nay tại thị trường mà phải cao hơn thế,xa hơn thế là tìm được khuynh hướng của thị trường để sảnphẩm của doanh nghiệp luôn luôn hấp dẫn và thuyết phụcngười tiêu dùng.

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thị trường điều quantrọng hơn cả đối với nhà sản xuất là tìm hiểu sự biến động giácả trên thị trường quốc tế của mặt hàng xuất khẩu Vì vậy, nhàxuất khẩu cần có đầy đủ thông tin về vấn đề này để có nhữngquyết định kịp thời Bên cạnh đó, do hàng hoá xuất khẩuthường phải đi qua các nước, các khu vực khác nhau, do đó sựthay đổi giá cả của hàng hoá chủ yếu phụ thuộc vào các khoảnchi phí sau:

* Giá trị hàng hoá đơn thuần.* Bao bì.

* Thuế xuất khẩu.

* Chi phí vận chuyển, bảo quản.* Chi phí bảo hiểm.

* Chi phí khác.

Trang 28

Hiện nay Tổng công ty chăn nuôi VN đã dần khẳng địnhđược vị thế của mình trên thị trường thế giới, sản phẩm củacông ty được xuất khẩu sang một số thị trường chính như:Trung Quốc, HongKong, Nga, Nhật, v.v…Tuy nhiên do yêucầu ngày càng cao của người dân cũng như do sự tiến bộ củakhoa học kỹ thuật mà yêu cầu chất lượng thịt lợn ngày càngcao Tổng công ty chăn nuôi VN đang đứng trước nhiều khókhăn nhất định, những khó khăn về việc áp dụng dây chuyềncông nghệ trong khâu chế biến, cũng như trong quá trình chănnuôi, vì thế khi xuất khẩu thịt lợn ra thị trường thế giới công tyđã mất đi rất nhiêu lợi thế cạnh tranh của mình như giá xuấtkhẩu thường cao, chất lượng của sản phẩm chưa đáp ứng đượcmột số thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Đài Loan,v.v…Đểhạn chế nhược điểm đó thì TCT đã chọn cho mình những thịtrường phù hợp với khả năng cạnh tranh cũng như yêu cầu vềchất lượng sản phẩm Ngoài ra TCT còn đưa ra chiến lượckinh doanh phù hợp.

2 - Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh:

* Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình

Trang 29

kế hoạch kinh doanh của mình Việc xây dựng bao gồm: Đánhgiá tình hình thị trường, sức mua, khả năng cạnh tranh, thịhiếu của người tiêu dùng , đưa ra bức tranh tổng quát về hoạtđộng kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn.

* Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thứckinh doanh.

* Đề ra mục tiêu cụ thể như: Bán sản phẩm ở thị trườngnào, bán bao nhiêu và với giá bao nhiêu?

* Đề ra biện pháp và công cụ thực hiện nhằm đạt đượcmục tiêu đã đề ra.

* Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanhthông qua một số các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ.- Chỉ tiêu thời gian hoà vốn.- Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi.- Chỉ tiêu điểm hoà vốn.

3 - Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu.

3.1 - Tạo nguồn hàng xuất khẩu

Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ hoạt động từđầu tư, sản xuất cho các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký

Trang 30

kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, vận chuyển, bảo quản Nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuấtkhẩu Như vậy công tác tạo nguồn cho xuất khẩu có thể đượcchia thành hai hoạt động chính:

* Hoạt động sản xuất hàng hoá xuất khẩu Đối với doanhnghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu thì đây là hoạt động cơbản và quan trọng nhất.

Trang 31

* Những hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu, thường do các tổ chức ngoại thương làm chức năng trung gian.

Như đã biết, phần lớn các hoạt động nghiệp vụ tổ chức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu chỉ làm tăng thêm chi phí thuộc chi phí lưu thông chứ không làm tăng thêm giá trị sử dụng của hàng hoá Do vậy các nhà xuất khẩu cần nghiên cứu để đơn giản hoá các nghiệp vụ nhằm tăng lợi nhuận cho mình.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, hệthống các đại lý thu mua hàng xuất khẩu được coi là nhân tố quan trọng mang tính quyết định trực tiếp đến chất lượng của hàng xuất khẩu, đến tiến độ giao hàng, thực hiện hợp đồng, uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh Thực tế cho thấy một doanh nghiệp xuất khẩu mạnh không phải chỉ vì dài vốn mà là do có hệ thống khách hàng mạnh, hệ thống đại lý thu mua rộng khắp, hoạt động thường xuyên, bám sát thị trường.

Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu là hệ thống các công việc bao gồm:

- Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu:

Trang 32

Đây là việc nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường, được xác định bởi nguồn hàngthực tế và nguồn hàng tiềm năng Trong đó nguồn hàng thực tế là nguồn đã có và đang sẵn sàng đưa vào lưu thông Nguồn hàng tiềm năng là nguồn hàng chưa xuất hiện, nó có thể có hoặc không xuất hiện trên thị trường Với nguồn hàng này, nhà xuất khẩu phải có đầu tư, có đơn đặt hàng với nhà sản xuất, và đây là nguồn hàng rất quan trọng trong xuất khẩu.

Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu còn nhằm xác định chủng loại mặt hàng, kích cỡ, mẫu mã , công cụ, giá cả, thời vụ những đặc điểm, tính năng riêng của từng mặthàng Ngoài ra doanh nghiệp còn phải xác định được xemmặt hàng dự định xuất khẩu có thể đáp ứng được yêu cầucủa thị trường nước ngoài về những chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế hay không ?

Mặt khác nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu còn phải xác định được giá cả hàng hoá đó trong nước, so sánh với giá quốc tế để dự tính được mức lãi sẽ thu được Bên cạnh đó, người làm công tác này cũng cần tìm hiểu chính sách quản lý của Nhà nước về mặt hàng đó như thếnào ?

Trang 33

Tất cả những công việc trên sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro của thị trường, tiến hành khai thác ổn định nguồn hàng trong khoảng thời gian hợp lý, làm cơ sở chắc chắn cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- Tổ chức hệ thống thu mua hàng xuất khẩu.

Xây dựng một hệ thống thu mua thông qua đại lý và chi nhánh mình, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiết kiệm được chi phí thu mua, nâng cao năng xuất và hiệu quả thu mua.

Hệ thống thu mua bao gồm mạng lưới các đại lý, hệthống kho tàng ở các địa phương, các khu vực có loại hàng thu mua Chi phí này khá lớn, do vậy doanh nghiệp phải có sự lựa chọn cân nhắc trước khi chọn đại lý và xâydựng kho, đặc biệt là những kho đòi hỏi phải trang bị những phương tiện hiện đại, đắt tiền Hệ thống thu mua đồng thời phải gắn với các phương án vận chuyển hàng hoá, với điều kiện giao thông của các địa phương.

Trang 34

Ngoài ra đầu tư cho người sản xuất cũng là một cách làm chắc chắn, lâu dài để đảm bảo có nguồn hàng ổn định trước sự tranh mua trên thị trường nội địa Tuy vậy, do yêu cầu của đầu tư nên các doanh nghiệp phải có vốn lớn và cũng chứa đựng nhiều rủi ro do sự biến động của thị trường, nhất là khi giá cả trên thị trường hạ

xuống dưới mức kinh doanh có lãi Trong việc này đòi hỏicác doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao, hiểu biết về sản phẩm, am hiểu tình hình thị trường Điều này không phải bao giờ các nhà xuất khẩu cũng làm được bởi ngày nay có nhiều sản phẩm thuộc loại kỹ thuật cao, phức tạp và rất đa dạng.

- Ký kết hợp đồng thu mua.

Phần lớn khối lượng hàng hoá được mua bán giữa các doanh nghiệp ngoại thương với các nhà sản xuất hoặccác khách hàng thông qua hợp đồng thu mua, đổi hàng, gia công Do vậy việc ký kết hợp đồng có ý nghĩa hết sứcquan trọng trong công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu Dựa trên những thoả thuận và tự nguyện, các bên ký kết hợp đồng làm cơ sở vững chắc đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cáchbình thường Đây chính là cơ sở pháp lý cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người cung cấp hàng.

Trang 35

Sau khi đã ký kết hợp đồng với các khách hàng và cácđơn vị sản xuất, nhà xuất khẩu phải lập được kế hoạch thu mua, tiến hành sắp xếp các phần việc phải làm và chỉ đạo các bộ phận làm việc theo kế hoạch Cụ thể gồm những phần việc sau:

- Đưa hệ thống kênh thu mua đã được thiết lập vào hoạt động.

- Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục giấy tờ giao nhận hàng theo hợp đồng đã ký.

- Tổ chức hệ thống kho tàng tại điểm nút của các kênh.

- Tổ chức vận chuyển hàng theo các địa điểm đã qui định.

- Chuẩn bị đầy đủ tiền thanh toán.

Trong quá trình thu mua, nhà xuất khẩu phải ghi bảng biểu để theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch thu muanhằm kịp thời phát hiện ra những ách tắc để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Tiếp nhận, bảo quản và xuất kho hàng xuất khẩu

Phần lớn hàng hoá trước khi xuất khẩu đều phải qua một hoặc một số kho để đảm bảo, phân loại, đóng gói, nhờ làm thủ tục xuất khẩu Nhà xuất khẩu cần chuẩnbị tốt các kho để tiếp nhận hàng xuất khẩu.

Trang 36

Công tác bảo quản hàng hoá trong kho là một nhiệm vụ quan trọng của chủ kho hàng Chủ kho hàng phải có trách nhiệm không để hàng hư hỏng, đổ vỡ, mất mát trừ khi những sự cố đó là do bất khả kháng gây ra.

Cuối cùng là công việc xuất kho hàng xuất khẩu Trong công đoạn này cần chú ý nhất là phải có đầy đủ các giấy tờ, hoá đơn hợp lệ.

3.2 - Đàm phám, ký kết hợp đồng xuất khẩu.

- Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng Có nhiều hình thức đàm phám khác nhau:

Trang 37

Đàm phám qua thư tín: Đây là hình thức chủ yếu để

giao dịch kinh doanh giữa các nhà xuất nhập khẩu

Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường là qua thư từ, Ngay cả khi hai bên có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì duy trì quan hệ qua thư tín thương mại vẫn là cần thiết So với gặp gỡ trực tiếp thì giao dịch qua thư tín tiết kiệm được rất nhiều chi phí Trong cùng một lúc có thể giao dịch được với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau Mặtkhác, người viết thư tín cũng có điều kiện để cân nhắc suynghĩ, tranh thủ ý kiến của nhiều người và có thế khéo léo dấu kín được ý định của mình Tuy nhiên, giao dịch bằng thư tín thường mất rất nhiều thời gian và do đó có thể bỏ lỡ mất thời cơ mua bán Người ta có thể sử dụng điện tín để khắc phục nhược điểm này.

Đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp: Gặp gỡ trực tiếp

giữa hai bên để trao đổi mọi điều kiện buôn bán là một hình thức đặc biệt quan trọng Hình thức này đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và nhiều khi là lối thoát cho những đàm phán bằng thư tín đã kéo dài quá lâu mà không có kết quả Đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp tuy hiệu quả hơn hình thức bằng thư tín, điện tín, song đây cũng là hình thức đàm phán khó khăn nhất, đòi hỏi người tiến hành đàm phám phải giỏi nghiệp vụ, tựtin, phản ứng nhạy bén đủ tỉnh táo và bình tĩnh do xét ý đồ của đối phương.

Trang 38

- Mặc dù có sự khác nhau giữa các hình thức đàm phán song nhìn chung các cuộc đàm phán đều tập trung giải quyết những nội dung sau:

Chào giá (phát giá): Là việc nhà kinh doanh thể

hiện rõ ý định bán hàng của mình là thời cơ đề nghị ký kết hợp đồng Trong chào hàng, nhà xuất khẩu phải nêu rõ tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, điều kiện, cơ sở giao hàng, giá cả

Hoàn giá (mặc cả): Trong trường hợp người nhận

được chào hàng không chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó mà muốn đưa ra đề nghị mới thì đề nghị mới gọi là hoàn giá Mỗi lần giao dịch thường phải trải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc.

Chấp nhận: Là sự đồng ý tất cả các điều kiện của

chào hàng hoặc sau khi đã hoàn giá, do cả hai phía cùng chấp nhận Khi đó hợp đồng được thành lập.

Xác nhận: Sau khi hai bên mua bán đã thống nhất

thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, có ghi lại cẩn thận các điều khoản đã thoả thuận rồi gửi cho bên kia Đó là văn bản xác nhận thường được lập thành 2 bản, bên xác nhận ký trước rồi gửi cho bên kia Bên kia ký xong trả lại một bản và giữ lại một bản.

Trang 39

Sau khi hai bên tiến hành giao dịch đàm phán có kết quả sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế - Hợp đồng thương mại Quốc tế Nội dung của hợp đồng phải thể hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền hạn của cả hai bên tham gia ký kết Hợp đồng thể hiện dưới hình thức bằng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các đơn vị xuất khẩu ở nước ta

.3.3 - Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Sau khi hợp đồng được ký kết, cần xác định rõ trách nhiệm nội dung, trình tự công việc làm, bố trí thời gian, bảng biểu theo dõi tiến độ công việc không để sai xoát xảy ra.

- Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước:

Ngày đăng: 27/11/2012, 15:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn  nuôi Việt Nam. - Quản trị danh mục sản phẩm của TCT chăn nuôi VN.doc
Hình 1 Tình hình xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Trang 103)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w