GMP ca noc (HÀNG CẤM)
CÔNG TY TNHH GMP - CÁ NÓC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP- TỰ DO-HẠNH PHÚC - - SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH KIÊN GIANG CÔNG TY TNHH ABC QUY PHẠM SẢN XUẤT TỐT G M P MẶT HÀNG: CÁ NÓC - DẠNG NGUYÊN CON ĐÔNG LẠNH - DẠNG NGUYÊN CON LÀM SẠCH ĐÔNG LẠNH TÊN CÔNG TY : CÔNG TY TNHH ABC ĐỊA CHỈ : Khu Công Nghiệp Cảng Cá Tắc Cậu- Huyện Châu Thành -Tỉnh Kiên Giang. Ngày đệ trình: 10/08/2011 Ngày phê duyệt: 12/08/2011 Soát xét lần 5 CÔNG TY TNHH SỞ KHĐT TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY TNHH ABC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc o O o Số : /2011QĐ-GMP . Kiên Giang, ngày 12 tháng 08 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH “ V/v : Phê duyệt chương trình GMP và áp dụng nội dung Quy phạm sản xuất cho mặt hàng: CÁ NÓC - DẠNG NGUYÊN CON ĐÔNG LẠNH - DẠNG NGUYÊN CON LÀM SẠCH ĐÔNG LẠNH GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH ABC - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Giám Đốc. - Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, v/v nhập khẩu hàng thuỷ sản vào các thị trường Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. - Theo đề nghị của đội HACCP Công ty. QUYẾT ĐỊNH Điều 1 : Nay phê duyệt chương trình GMP và áp dụng các nội dung trong chương trình cho mặt hàng : Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh. Điều 2 : Toàn đội HACCP thực hiện nội dung chương trình Quy phạm sản xuất. Tổ chức, đào tạo, phổ biến và hướng dẫn cho tất cả nhân viên QC, công nhân nắm được nội dung trong chương trình Quy phạm sản xuất cho mặt hàng Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh. Điều 3 : Tổ chức nghiên cứu và theo dõi quy trình sản xuất để có biện pháp điều chỉnh chương trình quản lý chất lượng cho phù hợp. Điều 4 : nội dung chương trình Quy phạm sản xuất được thực hiện kể từ ngày phê duyệt của Giám Đốc. Ngày phê duyệt : 12/08/2011 Người phê duyệt QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh. QUI TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ TÊN CÁC QUY PHẠM QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) GMP - CÁ NÓC Nơi nhận : + Đội HACCP + Lưu hồ sơ HACCP Ngày xét duyệt: 12/08/2011 Người xét duyệt TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU RỬA 1 B ẢO QUẢN NL SƠ CHẾ - RỬA 2 PHÂN CỠ - LOẠI – RỬA 3 CÂN/ XẾP KHUÔN CHỜ ĐÔNG/CẤP ĐÔNG TÁCH KHUÔN - MẠ BĂNG (VÔ TÚI PE /PA) DÒ KIM LOẠI-ĐÓNG THÙNG BẢO QUẢN - XUẤT HÀNG RỬA 4 - CHỜ RÁO GMP 16.1 GMP 16.3 GMP 16.2 GMP 16.5 GMP 16.4 GMP 13.8 TÁCH KHUÔN - MẠ BĂNG GMP 16.6 GMP 16.7 GMP 16.8 GMP 16.10 B ẢO QUẢN BTP GMP 16.3 THAY BAO BÌ GMP 16.9 CÔNG TY TNHH TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh. GMP 16.1. TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU 1. QUI TRÌNH Cá nóc nguyên liệu được nhận từ các chủ ghe cung cấp nguyên liệu. Nguyên liệu vận chuyển về công ty bằng xe chuyên dùng, cá nóc đựng trong các túi nilon, cột miệng, 5-6 kg/túi, được bảo quản bằng đá lạnh (giống như các loại cá bình thường khác), nhiệt độ bảo quản ≤ 4 o C. Tại khu vực tiếp nhận của công ty, mỗi lô nguyên liệu đều thực hiện qua các thủ tục sau: - Kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu. - Kiểm tra tình trạng vệ sinh của dụng cụ chứa đựng, xe vận chuyển. - Kiểm tra nhiệt độ nguyên liệu, đánh giá cảm quan nguyên liệu. - Kiểm tra chất lượng nguyên liệu bằng phương pháp cảm quan. Nguyên liệu được tiếp nhận theo từng lô riêng, phân biệt được nhờ mã số truy suất. Nguyên liệu sau khi tiếp nhận được chuyển qua công đoạn BẢO QUẢN NL - BẢO QUẢN BTP 2. GIẢI THÍCH/LÝ DO Đánh giá chất lượng nguyên liệu theo từng lô hàng từ khâu tiếp nhận nguyên liệu nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu chất lượng của thành phẩm và yêu cầu của khách hàng, đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu đã được kiểm tra hợp lý, đạt chất lượng ngay từ nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu khi tiếp nhận được kiểm tra chất lượng nhằm đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. • Kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu để xác định chủ ghe cung cấp có thuộc các chủ ghe đã được công ty đã kiểm soát và ký hợp đồng. • Kiểm tra vệ sinh dụng cụ chứa đựng, xe vận chuyển để xem xét khả năng lây nhiễm trong quá trình bảo quản và vận chuyển. • Kiểm cảm quan để xác định loại nguyên liệu, màu sắc, mùi, kích cỡ, tỷ lệ dập nát cơ học, tỷ lệ tạp chất trong nguyên liệu đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất. • Mã số truy suất theo từng lô nguyên liệu được dùng để xác định nguồn gốc nguyên liệu thuộc chủ ghe nào trong trường hợp thành phẩm có vấn đề về VSATTP. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ • Tất cả dụng cụ tiếp nhận, trang thiết bị, nhà xưởng khu vực tiếp nhận nguyên liệu được vệ sinh sạch sẽ theo qui định tại SSOP 03. • Công nhân tham gia tiếp nhận, QC tiếp nhận phải chuyên trách và tuân thủ yêu cầu vệ sinh theo SSOP 05 và SSOP 08. • Nguồn nước, nước đá sử dụng trong khu vực tiếp nhận phải qua xử lý; đảm bảo đạt yêu cầu vệ sinh được qui định tại SSOP 01, SSOP 02 . • Ngay sau khi nguyên liệu được chuyển vào khu tiếp nhận, QC tiếp nhận kiểm tra các chỉ tiêu: + Điều kiện vệ sinh: Chỉ nhận nguyên liệu khi phương tiện vận chuyển và dụng cụ bảo quản của lô hàng và nguyên liệu phải sạch và đảm bảo yêu cầu vệ sinh mà chủ ghe đã cam kết GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH với nhà máy. + Kiểm tra chất lượng cảm quan: Lấy tối thiểu 5 mẫu ở 5 vị trí khác nhau. Chỉ nhận nguyên liệu mà chất lượng phải đạt các chỉ tiêu cảm quan sau đây: màu sắc tươi sáng tự nhiên, thịt chắc, đàn hồi, mùi tanh tự nhiên, không có mùi lạ. + Nguồn gốc lô hàng: Nguyên liệu được cung cấp từ những chủ ghe đã được cơ quan thẩm quyền chỉ định tham gia đề án cá nóc và được công ty ký hợp đồng. Nguyên liệu được đánh bắt từ vùng không bị ô nhiễm. + Định kỳ hoặc khi cần thiết lấy mẫu nguyên liệu từ mỗi chủ ghe cung cấp kiểm thẩm tra các chỉ tiêu : vi sinh tại cơ quan chức năng, tần suất 01 tháng/ lần. Lấy mẫu kiểm điều kiện vệ sinh của dụng cụ bảo quản và vận chuyển của mỗi chủ ghe 03 tháng/ lần + Giống loài: Chỉ nhận những loài đáp ứng được yêu cầu chất lượng thành phẩm như: Cá nóc xanh (Lagocephalus wheeleri), Cá nóc bạc (Lagocephalus gloveri) và cá nóc răng mỏ chim (Lagocephalus Inermis). + Nhiệt độ nguyên liệu: Lấy phần nguyên liệu trong mỗi thùng bảo quản hoặc những chỗ được cho là có nhiệt độ cao nhất (lấy ít nhất ở 3 vị trí), sử dụng nhiệt kế cầm tay ghim đầu cảm ứng nhiệt vào trung tâm nguyên liệu chờ số đo nhiệt độ hiển thị ổn định, bấm dừng, đọc số đo và ghi chép vào hồ sơ. Nhiệt độ bảo quản nguyên liệu yêu cầu ≤ 4 o C. Nếu nhiệt độ bảo quản nguyên liệu lớn hơn qui định thì phải xem xét đến chất lượng ban đầu, xem xét đến thời gian vận chuyển nguyên liệu về nhà máy để có quyết định nhận hay không nhận lô hàng. + Không tiến hành trong khu vực tiếp nhận nguyên liệu bất cứ hoạt động nào khác ngoài việc tiếp nhận cá nóc. 3.1. CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU • Chất lượng tươi tốt, màu sắc tự nhiên. • Mùi tanh tự nhiên, cơ thịt săn chắc và đàn hồi. • Trọng lượng: thông thường trọng lượng phải từ 200 gr/con trở lên hoặc có thể nhận kích cỡ nhỏ hơn tùy theo yêu cầu của khách hàng. • Đánh tỷ lệ: Lấy ngẫu nhiên 3-4% tổng lượng hàng hoặc lớn hơn tùy theo số lượng nguyên liệu nhập vào), đánh giá các chỉ tiêu sau: Số lượng hàng đạt yêu cầu, tạp chất, số lượng hàng không đạt. Sau đó quy ra tổng giá trị toàn lô hàng. Sau khi đánh tỷ lệ tiến hành nhận hàng. 3.2. NHẬN Sau khi kiểm tra nguyên liệu đạt yêu cầu thì tiến hành tiếp nhận. • Không được ném các túi nguyên liệu xuống nền nhà, không kéo lê các sọt chứa nguyên liệu, mà phải vận chuyển trên các xe chuyên dùng hoặc để trên pallet nhựa. • Các dụng cụ dùng ở công đoạn này: sot, kết màu đỏ chứa nguyên liệu 57x39x25 • Nguyên liệu được nhận theo thứ tự từ lô này đến lô khác. • Xé từng túi nguyên liệu cho lên bàn, túi PE thải ra cho vào các sọt tròn màu vàng có kích thước ∅: 41 cm. GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH • Nguyên liệu sau khi tiếp nhận cho vào các sọt, kết nhựa màu đỏ có kích thước 57x39x25cm mỗi sọt khoảng 25 Kg. • Nguyên liệu không đạt yêu cầu, các loài cá nóc không thuộc loại khách hàng yêu cầu được chứa trong các dụng cụ riêng và chuyển ra ngoài khu vực tiếp nhận để loại bỏ. Sau đó chuyển nhanh nguyên liệu đạt chất lượng vào phân loại sơ bộ. • Nguyên liệu sau khi tiếp nhận được chuyển qua công đoạn phân loại sơ bộ. Phân thành các loài không chứa độc tố: Cá nóc xanh (Lagocephalus wheeleri): cá có màu xanh ở lưng, phía bên cạnh bụng có màu bạc và vàng. Có gai nhỏ ở đầu và không kéo dài tới vây lưng, ở phần dưới của vây đuôi có màu trắng hoặc xám Cá nóc bạc (Lagocephalus gloveri): có màu xanh đen ở lưng, phía bên cạnh bụng có màu bạc hoặc vàng. Có gai nhỏ ở phần đầu và không kéo dài tới vây lưng, vây đuôi có màu đen, phần cuối ở hai bên có màu trắng. Cá nóc răng mỏ chim: (Lagocephalus inermis): cá có màu xanh ở lưng giống như cá nóc xanh, mang có màu đen, từ đầu đến lưng không có gai. GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH 3.3. RỬA 1 Chuẩn bị 02 thùng tròn, cho đá vảy đến 1/3 thùng. Cho nước vào và đảo đều để được nước rửa có nhiệt độ t o ≤ 10 o C. Chuyển cá sang các sọt màu đỏ có dấu phân biệt để rửa, mỗi lần rửa không quá 25 đến 30 kg. Nhúng sọt vào thùng nước chuẩn bị ở trên, dùng tay đảo nhẹ để loại bỏ tạp chất, thời gian rửa mỗi sọt khoảng 30 giây, gạt các tạp chất ra ngoài. Thay nước sau khi rửa tối đa 10 sọt. Nguyên liệu sau khi tiếp nhận được chuyển qua công đoạn BẢO QUẢN NL 4. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ BIỂU MẪU GIÁM SÁT • Quản đốc phân xưởng chế biến chịu trách nhiệm tổ chức và duy trì thực hiện qui phạm này. • Công nhân khâu tiếp nhận phải tuân thủ đúng theo qui phạm này. • QC khâu tiếp nhận chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát từng lô và ghi chép kết quả vào biểu mẫu báo cáo TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU. • Hồ sơ theo dõi tiếp nhận nguyên liệu được lưu giữ ít nhất 02 năm. QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh. GMP 16.2. BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU 1. QUI TRÌNH Nguyên liệu sau khi tiếp nhận có thể chuyển ngay sang công đoạn SƠ CHẾ -RỬA 2 hoặc BẢO QUẢN lại tuỳ theo số lượng nguyên liệu nhập vào và tiến độ sản xuất của nhà máy. Nhiệt độ bảo quản nguyên liệu ≤ 4 o C. Thời gian bảo quản không quá 12 giờ. Sau đó chuyển qua công đoạn SƠ CHẾ - RỬA 2. 2. GIẢI THÍCH/ LÝ DO Nguyên liệu được bảo quản lại để đảm bảo tiến độ sản xuất của nhà máy, hạn chế đến mức tối đa nguyên liệu bị phân huỷ, hư hỏng. Đồng thời đảm bảo rằng thành phẩm được sản xuất GMP - CÁ NÓC Nơi nhận : + Đội HACCP + Lưu hồ sơ HACCP Ngày xét duyệt: 12/08/2011 Người xét duyệt CÔNG TY TNHH từ nguyên liệu đạt chất lượng tốt và ổn định trong suốt quá trình sản xuất. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ Dụng cụ sản xuất, trang thiết bị, nhà xưởng khu vực bảo quản phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh theo qui định tại SSOP 03. Công nhân tham gia bảo quản, cán bộ QC giám sát công đoạn này phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh theo SSOP 05 & SSOP 08. Nước và nước đá sử dụng cho chế biến phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh theo qui định tại SSOP 01& SSOP 02 Nguyên liệu được bảo quản theo từng lô, từng loại , từng size và có ký hiệu riêng. Cá dùng làm đông dạng filê và làm đông dạng nguyên con được bảo quản riêng. Chuẩn bị: Sử dụng các thùng cách nhiệt 800 lít để bảo quản. Nước đá phải đảm bảo sạch, đầy đủ. Các thao tác chính khi bảo quản nguyên liệu: Tháo lỗ thoát nước ở dưới đáy thùng bảo quản. Cho vào thùng cách nhiệt 1 lớp đá vảy (dày khoảng 10 cm). Cho 1 lớp cá, rãi đều, phủ 01 lớp đá vảy, tiếp tục 01 lớp cá, rồi phủ lớp đá vảy,… cứ thế đến khi lớp cá cách mặt thùng cách nhiệt khoảng 20cm thì phủ trên mặt một lớp đá dày 10 cm, đậy kín nắp thùng, trên thùng ghi ký hiệu số lô, ngày, giờ bảo quản (tiếp nhận), tên chủ ghe, số lượng thùng bảo quản… Thời gian bảo quản không được quá 12 giờ, nếu lượng nguyên liệu nhiều và tiến độ sản xuất không đáp ứng kịp thời thì sau 12 giờ phải bảo quản lại toàn bộ lô hàng. Luôn duy trì nhiệt độ ≤ 4 o C trong quá trình bảo quản. QC giám sát công đoạn này có trách nhiệm theo dõi công nhân khi bảo quản nguyên liệu, kiểm tra cách ghi các ký hiệu trên thùng cách nhiệt. Kiểm tra nhiệt độ nguyên liệu bảo quản với tần suất 2 giờ /lần. Kiểm tra theo thứ tự: thùng nào bảo quản trước thì kiểm tra trước. Sau khi bảo quản nguyên liệu được chuyển qua công đoạn SƠ CHẾ - RỬA 2-BẢO QUẢN BTP. 4. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ BIỂU MẪU GIÁM SÁT Quản đốc phân xưởng chế biến chịu trách nhiệm tổ chức duy trì việc thực hiện quy phạm này. Công nhân bảo quản phải tuân thủ đúng theo qui phạm này. QC giám sát công đoạn này chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát theo từng lô. Kiểm tra các thông số kỹ thuật (Nhiệt độ bảo quản, thời gian bảo quản, các số liệu trên thùng bảo quản…), các yêu cầu vệ sinh theo từng lô hàng với tần suất 4 giờ/ lần. Kết quả kiểm tra, giám sát được ghi vào biểu mẫu giám sát công đoạn “BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU” - Cập nhật và lưu trữ hồ sơ. Hồ sơ theo dõi bảo quản nguyên liệu được lưu giữ ít nhất 02 năm. GMP - CÁ NÓC Nơi nhận : + Đội HACCP + Lưu hồ sơ HACCP Ngày xét duyệt: 12/08/2011 Người xét duyệt CÔNG TY TNHH QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh. GMP 16.3. SƠ CHẾ – RỬA 2 – BẢO QUẢN BTP 1. QUI TRÌNH Nguyên liệu sau công đoạn TIẾP NHẬN, được chuyển sang công đoạn SƠ CHẾ. Tại công đoạn này nguyên liệu được xẻ bụng móc hết nội tạng. Dùng mắt kiểm tra trong ổ bụng xem có sót nội tạng không.Trong quá trình sơ chế bán thành phẩm bảo quản trong đá lạnh đảm bảo nhiệt độ ≤ 6 o C. Bán thành phẩm sau khi sơ chế được rửa qua 02 thùng nước sạch và lạnh, nhiệt độ nước rửa ≤ 10 o C, thay nước sau khi rửa 30 rổ. 2. GIẢI THÍCH/ LÝ DO Nguyên liệu được sơ chế nhằm loại bỏ các phần không ăn được, tạo hình thức sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Duy trì nhiệt độ thấp để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật trên bán thành phẩm. Rửa nhằm loại bỏ tạp chất và giảm thiểu lượng vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu. 3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ Sơ chế là các động tác cắt xén, loại bỏ một số phần không cần thiết, sửa sang hình dạng nguyên liệu…. để có được hình thức sản phẩm theo qui cách yêu cầu. Dụng cụ sản xuất chuyên dùng, trang thiết bị, nhà xưởng khu vực bảo quản phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh theo qui định tại SSOP 03 và trong tình trạng tốt. Công nhân tham gia sản xuất, cán bộ QC giám sát công đoạn này phải chuyên trách và phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh theo SSOP 05 & SSOP 08. Nước và nước đá sử dụng cho chế biến phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh theo qui định tại SSOP 01& SSOP 02. Không tiến hành trong khu sơ chế bất cứ hoạt động nào khác việc sơ chế cá nóc. Sơ chế riêng từng loại: ví dụ sơ chế cá nóc xanh sau đó vệ sinh mới sơ chế cá nóc bạc. 3.1. SƠ CHẾ Nguyên liệu đem xử lý được đổ lên bàn được đắp đá lại, 10-15 kg/công nhân. Ở bàn mổ bụng, mỗi công nhân dùng 1 thau màu vàng ∅: 35 cm chứa nước sạch để rửa sạch nội tạng cá. Sau khi dùng dụng cụ chuyên dùng để mổ bụng, sau đó chuyển đến bàn lấy nội tạng. Dùng tay không thuận đè dọc thân cá, tay thuận cầm dao lách mũi dao rọc sâu chỗ mang cá như hình chữ V sao cho tách mang cá ra khỏi phần đầu. Sau đó rọc hai đường dài ở phần bụng từ hậu môn cá đến đầu cá, để lấy sạch nội tạng, dùng nhíp gấp hết phần chỉ máu ở bụng cá, dùng kéo cắt bỏ phần da bụng cá. Nội tạng cá bỏ vào kết kín màu xanh dương. GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH Không để khối lượng lớn nguyên liệu trên bàn xử lý trong thời gian dài, tối đa 10-15 Kg (có đắp đá vảy) cho 2 công nhân xử lý trong thời gian không quá 15 phút, luôn giữ nhiệt độ bán thành phẩm ≤ 6 o C bằng cách bổ sung thêm đá vảy. Thao tác sơ chế phải nhanh và chính xác, sơ chế từng con một. Phế liệu trong khi sơ chế cho vào các thau màu đỏ ∅: 38 cm sau đó tập trung vào các kết vuông kín màu xanh đậm và chuyển ra ngoài. BTP sau sơ chế được chuyển sang công đoạn rửa 2. Trong quá rình sơ chế, KCS thường xuyên kiểm tra mức độ sạch của cá. 3.2. RỬA 2 Bán thành phẩm sau khi sơ chế được rửa qua 02 thùng nước sạch, lạnh. Chuẩn bị 02 thùng nước sạch làm lạnh bằng đá vảy đến nhiệt độ ≤ 10 o C như sau: Cho đá vảy đến 1/3 thùng, thêm nước vào đầy thùng, đảo đều, dùng nhiệt kế để đo, điều chỉnh cho đến nhiệt độ phù hợp bằng cách thêm nước đá. Bán thành phẩm sau khi sơ chế được chuyển sang các rổ rửa màu xanh ngọc ∅: 38 cm, mỗi rổ chứa khoảng 3 - 4Kg bán thành phẩm. Lần lượt rửa qua 02 thùng nước rửa trên: nhúng ngập rổ bán thành phẩm trong nước, dùng tay đảo đều và gạt tạp chất ra ngoài. Nhấc rổ lên và chuyển sang thùng thứ 2 rửa tương tự. Thêm đá sau khi rửa 15 rổ. Thay nước sau khi rửa tối đa 30 rổ. Bán thành phẩm sau khi rửa được chuyển sang các kết vuông hở màu xanh đậm 57x39x25cm. 3.3. BẢO QUẢN BTP. Nếu quá trình sản xuất không kịp thì bán thành phẩm được bảo quản lại trong các thùng cách nhiệt. Trong quá trình bảo quản bán thành phẩm yêu cầu nhiệt độ bảo quản phải t o ≤ 6 o C , thời gian bảo quản không quá 12 h , tần suất kiểm tra 2 h / lần 3.4. XỬ LÝ BÁN THÀNH PHẨM BỊ RƠI XUỐNG NỀN. - Bán thành phẩm khi rơi xuống nền được KCS hoặc tổ trưởng dùng kẹp gấp lên sau đó bỏ vào thùng đựng hàng rớt bảo quản lại (cho đá vãy vào để bảo quản). Khi được khoảng 1 kg trước khi kết thúc ca sản xuất hoặc cuối ca sản xuất rồi mới đem xử lý lại - Tiến hành xử lý BTP bị rơi xuống nền phải thực hiện theo các bước như sau: + Bước 1: Chuyển BTP trong thùng chứa hàng rớt sang rổ riêng biệt. + Bước 2: Rửa qua thau nước có pha dung dịch chlorine 10 ppm + Bước 3: Rửa qua thau nước có pha dung dịch chlorine 05 ppm + Bước 4: Rửa qua thau nước sạch + Bước 5: Vệ sinh thùng chứa BTP bị rớt và thay nước các thau rửa. 4. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ BIỂU MẪU GIÁM SÁT Quản đốc phân xưởng chế biến chịu trách nhiệm tổ chức và duy trì việc thực hiện quy phạm này. Công nhân công đoạn sơ chế phải tuân thủ quy phạm này. GMP - CÁ NÓC [...]... HACCP + Lưu hồ sơ HACCP QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh GMP 16.9 THAY BAO BÌ GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH THAM CHIẾU GMP 1.12 Ngày xét duyệt: 12/08/2011 Người xét duyệt Nơi nhận : + Đội HACCP + Lưu hồ sơ HACCP QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh GMP 16.10 BẢO QUẢN-XUẤT HÀNG 9 QUI TRÌNH -... BĂNG-VÔ TÚI PE Cập nhật và lưu trữ hồ sơ Hồ sơ theo dõi công đoạn này được lưu GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH giữ ít nhất 02 năm Nơi nhận : + Đội HACCP + Lưu hồ sơ HACCP GMP - CÁ NÓC Ngày xét duyệt: 12/08/2011 Người xét duyệt CÔNG TY TNHH QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh GMP 16.8 DÒ KIM LOẠI – ĐÓNG THÙNG 5 QUI TRÌNH - Các thành phẩm cá sau khi mạ... của doanh nghiệp, mã lô hàng, mã số xí nghiệp - Cho các túi PE thành phẩm vào thùng carton Trên thùng carton phải đánh dấu bằng mực không phai: cỡ, loại, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã số lô hàng, mã số truy xuất… - Bao bì carton được đai 2 nẹp ngang, 2 nẹp dọc - Thời gian bao gói 30 phút phải cho vào kho bảo quản GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH 8 PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ BIỂU MẪU GIÁM SÁT - Quản đốc phân... / lần GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH Kết quả kiểm tra, giám sát được ghi vào biểu mẫu giám sát công đoạn CẤP ĐÔNG Cập nhật và lưu trữ hồ sơ Hồ sơ theo dõi công đoạn này được lưu giữ ít nhất 02 năm Nơi nhận : + Đội HACCP + Lưu hồ sơ HACCP GMP - CÁ NÓC Ngày xét duyệt: 12/08/2011 Người xét duyệt CÔNG TY TNHH QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh GMP 16.7... hồ sơ Hồ sơ theo dõi được lưu giữ ít nhất 02 năm Ngày xét duyệt: 12/08/2011 Người xét duyệt Nơi nhận : + Đội HACCP + Lưu hồ sơ HACCP QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh GMP 16.4 PHÂN CỠ - RỬA 3 GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH 1 QUI TRÌNH Bán thành phẩm sau khi SƠ CHẾ - RỬA 2 chuyển qua công đoạn phân loại Bán thành phẩm sau khi rửa 2, nhiệt độ nước rửa... nhật và lưu trữ hồ sơ Hồ sơ theo dõi công đoạn này được lưu giữ ít nhất 02 năm Nơi nhận : + Đội HACCP + Lưu hồ sơ HACCP GMP - CÁ NÓC Ngày xét duyệt: 12/08/2011 Người xét duyệt CÔNG TY TNHH QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh GMP 16.5 RỬA 4-CHỜ RÁO-CÂN-XẾP KHUÔN 5 QUI TRÌNH Bán thành phẩm sau khi phân cỡ được chuyển đến khu vực xếp khuôn.Tại đó,... duyệt Nơi nhận : + Đội HACCP + Lưu hồ sơ HACCP QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh GMP 16.6 CHỜ ĐÔNG 1 QUI TRÌNH Cá nóc sau khi xếp khuôn chưa đủ số lượng cho một mẻ đông, được bảo quản ở kho tiền đông, nhiệt độ kho tiền đông -1 oC 4oC Thời gian chờ đông không quá 4 giờ Sau khi đủ số GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH lượng thì chuyển sang công đoạn CẤP... nhật và lưu trữ hồ sơ Hồ sơ theo dõi công đoạn này được lưu giữ ít nhất 02 năm Nơi nhận : + Đội HACCP + Lưu hồ sơ HACCP GMP - CÁ NÓC Ngày xét duyệt: 12/08/2011 Người xét duyệt CÔNG TY TNHH QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh GMP 16.6 CẤP ĐÔNG 1 QUI TRÌNH Sau khi xếp khuôn (hoặc sau chờ đông), khuôn cá nóc được đưa đi cấp đông Chạy khởi động máy... số: nhiệt độ kho trước và sau khi xuất hàng, kiểm tra tính nguyên vẹn của thùng carton khi xuất hàng - Kết quả kiểm tra, giám sát được ghi vào biểu mẫu BẢO QUẢN và XUẤT HÀNG Cập GMP - CÁ NÓC CÔNG TY TNHH nhật và lưu trữ hồ sơ Hồ sơ theo dõi công đoạn này được lưu giữ ít nhất 02 năm Nơi nhận : + Đội HACCP + Lưu hồ sơ HACCP GMP - CÁ NÓC Ngày xét duyệt: 12/08/2011 Người xét duyệt ... Bán thành phẩm khi rơi xuống nền được KCS hoặc tổ trưởng dùng kẹp gấp lên sau đó bỏ vào thùng đựng hàng rớt bảo quản lại (cho đá vãy vào để bảo quản) Khi được khoảng 1 kg trước khi kết thúc ca sản xuất hoặc cuối ca sản xuất rồi mới đem xử lý lại - Tiến hành xử lý BTP bị rơi xuống nền phải thực hiện theo các bước như sau: + Bước 1: Chuyển BTP trong thùng chứa hàng rớt sang rổ riêng biệt + Bước 2: Rửa . RÁO GMP 16.1 GMP 16.3 GMP 16.2 GMP 16.5 GMP 16.4 GMP 13.8 TÁCH KHUÔN - MẠ BĂNG GMP 16.6 GMP 16.7 GMP 16.8 GMP 16.10 B ẢO QUẢN BTP GMP 16.3 THAY BAO BÌ GMP. năm. QUY PHẠM SẢN XUẤT (GMP) TÊN NHÓM SẢN PHẨM: Cá nóc nguyên con/ nguyên con làm sạch đông lạnh. GMP 16.4. PHÂN CỠ - RỬA 3 GMP - CÁ NÓC Nơi nhận : +