1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN 2022) giải pháp góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 11a5 trường THPT hoằng hoá năm học 2021 2022

20 58 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

0 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 11A5 TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Tâm Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HOÁ NĂM 2022 1 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 MỤC LỤC Nội dung Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 2 PHẦN NỘI DUNG 3 2.1 Cơ sở lí luận 3 2.1.1 Khái quát chung về định hướng nghề nghiệp 3 2.1.2 Các nguyên tắc định hướng nghề nghiệp 4 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 6 nghiệm 2.3 Một số giải pháp cụ thể 8 2.3.1 Giải pháp 1: Làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp, 8 định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trường THPT Hoằng Hóa 2.3.2 Giải pháp 2: Xác định năng lực, sở trường nghề nghiệp 8 của học sinh trong lớp chủ nhiệm 11A5 2.3.3 Biện pháp 3: Phát triển năng lực hướng nghiệp thông 10 qua tổ chức hoạt động trải nghiệm, thực hành, thực tế cho HS lớp 11A5 trường THPT Hoằng Hóa 2.3.4 Giải pháp 4: Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp 11 cho học sinh thông qua tổ chức dạy học tích hợp nội dung hướng nghiệp trong chương trình các môn học ở nhà trường 2.4 Kết quả 12 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12 3.1 Kết luận 12 3.2 Kiến nghị 13 Tài liệu tham khảo 15 NHỮNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT 1 Giáo viên 2 Học sinh 3 Giáo viên chủ nhiệm 4 Ban giám hiệu 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: GV HS GVCN BGH 5 Đại học, cao đẳng 6 Sáng kiến kinh nghiệm 7 Trung bình cộng 8 Trung học phổ thông ĐH, CĐ SKKN X THPT 2 Hướng nghiệp có vai trò quan trọng với mỗi cá nhân và cả xã hội Một người có chuyên môn nghề nghiệp ổn định, vững vàng, chất lượng cuộc sống của cá nhân đó sẽ nâng cao hơn Việc hướng nghiệp hiệu quả cũng giúp đào tạo nguồn nhân lực có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, năng lực nghề nghiệp tốt và qua đó làm tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội Với mỗi cá nhân, việc hướng nghiệp giúp bạn hiểu biết hơn về các khối ngành, các ngành nghề trong xã hội Qua đó có thể cân nhắc kỹ càng, chọn lựa được ngành nghề phù hợp với cả bản thân và nhu cầu của xã hội Hướng nghiệp cũng góp phần vào việc hình thành nhân cách nghề nghiệp cho các bạn học sinh và tạo tâm lý ổn định, vững vàng cho thí sinh trước khi bắt đầu bước vào môi trường đào tạo mới Qua hướng nghiệp, người học cũng có thái độ và nhìn nhận đúng đắn hơn về lao động Với xã hội, hướng nghiệp cũng có vai trò đặc biệt quan trọng Khi bạn chọn nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp giảm bớt lãng phí nguồn nhân lực và chi phí đào tạo do chuyển đổi ngành nghề Sẽ rất lãng phí thời gian và tiền bạc nếu như chúng ta chọn sai nghề nghiệp, vậy nên vấn đề hướng nghiệp chọn nghề luôn được phụ huynh và thí sinh quan tâm đến Hướng nghiệp đại học nói riêng hay hướng nghiệp nói chung cũng góp phần phân bổ hợp lý về nguồn lao động, giảm sự thay đổi trong các ngành nghề Điều này cũng giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm bớt tệ nạn xã hội Trường THPT Hoằng Hóa là ngôi trường khá đặc biệt của huyện Hoằng Hóangôi trường tư thục duy nhất của huyện Đối tượng HS của trường đa số là những “ hạt gạo dưới sàng”, chất lượng đầu vào thấp Vì vậy, việc lựa chọn ngành nghề của mỗi HS nhà trường là việc vô cùng quan trọng vì đó là yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của các em trong tương lai Tuy nhiên, với HS THPT Hoằng Hóa không phải em nào cũng xác định được nghề nghiệp phù hợp với mình Với vai trò là một GVCN qua nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HS của mình tôi nhận thấy rõ vai trò của công tác hướng nghiệp ở trường tư thục, những sai lầm thường gặp của HS trong hướng nghiệp như: chọn nghề theo điểm số, chọn nghề theo bạn bè, chọn nghề theo mong muốn của gia đình, chọn nghề theo trào lưu, chọn nghề được xã hội trọng vọng Ngoài ra, việc dành ít thời gian để tìm hiểu nghề nghiệp, hoặc tâm lí học gì cũng được miễn là đại học cũng khiến học sinh sai lầm Ý thức rõ điều đó, là một GVCN, tôi rất mong muốn học trò của mình sau khi tốt nghiệp THPT các em có đủ hành trang, tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào ngưỡng cửa đại học, trở thành những người công dân có ích cho xã hội Đặc biệt là không phải hối hận vì chọn nhầm, chọn sai nghề Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 11A5 TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA” năm học 2021 – 2022 1.2 Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của HS THPT 3 - Giúp HS có cái nhìn đúng đắn hơn về định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình - Tìm ra xu hướng chính, ở HS THPT nói riêng và ở giới trẻ nói chung, trong việc lựa chọn việc làm nghề nghiệp của mình 1.3 Đối tượng nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: Những giải pháp giúp GVCN hoàn thành tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho HS THPT + Từ những giải pháp chung, người viết tập trung vận dụng trực tiếp vào công tác hướng nghiệp ở lớp 11A5 trường THPT Hoằng Hóa năm học 2021 2022 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục toàn diện HS trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet - Phương pháp quan sát: + Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS - Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GV bộ môn, HS, hội cha mẹ HS - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường + Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn + Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình - Phương pháp thử nghiệm: Áp dụng các giải pháp vào công tác hướng nghiệp ở 11A5 Trường THPT Hoằng Hóa năm học 2021 – 2022 2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận: 2.1.1 Khái quát chung về định hướng nghề nghiệp: Hướng nghiệp là gì? Hướng nghiệp là sử dụng một số phương pháp, công cụ hỗ trợ để giúp học sinh hiểu mình hơn, để tìm ra mong muốn, sở thích của mình… kết hợp với xu hướng việc làm để chọn ra công việc, đường hướng sự nghiệp cho học sinh trong tương lai Nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của mỗi cá nhân Vài năm trở lại đây, mỗi mùa thi ĐH đến có tới hơn 2/3 các thí sinh đăng ký lựa chọn học các khối ngành kinh tế, trong khi đó nhân lực khối ngành xã hội và kỹ thuật chất lượng cao lại đang thiếu hụt Sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn nhân lực như hiện nay một phần là do định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT còn rất hạn chế và yếu kém dẫn đến việc các em HS không có được định hướng tốt nhất cho tương lai của mình Các HS THPT muốn có được định hướng nghề nghiệp tốt phải hội tụ đủ ba yếu tố: 4 Thứ nhất: đam mê, yêu thích, muốn được dành mọi sức lực và tâm huyết để theo đuổi ngành nghề đó Thứ hai: năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân, mỗi cá nhân phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có sự chuẩn bị cũng như chọn lựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực của bản thân Thứ ba: cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động và định hướng chuyên nghiệp ngay từ khi còn học đại học hoặc trường dạy nghề, ngành nghề đó liệu có đem lại cơ hội cạnh tranh cho các em học sinh trong quá trình tìm kiếm việc làm sau này hay không.? Hiện nay, các HS phổ thông lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên sở thích và lời khuyên của gia đình, chứ chưa thực sự nắm được khả năng của mình có phù hợp với nghề nghiệp hay không Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ không tìm được việc làm sau khi ra trường, làm lãng phí nguồn đào tạo của xã hội và lãng phí nhân lực trẻ Việc giáo dục hướng nghiệp hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà là vấn đề chung của toàn xã hội bởi HS THPT chính là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, là yếu tố quan trọng trong định hình nền kinh tế xã hội trong tương lai Có nên định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh? Cùng với sức khỏe, nghề nghiệp đương nhiên là điều rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành công cũng như hạnh phúc của mỗi người Có người thay đổi hết nghề này đến nghề khác rồi mới tìm ra được sự nghiệp của riêng mình Nhưng với đại đa số, nghề nghiệp thường ổn định và ít khi thay đổi (dĩ nhiên, đổi nghề sẽ kéo theo vô số phiền toái và thiệt hại) Thiết nghĩ việc hướng nghiệp cũng như định hướng khối thi cho các em học sinh nên được bắt đầu càng sớm càng tốt Ngay từ năm đầu cấp, các trường phổ thông nên dựa trên năng lực cũng như nguyện vọng của học sinh mà tư vấn cho các em khối thi thích hợp Đừng để đến lớp 12 rồi mới tới tấp tư vấn, hướng nghiệp làm cho nhiều em lâm vào thế “bắt nước đuổi gà” (vốn tính tuổi trẻ đã sẵn hay do dự) 2.1.2 Một số nguyên tắc định hướng nghề nghiệp: Nguyên tắc 1: Chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân Nguyên tắc 2: Chỉ nên chọn nghề mà bản thân có đủ điều kiện đáp ứng: - Năng lực đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp - Tính cách phù hợp với tính chất của lao động của nghề nghiệp - Sức khoẻ phù hợp, đảm bảo với cường độ và tính chất lao động - Điều kiện, hoàn cảnh gia đình đáp ứng được chi phí đào tạo, nuôi dưỡng nghề… Nguyên tắc 3: Chỉ chọn ngành, chọn nghề khi đã có hiểu biết đầy đủ về ngành/nghề Nguyên tắc 4: Không chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu 5 Nguyên tắc 5: Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa 3 câu hỏi cần đặt ra khi lựa chọn ngành, nghề: 1) Tôi thích ngành gì, nghề gì? khi bạn có đam mê, hứng thú với công việc, bạn sẽ theo đuổi, vượt qua khó khăn và thành công với nó 2) Tôi làm được nghề gì? thích thôi chưa đủ, bạn thích nhưng thiếu năng lực, tính cách, thể chất… không cho phép bạn làm nghề đó thì cũng không thể làm được nghề đó 3) Tôi cần làm nghề gì? thích và có năng lực nhưng lựa chọn nghề xã hội không còn nhu cầu nhân lực thì cũng khiến cho người chọn gặp khó khăn về đầu ra Tổng hợp cả 3 câu hỏi này, học sinh sẽ có được ngành, nghề tối ưu nhất cho bản thân 4 bước để lựa chọn ngành, chọn trường: Bước 1: Liệt kê các ngành nghề bản thân yêu thích (trả lời câu hỏi “tôi thích ngành nghề gì?”) Hãy lập danh sách ngành nghề biết và yêu thích theo thứ tự ưu tiên, mỗi ngành nghề cũng cần xác định các yếu tố: công việc, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc, thu nhập, tính chất công việc, uy tín xã hội Bước 2: Tìm hiểu ngành nghề Từ các ngành nghề đã liệt kê theo sở thích, hứng thú hãy tìm hiểu về các nghề đó, các yêu cầu của từng ngành nghề: đầu vào, đầu ra của ngành; năng lực, tính cách, điều kiện lao động, nhu cầu xã hội Từ đó tìm ra các điểm chung của ngành nghề và khả năng của bản thân Bước 3: Chọn nghề Dựa trên danh sách đã được liệt kê hãy xác định ngành, nghề phù hợp với bản thân theo các yếu tố: 1) Ngành, nghề bản thân yêu thích: - Nội dung công việc - Điều kiện lao động - Giá trị và ý nghĩa đối với bản thân 6 - Các cơ hội phát triển 2) Ngành nghề bản thân có năng lực đáp ứng - Sức khoẻ, tính cách - Năng lực học tập, năng lực làm việc - Điều kiện gia đình Bước 4: Lựa chọn trường/ hệ đào tạo Dựa trên ngành nghề đã lựa chọn xem ngành nghề đó thuộc lĩnh vực nào và có những nơi nào đào tạo ngành nghề đó Hiện nay hầu hết các ngành nghề đều được đào tạo từ sơ cấp tới cao đẳng, đại học do đó trước khi lựa chọn trường cần xác định hệ đào tạo phù hợp với bản thân: học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học Sau khi xác định hệ đào tạo thì sẽ xác định lựa chọn trường đào tạo Lập danh sách các trường đào tạo theo hệ đã lựa chọn: Công lập, dân lập, điểm chuẩn, chỉ tiêu, uy tín, địa điểm, học phí, khối xét tuyển + Đối với GVCN: Để xác định các biện pháp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS THPT, các biện pháp được đề xuất dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: Yêu cầu khi đề xuất các biện pháp phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS THPT cần đảm bảo thực hiện được mục tiêu, giúp HS đưa ra được các lựa chọn nhằm định hướng nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng em, với yêu cầu nghề và nhu cầu thị trường lao động xã hội; đem đến sự thành công, hạnh phúc trong hoạt động sau này của các em - Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn: Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS khi đề xất cần phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn để có thể áp dụng; đồng thời khi đề xuất các biện pháp phải dựa trên các cơ sở thực tiễn - Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp được đề xuất cần phải đảm bảo tính hiệu quả, có nghĩa là đạt được mục tiêu của quá trình phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS THPT - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính cập nhật và tính khả thi: Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp được đề xuất cần theo một quy trình chặt chẽ, logic Biện pháp phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS THPT phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là có thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn tại các trường THPT và đạt được hiệu quả 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN tại lớp 11A5 trường THPT Hoằng Hóa: Trường THPT Hoằng Hóa là ngôi trường tư thục duy nhất của huyện Hoằng Hóa Bước sang tuổi thứ 11, một ngôi trường khá non trẻ, lại hoạt động theo loại 7 hình riêng biệt - Tư thục, nên nhà trường rất chú trọng công tác hướng nghiệp cho HS Xuất phát từ thực tế đối tượng HS đa số học lực đạt khá, trung bình và dưới trung bình nên Ban Giám Hiệu nhà trường luôn ý thức rất rõ làm tốt việc định hướng nghề nghiệp cho HS là hướng đi đúng đắn, lâu dài để phát triển nhà trường Tuy nhiên qua nắm bắt thực trạng định hướng nghề nghiệp của HS nhà trường nói chung và HS của lớp 11A5 nói riêng còn nhiều hạn chế, đa số các em còn lúng túng khi đứng trước nhiều lựa chọn nghề nghiệp, cần sự định hướng của nhà trường và GVCN + Để có căn cứ đề xuất các biện pháp góp phần định hướng nghề nghiệp cho HS THPT, tôi tiến hành khảo sát thực trạng trên 42 HS lớp 11A5 THPT Hoằng Hóa và một số GVCN để xác định thực trạng làm căn cứ đề xuất biện pháp Kết quả thu được thể hiện ở các mặt sau: (1) Thứ nhất là về năng lực định hướng nghề nghiệp của HS lớp 11A5: vẫn còn hạn chế, chủ yếu ở mức độ thực hiện thấp và trung bình Điều này được biểu hiện cụ thể trong mức độ thực hiện các năng lực thành phần như: + Năng lực nhận thức đặc điểm bản thân trong định hướng nghề nghiệp (X = 2,02 – Trung bình); + Năng lực nhận biết đặc điểm nghề và nhu cầu xã hội nghề (X = 1,56 – Mức thấp); + Năng lực lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp (X =1,34 - Mức thấp); + Năng lực giải quyết mâu thuẫn trong quá trình định hướng nghề nghiệp (X = 1,25 – Thấp) (2) Thứ hai là về năng lực hướng nghiệp của GV trường THPT Hoằng Hóa cho thấy: rất nhiều GVCN có kinh nghiệm băn khoăn: GVCN không được đào tạo để hướng nghiệp, cũng không được học một khóa tập huấn hướng nghiệp nào bài bản? Kênh nào là kênh chính thống trong hướng nghiệp để GVCN có thể tham khảo cũng như giới thiệu đến phụ huynh và học sinh? Câu hỏi này có lẽ cần sự hỗ trợ của nhiều cấp và nhiều ngành trong tương lai để giảm tình trạng học sinh học nhầm ngành, người lao động làm nhầm nghề Các kĩ năng của GV trường THPT Hoằng Hóa trong tổ chức hoạt động nhằm hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS như: Kĩ năng tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho HS; Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin trong giáo dục hướng nghiệp; Kĩ năng tổ chức hoạt động, chủ đề giáo dục hướng nghiệp; Kĩ năng tổ chức dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong môn học, … vẫn còn hạn chế Điều này xuất phát từ thực tế đa số giáo viên của trường còn trẻ, ít kinh nghiệm trong việc đưa ra những định hướng nghề nghiệp cho HS (3) Thứ ba là về thực trạng tổ chức hoạt động phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của HS tại các trường THPT hiện nay cho thấy: Trường THPT Hoằng Hóa đã tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm phát triển hoạt động hướng nghiệp cho HS, nhưng còn ở mức độ thấp và hiệu quả chưa cao Hình thức tư vấn hướng nghiệp được đánh giá là hiệu quả nhưng mức độ thức hiện thấp vì GV còn hạn chế năng lực này 8 Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm như: Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về hoạt động hướng nghiệp, kinh phí dành cho việc tập huấn, bồi dưỡng GV Từ thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải có các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm hình thành và phát triển cho HS THPT năng lực định hướng nghề nghiệp, giúp học sinh định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp 2.3 Một số giải pháp cụ thể: 2.3.1 Giải pháp 1: Làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trường THPT Hoằng Hóa: Tư vấn hướng nghiệp được coi là con đường quan trọng, hiệu quả nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS, vì vậy việc tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho HS sẽ giúp HS hình thành và phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của bản thân, giải quyết được những khó khăn, mâu thuẫn trong quá trình định hướng nghề nghiệp Bên cạnh đó, biện pháp này còn hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho GV THPT- chủ thể thực hiện hoạt động tư vấn, tham vấn hướng nghiệp trong nhà trường GV các trường phổ thông thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm tư vấn tâm lí cho HS và phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lí Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, cần thực hiện các hoạt động sau: - Tăng cường tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên thông qua: các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức hỏi đáp trực tiếp học sinh Xây dựng các chuyên mục về hướng nghiệp, học nghề thông qua các buổi học ngoại khóa… - Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ Đoàn trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh nhà trường Tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu, nâng cao kiến thức về nghề nghiệp và việc làm, kỹ năng tư vấn, xây dựng và tổ chức các chương trình về việc làm cho đội ngũ cán bộ Đoàn 2.3.2 Giải pháp 2: Xác định năng lực, sở trường nghề nghiệp của học sinh trong lớp chủ nhiệm: K Platonop: “Năng lực đối với một nghề nhất định nào đó được xác định bởi những yếu tố mà nghành nghề đó đặt ra cho cá nhân nào tiếp thu nó” Theo GS, TS Phạm Tất Dong thì năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lý và sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề đặt ra Không có sự tương ứng này thì con người không thể theo đuổi nghề được Lớp 11A5 là lớp học có lực học khá so với mặt bằng chung của trường THPT Hoằng Hóa Trong đó có 26 HS nam, 16 HS nữ Một số em nam biểu hiện yêu thích kỹ thuật, đam mê khám phá sữa chữa máy móc Một số em nữ thiên về kĩ năng ca hát, nhảy múa… Xuất phát từ việc tìm hiểu kĩ năng lực, sở trường của HS trong lớp 11A5, GVCN nhận thấy 1 số yêu cầu cơ bản để làm tốt công tác hướng nghiệp cho HS lớp chủ nhiệm như sau: - Xác định sở thích, định hướng nghề nghiệp: Vậy làm thế nào để biết được sở thích của bản thân có phù hợp với các nghề mà bạn thích hay không? Có 9 nhiều phương pháp để phát hiện sở thích, kỹ năng, tính cách, năng khiếu… của từng cá nhân, như trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp, trắc nghiệm về màu sắc… Các lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng: + Người có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống, ưa thích làm việc với máy móc, đồ vật… phù hợp với các nghành nghề kiến trúc, kĩ thuật, nghề mộc, lái xe, huấn luyện, cơ khí (chế tạp máy, bảo trì và sửa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động…), điện - điện tử, địa lý - địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp… + Người có khả năng quan sát, khám phá, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề thì phù hợp với các nghành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, địa lý, địa chất, thống kê…); khoa học sự sống (sinh, công nghệ sinh học…); khoa học xã hội( nhân học, tâm lý, địa lí…); y - dược (bác sĩ gây mê, hồi sức, bác sĩ phẫu thuật…),… + Người có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu, thì phù hợp với các nghành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình…); điện ảnh, sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang; hội họa… + Người có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng giải, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho những người khác thì phù hợp với các nghành như sư phạm, giảng viên, huấn luyện viên, công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát… + Người có khả năng về kinh doanh, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác, có khả năng quản lý thì phù hợp với các nghành nghề quản trị kinh doanh (quản lý khách sạn, quản lý nhân sự…), thương mại, markettinh, kế toán, luật sư, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu, kỹ sư công nghiệp, bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị… - Lập phiếu điều tra về năng lực nghề nghiệp của học sinh lớp 11A5: GVCN có thể lập phiếu điều tra về năng lực nghề nghiệp của học sinh thông qua một số câu hỏi: 1 Hãy kể những nghề mà em biết? 1 8 2 9 3 10 4 11 5 12 6 13 7 14 2 Trong những nghề đó, em thích nhất nghề nào? Tại sao? ……………………………………………………………………………………… 10 3 Sau khi tốt nghiệp phổ thông, em chọn cho mình hướng đi nào trong các hướng sau: - Thi Đại học - Vừa học, vừa làm - Đi làm ngay để giúp gia đình - Tại sao em chọn hướng đi đó? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… 4 Nếu phải xin ý kiến về chọn nghề tương lai, em sẽ hỏi ai trong những người dưới đây: - Cha mẹ - Bạn thân - Giáo viên chủ nhiệm - Anh, chị - Cán bộ tư vấn chọn nghề Sau khi lập phiếu điều tra về năng lực nghề nghiệp của học sinh, GV tiến hành tìm hiểu, khảo sát xu hướng nghề nghiệp của HS trong lớp chủ nhiệm qua việc tìm hiểu sở thích, nguyện vọng, nhu cầu, động cơ và lí tưởng nghề nghiệp của các em vào đầu năm học lớp 11 GV khảo sát nhiều lần trong năm học vì qua sự tìm hiểu của các em về nghề nghiệp mình yêu thích và sự tư vấn nghề nghiệp của GV cùng những nhu cầu mới của thị trường lao động, các em sẽ có những thay đổi trong xu hướng chọn nghề Khi HS có những thay đổi trong xu hướng chọn nghề, GV có thể kịp thời nắm bắt để tư vấn hướng nghiệp cho các em 2.3.3 Giải pháp 3: Phát triển năng lực hướng nghiệp thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm, thực hành, thực tế cho HS lớp 11 trường THPT Hoằng Hóa Mục tiêu của biện pháp GV thiết kế và tổ chức được các chủ đề phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS thông qua thực hiện tổ chức chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong nhà trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 nhằm giúp HS được tham gia các hoạt động trải nghiệm để hình thành các năng lực thành phần trong năng lực định hướng nghề nghiệp, từ đó HS có định hướng nghề nghiệp phù hợp Sau khi khảo sát HS lớp 11A5 về sở thích, định hướng nghề nghiệp, GV chủ nhiệm cần nắm được những nguyện vọng, điểm mạnh của HS và định hướng nghề nghiệp của các em Ngoài việc định hướng cho HS theo nhóm ngành nào cần trang bị những kiến thức gì và cần học những môn nền tảng nào, thì việc dạy học rất cần mang tính thực tiễn định hướng nghề nghiệp Cụ thể: - Phân chia học sinh thành các nhóm theo đúng sở trường năng lực và theo nhóm nghề yêu thích 11 - Tạo các buổi học tập ngoại khóa, đi thực tế, đi tham quan các nhà máy, công xưởng, các trung tâm, các doanh nghiệp… theo đúng sở trường của mỗi nhóm - Tạo những buổi chia sẻ của các anh chị khóa trước cho các nhóm giúp các em tiếp cận vấn đề thực tế hơn - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để các nhóm có môi trường học tập và thực hành tốt nhất, có thể phát động các phong trào quyên góp - Cố gắng tổ chức cho các nhóm học tập và làm thực tế: 1 buổi/ tháng a) Nhóm thiên về kĩ thuật sửa chữa máy móc: GVCN có thể kêu gọi gia đình, nhà trường, người dân ủng hộ đóng góp những máy móc đã cũ, hỏng để các em thực hành sửa chữa Khi đã vững tay nghề có thể sửa chữa cho chính gia đình mình hoặc sửa giúp mọi người Làm được điều đó các em sẽ rất vui vì thể hiện được năng lực của bản thân, khẳng định chắc chắn hơn vào nghề nghiệp mình đã chọn b) Nhóm thiên về nghệ thuật: Thành lập các đội văn nghệ, câu lạc bộ múa, nhảy của trường để có thể đi biểu diễn vào các ngày lễ hoặc đi thi c) Nhóm ngành thiên về nông nghiệp: Tham gia nghiên cứu về cây trồng, chăn nuôi gia súc, quan sát và tham gia trực tiếp với gia đình, hay các hộ nông dân ở thôn xóm… 2.3.4 Giải pháp 4: Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua tổ chức dạy học tích hợp nội dung hướng nghiệp trong chương trình các môn học ở nhà trường: Giáo dục phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp trong tích hợp dạy học các môn học là: Hình thành định hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS qua các bài giảng trong môn học cụ thể Từ đó giúp học sinh có kiến thức về hệ thống các ngành nghề liên quan đến nội dung các môn học đang cần phát triển Đồng thời hình thành và rèn luyện cho HS cách thức làm việc và các tác phong phù hợp với đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp mà các em định hướng lựa chọn Qua đó giáo dục thái độ tích cực đối với hoạt động lao động và hoạt động nghề nghiệp tương lai, hình thành tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động nghề nghiệp Để làm tốt biệp pháp này, Giáo viên cần nắm chắc các quy trình thực hiện bao gồm: *Bước 1: Thiết kế kế hoạch dạy học tích hợp nội dung hướng nghiệp trong chương trình môn học: Để thực hiện bước này, GV cần: - GV phân tích chương trình môn học dạy học phụ trách, xác định khả năng tích hợp nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp vào các bài học/ môn học - GV xác định mục tiêu và các yêu cầu cần đạt của bài học chính và mối liên hệ với nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp - GV xác định những nội dung/chủ đề trong môn học phù hợp để tích hợp và các nội dung tích hợp là gì? Từ đó GV lập bảng các mức độ tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp trong bài học/môn học - GV xác định các phương phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để tích hợp, lồng ghép nội dung định hướng nghề nghiệp trong môn học: Để đảm bảo 12 dạy học tích hợp hiệu quả, GV cần có sự linh hoạt trong việc lựa chọn sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực giúp đảm bảo hiệu quả dạy học, vừa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu về nội dung môn học, vừa đáp ứng được yêu cầu về nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp Các phương pháp đó là: Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học trải nghiệm, dạy học theo dự án… - GV thiết kế kế hoạch dạy học tích hợp nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp: Dựa trên các nội dung đã xác định ở trên GV thực hiện thiết kế kế hoạch dạy học, kế hoạch dạy học tích hợp nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp *Bước 2: GV tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn học hoặc hoạt động giáo dục có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp, GV tiến hành tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn học hoặc hoạt động giáo dục có tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp Trong quá trình tổ chức dạy học luôn hướng tới việc thực hiện được các mục tiêu, yêu cầu đặt ra * Bước 3: Đánh giá kết quả tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp trong dạy học môn học - GV xác định nội dung đánh giá, nội dung này cần bao gồm nội dung bài học và nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp; đặc biệt cần phù hợp với mục tiêu bài học đã đặt ra - GV xác định các phương pháp, công cụ đánh giá bài học/môn học và tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá Điều kiện thực hiện biện pháp: Muốn thực hiện được biện pháp này cần có các điều kiện sau: - GV phải nắm vững nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - GV cần có năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động tích hợp, lồng ghép trong nội dung dạy học và nội dung các chương trình giáo dục trong nhà trường - Nhà trường THPT cần có những biện pháp, chính sách cụ thể để thực hiện và giám sát việc thực hiện hoạt động lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp - Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục tích hợp trong môn học cho GV; Thiết kế bài học các môn học có tích hợp giáo dục hướng nghiệp; đổi mới phương pháp dạy học; đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học tích hợp, lồng ghép 2.4 KẾT QUẢ: Sau một năm học áp dụng các biện pháp định hướng nghề nghiệp đã trình bày ở trên học sinh 11A5 đã có những thay đổi tích cực, đặc biệt các em đã thực sự quan tâm sâu sắc đến nghề nghiệp mà mình dự định sẽ cho trong tương lai bắt tay vào thử nghiệm như thử một ngày làm thợ điện, làm kế toán, lập trình viên, thử 1 ngày làm nông dân Các năng lực định hướng nghề nghiệp được phát triển và khai thác tích cực Kết quả cụ thể được khảo sát trên 42 học sinh 11A5 như sau: 13 - NL nhận thức đặc điểm bản thân trong định hướng nghề nghiệp (X =70,5% mức khá); - NL nhận biết đặc điểm nghề và nhu cầu xã hội nghề (X = 65% mức khá); - NL lập kế hoạch ĐHNN (X =55% mức khá); - NL giải quyết mẫu thuẫn trong quá trình ĐHNN (X = 45,5% mức trung bình) 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 3.1 Kết luận: Thực hiện các biện pháp phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của HS THPT có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao năng lực này cho HS, giúp HS đưa ra định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp Các biện pháp đề xuất dựa trên các cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học được thực hiện trên tất cả các khía cạnh như: Làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trường THPT Hoằng Hóa; Xác định năng lực, sở trường nghề nghiệp của học sinh trong lớp chủ nhiệm; Phát triển năng lực hướng nghiệp thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm, thực hành, thực tế cho HS lớp 11 trường THPT Hoằng Hóa; Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua tổ chức dạy học tích hợp nội dung hướng nghiệp trong chương trình các môn học ở nhà trường Các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau giúp phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS một cách hiệu quả Là 1 GVCN tôi rút ra những kinh nghiệm như sau: Hơn ai hết, GVCN là người tiếp xúc với HS hằng ngày, biết được ít nhiều tính cách, hoàn cảnh gia đình mỗi em do đó, GVCN là những người sâu sát các em nhất Vậy, GVCN phải làm gì? + Trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, GVCN phải thiết kế các tiết hướng nghiệp để giúp học sinh nhận thức được các thành tố quan trọng cần thiết trước khi xác định nghề nghiệp phù hợp như sở thích, điểm mạnh - điểm yếu, hoàn cảnh gia đình, xu hướng xã hội hay các giá trị cá nhân + Đối với từng em, GVCN cần theo dõi, trò chuyện giúp học sinh khám phá được điểm mạnh - điểm yếu, sở thích, thuận lợi và khó khăn trong gia đình cũng như xu hướng xã hội của nơi các em sống hoặc toàn xã hội + Muốn làm được như vậy, GVCN cần phải kiên nhẫn trong tiếp cận cũng như trong định hướng với học sinh, hỗ trợ các em với tất cả tình yêu thương và trách nhiệm của người thầy Tóm lại, để làm tốt công tác hướng nghiệp, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một giáo viên dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâm đến chất lượng hai mặt giáo dục là học lực và đạo đức của học sinh mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, hiểu rõ năng lực của từng em 3.2 Kiến nghị: Để làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh khi bước chân vào trường THPT cần lưu ý: 14 Thứ nhất, nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông qua việc đổi mới và tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục phổ thông, cha mẹ học sinh và học sinh cũng như các tầng lớp nhân dân về chủ trương giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, tổ chức hội nghề nghiệp, hội doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp, đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với tâm lý, sinh lý lứa tuổi; đảm bảo học sinh được tiếp cận đầy đủ thông tin về giáo dục nghề nghiệp, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động Thứ ba, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tư vấn, nhất là phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trong các trường phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo Thứ tư, tăng cường cơ sở vật chất (phòng học bộ môn, phòng tin học), trang thiết bị dạy học tiên tiến gắn với giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông Trên đây là một vài ý kiến của tôi trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS trong vai trò GVCN lớp Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng xét duyệt SKKN cùng các đồng nghiệp Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để đọc bài viết này của tôi Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng giáo dục nhà trường cũng như của tất cả các quý thầy cô Và đặc biệt là các thầy cô đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông  Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu ? – Rosie Nguyễn: đây là một cuốn sách hay khác cũng nói về đam mê, công việc yêu thích,… Trong cuốn sách, tác giả kể về nhiều câu chuyện về mình, về người Có nhiều người vì cơm áo gạo tiền, vì lỡ thì, hoặc vì lý do nào đó đã không có được công việc phát huy hết thế mạnh của mình Dù rằng thế mạnh đó hiện hữu hằng ngày trong cuộc sống của họ…  Vai trò của GVCN trong hướng nghiệp – Lê Lý – Trường THPT Trần Khai Nguyên, TP Hồ Chí Minh  Giao lưu trực tuyến “Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT”  Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam – Viên Khoa học Giáo dục Việt Nam; số 19 tháng 7/2019  Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 9 16 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hoằng Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2022 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép của người khác Người thực hiện Nguyễn Thị Thanh Tâm NHỮNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 17 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 18 19 MỘT GIỜ HỌC ĐỊA LÝ TÍCH HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ... chọn đề tài: “GIẢI PHÁP GĨP PHẦN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 11A5 TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA” năm học 2021 – 2022 1.2 Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu định hướng nghề nghiệp HS THPT 3 -... tác định hướng nghề nghiệp cho HS THPT + Từ giải pháp chung, người viết tập trung vận dụng trực tiếp vào công tác hướng nghiệp lớp 11A5 trường THPT Hoằng Hóa năm học 2021 2022 1.4 Phương pháp. .. nghề nghiệp, giúp học sinh định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp 2.3 Một số giải pháp cụ thể: 2.3.1 Giải pháp 1: Làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho niên trường THPT

Ngày đăng: 08/06/2022, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w