TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN VÕ THÀNH RÔ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN TIÊU HÓA VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA TÔM SÚ Penaeus monodon LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
VÕ THÀNH RÔ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN TIÊU HÓA VÀ SỬ
DỤNG THỨC ĂN CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
VÕ THÀNH RÔ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN TIÊU HÓA VÀ SỬ
DỤNG THỨC ĂN CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs Ts NGUYỄN THANH PHƯƠNG
2009
Trang 3Cảm ơn các bạn cùng lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K31 và các bạn cùng làm đề tài tại bộ môn dinh dưỡng và chế biến thủy sản đã động viên và có nhiều hỗ trợ trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, những người
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi được như
ngày nay
Trang 4TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7 – tháng 12 năm 2008 tại Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ, nhằm tìm hiểu sự thay đổi về tiêu hóa
của tôm sú (Penaeus monodon) kích cỡ 10±2 g trong môi trường độ mặn khác
nhau Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm sú (thí nghiệm 1) được tiến hành trên bể nhựa tròn, thể tích 1m3, gồm 4 nghiệm thức: (1) Độ mặn thấp nhất mà tôm còn khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu để duy trì sự sống (3‰), (2) Độ mặn cao nhất mà áp suất thẩm thấu của tôm lớn hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường (15‰), (3) Độ mặn mà áp suất thẩm thấu của tôm tương đương với áp suất thẩm thấu của môi trường (25‰) và (4) Độ mặn thấp nhất mà áp suất thẩm thấu của tôm nhỏ hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường (35‰) Ở thí nghiệm này, dạ dày tôm được thu sau khi cho tôm ăn với nhịp thu 20, 40 phút,
1, 2, 3, 4 và 5 giờ, mỗi nhịp thu 10 dạ dày tôm ở mỗi nghiệm thức để xác định thời gian tôm sử dụng thức ăn và thời gian tôm tiêu hóa hết thức ăn trong dạ dày Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của độ mặn lên độ tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và năng lượng của tôm sú (thí nghiệm 2) được thực hiện trên bể composite hình chữ nhật 0,5m3, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức (giống thí nghiệm 1) và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lẩn Việc xác định độ tiêu hóa của tôm thông qua việc sử dụng chất đánh dấu Cromic Oxide (Cr2O3) Chất đánh dấu này không được tôm tiêu hóa và hấp thu nên tỷ lệ nồng độ chất đánh dấu trong phân và trong thức ăn chính là sự tiêu hóa thức ăn của tôm Kết quả cho thấy, ở độ mặn 3‰ và 15‰ thời gian sử dụng thức ăn của tôm ngắn hơn ở độ mặn 25‰ và 35‰ Tuy nhiên, tổng thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm ở các độ mặn 15, 25 và 35‰ là tương đương nhau (4-5 giờ sau khi cho ăn) và tổng thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm ở các độ mặn 3‰ là ngắn nhất (3-4 giờ sau khi cho ăn) Ở
độ mặn quá thấp (3‰) độ tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và năng lượng của
tôm thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các độ mặn 15, 25 và 35‰ Nghiên
cứu đề nghị rằng, nuôi tôm ở độ mặn thấp cần tăng tần suất cho tôm ăn trong ngày nhiều hơn ở độ mặn cao
Trang 5MỤC LỤC
TÓM TẮT ii
CHƯƠNG 1 ĐẶC VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học 3
2.1.1.Đặc điểm hình thái, phân loại 3
2.1.2.Đặc điểm phân bố 4
2.1.3.Tuổi thọ, sinh sản và vòng đời 5
2.1.4.Tập tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng 6
2.1.5 Sinh trưởng 8
2.2 Sơ lược về ảnh hưởng của độ mặn lên Tôm sú 9
2.3 Sơ lược phương pháp đánh giá khả năng tiêu hóa ở một số đối tượng thủy sản 10
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Vật liệu 11
3.1.1 Nguồn tôm thí nghiệm 11
3.1.2 Nguồn nước dùng cho thí nghiệm 11
3.1.3 Các vật liệu chính dùng cho thí nghiệm 11
3.2 Các thí nghiệm 11
3.2.1 Thí nghiệm 1 11
3.2.2 Thí nghiệm 2 13
3.3 Phương pháp xử lý số liệu 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 16
4.1 Ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm sú (Penaeus monodon) 16
4.1.1 Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 16
4.1.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm sú (Penaeus monodon) 17
4.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên độ tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và năng lượng của tôm sú (Penaeus monodon) 20
4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 20
4.2.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên độ tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và năng lượng của tôm sú (Penaeus monodon) 21
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHỤ LỤC 27
Trang 6Hình 4.4: Sự biến động nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm Hình 4.5: Sự biến động pH trong thời gian thí nghiệm Hình 4.6: Độ tiêu hóa của tôm thí nghiệm
Trang 7CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu
Ở Việt Nam, với việc cho sinh sản nhân tạo thành công con tôm sú vào năm 1985 (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004) đã tạo ra sức bậc mới cho nghề nuôi tôm biển nói chung Từ đây, con tôm sú đã dần trở thành đối tượng chủ yếu trong sản xuất giống và trong nghề nuôi tôm biển ở nước ta hiện nay Đặc biệt là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tômsú đã trở thành đối tượng nuôi chính trong nghề nuôi thủy sản của các tỉnh ven biển như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre,
Theo thống kê của Bộ Thủy sản (2004), năm 2003 diện tích nuôi tôm của cả nước là 574 nghìn ha với sản lượng 237 nghìn tấn Riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã chiếm tới 463 nghìn ha với sản lượng đạt gần 170 nghìn tấn Vào năm 2006, sản lượng tôm nuôi của cả nước đã lên đến 300 nghìn tấn (www.fistenet.gov.vn )
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm sú thì sự phát triển của những thành tựu khoa học công nghệ và những ứng dụng của chúng vào nuôi tôm cũng phát triển không kém Đã có nhiều nghiên cứu về: môi trường sống của tôm, nhu cầu dinh dưỡng, sự thành thục, sinh sản, dịch bệnh, Những nghiên cứu này đã góp phần làm cơ sở cho việc phát triển công nghệ sản xuất giống và nuôi tôm sú trong nhiều năm qua Tuy nhiên, có một lĩnh vực quan trọng mà ở Việt Nam vẫn còn rất yếu là nghiên cứu về sinh
lý tôm cá Do nghề cá còn non trẻ cho nên các nghiên cứu sinh lý cá hầu như còn chủ yếu dựa vào nền tảng của sinh lý động vật có sửa đổi và bổ sung thích hợp với môi trường sống của thủy sinh vật (Đỗ Thị Thanh Hươngvà Trần Thị Thanh Hiền, 2000)
Sinh lý tôm cá nói chung thì gồm những mảng lớn như: sinh lý máu, sinh lý hô hấp, sinh lý tiêu hóa, sinh lý sinh sản, trao đổi chất, Trong nghiên cứu sinh lý tôm, người ta thường tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của môi trường đến các quá trình sinh lý này Vì thế những nghiên cứu này làm cơ
sở tốt cho việc có được những giải pháp kỹ thuật mới trong quản lý môi trường nước trong sản xuất giống cũng như trong ương nuôi tôm sú
Đối với con tôm sú, sự tác động của các yếu tố môi trường đến sinh lý
cơ thể phải kể đến trước tiên là ảnh hưởng của độ mặn Gần đây cũng có một
số nghiên cứu có liên quan nhưng chỉ tập trung vào ảnh hưởng của độ mặn đến
hô hấp, áp suất thẩm thấu và sinh trưởng của tôm Bên cạnh đó, vấn đề ảnh
Trang 8hưởng của độ mặn lên sinh lý tiêu hóa của tôm sú cũng rất quan trọng nhưng hiếm có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này Việc cần thiết phải có những thông tin về vấn đề này để hỗ trợ cho những giải pháp kỹ thuật trong nghề nuôi tôm là một yêu cầu tất yếu Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó mà đề
tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của độ mặn lên tiêu hóa và sử dụng thức ăn
của Tôm sú (Penaeus monodon)” được thực hiện
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng tiêu hóa và thời gian tiêu hóa thức ăn của tôm sú ở độ mặn khác nhau, làm cơ sở cho việc điều chỉnh lượng thức ăn và nhịp cho ăn thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả trong nghề nuôi tôm sú
1.3 Nội dung nghiên cứu
· Nghiên cứu khả năng tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và năng lượng của tôm sú ở độ mặn khác nhau
· Nghiên cứu thời gian tiêu hóa thức ăn của tôm sú ở độ mặn khác nhau
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7/2008- 12/2008 Các thí nghiệm
và phân tích mẫu được thực hiện tại trại thực nghiệm và phòng thí nghiệm thuộc Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
Trang 9CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Đặc điểm hình thái - phân loại của tôm sú:
Tôm sú (Penaeus monodon) có vị trí phân loại như sau:
Loài: Penaeus monodon Fabricius (1798)
Theo Nguyễn Văn Chung (1995) được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thường (2004), Tôm sú ở Việt Nam có các đặc điểm như sau:
Công thức răng chủy: CR =
3 2
8 7 - -
Chủy kéo dài đến rìa của cuống râu I, gờ sau chủy có 3 răng và kéo dài đến hết bờ sau của carapace Carapace có gai râu và gai gan nhưng không có gai hốc mắt Rãnh bên chủy sâu, dừng ở trước hoặc sau gai thượng vị Sợi râu trên và dưới của râu I dài gần bằng nhau và gần bằng cuống râu Gờ gan thẳng, song song với mặt lưng của carapace Chân ngực V không có nhánh ngoài, cơ thể màu xanh đậm, có những vân sắc tố trắng đen ở các đốt bụng Phần còn lại của thân biến đổi từ màu nâu
sang màu xanh hoặc đỏ,
phân nửa chân đuôi có màu
màu đỏ, xanh và màu nâu
đen Kích thước tối đa 270
Trang 102.1.2 Đặc điểm phân bố
Trên thế giới, tôm sú phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi, Pakistan, Nhật Bản, Bắc Úc, Trung Quốc Đặc biệt tôm bắt gặp nhiều nhất ở vùng Đông Nam Châu Á như: Đài Loan, Philippine, Indonesia, Thái Lan, Malaysia (Motoh, 1981)
Ở Việt Nam, tôm sú phân bố ở Vịnh Bắc bộ, ven biển Miền Trung và Nam bộ, vùng Tây Nam bộ: Sông Ông Đốc, Khánh Hội, Kim Qui, Hòn Chông, Hà Tiên (Nguyễn Văn Chung, 1995)
Giai đoạn hậu ấu trùng thì tôm sú sống ở nơi có độ mặn cao như vùng ven biển ven bờ có giá thể Các bãi biển đáy bùn hay đáy cát, có cỏ biển là nơi sinh sống lý tưởng của các loài này Khi sắp trưởng thành và trưởng thành tôm
có xu hướng di chuyển ra biển sâu, có khi đến 162m Tôm trưởng thành di cư
ra biển khơi để sinh sản (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)
Yêu cầu môi truờng sống
Theo Boyd (1982), các yếu tố lí, hoá, sinh của nước và đất bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố quan trọng như sau:
- pH nước: Nước có độ pH dưới 4 hay trên 10 có thể gây chết tôm Khoảng thích hợp cho tôm là 7 – 9
- Độ mặn: Khả năng chịu đựng và thích nghi độ mặn có khác nhau theo loài Thông thường các loài tôm có khả năng chịu đựng độ mặn thấp đến 5 –
10 ‰ hay thấp hơn Độ mặn cao có thể gây chết tôm Hầu hết các loài tôm có thể tăng trưởng tốt ở độ mặn 25 – 30 ‰
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tốt nhất cho tưng truởng của tôm dao động trong khoảng 25 – 300C Tôm sú có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn 28oC, trên 30oC tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ nhiễm bệnh Nuôi tôm ở nhiệt độ nước 33oC tôm lớn mau nhưng ngay sau đó tôm đã bị bệnh và chết nhiều Tôm sẽ ngạt nếu nhiệt độ khoảng 15-22oC và trên 33oC Theo một số nghiên cứu khác, khi nhiệt độ cao hơn 35oC hay dưới 15oC tôm bắt đầu chết (Trần Văn Hòa, 2001)
Lúc còn nhỏ (1gr), tôm lớn nhanh hơn trong nước ấm (30oC), tới khi tôm lớn hơn (12-18gr), tôm lại lớn nhanh nhất ở nhiệt độ nước 27oC thay vì 30oC như lúc còn nhỏ (http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/tom/su/ts ytolihoasinh.htm)
- Oxy hòa tan: Oxy hòa tan thấp (0.0 -1.5 mg/l) có thể gây chết tôm tuỳ thời gain bị tác động và các điều kiện khác Hàm lượng Oxy hòa tan tốt nhất
Trang 11cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nên trong khoảng giữa 3.5 mg/l đến bão hòa Oxy hòa tan quá bão hòa cũng gây nguy hiểm cho tôm
- CO2: Hàm lượng CO2 dưới 20 mg/l thông thường chưa ảnh hưởng đến tôm nếu Oxy đầy đủ
- H2S: Nồng độ gây chết chưa được xác định
- Ammonia: Ammonia dưới dạng khí NH3 rất độc với hàm lượng trên 1 mg/l có thể gây chết tôm Hàm lượng dưới 0.1 mg/l cũng gây bất lợi Ở pH bằng 9 và độ mặn 20 ppt, khoảng 25 % ammonia ở dạng khí Vì thế hàm lượn ammonia tổng số khoảng 0.4 mg/l cũng gây bất lợi cho tôm
- Nitrite: Thông thường hàm lượng nitrite trong ao nuôi không cao đến mức gây chết tôm Tuy nhiêu, nồng độ cao 4 – 5 mg/l có thể ảnh hưởng bất lợi cho tôm
2.1.3 Tuổi thọ, sinh sản và vòng đời
Vòng đời của tôm sú được chia ra làm các giai đoạn: Trứng → ấu trùng
→ hậu ấu trùng → tiền trưởng → trưởng thành (Motoh, 1981)
Ở giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng, tôm sú sống trôi nổi ở vùng khơi do các dòng chảy hải lưu và do thủy triều Sau khi chuyển qua giai đoạn
ấu niên và tiền thưởng thành, chúng hoàn thiện dần các cơ quan chức năng để thích nghi với đời sống ở đáy, lúc này gai chủy phát triển và hệ thống mang phát triển hoàn chỉnh, sử dụng chân bò để đi lại và bắt mồi, chân bơi để bơi lội, cơ quan sinh dục đực cái đã phân biệt rõ ràng và ngày càng hoàn thiện Suốt thời gian này tôm di cư vào những vùng cửa sông và thường cư trú ở rừng ngập mặn, nơi có độ mặn dao động từ 5 – 20 ‰ để tìm kiếm thức ăn, sinh trưởng và phát triển
Trong suốt quá trình di cư tìm thức ăn theo hướng độ mặn giảm, tôm sú không ngừng tích lũy vật chất để lột xác và lớn lên về chiều dài, khối lượng, ngày càng hoàn thiện cơ quan sinh sản (buồng trứng, tinh trùng) để bảo đảm chức năng duy trì nòi giống của loài khi đạt tới kích thước và khối lượng nhất định Tôm sú giai đoạn tiền trưởng thành thường có quá trình di cư ngược lại (từ nơi có độ muối thấp đến nơi có độ muối cao), từ cửa sông hay rừng ngập mặn ra vùng biển khơi, thời kỳ này đặc trưng bởi sự thành thục sinh dục, có nghĩa là con đực có tinh trùng nằm trong túi tinh và con cái có trứng nằm trong buồng trứng
Trang 12Đến giai đoạn trưởng thành, thời kỳ này tôm sú đã di cư ra ngoài biển sâu nơi có nước trong, nồng độ muối cao và ổn định, trong quá trình di cư này
đã xảy ra quá trình bắt cặp giao vĩ, và đẻ trứng
Chu kỳ sống của tôm biển được trình bày qua hình 2.2
Hình 2.2: Vòng đời tôm biển (Motoh, 1981)
Tuổi thọ của tôm sú là 1-2 năm Tôm sú đực sống đến 1,5 năm, tôm sú cái sống đến 2 năm Ở Indonesia có con tôm cái nặng đến 454g, đẻ 1,4-1,8 triệu trứng Hẳn nhiên, tôm sú cái thành thục lần đầu trong đời ở thể trọng 45 + 10g đến khi đạt thể trọng 454g như thế, tôm sú phải trải qua rất nhiều lần lột xác Điều đó cho phép suy luận rằng tôm sú có thể đẻ trong nhiều mùa, mỗi mùa đẻ nhiều lần
2.1.4 Tập tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng
2.1.4.1 Sơ lược về hệ tiêu hóa của giáp xác
Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền ( 2000):
Cấu trúc ruột giáp xác
Ruột thường là một ống thẳng có 3 miền chính: ruột trước, ruột giữa và ruột sau Ruột trước và ruột sau có một lớp kitin ở mặt trong của ruột còn ruột giữa thì không
Ruột trước phân chia thành thực quản và dạ dày Dạ dày gồm 2 miền: Tâm vị và Môn vị Dạ dày tâm vị lớn và dạng túi, có một lớp kitin dày ở một
số miền được canxi hóa để tạo thành những xương nhỏ Đó là những màng
Trang 13nghiền của bộ nghiền dạ dày, thức ăn sẽ được nghiền thành những phần tử nhỏ trước khi đưa vào dạ dày môn vị Van tâm môn vị chỉ cho phép những phần tử
đã được nghiền nhỏ đi từ dạ dày tâm vị sang dạ dày môn vị
Phía sau dạ dày môn vị là ruột giữa mà các phần nở to ở mặt bên của nó
sẽ tạo thành tuyến ruột giữa và tuyến gan tụy.Tuyến gan tụy là một khối bao gồm các ống tận cùng
Ruột sau thường ngắn và mở ra ngoài hậu môn
Ruột không có lông mịn nên sự di chuyển thức ăn trong ruột là do những cử động nhu động và phản nhu động
Sự tiêu hóa
Miệng xé thức ăn và nhồi chúng vào thực quản Bộ nghiền dạ dày sẽ nghiền nhỏ thức ăn Dưới tác dụng của các cử động nhu động và phản nhu động, thức ăn sẽ được đẩy tới ruột giữa, ruột sau Trong quá trình này, thức ăn
sẽ được tiêu hóa bởi các men và dịch tiêu hóa, và cuối cùng được hấp thu Ruột trước và ruột sau được kitin hóa, có tác động như màng bán thấm có chức năng hấp thu nước Phần trước ruột giữa có những tế bào hấp thu sẽ hấp thu những phần tử mịn nhất Ngoài ra sự hấp thu còn xảy ra ở ống gan tụy Phần chất thải cuối cùng được thải ra ngoài qua hậu môn
2.1.4.2 Tập tính bắt mồi
Tôm sú ăn tạp và ưa chuộng giáp xác, thực vật, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, cá và côn trùng Thức ăn của tôm sú gồm giáp xác (cua nhỏ và tôm) nhuyễn thể, cá, giun nhiều tơ, côn trùng, tảo, mùn bã, bùn…Điều này nói tôm
sú là động vật ăn mồi sống là những động vật đáy có kích thước tương đối lớn, vật động chậm chạp hơn là ăn vật chết hay mùn bã Tuy nhiên, tập tính ăn của tôm sú thay đổi theo từng giai đoạn Ở giai đoạn tôm bột và tôm giống, chúng
ăn nhiều các loại mảnh thực vật bao gồm lab – lab, vi tảo, chất vẩn, thực vật lớn, giun, Copepoda, Moina, ấu trùng nhuyễn thể và ấu trùng giáp xác Khi tôm lớn thì ăn các loài động vật có và không có xương sống Tôm sú có hiện tượng ăn lẫn nhau (Phương và Hải, 2004)
Tôm sú là loài động vật đáy có thể vận động nhanh khi chạy trốn (chuyển động giật lùi) nhưng tiến lên phía trước để bắt mồi thì khá chậm Như vậy ngoài khả năng ăn giáp xác chết, Tôm sú không thể bắt được những con mực sống tuy là động vật thân mềm nhưng có khả năng cơ động trốn thoát rất cao
Trang 142.1.4.3 Nhu cầu dinh dưỡng
- Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn: giao đoạn ấu trùng thì cần trên 40% đạm, giai đoạn tôm thịt từ 35-40% đạm, giai đoạn nuôi vỗ cần 45-50% đạm
- Nhu cầu chất đạm và axit amin (aa): Chất đạm là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ thể, cung cấp, năng lượng và aa thiết yếu Tôm sú giống có nhu cầu đạm khoảng 40% Đối với tôm thịt, thức ăn có hàm lượng đạm thích hợp khoảng 35 – 40
% Trong khi đó, tôm bố mẹ cần thức ăn có hàm lượng đạm cao khoảng 45 –
50 %
- Nhu cầu chất béo: Chất béo có vai trò quan trọng đối với tôm nhờ cung cấp nhiều năng lượng, acid béo cao phân tử không no, phospholipid và vitamin Hàm lượng lipid trong thức ăn cần thiết cho tôm 6 - 7.5 % Nguồn lipid tốt nhất cho tôm sú là từ động vật biển như dầu mực, dầu cá,…
- Nhu cầu chất bột đường: Carbohydrate có vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm không nhưng cung cấp năng lượng mà còn có chức năng kết dính Hàm lượng chất bột đường trong khẩu phần thức ăn khoảng 10 – 20 %
- Nhu cầu Vitamin và khoáng: Vitamin rất cần thiết trong việc điều hòa các tiến trình trong cơ Chất khoáng giúp xây dựng vỏ tôm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004))
cơ thể Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác Các yếu tố bên
Trang 15ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác (www.vietlinh.com.vn)
2.2 Sơ lược về ảnh hưởng của độ mặn lên tôm sú
Theo Motoh (1981) thì Tôm sú thích nghi trong giới hạn độ mặn rộng
từ 0,2 – 70 ‰ Tuy nhiên, thì ảnh hưởng của nồng độ muối lên sự tăng trưởng của tôm vẫn chưa được hiểu rõ, song có lẽ trong quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và trao đổi ion trong môi trường cần đến năng lượng, là ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm
Ảnh hưởng lên các hoạt động sống của tôm thường do sự kết hợp của
độ mặn và nhiệt độ Mức độ ảnh hưởng của 2 yếu tố này có khác biệt theo loài (Trích dẫn bởi Nguyễn Anh Tuấn và ctv., 1994) Độ mặn nước thích hợp nhất
sử dụng cho các trại giống nên từ 24 – 32 ‰ và nhiệt độ là 26 - 30 oC (Trần Minh Anh, 1989)
Hậu ấu trùng ở thời gian cuối và tôm giống có khả năng thích nghi nồng độ muối rộng hơn những hậu ấu trùng mới chuyển giai đoạn Postlarvae tôm sú có khả năng chịu đựng nồng độ muối rất thấp Tỷ lệ sống đạt 64% ở độ mặn 0 ‰, và cao hơn khi nồng độ muối tăng trên 0‰, đến 38‰ thì tỷ lệ chết của tôm bắt đầu tăng Trong điều kiện thí nghiệm, Postlarvae đạt tỷ lệ sống cao (82%) ở độ mặn 15‰, cao hơn so với tỷ lệ sống ở nồng độ muối 20‰ (74%), và ở độ mặn 0‰ thì tỷ lệ sống của Postlarvae chỉ đạt 68% Nghiên cứu trên cho thấy, tôm sú có khả năng sống ở nồng độ muối rất thấp, ngay cả trong nước ngọt nhưng chỉ trong thời gian ngắn (Motoh, 1981)
Nghiên cứu khả năng chịu mặn của các giống thuộc họ Penaeidea đưa
ra kết luận: giống Penaeus có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu trong môi trường nước ngọt và mặn Mặc dù có sự khác biệt áp suất thẩm thấu của máu tôm nuôi ở các nồng độ muối, nhưng áp suất thẩm thấu của máu tôm luôn cao hơn áp suất thẩm thấu của môi trường Khi giảm nồng độ muối của môi trường thì sẽ có sự xâm nhập của nước và sự khếch tán các ion ra ngoài môi trường ngang qua bề mặt cơ thể Khi nghiên cứu về yếu tố độ mặn, cho rằng, nồng độ muối ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu Các thay đổi nồng độ nuối của môi trường vuợt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm, cá nuôi đều gây ra sốc, làm giảm khả năng kháng bệnh của tôm, cá (Nguyễn Văn Hảo, 1995)
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối khác nhau (0, 1, 3, 6 và 15‰) lên sự thay đổi áp suất thẩm thấu và mức độ tiêu hao oxy của tôm sú giống (postlarvae 15) Thí nghiệm cho thấy khả năng tiêu hao oxy khác biệt không
Trang 16có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức Nhưng áp suất thẩm thấu của máu tôm ở nghiệm thức 0‰ khác biệt rất có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (p<0,01) Áp suất thẩm thấu ở nghiệm thức 1‰ không có sự khác biệt so với nghiệm thức 3‰ nhưng khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức 6
và 15‰ (p<0,01) Áp suất thẩm thấu tăng dần từ môi trường có nồng độ muối thấp đến môi trường có nồng độ muối cao (Đỗ Thị Thanh Hương và ctv, 2004)
2.3 Sơ lược phương pháp đánh giá khả năng tiêu hóa ở một số đối tượng thủy sản
Ở cá bống tượng, khả năng tiêu hóa của cá bống tượng giống được đánh giá với các loại mồi khác nhau Hai mươi cá bống tượng giống (chiều dài 40-45mm, trọng lượng trung bình 0,87g) được bố trí ngẫu nhiên trong 12 bể kính Cá được cho ăn thỏa mãn trong vòng 2 giờ tại 2 thời điểm là 7h sáng và 17h chiều Loại mồi dùng trong thí nghiệm là cá bột cá mè trắng và tép bò Sau 2h con mồi và cá bống tượng được tách riêng Mỗi giờ tiếp đó bắt 3 con ngẫu nhiên từ các bể để giải phẫu thức ăn trong dạ dày Khối lượng cá và khối lượng thức ăn trong dạ dày được xác định theo mỗi lần thu mẵu Trên cơ sở đó đánh giá lượng thức ăn còn lại trong dạ dày theo thời gian (Nguyễn Phú Hòa, Yang Yi và Lê Thanh Hùng, Tạp chí khoa học 2008, Đại học Cần Thơ)
Ở cá Tra, nghiên cứu xác định thời gian tiêu hóa thức ăn của cá giống
có khối lượng trung bình khoảng 14-15g/con Cá được bố trí vào 9 bể 500 L/bể, mật độ 50 con/bể, dưỡng cá cho tới khi cá ăn thật khỏe thì tiến hành thí nghiệm Cá được cho ăn no trước khi giải phẩu để xác định lượng thức ăn trong dạ dày cá ở các thời điểm khác nhau Sau khoảng 30 phút (từ lúc bắt đầu cho ăn đến khi cá no hoàn toàn hay lúc cá không còn bắt mồi nữa) tiến hành giải phẩu cá để thu lượng thức ăn trong dạ dày Thu ngẫu nhiên 30 con/lần/giờ/bể để giải phẩu cho tới khi kiểm tra thấy trong dạ dày cá không còn thức ăn thì ngưng Khối lượng cá và lượng thức ăn thu ở mỗi lần sẽ được cân Sau đó lượng thức ăn trong dạ dày cá thì được sấy khô ở tủ sấy 1050C, sau đó cân để tính khối lượng thức ăn trong dạ dày Thức ăn trong dạ dày của
cá được cân đo sau mỗi giờ để làm cơ sở đánh giá lượng thức ăn còn lại trong
dạ dày theo thời gian (Nguyễn Kim Thùy, 2008)
Trang 17CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu
3.1.1 Nguồn tôm thí nghiệm
Tôm thí nghiệm có kích cỡ dao động 10±2 g/con được thu từ các ao ương hay các ao nuôi thịt có độ mặn từ 15-25‰ Tôm của mỗi thí nghiệm khi thu về được nuôi dưỡng trong bể composite có độ mặn bằng với độ mặn nước
ao nuôi (ương) và có sục khí liên tục trong 7 ngày để tôm ổn định và quen với điều kiện nuôi trong bể, sau đó mới tiến hành đưa vào thí nghiệm Trong thời gian dưỡng, tôm được cho ăn bằng thức ăn viên, ngày cho ăn 2 lần (sáng và chiều) với khẩu phần ăn 3–5% khối lượng thân Tôm bố trí thí nghiệm được chọn kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý
3.1.2 Nguồn nước dùng cho thí nghiệm:
Nước ngọt: là nước máy sinh hoạt
Nước mặn: dùng nước ót 70-85‰ xử lý bằng bột chlorine với nồng độ 30ppm, sục khí liên tục ít nhất 24 giờ, sau đó kiểm tra và trung hòa hàm lượng clor dư bằng thio-sulfat-natri (nếu có) trước khi bơm qua túi lọc để đưa vào sử dụng
3.1.3 Các vật liệu chính dùng cho thí nghiệm:
- 4 bể composite tròn 1 m3 (thí nghiệm 1)
- 12 bể composite hình chữ nhật thể tích 0,5 m3 ( thí nghiệm 2)
- Các bể phụ trợ khác: trữ, xử lý nước, pha nước,
- Máy sục khí và các thiết bị sục khí
- Các dụng cụ và thiết bị khác: xô nhựa, vợt, giá thể, máy bơm, máy lọc,
- Dụng cụ đo: Nhiệt độ, độ mặn, pH, cân điện
- Các thiết bị và hóa chất dùng trong phân tích mẫu, phân tích đạm và năng lượng
3.2 Các thí nghiệm:
3.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian tiêu hóa thức ăn
của tôm sú (Penaeus monodon)
Trang 18* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức:
(i) Nghiệm thức 1: Độ mặn thấp nhất mà tôm còn khả năng điều
hòa áp suất thẩm thấu để duy trì sự sống (3‰)
(ii) Nghiệm thức 2: Độ mặn cao nhất mà áp suất thẩm thấu của tôm
lớn hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường (15‰)
(iii) Nghiệm thức 3: Độ mặn mà áp suất thẩm thấu của tôm tương
đương với áp suất thẩm thấu của môi trường (25‰)
(iv) Nghiệm thức 4: Độ mặn thấp nhất mà áp suất thẩm thấu của tôm nhỏ hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường (35‰)
(Các ngưỡng độ mặn được xác định bởi Lê Văn Hòa, 2008)
Mỗi nghiệm thức bố trí trên 1 bể composite thể tích 1 m3, chiều cao cột nước duy trì ở mức 80 cm Các bể được bố trí giá thể bằng dây nylon để hạn chế tôm ăn nhau và được sục khí liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm
Tôm từ bể nuôi dưỡng được tiến hành thuần hóa để đạt các độ mặn thí nghiệm, sau đó chọn lựa và bố trí tôm vào các bể thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn với các độ mặn thích hợp cho từng nghiệm thức Mật độ bố trí là 120 tôm/bể
* Chăm sóc:
Trong thời gian thí nghiệm, tôm được cho ăn bằng thức ăn viên, ngày 2 lần (sáng và chiều), với khẩu phần ăn từ 3–5% khối lượng thân Hàng ngày, trước khi cho tôm ăn, các bể được siphon để loại phân và thức ăn thừa Tiến hành cấp thêm nước hoặc thay nước mới khi cần thiết, mỗi lần thay không quá 1/3 thể tích nước trong bể
* Thu mẫu:
Sau khi bố trí tôm vào bể thí nghiệm 1 tuần, tiến hành thu mẫu dạ dày tôm: bố trí tôm ở mỗi nghiệm thức ra 5 bể 100 L, mỗi bể 20 con, sáng ngày hôm sau siphon sạch cặn, để cho tôm ổn định khoảng 1,5 giờ, sau đó cho ăn và thu mẫu dạ dày theo nhịp thời gian để quan sát sự hiện diện của thức ăn và cân
để xác định khối lượng thức ăn trong dạ dày Mẫu dạ dày được thu với nhịp thu: sau cho ăn 20, 40 phút, 1g, 2g, 3g, 4g, đến khi dạ dày hết thức ăn Mỗi nhịp thu 10 dạ dày tôm trên 1 nghiệm thức và đem sấy ở tủ sấy 105oC trong 24 giờ để xác định trọng lượng khô
Trong thời gian thí nghiệm, các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH được theo dõi và ghi nhận
Trang 193.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn lên độ tiêu hóa thức ăn, tiêu
hóa đạm và năng lượng của tôm sú (Penaeus monodon)
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm
thức tương tự như thí nghiệm 1với 3 lần lặp lại
Bể thí nghiệm là bể composite thể tích 500 L, chiều cao cột nước duy trì ở mức 60 cm Các bể được bố trí giá thể bằng dây nylon để hạn chế tôm ăn nhau và bố trí đá bọt để sục khí liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm
Tôm từ bể nuôi dưỡng sẽ được tiến hành thuần hóa để đạt các độ mặn thí nghiệm, sau đó chọn lựa và bố trí vào các bể thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn với các độ mặn thích hợp cho từng nghiệm thức Mật độ bố trí là 40 con/bể
* Chăm sóc
Khi tôm được bố trí vào bể thí nghiệm sẽ được chăm sóc giống như quá
trình thuần dưỡng trong 2 tuần để tôm ổn định, sau đó tiến hành cho tôm ăn
bằng thức ăn viên có trộn chất đánh dấu (Cr2O3), mỗi ngày cho ăn 2 lần (6h30, 12h) Tôm được cho ăn theo nhu cầu thông qua việc ghi nhận và điều chỉnh lượng thức ăn ở mỗi lần cho ăn Sau khi tập cho tôm ăn bằng thức ăn có chất đánh dấu 7 ngày, đến ngày thứ 8 thì tiến hành thu phân để xác định độ tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và năng lượng
* Thu phân
Cách thu phân:
Xi phong sạch thức ăn và phân sau 1 giờ cho ăn Mỗi lần thu phân, siphon những sợi phân ở đáy bể, rửa sạch qua nước cất, cho vào lọ nhựa và bảo quản lạnh ở nhiệt độ <4oC Cuối ngày đem toàn bộ lượng phân thu trong ngày sấy ở tủ sấy 105oC trong 24 giờ Lượng phân thu cần thiết trên mỗi bể thí nghiệm từ 10 – 15 g phân khô Thời gian thu phân khoảng 6 tuần
Trang 20Lịch thu phân trong ngày như sau:
Thu phân lần 2, sau
đó cho ăn
Siphon thức ăn thừa và phân bỏ
Thu phân lần 3 và bảo quản
Thu phân lần 4, sau
- Phương pháp phân tích mẫu:
Mẫu thức ăn có trộn chất đánh dấu dùng trong thí nghiệm và mẫu phân được phân tích các chỉ tiêu: đạm, năng lượng, Cr2O3
+ Đạm: phân tích bằng phương pháp Kjeldahl
+ Năng lượng: xác định bằng máy đo năng lượng (Parr)
+ Cr2O3: Theo phương pháp của Furukawa và Tsukahara (1966)
- Phương pháp tính toán: hàm lượng chất đánh dấu Cr 2 O 3 trong phân
và trong thức ăn là cơ sở để tính toán:
+ Độ tiêu hóa thức ăn (ADC)
ADC = 100 – (100 * %A /%B)
Với: %A là % chất đánh dấu có trong thức ăn (tính theo trọng lượng khô)
%B là % chất đánh dấu có trong phân (tính theo trọng lượng khô)
+ Độ tiêu hóa dưỡng chất (đạm/năng lượng)
Với %A: % chất đánh dấu có trong thức ăn (tính theo trọng lượng khô)
%B: % chất đánh dấu có trong phân (tính theo trọng lượng khô)
%A’: % chất dinh duỡng có trong thức ăn (tính theo trọng lượng khô)
%B’: % chất dinh duỡng có trong phân (tính theo trọng lượng khô)