1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN 2022) một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có hiệu quả tại trường mầm non thạch định

22 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 224,5 KB

Nội dung

4444444445 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ CÓ HIỆU QUẢ TẠI TRƯỜNG MẦM NON THẠCH ĐỊNH Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thạch Định SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THẠCH THÀNH NĂM 2022 MỤC LỤC MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài 1.2 Mục đích nghiên cứu 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.5 Điểm mới của sáng kiến Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.3 Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có hiệu quả tại trường mầm non Thạch Định 2.3.1 Khảo sát và bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên trong việc tổ chức, phân loại trò chơi dân gian cho trẻ 2.3.2 Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi tổ chức trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi 2.3.3 Chỉ đạo giáo viên sưu tầm, lựa chọn trò chơi phù hợp với từng chủ đề, từng độ tuổi 2.3.4 Chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi dân gian lồng ghép phù hợp vào từng hoạt động trong ngày của trẻ 2.3.5 Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh để hướng dẫn cho trẻ chơi các trò chơi dân gian tại nhà 2.4 Hiệu quả của sáng kiến Kết luận, kiến nghị 3.1 Kết luận 3.2.Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 1 2 2 2 2 3 3 2 3 4 6 6 7 10 11 15 17 18 18 18 1 Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài Mỗi chúng ta ai cũng đã từng là một đứa trẻ và đã từng chơi rất nhiều trò chơi dân gian khác nhau Trong ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ Người Việt, trò chơi dân gian như một phần không thể thiếu được trong đời sống văn hóa tinh thần, tạo thêm sợi dây gắn kết mọi người với quê hương Bên cạnh lễ hội, trò chơi dân gian cũng là một hình thức vui chơi giải trí nhưng lại không đơn thuần chỉ là một “trò chơi”, nó là một thú vui nhưng cũng vừa là một giá trị văn hóa, một người bạn tinh thần, một phương thức hiệu quả để giáo dục nhân cách Đặc biệt đối với trẻ mầm non, khi mà hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” thì trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà điểm độc đáo nhất của trò chơi dân gian là trong quá trình chơi trẻ không chỉ được vận động tay, chân mà còn được kết hợp đọc các câu văn vần, đồng dao có nhịp, được gieo vần một cách thoải mái và có thể dài ngắn hoặc lặp đi lặp lại tùy thích với các luật chơi, cách chơi rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết, có thể nói trò chơi dân gian chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc mang lại cho trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của trẻ với bạn bè, nó làm cho thế giới xung quanh trẻ đẹp hơn và rộng mở; giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, từ đó không những giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt “Đức- trí- lao- thể- mỹ” Xuất phát từ vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong trường mầm non là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa Thuở còn bé, nhắc đến tuổi thơ bao giờ cũng gắn liền với con trâu, cánh đồng và cánh diều thả gió với những trò chơi dân gian vui nhộn, tuy nhiên thực tế xã hội hiện nay đã phần nào phản ánh được xu thế vui chơi của trẻ khi mà một số trò chơi dân gian truyền thống dần bị mai một “Những trò chơi như đánh chuyền, đánh bi, đánh đáo đến các trò chơi kết hợp hát đồng dao như thả đỉa ba ba, rồng rắn lên mây, nu na nu nống ta không còn bắt gặp các em chơi ở sân trường hay ở nhà nữa Còn đâu cảnh các em bám vai nhau dưới ánh trăng thu vừa đi vừa hát “Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi/ Đến cửa nhà trời/ Lạy cậu lạy mợ” để cuối cùng là “Cho gà bới bếp/ Ngồi xệp xuống đây”[1] và nếu có vui chơi giải trí thì cũng lại chơi với “máy” như vi tính, ti vi, đồ chơi lắp ghép Chúng ta không phủ nhận những lợi ích từ công nghệ 4.0 song nếu chúng ta phụ thuộc vào nó quá nhiều sẽ biến con người thành cỗ máy mà đã là máy móc thì sẽ không có cảm xúc, không có tình cảm giữa con người với con người Với trẻ con việc lạm dụng quá nhiều công nghệ trẻ sẽ bị lôi cuốn vào những trò chơi điện tử, trong đó có nhiều trò chơi bạo lực gây những hậu quả về sức khỏe, tinh thần Ngồi chơi game và xem ti vi lâu quá sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt, phần lớn trẻ bị cận thị hoặc loạn thị rất sớm do mắt ít được điều tiết cũng như đôi mắt ít được nghỉ ngơi Hậu quả ngồi chơi lâu không vận động làm cho trẻ dễ bị dị tật như lệch vai, cong vẹo cột sống, gù lưng và kể cả béo phì, cơ thể phát triển mất cân đối Mặt khác đối với trẻ mầm non khả năng chú ý của trẻ còn kém, trẻ dễ 1 dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng rất nhanh chán, nhanh bỏ cuộc Vậy làm thế nào để giáo viên có kiến thức sâu sắc, biết sưu tầm, tìm kiếm và tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ thật sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn trẻ, khi thực tế vấn đề tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non Thạch Định nói riêng thật sự chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, một số giáo viên chưa có kiến thức về trò chơi dân gian nên thật sự chưa thấy được tầm quan trọng trong việc cho trẻ tiếp cận khám phá nhiều về các trò chơi dân gian Do đó khi tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ chơi chưa đạt được hiệu quả cao Xuất phát từ lý do trên, bản thân là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường tôi thật sự suy nghĩ, trăn trở rất nhiều, sự trăn trở ấy đã thôi thúc tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có hiệu quả tại trường mầm non Thạch Định” nơi tôi công tác để làm đề tài nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn 1.2 Mục đích nghiên cứu: Với đề tài: “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có hiệu quả tại trường mầm non Thạch Định” tôi nghiên cứu với mục đích đưa ra được một số giải pháp nhằm chỉ đạo giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất 1.3 Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại trường mầm non Thạch Định - Nghiên cứu về tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ và hoạt động tổ chức trò chơi dân gian của từng giáo viên ở các nhóm/lớp trong trường mầm non Thạch Định để từ đó tìm ra một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi dân gian trong trường có hiệu quả hơn 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu, đọc các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố nhằm làm rõ cơ sở lí luận có liên quan đến trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non nói riêng - Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát trên giáo viên các nhóm lớp và trẻ toàn trường - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm các giải pháp đã xây dựng để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của đề tài - Phương pháp quan sát: Quan sát giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ ở các nhóm/ lớp trong các hoạt động - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, tổng hợp kết quả và đánh giá 1.5 Điểm mới của sáng kiến Năm học 2013– 2014, bản thân là giáo viên đứng lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi tại trường mầm non Thạch Sơn, tôi cũng đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi”, sáng kiến của tôi được hội đồng khoa học phòng giáo dục Thạch Thành đánh giá xếp loại B cấp huyện Có thể nói tuy kết quả đánh giá chưa được cao nhưng bản thân hiện nay đã được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý và trải qua hai đơn vị công tác tôi vẫn luôn ấp ủ dõi theo và ngầm đánh giá việc thực hiện đề tài khoa học 2 của mình ở các đơn vị tôi công tác và thấy vẫn còn nhiều trăn trở, vì vậy tôi quyết định tiếp tục nghiên cứu đề tài này nhưng nghiên cứu và thực hiện ở tầm cao hơn với cương vị là người quản lý nên có điểm mới: Nếu trước kia đang là giáo viên thì những biện pháp của tôi chỉ xoay quanh đến khả năng của trẻ và của chính bản thân tại lớp mình phụ trách, thì nay với cương vị là người quản lý thì điểm mới trong sáng kiến này của tôi chính là mang tính chất chỉ đạo trong toàn trường chứ không phải là phạm vi ở tại một nhóm/ lớp như trước kia và đối tượng cũng ở phạm vi rộng hơn (Nếu trước kia đối tượng chỉ là một độ tuổi 4- 5 tuổi thì bây giờ đối tượng là trẻ của toàn trường) 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến Trò chơi dân gian là một trong những kho tàng di sản văn hoá quý báu của dân tộc, nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó có sự kết tinh của trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa Đặc biệt đối với tâm lý trẻ em là hay thích bắt chước, tò mò, mô phỏng lại cuộc sống tự nhiên, xã hội thì khi đó trò chơi sẽ là món ăn tinh thần, một phần tất yếu của cuộc sống để thỏa mãn các yêu cầu tâm lý của trẻ, theo nguồn hội dân tộc học Việt Nam trong bài “Một vài kiến nghị về việc bảo tồn các trò chơi dân gian trẻ em trong nhà trường hiện nay” có viết “Một trò chơi rất đơn giản giúp các em rèn luyện được khá nhiều: Thực hiện được cùng một lúc các động tác: Miệng hát, tay đếm nhịp vào chân, mắt nhìn vào tay, người đung đưa theo nhịp hát Sự nhanh nhạy của các cơ quan mắt, tay, chân, miệng, tai của trẻ đều có thể phát triển tốt qua các trò chơi quen thuộc như chi chi chành chành, dung dăng dung dẻ, kéo cưa lừa xẻ cái hay, cái đặc sắc của trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ vận động về thể lực mà còn rèn luyện trí nhớ, vốn từ, khả năng phát âm Cao hơn nữa nó kích thích trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của các em ”[2] Thông qua hoạt động vui chơi trẻ được phát triển nhân cách toàn diện, vì vậy tổ chức trò chơi cho trẻ đặc biệt là trò chơi dân gian là một việc cần thiết, mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em Và thật đáng tiếc nếu trẻ lớn lên mà không hề biết đến những trò chơi mang đầy giá trị màu sắc dân tộc như thế, việc đưa trò chơi dân gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là trong trường mầm non Đúng như PGS TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi, trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả 3 các vùng quê Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”[3] 2.2.Thực trạng của việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ ở trường mầm non Thạch Định * Thuận lợi - Về nhà trường Luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình từ phía phụ huynh và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục đào tạo - Về giáo viên Hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với việc giáo dục trẻ nên đã chủ động tìm hiểu, lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với từng độ tuổi, từng chủ đề trong năm học- đây là một yếu tố đáng khích lệ vì việc tổ chức trò chơi dân gian xuất phát từ giáo viên - Về học sinh Trẻ trong trường đại đa số là trẻ nông thôn nên trẻ không chỉ được giáo viên tổ chức chơi tại lớp/ trường mà trẻ còn được chơi với anh, chị, bố, mẹ, bạn bè tại nhà, tại xóm, đó cũng là một thuận lợi không nhỏ khi giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ * Khó khăn Sau khi khảo sát thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ trong những năm qua tại nhà trường tôi thấy thực sự chưa đạt hiệu quả, cụ thể: - Đối với nhà trường Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, thiếu phòng học, phòng chức năng Nhà trường chưa khắc phục được những khó khăn về môi trường hoạt động như: Diện tích sân trường còn hẹp, chưa có không gian cho trẻ chơi, đồ dùng, đồ chơi để tổ chức các hoạt động chưa được phong phú - Đối với giáo viên + Việc đầu tư thời gian và lên kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại trường chưa được thường xuyên, thời gian tổ chức cho trẻ chơi ít- chủ yếu lồng ghép vào các hoạt động chứ không tổ chức trong suốt cả thời gian nhất định Qua khảo sát mức độ tổ chức trò chơi dân gian ở nhóm, lớp của 14 giáo viên, kết quả: mức độ thường xuyên tổ chức trò chơi dân gian chỉ có 6/14 giáo viên (42,8%), Thỉnh thoảng có 4/14 giáo viên (28,5%), còn lại hiếm khi tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ + Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi: Cách hướng dẫn của giáo viên cho trẻ còn hời hợt, chưa khắc sâu, trong quá trình chơi giáo viên chưa thực sự hòa mình cùng với trẻ, đôi khi trẻ tham gia chơi nhưng giáo viên chưa kịp thời khích lệ nhằm duy trì hứng thú cho trẻ + Vốn kiến thức của giáo viên về các trò chơi dân gian còn ít, việc tổ chức các trò chơi dân gian chưa thường xuyên, các loại trò chơi chưa phong phú mà chủ yếu tổ chức lặp đi lặp lại một số trò chơi đã quá quen thuộc với trẻ, các đồ dùng phục vụ cho trò chơi còn đơn giản, nhiều khi giáo viên chọn những trò 4 chơi đơn giản không phải làm đồ dùng nên không tạo được sự hứng thú cho trẻ khi tham gia chơi - Đối với trẻ Khả năng ghi nhớ chưa ổn định nên việc tham gia chơi và bãi cuộc chơi là thường diễn ra (Nhất là đối với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé) Bên cạnh đó nhiều trẻ có tính rụt rè, thiếu mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động tập thể nên thường lãng tránh không tham gia chơi * Kết quả khảo sát việc tổ chức các trò chơi dân gian của giáo viên và chất lượng trên trẻ đầu tháng 10 năm học 2021- 2022 tôi tổng hợp được kết quả như sau: - Đối với giáo viên Đạt Nội dung Kiến thức của giáo viên về trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non nói riêng Năng lực tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Số GV khảo sát Chưa đạt Giỏi Khá SL Tỷ lệ (%) SL 3 21,4 3 21,4 TB Tỷ lệ SL (%) Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 5 35,7 6 42,9 0 0 6 42,9 5 35,7 0 0 14 - Đối với trẻ Nội dung Trẻ hiểu luật chơi, yêu thích và hứng thú tham gia các trò chơi dân gian Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia các trò chơi dân gian Tổng số trẻ Đạt Chưa đạt SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 75 45,7 89 54,3 85 51,8 79 48,2 164 5 Nhìn vào kết quả trên tôi rất trăn trở nên đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp sau 2.3 Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có hiệu quả tại trường mầm non Thạch Định 2.3.1 Khảo sát và bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên trong việc tổ chức, phân loại trò chơi dân gian cho trẻ Để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đạt hiệu quả thì trước hết người giáo viên phải có kiến thức vững vàng để hiểu biết về các trò chơi dân gian, biết được cách chơi, luật chơi và mục đích của từng loại trò chơi như thế nào? Đồ dùng, dụng cụ để chơi trò chơi đó ra sao? Vì vậy ngay từ khi lựa chọn đề tài nghiên cứu tôi lên kế hoạch tổ chức khảo sát năng lực tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ của giáo viên để nắm được kỹ năng, kiến thức của giáo viên dưới nhiều hình thức khác nhau: - Kiểm tra kế hoạch giáo dục, giáo án của giáo viên xem có thường xuyên lồng ghép trò chơi dân gian cho trẻ vào các hoạt động hàng ngày của nhóm/ lớp mình phụ trách hay không? - Kiểm tra/ dự giờ đột xuất việc giáo viên tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian trong kế hoạch giáo dục đã xây dựng để nắm được chất lượng giáo viên và kết quả trên trẻ Kết quả khảo sát như sau: Phần lớn giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dân gian đối với giáo dục trẻ mầm non Chính vì vậy mà trong kế hoạch giáo dục/ giáo án của giáo viên đã lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động một cách thường xuyên Thông qua dự giờ đột xuất giáo viên các nhóm/ lớp đã tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ theo kế hoạch giáo dục đã xây dựng Tuy nhiên, việc tổ chức các trò chơi dân gian thường được tổ chức vào hoạt động ngoài trời, còn các hoạt động khác thì ít và đa số giáo viên tổ chức loại trò chơi dân gian vận động cho trẻ, trò chơi dân gian học tập và các loại trò chơi khác hiếm khi thậm chí là không tổ chức Từ kết quả khảo sát trên với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi lên kế hoạch triển khai họp chuyên môn đến toàn thể giáo viên trong đó tập trung đi sâu thảo luận các nội dung có liên quan đến việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ ở các nhóm/ lớp nhằm bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên: Trước hết tôi nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của trò chơi đối với trẻ mầm non và sự cần thiết của việc giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian Sau đó cho giáo viên tự nêu lên ý kiến cũng như quan điểm của mình về trò chơi dân gian nói chung và mảng trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non nói riêng, đồng thời tự thảo luận về cách thức tổ chức trò chơi dân gian tại nhóm/ lớp có đạt hiệu quả hay không? Trao đổi về luật chơi, cách chơi của các trò chơi dân gian mà giáo viên thường tổ chức cho trẻ Trong quá trình trao đổi, có một số giáo viên trẻ tâm sự rằng thực sự các cô ấy không có nhiều kiến thức về trò chơi dân gian có chăng chỉ biết một số trò chơi dân gian đơn giản được các ông, các bà dạy cho từ nhỏ như: Chi chi chành chành, nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vồng còn một số trò chơi ở mức độ cao hơn như: Bịt mắt 6 bắt dê, rồng rắn lên mây thì chưa thực sự nghiên cứu kỹ nên khi tổ chức chơi cho trẻ chưa đem lại hiệu quả Một số giáo viên lớn tuổi hơn thì có hiểu biết về trò chơi dân gian và cũng biết cách tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ nhưng cũng chưa thật sự thu hút được trẻ tham gia chơi Tiếp theo tôi thảo luận với giáo viên về phân loại trò chơi dân gian dành cho trẻ, có thể nói giáo viên biết rất nhiều tên các trò chơi dân gian bởi vì trò chơi dân gian trẻ em vô cùng phong phú- không chỉ nhiều về số lượng mà còn đa dạng về thể loại Nhưng để phân nhóm, phân loại cụ thể đối với các trò chơi thì đa số giáo viên chưa nắm rõ và kể tên được Vì vậy để lựa chọn được trò chơi phù hợp với sự phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mầm non, thông qua cuộc họp tôi thống nhất với giáo viên xét về mặt giáo dục trò chơi dân gian chia thành 4 nhóm như sau: - Nhóm 1: Loại trò chơi vận động Bao gồm các trò chơi trẻ em vận động tay, chân, chạy, nhảy giúp trẻ tăng cường về mặt thể lực, rèn sự dẻo dai, đồng thời trẻ vừa chơi vừa đọc những câu văn vần, những bài đồng dao giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, đó là những trò chơi như: Dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, cướp cờ, kéo co, thả đỉa ba ba, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột - Nhóm 2: Loại trò chơi học tập (Thực chất là trò chơi rèn trí tuệ) Đó là những trò chơi nhằm phát huy trí tuệ của trẻ, dạy cho trẻ khả năng quan sát, tính toán Có khi chỉ là một bài đồng dao, trẻ ngồi quây quần với nhau cùng hát, cùng đối thoại để giới thiệu các sự vật xung quanh mình, tiếp thu tri thức về cuộc sống, có khi lại là một trò chơi bày cách tính toán hẳn hoi như trò chơi “Ô ăn quan” hoặc trò chơi “Chuyền thẻ” rõ ràng đây là một bài học đếm từ 1 đến 10 giúp phát triển trí tuệ cho trẻ - Nhóm 3: Loại trò chơi sáng tạo (phát triển thẩm mĩ) Trò chơi này giúp trẻ khả năng sáng tạo, phát triển năng khiếu thẩm mĩ, tính kiên trì trong đó trẻ tự tay làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như: làm chong chóng bằng lá dừa, làm trâu bằng lá mít, lá chuối làm thành con cào cào, trò chơi pháo đất - Nhóm 4: Loại trò chơi tái tạo, mô phỏng lại hoạt động hàng ngày của người lớn Đây là những trò chơi mà trẻ mô phỏng, hóa thân, bắt chước cách sinh hoạt của người lớn có tác dụng phát huy trí tưởng tượng của trẻ như: Nấu ăn, làm nhà, hay trò chơi “dệt vải”; Đối với các trò chơi mô phỏng này, vỏ sò, vỏ hến cũng được coi như là nồi niêu, bát đũa hay cái mo cau cũng biến thành con ngựa Sau khi áp dụng giải pháp này tôi thấy giáo viên được trao đổi, thảo luận với nhau một cách sôi nổi từ đó kiến thức của giáo viên về mảng trò chơi dân gian cho trẻ mầm non phong phú hơn, giáo viên hiểu rõ được cách chơi, luật chơi của rất nhiều trò chơi dân gian, đồng thời phân loại được các trò chơi dân gian quen thuộc và nhận thức được nếu bản thân có kiến thức vững chắc và thật sự đam mê thì khi tổ chức cho trẻ chơi sẽ linh hoạt, sáng tạo hơn 2.3.2 Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi tổ chức trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi 7 Các điều kiện được nói đến ở đây bao gồm: Đồ dùng, dụng cụ, địa điểm chơi, lời ca, đọc (nếu có trong trò chơi) Có thể nói để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian đạt hiệu quả cao thì trước khi cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó giáo viên cần phải chuẩn bị thật tốt các điều kiện đã nói ở trên - Đối với việc chuẩn bị lời ca, đọc (Với những trò chơi có lời đồng dao): Ngay ở phần lí do chọn đề tài đã nói “Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà điểm độc đáo nhất của trò chơi dân gian là trong quá trình chơi trẻ không chỉ được vận động tay, chân mà còn được kết hợp đọc các câu văn vần, đồng dao có nhịp, được gieo vần một cách thoải mái và có thể dài ngắn hoặc lặp đi lặp lại tùy thích, dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết ” Mặc dù ta thấy có những bài đồng dao đọc mà không có ý nghĩa gì song nếu thiếu đi câu hát hoặc lời đọc đó thì trò chơi sẽ bớt phần hấp dẫn và thực tế ta thấy rằng khi trẻ vừa chơi vừa hát/ đọc thì trẻ sẽ vô cùng hứng thú và chơi vui vẻ hơn Ví dụ: Trò chơi “Chi chi chành chành” trẻ vừa chơi vừa đọc “Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương ngũ đế, bắt dế đi tìm, ù à ù ập”, hay trò chơi “Nu na nu nống”, trẻ vừa chơi vừa đọc: “Nu na nu nống, đánh trống phất cờ, mở cuộc thi đua, chân ai sạch sẽ, gót đỏ hồng hào, không bẩn tẹo nào, được vào đánh trống” Như vậy giáo viên hiểu rằng với những trò chơi có lời đồng dao thì trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời và khi đã thuộc lời thì trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin để tham gia vào trò chơi hơn Chính vì vậy, giáo viên cần cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời, thời điểm đón, trả trẻ …và nếu cần thiết giáo viên có thể in lời để phụ huynh về dạy cho con - Với việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi: Mỗi một trò chơi dân gian đều có luật chơi, cách chơi khác nhau vì thế mà đồ dùng, dụng cụ chơi cũng khác nhau và thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được Đồ dùng, đồ chơi của trò chơi dân gian thật phong phú đa dạng và mang đặc thù riêng biệt Vì vậy tôi yêu cầu giáo viên trước khi tổ chức cho trẻ chơi bất cứ trò chơi nào đều phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi và đảm bảo đủ cho các nhóm chơi để tất cả trẻ trong lớp cùng được tham gia chơi Chẳng hạn: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” thì không thể thiếu mảnh vải để bịt mắt, hay trò chơi “Kéo co” nếu không có sợi dây thừng làm dây kéo thì cũng không thể tổ chức được, vì vậy để cho trẻ ở lớp cùng được tham gia chơi thì tuỳ theo số trẻ của lớp mình để giáo viên chuẩn bị đồ dùng cho đầy đủ Ngoài ra một yếu tố không thể thiếu cho khâu chuẩn bị đó là chọn địa điểm chơi sao cho phù hợp với từng trò chơi và từng thời điểm chơi, việc thay đổi không gian chơi sẽ làm tăng hứng thú chơi của trẻ - Có thể nói địa điểm chơi cũng là một yếu tố rất quan trọng để quyết định trò chơi có thành công hay không, tùy từng loại trò chơi giáo viên phải lựa chọn địa điểm chơi cho phù hợp Ví dụ: Có những trò chơi mang tính tập thể cao, có số lượng đông như: kéo co, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây thì địa điểm chơi phải là khu sân rộng, bằng phẳng, sạch sẽ, và thường tổ chức vào giờ hoạt động ngoài trời 8 (Hình ảnh trẻ chơi “Kéo co” vào giờ hoạt động ngoài trời) Còn ngược lại cũng có những trò chơi tĩnh trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như trò chơi: Tập tầm vông, chi chi chành chành, nu na nu nống, ô ăn quan thì giáo viên nên tổ chức lồng ghép vào các hoạt động góc, hoạt động chiều và tìm cho trẻ những địa điểm phù hợp tận dụng mọi không gian như: Hành lang, góc lớp, dưới gốc cây (Hình ảnh trẻ chơi theo nhóm nhỏ ở các góc hoặc sân trường) Như vậy công tác chuẩn bị chu đáo góp phần không nhỏ vào việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đạt hiệu quả tốt hay không, còn sự hứng thú tham gia chơi của trẻ lại phụ thuộc vào khả năng, năng lực tổ chức của cô Sau khi thực hiện giải pháp này tôi thấy giáo viên có sự chỉnh chu hơn trong công tác chuẩn bị, đồ dùng đồ chơi phong phú hơn, địa điểm chơi đa dạng hơn- nếu trước kia giáo viên cứ mặc định cho trẻ chơi dân gian thì phải ra ngoài trời thì nay tư duy của giáo viên đã thay đổi, mọi địa điểm đều có thể tận dụng để chơi những trò chơi phù hợp nếu giáo viên biết sáng tạo, linh hoạt nhằm khai thác, tận dụng tất cả các yếu tố môi trường xung quanh để hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi một cách khoa học và đạt được kết quả tốt nhất trên trẻ, trẻ thuộc lời và mạnh dạn tự tin tham gia chơi say mê hơn 2.3.3 Chỉ đạo giáo viên sưu tầm, lựa chọn trò chơi phù hợp với từng chủ đề, từng độ tuổi Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ, so với các bậc học khác, bậc học mầm non có những đặc điểm khác biệt khi mà khung chương trình giáo dục của từng độ tuổi được thực hiện theo các chủ đề/ chủ điểm trong năm học Chính vì vậy để giáo viên lựa chọn những trò chơi phù hợp với điều kiện của lớp, của trẻ ngay từ đầu năm học tôi phối hợp với các đồng chí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nhà trẻ, mẫu giáo để cùng xây dựng kế hoạch thực hiện các trò chơi dân gian theo hướng tổng quát, định hướng và bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch gợi ý trò chơi dân gian theo các chủ đề (trong đó có cả mục tiêu cần đạt) để trên cơ sở đó, giáo viên các nhóm, lớp linh hoạt lựa chọn các trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với chủ đề Ví dụ: Gợi ý một số trò chơi dân gian vào các chủ đề cho giáo viên TT Chủ đề Tên các trò chơi dân gian Mục tiêu cần đạt Nu na nu nống, thả đỉa ba Có kỹ năng phối hợp các 1 Trường Mầm non ba, Lộn cầu vồng, Tập tầm bộ phận trong cơ thể vông Kéo co, cướp cờ, chi chi 2 Bản thân chành chành Dung dăng dung dẻ, kéo co, 3 Gia đình tập tầm vông, nhảy bao bố Rèn luyện thể lực và sự 4 Nghề nghiệp Rồng rắn lên mây, kéo cưa nhanh nhẹn, khéo léo lừa xẻ, dệt vải 9 Thế giới thực 5 vật, tết Nguyên Đán 6 7 8 9 10 Cướp cờ, kéo co, ném còn, ném vòng cổ chai, Rèn luyện sự khéo léo, Rồng rắn lên mây, bịt mắt Thế giới động luyện thính giác, trí phán bắt dê, mèo đuổi chuột, cắp vật đoán và khả năng đối đáp cua cho trẻ Rèn luyện kỹ năng, kỹ Trốn tìm, ô tô và chim sẻ, ô Giao thông xảo cá nhân, khả năng tô về bến phán đoán chính xác Hiện tượng tự Lộn cầu vồng, tập tầm Biết phối hợp cử động nhiên vông, nhảy lò cò, cắp cua của bàn tay, các ngón tay QH- Đất nước - Kéo co, lộn cầu vồng, nhảy Bác Hồ bao bố Rèn cho trẻ sự khéo léo, Trường tiểu học tinh thần tập thể Mèo đuổi chuột, đánh chuyền, ô ăn quan, trốn tìm Mặt khác trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi, mỗi độ tuổi trẻ có nhận thức và khả năng tư duy, chú ý có chủ định khác nhau do đó các trò chơi cũng cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với từng độ tuổi Tôi định hướng để giáo viên lựa chọn các trò chơi như sau: - Đối với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo 3- 4 tuổi: Do khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức đang còn đơn giản, vì vậy tôi nhắc nhở giáo viên nên chọn những trò chơi đơn giản, nhẹ nhàng, luật chơi và cách chơi dễ hiểu không phải tư duy nhiều, chỉ cần trẻ biết chơi và chơi vui vẻ là được: Nu na nu nống; Dung dăng dung dẻ; Kéo cưa lừa sẻ; Chi chi chành chành; Lộn cầu vồng - Đối với trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi: Khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn so với trẻ 3- 4 tuổi Do đó cũng phải chọn thêm những trò chơi có yêu cầu cao hơn biết định hướng, biết phối hợp với bạn khác khi chơi thì ngoài các trò chơi của trẻ mẫu giáo bé còn có các trò chơi như: Bịt mắt bắt dê; Kéo co; Thả đỉa ba ba; Rồng rắn lên mây; - Đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi: Khả năng ghi nhớ có chủ định và tư duy của trẻ đã phát triển mạnh, yêu cầu giáo viên tổ chức ngoài các trò chơi đã chơi ở lứa tuổi trước thì nên chọn thêm các trò chơi: Trốn tìm, Cướp cờ; Ném còn; Oẳn tù tì; Sau khi triển khai giải pháp này tôi thấy giáo viên hiểu rõ hơn đặc điểm lứa tuổi của trẻ từ đó quan tâm hơn đến việc lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với các chủ đề và từng độ tuổi của trẻ Giáo viên có cảm hứng hơn trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 2.3.4 Chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi dân gian lồng ghép phù hợp vào các thời điểm, hoạt động trong ngày của trẻ Như chúng ta đã biết: Trẻ em tiếp thu và lĩnh hội tri thức không chỉ thông qua hoạt động học mà trong tất cả các hoạt động, thời điểm trong ngày, việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong các hoạt động của trường (lớp) giúp trẻ nhớ nhanh, hứng thú, tích cực hơn khi tham gia trò chơi Do đó để việc 10 tổ chức các trò chơi dân gian đạt hiệu quả tôi chỉ đạo giáo viên nên lồng ghép và đưa những trò chơi dân gian vào từng thời điểm trong ngày của trẻ Thời điểm đón – trả trẻ: Đối với trẻ thời điểm này trẻ được chơi tự chọn với những gì trẻ thích, vì vậy ngoài việc cho trẻ chơi ở các góc chơi thì cô nên hướng cho trẻ biết chơi những trò chơi đơn giản hoặc cô có thể cùng chơi với trẻ Ví dụ: Trò chơi chi chi chành chành, nu na nu nống hoặc giáo viên cũng có thể cho trẻ xem các video trên mạng về các bạn nhỏ đang chơi trò chơi dân gian, để đồng thời khắc sâu cho trẻ về cách chơi Hoạt động thể dục sáng: Thường thì chúng ta thấy sau khi trẻ tập thể dục buổi sáng xong giáo viên cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng như: Dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng… Hoạt động học: Tôi trao đổi với giáo viên triển khai một số nội dung tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ phù hợp với từng môn học và trong cuộc họp chuyên môn tôi gợi ý, định hướng để giáo viên thảo luận và đưa ra trao đổi với nhau một số hoạt động học như sau: Hoạt động phát triển thể chất: Tôi hướng dẫn giáo viên với những vận động cơ bản mà có thể kết hợp cho trẻ chơi trò chơi vận động được tổ chức dưới hình thức trò chơi dân gian nhằm củng cố lại kiến thức cho trẻ thì giáo viên nên biết cách lồng ghép một cách khéo léo, phù hợp để vừa đảm bảo đạt được mục đích của bài học, đồng thời trẻ được tham gia chơi trò chơi dân gian Ví dụ: Đề tài: “Ném xa bằng 1 tay” của lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi, sau khi cho trẻ vận động cơ bản chuyển sang phần trò chơi vận động tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Cướp cờ” để rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn đồng thời rèn sự khéo léo của đôi bàn tay (Hình ảnh: Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đang chơi trò chơi “Cướp cờ”) Hay với đề tài “Bật sâu 30- 35cm” của lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi, cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động “Lộn cầu vồng” với cách chơi như sau: Từng đôi đứng cầm tay quay mặt vào nhau vừa đọc lời ca vừa vung tay về hai bên theo nhịp (Mỗi câu vung tay sang một bên) Lời 1 “Lộn cầu vồng Nước sông đang chảy Thằng bé lên bảy Con bé lên ba Hai anh em ta Cùng lộn cầu vồng” Đọc đến câu cuối “Cùng lộn cầu vồng” trẻ vẫn nắm tay nhau, cả hai cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau (Hình ảnh: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đang chơi trò chơi “Lộn cầu vồng”) Sau câu hát hai trẻ quay lưng lại với nhau và tiếp tục đọc lời 2 và thực hiện như lần trước để trở về vị trí cũ là quay mặt với nhau 11 Lời 2 “Lộn cầu vồng Nước trong đang chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng”.[4] Trò chơi này rất phù hợp khi trẻ vừa được củng cố lại vận động cơ bản vừa học đồng thời trẻ vừa vận động cơ chân lại được vận động cơ tay giúp trẻ phát triển hài hoà Hoạt động làm quen chữ cái: Tôi gợi ý để giáo viên biết cách lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp vào phần gây hứng thú hoặc phần luyện tập để tận dụng đưa các chữ cái vào hoạt động đọc, phát âm như: trò chơi “Ném vòng cổ chai”, trò chơi “Mèo đuổi chuột” Ví dụ: Chủ đề: Thế giới động vật, đề tài: LQCC m, n- độ tuổi: MG 5- 6 tuổi, giáo viên lồng ghép trò chơi dân gian “Mèo đuổi chuột” ở phần luyện tập với cách chơi như sau: Cô đội mũ mèo và đóng vai làm “chú mèo”, trẻ làm những chú chuột, cô chuẩn bị những ngôi nhà giả làm hang chuột, mỗi hang gắn tên một chữ cái và mỗi trẻ đều cầm một chữ cái giống với chữ cái ở hang chuột, khi các chú chuột đi kiếm mồi ăn, vừa đi vừa hát: “Chíp, chíp, chíp, chíp Chúng ta là chuột Răng nhọn, tai dài Chíp, chíp, chíp, chíp” Lúc này mèo xuất hiện và kêu “meo, meo”, các chú chuột phải chạy nhanh về hang có chữ cái giống chữ cái cầm trên tay, chú chuột nào chậm chân bị mèo bắt được hoặc về nhầm hang sẽ thua và tiếp tục đóng vai mèo Như vậy giáo viên thấy, nếu trò chơi dân gian được đưa vào đầu hoạt động sẽ kích thích sự hứng thú của trẻ, nếu đưa vào giữa các hoạt động thì đó được coi là một hình thức chuyển tiếp thú vị và nếu đưa vào cuối hoạt động sẽ tạo cho trẻ cảm giác luyến tiếc với hoạt động vừa diễn ra, từ đó làm tăng thêm hứng thú khiến trẻ mong chờ vào các hoạt động tiếp theo Đối với hoạt động ngoài trời: Tôi chỉ đạo giáo viên dựa vào kế hoạch gợi ý trò chơi dân gian theo các chủ đề để chọn lựa trò chơi phù hợp và đưa vào kế hoạch tuần của mình Tôi kiểm tra đột xuất việc các lớp thực hiện lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động ngoài trời, cụ thể với lớp mẫu giáo bé A, giáo viên đã thực hiện như sau: Ví dụ: Chủ đề “Bản thân”, đề tài: - Nội dung 1: Quan sát về các bộ phận trên cơ thể - Nội dung 2: Trò chơi vận động: “Bịt mắt bắt dê” - Nội dung 3: Chơi tự do Giáo viên tổ chức trò chơi như sau: Chuẩn bị: Có khoảng 5- 15 trẻ chơi, một mảnh ᴠải đủ dài để bịt mắt người 12 bắt dê, có thể là vải màu ѕẫm chất liệu mềm mỏng giúp cho mắt thoải mái mà vẫn hạn chế tầm nhìn của người chơi Luật chơi: Người bịt mắt đi bắt dê không được ti hí mắt “Người bắt dê” ᴠà “người làm dê” không chạу ra ngoài ᴠòng tròn.“Người bắt dê” phải bắt dê ᴠà đoán trúng tên người bị bắt nếu muốn hoán đổi ᴠị trí cho nhau Cách chơi: Có 2 cách chơi phổ biến như ѕau: * Cách 1: Chơi bịt mắt bắt dê trong ᴠòng tròn: “Một người bắt dê ᴠà một dê” Trẻ chơi “oẳn tù tì” để chọn một người điều khiển, một người bắt dê, một người làm dê, các trẻ còn lại cầm taу nhau đứng thành ᴠòng tròn.Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be, be” ᴠà né tránh người bắt dê Người làm dê ᴠà người bắt dê chỉ chạу trong ᴠòng tròn Người bắt dê lắng nghe tiếng dê kêu ở đâu ᴠà phán đoán хem hướng dê đang chạу để đuổi bắt Đến khi bắt được dê thì đổi ᴠị trí cho nhau * Cách 2: Không chơi trong ᴠòng tròn: “Một người bắt dê ᴠà nhiều dê” Một trẻ хung phong làm người bắt dê, những trẻ còn lại đều làm dê Sau khi dùng khăn bịt mắt người bắt dê thì những trẻ khác làm dê ѕẽ chạу хung quanh người bị bịt mắt miệng kêu “be, be, be” ᴠà tìm cách trêu chọc người bắt dê như vỗ ᴠào ᴠai hoặc ᴠuốt má,… ᴠà tìm cách né tránh người đi bắt dê Khi người bắt dê chụp được con nào thì phải nói được tên của người đó Nếu nói đúng tên thì người bị bắt ѕẽ thaу thế làm người đi bắt dê Trò chơi tiếp tục Như vậy giáo viên sẽ hiểu được rằng: Mỗi hoạt động trong ngày của trẻ đều nhằm đạt được mục đích nhất định- Nếu hoạt động học được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng, sự vật xung quanh và góp phần phát triển thể chất cho trẻ Sau khi chỉ đạo thực hiện giải pháp này tôi thấy giáo viên có sự thay đổi rõ rệt, nếu trước kia kế hoạch và giáo án hiếm khi lồng ghép các trò chơi dân 13 gian vào thì hiện tại khi duyệt kế hoạch giáo dục, dự giờ của giáo viên đã đưa trò chơi vào các hoạt động trong ngày, khi trực tiếp kiểm tra, thăm lớp dự giờ giáo viên đã lồng ghép tổ chức các trò chơi dân gian trong các hoạt động hàng ngày thường xuyên và có kết quả tốt, trẻ hiểu luật chơi và cách chơi, từ đó hứng thú tích cực tham gia các trò chơi, 2.3.5 Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh để hướng dẫn cho trẻ chơi các trò chơi dân gian tại nhà Danh ngôn có câu: “Riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước Cùng nhau, chúng ta là đại dương” [5] để nói lên tầm quan trọng của phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để đảm bảo thông tin hai chiều giữa phụ huynh và giáo viên được thường xuyên có hiệu quả thì việc phối hợp với phụ huynh là vô cùng quan trọng và làm tốt được việc đó đã là một thành công lớn của mỗi giáo viên, ở gia đình cha mẹ là nguồn cổ vũ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ được vui chơi tốt hơn Và hơn nữa trong năm học vừa qua thời gian trẻ phải ở nhà vì dịch bệnh covid- 19 quá nhiều thì việc phối hợp với phụ huynh để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian tại nhà lại rất cần thiết, giúp cho trẻ có những phút giây thoải mái và không lệ thuộc vào điện thoại hay tivi Từ những suy nghĩ và khẳng định trên tôi triển khai đến giáo viên để giáo viên hiểu và có những biện pháp trao đổi với phụ huynh tổ chức các trò chơi dân gian đơn giản để hướng dẫn trẻ chơi tại nhà với các hình thức như: Giáo viên quay video sau đó thông qua nhóm zalo của lớp để gửi cho phụ huynh, thông qua góc trao đổi phụ huynh và trong giờ đón- trả trẻ để thu thập chắt lọc những trò chơi dân gian phù hợp với trẻ đồng thời giúp cô giáo làm phong phú thêm kho tàng trò chơi dân gian của lớp Tuy nhiên tôi định hướng cho giáo viên chọn lựa những trò chơi để trẻ chơi tại nhà là những trò chơi mà đồ dùng, dụng cụ chơi tương đối đơn giản, dễ tận dụng, dễ tìm kiếm, địa điểm cũng không cần quá rộng để thuận lợi cho phụ huynh trong quá trình tổ chức Còn về phía phụ huynh họ rất vui vẻ phối hợp, phấn khởi vì trẻ bớt thời gian xem ti vi, điện thoại Đồng thời có những trò chơi sau khi giáo viên hướng dẫn và nhận được sự phản hồi từ phụ huynh, giáo viên đã thu thập và đưa vào kho học liệu của lớp để cho trẻ chơi đạt hiệu quả cao, minh chứng là một số trò chơi sau: * Trò chơi 1: Chơi “Cắp cua” - Địa điểm: Nơi tổ chức trò chơi có thể chỉ là một khoảng sân không cần rộng như một số trò chơi khác - Dụng cụ chơi: Sỏi, đá hoặc hột, hạt - Cách chơi, luật chơi: Hai người chơi “oẳn tù tì” để xác định thứ tự chơi, ai thắng thực hiện trước Rải sỏi, đá hay (hột hạt) ra sàn làm “cua” Úp hai lòng bàn tay vào nhau, đan các ngón tay gập lại làm “giỏ cua”, trừ hai ngón trỏ duỗi ra làm “càng cua” Vừa đọc từng câu của lời ca “Cắp cua- Bỏ giỏ- Mang về- Nấu canh”, vừa cắp từng viên cho vào lòng bàn tay sao cho không bị rơi và không chạm vào viên khác (Nếu rơi và chạm là mất lượt) Đến khi đầy lòng bàn tay thì bỏ ra đếm xem được tất cả là bao nhiêu “cua” [4] * Trò chơi 2: Chơi “Gẩy chun”: - Địa điểm: Tổ chức chơi trên nền mặt sàn (sân) phẳng rộng, nhẵn 14 - Dụng cụ chơi: Là những chiếc vòng chun - Cách chơi, luật chơi: Mỗi người góp một nắm chun, ai nhiều chun hơn được làm “cái”- thực hiện trước “Cái” thu tất cả chun rồi tung mạnh trên mặt sàn để những vòng chun rơi xuống nằm rời rạc Sau đó dùng một ngón tay gẩy vòng chun chồng lên vòng chun đã định hướng và thu về rồi lại gẩy tiếp cho đến khi hỏng (Hai vòng chun không chồng lên nhau hay chạm vào vòng chun khác) thì đến lượt người kia vơ tất cả những vòng chun còn lại tung và gẩy Bao giờ hết chun thì trò chơi kết thúc Ai nhiều vòng chun là thắng [4] (Hình ảnh giáo viên làm video trên youtobe gứi phụ huynh hướng dẫn trẻ chơi “Cắp cua”, “Gẩy chun”) Giáo viên sưu tầm hai trò chơi đều phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn sau đó hướng dẫn phụ huynh cách chơi, luật chơi cho trẻ chơi tại gia đình và chỉ rõ ra được “Chơi cắp cua”, “Gẩy chun” giúp trẻ phát triển thể chất rất tốt, hai trò chơi này giúp trẻ rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay phối kết hợp với quan sát của mắt để “Cắp cua”, nhìn các vòng chun và gẩy cho chính xác, và để tạo được kỹ năng này yêu cầu trẻ phải kiên trì tập luyện thì mới thành công được Qua theo dõi đánh giá bằng các video (hình ảnh) mà phụ huynh gửi cho giáo viên, đồng thời trao đổi qua nhóm zalo của lớp thì giáo viên có nói rằng: Lúc đầu khi cho trẻ chơi các trò chơi này tại gia đình phụ huynh phản ánh trẻ chưa hào hứng tham gia và còn lúng túng chưa chơi được, nhưng dần dần khi đã biết chơi trẻ rất hứng thú chơi, ban đầu bố mẹ sẽ cùng chơi với con nhưng khi đã thành thạo và hiểu rõ cách chơi thì trẻ có thể tự chơi hoặc chơi cùng với anh chị, còn với trò chơi “Gẩy chun” trẻ vô cùng hứng thú Đây là giải pháp tôi rất tâm đắc nên tiếp tục đề nghị giáo viên tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể phụ huynh ở tất cả các lớp trong trường để tìm thêm nhiều trò chơi nữa cho trẻ chơi 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau một năm triển khai thực nghiệm các giải pháp trên tôi thấy hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ trong trường mầm non Thạch Định được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau: - Đối với giáo viên: Hầu hết giáo viên trong trường đã có cái nhìn sâu sắc hơn về mảng trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian dành cho trẻ em mầm non nói riêng Giáo viên đã thường xuyên lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động hàng ngày của trẻ, say mê sưu tầm, thu thập những trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ chơi trong trường, có kỹ năng trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, thu hút trẻ ngày càng hứng thú tham gia các trò chơi dân gian Đạt Nội dung Giỏi SL SL Tỷ lệ (%) Khá SL TB Tỷ lệ Tỷ lệ SL (%) (%) Chưa đạt SL Tỷ lệ (%) 15 Kiến thức của giáo viên về trò chơi dân gian nói chung và trò chơi dân gian cho trẻ 14 mầm non nói riêng 8 64,3 4 21,4 2 14,3 0 0 Năng lực tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 7 57,1 4 28.6 3 14.3 0 0 - Đối với trẻ: Các cháu mạnh dạn, tự tin hứng thú tham gia vào các trò chơi dân gian do cô tổ chức, trẻ có điều kiện trải nghiệm, khám phá, giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô gần gũi thân thiện hơn, trẻ phát triển tốt về mặt ngôn ngữ, làm giàu vốn từ mở rộng tầm hiểu biết, tham gia trò chơi còn giúp các trẻ thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể Đạt Nội dung Trẻ hiểu luật chơi, yêu thích và hứng thú tham gia các trò chơi dân gian Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia các trò chơi dân gian Tổng số trẻ Chưa đạt SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 132 80,5 32 19,5 136 82,9 28 17,1 164 - Đối với nhà trường: Qua việc chỉ đạo tổ chức giáo viên cho trẻ chơi trò chơi dân gian đạt hiệu quả như trên đã góp phần trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường - Đối với phụ huynh: Tin tưởng hơn vào nhà trường và các giáo viên bởi vì đã phần nào giúp con em họ được chơi những trò chơi dân gian quen thuộc, bớt thời gian tiếp cận với các thiết bị điện tử - Về bản thân: Với cương vị là người quản lý tôi rất vui khi thấy kiến thức và năng lực tổ chức trò chơi dân gian của giáo viên được nâng lên rõ rệt, thấy giáo viên say mê hướng dẫn trẻ chơi và hòa mình chơi cùng trẻ, đặc biệt hàng ngày khi hoạt động ngoài trời hoặc lồng ghép trong các giờ học được nhìn trẻ vui vẻ, hứng thú chơi các trò chơi dân gian quen thuộc khiến ký ức tuổi thơ lại ùa về 3 Kết luận, kiến nghị 3.1 Kết luận Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ - vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan đồng thời thông qua hoạt động của trò chơi giúp 16 trẻ phát triển tình cảm, đạo đức, đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục trẻ truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong trường học nói chung và trường mầm non nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng, vì trò chơi dân gian không chỉ giữ gìn di sản văn hóa dân tộc mà nó còn hình thành ở trẻ một nhân cách tốt Nhận thức được điều đó bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp để rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục và tạo được sự yên tâm của phụ huynh, và để thực hiện tốt mục tiêu là tạo mọi điều kiện để trẻ phát triển thể lực và trí tuệ một cách tốt nhất, góp phần phát triển một cách toàn diện ở trẻ thì bản thân cần rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Thứ nhất: Tổ chức các trò chơi dân gian yêu cầu người giáo viên phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch chuyên môn, phải có sự linh hoạt tùy vào tình hình thực tế và nắm chắc nội dung trò chơi, tích cực, nhiệt tình, trao đổi học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp Thứ hai: Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra đánh giá việc làm của giáo viên thông qua việc dự giờ thăm lớp, theo dõi chất lượng của từng lớp để có sự so sánh, nhận xét từ đó điều chỉnh kế hoạch thực hiện tiếp theo Thứ ba: Chuyên môn chỉ đạo giáo viên thực hiện thường xuyên, liên tục để có hiệu quả, rèn kỹ năng giờ nào việc nấy cho giáo viên 3.2 Kiến nghị Đối với bậc học mầm non: Triển khai, công bố cụ thể những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng hàng năm đến các nhà trường để giáo viên học hỏi, tham khảo và áp dụng tại đơn vị (Nếu có cùng điều kiện) Đối với nhà trường: Tiếp tục chỉ đạo sát sao việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ trong nhà trường Động viên khích lệ giáo viên tìm tòi, thu thập làm đồ dùng cho những trò chơi dân gian phù hợp với các độ tuổi để thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi ngày càng đạt kết quả cao hơn Đối với giáo viên: Tiếp tục tìm tòi, sưu tầm các trò chơi dân gian quen thuộc và tổ chức cho trẻ chơi thường xuyên trong các hoạt động ở trường mầm non Đối với phụ huynh: Thường xuyên cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong thời gian trẻ ở nhà, hạn chế để cho trẻ xem ti vi, chơi điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác Trên đây là “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có hiệu quả tại trường mầm non Thạch Định”, xin được trao đổi cùng chị em đồng nghiệp Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của hội đồng khoa học để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! 17 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thạch Định, ngày 21 tháng 04 năm 2022 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Hương 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguồn trang điện tử [2] hoidantochoc.org.vn [3] Đoàn Thu Hà- Dân tộc học và phát triển- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam [4] Nguyễn Thị Mai Chi (2012)- Đồ chơi và trò chơi cho trẻ dưới 6 tuổi- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam [5] Ryunosuke Satoro- Danh ngôn về sự đoàn kết DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hương Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng- Trường MN Thạch Định TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh ) 1 Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi làm quen chữ cái Phòng GD&ĐT A 2011- 2012 2 Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi Phòng GD&ĐT B 2013- 2014 3 Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non Kim Tân Sở GD&ĐT C 2015- 2016 4 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng MTGD lấy trẻ làm trung tâm Phòng GD&ĐT B 2018- 2019 Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại ... giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có hiệu trường mầm non Thạch Định 2.3.1 Khảo sát bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên việc tổ chức, phân loại trò chơi dân gian cho trẻ 2.3.2 Chỉ đạo giáo. .. mẫu giáo trường mầm non Thạch Định - Nghiên cứu tầm quan trọng trò chơi dân gian trẻ hoạt động tổ chức trò chơi dân gian giáo viên nhóm/lớp trường mầm non Thạch Định để từ tìm số giải pháp đạo giáo. .. cứu đưa số giải pháp sau 2.3 Một số giải pháp đạo giáo viên tổ chức trị chơi dân gian cho trẻ có hiệu trường mầm non Thạch Định 2.3.1 Khảo sát bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên việc tổ chức, phân

Ngày đăng: 09/06/2022, 19:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w