Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
604 KB
Nội dung
Bàitập nhóm
đề tàichếbiếnthủy sản
Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân
2
Khoa kinh tế Bàitậpnhóm kinh tế ngành
Mục lục
Phân bố dân số theo vùng kinh tế -sinh thái giai đoạn 2001-2008 12
Lao động phân theo vùng kinh tế - sinh thái giai đoạn 2001-2008 13
Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2008 15
Hiện trạng lao động CBTS XK phân theo vùng kinh tế, 2001-2009 17
Chế biếnthủysản là khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy
sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Nhưng để cho thủysản có giá
trị sử dụng lâu hơn nữa thì phải cần có một hệ thống bảo quản tốt đó là hệ thống
đông lạnh. Và đó cũng là cơ sở để hình thành ngành chếbiến và bảo quản thủy
sản đông lạnh.
Những sản phẩm thủysản được chếbiến và bỏa quản không những phục
vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, đem về ngoại tệ cho đất
nước. Ngành chếbiến và bảo quản thủysản đông lạnh ở Việt Nam qua 36 năm
hình thành và phát triển nên những bước thăng trầm của ngành này luôn gắn
liền với nhịp sống chung của nền kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đổi mới
Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân Lớp 09QT
2
2
Khoa kinh tế Bàitậpnhóm kinh tế ngành
toàn diện đất nước. Nên nhóm chọn ngành “chế biến và bảo quản thủy đông lạnh
làm chủ đề nghiên cứu”.
Có 6 nội dung chính trong bài và những đóng góp của những thành viên trong
nhóm như sau:
1 Sự hình thành và phát triển của ngành
(Lê Thị Thanh Hồng Ny)
2 Môi trường vĩ mô tác động đến ngành
(Đoàn Văn Thiện)
3 Các lượng cạnh tranh trong ngành và tình hình cạnh tranh
(Đỗ Thành Lâm)
4 Các lực lượng dẫn dắt ngành
(Lê Thanh Quốc)
5 Các nhân tố then chốt quyết định sự thành công của ngành
(Trần Thị Ngọc Hằng)
6 Tính hấp dẫn của ngành
(Đinh Đặng Triệu)
Phạm vi nghiên cứu trong ngành, phương pháp nghiên chủ yếu là phân tích
định tính dựa trên thông tin trên internet và kiến thức kinh tế.
Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân Lớp 09QT
3
2
Khoa kinh tế Bàitậpnhóm kinh tế ngành
1. Sự hình thành và phát triển của ngành.
Quá trình phát triển của ngành chếbiến và bảo quản thủysản đông lạnh có thể
được hình dung qua các giai đoạn sau:
1.1. Giai đoạn 1975 - 1980
Nằm trong tình trạng trì trệ chung của
kinh tế đất nước, ngành chếbiến và bảo
quản thủysản đông lạnh cũng lâm vào tình
trạng sa sút kéo dài. Trang bị bảo quản
nguyên vật liệu rất thô sơ, lạc hậu. Cá đánh
bắt được chỉ bảo quản bằng ướp muối
trong hầm tàu. Các cơ sở chếbiến có được
chủ yếu bằng nguồn viện trợ không hoàn
lại của quốc tế. Năm 1980 cả nước mới chỉ
có 40 cơ sở chếbiến đông lạnh với tổng
công suất cấp đông là 172 tấn/ngày. Trong
khi đó nhiều nhà máy xây dựng xong
nhưng không phát huy được công suất,
nguyên liệu khai thác chỉ được huy động
cho chếbiến từ 20 - 30%. Công nghệ chế
biến lạc hậu nên có sự thất thoát lớn trong
quá trình chếbiến và bảo quản. Theo số
liệu của Viện Nghiên cứu Hải sản năm
1992, nguyên liệu qua chếbiến so với tổng
nguyên liệu năm 1976 chỉ đạt 22%, trong
số đó tổng lượng hao phí là 21%; nguyên liệu không qua chếbiến là 72%, hao phí là
20%. Đây là giai đoạn phát sinh nên không có nhiều rào cản cho đối thủ cạnh tranh.
1.2. Giai đoạn 1981 - 1994
Cuối năm 1979, Nhà nước cho phép Bộ Thủysản quản lý thống nhất và khép kín
toàn bộ quá trình từ đánh bắt đến chếbiến và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, thay cho
trước đây ngành chỉ đảm nhận khâu khai thác và chế biến, còn việc thu mua và tiêu
thụ do ngành nội thương và ngoại thương đảm nhận. Chủ trương này không những
khắc phục được tình trạng manh mún, rời rạc, mà còn giải phóng mạnh mẽ sức sản
xuất, hoạt động sản xuất gắn bó chặt chẽ với tiêu dùng. Trong 15 năm liên tục, ngành
thủy sản luôn hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao với
tốc độ tăng trưởng bình quân 5 - 7%/năm về sản lượng khai thác; 12 - 13% về giá trị
kim ngạch xuất khẩu. Năm 1990 giá trị sản lượng đạt 1.020.000 tấn và thu về 205
triệu USD hàng hóa xuất khẩu. Năm 1994 đạt sản lượng 1.211.000 tấn và 458 triệu
USD kim ngạch xuất khẩu.
Nổi bật nhất trong giai đoạn này là lĩnh vực chếbiến phát triển rộng khắp với tốc
độ tăng bình quân 9 nhà máy mỗi năm. Đến cuối năm 1994, số nhà máy chếbiến thủy
sản đông lạnh lên đến 178 nhà máy, với tổng công suất cấp đông 780 tấn/ngày, thêm
vào đó còn có hệ thống các nhà máy sản xuất nước đá với tổng công suất 2.000
tấn/ngày đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt về chất trong quá trình giữ gìn độ tươi
của nguyên liệu, giảm tiêu hao, thất thoát sau thu hoạch, góp phần nâng cao giá trị
kinh tế của sản phẩm. Kết quả là tỷ lệ sản phẩm chếbiến đông lạnh so với tổng
Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân Lớp 09QT
4
2
Khoa kinh tế Bàitậpnhóm kinh tế ngành
nguyên liệu tăng nhanh và đạt 51%/năm vào năm 1994, một tỷ lệ khá cao nếu so với
11,4%/năm của thời điểm năm 1980.
Về chếbiếnthủysản nội địa, điều đáng lưu ý thời kì là tỷ lệ sản phẩm được bảo
quản đông lạnh phục vụ tiêu dùng nội địa ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và
chất lượng. Đây được xem là giai đoạn phát sinh của ngành vì thế kiểm soát bí quyết
công nghệ là một rào cản nhập cuộc quan trọng trong thời kì này.
1.3. Giai đoạn 1994 đến năm 2000
Nghị quyết 03/NQ/TW ngày 6 - 5 - 1993 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 05-
NQ/HNTW ngày 10 - 6 - 1993, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung Ương Đảng khóa VII đều khẳng định xây dựng thủysản trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn. Bởi vậy, ngành chếbiến và bảo quản thủysản đông lạnh cũng nhận được
sự chú trọng đặc biệt của các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chương trình,
dự án táo bạo như đánh bắt xa bờ đã được hình thành cũng như việc xây dựng một số
hệ thống đông lạnh để bảo quản thủysản được chế biến. Xuất khẩu tăng mạnh, từ 550
triệu USD (năm 1995) lên 1,478 tỷ USD (năm 2000). Tuy nhiên, với giai đoạn 1996-
2000, theo đánh giá của các chuyên gia, mức tăng trưởng thực sự theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ mới là bước đầu. Chính vì vậy đây là giai đoạn tăng
trưởng.
Trong khoa thời kỳ đổi mới, ngành chếbiếnthủysản đã có nhiều biến đổi
đáng kể về qui mô và trình độ học công nghệ và mở rộng thị trường.
1.4. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Chương trình chếbiến và bảo quản xuất khẩu thủysản đến năm 2005 đã được Thủ
Tướng Chính phủ phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chương trình
tạo bước ngoặt trong thế kỷ XXI cho ngành chếbiếnthủysản nước ta. Có thể nói,
chế biến xuất khẩu thủysản là động lực cho tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu trong
khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Đến nay, theo Cục Quản lý chất lượng nông- lâm sản và thủysản (Nafiqad), cả
nước có 300 cơ sở chếbiếnthủysản và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản
phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu, có tổng công suất 200 tấn/ngày. Cũng theo thống
kê của Nafiqad, tính đến thời điểm này, cả nước có 300 doanh nghiệp được phép xuất
khẩu thủysản sang EU, hơn 440 doanh nghiệp sang Hàn Quốc, hơn 440 doanh
nghiệp sang Trung Quốc, 30 doanh nghiệp sang Liên bang Nga, 60 doanh nghiệp
sang Brazil và gần 450 doanh nghiệp sang Nhật Bản. Tính đến cuối năm 2009, giá trị
kim ngạch xuất khẩu hàng thủysản đạt 4,2 tỷ USD.
Chiến lược biển đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia
mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển
toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển
nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Ngành chếbiếnthủysản cũng
sẽ phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mình, tạo động lực thúc đẩy các ngành khác
cùng phát triển. Đây chính là giai đoạn tăng trưởng của ngành nhu cầu sản phẩm
ngày càng được tăng lên. Điều đặc biệt là sang thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại
hóanày, các nhà máy đông lạnh liên tục mở rộng qui mô và thay đổi công nghệ tiên
tiến, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, bên cạnh đó một số nhà máy đông lạnh khác
cũng có những cải tiến công nghệ để phù hợp với yêu cầu thị trường. .Ngày càng có
nhiều cơ sở chếbiếnthủysản được đưa vào hoạt dộng,cho tới năm 2003 có khoảng
300 doanh nghiệp với khả năng sản xuất khoảng 200 tấn/năm.Và hiện nay ngành
thủy sản đã đóng một vai trò không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân,khoảng
Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân Lớp 09QT
5
2
Khoa kinh tế Bàitậpnhóm kinh tế ngành
5%GDP,mang lại giá trị kinh tế rất to lớn về xuất khẩu(năm 2004,xuất khẩu thủy sản
đạt 2.4 tỷ USD,chiếm 9,2% tổng giá trị xuất khẩu,năm 2009 dự đoán xuất khẩu thủy
sản đạt 4-5 tỷ USD). Điều đó cho thấy đây chính là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc
của ngành nên nhu cầu sản phẩm ngày càng được tăng lên.
2. Môi trường vĩ mô tác động đến ngành.
2.1. Môi trường toàn cầu.
Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành thuỷsản có nhiều
thuận lợi, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức. Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục
khai thác tốt các tiềm năng, đầu tư phát triển có hiệu quả, bền vững và tiếp tục hội
nhập nhanh với thủysản khu vực và quốc tế
Về thuận lợi:
+ Việc gia nhập WTO đã mang lại cơ hội cho sản phẩm thủysản Việt Nam trong
việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh
nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó
có sản phẩm thủysản đông lạnh.
+ Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những
lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủysản đông lạnh
Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
+ Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành
viên, Bộ Thủysản đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp.
+ Gia nhập WTO là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư
vào phát triển thủysảntại Việt Nam noi chung và ngành thủysản đông lạnh nói riêng.
Ngành Thuỷsản Việt Nam đã đứng vị trí thứ 7 trong topten có kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản lớn nhất, với 2,65 tỷ USD đạt được trong năm 2005, và đã có mặt ở 105 thị
trường nước ngoài…
Tuy nhiên, sự bùng nổ mạnh mẽ này là một phần khiến cho xuất khẩu thủysản Việt
Nam phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh
cũng như các vụ kiện chống bán phá giá (điển hình như vụ kiện cá tra, basa và vụ kiện
tôm).
Về khó khăn:
+ Việt Nam là nước đang phát triển, nên khả năng cạnh tranh của hàng thủysản còn
yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi khắt khe.
+ Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp
luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
+ Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chếbiến xuất khẩu,
cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực
chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
+ Công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề
cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập.
Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân Lớp 09QT
6
2
Khoa kinh tế Bàitậpnhóm kinh tế ngành
+ Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm
nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số
lượng và chất lượng trong điều kiện của WTO.
+ Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát
chất lượng, kiểm dịch hàng thủysản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn đối với
việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi trường sống của các
loài thủy sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những cạnh tranh không lành
mạnh sẽ diễn ra đối với thủysản Việt Nam nói chung và thủysản đông lạnh nói riêng.
+ Do Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang
gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và
trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủysản chưa đáp ứng được các chuẩn mực
quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủysản (hệ thống thủy lợi, các
chợ thủysản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản) chưa có hoặc còn yếu, cộng
với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức lớn
trong việc giữ được thị trường trong nước.
+ Vấn đề thương hiệu của thủysản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn,
vì hiện nay các mặt hàng thủysản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập
khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được
sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ “cá basa” thành “cá mú” ở thị
trường Mỹ vừa qua.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủysản Việt Nam đang là mối lo ngại nhất là
khi sắp bước qua ngưỡng cửa WTO. Nếu không nâng cao được sức cạnh tranh, thì
ngành thủysản Việt Nam không những sẽ đuối sức trong cuộc đua xuất khẩu với
những đối thủ mạnh của châu á và châu Mỹ, mà còn bị “hạ nốc ao” ngay chính trên
“sân nhà
Vì vậy, chủ động các điều kiện và biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm đã và đang được các cơ quan chức năng của Bộ Thủysản dành nhiều công sức
chuẩn bị nhất. Theo Vụ hợp tác quốc tế Bộ thuỷ sản, có bảy biện pháp cần được tập
trung đẩy mạnh:
Một là, tăng cường công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất
nguyên liệu thủy sản, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm đa dạng hóa đối tượng xuất
khẩu với giá thành hạ.
Hai là, tổ chức lại sản xuất trong toàn ngành theo hướng liên kết ngang và dọc giữa
các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ thủy sản, nhằm tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị
trường trong và ngoài nước.
Ba là, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, tăng cường năng
lực chếbiến cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu,
tăng năng lực chếbiến mặt hàng giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về
chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bốn là, tiếp tục công tác quy hoạch phát triển thủy sản, thực hiện chuyển dịch cơ
cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủysản làm nguồn cung cấp
chính nguyên liệu sạch cho chế biến, đặc biệt là chếbiếnthủysản đông lạnh xuất
khẩu và tiêu dùng nội địa.
Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân Lớp 09QT
7
2
Khoa kinh tế Bàitậpnhóm kinh tế ngành
Năm là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào xây dựng thương
hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực.
Sáu là, tăng cường công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ, tái
tạo nguồn lợi, thực hiện quản lý an toàn vệ sinh, môi trường, đảm bảo phát triển nghề
cá bền vững.
Bảy là, tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất
nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
2.2. Yếu tố công nghệ.
Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về công nghệ CBTS tại các viện
nghiên cứu chưa nhiều, chưa theo kịp yêu cầu của sản xuất, kinh doanh. Trong khi tại
các doanh nghiệp việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ chếbiến thuỷ
sản ở trình độ cao đã có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là ở các doanh nghiệp chế
biến sản phẩm thuỷsản đông lạnh và đồ hộp. Vai trò của các doanh nghiệp CBTS xuất
khẩu trong giai đoạn này rất lớn trong việc nhập và tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới.
Trong CBXK, sản phẩm giá trị gia tăng (làm sẵn, ăn liền) đã chiếm tỷ lệ đáng kể, với
hàng trăm mặt hàng, mẫu mã sản phẩm hấp dẫn. Nhiều sản phẩm bao gói nhỏ, tiêu thụ
tại các siêu thị đang được các thị trường ưa chuộng. Xu thế sản phẩm thuỷsản xuất
khẩu đang chuyển biến tích cực từ xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm thô, sơ chế là
chính nay chuyển sang sản phẩm có hàm lượng công nghệ chếbiến cao hơn mang lại
giá trị kinh tế nhiều hơn. Đang thiếu hẳn các công trình nghiên cứu cải thiện chất
lượng sản phẩm thủysản truyền thống để phát triển thị trường cho sản phẩm này, tiến
tới xuất khẩu các sản phẩm có tiếng từ lâu trên thị trường trong nước và thế giới
Các công trình nghiên cứu khoa học về công nghệ CBTS tuy có số lượng không
nhiều, nhưng đã tập trung giải quyết một số đòi hỏi cấp bách của sản xuất, nhất là công
nghệ bảo quản thuỷsản sau thu hoạch. Một số công trình đã nghiên cưú, ứng dụng
công nghệ về xử lý, sơ chế, bảo quản một số đối tượng thuỷsản như công nghệ bảo
quản mực và một số đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao trên tàu cá, các công nghệ
làm lạnh nước biểnđể bảo quản cá ngừ đại dương.
Có 2 vấn đề cần nhìn nhận riêng biệt, đó là:
2.2.1. Chếbiếnthủy sản.
Hiện nay cả nước có khoang 396 DN chếbiếnthủysản quy mô công nghiệp,
trong đó, có 284 doanh nghiệp với 356 cơ sở chếbiếnthủysản đông lạnh với
công suất thiết bị cấp đông đạt 7.870 tấn/ ngày đêm, số doanh nghiệp tăng bình
quân 4,3%/năm trong khi công suất thiết bị cấp đông tăng bình quân 12%/năm.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng trên, ngành công nghiệp chếbiến còn những
tồn tại như: còn thiếu quy hoạch; công nghệ, trang thiết bị máy móc chế biến
nông lâm thủysản phần lớn là cũ và lạc hậu, các dây chuyền công nghệ sản
xuất mới còn ít; chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến
với sản xuất nguyên liệu và thị trường; công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi
trường còn nhiều bất cập.
2.2.2. Bảo quản thủysản đông lạnh.
Thực trạng và những tác động từ yếu tố công nghệ.
Hiện nay, cả nước có 878 kho lạnh sản xuất của các doanh nghiệp chếbiếnthủy sản
đông lạnh. Hệ thống kho lạnh của cả nước mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tạm trữ sản
phẩm sau chếbiến và đưa vào lưu thông trong điều kiện bình thường. Hệ thống kho
lạnh của nước ta cũng còn nhiều hạn chế như sự phân bố không đồng đều và trình độ
Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân Lớp 09QT
8
2
Khoa kinh tế Bàitậpnhóm kinh tế ngành
công nghệ chưa cao. Có một số doanh nghiệp do điều kiện kho lạnh không đáp ứng
được yêu cầu sản xuất nên phải thuê kho lạnh, nhất là vào thời điểm mùa vụ, từ đó
hình thành nên các kho lạnh thương mại. Tuy nhiên, các kho lạnh thương mại phát
triển cũng chưa nhiều, thiếu kho đông lạnh sâu để dự trữ nguyên liệu nhập khẩu phục
vụ cho chếbiến xuất khẩu nhằm chủ động điều tiết giá thị trường. Bên cạnh đó, khi
vào mùa vụ, nhu cầu gửi hàng cao đã tạo nên cơn sốt giá gửi kho lạnh. Đồng thời, các
kho lạnh thương mại còn được bố trí chưa hợp lý. Tại các khu vực trọng điểm như An
Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang và Bến Tre chưa có hoặc chưa đủ số lượng
kho. Các khu vực như cảng Sài Gòn, Hải Phòng hay các cửa khẩu biên giới phía Bắc
chưa có kho lạnh ngoại quan phục vụ xuất nhập khẩu thủy sản.
Cũng vì thiếu kho lạnh trữ hàng nên hiện nay, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam
chưa thể bán hàng trực tiếp mà hầu hết thông qua hệ thống trung gian. Do đó, các hệ
thống đại lý ở EU bán khá nhiều mặt hàng sản xuất của Việt Nam, nhưng người tiêu
dùng chỉ biết đến thông qua nhãn hiệu các nước khác. Đây cũng là lý do mà các
chương trình xúc tiến thương mại Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự hiệu
quả.
Theo ước tính của các nhà chuyên môn, để có một kho lạnh đạt chuẩn (-18 độ C), sản
lượng khoảng 10.000 tấn, cần đầu tư khoảng 1,5-2 triệu USD. Tuy nhiên, kho lạnh
thủy sản trữ lượng lớn vẫn còn khá hiếm. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, ngành Thủy
sản đề xuất Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư, miễn giảm tiền thuê đất từ 3-5 năm
cho doanh nghiệp trong đầu tư xây dựng kho lạnh. Bên cạnh đó, tạo điều kiện và có cơ
chế chính sách để các doanh nghiệp chếbiếnthủy sản, những tập đoàn kinh tế mạnh
đứng ra đầu tư khai thác kho lạnh./.
Chi tiết về công nghệ làm lạnh thủy sản.
THỊ TRƯỜNG MÁY LẠNH CÔNG NGHIỆP
Theo thống kê thị trường lạnh công nghiệp Việt Nam vào khoảng 30-35 triệu
USD/năm. Trải dài từ Bắc vào Nam, trong đó tập trung chủ yếu ở thị trường Miền Tây
Nam Bộ.
Thị trường Miền Tây chiếm khoảng 20 triệu USD, phần còn lại 10 đến 15 triệu
USD ở Miền Đông Nam Bộ, Miền Trung và Miền Bắc.
Hiện nay khi Việt Nam phát triển mạnh mẽ công nghiệp lọc hóa dầu và các nhà
máy vệ tinh đi kèm, ước tính lạnh công nghiệp cung cấp thêm cho thị trường khoảng
5-7 triệu USD/năm.
Các nhà cung cấp uy tín trong lĩnh vực lạnh công nghiệp ở Việt Nam:
Tập đoàn Johnson Controls-USA, Mycom-Japan, Grasso-Germany.
Và các nhà cung cấp thiết bị phụ trong hệ thống lạnh: Valves Danfoss-Denmark,
Aircooler-Guntner….
Việc xây dựng hệ thống lạnh công nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao vì vậy
không chỉ là nhà cung cấp thiết bị lạnh đơn thuần mà còn phải đem đến cho khách
hàng giải pháp tối ưu nhất: Tự động hóa tiên tiến, Tiết kiệm năng lượng và thân thiện
với môi trường.
ĐẦU TƯ VÀO NHÀ MÁY CHẾBIẾNTHỦY SẢN
Khi đầu tư vào nhà máy chếbiênthủysản cần có một quyết định đúng, ngoài giá
thành của thiết bị cần xem xét các vấn đề dưới đây khi đầu tư vào hệ thống lạnh:
- Công suất, chất lượng và độ tin cậy của thiết bị ?
- Điện năng tiêu thụ trong quá trình vận hành ?
- Điều kiện và chi phí bảo trì ?
- Tính hiệu quả và độ an toàn trong thiết kế kỹ thuật của thiết bị ?
- Kinh nghiệm và danh tiếng của nhà cung cấp ?
Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân Lớp 09QT
9
2
Khoa kinh tế Bàitậpnhóm kinh tế ngành
- Các công trình do nhà cung cấp đã lắp đặt trước đây ?
- Thị trường nội địa, khu vực, toàn cầu & Dịch vụ hậu mãi?
- Chất lượng của thực phẩm chếbiến và khả năng cạnh tranh của chúng trên thị
trường ?
- Phí tổn và rủi ro phát sinh (so với chi phí của toàn bộ dự án) ?
- Thời gian hoàn vốn (khoảng bao nhiêu năm) ?
Thị trường ĐHKK và lạnh công nghiệp ở Việt Nam mới bắt đầu phát triển và còn
nhỏ bé so với thế giới. Chúng ta mới lắp ráp được loại máy ĐHKK cục bộ công suất
nhỏ và khả năng chế tạo loại máy lạnh công suất lớn gặp nhiều khó khăn do thị trường
trong nước nhỏ bé và khó cạnh tranh về công nghệ với các nước tiên tiến. Trước mắt
các cơ quan quản lý Nhà nước nên tập trung một số nội dung sau:
+ Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả
trong lĩnh vực lạnh và ĐHKK.
+ Xây dựng phòng kiểm định đủ điều kiện để đánh giá và dán nhãn sản phẩm
ĐHKK đạt tiêu chuẩn chất lượng.
+ Xây dựng chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ cho các đơn vị và cá nhân đủ
khả năng tư vấn thiết kế trong ngành lạnh và ĐHKK để từng bước khắc phục tình
trạng lạc hậu và thiếu chuyên nghiệp như hiện nay.
2.3. Môi trường văn hóa và xã hội.
Các thói quen và phong tục tập quán tại việt nam ảnh hưởng rất nhiều đến việc cung
cấp nguồn nhân lực cho các nhà máy chếbiến và tiêu thụ các sản phẩm đông lạnh
trong thi trường nội địa.
-yêu tố văn hoá xã hội tác động đến :
2.3.1. Nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp chếbiếnthuỷ sản.
Chuyện tuyển công nhân (CN) ở các nhà máy chếbiếnthủysản là hầu như thường
xuyên, vì nhiều CN làm một thời gian rồi nghỉ. Tình hình biến động CN thủysản diễn
ra ngày càng mạnh khi số lượng các nhà máy ngày càng nhiều và nâng công suất hoạt
động. Do đó, các chủ doanh nghiệp này không chỉ lo việc sản xuất, kinh doanh mà còn
mệt với sự đến rồi đi của CN.
Một lãnh đạo Công ty chếbiến cá tra xuất khẩu cho biết, lượng CN luôn biến động,
nên phải dùng nhiều “chính sách” thu hút CN. Vị này nói với tôi: “Nếu anh giới thiệu
được người vào làm CN cho Công ty chúng tôi, anh sẽ được hưởng 1,5 triệu đồng/CN.
Giới thiệu bao nhiêu người Công ty cũng nhận”. Một lãnh đạo công ty khác than: “Tôi
rất “đau đầu” với việc làm sao để giữ CN. Nhiều khi phải trực tiếp năn nỉ CN ở lại làm
cho Công ty. Tết, đúng ra phải thoải mái đi thăm ông bà, người thân, nhưng phải lo
lắng không biết sau Tết CN còn được bao nhiêu, có đảm bảo cho nhà máy hoạt động
không?”
CN biến động mạnh nhất vào mùa thu hoạch lúa, nhiều CN bỏ nhà máy về nhà làm
nông dân, thu hoạch lúa mướn có thu nhập cao hơn. Các chế độ chính sách của các
Công ty thường không giống nhau, nên xảy ra tình trạng CN từ Công ty này sang
Công ty khác để có thu nhập cao hơn (có nhiều trường hợp CN xin đi Công ty khác
làm một thời gian thấy thu nhập không bằng Công ty cũ hay Công ty cũ nâng đơn
giá, thì xin quay về Công ty cũ). Nhiều CN không quen được với tác phong công
nghiệp, không thích làm việc theo nội qui hay không chịu được với môi trường, cường
độ làm việc tại nhà máy nên trở về làm việc ruộng, vườn
Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân Lớp 09QT
10
[...]... trồng, khai thác thủy sản; quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thủy sả và một số vấn đề khác có liên quan Cùng với hoạt động quản lý Nhà nước của Tổng cục Thủy sản, các Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủysản và nghề muối với những nhiệm vụ quản lý nhà nước về chếbiến và thương mại, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm thủysản cũng đang thực... triển thủysản (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản) cũng dự báo, giai đoạn 2011 - 2020, giá trị thủysảnchếbiến tiêu thụ nội địa sẽ tăng bình quân 5,37%/năm Mức tiêu thụ trong nước năm 2015 được dự báo là 790.000 tấn, năm 2020 là 940.000 tấn Trong đó, sản phẩm thủysản đông lạnh chiếm trên 30% Dù mức tăng trưởng của thị trường thủysản nội địa rất khả quan, song các doanh nghiệp chếbiếnthủysản lớn... sản phẩm thủysản nội địa : Tập quán tiêu dùng thủysản thô của người dân Việt Nam sẽ giảm, tỷ lệ tiêu dùng thủysản đã qua chế biến, làm sẵn, nhưng vẫn giữ độ tươi xạnh sẽ tăng lên trong thời gian tới vì người dân không có thời gian đểchếbiến khi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng, lúc này thủysản đông lạnh sẽ đáp ứng nhu cầu đó Theo như dự báo trên nhu cầu sản phẩm thủy. .. sản phẩm thủysản tươi sống tại các chợ lẻ Với loại sản phẩm tươi sống, các đầu nậu, tư thương có lợi thế hơn các doanh nghiệp xuất khẩu do tổ chức được hệ thống bán lẻ chặt chẽ Dù vậy, CIEM cho rằng, trong tương lai, thói quen tiêu dùng thủysản của người Việt Nam sẽ thay đổi Tập quán tiêu dùng thủy hải sản thô của người dân sẽ giảm, thay vào đó, tiêu dùng thủysản đông lạnh, thủysản đã qua chế biến, ... Tổng cục Thủysản đã được thành lập trên cơ sở Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi Cục Nuôi trồng thủysản thành Vụ Nuôi trồng thủysản Tổng cục Thủysản có 6 đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Với 21 nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù được Thủ tướng giao, Tổng cục Thủysản sẽ chịu trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; hướng... chất lượng sản phẩm đã làm cho ngành chế biếnthủy hải sản của việt nam nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hiện nay xuất khẩu thủy hải của việt nam đã dữ vị trí một trong mười nước xuất khẩu thủy hải sản hàng đầu của thế giới • các hoạt động marketing Lớp 09QT 2 Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân Khoa kinh tế Bàitậpnhóm kinh tế ngành 32 các hoạt đông quản bá sản phẩm thủy hải sản đông... doanh nghiệp chếbiếnthủysản lớn chưa thật sự mặn mà với thị trường này Theo dự báo của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, nhu cầu tiêu thụ thủysản nội địa 10 năm tới sẽ tăng 30 - 40% so với hiện nay, đạt khoảng 22 kg/người Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu thủysản vẫn chưa mặn mà với việc quay lại thị trường nội địa, đặc biệt là thủysản đông lạnh, dù thị trường xuất khẩu thủysản ngày càng... rất dồi dào, đây là một lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như nguồn cung ứng nguồn lao động cho các nhà máy chếbiếnthủysản đông lạnh Thực trạng nguồn lao động trong các doanh nghiệp chếbiếnthủysản nói chung và thủysản đông lạnh nói riêng Chếbiếnthủysản (CBTS) là một nghề mà người lao động phải làm việc trong điều kiện công việc mang tính mùa vụ cao, nhiều thời điểm công nhân... nước đối với các vấn đềchế biến, thương mại thủy sản, bảo đảm VSATTP thủysản Hệ thống tổ chức của các cơ quan nêu trên đang ngày càng được hoàn thiện từ trung ương đến các địa phương để đảm bảo cho hoạt động quản lý Nhà nước được thông suốt, phục vụ tốt cho phát triển chế biến, thương mại thủy sản, đặc biệt cho XKTS Một vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay, là mặc dù xuất khẩu thủysản Việt Nam đã và đang... đóng hộp dầu, mỡ động, thực vật Chếbiến và bảo quản rau quả khác Chếbiến và đóng hộp rau quả Chếbiến và bảo quản rau quả Chếbiến và bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt khác Chếbiến và đóng hộp thịt Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt … Các công ty của các ngành trên được xem như một mối đe dọa bởi các công ty này sẽ đem vào nganh một nguồn năng lực sản xuất mới và muốn chiếm đoạt thị . Bài tập nhóm
đề tài chế biến thủy sản
Nhóm thực hiện: Lục Đại Doanh Nhân
2
Khoa kinh tế Bài tập nhóm kinh tế ngành
Mục lục
Phân. máy chế biến thủy
sản đông lạnh.
Thực trạng nguồn lao động trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản nói
chung và thủy sản đông lạnh nói riêng.
Chế biến thủy