1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập Tìm hiểu về tiềm năng và hiện trạng sử dụng năng lượng Biogas tại thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội

39 980 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 6,39 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập Tìm hiểu về tiềm năng và hiện trạng sử dụng năng lượng Biogas tại thị xã Sơn Tây

Trang 1

LỜI MỞ ĐÀU

Năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi

quốc gia Vấn đề an ninh năng lượng hiện đang là vấn đề toàn cầu thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới Sự phát triển bền vững của nền kinh tế mỗi quốc

gia phụ thuộc rất lớn vào việc đảm bảo an ninh năng lượng hay không Trước tình trang năng lượng ngày càng khan hiếm trên thế giới, đặc biệt là các loại năng lượng

hoá thạch như dầu khí và than đá Ngoài ra việc sử dụng quá nhiều nguồn năng lượng hóa thạch - nguồn năng lượng không tái sinh đem lại hậu quả về môi trường

là rất lớn Việt Nam theo đánh giá của Liên Hợp Quốc là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của việc biến đổi khí hậu Vì vậy việc tìm ra nguồn năng

lượng thay thế dé có thể giúp cân bằng giữa phát triển kinh tế, vấn đề năng lượng và môi trường là nhiệm vụ của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng Và năng lượng tái tạo là một giải pháp cho vấn đề trên

Trong các dạng năng lượng tái tạo, Biogas là một năng lượng mới, thân thiện với môi trường Đây là năng lượng có được từ sự phân hủy của các chất hữu cơ trong môi trường không có oxy có thể dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng, tạo nguồn phân bón sạch cho cây trồng

Trong quá trình thực tập ở Trung tâm Công nghệ năng lượng và Vật liệu mới

thuộc Viện Khoa học năng lượng, Viện nghiên cứu cấp quốc gia trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về tiềm năng

và hiện trạng sử dụng năng lượng Biogas tại thị xã Sơn Tây - thành phố Hà

Nội” làm đề tài báo cáo thực tập của mình

Nội dung bài báo cáo gồm 3 phần chính sau:

Phan 1: Giới thiệu về đơn vị thực tập

Phần 2: Cơ sở lý thuyết chung về năng lượng Biogas

Phần 3: Tiềm năng và hiện trạng sử dụng năng lượng Biogas tại thị xã Sơn Tây — Hà Nội

Trong quá trình hoàn thành báo cáo, em không thê tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của thầy cô giáo

Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Ngô Ánh Tuyết đã hướng dẫn tận tình để

em hoàn thành bản báo cáo của mình Em xin cảm ơn Phó Viện Trưởng Đỗ Bình

Yên, cùng các anh, chị trong Trung tâm Công nghệ năng lượng và Vật liệu mới —

Viện Khoa học năng lượng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em, giúp em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình thực tập tại Viện

Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Lan Hương

Trang 2

CHUONG I: GIOI THIEU VE DON VI THUC TAP

1.1 TIM HIEU CHUNG VE VIEN KHNL

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cúa Viện KHNL 1.1.1.1 Quá trình thành lập Viện KHNL

Năm 1972, TS Nguyễn Hữu Mai cùng nhóm các kỹ sư năng lượng trẻ, đầy nhiệt huyết đã đề xuất hướng nghiên cứu các vấn dé vĩ mô về hệ thống năng lượng Việt Nam tại Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước Trong suốt hơn 35 năm qua,

tổ chức Nghiên cứu năng lượng đã nhiều lần đổi tên: Phòng Năng lượng trực thuộc

Viện Khoa học Việt Nam (1975-1986); Trung tâm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật

năng lượng (1987-1993); Phân Viện Công nghệ năng lượng và Tập thể Khoa học hệ thống năng lượng trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1994-2004); Trung tâm Nghiên cứu năng lượng trực thuộc Viện Khoa học và Công

nghệ Việt Nam tháng 10/2004 Và đến nay là Viện Khoa học năng lượng Viện Khoa học năng lượng là Viện nghiên cứu cấp quốc gia trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được thành lập theo Nghị định số 62/2008/NĐ-CP ngày

12/05/2008 của Chính phủ Viện hoạt động theo giấy phép hoạt động khoa học công

nghệ số A-321 do Bộ KH&CN cấp và giấy phép hoạt động điện lực số 822/GP-

BCN đo Bộ Công nghiệp cấp Viện Khoa học năng lượng có chức năng nghiên cứu

khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo cán bộ trình độ cao về năng lượng

1.1.1.2 Quá trình phát triển cúa Viện KHNL

Hiện nay, Viện Khoa học năng lượng có đội ngũ cán bộ trên 100 người gồm GS, TS, các nhà khoa học và chuyên gia trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh

nghiệm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng triển khai trong lĩnh

vực năng lượng trên mọi miền của đất nước Viện hiện có quan hệ hợp tác với các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, các Tập đoàn điện lực, Tổng công ty, Công ty trong lĩnh vực năng lượng ở trong nước cũng như quốc tế như: Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Pháp, Thái Lan Viện mong muốn và hy vọng được hợp tác với nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng triển khai

trong lĩnh vực năng lượng theo nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện KHNL

e _ Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên năng lượng, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường dé cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống năng lượng và an ninh

năng lượng quốc gia

e _ Điều tra, đánh giá tiềm năng, nghiên cứu công nghệ khai thác và sử dụng

Trang 3

e _ Nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác, biến đồi, truyền tải, phân phối và

sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu-năng lượng

e Nghiên cứu chế tạo các thiết bị và vật liệu mới trong năng lượng; tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị, công nghệ và đầu tư trong lĩnh vực năng lượng

e _ Triển khai, ứng dụng và chuyên giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới; tổ chức sản xuất, kinh doanh, tư vấn dịch vụ trong điều tra, khảo

sát, lập quy hoạch, thiết kế và giám sát đầu tư xây dựng các công trình năng lượng và cơ sở hạ tầng có liên quan

Trang 5

1.1.3.2 Cơ cấu tố chức bộ máy quản lý Lãnh đạo Viện Chức vụ Họ và tên Viện trưởng TS Ngô Tuấn Kiệt Phó Viện trưởng ThS Đoàn Văn Bình Phó Viện trưởng KS Đỗ Bình Yên Phó Viện trưởng |KS Hoàng Hồng Việt Thường trực Hội đồng khoa học Chức vụ Họ và tên Chủ tịch TS Nguyễn Đình Quang

Phó Chủ tịch ThS Doan Van Binh

Thu ky ThS Nguyễn Thuy Nga

Các đơn vị trực thuộc Phòng Quản lý tổng hợp

Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống năng lượng

Trung tâm Công nghệ năng lượng và vật liệu mới

Trung tâm Tư vân và Phát triển năng lượng

Trung tâm Năng lượng mới và tái tạo

Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Triển khai công nghệ

1.2 TIM HIEU VE TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG VÀ VẬT LIEU

MƠI

1.2.1 Quá trình thành lập và cơ cấu tố chức

Trung tâm Công nghệ năng lượng và Vật liệu mới là đơn vị trực thuộc Viện Khoa h ọc năng lượng ( tương đương cấp Phòng của Viện nghiên cứu khoa học

thuộc Chính Phủ ) trên cơ sở sắp xếp lại Phòng Biến đổi năng lượng và vật liệu mới, Phòng Công nghệ tiết kiệm năng lượng theo quyết định số 137/QĐ-VKHNL ngày

14 tháng 7 năm 2008 của Viện Khoa học năng lượng

Hiện nay, Trung tâm gồm có 14 cán bộ nghiên cứu, do TS Nguyễn Đình

Quang là giám đốc, KSC Trương Quốc Thành là Phó Giám đốc Phó Viện trưởng

Trang 6

Đỗ Bình Yên được giao nhiệm vụ theo dõi hoạt động của Trung tâm và phụ trách

hướng nghiên cứu, phát triển công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

của Viện Khoa học năng lượng

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ

e Nghiên cứu phương pháp và công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng nhiên liệu - năng lượng trong sản suất và đời sống

e _ Nghiên cứu, phát triển công nghệ khai thác, biến đổi và sử dụng hiệu qua,

tiết kiệm nhiên liệu - năng lượng Cụ thể là:

> Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiệt, điện, lạnh nhằm nâng cao hiệu suất biến đổi năng lượng

> Nghiên cứu phát triển công nghệ chuyên hoá và tích trữ năng lượng,

công nghệ sử dụng ít năng lượng và thân thiện với môi trường

> Nghiên cứu các phương pháp biến đổi năng lượng trong sản xuất năng lượng tương lai

> Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế tạo và sử dụng vật liệu mới trong

năng lượng

e _ Nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và thiết bị sử đụng hiệu quả và

tiết kiệm năng lượng

e _ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học công nghiệp và điều khiển trong năng lượng; Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thiết bị quản lý và điều khiển từ xa các đối tượng sản xuất và tiêu thụ năng lượng

e Triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào

thực tiễn sản xuất; Thực hiện công tác đánh giá, thẩm định và chuyển giao công nghệ tiên tiến sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng vào Việt Nam Tổ chức sản xuất và thử nghiệm thiết bị, vật liệu mới trong năng lượng

e Thực hiện công tác đào tạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu được giao

1.2.3 Năng lực sở trường

e Chuyên nghiên cứu về Vật liệu kỹ thuật điện như vật liệu cách điện, vật liệu

có điện dung lớn, varistor và thiết bị chống sét

e _ Nghiên cứu công nghệ sử dụng tiết kiệm năng lượng

Trang 7

CHUONG II: CO SO LY THUYET CHUNG VE NANG LƯỢNG

BIOGAS - KHÍ SINH HỌC

2.1 NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

2.1.1 Khái niệm

Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn

liên tục mà theo chuân mực của con người là vô hạn

Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình điễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật Các quy trình này thường được thúc đây đặc biệt là từ Mặt Trời

2.1.2 Phân loại

Phân loại năng lượng tái tạo theo nguồn gốc hình thành :

° Nguồn gốc từ bức xạ mặt trời : mặt trời, gió, thủy điện, sóng

e _ Nguồn gốc từ nhiệt năng trái đất : địa nhiệt

e - Nguồn gốc từ động năng hệ Trái đất— Mặt trăng : thủy triều e _ Các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ khác

2.1.3 Tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Bảng 2.1 : Tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Tên Tiềm năng Hiện khai thác

Năng lượng gió 1800MW 125MW Thúy điện nhỏ >4000MW 300MW Năng lượng sinh khôi >800MW 150MW Địa nhiệt 340MW 0MW Mặt trời 4-5kwh/mˆ 12MW

(Nguén: Bai giang NLTT- Truong DH SP ki thudt TP.HCM) - Nang lượng gió

Nam trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với hơn 3000km bờ biển, Việt

Nam được đánh giá là nước có tiềm năng năng lượng gió tốt

Kết quả điều tra sơ bộ của Bộ Công Thương cho thấy, 8,6% diện tích đất của

Việt Nam được đánh giá là những vùng có tiềm năng lớn dé phát triển năng lượng

gió, nhất là các tỉnh phía Nam, ước tính sản lượng vào khoảng 1.800 MW Riêng tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Trà Vinh và Sóc Trăng, tổng công suất khai thác ước tính có thê lên tới 800MW

Theo đánh giá của các nhà khoa học, tiềm năng gió của Việt Nam (trên độ cao 65 m) rất khả quan, ước đạt 513.360 MW, lớn hơn 200 lần công suất nhà máy

thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm

Trang 8

2020 Tuy nhiên, đây mới chỉ là tiềm năng lý thuyết, trên thực tế sản lượng có thé khai thác được sẽ ít hơn nhiều

Nhưng đây cũng sẽ là nguồn năng lượng đáng kề có thể khai thác bổ sung cho nguồn điện quốc gia, thay thế các nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt Hiện đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang nghiên cứu triển khai dự án

-_ Thủy điện nhỏ

Với lợi thế nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mật độ sông suối dày đặc, phân bố tương đối đồng đều lại bị phân cách mạnh tạo độ dốc lớn nên

Việt Nam được đánh giá có tiềm năng lớn về thủy điện vừa và nhỏ Tiềm năng thuỷ

điện tập trung ở 10 hệ thống lưu vực sông Đà, sông Lô-Gâm-Chảy, sông Mã-Chu,

Cả, sông Vu Gia-Thu Bồn, sông Trà Khúc-Hương, sông Sê San, sông Ba, sông Serepok và hệ thống sông Đồng Nai Trong đó, các lưu vực sông có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất như sông Đà, sông Lô, sông Sê San và sông Đồng Nai chiếm khoảng

75% tiềm năng cả nước

Theo ước tính của Viện Năng lượng, hệ thống sông ngòi Việt Nam có tiềm năng khoảng 300 tỷ KW/h Trong khi đó, tiềm năng kinh tế kỹ thuật có thể khai

thác được ước tính vào khoảng 80 tỷ KW/h, hiện mới chỉ được khai thác khoảng

15% trữ lượng này, và hầu hết là ở các nhà máy thủy điện vừa và lớn như: Hoà

Bình, Thác Bà, Sông Hinh

Hiện nay, thủy điện nhỏ cũng mới chỉ khai thác được 300MW/4000MW tiềm năng

-_ Năng lượng sinh khối

Tiềm năng sinh khối trong phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam cũng

khá lớn Nguồn sinh khối ở Việt Nam chủ yếu là trấu, bã mía, sẵn, ngô, sản phẩm có dầu, gỗ, phân động vật, rác sinh học đô thị và các phụ phẩm nông nghiệp

Tiềm năng năng lượng sinh khối của Việt Nam khoảng 43 - 46 triệu

TOE/năm, trong đó khoảng 60% là năng lượng gỗ củi (26 - 27 triệu TOE) và 40%

năng lượng rơm rác, phụ phẩm nông nghiệp (I7 - 19 triệu TOE) Riêng năng lượng

khí sinh học, tiềm năng lý thuyết được đánh giá sơ bộ khoảng 0,4 triệu TOE/năm,

nhưng tiềm năng có thê khai thác được chỉ khoảng 10%

Theo nghiên cứu của Bộ Công Nghiệp, tiềm năng sinh khối từ mía, bã mía là 200 - 250MW, trong khi trấu có tiềm năng tối đa là 100MW Ngoại trừ mía

đường, các nguồn sinh khối khác vẫn chưa được khai thác dé sản xuất điện -_ Địa nhiệt

Với khoảng trên 200 nguồn nước nóng có nhiệt độ từ 40-100°C, năng lượng

địa nhiệt được nhận định là một trong những nguồn năng lượng tái tạo đầy tiềm

năng của nước ta

Trang 9

Yên), Hội Vân (Bình Định), Nghĩa Thuận (Quảng Ngãi) và Kon Du (Kon Tum),

Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ Đây là những vùng các dự án địa nhiệt có tính khả

thi rất cao Theo đánh giá của các chuyên gia, các nguồn nhiệt này có khả năng xây

dựng các nhà máy điện có công suất từ 3 đến 30MW Riêng khu vực miền Trung từ

Quảng Bình đến Khánh Hòa, nơi có các nguồn địa nhiệt với nhiệt độ từ 70-150°C, được xem là có tiềm năng lớn đề khai thác và xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt với tông công suất khoảng 200MW

Năng lượng địa nhiệt mới chỉ được điều tra, thăm dò Do đó, để ứng dụng

cần phải khảo sát, đánh giá chính xác trước khi xây dựng dự án Tuy nhiên, với số

liệu hiện có nên tập trung phát triển địa nhiệt ở miền Trung với công nghệ nhiệt độ

thấp

-_ Năng lượng mặt trời

VỊ trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời Trải dài từ vĩ độ 8°27"Bắc đến 23°23°Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao

Cường độ bức xạ mặt trời đạt trung bình từ 4 — 5 kwh/m? mỗi ngày, bình quân năm là 1346,8 - 2153,5 kWh/m”/năm, số giờ nắng trung bình năm là 1600 - 2720 h/năm Tuy nhiên lượng bức xạ mặt trời trên mặt đất tùy thuộc vào lượng mây

và thành phần khí quyền của từng địa phương Giữa các địa phương nước ta có

chênh lệch đáng kể về bức xạ mặt trời Cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc

Nơi có tiềm năng tốt: Tây Bắc và từ miền trung trở xuống phía Nam * Nhận xét

Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về các nguồn năng lượng tái tạo, nhưng lại chưa tận dụng một cách triệt dé nguồn năng lượng này

Nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và đảm bảo nhu cầu an ninh năng lượng, Việt Nam cần xây dựng chiến lược và lộ trình phát triển các nguồn năng

lượng mới và tái tạo Ưu tiên phát triển thuỷ điện nhỏ, điện gió, sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, rác thải để phát điện, sử dụng năng lượng mặt trời để cấp nhiệt,

sây nông sản, lọc nước sạch, phát triển cdc ham khí sinh học để đun nấu trong nông

thôn, góp phần vào mục tiêu giảm phát thải hiệu ứng nhà kính, ứng phó tình trạng

biến đồi khí hậu toàn cầu Đồng thời tìm kiếm, xác định các dự án có thể triển khai ở Việt Nam, xác định cơ chế tài chính, chính sách hỗ trợ, đảm bảo cho các hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo ở Việt Nam

2.2 TONG QUAN VE NANG LUQNG BIOGAS 2.2.1 Khai niém vé biogas

Biogas hay khi sinh hoc là sản phẩm khí sinh ra từ quá trình phân hủy của

các chất hữu cơ như phân người và động vật, bèo, rơm rạ, lá cây trong môi

trường không có oxy

Trang 10

Trong tự nhiên biogas sinh ra ở đầm lầy, đáy hồ ao tù đọng hay trong bộ máy tiêu hóa của động vật

2.2.2 Thành phần và nguyên liệu để sản xuất biogas 2.2.2.1 Thành phần - Metan (CHy): 50% - 75% - Carbon dioxide (CO): 25% - 50% - Nitrogen (N2): 0% - 10% - Hydrogen (H2): 0-1 % - Hydrogen sulfilde (H2S): 0% - 3% - Oxygen (O2): 0% - 2%

Tỷ lệ giữa các chất trong hỗn hợp phụ thuộc vào nguyên liệu và diễn biến của quá trình sinh học Metan (CH¡) là thành phần chủ yếu của khí sinh học Nó là chât khí không màu, không mùi và nhẹ băng nửa không khí, ít hòa tan trong nước Ở áp suất khí quyền, metan hóa lỏng ở nhiệt độ -161,5°C Khi metan cháy sẽ tạo

ngọn lửa màu lơ nhạt và tỏa nhiêu nhiệt lượng:

CH¿ + 2O; = CO; + 2H;O + 882 kJ 2.2.2.2 Nguyên liệu

Nguyên liệu dùng đề sản xuất biogas ( khí sinh học - KSH ) được chia ra làm

2 loại:

- Nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật: Thuộc loại này, phân người và

phân gia súc, gia câm là phô biên Vì được xử lý trong bộ máy tiêu hoá nên phân dễ

phân huỷ và nhanh chóng cho KSH Tuy vậy, thời gian phân huỷ phân không dài (2

- 3 thang ) và tổng lượng khí thu được từ Ikg phân là không lớn Phân trâu, bò, lợn

phân hủy nhanh hơn Phân người và phân gà vịt phân hủy chậm hơn nhưng cho năng suât cao hơn

- Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: Các nguyên liệu thực vật gồm phụ

phâm cây trông như rơm rạ, thân lá ngô, khoai, đậu và loại cây xanh hoang dại như: bèo, các cây cỏ sống ở dưới nước Các nguyên liệu thực vật có lớp vỏ cứng

rat khó bị phân huỷ Vì vậy nguyên liệu càng già càng khó phân huỷ Đê cho qua

trình phân huỷ được thuận lợi, những nguyên liệu thực vật cân được xử lý trước

(chặt, băm, đạp nhỏ và ủ sơ bộ ) đê phá vỡ lớp vỏ cứng và tăng diện tích bê mặt

cho vi khuân tân công Quá trình phân huỷ của nguyên liệu thực vật dài hơn so với

phân (có thể tới hàng năm) Do vậy nguyên liệu thực vật nên sử dụng theo cách nạp

từng mẻ nhỏ, môi mẻ kéo dài từ 3 — 6 tháng

2.2.3 Bản chất của phương pháp ky khí và cơ chế tạo thành khí metan 2.2.3.1 Bán chất của phương pháp kụ khí

Trang 11

hồn tồn khơng có Oxi Quá trình này được phân chia làm 2 giai đoạn:

-_ Giai đoạn 1: Các chất hữu cơ cao phân tử được vi sinh vật chuyển thành

các chất có trọng lượng thấp hơn axit hữu cơ, đường glyxerin ( được gọi chung là hydratcacbon)

- Giai đoạn 2: Là giai đoạn phát triển mạnh các loại vi khuẩn metan dé chuyển hầu như toàn bộ các chất hydrat cacbon thành CHạ, CO2

Đầu tiên là sự tạo thành các axit hữu cơ nên pH giảm xuống rõ rệt ( lên men axit) Các axit hữu cơ và hợp chất chứa nito tiếp tục phân hủy tạo thành các hợp

chất khác nhau và các chất khí như CO;, Na, H; và cả CH¿ ( bắt đầu lên men metan) Các VSV ky khí phát triển mạnh còn các VSV hiếu khí bị tiêu diệt Các vi khuẩn metan phát triển rất mạnh và chuyển hóa rất nhanh để tạo thành COz và CHy ( giai đoạn lên men metan)

2.2.3.2 Cơ chế của sự tạo thành khí metan

-_ Giai doan 1: Cac chất hữu cơ phân hủy thành các axit hữu cơ, CO2, Hạ và các sản phẩm khác dưới tác đụng của enzym cellulosase:

CxHyOz —> các axit hữu cơ, CO2, Hạ

-_ Giai đoạn 2: Các axit hữu cơ, CO2, Hạ tiếp tục bị tác động bởi các vi khuẩn metan: CO2+4H; —› CHạ +2H2O CO +3Hy — CH4+H,0 4CO +2H2 —> CHạ + 3CO2 4HCOOH —› CHạ+ 3CO2 + 3H2O 4CH;0H — 3CH¿ + 2H2O + CO; CHzCOOH —› CHạụ + HO

Như vậy biogas được hình thành trong môi trường ky khí dưới tác dụng của enzym cellulosase và nhóm vi khuẩn metan, trong đó vai trò của enzym cellulosase là phân hủy các chất hữu cơ thành các chất có phân tử thấp hơn, các chất này nhờ nhóm vi khuẩn metan tác dụng với nhau tạo thành khí metan có khả năng đốt cháy sinh năng lượng

2.2.4 Lợi ích của biogas

Việc sản xuất biogas tạo ra rất nhiều thuận lợi cho người dân nhất là nông

dân, giải quyết được một số vấn đề năng lượng cho địa phương và ngay cả trên

bình diện quốc gia, chính quyền trung ương có thể quân bình được cán cân phân

phối và quân bình năng lượng và giảm thiểu được ngoại tệ do nhập cảng xăng dầu

Do đó, hai lĩnh vực môi trường và kinh tế có được nhiều lợi ích nhất

Trang 12

-_ Về lợi ích môi trường, khí methane sinh học (biomethane) là một loại

năng lượng sạch nhất tính đến ngày hôm nay Methane là khí tạo ra ảnh hưởng nhà kính gấp 21 lần khí carbonic Nếu methane không được thu hồi từ các bãi rác, các đầm, phế thải sẽ là một nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính nhiều

nhất

Môi trường không còn mùi hôi thối, ruồi nhặng Giảm lượng khí CO; thải ra

môi trường do quá trình phân hủy chất thải của động vật Theo ước tính của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nếu sử dụng tất cả nguồn nguyên liệu có thể tạo ra khí sinh học đề dùng trong vận chuyền thì lượng năng lượng này có thể làm giảm 500 triệu tấn khí carbonic hang nam

Và một lợi ích không nhỏ cho môi trường nữa là, hệ thống sinh khí sẽ giải toả được diện tích phế thải và tạo thêm nguồn thu nhập mới cho nơng dân

Ngồi ra, hầm biogas còn có thể sử dụng kết hợp làm nhà cầu vệ sinh, giúp

cải thiện môi trường và văn hóa ở nông thôn văn minh hơn Biogas cũng góp phần

làm giảm nạn phá rừng ở các nước đang phát triển

-_ Đứng về phương diện kinh tế, biogas ngày càng tăng trưởng sẽ giúp cho nhu cầu sử dụng năng lượng trong nước ổn định hơn và dần dần thay thế một số lượng không nhỏ các loại năng lượng hoá thạch đang dùng Kỹ thuật sản xuất không phức tạp do đó có thể trải rộng khắp nông thôn Đặc biệt nông dân có thể dùng biogas trong phạm vi gia đình để có được độc lập về khí đốt và phụ phẩm của việc chuyên đổi phân chuồng thành khí sẽ là một nguồn phân bón hữu cơ rat thích hợp trong việc trồng trọt Phụ phẩm khí sinh học có 2 dạng: nước thải lỏng gồm các chất hòa tan, lơ lửng dùng để bón thúc và phụ phẩm đặc là phần lắng đọng ở đáy

thiết bị khí sinh học chủ yếu dùng để bón lót

Mỗi năm chỉ tính riêng cho việc sử dụng khí đốt biogas và điện thắp sáng,

mỗi hộ gia đình nông thôn chỉ cần nuôi thường xuyên với qui mô 10 + 15 con lợn

(heo) thịt là có đủ lượng nguyên liệu để cung cấp khí gas sử dụng đun nấu và thắp sáng thoải mái (theo nghiên cứu ở Việt Nam thì lượng khí mêtan sinh ra từ 1 kg nguyên liệu phân và nước tiểu lợn là 40 + 60 lít, trung bình mỗi ngày lượng phân và

nước tiểu thải ra từ 1 con lợn là 3,7 — 5 kg) va co thé tiết kiệm được từ 3 + 5 triệu

đồng mỗi năm Có thé lắp thêm các thiết bị phụ khác để sử dụng hết hiệu suất sinh khí như: Đèn thắp sáng, bình nóng lạnh dùng khí biogas, đèn sưởi ấm cho lợn, máy phát điện dùng gas Với cùng hiệu suất sử dụng có giá thành rẻ hơn, an toàn hơn,

bền hơn, lượng khí nhiều hơn Sử dụng chung với bể tự hoại gia đình Không chỉ tiết kiệm được tiền điện để đun nấu, việc lấy nước tưới chảy ra từ ham Biogas dé

tưới cho cỏ cũng tiết kiệm được số tiền mua phân bón Dùng biogas để chạy máy

phát điện, mỗi tháng có thể tiết kiệm được 7- 8 triệu tiền điện sinh hoạt cho cả trang trại, tận dụng làm chất đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày, thậm chí còn dư thừa nữa

Trang 13

Nguồn khí sinh học (biogas) từ bãi rác chôn lấp, phân động vật, phụ phẩm

nông nghiệp hiện mới chỉ được ứng dụng trong đun nấu, do đây là nguồn năng

lượng phân tán, khó sản xuất điện Ước tính, cả nước có khoảng 35.000 ham khi

biogas phục vụ đun nấu gia đình với sản lượng 500-1.000 mỶ khí/năm cho mỗi hầm

Hiện tại, đang có một số thử nghiệm dùng biogas đề phát điện

Bang 2.2: Ti iém nang san xudt khi sinh học sau năm 2010 ` Tốc độ sản | Sản lượng Tiêm năng Sản lượng sinh khí ' khí sinh học Nguyên liệu (triệu khí sinh học sinh học (triệu tân/năm) tu 3 (KTOE/năm) (m /tần) m/năm) Chất thái chăn nuôi 3.408 1.704 Phân lợn 24,20 100 2.420 1.210 Phân bò 14,40 40 576 288 Phân trâu 10,30 40 412 206 Phế thải nông nghiệp 2.960 1.480 Rơm 10,99 170 1.868 934 Các loại phê thải khác 4,55 240 1.092 546 Rác thải đô thị 290 155 Hà Nội 1,00 80 80 40 TP Hồ Chí Minh 1,52 80 122 61 Hai Phong 0,34 80 27 23,5 Da Nang 0,36 80 29 14,5 Can Tho 0,40 80 32 16,0 Tổng cộng 6.658 3.339

( Nguồn: Viện Năng Lượng)

Chất thái chăn nuôi, rác thải đô thị và một số loại phế thải nông nghiệp có thé sir dung dé san xuất khí sinh học Tổng sản lượng khí sinh học sẽ là 6.658 triệu m”/năm, trong đó 3.408 triệu mỶ/năm (51,2%) được sản xuất từ chất thải chăn nuôi, 2.960 triệu mỶ/năm (44,5%) từ phế thải nông nghiệp và 290 triệu m”/năm (4,3%) từ

rác thái đô thị

Năng lượng khí sinh học — biogas chưa đóng góp được nhiều cho nhu cầu năng lượng của nước ta Tuy nhiên chúng ta cũng cần triển khai những hầm ủ khí

Trang 14

sinh học vì công nghệ đó đơn giản và góp phần hữu hiệu trong việc giải quyết vẫn đề ô nhiễm rác và những chất thải nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm gây ra

2.2.6 Công nghệ biogas ở Việt Nam hiện nay

Qua tình hình nghiên cứu và phát triển năng lượng Biogas trên thế giới trong những năm qua, hiện trạng các hệ thống công nghệ năng lượng Biogas trên thế giới cũng như ở Việt Nam được phát triển theo mô hình VACB và ba xu hướng phát triển công nghệ năng lượng Biogas chính như sau:

1 Xu hướng thứ nhất ở các nước công nghiệp phát triển phần lớn các cơ sở sản xuất khí sinh học triển khai trên quy mô công nghiệp (ở các nhà máy sản xuất

khí sinh học cỡ lớn) Nguồn nguyên liệu chính được sử dụng là chat thải của các

thành phố, các khu công nghiệp và cả các phế liệu nông nghiệp Khí sinh học từ các nhà máy này được sử dụng làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy hóa chất, hoặc được sử dụng làm chất đốt phục vụ sinh hoạt

2 Xu hướng thứ hai phát triển trên quy mô bán công nhiệp (ở những bề sản xuất khí sinh học cỡ vừa) Các bể này phần lớn sử dụng các chat thải của các xí nghiệp thực phẩm làm nguyên liệu Khí sản xuất ra được dùng trực tiếp để cung cấp năng lượng điện (cho các động cơ đốt trong), làm chất đốt sinh hoạt, chế biến nông sản, làm nhiên liệu chạy các động cơ máy nông nghiệp Đại diện cho xu hướng này

là Án Độ và một số nước Châu Á

3 Xu hướng thứ ba phát triển trên quy mô các bề phân hủy cỡ nhỏ, phục vụ

nhu cầu chất đốt sinh hoạt và thắp sáng trong phạm vi từ 1 dén 3 gia đình

Trong đó, ở Việt Nam hiện trạng công nghệ biogas đang ứng dụng mạnh

theo xu hướng thứ 2 và thứ 3 Trong đó xu hướng thứ 3 hiện đang phát triển phổ biến và đã đem lại những hiệu quả nhất định trong những năm qua

Ham khi sinh học là thiết bị thực hiện quá trình biến đổi sinh khối thành khí sinh học Một trong các yêu cầu quan trọng nhất đối với hầm khí sinh học là phải kín để các chủng vi khuẩn ky khí hoạt động bình thường tạo ra metan

Từ khi bắt đầu tìm ra khí sinh học đưa vào ứng dụng cho tới nay các mô hình biogas đã không ngừng thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng biogas đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, và cải tiến Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang sử dụng các loại hầm sinh khí có nắp đậy di động,

loại hầm sinh khí kiểu vòm có định và loại hầm sinh khí kiểu túi đều có cấu tạo gồm các thành phần chính là:

- Bộ phận phân huỷ: là nơi chứa nguyên liệu đảm bảo những điều kiện

thuận lợi cho quá trình phân huỷ ky khí sinh ra Đây là bộ phận chủ yếu của thiết bị - Bộ phận chứa khí: khí sinh ra từ bộ phận phân huỷ được thu và chứa ở

đây Yêu cầu cơ bản của bộ phận chứa khí là phải kín khí

Trang 15

-_ Lối ra: Nguyên liệu sau khi phân huỷ được lấy ra qua đây để nhường chỗ cho nguyên liệu mới bô sung vào

-_ Lối lấy khí: khí được trích từ bộ tích khí tới nơi sử dụng qua lối lấy khí này Khí gk Ống dẫu khí Nạp nguyên liệu Dịch thải sau xử lý Hình 2.1: Loại hầm sinh khí kiểu túi Vùng chứa khí | ống dẫn khí Bề chứa phế thái ` Trộn nguyên liệu Nên \ ng nẹp liệu— — Hỗn hợp thuy phân hùng chứa Tường phân cách phd thai

Hình 2.2: Loại hầm sinh khí có nắp đậy di động ống dẫn khí _ Nắp đậy có thé tháo được làm kín bằng — Nắp đây ‘Thang chia phế thái hợp thuy nhân &2204Ä1Conlib3xd-iokdiea I ng dẫn —x phẻ thái

Hình 2.3: Loại hầm sinh khí kiểu vòm cô định

Trang 16

2.2.6.1 Hầm ú nắp vòm cô định

Loại hầm này có phần chứa khí được xây dựng ngay trên phần ủ phân Do đó, thể tích của hầm ủ bằng tổng thể tích của 2 phần này Hầằm ủ có dạng bán cầu được chơn hồn tồn dưới đất đề tiết kiệm diện tích và ồn định nhiệt độ Phần chứa

khí được tô bằng nhiều lớp vữa đề bảo đảm yêu cầu kín khí Ở phần trên có một nắp

đậy được hàn kín bằng đất sét, phần nắp này giúp cho thao tác làm sạch hầm ủ khi các chất rắn lắng đầy hầm Loại hầm ủ này rất phổ biến ở Trung Quốc, nhưng có

nhược điểm là phần chứa khí rất khó xây dựng và bảo đảm độ kín khí do đó hiệu

suất của hầm ủ thấp

Hiện nay, Viện năng lượng và trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu và thiết kế công trình xây dựng theo kiểu vòm cầu Hầằm nắp có định vòm cầu KT.I và KT.2 là 2 thiết kế mẫu được xây dựng theo tiêu chuẩn ngành do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành Bê nạp ¬ Bê phân giải | +0.00 Bê điều áp © Mitte xa tran V ` 2202 1477

Hinh 2.4: Ham ndp cé dinh vom cau kiéu KT.1

Kiéu KT.1 duoc thiét ké trén cơ sở kiểu thiết bị nap cố định vòm cầu do Viện Năng lượng nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm từ 1984 trong khuôn khổ một đề tài

Trang 17

Kiểu KT.2 được thiết kế trên cơ sở kiểu TG — BP được phổ biến ở Thái Lan

trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Thái Lan và Đức và được Đại học Cần Thơ ứng

dụng ở phía nam trong nhiều năm nay Kiểu KT.2 thì ngược lại, nó được áp dụng

cho những địa bàn có nền đất yếu, nước ngầm nhiều, khó đào sâu, diện tích mặt bằng rộng

Ưu điểm

-_ Tiết kiệm vật liệu xây dựng so với hình hộp có cùng một thể tích vì nó có

diện tích bề mặt nhỏ hơn

- Tiét kiệm diện tích vì sau khi xây dựng lấp đất có thẻ trồng rau hoặc làm chuông trại trên đó

-_ Không có góc cạnh nên dễ xử lý kín nước, kín khí

-_ Lực tác động lên mọi điểm trên vòm bể là như nhau nên ít khi xảy ra nứt

công trình khi đi vào sử dụng

- Sinh khí tốt vì mọi nơi trong hầm đều tham gia tạo khí

-_ Ít tạo váng trên bề mặt nguyên liệu -_ Có bản vẽ thiết kế chính xác

-_ Kiểu mới lạ, thiết kế phức tạp nên khi thi công đòi hỏi thợ xây phải được

đào tạo

-_ Giá thành cao ( 5 — 10 triệu đồng/hằm)

Nguyên lý hoạt động của hầm khí sinh học nắp cố định -_ Giai đoạn I: Giai đoạn tích trữ khí

Ở trạng thái ban đầu chưa có khí, bề mặt dịch phân hủy ngang bằng với đáy bề điều áp (đây được gọi là mức số không) Khi khí sinh ra tích lại trên bề mặt dich

phân hủy, lượng khí càng ngày càng nhiều đẩy dịch phân hủy tràn ra ngoài và được

tích lại ở bề điều áp Bề mặt dịch phân hủy ở bề phân hủy hạ dần xuống, đồng thời bề mặt địch phân hủy ở bề điều áp dâng dần lên Độ chênh giữa 2 bề mặt này thé

hiện áp suất khí Khí càng sinh ra nhiều thì áp suất càng tăng Cuối cùng mực chất lỏng ở bể điều áp dâng lên tới mức cao nhất là mức xả tràn và mực chất lỏng trong bể phân hủy hạ xuống mức thấp nhất Lúc này áp suất khí đạt giá trị lớn nhất (P =P

max)

-_ Giai đoạn 2: Giai đoạn xả khí

Khi lấy khí ra sử dụng, chất lỏng từ bể điều áp lại dồn về bể phân hủy Bề

mặt dịch phân hủy ở bể điều áp hạ dần xuống, đồng thời bề mặt dịch phân hủy ở bể

phân hủy nâng dần lên Độ chênh giữa hai bề mặt này giảm dần và do đó áp suất khí cũng giảm dần Cuối cùng khi độ chênh giữa 2 bề mặt dịch phân hủy bằng không, thiết bị trở lại trạng thai ban đầu của chu trình hoạt động, áp suất khí bang 0 ( P =0) và dòng khí chảy ra nơi sử dụng ngừng lại

Trang 18

2.2.6.2 Ham ú nắp trôi nỗi

Loại hầm này rất phổ biến ở An Độ, còn gọi là hầm ủ kiểu KVIC ( được thiết kế bởi Khadi and Village Industries Commission) Gồm có một phần hầm hình trụ xây băng gạch hoặc bêtông lưới thép và một chuông chứa khí trôi nôi trên mặt của hâm ủ Chuông chứa khí thường được làm băng thép tâm, bêtông lưới thép, bêtông côt tre, chât dẻo hoặc sợi thủy tĩnh

Ưu điểm -_ Cấu trúc gọn

-_ Chiếm ít diện tích xây dựng

Nhược điểm - Gia thanh cao

- Loai ham ủ này bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tổ môi trường như nhiệt d6 Nap ham u dé bi ăn mòn (trong trường hợp làm bang sắt tâm), hoặc bị lão hóa (trong trường hợp làm băng chât dẻo)

- Áp suất gas thấp do đó bắt tiện trong việc thắp sáng, đun nấu để khắc phục nhược điêm này người ta thường treo thêm vật nặng vào nắp hâm ủ

2.2.6.3 Tui biogas bang nylon polyethylene (PE)

Uu diém

- Don gian trong lap dat

- Van hanh don gian

- Sira chita dé dàng, không cần tay nghề cao

- _ Giá thành thấp ( trên dưới 2 triệu đồng/túi)

- — Phải tránh nắng và tác động cơ học làm rách

Hình 2.6: Túi biogas bằng PE

2.2.6.4 Ham biogas phú bạt nhựa HDPE

Các công nghệ biogas đã nêu chỉ thích hợp cho các cơ sở sản xuất, chăn nuôi

nhỏ và vừa với số lượng chất thải ít Ở các cơ sở sản xuất lớn, chăn nuôi tập trung công nghiệp quanh thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận đã sử dụng túi nhựa

dẻo như HDPE làm bạt phủ để thu biogas và xử lý chất thải làm giảm ô nhiễm môi trường Kết quả đã cho thấy thành công cao và có nhiều triển vọng cho các trang trại với số đầu gia súc lớn có hàng ngàn gia súc, các nhà máy chế biến có lượng

nước thải hàng ngàn khối Loại nhựa này có tuổi thọ và độ bền cao (10-15 năm)

Tuy đầu tư tốn kém, nhưng giá thành tính trên đơn vị thẻ tích hồ ga lại rất rẻ

Trang 19

Hình 2.7: Hầm biogas phú bạt nhựa HDPE Ưu điểm Vận hành đơn giản Bảo trì dễ

Dễ thay thế, sửa chữa

Cung cấp lượng gas lớn cho vận hành máy phát điện

Nhược điểm Đầu tư lớn

Hiệu suất sinh gas kém

Trang 20

CHUONG III: TIEM NANG VA HIEN TRANG SU DUNG NANG

LUOQNG BIOGAS O THI XA SON TAY - HA NỘI

3.1 THONG TIN CHUNG VE THI XA SON TAY 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tây cũ, nên còn được gọi là xứ Đoài Phía Bắc giáp sông Hồng, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc Phía Nam giáp huyện Ba Vì Phía Đông giáp các huyện Phuc Tho va Thach That

Địa giới của thị xã gồm 15 đơn vị hành chính, trong đó có 9 phường là:

Quang Trung, Lê Lợi, Ngô Quyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn và 6 xã là: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim

Sơn, Sơn Đông và Cổ Đông

Diện tích tự nhiên của thị xã là 113,47 km” Dân số toàn thị xã là 125986 người Mật độ dân số là 1110 người/km”

3.1.2 Điều kiện kinh tế

Nằm ở vị trí địa lí tương đối thuận lợi với hai tuyến đường chạy qua là quốc

lộ 21A nối Sơn Tây với Hà Nội và các huyện, thị; quốc lộ 32 nối Sơn Tây với các tỉnh phía Bắc, có bến cảng Sơn Tây thuận lợi cho giao thông đường sông, lại có tiềm năng lớn về phát triển du lịch - thương mại, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá

có nhiều lợi thế đề phát triển nền kinh tế đa dạng

Trong những năm gần đây, thị xã Sơn Tây là một trong những vùng có sự

phát triển vượt bậc trên tất cá các lĩnh vực Tốc độ phát triển kinh tế cao kéo theo mức tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm, cơ cấu chuyên dịch kinh tế có sự chuyển

biến nhanh, đáp ứng nhu cầu phát triển, cụ thẻ là: công nghiệp - xây dựng chiếm

48%, thương mại - dịch vụ chiếm 39,4%, nông - lâm nghiệp chiếm 12,6%

Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng/năm Năm 2008, tốc độ

tăng trưởng GDP của thị xã Sơn Tây đạt xấp xi 16%

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: Bình quân trong 5 năm (2004- 2008) tăng 13,86%; 3 năm gần đây, tăng trưởng bình quân đạt 17,6%, ngành cơ khí, sản xuất nguyên vật liệu tăng 18-25% Hiện thị xã Sơn Tây có 90 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.000 tỷ đồng, trong đó có 42 dự án đi vào hoạt động thu hút gần 4000 lao động địa phương

Thương mại - dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân 17,5%; trong 3 năm gần đây tăng 20,3% Hiện nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có hơn 208 doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh

Về du lịch: Thị xã Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử-văn

hóa nổi tiếng Sơn Tây đã và đang được khai thác hiệu quả, thu hút được đông khách du lịch trong và ngoài nước với các điểm du lịch nổi tiếng như hồ Đồng Mô,

Trang 21

Việt Nam

Về nông nghiệp: Tỷ trọng cơ cầu ngành nông nghiệp giảm mạnh từ 19% năm

2004 còn 12,6% năm 2008 Gia tri 1 ha canh tác năm 2008 đạt 42 triệu đồng (năm 2004 đạt 26 triệu đồng) Kinh tế trang trại và hộ gia đình phát triển mạnh đem lại hiệu quả cao Hiện nay, trên địa bàn thị xã đã có 113,4ha đất nông nghiệp đạt giá trị

kinh tế cao (cho thu nhập từ 75 - 80 triệu đồng/ha/năm), tăng 77,9ha so với năm 2005; 116 trang trai chăn nuôi, trong đó có 4l trang trại lợn, 75 trang trại gia cam

(74 trang trại gà, l trang trại nuôi vịt đẻ trứng) cho thu nhập bình quân 500-700

triệu đồng/1 trang trại gia cầm/năm và 10-11 tỷ đồng/1 trang trại lợn/năm

3.1.3 Điều kiện xã hội

Lĩnh vực văn hóa, xã hội trong vùng phát triển khá đồng đều, an ninh chính

trị được giữ vững; trật tự xã hội đảm bảo Trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị,

Thị xã đang triển khai 29 dự án quy hoạch, trong đó có 4 đồ án quy hoạch về xây

dựng, mở rộng thị xã đến năm 2020, tầm nhìn 2050; 15 quy hoạch đô thị, khu dân

cư với 1.007,3 ha; 3 điểm công nghiệp với trên 210 ha; 5 quy hoạch dịch vụ, thương

mại 210,8 ha và các quy hoạch khác, tu bổ tôn tạo di tích làng cổ Đường Lâm, đền

Và Hiện tại, Sơn Tây có 172 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 15 di tích cấp quốc gia

Sơn Tây có 2 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống là: làng nghề gốm Phú Nhi ở phường Phú Thịnh, làng nghề Thêu ren Ngọc Kiên xã Cổ Đông Ngoài ra, còn một làng nghề truyền thống đang được khôi phục là nghề bánh

tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh) 8 làng nghề mới đang được phát triển gồm các nghề thêu ren, sinh vật cảnh, mộc, đan lát, đóng giày, tơ tằm, tập trung ở các xã Cổ Đông, Trung Sơn Tram, Son Đông, Đường Lâm, phường Xuân Khanh

Vé giáo duc: Chat lượng giáo dục và đào tạo của thị xã Sơn Tây luôn được nâng cao với 99% giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn Số học sinh giỏi và học sinh thi đỗ đại học, cao đắng hàng năm đạt 30%

Vẻ y tế: Chất lượng đội ngũ cán bộ y tế của thị xã Sơn Tây được từng bước

nâng cao, cơ sở vật chất tuyến cơ sở từng bước được đầu tư hiện đại Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chăm lo chu đáo

Trang 22

3.2 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG BIOGAS Ở THỊ XÃ SƠN TÂY - HÀ NỘI

Trang 23

3.2.2 Thống kê dân số toàn thị xã năm 2009 STT | Tên xã- phường Diện tích Dân số Mật độ dân (km') TB(người) | sơ(ngườikm') Tồn thị xã 113,47 125986 1110 1 Lê Lợi 0,76 8038 10576 2 Phú Thịnh 2,98 6183 2075 3 Ngô Quyền 0,36 4936 13711 4 Quang Trung 0/71 7731 10889 5 Sơn Lộc 1,05 7020 6686 6 Xuân Khanh 3,89 8232 2116 7 Viên Sơn 2,87 6643 2315 8 Trung Hung 5,1 7223 1416 9 Trung Son Tram 3,32 5841 1759 10 Duong Lam 8 9029 1129 11 Xuan Son 12,97 6723 518 12 Thanh My 10,78 9462 878 13 Kim Son 14,64 5393 368 14 Sơn Đông 20,06 12773 637 15 Cổ Đông 25,98 12151 468 TT cơ quan đơn vị 8069 Trong do: Khối phường 68,76 65316 950 Khối xã 44,71 60670 1357

3.2.3 Danh gia tiềm năng năng lượng Biogas của thị xã

Tính toán tiềm năng lý thuyết và tiềm năng kỹ thuật về năng lượng Biogas ở thị xã Sơn Tây:

Trang 24

Bảng 3.1: Dân số và số lượng đàn gia súc của thị xã Sơn Tây năm 2009 Dân số & số lượng gia súc Đơn vị Tổng số 1 Người Người 125986 2 Trâu Con 1416 3 Bò Con 9850 4 Lợn Con 43650 5 Gia cam Con 695096

(Nguôn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2009)

Bảng 3.2: Hệ số tính toán lượng phân tươi và lượng khí thu được tiv 1 vat nuôi hoặc I người trong 1 ngày

Đơn vị Trâu | Bò | Lợn | Gia cầm Người

Lượng phân tươi Kg/con.ngay 20 18 5 0.05 0.34

Lượng khí thu được lí/con.ngày 500 | 450 | 250 3 22

Trang 25

Từ biểu đồ trên ta nhận thấy, trên lý thuyết, tiềm năng sử dụng biogas từ lợn là chiêm tỉ trọng lớn nhât (54%) Vì vậy, nên áp dụng xây dựng hâm biogas cho các

trang trại, hộ gia đình chăn nuôi lợn, từ đó đạt hiệu quả cao hơn

Từ Tiềm năng lí thuyết, ta tính được Tiềm năng kĩ thuật về sản lượng khí Biogas do người và gia súc sinh ra:

TN kĩ thuật = TN li thuyết x Hệ số thu hồi phân

Bảng 3.4: Tiềm năng kỹ thuật về sản lượng khí biogas do chất thải của người và gia súc sinh ra (1000mẺ khínăm) STT Tréu | Bo Lon Gia | Người | Tổng cam Hệ số thu hồi 40% | 50% | 80% | 75% 80% phan Téng sé 103 | 809 | 3186 | 523 813 5435 1 Thị xã Sơn Tây | 103 | 809 | 3186 | 523 813 | 5435 Biểu đồ 3.2: Tiềm năng kỹ thuật năng lượng Biogas cho Người, Lợn, Trâu, Bò, Gia cam Người Trâu Bò 15% 2% 15% Gia cam 10% ETrâu BBo OLon [Gia cầm Người Lợn 58%

Tiềm năng năng lượng Biogas lớn nhất là ở đàn lợn chiếm 58%, tiếp theo là người và bò chiếm 15%, thứ 3 gia cầm chiếm 10%, cuối cùng là trâu Vì vậy, triển khai tận thu năng lượng biogas chăn nuôi lợn là rất cần thiết, cần thúc đây phát triển ứng dụng nhằm sử dụng năng lượng Biogas tiết kiệm và hiệu quả hơn trong chăn nuôi

Sản lượng khí theo tiềm năng kĩ thuật là 5435.10” mỶ khí/năm Từ đây, ta có

thể quy đổi tiềm năng về sản lượng khí Biogas do người và gia súc sinh ra sang các dang năng lượng khác:

Trang 26

Bang 3.5: Quy doi năng lượng biogas ra Gcal, GJ, TOE, TCE, tắn củi

STT San ong Tổng nhiệt năng Quy đổi tương đương

Đơn vị 1.000 m? Gcal GJ TOE TCE Tấn củi Hệ số 52 | 4186 | 10 7 3.5 chuyên đổi Năng lượng 5435 28262 | 118306 | 2826 4037 8075 Thị xã Sơn Tây 5435 28262 | 118306 | 2826 4037 8075

Như vậy, toàn thị xã Sơn Tây sẽ thu được tổng nhiệt năng từ sử đụng hằm

Biogas là 28262 Gcal hay 118306 G], tương đương với 2826 TOE

Trên đây chỉ là những con số tính toán tổng nhiệt năng thu được từ việc sử

dụng hầm Biogas từ sự phân hủy chất thải của người và gia súc Ngoài ra, tổng khối

lượng bãi rác thải tiếp nhận ở thị xã Sơn Tây : 90 — 100 tắn/1 ngày (trong đó rác thị xa Son Tay: 55 — 60 tan/ 1 ngày, rác các huyện phụ can: 35 — 40 tân/ 1 ngày) cũng là tiềm năng để sản xuất khí sinh học

Thông qua những con số tính toán ở trên, ta có thê thay rằng thị xã Sơn Tây

có tiềm năng năng lượng Biogas khá lớn Mặc dù người dân đã triển khai và sử

dụng hầm Biogas từ nhiều năm nay song tiềm năng của thị xã vẫn chưa được người

dân khai thác triệt để Theo số liệu của Phòng kinh tế thị xã Sơn Tây, tất cả các

chương trình do Nhà nước và các tô chức hỗ trợ phát triển biogas dén nay, va do

nhân dân tự giác, mới triển khai được khoáng 1200 hầm Biogas, ít hơn so với số

lượng hộ chăn nuôi rất lớn của toàn thị xã Nếu tận dụng tối đa dạng năng lượng này chúng ta đã góp phần vào việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đồng

thời giúp bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngày một xanh sạch đẹp

3.2.4 Hiện trạng sử dụng năng lượng Biogas ở thị xã Sơn Tây

Trước những lợi ích của khí sinh học mang lại, người dân thị xã Sơn Tây đã triển khai và ứng dụng hầm khí Biogas từ hơn 10 năm nay

Tổng số hằm Biogas trên toàn thị xã có khoảng 1200 hầm, tập trung nhiều nhất ở xã Cổ Đông Trong đó:

- C6 khoang 150 hầm được xây dựng theo tiêu chuẩn của các dự án hỗ trợ

Khí sinh học Theo dự án này, mỗi công trình xây dựng được dự án hỗ trợ

Trang 27

-_ Còn lại các hầm đa phần là do các hộ gia đình chăn muôi tự tìm hiểu và tự Xây

Theo số liệu điều tra thực tế được về thực trạng sử dụng năng lượng Biogas

ở một số hộ gia đình ở Sơn Tây ( xem phân phụ lục ) Ta thây hầu hết các ham déu

sử dụng tốt, lượng khí gas sinh ra đủ dùng Có một số hầm gặp sự cố ( rò rỉ khí gas,

ham bi day phan ) nhưng đều đã khắc phục được Đa số các hộ gia đình đều sử dụng hầm biogas cho mục đích phục vụ đun nấu sinh hoạt hàng ngày, những trang trại lớn ngoài sử dụng biogas để đun nấu còn đùng đề thắp sáng sưởi ấm cho gia súc, chạy máy phát điện khi mắt điện Các hộ gia đình sau khi sử dụng biogas đều nhận thấy rõ hiệu quả mà biogas đem lại, không những tiết kiệm được chỉ phí hàng tháng mà môi trường còn sạch sẽ hơn trước

3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ NĂNG LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA MỘT SÓ HỘ GIA ĐÌNH Ở THỊ XÃ SƠN TÂY

3.3.1 Cơ sở dữ liệu dùng cho đánh giá — phân tích

Dựa vào số liệu thực tế điều tra được về hiện trạng sử dụng năng lượng biogas của 19 hộ gia đình ở thị xã Sơn Tây ( phản phụ lục ) ta chọn hai hộ gia đình

tiêu biêu đê đánh giá hiệu quả năng lượng và phân tích cơ câu sử dụng năng lượng,

đó là gia đình ông Giang Văn Toàn và gia đình bà Nguyễn Thị Phương Ta thây rõ

hiệu quả mà biogas đem lại cho 2 hộ gia đình này

* Gia đình ơng Giang Văn Tồn - Hộ có 5 người

- Nghề: nấu rượu, chăn nuôi Nuôi lợn: I5 con, gà: 30 con

- Ham hinh cau, 14m’, kinh phí khoảng 15 triệu, vay ngân khoảng 10 triệu

-_ Hầm xây tháng 2/2010, mới xây nên vẫn dùng tốt, chưa có sự có gì - Dung gas dun nau sinh hoạt thoải mái

- Dién TB hang tháng: 400.000đ/1 tháng

- Trudéc khi dung biogas: Than: 2 ta/ 1 thang (1 kg than: 1800 đ) Gas cn: 1 binh/ 2 thang ( I bình: 250.000đ) - Khi dùng biogas: Than: giảm được khoang 5 can/ 1 ngay

Gas cn: thì không còn dùng nữa

* Gia đình bà Nguyễn Thị Phương

- Hộ có 5 người

- Nghề: nấu rượu, chăn nuôi Nuôi lợn: 4 con - Hầm hình cầu, 8mỶ, kinh phí khoảng 10 triệu

- _ Hầm xây cách đây 3 năm, bị hở gas nhưng đã sửa - Dung gas dun nau sinh hoạt

- Dién TB hang thang: 150.000d/1 thang

Trang 28

-_ Trước khi dùng biogas: Than: 3 ta/ 1 thang ( 1 kg than: 1800 đ) Gas cn: 1 binh/ 2 thang ( I bình: 250.000đ) - Khi dung biogas: Than: 1 ta/1 thang

Gas cn: thì không còn dùng nữa

3.3.2 Đánh giá hiệu quá năng lượng và phân tích cơ cấu sứ dụng năng lượng

Bảng 3.6: Tình hình sử dụng năng lượng của 2 hộ gia đình trong quá trình khảo sát STT 1 2 Tên gia đình Giang Văn Toàn | Nguyễn Thị Phương Điện 400 150

Chỉ phí năng lượng khi chưa dùng biogas Than, củi > 360 540

(nghin dong /1 thang )

Gas công nghiệp 125 125 Tổng chỉ phi 885 815 Điện 400 150 Chi phí năng lượng khi Than, củi 90 180 dùng biogas (nghìn đông /I tháng ) Gas công nghiệp 0 0 Tổng chỉ phí 490 330 Chỉ phí tiết kiệm được khi dùng Biogas 395 485

Ta thấy, khi dùng hầm Biogas hàng tháng gia đình ông Giang Văn Toàn tiết

kiệm được 395.000đ, gia đình bà Nguyễn Thị Phương tiết kiệm được 485.000đ Do nghề phụ của 2 gia đình là nấu rượu nên hàng tháng đều phải sử dụng khối lượng

Trang 29

* Gia đình ơng Giang Văn Tồn + Khi chưa dùng biogas mỗi tháng sử dụng hết:

- Than: 200 kg

- Gas cn: 6 kg ( do 1 bình/2 tháng mà lượng khí mỗi bình là khoảng 12kg) -_ Điện: Với giá điện sinh hoạt tính trung bình 1.000 đ/kWh, mỗi tháng gia đình sử dụng: 400.000/1.000 = 400 (kWh) + Khi dùng biogas mỗi tháng sử dụng hết: - Than: 50 kg - _ Gas cn: không dùng nữa - _ Điện: 400 kWh Bảng 3.7: Cơ cấu sử dụng năng lượng gia đình ông Giang Văn Toàn Dạng năng lượng Khối lượng Nhiệt trị Nhiệt năng (Mcal) | Tỉ lệ (%) Khi chưa đùng biogas Điện 400 kWh 860 kcal/kWh 344 26 Than 200 kg 4.500 kcal/kg 900 69 Cui - 3.200 kcal/kg - - Gas cn 6 kg 11.500 kcal/kg 69 5 Khi ding biogas Dién 400 kWh 860 kcal/kWh 344 60 Than 50 kg 4.500 kcal/kg 225 40 Cui - 3.200 kcal/kg - - Gas cn - 11.500 kcal/kg - -

Nhìn bảng trên, ta thấy khi chưa dùng biogas thì trong tổng cơ cấu năng lượng của gia đình ông Giang Văn Toàn, than chiếm tỉ trọng lớn nhất ( 69%), tiếp đến là điện ( 26%), cuối cùng là gas cn (5 %) Nhưng từ khi đùng biogas dé dun nau sinh hoạt hàng ngày thì cơ cấu năng lượng có thay đổi, điện chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó đến than, gas cn không phải sử dụng nữa

* Gia đình bà Nguyễn Thị Phương + Khi chưa dùng biogas mỗi tháng sử dụng hết:

- Than: 300 kg

Trang 30

- Gas cn: 6 kg (do 1 binh/2 tháng mà lượng khí mỗi bình là khoảng 12kg) -_ Điện: Với giá điện sinh hoạt tính trung bình 1.000 đ/kWh, mỗi tháng gia đình sử dụng: 150.000/1.000 = 150 (kWh) + Khi dùng biogas mỗi tháng sử dụng hết: - Than: 100 kg - _ Gas cn: không dùng nữa - Điện: 150 kWh Bảng 3.8: Cơ cấu sử dụng năng lượng gia đình bà Nguyễn Thị Phương Dạng năng lượng | Khối lượng Nhiệt trị Nhiệt năng (Mcal) | Ti lé (%) Khi chưa dùng biogas Điện 150 kWh 860 keal/kWh 129 8 Than 300 kg 4.500 kcal/kg 1350 87 Cui - 3.200 kcal/kg - - Gas cn 6kg 11.500 kcal/kg 69 5 Khi ding biogas Điện 150 kWh 860 keal/kWh 129 22 Than 100 kg 4.500 kcal/kg 450 78 Cui - 3.200 kcal/kg - - Gas cn - 11.500 kcal/kg - -

Nhìn bảng trên, ta thấy khi chưa dùng biogas thì trong tổng cơ cấu năng lượng của gia đình bà Nguyễn Thị Phương, than chiếm tỉ trọng lớn nhất ( 87%), tiếp

đến là điện ( 8%), cuối cùng là gas cn (5 %) Từ khi dùng biogas để đun nấu sinh

hoạt hàng ngày, than vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng có giảm so với trước, sau đó đến điện, gas cn không phải sử dụng nữa

3.4 MỘT SO GIAI PHAP TANG HIEU QUA SU DUNG NANG LUQNG BIOGAS

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, em nhận thấy Sơn Tây là thị xã có tiềm năng năng lượng Biogas khá lớn Người dân Sơn Tây đã bắt đầu quan tâm, chú

ý khai thác năng lượng Biogas, song vẫn chưa khai thác hết tiềm năng hiện có

Phát triển năng lượng Biogas sẽ giúp chúng ta có một nền kinh tế phát triển

Trang 31

Tuy nhiên việc phát triển năng lượng Biogas đang gặp một số thách thức, khó khăn như: sự hô trợ của Nhà nước vê đâu tư nghiên cứu và phát triên cũng như

đầu tư về kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất, ứng dụng công nghệ Biogas còn hạn chê Sự nhận thức của xã hội vê năng lượng Biogas còn thâp Giá thành của

hâm Biogas còn khá cao

Dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế tìm hiểu được, em đề xuất một số giải pháp

giúp tăng hiệu quả sử dụng năng lượng Biogas: -_ Giải pháp quản lý:

+ Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích mà khí sinh học mang lại đến với từng

hộ chăn nuôi

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư

+ Hỗ trợ kinh phí cho các hộ khi xây dung ham Biogas

+ Cần có chế độ bảo dưỡng, thông hút bề theo định kì

+ Khen thưởng hợp lý những hộ gia đình, trang trại sử dụng hiệu quả nang

lượng Biogas Xây dựng chính sách bắt buộc các hộ chăn nuôi với sô lượng lớn

phải sử dụng hâm Biogas

+ Phát triển ngành năng lượng mới này lên quy mô lớn hơn -_ Giải pháp về kỹ thuật:

+ Tích cực nghiên cứu công nghệ mới giúp nâng cao chất lượng, hiệu suất hâm khí Biogas, giúp giảm giá thành xây dựng hâm

+ Nhập các cơng nghệ nước ngồi phù hợp với Việt Nam

+ Kết hợp sử dụng với các dạng năng lượng mới và tái tạo khác để tăng hiệu quả sử dụng

Trang 32

KÉT LUẬN

Sau 8 tuần thực tập tại Trung tâm Công nghệ năng lượng và Vật liêu mới — Viện Khoa học năng lượng, em đã có nhiều cơ hội để học tập, tìm hiểu về công

nghệ sản xuất, tiềm năng ứng dụng và phát triển năng lượng biogas ở Việt Nam, đặc biệt là tiềm năng và hiện trạng sử dụng năng lượng biogas ở thị xã Sơn Tây - Hà

Nội Em nhận thấy sử dụng năng lượng biogas ở quy mô hộ gia đình rất hiệu quả,

giảm chi phí về năng lượng cho các hộ và giảm ô nhiễm môi trường Thị xã Sơn Tây nói riêng và Việt Nam nói chung có rất nhiều tiềm năng và cơ hội đề đây mạnh phát triển năng lượng biogas nhưng chưa được khai thác triệt để

Qua đây, em hy vọng rằng chương trình phát triển năng lượng biogas sẽ nhận

được sự quan tâm nhiều hơn nữa của nhà nước đề có thẻ đây mạnh công tác nghiên cứu các công nghệ cho phù hợp với điều kiện của nước ta và tìm kiếm các nguồn

vốn đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình dự án phát triển năng lượng sạch trên thế giới Day manh phat trién nang lượng biogas không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng đối với việc khai thác các nguồn năng lượng hóa thạch mà còn giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao đời sống cho

người dân

Mặc đù đã có rất nhiều có gắng nhưng vì thời gian và kiến thức có hạn nên báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy, cô và các anh chị hướng dẫn đề em có thể có thêm kinh nghiệm đề có

Trang 33

Định hướng đồ án tốt nghiệp

Do thời gian thực tập tại Trung tâm Công nghệ năng lượng và Vật liêu mới — Viện Khoa học năng lượng có hạn, nên em mới chỉ tìm hiểu sơ qua về lý thuyết năng lượng tái tạo — năng lượng Biogas, và tiềm năng, thực trạng sử dụng Biogas tại một huyện của thành phó Hà Nội Vì vậy em sẽ tiếp tục làm đề tài này, nghiên cứu sâu hơn trong đồ án tốt nghiệp sắp tới Em sẽ tìm hiểu nhiều hơn về công nghệ, ứng dụng khai thác và phân tích kĩ hơn về hiệu quả năng lượng Biogas đem lại ở quy mô lớn hơn ( trang trại ) trong thực tế Em sẽ có gắng hết sức để có thể hoàn thiện tốt

hơn trong bài đồ án tốt nghiệp tới

Trang 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Cơ sở năng lượng mới và tái tạo - Đặng Đình Thống, Lê Danh Liên - Nhà xuất

bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội

2 Bài giảng năng lượng tái tạo - Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh

3 Công nghệ Biogas, trường Đại Học YERSIN Đà Lạt

Trang 35

PHỤ LỤC:

Hiện trạng sử dụng năng lượng Biogas ở một số hộ gia đình ở thị xã Sơn Tây

Trang 38

009 t8 "enu 8unp đuoul 1) seBoIq 9d I8 8unqu pooo'osz / Sue £ /qutq |: se yuig Sunp 99 Avp opnay - “enU Bunp BugYy [8 Sunyu unp 9p mo Funp 99 oonay - “TY ÁtX Ấp! p Bunp OH - -enu Sunp Suoyy od Sung 3ups de ap Sunp 99 Avp opm, “ear reoys Woy Yurs neu UNp ses Fung - , “AL ax ep Bunyu ses Avp op dvu yeq iq - “nOEN | OY dHNP ‘Buoyd trọt tÄqu ÖuQ Öưyq r† up tệ - L007 « rel TOTLL 0 POOLEIPLILO Av, wos 5uoq 90 Suy wei, 0L 1x ex ‘gnu q2 Suny wr ta€nÑN 010 Ø6/£1 61 O81 Ost S8b "enu 8unp uọa uotJ t) :02 seÐ :P000'081/ 8ưeu 1/8) | suey, seBo1g Sunp npy - “pooo'osz / Suey Z /00Iq | :19 SEĐ :P000'0g€ /80ÿA) | /] £ :sE8OIq Ổưnp 1 901ML - “wou yurs neu uNp sed Sung - “ens ep Sunyu se oy ig wey - ol (00£ Avx AL Ug, T989T £l196£9£Et910 Avy, wos wey Buys 5uoq 9 lọnu ueyp “tôm ĐỀN Buonyd ML ugkn3N, ol 06/6/S §I 06 Ost SOE "(8u | /%6`0 !E| ) tỘH] § Ava wavy €pX tự ~ ‘viu Bunp ues Sugyy WH :09 SÈĐ :p000706/ 8uyt) 1/83 0€ :B\ :seBoIq Sup yy - 'P000'0c /8ưyt) £ /quIq [ :u9 SEĐ :P000'0/Œ/ Buytl | /BAOS1 :uBL :sð801q Ÿp IJÿ 307ML - 0u Bượp tọX đợt 09 Sổ 01] 02) "tp IÿOt Tổo uIs ngu unp s8 8ưng - 13 9 tis 99 enyo Jo) FuNp uA WHEE - L007 px aL mel 6/18 0c 0c 0981£8€€t0 XtIL wey ud Bug Buy wx lọnu wey) wuL taKnÑN ol Ot/6/S 00€ t8 'ønu 8ưp 8uouy t seBo1g Bunp O15 'D000'0€£ / 8u) £ /014 [ :09 s88 8ưnp 05 BDỊ 20n11- “Woy yuls neu uNp sez Sung - “Bunp ur wow) sed Wy Oy Suonyy (01A tẺ[ 1} tiện 1HY Nes AvTU 01 "uô| O2 (uIs 8upty 0n) tưạn op seổi ngiin iq | 03 19) Sup uA WE - se 8007 “px ou anu use TCS 0£ XtIL uog 9S UIA uenyy ULL tOL lọnu wey) wey iq ua£nBN ol Ot/6/S Os 001 “equ 8unp go Sugyy 1p svdoig oo yy Tuvyp 1/00007001 :E) 8p *eD{ 20m1 - “eu! IwoUy NU UNp seB Bung - “ty }0q J0 Ipqd tạu 9g} iq 800V] q1) 'Se8 tr] 0IEH - €00£ Avx AL wg SILbT 0z 96LIPEPETIO Avy, wos ues tộtA, upnyy tt wou Bugns wey Sonu uy rq Ang nary ol 06/6/S sl “enu Sunp Fugyy (yy sedorg Funp 913 “unp ap wey Sunp wry ona ~ “ups Kenyy ap Sunp we 9] “19s unp opnu we € ẤgŠu ‘wan TRoyp Joy YUIs NEU unp sed Sung - “tyd qury ¢/1 1 gy 96ng - “OBI ques 2p tu 9 ueyd J0 IỆd 800V] (011, - 91 tửy 000đ 92W] Avy we 1ip eno ex sa gi s4= de ug 60£0t ol 1S//19€£t0 wos Ae tộIA, 9S

tOL ULL trynH

Ngày đăng: 23/02/2014, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w