1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)

69 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN ĐEL

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU DECIS LÊN TĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2009

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN ĐEL

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU DECIS LÊN TĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS NGUYỄN THANH PHƯƠNG

KS NGUYỄN HƯƠNG THÙY

2009

Trang 3

LỜI CẢM TẠ



Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp đã giúp tôi có được những kinh nghiệm

và kỹ năng bổ ích, thiết thực cho công việc sau này Có được kết quả như hôm nay tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:

Thầy Nguyễn Thanh Phương, trưởng khoa Thủy Sản trường ĐHCT Trong thời gian thực hiện đề tài thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cũng cố kiến thức cho tôi Đồng thời thầy cũng cung cấp những chỉ dẫn quí báo để đề tài thực hiện đúng tiến độ

và mục tiêu

Cô Đỗ Thị Thanh Hương, Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản – khoa Thủy Sản, là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài Nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô mà đề tài tôi có thể hoàn thành tốt đẹp

Thầy Vũ Ngọc Út cùng tất cả các thầy cô trong khoa Thủy Sản – trường Đại học Cần Thơ đã tận tình cung cấp kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học

Tôi cũng xin bài tỏ lòng biết ơn đến chị Phương Ngọc Tuyết Chị đã hướng dẫn

và trực tiếp làm việc cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Chị Nguyễn Hương Thùy và chị Nguyễn Thị Kim Hà đã giúp đở tôi rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện đề tài

Các bạn sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản và Bệnh Học Thủy Sản khóa 31

đã quan tâm giúp đở tôi những lúc tôi gặp khó khăn

Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình, các anh chị, bạn bè đã an ủi, động viên,

hổ trợ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần, để đề tài tôi hoàn thành tốt đẹp

Xin chân thành biết ơn!

Trang 4

TÓM TẮT

Nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ngày càng phát triển về qui mô diện tích

và mức độ thâm canh hóa Bên cạnh đó thì việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt tạp trong

ao nuôi tôm cũng ngày càng gia tăng Vì thế đề tài “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu

Decis (deltamethrin) lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)” đã được thực

hiện Nhần mục đích Tìm ra ngưỡng nồng độ gây hại và an toàn của thuốc Decis chứa hoạt chất Deltamethrin lên tôm sú

Đề tài được tiến hành trên đối tượng tôm sú có khối lượng 6 – 10g Thí nghiệm xác định giá trị LC50- 96 giờ được tiến hành với 6 nồng độ thuốc (0,75 – 2,0 µg/l) và một đối chứng mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần Giá trị LC50- 96 giờ của deltamethrin đối với tôm sú là 1,05 µg/l Deltamethrin rất độc với tôm sú Thí nghiệm ảnh hưởng của Deltamethrin lên tăng trưởng của tôm sú được tiến hành với 3 nghiệm thức 0,01; 0,1; 0,52 µg/l và đối chứng Thời gian thí nghiệm là 8 tuần, tôm được cân trọng lượng sau mỗi 2 tuần kể từ khi bố trí thí nghiệm Trong 2 tuần đầu tôm ở nghiệm thức đối chứng

có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhưng ở các tuần tiếp theo thì tôm ở nghiệm thức 0,52 µg/l lại có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05) Tỉ lệ chết của tôm tỉ lệ thuận với sự gia tăng của nồng

độ thuốc Độc tính của Deltamethrin gây chết rất mạnh và tức thời đối với tôm sú Ở nồng độ 0,52 µg/L (50% LC50-96 giờ) gây chết 41,67% chỉ sau 24 giờ

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH BẢN vi

DANH SÁCH HÌNH vii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của tôm sú 3

2.1.1 Vị trí phân loại của tôm sú 3

2.1.2 Đặc điểm hình thái 3

2.1.3 Phân bố 4

2.1.4.Vòng đời của tôm sú 4

2.1.5 Đặc điểm dinh dưởng của tôm sú 5

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng của tôm sú 5

2.2 Một số yếu tố môi trường sống của tôm sú 6

2.2.1 Nhiệt độ 6

2.2.2 Oxy hòa tan 7

2.2.3 pH 7

2.2.4 Amonia 7

2.2.5 Độ kiềm và độ cứng trong nước 8

2.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường nước 8

2.4 Sơ lược thuốc trừ sâu gốc pyrethroit (gốc cúc) 9

2.5 Một số tính chất của Decis 9

2.5.1 Tính chất lý học 10

2.5.2 Phương thức tác động và sử dụng của Deltamethrin 10

2.6 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng thuốc trừ sâu trên động vật thủy sản 10

2.6.1 Một số nghiên cứu anh hưởng của thuốc trừ sâu lên cá 10

2.6.2 Một số nghiên cứu anh hưởng của thuốc trừ sâu lên giáp xác 12

Trang 6

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14

3.2 Đối tượng nghiên cứu 14

3.3 Vật Liệu nghiên cứu 14

3.4 Phương pháp nghiên cứu 15

3.4.1 Thí nghiệm 1: Xác định LC50-96 giờ của Deltamethrin 15

3.4.1.1 Thí nghiệm thâm dò 15

3.4.1.2 Thí nghiệm xác định LC50-96 giờ 15

3.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Decis lên tăng trưởng và lột xác của tôm sú 16

3.4.3 Các phương pháp tính toán 17

3.4.4 Phương pháp sử lý số liệu 18

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19

4.1 Xác định LC50-96 giờ của Deltamethrin 19

4.1.1 Yếu tố môi trường trong thí nghiệm 19

4.1.2 Giá trị LC50-96 giờ 19

4.2 Ảnh hưởng của decis lên tăng trưởng và lột xác của tôm sú 21

4.2.1 Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 21

4.2.1.1 Nhiệt Độ 22

4.2.1.2 pH 22

4.2.1.3 Oxy hòa tan 22

4.2.1.4 Nitrite 22

4.2.1.5 Nitrate 23

4.2.1.6 TAN 23

4.2.1.7 Amoniac 23

4.2.1.8 Độ kiềm 23

4.2.2 Tăng trưởng 24

4.2.2.1 Tăng trưởng về khối lượng 24

4.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo nghày của tôm 25

Trang 7

4.2.2.3 Tốc độ tăng trưởng tương đối 25

4.2.3 Tỉ lệ chết 26

4.2.4 Chu kỳ lột xác 27

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHỤ LỤC 34

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Chu kỳ lột xác của tôm sú 6

Bảng 4.1 Tỉ lệ chết trung bình của tôm sú theo thời gian và nồng độ Deltamethrin thí nghiệm 20

Bảng 4.2 Sự biến động môi trường nước trong quá trình thí nghiệm 21

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của tôm 25

Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng tương đối của tôm (%/ngày) 25

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm sú (Penaeus monodon) 3

Hình 2.2 Vòng đời của tôm sú 5

Hình 4.1 Giá trị LC50 của Deltamethrin lên tôm sú ở các thời điểm 24, 48, 72, 96 giờ 20

Hình 4.2 Tăng trưởng trung bình của tôm sau 8 tuần nuôi 24

Hình 4.3 Tỉ lệ chết của tôm sau 8 tuần nuôi 26

Hình 4.4 Chu kỳ lột xác của tôm sau 8 tuần nuôi 27

Hình 4.5 Tỉ lệ số lần tôm lột xác sau 56 ngày nuôi (tính trên số tôm sống) 28

Trang 10

Chương 1 GIỚI THIỆU

Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản không ngừng phát triển đặc biệt là

nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) Sự phát triển này không những chỉ ở

qui mô diện tích mà còn cả về mức độ thâm canh hóa Theo báo cáo của bộ nông nghiệp (2008) sản lượng thủy sản của Việt Nam năm 2007 là khoảng 2 triệu tấn trong đó tôm sú chiếm khoảng 370.000 tấn Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3,73 tỉ USD, trong đó 1,5 tỉ USD là từ tôm nuôi Diện tích nuôi tôm cũng không ngừng tăng lên, năm 2001 là 455.768,3 ha và năm 2005 là 604.479 ha (http://www.fistenet.gov.vn)

Cùng với sự nhanh chóng mở rộng diện tích nuôi tôm ở Việt Nam, đặc biệt là ở ĐBSCL thì tình hình sử dụng thuốc (thuốc kháng sinh) và hóa chất (hóa chất cải tạo, diệt tạp và sử lý nước…) ngày càng gia tăng Có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường nước và chất lượng của tôm (Huỳnh Thị

Tú và ctv, 2006) Theo Hoàng Trọng Tứ (2004) tất cả các hộ dân ở Sóc Trăng

và Bạc Liêu được điều tra đều sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi tôm Trong

đó có 16 loại được dùng với mục đích diệt tạp, diệt khuẩn, diệt tảo trong quá trình cải tạo ao, chiếm 42% hóa chất sử dụng trong ao nuôi tôm Theo kết quả

điều tra của Huỳnh Thị Tú và ctv (2006) thì có nhiều loại thuốc kháng sinh,

thuốc trừ sâu, thuốc diệt tạp và thuốc tẩy trùng được sử dụng trong nuôi tôm

để cải tạo và diệt tạp do thuốc diệt các loài có trong nước đặc biệt là giáp xác trong đó có cua, còng là đối tượng mà nông dân cho là sinh vật lây truyền nhiễm bệnh đốm trắng cho tôm Chi phí thuốc và hóa chất chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất (24,8%) Với một số loại thường được dùng trong

ao nuôi tôm như Thiodan, Dipterrex, Decis, Secbar… (Nguyễn Hữu Đức, 2007)

Mặt khác vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường khó tính và thị trường xuất khẩu chính của nước ta như EU, Nhật Bản, Mỹ, để giữ vững và phát triển các thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản, đồng thời phát triển nghề nuôi tôm của nước ta thì việc sử dụng thuốc và hóa chất là vấn đề cần phải được chú ý

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trên đối tượng tôm sú như dinh dưỡng, điều kiện sống, thành thục và sinh sản, các nghiên cứu về bệnh tôm Nhưng những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên tăng trưởng của tôm sú còn ít tác giả đề cập đến Từ đó cho thấy việc nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên tôm sú là một vấn đề cần thiết Do vậy, đề tài

Trang 11

“Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Decis (deltamethrin) lên tăng trưởng của tôm sú

(Penaeus monodon)” đã được thực hiện

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm ra ngưỡng nồng độ gây hại và an toàn của thuốc Decis chứa hoạt chất Deltamethrin lên tôm sú Nhằm góp phần đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất này trong nuôi tôm sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nội dung nghiên cứu

- Xác định giá trị LC50-96 giờ của Deltamethrin lên tôm sú giai đoạn giống lớn (8-10g/con)

- Đánh giá ảnh hưởng của Deltamethrin lên tăng trưởng, lột xác và tỉ lệ

chết của tôm sú (Penaeus monodon)

Trang 12

Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của tôm sú (Penaeus monodon)

2.1.1 Vị trí phân loại của tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng rất quan trọng trong ngành nuôi

trồng thủy sản Theo Hothuis (1980) và Barnes (1987) (trích dẫn bởi Nguyễn

Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,2004) tôm được phân loại trong hệ thống

phân loại như sau:

Ngành chân khớp: Arthropoda

Ngành phụ có râu: Antennata

Lớp giáp xác: Crustacea

Bộ mười chân: Decapoda

Bộ phụ bơi lội: Natantia

Họ chung: Penaeus Fabricius

Họ tôm he: Penaeidea

Giống: Penaeus

Loài : Penaeus monodon Fabricius (1798)

Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm sú (Penaeus monodon)

2.1.2 Đặc điểm hình thái

Tôm sú ở Việt Nam có các đặt điểm như sau:

Trang 13

Công thức răng chủy: CR=

Chủy kéo dài đến rìa của cuốn râu I, gờ sau chủy có 3 răng và kéo dài đến hết

bờ sau của Carapace

Carapace có gai râu và gai gan, nhưng không có gai hốc mắt

Rãnh bên chủy sâu, dừng ở trước và ngay gai thượng vị Sợi râu trên và râu dưới của râu I dai gần bằng nhau và dài bằng cuống râu

Gờ gai thẳng, song song với mặt lưng của Carapace, không có gờ dạ tràn-trán Chân ngực V không có nhánh ngoài Gờ lưng hiện diện từ cuối đốt bụng IV đến cuối đốt bụng VI

2.1.3 Phân bố

Trên thế giới tôm sú được phân bố chủ yếu ở Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi, Pakistan, Nhật Bản, Malaysia Đặt biệt bắt gặp nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á như: Philippins, Indonesia, Thái Lan, Việt nam… tôm trưởng thành có tập tính sống ở biển khơi, thường được tìm thấy ở độ sâu dưới 180 m, nhưng tôm giống thường xuất hiện ở vùng ven bờ (Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú, 2004)

Ở Việt Nam theo Nguyễn Văn Chung, 1995 (được trích dẫn bởi Trịnh Thanh Nhân, 2008) Tôm sú phân bố ở Vịnh Bắc Bộ, ven biển Nam Trung Bộ, vùng Tây Nam Bộ: Sông Ông Đốc, Khánh Hội, Kim Qui, Hòn Chông, Hà Tiên…Tôm sống ở độ sâu từ 0 – 126 m, đáy cát bùn hay bùn cát, thích hợp nhất là các thủy vực có độ mặn cao, ổn định

2.1.4 Vòng đời của tôm sú

Vòng đời của tôm sú trải qua một số giai đoạn như sau: trứng, ấu trùng (gồm 3 giai đoạn phụ: Nauplii, Zoae, và Mysis), hậu ấu trùng (Postlarva), ấu niên và giai đoạn trưởng thành Mỗi giai đoạn thì chúng phân bố ở những vùng khác nhau: giai đoạn ấu trùng phân bố ở vùng của sông, thường cư trú trong rừng ngập mặn nơi nồng độ muối có thể thay đổi lớn Giai đoạn ấu niên thường sống rộng muối và cũng cư trú ở vùng của sông Khi gần đến giai đoạn trưởng thành và thành thục tôm sẽ rời của sông di cư ra vùng biển khơi sinh

sản (Dall và ctv, (1990), được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần

Ngọc Hải, 2004)

7 - 8

2 - 3

Trang 14

Hình 2.2 Vòng đời của tôm sú

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng của tôm sú

Tôm sú là loài ăn tạp, thức ăn của tôm bao gồm giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, các côn trùng tảo và các mảnh thực vật Tính ăn của chúng thay đổi theo giai đoạn, ở giai đoạn tôm bột và tôm giống chúng ăn nhiều các mảnh thực vật, vi tảo, lap lap…Khi tôm lớn chúng ăn các loài động vật không xương sống như ruốc, mọi giáp xác chân đều, giun nhiều tơ… Ở giai đoạn thành thục, trong suốt mùa sinh sản, tôm ăn nhiều nhuyễn thể trong khi ở những tháng khác tôm ăn nhiều cá hơn (Dall (1998), được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)

Tôm ăn suốt ngày đêm nhưng tôm ăn nhiều vào ban đêm, tôm giảm ăn vào những lúc lột xác, khả năng bắt mồi của tôm còn tùy thuộc rất lớn vào môi trường sống (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng của tôm sú

Lột xác: Trong quá trình tăng trưởng, khi khối lượng và kích thước

tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng Khác với sinh trưởng ở cá mang tính liên tục, sinh trưởng ở các loài tôm nói chung mang tính gián đoạn

và đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và khối lượng thông qua quá trình lột xác Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)

Trang 15

Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), chu kỳ lột xác của tôm giữa hai lần liên tiếp nhau sẽ ngắn ở giai đoạn tôm còn nhỏ và dài hơn khi tôm lớn

Theo Manik và ctv (1979), tần số lột xác của tôm sú giảm ở nồng độ

muối từ 32-40‰, tần số này cao hơn ở những tôm nuôi trong ao có nồng độ muối từ 15-20‰ (trích bởi Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thanh Phương, 1994)

Bảng 2.1: Chu kỳ lột xác của tôm (Nguyễn Thanh Phương, 2004)

Cỡ tôm (gam) Chu kỳ lột xác (ngày)

12 – 13

14 – 15

18 – 21 (23 – 30) Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột Trong thời gian này tôm phụ thuộc nhiều vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường nước, giai đoạn phát triển và tình trạng sinh lý của cơ thể Hormone ức chế sự lột xác lột xác (MIH, Molt - Inhibiting Hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang và chúng được tích lũy lại sau đó chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra

sự lột xác Theo Trần Minh Anh (1989) thì tôm he nói chung, tuyến xoang được hình thành trễ (PL5) do đó ở giai đoạn ấu trùng sự lột xác xảy ra liên tục

2.2 Một số yếu tố môi trường sống của tôm sú

2.2.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của tôm Khi nhiệt độ thấp dưới mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể Khi nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng

và kéo dài, tôm bị rối loạn sinh lý và chết (Nguyễn Thanh Phương,2001)

Các loài tôm khác nhau có khả năng thích ứng với sự biến đổi của nhiệt

độ khác nhau Khả năng thích ứng này cũng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm trong vòng đời Tôm con có khả năng chịu đựng nhiệt độ kém hơn tôm trưởng thành (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)

Trang 16

Trần Văn Hòa và Trần Văn Đởm (2001) nghiên cứu thấy rằng, tôm sú

có thể sống ở khoảng nhiệt độ từ 15-35oC Nhiệt độ tối ưu để tôm phát triển là

từ 25-30oC Khi nhiệt độ cao hơn 35oC hay dưới 15oC tôm bắt đầu chết

2.2.2 Oxy hoà tan

Oxy hòa tan thích hợp là rất cần thiết đối với đời sống thuỷ sinh vật Tác hại của hàm lượng oxy thấp tùy thuộc vào lượng oxy có trong ao, thời gian và số lần tôm phải chịu đựng tình trạng đó Hàm lượng oxy thấp có thể chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn trong ngày, nhưng cũng có khả năng làm ảnh hưởng kéo dài đến tôm sau khi hàm lượng oxy đã trở lại bình thường và

hậu quả là làm cho tôm chậm lớn (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 2002)

Theo Trần Minh Anh (1989), để tôm tăng trưởng tốt thì hàm lượng oxy

hòa tan cần phải được duy trì lớn hơn 5 ppm Theo Nguyễn Anh Tuấn và ctv

(2002) hàm lượng oxy hòa tan thấp dẫn đến tỷ lệ chuyển hóa thức ăn sẽ giảm

và khả năng xuất hiện bệnh sẽ tăng Nếu hàm lượng oxy từ 2-3ppm thì tôm sẽ ngừng bắt mồi và yếu đi, hàm lượng oxy nhỏ hơn 2mg/l có thể làm tôm chết ngạt

Hàm lượng oxy hòa tan tốt nhất cho tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm trong khoảng từ 3,5 mg/L đến bão hòa Oxy hòa tan quá bão hòa cũng gây nguy hiểm cho tôm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004))

2.2.3 pH

Theo Trương Quốc Phú (2006) pH ảnh hưởng đến quá trình sinh lý trong cơ thể sinh vật như thay đổi áp suất thẩm thấu của màng tế bào, làm rối loạn quá trình trao đổi muối và nước, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, ảnh hưởng đến sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản của động vật thủy sản

Tôm phát triển tốt nhất trong phạm vi pH=7,5-8,5 Nếu độ pH quá thấp hoặc quá cao đều bất lợi cho tôm: chậm tăng trưởng, còi cọc, giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, thậm chí gây chết Khi pH vượt qua giới hạn 8,3 thì hầu hết amonia được chuyển hóa thành dạng NH3 gây độc cho tôm, nhưng khi pH nhỏ hơn 6,5 thì tính độc của H2S tăng lên (Boyd, 2001)

Trong tự nhiên, tôm thích nghi với khoảng pH từ 6,5-8,5, trên hoặc dưới giới hạn này đều không có lợi cho các hoạt động sống của tôm pH thích hợp cho tôm phát triển là 7,0-8,5 (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)

Trang 17

2.2.4 Ammonia (NH 3 )

Theo Chen và ctv (1990), ammonia hình thành do quá trình phân hủy

bình thường của protein từ xác bã của thực vật phù du, thức ăn thừa, sản phẩm bài tiết của thủy sinh vật hay từ phân bón (vô cơ hoặc hữu cơ)

Ammonia ở dạng khí NH3 rất độc với tôm, hàm lượng khí trên 1mg/l có thể gây chết tôm Hàm lượng khí trên 0,1mg/l cũng gây ảnh hưởng bất lợi Ở

pH bằng 9, độ mặn 20‰, khoảng 25% ammonia ở dạng khí Vì thế nếu hàm lượng ammonia tổng số khoảng 0,4 mg/L cũng sẽ gây bất lợi cho tôm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004))

Khi NH3 trong môi trường nước gia tăng sẽ cản trở sự bài tiết NH3 từ cơ thể tôm, cá ra môi trường ngoài, dẫn đến hàm lượng NH3 và pH trong máu gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến các phản ứng xúc tác men và tính ổn định của

màng tế bào (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 1994)

2.2.5 Độ kiềm và độ cứng trong nước

Độ kiềm của nước do các ion HCO3- và CO32- có trong nước quyết định Khi nước có nhiều ion Ca2+ thì khả năng giữ HCO3- và CO32- trong nước cao

Theo William và ctv (1997), tổng độ kiềm trong phạm vi 20 - 400mg/l là phù

hợp cho các ao nuôi thủy sản Tác giả Vũ Thế Trụ (2002) khảo sát thấy phiêu

sinh vật và tôm cá phát triển tốt nhất ở độ kiềm từ 80-150mg/l

Theo Chanratchakool (2003) thì độ kiềm nên ở mức trên 50 mg/lít (Được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Vượng, 2003)

Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2001) khi độ kiềm nằm trong khoảng tối

ưu thì khả năng đệm trong nước cao và mặc dù tảo quang hợp mạnh nhưng sự biến động giữa sáng và chiều không đáng kể

Độ kiềm và độ cứng có thể hấp thu trực tiếp qua mang và giúp cho quá trình tạo vỏ mới Trong ao nuôi tôm, nếu hàm lượng hai yếu tố này thấp có thể dẫn đến hiện tượng mềm vỏ ở tôm nuôi (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)

2.3.Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong môi trường nước

Mục đích ban đầu của thuốc trừ sâu là để ngăn ngừa, kiểm soát hoặc loại trừ các loại sâu hại Thuốc trừ sâu đem lại lợi nhuận cho con người từ việc kiểm soát các loại sâu bọ và gặm nhấm, cỏ dại, côn trùng hại mùa màng và cây cối Do chúng tạo ra với mục đích tiêu diệt một số loài nhất định và tồn tại

Trang 18

trong môi trường nước một thời gian Thuốc trừ sâu được xem như là một nhóm hợp chất duy nhất (Lê Huy Bá, 2000)

Thuốc trừ sâu là một con dao hai lưỡi Sử dụng nó để diệt sâu hại nhưng đồng thời những loài có ích khác cũng bị ảnh hưởng, đồng thời nó gây hại cho môi trường nước rất lớn mức gây hại còn tùy thuộc vào loại hóa chất

và đặc điểm vật lý, công thức, tỉ lệ và phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu (Lê Huy Bá, 2000)

2.4 Sơ lược thuốc trừ sâu gốc pyrethroit (gốc cúc)

Theo Hoàng Văn Bính (2002) thì thuốc trừ sâu gốc pyrethroit có nguồn gốc từ tự nhiên, xuất hiện vào những năm 80 và hiện nay đang được sử dụng nhiều Trong hoa cúc Chrysanthemum Cinerariaefolium và C reseum người ta phân lập được 6 este của axit xyclopropancacboxylic có độc tính mạnh đối với côn trùng là pyrethrin I và II, cinerin I và II, jasmolin I và II, từ những loại este này người ta tổng hợp được nhiều dẫn suất pyrethrin nhân tạo có hiệu lực trừ sâu rất cao Có đặc điểm phân hủy nhanh trong cơ thể và trong môi trường, tác dụng chọn lọc cao, tác dụng tiếp xúc với côn trùng mạnh Pyrethroit độc với cá và các động vật thủy sinh

Độc tính của nhóm pyrethroit: các este pyrethroit là các chất độc thần kinh Các dấu hiệu nhiễm độc đã được quan sát ở loài có vú kể cả người gồm

có dị cảm (cảm giác tê cóng, đau nhói ở da), kích thích thần kinh, run, mất điều hòa, co giật và tử vong Mỗi loại pyrethroit thể hiện triệu chứng nhiễm độc cấp tính khác nhau (Hoàng Văn Bính, 2002)

Các pyrethroit có thể gây ra hiện tượng mất phân cực và ức chế điện thế hoạt động của tế bào thần kinh, ức chế sự hấp thụ ion Na+ và K+ của màng tế bào, ngăn cản sự truyền xung thần kinh ngoại vi đến thần kinh trung ương (Hoàng Văn Bính, 2002)

2.5 Một số tính chất của Decis

Hoạt chất chủ yếu của Decis là Deltamethrin

Tên chung của Deltamethrin: Deltamethrin, Deltamethrine, Decamethrin Tên thương mại: Appendelta 2.8EC, Bitam 2.5EC, BM Delta2.8EC, Deltox 2.5EC,…

Tên hóa học: (S)-α-cyano-3-phenoxybenzyl

(1R,3R)-3-(2,2-dibromovinyl)-2,2-dimethylcyclopropanecarboxylate

Nhóm hóa học: pyrethroit

Trang 19

Công thức phân tử: C22H19Br2NO3

Công thức cấu tạo:

(http://www.alanwood.net/)

2.5.1 Tính chất lý học

Tinh khiết: kết tinh không màu

Tan trong nước <0.2µg/lít (25oC); trong dioxan 900; Xyclohexanon 750; Diclometan 700; Axeton 500; benzen 450; Dimetyl sulfoxyt 450; xylen 250; etanol 15; isopropanol 6g/l (20 oC)

Rất bền ngoài không khí; Chịu nhiệt cao đến ≥190 oC Bền trong môi trường axit hơn trong môi trường kiềm DT50 2.5 ngày (pH9, 25 oC) ( Lê Trường, 2005)

2.5.2 Phương thức tác động và sử dụng của Deltamethrin

Gây rối loạn sự dẫn truyền xung động của kênh Natri dọc sợi trục của

tế bào thần kinh côn trùng Thuốc trừ sâu tiếp xúc, quật ngã nhanh; hiệu lực dài Phổ tác động rất rộng, trừ được nhiều loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy, cánh cứng, hai cánh, cánh nửa, cánh đều…

2.6 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên động vật thủy sản

2.6.1 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên cá

Các thông tin thu được từ thử nghiệm độ độc cấp tính đối với động vật không xương sống và cá là rất hữu ích trong quá trình tiến hành đánh giá độc tính Theo Johnson và Finley, 1980 Cá có ngưỡng độc cao hơn động vật không xương sống từ 2 – 6 lần, chẳng hạn như giá trị LC50-96 giờ của methyl parathyon đối với cá vàng 9000 µg/L, cá chép là 7130 µg/L, cá mang xanh là

4380 µg/L Trong khi đó ở simocephalus, daphnia magna, technura có giá trị

Trang 20

LC50-96 giờ của Methyl Parathyon lần lược là 0,37 µg/L; 0,14 µg/L; 33 µg/L Còn theo Eisler (1970) cho thấy rằng đối với một số loài cá biển thì thuốc trừ sâu có chứa muối chlor có tính độc nhiều hơn rất rõ ràng so với thuốc trừ sâu thuộc nhóm phosphate hữu cơ (được trích dẫn bởi Lê Huy Bá, 2000)

Theo Nguyễn Thị Bích Vân (1996) giá trị LC50-96 giờ của Ronster, Whip-S, Cantanil đối với cá sặc rằn là 0,68 ppm; 0,1 ppm; 2,27 ppm Đối với

cá lóc là 2,14 ppm; 0,29 ppm; 4,16 ppm Đối với cá trê vàng là 2,27 ppm; 0,66 ppm; 2,52 ppm

Giá trị LC50-96 giờ của Basudin và Bassa trên cá lóc giống lần lược là 0,17 ppm và 4.12 ppm (Phạm Quốc Nguyên, 2004)

Theo Nguyễn Thị Kim Liên (1998) giá trị LC50-96 giờ của Basudin 40ND đối với cá Mè vinh, cá Rô phi lần lược là 3,69 mg/L và 3,50 mg/L Khi nồng độ thuốc càng tăng thì tiêu hao Oxy và ngưỡng Oxy của 2 loại cá này cũng tăng theo và tỉ lệ sống của cá giảm dần theo sự tăng dần của nồng độ thuốc, cá chết tập trung thời điểm 24 – 48 giờ

Theo Hồ Thị Kim Chi (1992) được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kim Liên (1998) thì giá trị LC50-72 giờ của Decis, Sumicidin, Sherpa đối với cá rô phi tương ứng là: 7,269; 11,167; 20,036 (µg/l)

Theo Võ Văn Bảo (2008) Giá trị LC50-96 giờ của Dipterex lên cá tra giống có trọng lượng 17,9 ± 4,1g là 0,99 mg/L và nhận định rằng Dipterex là loại độc cao đối với cá Tra

Theo Nguyễn Thanh Phương thì giá trị LC50-96 giờ thuốc trừ sâu Methyl Parathion trên cá rô phi giống là 5,007mg/L Sau khi cho thuốc có nồng độ cao nhất (17-24 mg/l), cá thí nghiệm dần dần bất động và chìm xuống đáy bể sau 2 giờ tiếp xúc với thuốc sau 1-2 giờ sau cá ở các lô này lại di chuyển lên mặt nước để đớp không khí nhưng sau đó chúng cũng mất dần khả năng bơi lội, trở nên mất thăng bằng, các hoạt động cơ thể trở nên yếu dần và

cá bắt đầu chết Những lô có nồng độ thuốc thấp, 12 và 8 mg/l thì cá duy trì được các hoạt động bơi lội bình thường trong 24 và trong 36 giờ Ở nồng độ 5-8mg/L, cá giữ được hoạt động bình thường trong 3 ngày

Hầu hết tất cả thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp đều thuộc nhóm cực độc đối với các loài cá nói chung Ở hàm lượng thuốc thấp nếu chưa thể gây chết cấp tính thì thuốc có thể trở thành yếu tố gây độc mãn tính Độc tính của thuốc đối với tôm hay giáp xác nói chung là cao hơn đối với cá.(Đỗ Thị Thanh Hương, 1997) Nhiều tác giả cũng đề cập đến vấn đề này như EPA (1980), Eialer (1969) cho rằng hầu hết các nhóm giáp xác 10 chân đều nhạy

Trang 21

cảm với các thuốc có gốc Clor và lân hữu cơ Cooklin và Rao (1987) lý giải điều này như sau, quá trình hình thành vỏ mới của giáp xác, nhất là lúc vỏ mới chưa được Canxi hóa đầy đủ, sẽ rất nhạy cảm với độ độc của thuốc (Đỗ Thị Thanh Hương, 1997)

Theo Judith và ctv (2002) thì giá trị LC50-96 giờ của Deltamethrin và

lambda-cyhalothrin trên cá mú (Epinephelus tauvina) có trọng lượng trung

bình là 0,23g lần lượt là 3,6 µg/L, 8,25 µg/L và giá trị LC50-96 giờ của

Deltamethrin và lambda-cyhalothrin trên cá măng (Chanos chanos) có trọng

lượng trung bình là 0,06g là 0,14 µg/L, 0,006 µg/L

M.Ziynet Yildirim et al., (2006) tìm ra giá trị LC50 – 48 giờ của cá rô

phi giống Oreochromis niloticus là 4.85µg/L Còn Josephine O Boateng và ctv (2006) thì tìm ra được giá trị LC50 – 96 giờ của Deltamethrin lên cá rô phi

(Oreochromis niloticus) ở giai đoạn cá có kích thước 4 – 6 cm là 15,47 µg/L

Ông đã cho rằng Deltamethrin rất độc đối với cá rô phi

Deltamethrin rất độc đối với cá và động vật thủy sản không xương sống LC50-48 giờ của Daphnia là 5 µg/L (http://www.inchem.org/)

Varanka (1987) đã tìm ra được giá trị LC50-96 giờ và LC50-7 ngày của

Deltamethrin lên con trai nước ngọt (Anodonta cygnea) là 12,0 µg/L và 7,6

µg/L

S Israel Stali và ctv (2007) nghiên cứu về độc tính của Deltamethrin và Azadirachtin lên cá bảy màu (Poecilia reticulata) cho rằng Azadirachtin ít độc

hại cho cá hơn Deltamethrin Giá trị LC50-96 giờ của Deltamethrin lên cá bảy

màu (Poecilia reticulata) là 1.9 µg/L, còn giá trị LC50-96 giờ của Azadirachtin thì cao hơn rất nhiều (11 µg/L) Rukiye Viran và ctv (2002) cung nghiêng cứu

về độ độc cấp tính của Deltamethrin lên cá bảy màu và ông cũng cho rằng Deltamethrin rất độc với cá Ông tìm ra được giá trị LC50-48 giờ của

Deltamethrin lên Poecilia reticulata là 5,13 µg/L

Kenan Koprucu và ctv (2004) đã tìm ra được giá trị LC50-48 giờ của

Deltamethrin lên cá chép (Cyprinus carpio) ở giai đoạn phôi và ấu trùng là

0,213 µg/L và 0,074 µg/L

Theo M Sener Ural và ctv (2005) Giá trị LC50-96 giờ của

Deltamethrin lên cá hồi (Oncorhynchus mykiss) có trọng lượng từ 1,9 – 2,5 g

và chiều dài là 4,7 – 6,4 cm là 0,6961 µg/L

2.6.2.Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên giáp xác

Trang 22

Theo Lê Quốc Việt (2002) giá trị LC50-96 giờ của Dipterex, BKC, Formalin đối với tôm sú (P30) lần lược là 0,021 ppm; 1,45 ppm; 36,87 ppm Giá trị LC50-96 giờ của Dipterex thấp hơn rất nhiều lần so với BKC và Formalin Tôm có biểu hiện ngộ độc nhanh đối với BKC và chậm nhất là Dipterex, nhưng sau 12 giờ thì độc tính của BKC giảm đáng kể Khi mới ngộ độc tôm bơi lội và búng lên mặt nước có vẻ như muốn tìm đường vượt ra khỏi

bể, sau đó lờ đờ, tăng cường hoạt động hô hấp giống như tôm bị ngạt và suy yếu dần Các biểu hiện gây chết ở tôm hầu như không có sự khác biệt giữa 3 loại hóa chất ngoại trừ thời gian biểu hiện ngộ độc nhanh hay chậm

Theo Phạm Thị Thu Oanh (1991) được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kim Liên (1998) giá trị LC50-96 giờ của một số thuốc trừ sâu đối với tôm càng xanh như: Mipcin là 0,219 mg/L, Basa là 0,267 mg/L

Theo Nguyễn Thanh Tâm (1992) Giá trị LC50-96 giờ của Sevin 85S lên tôm càng xanh giống là 31,59 µg/l trong 10 ngày kể từ khi sử lý thuốc thì

ít bị phân hủy, còn hiện diện nhiều trong môi trường tương đối cao

Theo Nguyễn Việt Phương (1995) Khi nghiêm cứu về ảnh hưởng của Saponin lên một số loài tôm cá, đã nhận định rằng tôm càng xanh có sức chịu đựng cao nhất rồi đến tôm sú và tôm thẻ Giá trị LC50-96 giờ của Saponin đối với tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh lần lược là 1,03; 1,59; 1,89 mg/L

Theo Trương Hoàng Minh (1996) giá trị LC50-96 giờ của Ronster, Whip-S, Cantanil đối với tôm càng xanh lần lược là 1,82 ppm; 0,21 ppm; 11,48 ppm Đối với cá mè vinh lần lược là 1,19 ppm; 0,26 ppm; 1,87 ppm Đối với cá rô phi lần lượt là 0,81 ppm; 0,32 ppm; 2,11 ppm Đối với cá chép lần lượt là 1,5 ppm; 0,3 ppm; 2,34 ppm Cả 3 loại thuốc đều hết tác dụng sau 3 ngày thí nghiệm, khả năng chịu đựng của tôm cá khác nhau tùy loài thuốc

Trang 23

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điển nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 05/2008 – 10/2008

- Địa điểm nghiên cứu tại Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Tôm sú (Penaeus monodon) có kích cỡ từ 8-10g/con Được thu từ ao nuôi tôm

thịt, tôm có màu sắc tươi sáng không có dấu hiệu bệnh, không bị xây xác hay mất phụ bộ Tôm được dưỡng trong bể composite 1 tuần để cho tôm khỏe và

ổn định Sau đó tiến hành thuần hóa tôm để đạt đến độ mặn cần thiết cho thí nghiệm bằng cách mỗi ngày tăng độ mặn 3‰ Trong thời gian thuần hóa tôm được cho ăn bằng thức ăn viên 2 lần/ngày (sáng và chiều) với khẩu phần ăn là 6-10% trọng lượng thân

3.3 Vật liệu nghiên cứu

Bể composite có thể tích 200 lít (bể vuông)

Bể composote có thể tích 500 lít

Khúc xạ kế

Bộ giải phẩu tôm, pipete, ống đong

Dụng cụ đo nhiệt độ, pH, Oxy, hóa chất

Xô, thau, ca nhựa

Máy so màu quang phổ (Thermo)

Nước lợ: dùng hai nguồn nước ngọt và mặn vừa nêu trên để pha thành nước có

độ mặn thích hợp cho thí nghiệm

Trang 24

Thuốc trừ sâu Decis của Cty Bayer Việt Nam Ltd, thuốc chứa 25g/L hoạt chất Deltamethrine và 975g/L chất hổ trợ

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Thí nghiệm 1: Xác định LC50-96 giờ của Deltamethrin

LC50 là hàm lượng hóa chất gây chết 50% sinh vật thí nghiệm tại một thời điểm nhất định Thí nghiệm này được thực hiện theo phương pháp nước tĩnh (APHA, 2001), môi trường trong bể thí nghiệm không thay đổi trong 96 giờ

Phương pháp bố trí thí nghiệm gồm 2 bước:

Để pha dung dịch mẹ có nồng độ 2500 µg/L thì thể tích của Decis (có nồng độ của Deltamethrin 25g/L) cần phải dùng là V= 2500µg x 1000 mL/25.000.000µg = 0,1ml= 100µL Decis

Dùng dung dịch mẹ để pha thành những nồng độ thuốc thích hợp cho thí nghiệm dựa vào công thức C1V1=C2V2

Trong đó:

C1: Nồng độ dung dịch mẹ

V1: Thể tích dung dịch mẹ cần pha

C2: Nồng độ thuốc trừ sâu Decis

V2: Thể tích thuốc trừ sâu Decis

Áp dụng công thức trên để pha các nồng độ cho thí nghiệm với bể 50 L:

Trong đó:

C1: Nồng độ hóa chất cần cho thí nghiệm

V1: Thể tích dung dịch trong bể thí nghiệm

C2: Nồng độ dung dịch mẹ

Trang 25

V2: Thể tích dung dịch mẹ cần cho vào bể thí nghiệm

Thí nghiệm nhằm xác định nồng độ gây chết trong khoảng 10% - 90 % tôm sau 96 giờ Tôm chết được ghi nhận vào các thời điểm: 3, 6, 9, 12, 24, 48

và 96 giờ sau khi cho thuốc vào bể

3.4.1.2 Thí nghiệm xác định LC 50 -96 giờ

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các nồng độ được xác định từ bố trí thăm dò, thí nghiệm được bố trí với 6 nồng độ 0,75; 1; 1,25; 1,5; 1,75; 2 µg/l và một nghiệm thức đối chứng Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần Các bể được đậy bằng lưới để tránh tôm nhảy ra ngoài và nhảy từ bể này sang bể khác

Nước sử dụng trong thí nghiệm này cũng giống như thí nghiệm thăm dò 25‰, bảo đảm không còn chlorine trước khi sử dụng, nếu còn thì trung hòa bằng Thio-sulfate-natri

Bể kính có thể tích 50 lít, bố trí 10 con tôm/bể, có khối lượng từ 8-10g, tôm được dưỡng 2 ngày trước khi cho thuốc vào, để tôm khỏe hoàn toàn và thích nghi với môi trường, tránh hiện tượng tôm bị stress Sục khí nhẹ, liên tục bảo đảm cung cấp đầy đủ oxy cho tôm

Phương pháp cho thuốc vào giống như thí nghiệm thăm dò Ghi nhận

số tôm chết sau 3, 6, 9, 12, 24, 48, 72 và 96 giờ sau khi bố trí thí nghiệm Những tôm chết được vớt ra thường xuyên để tránh làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm

Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, oxy (đo 2 lần/ngày bằng máy đo)

Giá trị LC50-96 giờ được tính bằng trương trình Probit (Trong phần mềm SPSS 15.0)

3.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Decis đến tăng trưởng và lột xác của tôm sú

Thời gian thí nghiệm: 8 tuần

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 24 bể nhựa 200L, với mật độ là 6 con/bể, tôm có khối lượng trung bình từ 6-10g

Bể được ngăn ra thành 6 ô bằng lưới nhựa, bố trí tôm 1con/ngăn để tránh hiện tượng ăn nhau

Trang 26

Bể có sử dụng máy lọc nhằm làm giảm chất cặn lơ lửng và kéo dài chu

kỳ thay nước hơn, hệ thống này bơm nước từ bể thí nghiệm vào hộp chứa tấm bông làm bằng sợi không thấm nước

Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm sẽ được bố trí với 3 nồng độ thuốc (1%, 10%, 50% LC50 – 96 giờ) và 1 đối chứng, các nghiệm thức có cùng độ mặn là 25‰, mỗi nghiệm thức được lập lại 6 lần

Thay nước: Mỗi tuần thay nước một lần, mỗi lần thay 30% nước Chăm sóc: Thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm này sẽ là thức ăn viên Cát Tường số 3 và thức ăn tươi sống (mực), cho ăn 2 lần/ngày Buổi sáng cho ăn thức ăn viên, buổi chiều cho ăn thức ăn tươi sống, với khẩu phần ăn là 6-10% trọng lượng thân (cho ăn theo nhu cầu)

Các chỉ tiêu môi trường theo dõi

Nhiệt độ, pH, oxy, độ mặn: 3 ngày/ lần (đo sáng (7 giờ) và chiều(15 giờ)) Amonia, nitrite, nitrate, độ kiềm: lần/ tuần

Phương pháp đo và phân tích

Nhiệt độ, pH được đo bằng máy đo HANNA cầm tay

Oxy hòa tan được đo bằng máy đo HANNA

Độ mặn được đo bằng khúc xạ kế

TAN được xác định bằng phương pháp Indophenolblue

Amonia Xác định bằng cách dựa vào hàm lượng TAN, nhiệt độ, pH và bảng tỉ

lệ phần trămcủa NH3/TAN theo nhiệt độ và pH

Nitrite được xác định bằng phương pháp Griess lossway

Nitrate được xác định bằng phương pháp Salycilat

Độ kiềm được xác định bằng phương pháp chuẩn độ axit

3.4.3 Các phương pháp tính toán

Chu kỳ lột xác

Theo dõi và ghi nhận số tôm lột xác hàng ngày trong suốt quá trình thí nghiệm, chu kỳ lột xác được tính từ thời gian lột xác lần đầu cho tới khi lột xác lần kế tiếp

Trang 27

Tỷ lệ chết

Tỷ lệ chết = (số tôm chết/ số tôm ban đầu) x 100

Phương pháp xác định tăng trưởng của tôm

Trọng lượng tôm được theo dõi 2 tuần/lần, bằng cách cân riêng từng cá thể tôm thí nghiệm ở từng nghiệm thức

Khi kết thúc thí nghiệm xác định tăng trọng của tôm theo công thức:

Tăng trọng: W = Wt – W0

Wt: trọng lượng tôm ở thời điểm t

W0: trọng lượng tôm ở thời điểm đầu

Trọng lượng trung bình: (gam) =

Tốc độ tăng trọng tuyệt đối

DWG (g/ngày) =

Wt: trọng lượng tôm ở thời điểm t

W0: trọng lượng tôm ở thời điểm đầu

T : tổng số ngày thí nghiệm

Tốc độ tăng trưởng tương đối

SGR(%/ngày) = * 100%

Wt: trọng lượng tôm ở thời điểm t

W0: trọng lượng tôm ở thời điểm đầu

Trang 28

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trung bình, độ lệch chuẩn, và so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phương pháp phân tích ANOVA và phép thử DUCAN sử dụng

phần mềm Excel và SPSS 15.0

Trang 29

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Xác định LC 50 -96 giờ của Deltamethrin

4.1.1 Yếu tố môi trường trong thí nghiệm

Trong suốt quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường (pH và nhiệt độ) khá ổn định, các nghiệm thức khác biệt không lớn và nằm trong giới hạn thích hợp của tôm sú Nhiệt độ 27,8 -28,1 (oC) (Phụ lục 1.1) và dao động không đáng kể giữa buổi sáng và buổi chiều (±0,3oC), pH của thí nghiệm dao động trong khoảng 7,6 – 7,8 (Phụ lục 1.1) chênh lệch sáng chiều thấp (± 0,1) Oxy hòa tan của thí nghiệm là 6,45 – 6,70 ppm (Phụ lục 1.1), và không chênh lệch nhiều giữa các nghiệm thức Độ kiềm trung bình 50 mg/L (Phụ lục 1.1) Như vậy các yếu tô môi trường thích hợp cho tôm phát triển

4.1.2 Giá trị LC 50 -96 giờ

Sau khi cho thuốc vào tôm phản ứng với thuốc rất nhanh Ở nghiệm thức 1,5 µg/L, 1,75 µg/L, 2 µg/L tất cả tôm ở các nghiệm thức đều bị tê liệt và nằm im dưới đáy bể Còn những nghiệm thức có nồng độ thấp hơn (0,75 µg/L,

1 µg/L, 1,25 µg/L) chỉ có 10-20% tôm bơi bất bình thường như búng mạnh, muốn vượt ra khỏi bể, những tôm còn lại có biểu hiện giống với tôm ở các nghiệm thức có nồng độ cao hơn là nằm im dưới đáy bể Sau 3 giờ thí nghiệm thì tất cả tôm đều nằm dưới đáy bể Thỉnh thoảng có vài con bị co giật và búng mạnh, mang hoạt động rất mạnh Tất cả tôm ở bể đối chứng vẫn hoạt động bình thường

Sau 6 giờ thí nghiệm thì bắt đầu xuất hiện tôm chết ở các nghiệm thức

tỉ lệ thuận với nồng độ thuốc Tôm chết bị cong thân tập trung ở đáy bể, những tôm chết nhanh chóng được vớt ra khỏi bể để tránh bị ô nhiễm Những tôm còn sống bơi bình thường trở lại

Trang 30

Bảng 4.1: Tỉ lệ chết trung bình của tôm sú theo thời gian và nồng độ Deltamethrin thí nghiệm

Trang 31

Theo Judith và ctv (2002) thì giá trị LC50-96 giờ của Deltamethrin trên

cá mú (Epinephelus tauvina) có khối lượng trung bình là 0,23g là 3,6 µg/L giá

trị LC50-96 giờ của Deltamethrin đối với cá rô phi giống (Oreochromis niloticus) là 4,85µg/L (M.Ziynet Yildirim et al, 2006)

Giá trị LC50-96 giờ của Deltamethrin đối với con trai nước ngọt

(Anodonta cygnea) là 12,0 µg/L (Varanka, 1987) Còn đối với cá bảy màu (Poecilia reticulata) là 1,9 µg/L

Như vậy độc tính của deltamethrin đối với tôm sú cao hơn các loại cá

bảy màu, cá rô phi, cá mú và ngọc trai (Anodonta cygnea)

4.2 Ảnh hưởng của Decis đến tăng trưởng và lột xác của tôm sú

4.2.1 Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của thủy sinh vật Các yếu tố môi trường tác động trực tiếp và gián tiếp đến cơ thể thủy sinh vật làm thay đổi hoạt động sinh lí, sinh hóa của chúng (Trương Quốc Phú, 2006)

Vì vậy các yếu tố môi trường luôn được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm Nhìn chung các yếu tố môi trường biến động không lớn trong suốt thời gian thí nghiệm và giữa các nghiệm thức khác biệt không lớn Kết quả các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa được trình bày trong Bảng 4.2

Bảng 4.2: Biến động môi trường nước trong quá trình thí nghiệm

C 27,08±0,59 26,97±0,56 27,02±0,55 27,00±0,55 Oxy S 6,32±0,71 6,26±0,68 6,24±0,64 6,35±0,74

C 6,31±0,68 6,25±0,61 6,19±0,60 6,33±0,69

NO2 1,18±0,13 1,22±0,06 1,15±0,14 1,18±0,11

NO3 2,64±0,91 2,63±0,95 2,39±0,87 2,37±0,76 TAN 0,30±0,16 0,27±0,16 0,24±0,11 0,29±0,24

NH3 0,009±0,004 0,008±0,004 0,008±0,004 0,008±0,004

Độ kiềm 50,38±10,2 51,1±9,72 51,1±9,73 51,1±9,72

Trang 32

4.2.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố môi trường cần thiết đối với đời sống thủy sinh vật bởi vì tôm, cá là động vật biến nhiệt Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sống của tôm cá như: quá trình trao đổi chất, hô hấp, sinh trưởng, cường độ bắt mồi …Dựa vào bảng 4.2 cho thấy nhiệt độ trung bình vào buổi sáng thấp hơn buổi chiều từ 0,12 – 0,14 0C Do thí nghiệm được bố trí ở phòng thí nghiệm nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa sáng và chiều không cao và rất ổn định phù hợp cho sự phát triển của tôm Nhìn chung nhiệt độ trung bình giữa sáng và chiều dao động trong khoảng 26,85 – 27,080C Thấp nhất là 25,70C và cao nhất là 28,80C Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho tôm sống và phát

triển Theo Trần Văn Hòa và ctv (2001) thì tôm sú có thể sống trong khoảng

nhiệt độ 15 – 35 0C và nhiệt độ tối ưu cho tôm phát triển là từ 25 - 350C

4.2.1.3 Oxy hòa tan

Dựa vào Bảng 4.2, giá trị oxy hòa tan trung bình dao động từ 6,19 – 6,35ppm thấp nhất là 4,94ppm Như vậy oxy hòa tan trong nước cũng nằm trong khoảng thích hợp cho hoạt động sống của tôm, phù hợp với sự khuyến cáo của nhiều tác giả là đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trên 3mg/l trong ao nuôi tôm Theo Boyd (1992) thì hàm lượng oxy hòa tan tốt nhất cho tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm là từ 3,5mg/l đến bảo hòa Do vậy hàm lượng oxy hòa tan không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm này

4.2.1.4 NO 2

Nitrite là một trong những dạng đạm rất độc đối với tôm cá do đó trong nuôi trồng thủy sản đây cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu Theo số

Trang 33

liệu trong bảng 4.2, hàm lượng nitrite giữa các nghiệm thức trung bình dao động trong khoảng từ 1,15±0,14 đến 1,18±0,13 mg/L Tuy nhiên khoảng dao động này nằm trong phạm vi an toàn cho tôm thí nghiệm Hàm lượng nitrite ít biến động trong suốt thời gian thí nghiệm và giữa các nghiệm thức Theo Boy (1992) thì nồng độ N-NO2- trong nước cao trên mức 4-5mg/l có thể ảnh hưởng bất lợi cho tôm (trích bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004) Vì thế kết quả của thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi nitrite

4.2.1.5 NO 3

Nitrate là một dạng tồn tại của đạm được tạo thành từ sự chuyển hóa của nitrite nhưng không có tính độc đối với tôm cá Theo số liệu của bảng 4.2 thì hàm lượng nitrate ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm dao động trong khoảng từ 2,37±0,76mg/l đến 2,64±0,91 mg/l Hàm lượng nitrate biến

động không nhiều trong suốt thời gian thí nghiệm và giữa các nghiệm thức

2.2.1.6 TAN

TAN là tổng hàm lượng NH3 và NH4+ trong nước, trong đó NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn NH4+ không độc Kết quả từ Bảng 4.2 thì hàm lượng trung bình của TAN thấp nhất là 0,24±0,11 mg/L và cao nhất là 0,30±0,16 Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), hàm lượng TAN thích hợp cho ao nuôi tôm sú là 0,1 – 1mg/L

4.2.1.7 NH 3

NH3 là một dạng đạm gây độc đối với tôm cá, là mắc xích đầu tiên trong chu trình chuyển quá nitơ, được tạo ra bởi thức ăn thừa và chất thải từ sinh vật Hàm lượng NH3 trung bình dao động từ 0,008±0,004 mg/lít đến 0,009±0,004 mg/lít và biến động không đáng kể giữa các nghiệm thức (Bảng 4.2) Đây là mức thích hợp cho tôm, theo Boyd (1990) trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), hàm lượng NH3 không gây ảnh hưởng bất lợi cho tôm ở mức dưới 0,1 mg/lít Do đó NH3 cũng không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm

4.2.1.8 Độ kiềm

Qua bảng 4.2 ta thấy độ kiềm giữa các nghiệm thức nằm trong khoảng 50,38±10,2 mg/lít đến 51,1±9,73 mg/lít chênh lệch không lớn giữa các nghiệm thức Theo Chanratchakool (2003) thì độ kiềm nên ở mức trên 50 mg/lít

(Được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Vượng, 2003).Tác giả Vũ Thế Trụ (2002)

khảo sát thấy phiêu sinh vật và tôm cá phát triển tốt nhất ở độ kiềm từ 150mg/l Vì thế độ kiềm không ảnh hưởng lớn đến kết quả thí nghiệm

Trang 34

80-4.2.2 Tăng trưởng

4.2.2.1 Tăng trưởng về khối lượng

Hình 4.2: Tăng trưởng trung bình của tôm sau 8 tuần nuôi

Sau 2 tuần đầu của thí nghiệm thì nghiệm thức đối chứng tôm có khối lượng trung bình lớn hơn các nghiệm thức còn lại và ở nghiệm thức có nồng

độ Deltamethrin 0,52 µg/L tôm có khối lượng trung bình nhỏ hơn 3 nghiệm thức còn lại (phụ lục 2.9), tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) Còn sau 4, 6, 8 tuần thì nghiệm thức 0,52 µg/L khối lượng trung bình của tôm lớn hơn ở các nghiệm thức còn lại, nhưng sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) Điều này có thể giải thích là do trong 2 tuần đầu mới bố trí nghiệm thì tôm ở nghiệm thức có nồng độ thuốc cao bị ảnh hưởng bởi thuốc, tôm phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm Thuốc deltamethrin thuộc nhóm cúc tổng hợp, dù độc tính cao cho sinh vật nhưng không tích tụ, nhanh được đào thải và thuốc thuộc loại bị phân hủy nhanh trong môi trường nước

Ngày đăng: 22/02/2014, 13:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm sú (Penaeus monodon) - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
Hình 2.1 Hình dạng ngoài của tôm sú (Penaeus monodon) (Trang 12)
Hình 2.2 Vịng đời của tơm sú - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
Hình 2.2 Vịng đời của tơm sú (Trang 14)
Bảng 2.1: Chu kỳ lột xác của tôm (Nguyễn Thanh Phương, 2004) Cỡ tôm (gam) Chu kỳ lột xác (ngày)  Postlarvae  - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
Bảng 2.1 Chu kỳ lột xác của tôm (Nguyễn Thanh Phương, 2004) Cỡ tôm (gam) Chu kỳ lột xác (ngày) Postlarvae (Trang 15)
được hình thành trễ (PL5) do đó ở giai đoạn ấu trùng sự lột xác xảy ra liên tục. - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
c hình thành trễ (PL5) do đó ở giai đoạn ấu trùng sự lột xác xảy ra liên tục (Trang 15)
Hình 4.1: Giá trị LC50 của Deltamethrin lên tôm sú ở các thời điểm 24,48,72,96 giờ.  - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
Hình 4.1 Giá trị LC50 của Deltamethrin lên tôm sú ở các thời điểm 24,48,72,96 giờ. (Trang 30)
Bảng 4.2: Biến động môi trường nước trong quá trình thí nghiệm Các yếu tố môi  - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
Bảng 4.2 Biến động môi trường nước trong quá trình thí nghiệm Các yếu tố môi (Trang 31)
Hình 4.2: Tăng trưởng trung bình của tơm sau 8 tuần nuôi. - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
Hình 4.2 Tăng trưởng trung bình của tơm sau 8 tuần nuôi (Trang 34)
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trọng tương đối (%/ngày) Nghiệm thức  Tăng trưởng tương đối (%/ngày)  - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trọng tương đối (%/ngày) Nghiệm thức Tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Trang 35)
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của tôm Nghiệm thức  Tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày)  - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của tôm Nghiệm thức Tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) (Trang 35)
Theo Bảng 4.4 thì sau 2 tuần tốc độ tăng trưởng tương đối của nghiệm thức  0,1 µg/L là cao nhất (1,13±0,11g) - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
heo Bảng 4.4 thì sau 2 tuần tốc độ tăng trưởng tương đối của nghiệm thức 0,1 µg/L là cao nhất (1,13±0,11g) (Trang 36)
Qua Hình 4.3 ta thấy thuốc có tác động gây chết rất cao, chỉ sau 24 giờ tôm ở nghiệm thức 0,52 µg/L chết đến 41,67%, nghiệm thức 0,1 µg/L có tỉ  lệ chết là 2,78%., 2 nghiệm thức còn lại tỉ lệ chết 0% (phụ lục 2.11) - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
ua Hình 4.3 ta thấy thuốc có tác động gây chết rất cao, chỉ sau 24 giờ tôm ở nghiệm thức 0,52 µg/L chết đến 41,67%, nghiệm thức 0,1 µg/L có tỉ lệ chết là 2,78%., 2 nghiệm thức còn lại tỉ lệ chết 0% (phụ lục 2.11) (Trang 37)
đến 15% (Hình 4.5). - ảnh hưởng của thuốc trừ sâu decis lên tăng trưởng của tôm sú (penaeus monodon)
n 15% (Hình 4.5) (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w