BÀI THI MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN Phân tích đặc điểm của nền kinh tế tri thức Liên hệ việc gắn liền giữa đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta BÀI LÀM Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của tri thức trong thời đại ngày nay bởi vì vai trò của tri thức không chỉ còn nằm riêng trong sách vở mà nó còn được ứng dụng vào thực tiễn Kể từ khi nhiều thành tựu của khoa học và công nghệ xuất h.
Trang 1BÀI THI MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN
Phân tích đặc điểm của nền kinh tế tri thức Liên hệ việc gắn liền giữa đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta
BÀI LÀM
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của tri thức trong thời đại ngàynay bởi vì vai trò của tri thức không chỉ còn nằm riêng trong sách vở mà nó còn được ứng dụng vào thực tiễn Kể từ khi nhiều thành tựu của khoa học và công nghệ xuất hiện, tri thức đã trở thành nền văn minh của loài người: văn minh tri thức Từ đó, một nền kinh tế mới cũng ra đời là kinh tế tri thức, Việt Nam là mộttrong số nhiều quốc gia áp dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề mà các nền kinh tế lạc hậu trước để lại và áp dụng thành tựu của tri thức là khoa học - công nghệ vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Để hiểu rõ hơn về điều này, ta đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Phân tích đặc điểm của nền kinh tế trithức Liên hệ việc gắn liền giữa đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đạihóa ở nước ta”
Một nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống (theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra năm 1995) Với định nghĩa trên, có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, theo đó trong quá trình lao động của từng người lao động và toàn bộ lao động xã hội, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi vô cùng nhiều trong khi hàm lượng tri thức, hao phí lao động trí óc tăng lên vô cùng lớn Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tếcó tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới của khoa học công nghệ Đó có thể là những ngành kinh tếmới dựa trên công nghệ cao (như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…);
Trang 2nhưng cũng có thể là những ngành kinh tế truyền thống (như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được ứng dụng khoa học công nghệ cao
Qua thực tế phát triển, có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu của kinh tế tri thức như sau:
Thứ nhất, trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Tri thức là nguồn lực không hề mất đi khi sử dụng mà ngược lại, nó được tăng lên khi sử dụng vì chúng ta có thể chia sẻ tri thức với nhau Như vậy, kinh tế tri thức là nền kinh tế dồi dào, con người càng sử dụng thì càng phát triển chứ không hề khan hiếm Những hàng hóa, dịch vụ nào càng sử dụng nhiều tri thức thì càng quý giá Giá cả và giá trị của sản phẩm tri thức thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào người sử dụng ở các thời điểm khác nhau Đặc điểm này cũng được coi là sự khác biệt của nền kinh tế tri thức với các nền kinh tế còn lại (nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp) Nếu như kinh tế nông nghiệp coi đất đai, lao động, là nhân tố quyết định, kinh tế công nghiệp coi máy móc, nhà xưởng, là quan trọng nhất, thì ở kinh tế tri thức, nhân tố đó chính là tri thức hay chính là trí tuệ của con người.
Thứ hai, trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng Trong đó các ngành kinh tế dựavào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba nổ ra đã tạo điều kiện để chuyển biến các nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức Khoảng cách thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực tiễn ngày càng được rút ngắn Con người nhờ những thành tựu của tri thức kết tinh trong khoa học và công nghệ mà tiết kiệm được sức lao động và sản xuất ra được nhiều hàng hóa hơn, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.
Thứ ba, trong nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương tiện phủ
Trang 3khắp nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế Càng sở hữu nhiều thông tin thì chứng tỏ sở hữu nguồn tài sản lớn trong kho tàng tri thức Việc nắm bắt thông tin nhanh hay chậm, nhiều hay ít, chính xác hay không chính xác cũng có thể ảnh hưởng tới một cá thể hay một tổ chức doanh nghiệp Những thông tin ấy đóng vai trò quan trọng, chúng có thể giúp cho doanh nghiệp đó phát triển và cũng có thể khiến cho doanh nghiệp ấy thất bại Ở khía cạnh khác, các thông tin cũng giúp ích cho doanh nghiệp hay cá nhân có thể thuận lợi cho việc cạnh tranh giữacá nhân hay doanh nghiệp khác Cạnh tranh giữa việc bên nào có thông tin trước, bên nào có thông tin nhiều và chính xác thì bên đó sẽ chiến thắng trong cuộc đọ sức này Đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao công nghệ thông tin lại giữ vai trò quan trọng như vậy trong thời nay Nó giúp cho mọi hoạt động trong xã hội, trong nền kinh tế được chất lượng hơn, hiệu quả hơn qua việc thâmnhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và một xã hội càng có tốc độ xã hội hóa thông tin cao thì càng tiến gần hơn tới nền kinh tế tri thức Chính vì vậy, công nghệ thông tin chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế.
Thứ tư, trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội Do nhận thức rõ về vai trò của tri thức trong nền kinh tế mà nước ta đang hướng tới là nền kinh tếtri thức nên con người càng nghiêm túc và tập trung vào vấn đề học tập hơn Sự đòi hỏi phải có kiến thức trong xã hội buộc mỗi cá thể phải liên tục đào tạo hoặctự đào tạo nếu không muốn tụt hậu so với thời đại Vài năm trở về trước, có thể an tâm đi xin việc sau khi học xong các cấp học nhất định (phổ thông, đại học, học nghề,…) tuy nhiên suy nghĩ này không còn phù hợp nữa Vì sự đào tạo ở các cấp học này chỉ cung cấp các kiến thức cơ bản, còn khi tiếp xúc với môi trường làm việc, phải tiếp tục đào tạo, vừa đào tạo vừa làm việc Điều quan trọng là mỗi cá nhân phải xác định được tầm quan trọng của học tập và nâng caotrình độ Trình độ chuyên môn phải theo kịp tốc độ phát triển của ngành nghề thìmới có thể làm việc được
Trang 4Yếu tố sáng tạo cũng là một yếu tố quan trọng đối với mọi hình thái kinh tế Nó vừa mang vai trò cơ sở phát triển lực lượng sản xuất của xã hội nhưng đồng thời cũng là động lực cạnh tranh giữa các thực thể kinh tế qua đó các mối quan hệ kinh tế phát triển Sáng tạo có thể chỉ là việc đưa ra một phương pháp, cách thứcmới để giải quyết một vấn đề cũ hay đưa ra một vấn đề, hiện tượng, giải pháp mới Trong thực tế sáng tạo có thể nhận biết qua các cải tiến, giải pháp hữu ích mới hay việc phát minh ra một sản phẩm mới, một công nghệ quản lý mới hay một dịch vụ mới Sự sáng tạo dựa trên tri thức hình thành nên Xu hướng ngày nay là không ngừng thay đổi, công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn Quá trình ra đời và phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất, hay một công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng Các doanh nghiệp muốn trụ vững và phát triển thì cần luôn học hỏi và sáng tạo ra cái mới sao cho bắt kịpxu thế thời đại
Thứ năm, trong nền kinh tế tri thức, mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới Thể hiện ở việc thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu, một sản phẩm được sản xuất ở bất kì nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức có mối quan hệ gắn kết với nhau, thúc đẩy nhau và đều là anh emsinh đôi của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Toàn cầu hóa một mặt tạo thuận lợi cho việc phát triển nhanh kinh tế tri thức giữa bối cảnh khoảngcách giàu nghèo tăng nhanh, nếu rút ngắn được khoảng cách tri thức thì sẽ thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo
Những đặc điểm trên đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, nhất thiết phải tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với kinh tế tri thức, phát triển mạnh các ngànhvà sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của
Trang 5nhân loại, kết hợp quá trình phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu, từng bước phát triển kinh tế tri thức, để vừa phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững vừa rút ngắn được khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Công nghiệp hóa đã có từ hai thế kỷ trước trên phạm vi thế giới, đây có lẽ là hướng đi đầu tiên của xã hội loài người để tiến lên hiện đại Lực lượng sản xuất xã hội nhờ đó mà phát triển vượt bậc, của cải xã hội đã nhiều lên hàng trăm lần, đem lại sự giàu có cho nhiều quốc gia Nhưng đi kèm với đó là hậu quả khiến cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng nề, xung đột giữa giàu - nghèo đẩy lên đỉnh điểm, người giàu càng vơ vét để mình giàu thêm, người nghèo lại càng nghèo, bị bóc lột sức lao động nặng nề hơn, kéo theo sự bất công xã hội xảy ra nghiêm trọng, nhiều giá trị văn hóa, đạo đức bị mất đi Nhận thấy đi theo hướng công nghiệp hóa cổ điển không còn phù hợp, nhân loạiđã tìm ra hướng đi mới: từ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên để hoạt động công nghiệp chuyển sang dựa nhiều hơn vào nguồn lực trí tuệ con người Nền kinh tế công nghiệp chuyển sang nền kinh tế tri thức theo đúng như tiên đoán của C.Mác từ giữa thế kỷ XIX: ““tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”;“giá trị của lao động cơ bắp trong sản phẩm làm ra sẽ giảm còn cực nhỏ”; “lực lượng sản xuất tinh thần”; “sự xuất hiện công nhân khoa học” Lao động biểu hiện ra không phải chủ yếu là lao động được nhập vào quá trình sản xuất mà chủ yếu là một loại lao động, trong đó, con người là người kiểm soát và điều tiết bản thân quá trình sản xuất Hệ thống máy móc tự động sẽ từng bước thay thế hầu hết lao động trực tiếp Bởi vậy, thay vì làm tác nhân chủ yếu của quá trình sản xuất, công nhân lại đứng bên cạnh quá trình ấy Theo đà phát triển của đại công nghiệp, tri thức thực sự trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề này thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích Quá trình sản xuất từ chỗ là một quá trình lao động giản đơn thành một quá trình khoa học Từ đó, gắnliền đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ với phát triển kinh tế tri thức Đối với một nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam thì mục tiêu này cũng được Đảng coi là mục tiêu quan trọng Sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cách mạng thông tin, cách mạng tri thức, đã cho ra đời
Trang 6các công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano Các công nghệ này hội tụ với nhau tạo thành nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới gọi là công nghệ 4.0 của thế kỷ 21, công nghệ của nền kinh tế tri thức Hệ thống công nghệ mới ấy đang làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất, kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã có thể bỏ qua những công nghệ trung gian để đi thẳng đến công nghệ tiên tiến nhất, không lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng đã có nhằm rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình, sớmbắt kịp xu thế chung của kinh tế thế giới Đây là một bước bắt buộc đối với một nước đi sau để đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng, áp dụng gắn liền sự phát triển của kinh tế tri thức và đẩy mạnhứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa không có nghĩa chuyển ngay sang các ngành công nghệ cao để đạt được cơ cấu kinh tế như các nước phát triển, mà cần vận dụng tri thức mới vào các lĩnh vực, các ngành kinh tế, không chỉ giải quyết các vấn đề mà các nền kinh tế khác chưagiải quyết được, mà còn làm tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, giảm tiêu hao nguyên liệu và lao động, sớm đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Việt Nam tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, thiết lập hệ thống đổi mới quốc gia gắn liền với khoa học Chúng ta mở nhiều hơn những trường lớp về khoa học và công nghệ với mục tiêu chủ động đào tạo năng lực nghiên cứu cơ bản để tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới Phát triển mạnh nguồn lao động trí tuệ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài Tập trung đầu tư phát triển giáo dục, cải cách giáo dục Tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân Cần coi giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là đột phá để đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế tri thức Khuyến khích du học sinh ra nước ngoài học tập và có chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút số du học sinh này về nước làm việc hay lập nghiệp Hay khuyến khích tổ chức các cuộc thi khoa học công nghệ nhằm thu hút nhân tài cho Tổ quốc Đồng thời, chúng ta đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và quản lý khoa học - công nghệ, phát triển mạnh thị trường khoa học - công nghệ, thiết lậphệ thống đổi mới quốc gia hữu hiệu Hệ thống đổi mới quốc gia này bao gồm các thiết chế, các hệ thống tổ chức ở tầm quốc gia nhằm gắn bó chặt chẽ khoa học với sản xuất, thúc đẩy việc tạo ra và ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu sáng tạo để đổi mới sản xuất, phát triển kinh tế Đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức Cơ chế, chính sách đó phải thực sự khuyến khích và buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới dựa trên công nghệ mới và thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền Ngoài ra, Việt Nam phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin
Trang 7trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của công nghệ thông tin bởi vì nó như một chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa của kinh tế tri thức Công nghệ thông tin mang đến cho chúng ta lượng thông tin dồi dào, nhanh chóng giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và bắt kịp xu thế vận hành của thời đại, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển hệ thống đổi mới, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệphóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Đẩy nhanh quá trình xây dựng thị trường khoa học và công nghệ theo hướng mọi tri thức, công nghệ đều được trao đổi, mua bán, chuyển giao thuận lợi trên thị trường, được nuôi dưỡng bằng tinh thần cạnh tranh bình đẳng Chúng ta khuyến khích tạo môi trường thuận lợi để các tập đoàn xuyên quốc gia không chỉ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mà còn xây dựng cả cơ sở đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực chất lượng cao, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp.
Nhờ thực hiện việc gắn liền giữa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đạihóa như trên mà nước ta đã gặt hái được những thành tựu:
Thứ nhất, liên tục trong 5 năm (2017-2021) Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bên cạnh đó cơ cấu kinh tế của nước ta trong những năm quađã có sự chuyển dịch:
Năm 2017, tốc độ tăng trưởng GDP đạt vượt kế hoạch là 6,81% trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với mức tăng 2,90% (cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016) Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,00% Khu vực dịch vụ tăng 7,44%
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng tăng 7,08% được coi là mức cao nhất kể từ năm 2010 Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,90%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61%
Sang đến 2019, đạt mức 7,02% Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăngchung; khu vực công nghiệp và xây dựng (tăng 8,9%, góp 50,4%) và khu vực dịch vụ (tăng 7,3%, góp 45%).
Do tình hình dịch bệnh khó khăn ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, năm 2020 được coi là năm đầy biến cố đối với không chỉ mình Việt Nam, tốc độtăng trưởng chỉ đạt 2,91% nhưng được coi là một dấu hiệu tốt khi là con số dương và được đánh giá là điểm sáng trong khu vực Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, khu vực dịch vụ tăng 2,34%
Trang 8Năm 2021, chúng ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng đạt mức 2,58% Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,61%, khu vực dịch vụ tăng 5,42%.
Từ số liệu trên, có thể thấy rõ ràng rằng tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản không còn đóng góp con số lớn trong GDP và trái ngược lại, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng và dịch vụ tăng lên, trở thành ngành chính đóng góp cho GDP quốc gia Kéo theo cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch là cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực khi tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh còn 38% năm 2019, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựngvà dịch vụ tăng liên tục.
Thứ hai, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ với phát triển kinh tế tri thức giúp cho Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu nhanh chóng Nhờ có lượng thông tin từ các thiết bị công nghệ thông tin và trí tuệ của mình, chúng ta đã có cơ hội tham gia vào các tổ chức kinh tế, mở rộng quan hệ song phương và đa phương thông qua việc ký kết và tham gia vào các hiệp định, diễn đàn: tổ chức thương mại kinh tế thế giới WTO, diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái BìnhDương (APEC),… Việt Nam từng bước trở thành một khâu trong mạng lưới sảnxuất – kinh doanh toàn cầu, trong đó có những hoạt động liên quan đến sự sản sinh truyền bá và sử dụng tri thức Hoạt động xuất khẩu tăng nhanh và là động lực cho tăng trưởng kinh tế Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm chế biến, nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng cho sản xuất, giảm tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng thô và tài nguyên Trong khi đó, cơ cấu hàng nhập khẩu chuyển dịch theo hướng ưu tiên phục vụ sản xuất để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Thứ ba, nước ta đã hình thành kết cấu hạ tầng then chốt cho kinh tế tri thức Mạng lưới viễn thông đã được tự động hóa hoàn toàn với 100% các hệ thống chuyển mạch số và truyền dẫn số trải rộng trên toàn quốc và kết nối với quốc tế Một loạt các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet được tạo lập và mở rộng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, phục vụ các hoạt động sản xuất- kinh doanh, quản lý tổ chức giáo dục đào tạo trực tuyến nhất là khi thời kì dịch bệnh lây lan trong cộng đồng
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng vẫntồn tại những mặt hạn chế tồn đọng chưa giải quyết được
Thứ nhất, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ chưa thực sự được thực hiện triệt để, còn hời hợt, qua loa, chưa thực hiện đầy đủ vai trò là quốc sách hàng đầu Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp, chênh lệch xã hội còn lớn Công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, nhiều nguyên liệu đầu vào quan trọng chưa sản xuất được nên phụ thuộc lớn vào nhập khẩu Việc thamgia trong chuỗi giá trị toàn cầu ở nhiều sản phẩm vẫn chỉ ở công đoạn cuối cùng
Trang 9nên giá trị gia tăng không lớn, sản phẩm còn kém chất lượng, khó đạt tiêu chuẩnđể xuất khẩu vào các nước khác
Thứ hai, các ngành mới đại diện cho kinh tế tri thức (các ngành công nghệ cao) hoặc chưa được hình thành hoặc mới ở trình độ phát triển sơ khai Số doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm, đầu tư cho nghiên cứu và triển khai nhằm tạo ra công nghệ mới là không đáng kể Đây chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn Việt Nam chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước lớn có cơ sở hoạt động và nghiên cứu phát triển công nghệ nhưng lượng vốn đầu tư cho nghiên cứu và triển khai của các doanh nghiệp này chỉ đạt 0,2% doanh thu thấp hơn nhiều so với con số 5-10% ở các nước phát triển Trong đó, hầu như các doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa tham gia vào hoạt động đầu tư nghiên cứu và triển khai này Hay các doanh nghiệp chưa chịu thay đổi các công nghệ, vẫn hoạt động kinh tế dựa trên công nghệ cũ khiến họ rơi vào hoàn cảnh tụt hậu so với các doanh nghiệp nước ngoài, trình độ sản xuất kinh doanh kém xa so vớithời đại
Thứ ba, việc đầu tư cho khoa học công nghệ chưa nhiều, chưa phổ biến rộng, thếnên chúng ta không nhạy bén đối với việc sử dụng các khoa học công nghệ mới Các sản phẩm có hàm lượng chất xám, hàm lượng khoa học và công nghệ phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân chưa nhiều Chưa tạo được phong trào đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn chặt với thị trường Các công trình nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với phát triển kinh tế - xã hội còn ít Số cán bộ khoa học và công nghệ tuy gia tăng về số lượng nhưng thiếu các chuyên gia giỏi đầu ngành trong nhiều lĩnhvực tiên phong Vấn đề “chảy máu chất xám” vẫn tồn đọng khi các nhân tài đất nước về khoa học công nghệ lại không làm việc cho nước nhà do chúng ta không có nhiều chính sách đãi ngộ thu hút họ trở về
Thứ tư, chúng ta chưa nhận thức rõ khoa học và công nghệ sẽ trở thành công cụ chủ yếu để thực hiện định hướng phát triển bền vững kinh tế ở Việt Nam Trong 25 năm đổi mới, Việt Nam tuy vẫn duy trì được tăng trưởng liên tục và tương đối cao nhưng không phải là do đóng góp của khoa học và công nghệ là cơ bản mà chủ yếu là nhờ khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô Điều này có nguy cơ chúng ta sẽ phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, cạn kiệt nguồn tài nguyên vì tài nguyên là hữu hạn, không có khả năng tái sinh Nếu chúng ta tiếp tục mô hình tăng trưởng kinh tế như những năm trước chắc chắn chúng ta sẽ mất ổn định kinh tế trong tương lai.
Trang 10Từ những điểm hạn chế trong việc liên kết giữa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong quá trình công nghiệphóa – hiện đại hóa, ta rút ra bài học kinh nghiệm, những giải pháp khắc phục sau:
Thứ nhất, phải thoát khỏi sự tăng trưởng dựa vào lao động giá rẻ và nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp Chủ động khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học - công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Thực hiện hiện đại hóa công nghệ sản xuất để đưa sản phẩm thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới, thoát khỏi vị trí gia công, lắp ráp trong thời gian qua Chúng ta phải học hỏi, tìm tòi, sáng tạo ra công nghệ mới có thể giúp doanhnghiệp tăng doanh số, nâng cao vị thế doanh nghiệp và nền kinh tế Muốn làm được điều đó không có con đường nào khác phải dựa trên nền tảng tài nguyên trítuệ để sáng tạo công nghệ.
Thứ hai, vận động, mở ra cơ hội cho kinh tế tư nhân đầu tư nghiên cứu và triển khai tạo ra công nghệ mới giúp bắt kịp với các doanh nghiệp nước khác hình thành nên sự cạnh tranh đẩy mạnh kinh tế toàn cầu phát triển Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cao về chất lượng cũng như số lượng nhiều hơn Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đổi mới và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam Hoạt động của quỹ khoa học ở các cấp phải được triển khai tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ Thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường công nghệ và cập nhật cho doanh nghiệp qua kênh chuyên biệt để mọi doanh nghiệp có thể nắm được.
Thứ ba, cần phổ cập giáo dục sâu rộng về khoa học công nghệ trong các cấp học, phủ sóng toàn quốc, không phân biệt vùng miền, đầu tư nhiều hơn cho các trang thiết bị khoa học công nghệ cho trường lớp để giúp cho mọi người đều có vốn kiến thức nhất định về khoa học công nghệ cơ bản Kêu gọi nhân tài về