1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)

64 755 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THÀNH ĐỨC ẢNH HƯỞNG LƯỢNG MEN BÁNH MÌ VÀ TỈ LỆ THU HOẠCH LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUẦN THỂ LUÂN TRÙNG NƯỚC NGỌT BRACHIONUS ANGULARIS LUẬN VĂN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THÀNH ĐỨC

ẢNH HƯỞNG LƯỢNG MEN BÁNH MÌ VÀ TỈ LỆ THU HOẠCH LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUẦN THỂ LUÂN

TRÙNG NƯỚC NGỌT (BRACHIONUS ANGULARIS)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2009

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THÀNH ĐỨC

ẢNH HƯỞNG LƯỢNG MEN BÁNH MÌ VÀ TỈ LỆ THU HOẠCH LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUẦN THỂ LUÂN

TRÙNG NƯỚC NGỌT (BRACHIONUS ANGULARIS)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths TRẦN SƯƠNG NGỌC

2009

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thuỷ Sản, Quý Thầy Cô và toàn thể cán bộ Khoa Thuỷ Sản đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập Đặc biệt tôi sinh chân thành biết ơn cô Trần Sương Ngọc, cùng các cán bộ bộ môn Thuỷ Sinh Học Ứng Dụng, các bạn lớp Nuôi Trồng Thuỷ Sản K 31 đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ để tôi hoàn thành luân văn

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, đặc biệt là cha mẹ

đã dành cho tôi những tình cảm, sự động viên cũng như hỗ trợ về vật chất để tôi vượt qua khó khăn trong suốt quá trình học

Chân thành cảm tạ Sinh viên thực hiện Nguyễn Thành Đức

Trang 4

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm ra lượng thức ăn (men bánh mì)

và tỉ lệ thu hoạch phù hợp để ứng dụng trong nuôi sinh khối luân trùng

Brachionus angularis Nghiên cứu dựa trên 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 nhằm

tìm ra lượng men bánh mì thích hợp cho sự phát triển của quần thể luân trùng gồm 5 nghiệm thức NT40 (0.0168Dt 0,415 * V*40%), NT60 (0.0168Dt 0,415 * V*60%), NT80 (0.0168Dt 0,415 * V*80%), NT100 (0.0168Dt 0,415 * V*100%),

NTĐC (60.000 tế bào/luân trùng/ngày) Thí nghiệm 2 được thực hiện nhằm tìm

ra tỉ lệ thu hoạch thích hợp cho sự phát triển của luân trùng Brachionus

angularis gồm 4 nghiệm thức với các tỉ lệ thu sinh khối là 0%, 15%, 25%,

35% Kết quả cho thấy với điều kiện nhiệt độ từ 27,9 – 29,40C, pH dao động

từ 7,43 – 7,52, mật độ bố trí ban đầu là 200 ct/ml thì lượng men bánh mì cho luân trùng ăn là 0.0168Dt 0,415 * V*80% (g/ngày) cho kết quả tốt nhất và mật

độ luân trùng đạt cực đại là 693±32 ct/ml sau 4 ngày nuôi và tỉ lệ thu 25%/ngày, quần thể luân trùng phục hồi mật độ nhanh nhất và thời gian nuôi kéo dài 10 ngày

Trang 5

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1:Kích thước luân trùng Brachionus angularis 19

Bảng 4.2: Biến động của các yếu tố nhiệt độ và pH 20

Bảng 4.3: Hàm lượng NH3 qua các đợt thu mẫu (mg/L) 21

Bảng 4.4: Hàm lượng NO2- qua các đợt thu mẫu (mg/l) 22

Bảng 4.5: Mật độ của luân trùng trong thí nghiệm 1 (cá thể/ml) 23

Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) 25

Bảng 4.7: Tỉ lệ luân trùng mang trứng ở các nghiệm thức (%) 26

Bảng 4.8: Biến động của các yếu tố nhiệt độ và pH 27

Bảng 4.9: Biến động hàm lượng NH3 giữa các nghiệm thức (mg/L) 28

Bảng 4.10: Hàm lượng NO2- qua các đợt thu mẫu (mg/l) 29

Bảng 4.11: Mật độ của luân trùng trong thí nghiệm 2 (ct/ml) 30

Bảng 4.12: Tỉ lệ luân trùng mang trứng ở các nghiệm thức (%) 33

Bảng 4.10:Biến động số lượng thu (triệu cá thể/ngày) ở các nghiệm thức 35

Trang 6

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Hình thái của luân trùng Brachionus angularis 3

Hinh 2.2: Vòng đời của luân trùng 5

Hình 3.1: Bể nuôi luân trùng ở thí nghiệm 1 16

Hình 3.2: Bể nuôi luân trùng ở thí nghiệm 2 18

Hình 4.1: Biến động mật độ giữa các nghiệm thức 23

Hình 4.2: Biến động mật độ trước và sau thu hoạch của các nghiệm thức 31

Hình 4.3: Biến động số lượng thu ở các nghiệm thức 35

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Luân Trùng Brachionus angularis 3

2.1.1 Đặc Điểm Phân Loại – Hình Thái 3

2.1.2 Vòng Đời 4

2.1.3 Môi Trường Sống 5

2.1.3.1 Nhiệt độ 5

2.1.3.2 Độ mặn 6

2.1.3.3 pH 6

2.1.3.4 Oxy 6

2.1.3.5 NH3 7

2.1.3.6 NO2 7

2.2 Một Số Nghiên Cứu Liên Quan Đến Luân Trùng 7

2.2.1 Các Hình Thức Nuôi Luân Trùng 7

2.2.1.1 Nuôi sang, chuyển hằng ngày 7

2.2.1.2 Nuôi bán liên tục 8

2.2.1.3 Nuôi liên tục 8

2.2.1.4 Nuôi luân trùng với mật độ cao 9

2.2.2 Sự thu hoạch luân trùng 10

2.2.3 Các Loại Thức Ăn Sử Dụng Cho Luân Trùng 11

2.2.3.1 Tảo 11

2.2.3.2 Men Bánh Mì 12

2.2.4 Đánh giá khả năng phát triển của luân trùng 12

2.2.5 Một số ảnh hưởng bất lợi trong nuôi luân trùng 13

2.2.5.1 Vi khuẩn 13

2.2.5.2 Ciliates 14

Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15

3.2 Vật liệu nghiên cứu 15

3.3 Phương Pháp nghiên cứu 15

Phần 4: KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN 19

4.1 Kích thước của luân trùng Brachionus angularis 19

4.2 Thí nghiệm 1 (TN1): Ảnh hưởng của lượng men bánh mì lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt Brachionus angularis 19

Trang 8

4.2.1 Các yếu tố môi trường 19

4.2.1.1 Nhiệt độ 19

4.2.1.2 pH 20

4.2.1.3 NH3 21

4.2.1.4 NO2- 22

4.2.2 Sự phát triển của luân trùng 22

4.3 Thí Nghiệm 2: Ảnh hưởng của tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt Brachionus angularis 27

4.3.1 Các yếu tố môi trường 27

4.3.1.1 pH và Nhiệt độ 27

4.3.1.2 NH3 28

4.3.1.3 NO2- 29

4.3.2 Sự phát triển của luân trùng 29

4.3.3 Số lượng luân trùng 34

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 37

5.1 Kết luận 37

5.2 Đề xuất 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

PHỤ LỤC 41

Trang 9

Phần 1:

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, theo xu hướng phát triển của thế giới thì hầu hết các ngành nghề đều được cải thiện và phát triển Từ y học, công nghiệp cho đến nông nghiệp Trong đó không thể bỏ qua sự phát triển mạnh mẽ của thuỷ sản Chính

sự phát triển của ngành nuôi trong thuỷ sản nó đã góp phần khá quan trọng vào nền kinh tế của nước ta Với xu hướng phát triển như hiện nay thì nhu cầu con giống là vấn đề cấp bách và nan giải, khâu quan trọng trong quá trình sản xuất giống để đạt tỉ lệ sống và chất lượng con giống cao là việc cung cấp thức

ăn tươi sống phù hợp với tập tính và kích cỡ miệng của ấu trùng giáp xác và cá con Bên cạnh tảo, giáp xác râu ngành, Artemia, thì luân trùng cũng được xem

là thức ăn tự nhiên quan trọng Luân trùng có đặc điểm như kích thước nhỏ, bơi lội chậm chạp, và thường lơ lửng trong môi trường nước nhờ vậy mà ấu trùng tôm cá dễ bắt mồi, bên cạnh đó ta có thể giàu hoá như protein, acid béo cao phân tử không no (HUFA), vitamin…Cùng với các loài luân trùng được nuôi ở nước lợ, ở nước ngọt cũng có nhiều loài đang được nghiên cứu để nuôi,

trong đó có loài Brachionus angularis

Brachionus angularis là loài ăn lọc thụ động có thể sử dụng nhiều loại

thức ăn để nuôi như: tảo, men bánh mì, bột đậu nành…trong đó men bánh mì được xem là thức ăn phổ biến, giá rẽ có thể chủ động trong nuôi sinh khối luân trùng Tuy nhiên nuôi luân trùng bằng men bánh mì có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước nhanh do thức ăn dư gây ra sự bất ổn định trong bể nuôi, do đó phải có sự cân bằng giữa mật độ luân trùng và tỉ lệ thức ăn tránh

để vật chất hữu cơ tích luỹ vượt quá giới hạn trong bể nuôi Bên cạnh đó việc duy trì ổn định sự phát triển của luân trùng khi thu hoạch để cho cá bột ăn vừa

có hiệu quả kinh tế vừa hạn chế được những rũi ro cho người nuôi cũng hết sức cần thiết Cho đến nay chưa tìm thấy tài liệu nào cho biết tỉ lệ men bánh

mì và sự thu hoạch thích hợp cho luân trùng Brachionus angularis này mà chủ yếu dựa trên luân trùng Brachionus plicatilis Từ thực tế trên, đề tài: “ Ảnh

hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể

luân trùng nước ngọt Brachionus angularis” được thực hiện

Mục tiêu của đề tài: Nhằm xác định tỉ lệ men bánh mì thích hợp cho

sự phát triển của luân trùng nước ngọt Brachionus angularis để giúp quá trình

nuôi đạt hiệu quả, có sản lượng luân trùng lớn làm thức ăn cho các loài cá bột Mặt khác, xác định tỉ lệ thu hoạch thích hợp nhằm duy trì thời gian nuôi luân trùng với sức sản xuất cao

Trang 10

Nội dung của đề tài:

Ảnh hưởng của lượng men bánh mì lên sự phát triển của quần thể luân

trùng nước ngọt Brachionus angularis

Ảnh hưởng của tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng

nước ngọt Brachionus angularis

Trang 11

Phần 2:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Luân Trùng Brachionus angularis

2.1.1 Đặc Điểm Phân Loại – Hình Thái

Brachionus angularis là loài phiêu sinh động vật theo Pechenik,J.,A

2005 có vị trí phân loại như sau:

Loài Brachionus angularis (Gosse, 1851)

Brachionus angularis có dạng hình trứng, phía sau hơi tròn hay hơi bóp

lại Mặt vỏ nhẵn hay những mấu lồi dạng hạt và hình vỏ chia mặt vỏ thành nhiều mãnh Bờ bụng trước lượn song, đuôi có mấu lồi nhỏ Bờ lưng trước có hai gai ngắn, giữa hai gai có vết xẻ hình chữ U Lỗ chân hình thận, nằm dịch

về phía bụng, mép có gai nhỏ, thẳng và song song với nhau hay hơi cong

(Đặng Ngọc Thanh và ctv, 1980)

Hình 2.1: Hình thái của luân trùng Brachionus angularis

Trang 12

Luân trùng Brachionus angularis là phiêu sinh động vật có kích thước nhỏ 88 - 120 µm (Nguyễn Văn Hải, 2008), bơi lội chậm chạp, có tính lơ lửng,

thiếu cơ quan tự vệ nên là thức ăn rất tốt cho ấu trùng tôm cá, sau khi cá hết noãn hoàn nhưng chưa có thể bắt được con mồi có kích thước lớn Cấu tạo của

luân trùng có ba phần: đầu, thân và chân

Đầu: có vòng tiêm mao dùng để bơi lội và gom thức ăn

Phần thân chứa nhiều dịch cơ thể và có các cơ quan Theo Nogady,

1993 (trích bởi Trần Sương Ngọc, 2003) thì các hệ cơ quan của luân trùng như sau:

+ Hệ tiêu hóa: Luân trùng thu gom thức ăn nhờ vòng tiêm mao sau đó vào trong miệng và đến hàm nghiền Hàm nghiền sẽ nghiền các hạt thức ăn bằng nhiều con đường khác nhau (cắt, nghiền…) rồi đi vào thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn

+ Hệ bài tiết: bài tiết chủ yếu là chất thải có nguồn gốc đạm (phần lớn

là ammonia) Sự chuyển động của vòng tiêm mao ở các tế bào ngọn lửa (flame cell) tạo nên dòng chảy đưa chất lỏng vào trong các túi và chảy vào bàng quang sau đó được tiết ra ngoài thường xuyên và điều đặn

+ Hệ sinh dục: Cơ quan sinh dục của con cái bao gồm ba phần: buồn trứng, chất noãn hoàng và lớp nang Ngay từ khi mới sinh ra, số lượng trứng

sản 10 thế hệ trước khi chết Hoạt động sinh sản của Brachionus phụ thuộc

vào nhiệt độ của môi trường (Patrick Lavens & Patrick Sorgeloos, 1996)

Vòng đời của luân trùng có thể được khép lại bằng 2 phương thức sinh sản:

Sinh sản đơn tính (chủ yếu): con cái đơn tính sinh ra trứng lưỡng bội (2n NST) và phát triển thành con cái đơn tính, chúng có tốc độ sinh sản nhanh trong điều kiện thuận lợi Đây là hình thức sinh sản nhanh nhất để tăng quần thể luân trùng và là hình thức quan trọng trong hệ thống nuôi sinh khối luân trùng

Trang 13

Sinh sản hữu tính: khi gặp điều kiện bất lợi như biến động nhiệt độ, thiếu thức ăn… luân trùng sẽ sinh sản hữu tính Khi đó, trong quần thể luân trùng sẽ xuất hiện cả con cái vô tính và hữu tính, có hình thái giống nhau khó phân biệt Tuy nhiên con cái hữu tính sẽ sinh ra trứng đơn bội và phát triển theo hai hình thức:

+ Trứng đơn bội không thụ tinh sẽ phát triển thành con đực, có kích thước bằng 1/3 con cái Chúng không có hệ tiêu hóa và bàng quang, chỉ có tinh hoàn chứa tinh trùng

Hinh 2.2: Vòng đời của luân trùng + Trứng nghỉ (Cyst): là trứng đơn bội kết hợp với tinh trùng tạo thành Trứng nghỉ có vách tế bào dày, có khả năng chống chịu tốt với môi trường, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành con cái

2.1.3 Môi Trường Sống

2.1.3.1 Nhiệt độ

Luân trùng là loài khá rộng nhiệt, khoảng nhiệt độ thích hợp từ 15 –

350C Nhiệt độ dưới 100C luân trùng sẽ hình thành trứng nghỉ và quần thể sẽ tàn lụi Nhiệt độ cao 30 – 350C tốt nhất cho sinh sản của chúng, tuy nhiên trong môi trường nuôi nhiệt độ khuyến cáo nên duy trì từ 20 – 300C (Trần Thị

Thanh Hiền và ctv, 2000) Khi nuôi luân trùng ở khoảng nhiệt độ 20 – 250C sẽ hạn chế được Ciliates (Reguera, 1984)

Trang 14

Nhiệt độ thích hợp còn tuỳ thuộc loài Luân trùng dòng S thích nhiệt độ cao, trong khi dòng L lại thích nhiệt độ thấp hơn Tốc độ tăng trưởng hằng ngày của dòng S là 250%/ngày ở 340C, dòng L đạt tăng trưởng tốt nhất là 170%/ngày ở 250C (Oogani và Maeda, 1977; Oogani, 1977 trích bởi Nguyễn Đông Truyền, 2008)

Theo Patrick Lavens & Patrick Sorgeloos (1996), thì Brachionus

calyciflorus và Brachionus rubens chịu được nhiệt độ trong khoảng 15 – 310C,

còn theo Nguyễn Văn Hải (2008) thì với thể tích 0,5L, mật độ đầu 200 con/ml, nhiệt độ phù hợp cho luân trùng Brachionus angularis là 280C

2.1.3.2 Độ mặn

Luân trùng là loài rộng muối, chúng có thể chịu đựng độ mặn trong khoảng 1 – 67%0 Độ mặn thích hợp nhất khoảng 10 – 35%0 khả năng chịu đựng độ mặn cũng khác nhau tuỳ loài chẳng hạn như đối với luân trùng dòng

S độ mặn tốt nhất là 20%0 và đối với luân trùng dòng L độ mặn tốt nhất là 30%0 (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2000)

Theo Trần Bình Nguyên (2008) thì luân trùng nước ngọt Brachionus

angularis phân bố (theo thuỷ vực sông) nhiều ở độ mặn 0%0, ở độ mặn 1%0vẫn có xuất hiện nhưng với mật độ không đáng kể và ở độ mặn 5%0 thì không

có xuất hiện Brachionus angularis Mặt khác theo Byeong Ho Kim, ctv 2006 (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hải, 2008) thì luân trùng Brachionus angularis sẽ

tăng trưởng trong 2- 3 ngày đầu khi tăng độ mặn 1-2%0/ngày và nó không tăng trưởng khi tăng độ mặn hơn 4%0/ngày Khi tăng độ mặn lên 10%0 trong vòng

5 – 30 phút thì không còn cá thể nào phát triển cũng như sống sót

2.1.3.3 pH

Theo Trương Quốc Phú (2006), thì pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thuỷ sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng pH thích hợp cho thuỷ sinh vật

là 6,5 – 9 Luân trùng có thể sống ở khoảng pH rộng từ 5 – 10 Tuy nhiên thích hợp nhất là từ 7,5 – 8,5 (Hoff và Snell, 2004) Giới hạn gây chết của pH đối với luân trùng nước ngọt là trên 10,5 và dưới 3,5 (Mitchell and Joubert, 1986)

Theo Nguyễn Văn Hải (2008) thì với thể tích 0,5L, mật độ đầu 200 con/ml, cho ăn bằng tảo, thì pH phù hợp cho luân trùng B angularis là từ 7 – 8

2.1.3.4 Oxy

Theo Patrick Lavens & Patrick Sorgeloos (1996), các luân trùng có thể sống sót trong nước chứa oxy hoà tan ở mức thấp tới 2 mg/l, theo Trần Sương Ngọc (2003), oxy hoà tan thích hợp cho sự phát triển của luân trùng trong

Trang 15

khoảng từ 2 – 7 ppm Mức oxy hoà tan trong nước nuôi phụ thuộc vào nhiệt

độ, độ mặn, mật độ luân trùng và kiểu thức ăn Tuy nhiên trong điều kiện nuôi, thức ăn và mật độ gia tăng liên tục chất lượng nước sẽ suy giảm nhanh chóng, dẫn đến giảm oxy hoà tan, trong trường hợp này cần điều chỉnh sục khí cho phù hợp Không nên sục khí quá mạnh để tránh làm tổn hại đến cơ thể sinh vật trong quần thể

2.1.3.5 NH 3

Theo Trương Quốc Phú (2006), NH3 trong các thuỷ vực được cung cấp

từ quá trình phân huỷ các protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật NH3 là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với thuỷ sinh vật

Theo Patrick Lavens & Patrick Sorgeloos (1996), thì nồng độ NH3 an toàn cho luân trùng là 1 mg/l Tuy nhiên theo M Schliiter & J Groeneweg (1984) nghiên cứu ảnh hưởng của NH3 trên luân trùng Brachionus rubens thấy

rằng loài luân trùng này có thể chịu được hàm lượng NH3 đến 3mg/l, dưới nồng độ 3 mg/l thì tăng trưởng của luân trùng không bị ảnh hưởng và trong khoảng 3 – 5 mg/l tốc độ tăng trưởng của luân trùng bị giảm Nếu nồng độ

NH3 vượt quá 5 mg/l thì luân trùng sẽ chết sau 2 ngày và hai ông khuyến cáo rằng trong nuôi sinh khối luân trùng nồng độ NH3 không được vượt quá 3 mg/l

2.1.3.6 NO 2

Hàm lượng N-NO2- 20ppm trong bể luân trùng B rubens thấp hơn 50%

so với bể nuôi đối chứng Theo Schluter và Groeneweg (1981) (trích dẫn bởi Nguyễn Đông Truyền, 2008) với hàm lượng N-NO2- từ 10 – 20 ppm không

gây độc cho luân trùng Brachionus rubens Lubzens (1987) cho rằng ở nồng

độ 90 – 140 ppm N-NO2- gây độc đối với luân trùng

2.2 Một Số Nghiên Cứu Liên Quan Đến Luân Trùng

2.2.1 Các Hình Thức Nuôi Luân Trùng

2.2.1.1 Nuôi sang, chuyển hằng ngày:

Luân trùng được nuôi trong bể tảo Chlorella, sau khi tảo bị luân trùng

ăn hết, nước trở nên trong và chuyển luân trùng sang bể khác Thể tích nuôi thường 1 – 5 m3 , đôi khi đến 150 m3 (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2000) Đây

là phương pháp nuôi quảng canh, cần nhiều thể tích bể nhưng không sử dụng hết, mất nhiều ngày để thu hoạch một bể, nước nuôi được loại bỏ, dụng cụ nuôi được tiệt trùng và sau đó luân trùng được thả lặp lại và sinh trưởng trong một thời gian ngắn trước khi thu hoạch toàn bộ So với phương pháp khác thì

Trang 16

đây là phương pháp ít rủi ro, kỹ thuật nuôi đơn giản, nhưng không có hiệu quả cao, hao phí nhân công, thời gian, dụng cụ và phương tiện lao động (Trotta, 1980; Fushimi, 1989 trích dẫn bởi Dương Thị Hoàng Oanh, 2005)

2.2.1.2 Nuôi bán liên tục

Bể nuôi luân trùng khi đạt mật độ cao thì được thu hoạch một phần, sau

đó thêm tảo và thức ăn vào để nuôi tiếp Khi mật độ luân trùng cao lại thu hoạch, và cứ như thế tiếp tục Phương pháp này có thể có trở ngại là sau một vài đợt nuôi, bể sẽ bị ô nhiễm Thể tích nuôi thường từ 200 – 2000 lít, đôi khi

Theo Lubzens (1987), nuôi liên tục là nuôi luân trùng với mật độ cao trong hệ thống bể có thể tích nhỏ từ vài chục lít tới 200 m3 Vì vậy trong hệ thống nuôi, các sản phẩm thải, thức ăn dư thừa tích tụ làm chất lượng môi trường nước nuôi kém Đây là nguyên nhân gây ra tính rủi ro cao hơn so với phương pháp nuôi mẻ Trong nuôi luân trùng mật độ cao, một số lớn vật chất hữu cơ lắng tụ dễ làm nước mau xấu đi, thu luân trùng 1 phần để giảm ô nhiễm Theo Girin và Devauchele (1974) đã lấy 25% thể tích nước mỗi ngày

và thay bằng nước mới Mật độ cấy luân trùng từ 50 – 200 luân trùng/ml thì mật độ thu hoạch có thể đạt từ 300 đến trên 1000 luân trùng/ml trong 3 đến 7 ngày nuôi, nguồn thức ăn sử dụng là vi tảo và men bánh mì

2.2.1.3 Nuôi liên tục

Dụng cụ nuôi có dạng bình Chemostat, thể tích 200 – 1000 lít tảo được cho vào bể liên tục và luân trùng được thu liên tục Năng suất luân trùng trung bình 180 – 300 triệu con/m3/ngày (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2000) Nuôi

sinh khối luân trùng theo phương pháp liên tục có quy mô nhỏ hơn nuôi theo

mẻ nhưng quản lý thâm canh hơn Đây là phương pháp hiệu quả nhất để sản xuất ra luân trùng có chất lượng cao Vì vậy máy móc trong mô hình nuôi được duy trì ở những điều kiện được xác định hết sức nghiêm ngặt Mô hình này luôn khép kín và thực hiện trong phòng, nên quy mô nhỏ và chi phí cao

Thuận lợi cơ bản của phương pháp này là kiểm soát chặt chẽ chất vẩn

và chất lượng nước, kiểm soát sức sản xuất của luân trùng hằng ngày, tốn ít nước, ít tảo và tiết kiệm nhân công Trong phương pháp này luân trùng được

Trang 17

cho ăn bằng tảo và men bánh mì, chúng được cung cấp liên tục và theo một tỉ

lệ xác định trước Bể nuôi được pha loãng mỗi ngày bằng một thể tích nước nhất định, đồng thời thu hoạch luân trùng theo thể tích nước này mỗi ngày

2.2.1.4 Nuôi luân trùng với mật độ cao

Tuỳ theo loài luân trùng, điều kiện nuôi mà mật độ khác nhau, mật độ nuôi được chia thành: nuôi mật độ thấp (10 – 300 cá thể/ml), nuôi mật độ cao (700 – 2000 cá thể/ml), nuôi mật độ siêu cao (2.000 – 15.000 cá thể/ml) Theo trang www.reed-mariculture.com/rotifer/recipe.aspaticeco.com/1-800-422-

3939 (03/04/2009)

Mặt dầu nuôi luân trùng với mật độ cao làm tăng nguy cơ môi trường nuôi xấu hơn và làm giảm tốc độ sinh trưởng do bắt đầu sinh sản hữu tính, nhưng đã thu được kêt quả hứa hẹn trong điều kiện nuôi có kiểm soát Hệ thống nuôi luân trùng mật độ cao gồm một bể 1m3 nuôi theo chế độ bán liên

tục, thu hoạch 2 ngày/lần Luân trùng Brachionus rotundiformis được thả với mật độ 10000 – 25000ct/ml trong hai ngày ở nhiệt độ 250C và độ mặn 25-

30‰ Việc nuôi ở mật độ quá cao này có thể thực hiện được vì tảo Chlorella

cô đặc có thể cung cấp đầy đủ thức ăn cho luân trùng nhưng ít suy giảm chất

lượng nước nuôi Tảo Chlorella được cô đặc với mật độ khoảng 15 tỉ tb/ml và

được bơm liên tục để cung cấp thức ăn cho luân trùng

Kỹ thuật nuôi luân trùng nước mặn ở mật độ cao cũng được áp dụng

cho nuôi luân trùng nước ngọt Brachionus calyciforus Sử dụng mẻ nuôi 5L ở

280C cung cấp oxy và cho ăn bằng tảo Chlorella cô đặc, với mật độ luân trùng

là 17.000 – 19.000 luân trùng/ml ở pH = 7, luân trùng thu hoạch là 33.500

con/ml (theo Park et al 2001) (trích dẫn bởi Dương Thị Hoàng Oanh, 2005)

Theo Patrick Lavens & Patrick Sorgeloos (1996), nuôi luân trùng với mật độ thả cao có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ trứng, tỷ lệ trứng giảm từ mức trung bình 30% ở mật độ 150 luân trùng/ml xuống còn 10% ở mật độ 2000 luân trùng/ml và dưới 5% ở mật độ 5000 luân trùng/ml

Lubzens (1987) khi nuôi luân trùng mật độ cao ở hình thức nuôi bán liên tục ở các bể có thể tích nhỏ từ vài chục lít đến 200 m3 thì các sản phẩm thải, thức ăn dư thừa và các chất bẩn làm chất lượng nước nuôi kém nó làm cho hệ thống nuôi này không an toàn Khi mật độ luân trùng vượt quá 1000 ct/ml, chất thải của luân trùng ngày càng nhiều tích tụ ở bể nuôi, gây ra nhiều chất vẩn hữu cơ lơ lủng trong nước Để khắc phục nhược điểm này Yoshimura

et al, (1997) sử dụng vải lót bằng nilon treo vào bể nuôi luân trùng để nhận những chất lơ lững này hằng ngày rửa sạch vải nilon để loại bỏ chất vẩn, ngăn

Trang 18

protozoa kí sinh nhằm ổn định quần thể luân trùng (trích từ Dương Thị Hoàng Oanh, 2005)

Khi mật độ luân trùng cao thì cần nhiều oxy cho quá trình hô hấp của chúng, do đó ta cần cung cấp oxy cho luân trùng Theo Hoàng Hiệp Nhất

(2007) khi nuôi luân trùng Brachionus rotundiformis dòng ss với các mật độ

nuôi là 200, 300, 400 và 500 cá thể/ml thì kết quả cho thấy nghiệm thức nuôi với mật độ 200 và 300 cá thể/ml cho tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất sau 6 ngày nuôi

2.2.2 Sự Thu Hoạch Luân Trùng

Theo Trần Sương Ngọc (2003) nghiên cứu nuôi luân trùng trong hệ thống nước xanh, hệ thống có thể tự hoạt động với nguồn thức ăn là tảo từ bể các rô phi mà không cần cho luân trùng ăn thêm thức ăn khác Mật độ luân trùng duy trì ở mức 700 cá thể/ml, lượng tảo cung cấp liên tục với mật độ 100.000 tế bào/luân trùng/ngày Năng suất luân trùng thu hoạch 45.360 luân trùng/100L/ngày năng suất đạt 64,8% so với mật độ luân trùng duy trì, nghiên cứu kéo dài trong một tuần Ở hướng nghiên cứu khác, nghiên cứu trên hệ thống nước xanh nhưng có sử dụng thức ăn chế biến là men bánh mì, năng suất luân trùng thu hoạch đạt 445 cá thể/ml chiếm 21,2% quần thể luân trùng duy trì, thời gian nuôi kéo dài 30 ngày Mật độ luân trùng duy trì là 2000 cá thể/ml, tỉ lệ bổ sung tảo 5% nhu cầu sử dụng tảo và men bánh mì chiếm 90%

Từ 2 nghiên cứu trên cho thấy năng suất thu hoạch luân trùng đạt cao nhất ở nghiên cứu chỉ sử dụng thức ăn từ tảo chiếm 64,8%, nhưng thời gian nuôi ngắn không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến từ men bánh mì với tỉ lệ giữa tảo và men bánh mì là 50% tảo – 90% men bánh mì cho năng suất thu hoạch thấp hơn nhưng thời gian nuôi kéo dài hơn Từ đó cho thấy việc cung cấp thêm thức ăn chế biến góp phần kéo dài thời gian duy trì trong hệ thống tuần hoàn kết hợp

Trích dẫn bởi Trần Sương Ngọc (2003) thì trong hệ thống nuôi luân

trùng Brachionus rotundiformis (bể 100L) của Fu (1997) với mật độ luân

trùng ban đầu là 3.800 con/ml và với tỉ lệ thu hoạch 60 – 70%/ngày có thể duy trì mật độ 5.000 con/ml trong suốt thời gian nuôi là 38 ngày với mật độ

Chlorella cho ăn trong bể nuôi là 8.105 tb/ml Năng suất thu hoạch hằng ngày

là 0,28 tỉ luân trùng/10lít/ngày Ở một nghiên cứu khác, thể tích nuôi là 25 lít, mật độ ban đầu là 500 cá thể/ml, thức ăn là men bánh mì 0,4g/1 triệu luân trùng/ngày thì tỉ lệ thu hoạch hằng ngày là 20% quần thể luân trùng phục hồi nhanh nhất, thời gian nuôi duy trì được 17 ngày, khi nuôi ứng dụng ở các bể

500 lít với mật độ, thức ăn và tỉ lệ thu hoạch như trên thì mật độ luân trùng thu

Trang 19

được hằng ngày là 67,9 triệu luân trùng, thời gian nuôi kéo dài được 15 ngày (Nguyễn Đông Truyền, 2008)

2.2.3 Các Loại Thức Ăn Sử Dụng Cho Luân Trùng

Thức ăn của luân trùng gồm nhiều loại khác nhau như tảo, vi khuẩn,

nấm men và những hạt mãnh nhỏ Trong các loại thức ăn đó thì tảo Chlorella

và men bánh mì được xem là thức ăn tốt nhất

2.2.3.1 Tảo

Theo trích dẫn của Trần Sương Ngọc (2003), Chlorella là một trong những loài được phân lập đầu tiên từ năm 1890 Chlorella phân bố tự nhiên

trong cả nước ngọt và nước lợ Chúng có thể phát triển trong những điều kiện

môi trường khác nhau ngay cả trên đất hoặc trên tường ẩm ướt Chlorella là

giống tảo có giá trị dinh dưỡng cao thường sử dụng làm thực phẩm cho con người và trong nghề nuôi thuỷ sản lẫn trong chăn nuôi

Tảo Chlorella là thức ăn rất tốt cho luân trùng do chúng có hàm lượng

dinh dưỡng cao chứa 20 – 30 % glucid với rất ít lượng gian bào không tiêu hoá được Lượng lipid của tảo thay đổi từ 10 – 20% với đa số các acid béo không

no Chlorella có chứa hầu hết các vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, K, acid

nicotinic, acid pantotenic…Hàm lượng đạm khoảng 50% và chứa hầu hết các acid amin thiết yếu như Lysine, Methionine, Tryptophan, Arginine,

Histidine…( Trần Văn Vỹ, 1982 ) Hơn nữa Chlorella còn sản sinh ra chất

kháng sinh Chlorellin chống lại một số vi khuẩn do đó giúp hạn chế được một

số mầm bệnh Với các đặc tính nêu trên nên Chlorella là thức ăn lý tưởng cho

luân trùng

Theo Trương Sĩ Kỳ (2004), ưu điểm của việc sử dụng tảo làm thức ăn cho luân trùng là năng suất cao, dễ quản lý môi trường trong khi sử dụng các loại thức ăn nhân tạo mặc dầu dễ dàng chủ động được nguồn thức ăn nhưng năng suất không cao, khó quản lý môi trường, dễ nhiễm tạp

Thức ăn cho luân trùng bao gồm các loại tảo, quan trọng nhất là

Chlorella, Tetraselmis, Chlamidomonas, Dunadiela, Nanochloropsis, Phaeodactilum, Nitszchia…Những loài tảo chứa nhiều HUFA như Chlorella, Nannochloropsis là rất quan trọng để làm thức ăn cho luân trùng mà điều đó sẽ

tác dụng tốt cho tôm cá nuôi Có thể dùng tảo thuần hay tảo hỗn hợp Mật độ tảo cho luân trùng ăn đảm bảo 0.5 – 1.5 triệu tb/ml Mỗi luân trùng có thể ăn

100000 – 150000 tế bào tảo mỗi ngày ( Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2000)

Tảo cho luân trùng ăn cần có chất lượng dinh dưỡng tốt, khả năng sinh trưởng và tự phục hồi cao, không gây ô nhiễm cho môi trường nuôi.Lượng tảo

Trang 20

cho vào càng nhiều thì càng tốt bởi vì nó không chỉ làm thức ăn cho luân trùng

mà còn có tác dụng cải thiện chất lượng môi trường nước nuôi và nhân tố vi khuẩn gây bệnh (Dhert, 1996) Theo Nagata (1992) khi nghiên cứu về ảnh của men và các loài tảo khác nhau đến sự phát triển của luân trùng thì ông thấy tốc

độ tăng trưởng và sức sinh sản trung bình của luân trùng cao nhất khi cho ăn

Chlorella kế đó là tảo Isochrysis, Tetraselmis, Suecica, men bánh mì

(Saccharomices cereviciae) và cuối cùng là Thalassiosira pseudonana

2.2.3.2 Men Bánh Mì

Men bành mì là những tế bào nấm men có kích thước 5 – 7 µm có hàm lượng protein cao (45 – 52 %) và rẻ tìên là thức ăn chấp nhận được đối với

Brachionus Tuy nhiên nếu chỉ cho ăn hoàn toàn bằng men bánh mì thì năng

suất không ổn định, có những thành công rất khác nhau và quần thể luân trùng mau tàn ( Hirayama, 1987; Komis, 1992 trích bởi Nguyễn Văn Hạnh, 2005) Nguyên nhân chủ yếu là do khó quản lý chất lượng nước nuôi, hơn nữa luân trùng sản xuất được lại có chất lượng kém, vì bản thân men bánh mì có dinh dưỡng kém Đối với men bánh mì sống cho luân trùng ăn với hàm lượng từ 1 – 3g/10 triệu luân trùng, còn đối với men khô 0,3 – 0,9g/10 triệu luân trùng Đối

với luân trùng Brachionus plicatilis là 1g/1triệu luân trùng/ngày, tuy nhiên

lượng thức ăn này còn tuỳ thuộc vào kích thước của luân trùng và nhiệt độ nước (Fulks W và Main, L.K,1991) Cho ăn bằng men tươi thì tốt hơn men khô nhưng khó quản lý chất lượng nước và sự phát triển của vi khuẩn trong các hệ thống nuôi liên tục Khi cho ăn bằng men bánh mì rất khó giải quyết vấn đề cho ăn dư thừa, điều này dể nhận biết do thành bể nuôi có độ nhớt cao, nước có mùi hôi và thức ăn dư đóng thành cục trôi nổi trong nước (Trích từ Dương Thị Hoàng Oanh, 2005)

Ngoài ra, men bánh mì là loại thức ăn rất tiện lợi cho nuôi sinh khối luân trùng, nhất là khi tảo nuôi gặp nhiều khó khăn Men bánh mì có hàm lượng đạm cao nhưng không có nhiều HUFA cần thiết cho ấu trùng tôm cá Vì thế luân trùng được nuôi bằng men bánh mì, sau khi thu hoạch và trước khi sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá cần được giàu hoá dinh dưỡng, đặc biệt

là HUFA Luân trùng có thể được giàu hoá bằng tảo sống hoặc giàu hoá bằng nhũ tương với acid béo omega-3 trước khi cho ấu trùng tôm cá ăn (Dương Thị Hoàng Oanh, 2005) Tuy nhiên khi nuôi luân trùng bằng men bánh mì, luân trùng có kích thước lớn hơn khi nuôi bằng tảo (Dhert, 1996)

2.2.4 Đánh giá khả năng phát triển của luân trùng

Snell et al, (1987) đưa ra 2 phương pháp quan trọng để đánh giá tình

trạng sinh lí của luân trùng nuôi sinh khối

Trang 21

Đầu tiên là hoạt động bơi lội, được xác định bằng cách cho luân trùng bơi trên một lưới có diện tích 1 mm2 Hoạt động bơi giảm chứng tỏ luân trùng yếu, nguyên nhân là do nồng độ NH3 tăng cao và khi luân trùng bị đói, đặc biệt khi nhiệt độ của nước lên cao hoặc xuống thấp, trong trường hợp này nên thay nước hoặc kiểm tra hàm lượng amonia trong bể nuôi, vì đây là nhân tố giới hạn khả năng sinh sản của luân trùng và là nguyên nhân gây mất ổn định

trong bể nuôi (Yu et al 1986)

Phương pháp thứ 2 là dựa vào tỉ lệ mang trứng Hệ số mang trứng dự đoán tình trạng bể nuôi trong 24h Hệ số trứng phụ thuộc vào chất lượng thức

ăn, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ, oxy, độ mặn, pH và chỉ số amonia, bất kì sự thay đổi nào ra khỏi khoảng thích hợp của những yếu

tố này đều dẫn đến làm giảm hệ số trứng Hệ số trứng đặc trưng cho loài Đối

với luân trùng Brachionus plicatilis hệ số trứng thấp hơn 13% là dấu hiệu cho

sự bất lợi của môi trường đối với chúng và có thể quần thể sẽ tàn lụi trong

tương lai (Snell et al,1987)

2.2.5 Một số ảnh hưởng bất lợi trong nuôi luân trùng

Trong nuôi sinh khối luân trùng, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của quần thể Trong số những nhân tố đó thì có nhân tố sinh học

như sự nhiễm những sinh vật khác trong bể nuôi luân trùng: Copepods, vi khuẩn, Ciliates…thường cùng tồn tại trong bể nuôi, những sinh vật này không

đóng góp vào sự gia tăng quần thể luân trùng

2.2.5.1 Vi khuẩn

Pseudomonas và Acinetobacter là những vi khuẩn cơ hội phổ biến, nó

có lẻ là nguồn thức ăn bổ sung quan trọng cho các luân trùng, như

Pseudomonas có khả năng tổng hợp vitamin B12, mà vitamin này có thể là

yếu tố giới hạn trong các điều kiện nuôi (Patrick Lavens & Patrick Sorgeloos, 1996) Nhưng cũng có một vài loài vi khuẩn khác có khả năng kìm hãm sự

phát triển của luân trùng như vi khuẩn Flavobacteria, Vibrio alginolyticus

(Dhert, 1996) Sự có mặt của các vi khuẩn có lợi trong nuôi luân trùng sẽ át chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, từ đó tạo điều kiện tốt cho luân trùng phát triển

Một số dòng vi khuẩn có tác dụng kích thích sự tiêu hoá, hoặc kích thích sự sinh trưởng của luân trùng khi cho chúng ăn (Nguyễn Thị Tú Anh, 2004) Bên cạnh đó, các dòng vi khuẩn có lợi không những ảnh hưởng lên luân trùng, mà đối với tảo cũng phát triển tốt khi bổ sung vào hệ thống, thông qua việc phân huỷ xác tảo chết tạo thành các dạng amon (NH3, NH4+) cung cấp nguồn dinh dưỡng cho tảo hấp thu Một số vi khuẩn có lợi cho tảo nhưng

Trang 22

không có lợi cho luân trùng, do chúng tạo ra nhiều NH3 sẽ ức chế sự phát triển của luân trùng

Mặc dầu hầu hết các vi khuẩn đều không gây bệnh cho các luân trùng nhưng cần tránh chúng sinh sôi nảy nở vì khi chúng tích tụ lại và truyền qua chuỗi thức ăn gây ra những ảnh hưởng có hại đến tôm, cá nuôi

2.2.5.2 Ciliates

Theo trích dẫn của Hoàng Hiệp Nhất (2007) thì một số loài tiêm mao

trùng (ciliate), protozoa,…như: Uronema sp có kích thước là 30 µm và

Euplotes sp có kich thước là 50 µm, đây là những loài thường xuyên gặp

trong nuôi sinh khối luân trùng, chúng cạnh tranh thức ăn và oxy với luân trùng Quần thể trùng tiêm mao xuất hiện trong những trường hợp sử dụng men bánh mì làm thức ăn cho luân trùng Qúa trình trao đổi chất của chúng làm tăng mức NO2-, giảm pH Tuy nhiên chúng cũng có vai trò lọc sạch vi

khuẩn và chất vẩn (Dhert, 1996) Euplotes sp chịu được biến động nhiệt độ

thấp trong khoảng từ 20,2 đến 21,20C (Hill et al, 1986)

Khi đưa luân trùng bị nhiễm Ciliate vào hệ thống ương ấu trùng thuỷ sản sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất giống như: ấu trùng chậm phát triển, chất lượng ấu trùng kém đồng thời làm bể ương ấu trùng bị tàn dẫn đến pH bị thay đổi gây ảnh hưởng không tốt đến ấu trùng (Patrick Lavens & Patrick Sorgeloos, 1996)

Để hạn chế nhiễm nguyên sinh động vật trong bể nuôi thì ta cần rửa sạch dụng cụ trước khi sử dụng nuôi luân trùng, cũng có thể dùng phương pháp lọc và rửa luân trùng bằng lưới lọc có mắt lưới 50 µm để có thể lọc bớt

số lượng ciliates và các loài có kích thước nhỏ gây hại khác (Nguyễn Tuấn Khương, 2008)

Trang 23

3.2 Vật liệu nghiên cứu

Nguồn nước: nước ngọt cung cấp từ nhà máy nước Cần Thơ đã được

xử lý bằng Javen với nồng độ 50ppm và trung hòa bằng Natri Thiosulfate (Na2S2O3)với thuốc thử là KI

Thức ăn cho luân trùng là tảo Chlorella cô đặc và men bánh mì

Luân trùng Brachionus angularis

3.3 Phương Pháp nghiên cứu

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của lượng men bánh mì lên sự phát triển

của quần thể luân trùng nước ngọt Brachionus angularis

Thí nghiệm được thực hiện trong phòng điều hoà ở nhiệt độ 280C Luân trùng được nuôi trong các chay hình nón có thể tích 0,8 L với mật độ thả luân trùng ban đầu 200 ct/ml (Nguyễn Tuấn Khương, 2008) Luân trùng được cho

ăn bằng tảo cô đặc và men bánh mì, lượng men bánh mì được tính theo công

thức do Lavens et al (1994) đề nghị: m(g) = 0.0168Dt 0,415* V (1)

m: lượng men bánh mì cho bể luân trùng trong một ngày (g)

Dt: Mật độ luân trùng tại thời điểm t (ct/mL)

V: Thể tích bể nuôi (L)

Men bánh mì được xay trong máy sinh tố với tỉ lệ 50g/lít nước và bảo quản trong tủ lạnh ở 40C, thức ăn được cho ăn 8 lần/ngày

Trang 24

Thí nghiêm bố trí trên 15 chay hình nón (0,8 L) với 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên

Nghiệm thức 1 (NT100): Lượng men bánh mì cho ăn: (1)*100% (g/ngày)

Nghiệm thức 2 (NT80): Lượng men bánh mì cho ăn: (1) * 80% (g/ngày)

Nghiệm thức 3 (NT60): Lượng men bánh mì cho ăn: (1) * 60% (g/ngày)

Nghiệm thức 4 (NT40): Lượng men bánh mì cho ăn: (1) * 40% (g/ngày)

Nghiệm thức 5 (NTĐC): Lượng tảo cho ăn là 60.000 tb/con/ngày (Đối chứng)

Hình 3.1: Bể nuôi luân trùng ở thí nghiệm 1

Thay nước 25%/ngày, dùng lưới 30 µm ngăn không cho luân trùng vào

trong lưới, xi-phông nước trong lưới ra 30% (lượng nước này được đưa vào

chai nhựa 110 ml dùng để phân tích N – NH4+ và N – NO2-), sau đó cấp nước

mới vào bể nuôi để đảm bảo thể tích 800 ml.

Các yếu tố theo dõi:

Chỉ tiêu thuỷ lý

+ Nhiệt độ: đo 2 lần/ngày vào lúc 8h và 14h bằng nhiệt kế

+ pH: đo 1 lần/ngày vào lúc 8h bằng máy đo pH (water proof pH scan 2 tester)

Chỉ tiêu thuỷ hoá: được thu vào 3 ngày/lần lúc 10h và phân tích tại

phòng Kỹ thuật phân tích chất lượng nước, Bộ môn Thủy Sinh học Ứng dụng, khoa Thủy Sản Mẫu được trữ lạnh ở điều kiện 40C

+ N-NO2- : Phân tích theo phương pháp Diazonium

+ N-NH4+ : Phân tích theo phương pháp Indo – phenol blue

Chỉ tiêu sinh học

Trang 25

+ Kích thước luân trùng: Đo chiều dài (không tính gai đầu và gai đuôi) và chiều rộng (tại vị trí mà kích thước lớn nhất) bằng kính hiển vi vật kính 10 (đo ngày đầu tiên và ngày cuối cùng)

+ Mật độ luân trùng: được xác định hàng ngày bằng cách sử dụng

micropipette 100 µl Mẫu thu vào mỗi buổi sáng với 3 lần lặp lại Mẫu được

cố định và nhuộm màu bằng Lugol và đếm dưới kính lúp, không đếm những con không bắt màu Lugol (đã chết)

N : Mật độ luân trùng ban đầu (cá thể/ml)

t: Thời gian nuôi (ngày)

Thí nghiệm được dừng lại khi mật độ luân trùng giảm trong 3 ngày liên tiếp, và sẽ lấy tỉ lệ thức ăn của nghiệm thức có mật độ luân trùng cao nhất để

bố trí thí nghiệm sau

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của

quần thể luân trùng nước ngọt Brachionus angularis

Thí nghiệm được thực hiện ở ngoài trời Luân trùng được nuôi trong các bể composite có thể tích 30 L với mật độ thả luân trùng ban đầu 200 ct/ml (Nguyễn Tuấn Khương, 2007) Cho ăn hoàn toàn bằng men bánh mì với tỉ lệ men bánh mì tốt nhất được thực hiện ở thí nghiệm 1 và cho ăn 8 lần/ngày

Thí nghiêm bố trí trên 12 bể composite ( 30L) với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên

Nghiệm thức 1 (NT0): tỉ lệ thu hoạch 0%/ngày

Nghiệm thức 2 (NT15): tỉ lệ thu hoạch 15%/ngày

Nghiệm thức 3 (NT25): tỉ lệ thu hoạch 25%/ngày

Re = số con cái mang trứng x 100 (%) Tổng số luân trùng

Trang 26

Nghiệm thức 4 (NT35): tỉ lệ thu hoạch 35%/ngày

Hình 3.2: Bể nuôi luân trùng ở thí nghiệm 2 Cách quản lý và thu số liệu giống như thí nghiệm 1

Xử lý số liệu:

Số liệu được xử lý với chương trình Excell, Phần mềm SPSS 15.0

Trang 27

Phần 4:

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kích thước của luân trùng Brachionus angularis

Kết quả đo ngẫu nhiên kích thước 30 mẫu luân trùng (Bảng 5 Phụ Lục) cho kết quả như sau:

Bảng 4.1:Kích thước luân trùng Brachionus angularis

Gía trị Chiều dài (µm) Chiều rộng (µm)

µm và chiều rộng là 71,1±8,19 µm (Bảng 4.1) Kết quả này lớn hơn chút ít so

với kết quả của Nguyễn Tuấn Khương (2008), khi nuôi luân trùng Brachionus

angularis ở nhiệt độ từ 27 - 290C có chiều dài chuẩn trung bình là 82,6±11,3

µm và chiều rộng trung bình là 70,8±10,9 µm Như vậy khi nuôi luân trùng bằng men bánh mì có kích thước lớn hơn khi nuôi luân trùng bằng tảo Điều này phù hợp với kết luận của Dhert (1996) khi tác giả cho rằng luân trùng ăn men bánh mì sẽ có kích thước lớn hơn so với luân trùng khi ăn bằng tảo Theo Sudzudi (1989) (Trích dẫn bởi Nguyễn Tuấn Khương, 2008), khi đo kích

thước của luân trùng Brachionus angularis có kích thước từ 88 – 122 µm Điều này chứng tỏ là luân trùng Brachionus angularis có thể làm thức ăn tươi

sống trong sản xuất giống cá có kích cở miệng nhỏ, chẳng hạn như cá bống tượng ở giai đoạn khoảng 4 ngày tuổi

4.2 Thí nghiệm 1 (TN1): Ảnh hưởng của lượng men bánh mì lên sự phát

triển của quần thể luân trùng nước ngọt Brachionus angularis

4.2.1 Các yếu tố môi trường

4.2.1.1 Nhiệt độ

Thí nghiệm được tiến hành trong phòng với nhiệt độ duy trì ở 280C Tuy nhiên nhiệt độ nước thí nghiệm dao động từ 27,9 – 29,40C, nhưng nhìn chung nhiệt độ trong bể nuôi nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng luân

Trang 28

trùng Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải (2008) về sự ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau (25, 28, 31, 34, 370C) lên sự phát triển của quần thể luân

trùng Brachionus angularis thì nhận thấy rằng nhiệt độ phù hợp cho sự phát

triển của luân trùng là 280C Mặt khác theo Dhert (1996) thì khoảng nhiệt độ thích hợp cho luân trùng nằm trong khoảng 25 – 300C

Bảng 4.2: Biến động của các yếu tố nhiệt độ và pH

Nhiệt Độ (oC) Nghiệm thức pH

pH phù hợp cho luân trùng Brachionus angularis là 7 – 8 Qua Bảng 4.2 nhận

thấy giá trị pH của nghiệm thức tảo luôn thấp hơn nghiêm thức được cho ăn bằng men bánh mì, nguyên nhân là do nghiệm thức tảo mật độ luân trùng cao hơn rất nhiều so với các nghiệm thức men bánh mì (Bảng 4.5) Khi mật độ càng cao thì luân trùng trao đổi khí càng nhiều, do đó càng tạo ra nhiều CO2(chế độ sục khí như nhau), một phần CO2 sẽ kết hợp với nước hình thành

H2CO3 và tạo thành một hệ thống cân bằng động (Trương Quốc Phú, 2006)

CO2 + H2O  H2CO3

H2CO3  H+ + HCO3

-H+ được tạo ra càng nhiều, càng làm pH giảm Hơn nữa trong môi trường có tảo, sự hấp thu hàm lượng TAN cũng làm cho pH của môi trường nước nuôi giảm theo, điều này cũng phù hợp với Furukawa và Hidaca (1973), (Trích dẫn Nguyễn Đông Truyền, 2008), ông cho rằng pH thích hợp cho nuôi

Trang 29

luân trùng là 7,1 – 7,5 khi cho ăn bằng tảo, từ 7,5 – 8,1 khi cho ăn bằng men bánh mì

1 mg/l Tuy nhiên theo M Schliiter & J Groeneweg (1984), nghiên cứu ảnh hưởng của NH3 trên luân trùng Brachionus rubens thấy rằng loài luân trùng

này có thể chịu được hàm lượng NH3 đến 3mg/l, dưới nồng độ 3 mg/l thì tăng trưởng của luân trùng không bị ảnh hưởng

Bảng 4.3: Hàm lượng NH3 qua các đợt thu mẫu (mg/L)

Nghiệm thức Ngày 1 Ngày 4 Ngày 7

Trang 30

4.2.1.4 NO 2 -

Dựa vào Bảng 4.4 ta thấy hàm lượng của NO2- càng về cuối thí nghiệm

có sự gia tăng, nhưng nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường của luân trùng, hàm lượng NO2- trong suốt quá trình thí nghiệm dao động từ 0,052±0,00 mg/l đến 0,50±0,06 mg/l Theo Schluter và Groeneweg (1981) (trích dẫn bởi Nguyễn Đông Truyền, 2008) với hàm lượng NO2- từ 10

– 20 mg/l không gây độc cho luân trùng Brachionus rubens Như vậy, sự biến

động của hàm lượng NO2- trong suốt thời gian thí nghiệm không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển của luân trùng

Bảng 4.4: Hàm lượng NO2- qua các đợt thu mẫu (mg/L)

Nghiệm thức Ngày 1 Ngày 4 Ngày 7

4.2.2 Sự phát triển của luân trùng

Thời gian thí nghiệm được kéo dài 7 ngày, kết quả cho thấy tỉ lệ men bánh mì có ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản của quần thể luân trùng

Brachionus angularis Mật độ luân trùng bố trí thí nghiệm là 200 ct/ml thì mật

độ luân trùng đạt cao nhất 693±32 cá thể/ml với tốc độ tăng trưởng đặc biệt bình quân là 0,16±0,17 ở nghiệm thức cho luân trùng ăn với tỉ lệ 0.0168Dt 0,415

* V*80% (g/ngày) sau 4 ngày nuôi và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)

so với các nghiệm thức khác (Bảng 4.5)

Trang 31

Bảng 4.5: Mật độ của luân trùng trong thí nghiệm 1 (cá thể/ml)

Trang 32

Qua Bảng 4.5 và Hình 4.1 ta thấy mật độ luân trùng ở nghiệm thức đối chứng tăng nhanh và đạt cực đại vào ngày thứ 4 (2898±42 ct/ml) cao khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, do cho ăn

bằng tảo Chlorella, đây là loài tảo chứa giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều

HUFA, đồng thời chứa hàm lượng protein cao (50%), lipid (20%), chứa hầu hết các vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, K, acid nicotinic, acid pantotenic ( Trần Văn Vỹ, 1982 ) Vì thế khi cho luân trùng ăn tảo thì sẽ sinh trưởng tốt hơn và gia tăng mật độ cao hơn so với các nghiệm thức cho ăn bằng men bánh

mì Ở NT40 có mật độ luân trùng tăng trưởng thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) so với các nghiệm thức còn, cho thấy tỉ lệ men bánh mì 0.0168Dt 0,415* V*40% (g/ngày) chưa đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn cho luân trùng, điều này thể hiện qua hệ số trứng của NT40 thấp hơn các nghiệm thức khác (Bảng 4.7) Mật độ luân trùng đạt cực đại của NT60 là 531±22 con/ml thấp hơn NT80 (693±32 ct/ml) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), điều này chứng tỏ tỉ lệ 0.0168Dt 0,415* V*60% (g/ngày) vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn cho luân trùng NT80 có mật độ luân trùng đạt cực đại cao nhất (693±32 ct/ml) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức cho ăn bằng men khác, chứng tỏ tỉ lệ men bánh mì 0.0168Dt 0,415 *

V*80% (g/ngày) đủ nhu cầu thức ăn cho luân trùng Brachionus angularis Mặt

dù ở NT100 có tỉ lệ men bánh mì cho ăn cao nhất 0.0168Dt 0,415* V*100% (g/ngày) nhưng mật độ luân trùng đạt cực đại thấp hơn NT80 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), khi tỉ lệ men bánh mì cho ăn vượt quá nhu cầu của luân trùng thì sẽ có sự phân huỷ lượng thức ăn thừa, làm giảm chất lượng nước nuôi và hạn chế sự phát triển của luân trùng Mặt khác khi cho luân trùng

ăn với tỉ lệ thức ăn cao thì luân trùng cần tốn nhiều năng lượng cho quá trình lọc thức ăn, bài tiết của cơ thể do đó tốc độ luân trùng tăng chậm và mật độ luân trùng đạt cực đại không cao (Nguyễn Tuấn Khương, 2008)

Ngày đăng: 22/02/2014, 13:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Hình thái của luân trùng Brachionus angularis - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Hình 2.1 Hình thái của luân trùng Brachionus angularis (Trang 11)
Hình 3.1: Bể nuôi luân trùng ở thí nghiệm 1 - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Hình 3.1 Bể nuôi luân trùng ở thí nghiệm 1 (Trang 24)
Hình 3.2: Bể nuôi luân trùng ở thí nghiệm 2  Cách quản lý và thu số liệu giống như thí nghiệm 1 - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Hình 3.2 Bể nuôi luân trùng ở thí nghiệm 2 Cách quản lý và thu số liệu giống như thí nghiệm 1 (Trang 26)
Bảng 4.1:Kích thước luân trùng Brachionus angularis - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Bảng 4.1 Kích thước luân trùng Brachionus angularis (Trang 27)
Bảng 4.2: Biến động của các yếu tố nhiệt độ và pH - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Bảng 4.2 Biến động của các yếu tố nhiệt độ và pH (Trang 28)
Bảng 4.4: Hàm lượng NO 2 -  qua các đợt thu mẫu (mg/L) - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Bảng 4.4 Hàm lượng NO 2 - qua các đợt thu mẫu (mg/L) (Trang 30)
Hình 4.1: Biến động mật độ giữa các nghiệm thức - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Hình 4.1 Biến động mật độ giữa các nghiệm thức (Trang 31)
Bảng 4.5: Mật độ của luân trùng trong thí nghiệm 1 (cá thể/ml) - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Bảng 4.5 Mật độ của luân trùng trong thí nghiệm 1 (cá thể/ml) (Trang 31)
Bảng 4.7: Tỉ lệ luân trùng mang trứng ở các nghiệm thức (%) - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Bảng 4.7 Tỉ lệ luân trùng mang trứng ở các nghiệm thức (%) (Trang 33)
Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) (Trang 33)
Hình 4.2: Biến động mật độ trước và sau thu hoạch của các nghiệm thức - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Hình 4.2 Biến động mật độ trước và sau thu hoạch của các nghiệm thức (Trang 38)
Bảng 1: Số liệu các yếu tố thuỷ lý hoá của các nghiệm thức trong thời gian  thí nghiệm - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Bảng 1 Số liệu các yếu tố thuỷ lý hoá của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm (Trang 48)
Bảng 2: Số liệu theo dõi mật độ và hệ số trứng của luân trùng trong thí  nghiệm 1 - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Bảng 2 Số liệu theo dõi mật độ và hệ số trứng của luân trùng trong thí nghiệm 1 (Trang 51)
Bảng 4: Số liệu theo dõi mật độ và hệ số trứng của luân trùng trong thí - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Bảng 4 Số liệu theo dõi mật độ và hệ số trứng của luân trùng trong thí (Trang 59)
Bảng 5: Kích thước 30 mẫu luân trùng nuôi - ảnh hưởng lượng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt (brachionus angularis)
Bảng 5 Kích thước 30 mẫu luân trùng nuôi (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w