1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN

38 470 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 412,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động ngân hàng là một hoạt động có vị trí vô cùng to lớn trong xã hội ngày nay, khi mà xu thế kinh tế thế giới phát triển mạnh, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang không ngừng mở rộng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO và cam kết mở cửa thị trường tài chính ngân hàng chậm nhất là năm 1011 Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế của toàn cầu, ngành ngân hàng nước ta được đặt ra rất nhiều thách thức, khó khăn, song đó cũng là cơ hội để ngành ngân hàng nước nhà phát triển và nâng cao tầm vóc của mình đối với khu vực và thế giới.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới, trong thời gian sắp tới, nền kinh tế của nước ta sẽ dần chuyển sang nền kinh tế không dùng tiền mặt vì điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với một nền kinh tế tiên tiến, phát triển Họat động thanh toán tại các ngân hàng có tác động lớn đến việc tập trung và phân phối các dòng vốn của xã hội nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

SGD1- NHCTVN ra đời và hoạt động hơn 10 năm qua, đã đạt được những thành tựu to lớn, góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành tài chính ngân hàng của nước ta Cùng với sự đi lên của đất nước, hoạt động của Sở ngày càng được mở rộng, để hướng tới tương lai với thế mạnh mới, một vị thế mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại SGD1- NHCTVN với sự giúp đỡ của các cán bộ trong Sở và phòng Kế toán giao dịch, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Mai Văn Bạn, em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải

pháp góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN” làm luận văn tốt nghiệp Bài luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những cơ sở lý luận chung về thanh toán không dùng tiền mặtChương 2: Thực trạng không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị góp phần mở rộng TTKDTM tại SGD1- NHCTVN

Trang 2

1.1.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt

TTKDTM là cách thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ không có sự xuất

hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

1.1.2 Vai trò TTKDTM trong nền kinh tế thị trường

Hiện nay việc sử dụng tiền mặt để TT trong nền kinh tế nước ta là khá phổ biến, trong nhiều trường hợp bộc lộ nhiều hạn chế như bảo quản, vận chuyển, in ấn, làm lãng phí hiệu quả và việc sử dụng các nguồn vốn, cũng như khó kiểm soát các giao dịch tiền mặt không hợp pháp, gây nên những cản trở nhất định cho phát triển giao thương kinh tế hiện đại

Chức năng TT của tiền tệ đang phát triển với nhiểu mô thức đa dạng, hiện đại và ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ Sự nhanh chóng, tiện ích, an toàn, hiệu quả trong TT sẽ đẩy nhanh việc tập trung và phân phối các dòng vốn cho kinh tế và phát triển Ngược lại, sự chậm trễ, ách tắc sẽ là biểu hiện của sự trì trệ, kém phát triển của nền kinh tế Vì vậy, xu thế chung của nền kinh tế thị trường hiện nay buộc các nhà quản lý phải thu hẹp dần phạm vi thanh toán tiền mặt, thông qua những phương tiện, kỹ thuật công nghệ thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt để tập trung, phản ánh đầy đủ, nhanh chóng và thường xuyên nhất mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội

Ngày nay kinh tế nước ta đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, vì vậy TTKDTM là vấn đề tất yếu phải đặt ra Việc phát triển TTKDTM sẽ xóa bỏ dần thói quen và nhận thức dùng tiền mặt của người dân; đồng thời tổ chức tốt công tác TTKDTM là tiết kiệm chi phí, tăng nhanh quay vòng vốn, thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa và điều hòa lưu thông tiền tệ.

Trang 3

TTKDTM thể hiện một xã hội văn minh, là xu hướng tất yếu của các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội Xã hội có tiền tệ là tiền ghi sổ sẽ tạo điều kiện để Nhà Nước nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát lưu thông tiền tệ, quản lý được thu nhập và chi tiêu bằng tiền của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, chống buôn bán những mặt hàng cấm lưu thông như ma túy, vũ khí,…; chống thất thu thuế của Nhà Nước, chống in và lưu hành tiền giả; giảm chi phí phát hành tiền của NHNN; góp phần hạn chế và giải quyết các hiện tượng tiêu cực xã hội như: tham nhũng, rửa tiền, quỹ đen, … góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, xã hội.

TTKDTM tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng, thúc đẩy quá trình cho vay, mở rộng đối tượng, phạm vi thanh toán, từ đó tăng doanh số để làm tăng lợi nhuận; đặc biệt TTKDTM giúp cho các NHTM thực hiện chức năng tạo tiền bởi khi thanh toán bằng tiền mặt thì hệ số nhân tiền không có nhưng khi thanh toán qua ngân hàng bằng tiền ghi sổ thì hệ số nhân tiền là rất lớn tức là tạo tổng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế lớn.

Phát triển TTKDTM là yếu tố quan trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển dịch vụ, thương mại trong nước, góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và những nỗ lực của Chính phủ nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí cho Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân khi thực hiện đầu tư hay thanh toán, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

1.2 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành

1.2.1 Thanh toán bằng séc

* Khái niệm: Séc là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản Ngoài ra, séc cũng có thể định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng thanh toán ngay khi có yêu cầu

*Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán Séc :

- Ưu điểm: Hệ thống ngân hàng khuyến khích khách hàng sử dụng séc thay cho thu chi tiền mặt nhằm tạo tiện lợi và an toàn trong thanh toán, đồng thời giảm chi phí giao dịch ngân hàng Đây là phương thức TTKDTM hiệu quả, thông dụng,

Trang 4

có khả năng thanh toán một số tiền lớn mà không phải sử dụng tiền mặt, giảm thiểu những chi phí cho việc in ấn, bảo quản, quản lý tiền mặt, hạn chế rủi ro tiền giả - Nhược điểm: Bên cạnh đó việc thanh toán bằng séc cũng có một số mặt hạn chế Nếu người mua và người bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi ngân hàng thanh toán séc buộc phải thông qua hệ thống bù trừ của NHNN Mỗi ngày ở đây chỉ có hai phiên thanh toán bù trừ, hơn nữa việc kiểm tra séc ở NHNN chủ yếu là thủ công nên việc thanh toán bù trừ trong ngày gặp rất nhiều khó khăn Hơn nữa, tâm lý của người nhận séc thường lo ngại tài khoản của người mua không đủ số dư, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ chối việc thanh toán séc Ngoài ra, khi cần thanh toán một khoản nhỏ mà cũng phải lên ngân hàng thì cũng mất thời gian của khách hàng.

Ở Việt Nam có hai loại Séc dùng phổ biến là séc chuyển khoản, séc bảo chi.

1.2.1.1 Séc chuyển khoản

Khái niệm: Séc chuyển khoản là séc mà người phát hành sẽ ký phát tờ séc và giao trực tiếp cho người thụ hưởng sau khi nhận được hàng hóa Séc chuyển khoản có hai đường gạch chéo song song ở góc phía trên, bên phải hoặc ghi từ “chuyển khoản” ở mặt trước tờ séc Séc chuyển khoản có thời gian hiệu lực là 15 ngày kể từ ngày phát hành ghi trên tờ séc.

Sơ đồ 1: Sơ đồ thanh toán séc chuyển khoản :

(1) Người phát hành giao séc cho người thụ hưởng.

(2) Người thụ hưởng nộp bảng kê kèm tờ séc vào ngân hàng thu hộ.

Trang 5

(3) Ngân hàng thu hộ nộp bảng kê nộp tờ séc kèm tờ séc sang ngân hàng thanh toán để ghi nợ vào tài khoản của người phát hành trước.

(4a, 4b) Ngân hàng thanh toán hạch toán và báo nợ cho người phát hành nếu séc đủ điều kiện thanh toán và báo có cho người thụ hưởng.

(5) NH thu hộ trả lại bảng kê nộp séc và báo có cho người thụ hưởng.* Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán séc chuyển khoản:

- Ưu điểm: Hình thức này không đòi hỏi mở riêng tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán Thanh toán séc còn giúp hạn chế tiền mặt tồn quỹ tại doanh nghiệp, khi doanh nghiệp đưa tiền này vào ngân hàng để giao dịch bằng séc chuyển khoản sẽ giúp doanh nghiệp nhận được tiền lãi gửi hàng tháng.

- Nhược điểm: Phạm vi thanh toán không rộng, chịu ảnh hưởng bởi sự tín nhiệm giữa hai đơn vị mua – bán Rủi ro thuộc vệ người thụ hưởng vì khi nộp séc vào ngân hàng, người thụ hưởng có được thanh toán ngay hay không còn phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của người ký phát séc Séc chuyển khoản chỉ được thanh toán khi các đối tượng thanh toán cho nhau mở tài khoản ở cùng một ngân hàng hoặc mở tài khoản khác ngân hàng cùng địa bàn nhưng có tham gia thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ tỉnh, thành phố.

1.2.1.2 Séc bảo chi: Khái niềm: Séc bảo chi là séc đã được tổ chức cung ứng

dịch vụ thanh toán xác nhận khả năng thanh toán trước khi người ký phát trao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hóa và dịch vụ.

Sơ đồ 2 : Sơ đồ thanh toán séc bảo chi :

Ngêi hëng thôNgêi ph¸t hµnh

Trang 6

(1) Người phát hành mang séc đến ngân hàng xin bảo chi.

(2) Sau khi làm thủ tục bảo chi, NH trao séc bảo chi cho người phát hành (3) Người phát hành trao séc cho người thụ hưởng khi mua hàng.

(5a) Ngân hàng ghi có cho tài khoản người thụ hưởng.

(5b) Ngân hàng thu hộ chuyển nợ cho ngân hàng thanh toán.

(6) Nhận được giấy chuyển nợ ngân hàng thanh toán ghi nợ tài khoản cho người phát hành.

* Ưu nhược điểm của việc thanh toán séc bảo chi:

- Ưu điểm: Phạm vi thanh toán của séc bảo chi rộng hơn séc chuyển khoản Nó có thể được thanh toán trong phạm vi cùng một ngân hàng, cùng hệ thống ngân hàng hoặc các ngân hàng khác hệ thống nhưng cùng địa bàn.

Séc bảo chi thực chất là séc chuyển khoản được ngân hàng đảm bảo chi trả trong thanh toán vì đơn vị mua đã phải lưu ký vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc bảo chi tại ngân hàng nên ưu điểm nổi trội của nó là độ rủi ro thấp, đảm bảo quyền lợi cho người bán.

- Nhược điểm: Séc bảo chi không được lĩnh tiền mặt trong bất kỳ trường hợp nào Đồng thời do bên mua phải lưu ký một khoản tiền nên vốn của đơn vị mua bị ứ đọng Mặt khác nếu tờ séc bảo chi sai ký hiệu mật sẽ gây chậm trễ trong thanh toán cho khách hàng.

1.2.2 Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi- Chuyển tiền

Khái niệm: UNC là lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tại khoản của mình chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng.

* Ưu nhược điểm của hình thức UNC:

- Ưu điểm: Phạm vi thanh toán rộng, có thể thanh toán ở hai ngân hàng bất kỳ Thủ tục thanh toán đơn giản, an toàn, hiệu quả, không gây phiền hà cho bên mua, bên bán có thể nhận được tiền mà không phải đến ngân hàng giao dịch.

- Nhược điểm: Phần lớn các giao dịch mua bán hiện nay sử dụng bằng phương pháp UNC là chính nhưng hình thức này thời gian thanh toán dài hơn, đòi hỏi hai bên phải ký hợp đồng mua bán mới có thể lập UNC để trả tiền Mức rủi ro

Trang 7

cho người bỏn cao (người bỏn cú thể bị người mua chiếm dụng vốn) khi việc thanh toỏn UNC phụ thuộc vào thiện chớ trả tiền của người mua.

Sơ đồ 3: Sơ đồ thanh toỏn bằng UNC:

(1) Người bỏn trao hàng húa, dịch vụ cho người mua.

(2) Người mua lập UNC gửi tới ngõn hàng phục vụ mỡnh yờu cầu ngõn hàng trớch tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toỏn của mỡnh trả cho người bỏn.

(3a) Ngõn hàng phục vụ người mua ghi nợ vào tài khoản của người mua.(3b) Ngõn hàng phục vụ người mua lập lệnh chuyển cú gửi cho ngõn hàng phục vụ người bỏn.

(4) Ngõn hàng phục vụ người bỏn ghi cú cho tài khoản tiền gửi người bỏn.

1.2.3 Thanh toỏn bằng Uỷ nhiệm thu

* Khỏi niệm: UNT là lệnh của đơn vị bỏn lập, nhờ ngõn hàng thu hộ tiền khi đó hoàn thành cung ứng hàng húa và dịch vụ theo hợp đồng.

Sơ đồ 4: Sơ đồ thanh toỏn UNT:

Ngân hàng phục vụ người mua

Ngân hàng phục vụ người bán

Trang 8

(1) Người bán giao hàng cho người mua.

(2) Người bán lập UNT gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu tiền hộ (3) Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển chứng từ cho ngân hàng phục vụ bên mua để ghi nợ trước.

(4a) Ngân hàng phục vụ bên mua ghi nợ vào tài khoản của người mua (4b) Ngân hàng phục vụ người mua lập lệnh chuyển có gửi đi NH thu hộ (5) Ngân hàng phục vụ người bán ghi có cho tài khoản tiền gửi người bán.

* Ưu nhược điểm của hình thức UNT:

- Ưu điểm: UNT có phạm vi TT rộng, nó giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ công cộng giảm thiểu được chi phí đi thu tiền của các đơn vị sử dụng dịch vụ này.

- Nhược điểm: Hình thức thanh toán này không được sử dụng rộng rãi do nhiều lý do: Thủ tục thanh toán phức tạp, việc lưu chuyển chứng từ qua lại mất thời gian, làm cho tốc độ luân chuyển vốn chậm, dễ gây ra việc người mua chiếm dụng vốn của người bán hoặc bên bán có khả năng không thu được tiền của người mua do người mua mất khả năng thanh toán.

1.2.4 Thanh toán bằng thẻ

* Khái niệm: Thẻ thanh toán là một phương tiện TTKDTM dưới hình thức là loại thẻ giao dịch tài chính do ngân hàng phát hành cho khách hàng hay nói cách khác đó là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với mạng máy tính kết nối giữa ngân hàng và các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ, theo đó người sử dụng thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ tại các điểm này.

* Phân loại thẻ (theo nội dung kinh tế ):

- Thẻ tín dụng: là loại thẻ được dùng phổ biến nhất Người sử dụng thẻ được phép sử dụng trong một hạn mức tín dụng tuần hoàn được cấp mà không phải trả lãi để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh chấp nhận loại thẻ này, và chủ thẻ phải thanh toán toàn bộ các khoản dư nợ phát sinh theo quy định.

- Thẻ ghi nợ: là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi, nó cho phép chủ thẻ sử dụng trong hạn mức số dư tài khoản Loại thẻ này khi được thanh toán sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua

Trang 9

mỏy múc và cỏc thiết bị điện tử, đồng thời chuyển ngõn ngay lập tức vào tài khoản của người cung cấp dịch vụ hàng húa Loại thẻ này cũng được sử dụng để rỳt tiền tại cỏc mỏy rỳt tiền tự động.

- Thẻ trả trước: là loại thẻ mà khỏch hàng khụng cần thực hiện cỏc thủ tục phỏt hành thẻ mà họ chỉ cần trả cho NH một số tiền và sẽ được ngõn hàng bỏn cho một tấm thẻ với mệnh giỏ tương đương Loại thẻ này khụng cú tớnh chất tuần hoàn.

* Sơ đồ 5: Sơ đồ quy trỡnh thanh toỏn thẻ như sau:

(1) Người sử dụng thẻ nộp giấy đề nghị phỏt hành thẻ tại NH phỏt hành.(2) Ngõn hàng phỏt hành bỏn thẻ cho chủ sở hữu thẻ (Đối với thẻ ghi nợ sẽ trớch tiền gửi từ tài khoản tiền gửi của khỏch hàng sang tiền gửi đảm bảo TT thẻ ).

(3), (4) Người sử dụng thẻ đi mua hàng, nhận hàng, trao thẻ cho cơ sở chấp nhận thẻ, nếu đủ điều kiện thanh toỏn sẽ nhận lại thẻ cựng với biờn lai thanh toỏn.

(5) Cơ sở chấp nhận thẻ sau khi giao một biờn lai thanh toỏn cho người sử dụng sẽ lập bảng kờ biờn lai thanh toỏn thẻ gửi cho ngõn hàng đại lý thanh toỏn thẻ.

(6a, 6b) Ngõn hàng đại lý thanh toỏn thẻ thanh toỏn cho cơ sở chấp nhận thẻ đồng thời bỏo nợ cho ngõn hàng phỏt hành thẻ.

(7) Ngõn hàng phỏt hành thẻ sau khi nhận giấy bỏo nợ, thanh toỏn thẻ và ghi nợ cho tài khoản tiền gửi của người sử dụng thẻ.

Người sử dụng thẻ

Cơ sở chấp nhận thẻ

(4)

Trang 10

* Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán thẻ:

- Ưu điểm: Thẻ thanh toán cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các chủ thể tham gia thanh toán Nó được coi là nơi có khả năng trữ tiền mặt lớn mà an toàn, hiệu quả Khi khách hàng thanh toán bằng thẻ sẽ tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, đồng thời cũng là cách nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, xây dựng nét văn hóa mới trong chi tiêu Riêng đối với ngân hàng đây là hình thức quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình hiệu quả, nhanh chóng thông qua việc lắp đặt và đưa vào sử dụng các máy ATM.

- Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất đối với khách hàng khi sử dụng hình thức thanh toán bằng thẻ là những rủi ro về kỹ thuật, về thẻ giả, hay do để lộ mã số bí mật cá nhân, chủ thể mất khả năng thanh toán Hiện nay, các loại thẻ băng từ bộc lộ rõ nhất điểm này vì thông tin trên thẻ cố định, không thể tự mã hóa được, khó bảo mật thông tin Đối với ngân hàng để mở rộng thanh toán bằng thẻ cần đầu tư lớn về trang thiết bị nên về mặt tài chính lợi nhuận không cao do mức phí của việc thanh toán thẻ thấp, chi phí khấu hao máy móc lớn, nguồn vốn của nó lại không ổn định

1.2.5 Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)

* Khái niệm: Thanh toán bằng L/C là hình thức mà một ngân hàng mở L/C thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/ Người cung cấp hàng hóa sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi Người xuất khẩu / Người cung cấp hàng hóa xuất trình những chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của Người nhập khẩu.

Sơ đồ 6: Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán thư tín dụng L/C:

(4)

Trang 11

(1) Người mua lập giấy xin mở L/C rồi gửi tới NH của mình để mở L/C (2) Ngân hàng người mua làm thủ tục mở L/C, trích tài khoản tiền gửi của người mua để lưu ký vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán L/C sau đó chuyển chứng từ cho ngân hàng của người bán (ngân hàng chi trả ).

(3) Ngân hàng chi trả xử lý chứng từ sau đó sẽ thông báo cho người bán để làm căn cứ xuất hàng.

(4) Người bán giao hàng cho người mua dựa trên hợp đồng thương mại đã ký kết và L/C đã mở.

(5) Người bán gửi chứng từ TT đến NH phục vụ mình để đề nghị TT (6a) Ngân hàng chi trả ghi có cho tài khoản tiền gửi của người bán (6b) Ngân hàng chi trả phát lệnh chuyển nợ liên hàng về NH phát hành (7) Ngân hàng phát hành ghi nợ vào tài khoản người mua.

* Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán L/C:

- Ưu điểm: L/C là công cụ linh hoạt để thanh toán Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế không những đều được bảo đảm sự an toàn cần thiết khi sử dụng hình thức này (đảm bảo người xuất khẩu phải thực hiện hợp đồng nghiêm túc và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền) mà còn tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế Ngoài ra người xuất khẩu còn có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền chuẩn bị cho việc thực hiện hợp đồng.

- Nhược điểm: Thủ tục mở L/C khá phiền hà, quá trình thanh toán phức tạp, kéo dài, lại phải ký gửi tiền tại ngân hàng làm ứ đọng vốn của người mua Phương thức TT bằng L/C ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hóa, vì vậy đây vẫn chưa phải là hình thức TT an toàn tuyệt đối với người mua Bên cạnh đó người mua cần xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ.

1.3 Khái niệm về mở rộng TTKDTM và các nhân tố ảnh hưởng

1.3.1 Khái niệm về mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt

Mở rộng TTKDTM là việc các ngân hàng tăng cao số lượng và giá trị các giao dịch trong TTKDTM của mình Điều đó cũng có nghĩa là mở rộng phạm vi, đối tượng phục vụ của ngân hàng nhằm đưa tỷ trọng TTKDTM trong tổng thanh toán chung của ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế ngày càng cao.

Trang 12

Việc tăng cường mở rộng TTKDTM của các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau nhưng ngân hàng vẫn luôn phải đảm bảo chất lượng các giao dịch, hạn chế rủi ro cho khách hàng và cho chính bản thân ngân hàng.

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng

1.3.2.1 Môi trường kinh tế - xã hội

Trong nền kinh tế thị trường tự do, mọi sự lựa chọn hình thức thanh toán đều tính đến hiệu quả kinh tế Về mặt này, TTKDTM đã thể hiện được những ưu thế vượt trội của nó so với thanh toán bằng tiền mặt như: tiết kiệm chi phí về thời gian, về bảo quản và lưu trữ tiền mặt, song song đó vẫn đảm bảo được sự an toàn, chính xác mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng Tuy nhiên, để các dịch vụ và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phát triển trong thời gian tới thì vấn đề mà các ngân hàng nói riêng và xã hội nói chung nên quan tâm là giảm chi phí TTKDTM để kích thích nhu cầu thanh toán Nếu các nhà cung ứng dịch vụ cũng sẵn sàng hợp tác với ngân hàng để phương thức thanh toán này được sử dụng rộng rãi thì trong tương lai không xa nước ta sẽ hạn chế được lượng tiền mặt đang luân chuyển trong các giao dịch hiện nay Một nền kinh tế tiên tiến phải là nền kinh tế TTKDTM.

1.3.2.2 Môi trường pháp lý

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và TTKDTM là một loại dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, bởi vậy mà nó chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp của pháp luật Công tác thanh toán phải tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ và quy định đã được đặt ra để đảm bảo an toàn vốn, kịp thời và chính xác cho ngân hàng cũng như khách hàng Việc quản lý tiền mặt trong thanh toán là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến mọi nghành nghề, lĩnh vực kinh tế xã hội, vì vậy một cơ chế quản lý thích ứng với điều kiện kinh tế- xã hội Việt Nam và có tính khả thi cao sẽ là một nền tảng vững chắc để mở rộng và phát triển nhanh phương thức TTKDTM.

Đối với ngân hàng, nếu hệ thống luật pháp chặt chẽ mà thông thoáng sẽ giúp ngân hàng phát triển nhanh hệ thống thanh toán qua ngân hàng và một khi TTKDTM nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, không gây phiền hà cho khách hàng

Trang 13

thì họ sẽ ưa thích sử dụng hình thức thanh toán này Một môi trường pháp lý phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế sẽ thúc đẩy hoạt động TTKDTM phát triển, góp phần đưa nền kinh tế nước nhà hòa nhập cùng nền kinh tế thế giới.

1.3.2.3 Quy mô ngân hàng

Phương thức thanh toán mới đòi hỏi một cơ sở hạ tầng tương ứng với nó để đáp ứng được nhu cầu thanh toán của nền kinh tế Nếu cơ sở hạ tầng và quy mô ngân hàng không tương xứng, việc đưa phương thức TTKDTM vào sử dụng sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thậm chí TTKDTM không thể mở rộng cũng như phát triển Trong những năm qua, các ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp các sản phẩm- dịch vụ để có thể mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc Trong tương lai, nếu các dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng được hoàn chỉnh thì việc TTKDTM sẽ không còn xa lạ với người tiêu dùng nữa.

1.3.2.4 Khoa học kỹ thuật và công nghệ

TTKDTM là một loại hình dịch vụ chất lượng cao, đòi hỏi phải áp dụng các công nghệ tiên tiến với trình độ khoa học công nghệ cao Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, công nghệ ngân hàng đóng vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Nó thúc đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn, giúp tiết kiệm thời gian thanh toán, mang lại độ chính xác và an toàn cao Nền tảng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo bộ mặt mới cho phương thức TTKDTM, hoạt động thanh toán đang dần được cải tiến và hoàn thiện Tuy nhiên, cơ sở vật chất của các NHTM ở Việt Nam còn thiếu đồng bộ và vẫn chưa có hệ thống kỹ thuật thống nhất từ hội sở chính đến các chi nhánh Mỗi ngân hàng ứng dụng mỗi loại phần mềm thanh toán khác nhau, dẫn đến việc khó khăn khi các ngân hàng liên kết với nhau để cùng phát triển dịch vụ mới, gây nên sự lãng phí đối với nền kinh tế và khó khăn lớn trong sử dụng thẻ của khách hàng.

1.3.2.5 Nhân tố con người

Yếu tố con người ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống Trong hoạt động ngân hàng thì con người vừa là chủ thể cung cấp, vừa là người sử dụng dịch vụ Đứng về phía ngân hàng thì đội ngũ nhân viên có vai trò trực tiếp thu hút khách

Trang 14

hàng tham gia vào quá trình thanh toán qua ngân hàng, họ là cầu nối giữa các bên tham gia thanh toán Đối với khách hàng, thì yếu tố tâm lý trong việc sử dụng phương thức thanh toán mới này đóng vai trò vô cùng quan trọng Phần lớn người dân hiện nay vẫn ưa dùng tiền mặt, thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào ý thức mỗi người dân bao đời nay; sự hiểu biết về các phương thức không dùng tiền mặt còn hạn chế nên làm hạn chế sự phát triển các phương thức thanh toán tiên tiến, đặc biệt là thanh toán thẻ.

Trang 15

Chương 2: THỰC TRẠNG TTKDTM TẠI SGD1- NHCTVN2.1 Khái quát tình hình họat động kinh doanh của SGD1- NHCTVN

2.1.1 Sự hình thành và bộ máy tổ chức, cơ cấu

Thực hiện nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của HĐBT về việc hình thành Ngân hàng cấp 2, ngày 1/7/1988 NHCT Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở vụ tín dụng công nghiệp và vụ tín dụng công nghiệp của NHNNTW.

Cũng trong năm 1988, theo quyết định số 198/NH- TCCB, chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội được thành lập Ngày 24/3/1993, Tổng Giám Đốc NHCT Việt Nam ra quyết định số 93/NHCT- TCCB chuyển Hội sở chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội thành Hội sở chính NHCTVN Ngày 30/3/1995, Sở giao dịch NHCT VN được thành lập theo quyết định số 83/NHCT – QĐ CTHĐQT.

Ngày 30/12/1998 Chủ tịch HĐQT NHCT VN ký quyết định số HĐQT-NHCT1 sắp xếp tổ chức hoạt động SGD1- NHCT VN theo điều lệ tổ chức và hoạt động NHCT VN Ngày 20/10/2003 Chủ tịch HĐQT- NHCT VN ban hành quyết định 153/QĐ- HĐQT về mô hình tổ chức mới của SGD1 theo Dự án hiện đại hóa Ngân hàng và Công nghệ thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

134/QĐ-Với phương châm: “Nâng giá trị cuộc sống”, bằng việc duy trì, thúc đẩy

giáo dục, đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, cải tiến và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tất cả các nhân viên của SGD1- NHCTVN đã và đang nỗ lực xây dựng NHCT nói chung và SGD1 nói riêng trở thành ngân hàng hiện đại để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ mang tính hội nhập và cạnh tranh, quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững, đồng thời thực chi chính sách tiền tệ, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế của đất nước SGD1-NHCTVN có thực hiện các nghiệp vụ của mình với các hoạt động chính là:

- Nhận tiền gửi tiểt kiệm, tiền gửi thanh toán

- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kì phiếu, trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ hoạt động kinh doanh.

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.- Chiết khấu các loại giấy tờ có giá.

Trang 16

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và các dịch vụ NH khác.- Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt, ấn chỉ quan trọng.- Thực hiện các dịch vụ tư vấn, quản lý tiền tệ theo yêu cầu của khách hàng.- Thực hiện một số nghiệp vụ khác do NHCT VN giao

2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức

Sở giao dịch 1- NHCT VN có trụ sở chính tại số 10 Lê Lai- quận Hoàn

Kiếm- Hà Nội Để phù hợp với việc hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, sử

dụng vốn bảo toàn, phát triển nguồn vốn và các nguồn lực của NHCT VN nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế của xã hội; Căn cứ vào quyết định số 359/QĐ- HĐQT- NHCT1 ngày 23/11/2005 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCT VN về

quy chế tổ chức họat động và chức năng của SGD1- NHCT VN, cơ cấu bộ máy tổ

chức của SGD1- NHCT VN gồm có:

- Phòng khách hàng 1&2: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách

hàng là doanh nghiệp lớn để khai thác nguồn vốn VNĐ và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và xử lý giao dịch.

- Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

các khách hàng cá nhân để khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Phòng quản lý rủi ro: Là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền

vay theo quy định của Nhà nước, nó có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác quản lý rủi ro, quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro.

- Phòng kế toán giao dịch1&2: thực hiện các giao dịch và tư vấn trực tiếp

với khách hàng Đồng thời giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại Sở theo đúng quy định.

- Phòng thanh toán Xuất nhập khẩu: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện

nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Sở theo quy định của NHCTVN.

- Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản

lý quỹ theo tiền mặt; ứng và thu tiền cho các quỹ tài khoản, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy; Thu chi tiền mặt cho các Doanh nghiệp thu chi tiền mặt lớn.

Trang 17

- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng có nghiệp vụ thực hiện công tác tổ

chức cán bộ đào tạo tại Sở; Thực hiện việc quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Sở; Thực hiện công tác bảo vệ và an ninh cho toàn Sở.

- Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống

thông tin điện toán tại Sở Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Sở.

- Phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc dự kiến kế hoạch

kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện các hoạt động hằng năm của Sở.

- Phòng thẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp tổ chức thực hiện việc thanh toán

và phát hành thẻ theo đúng quy định của NHCT VN, đảm bảo an toàn hiệu quả phục vụ khách hàng nhanh chóng kịp thời văn minh; Đồng thời tham mưu cho Ban Giám đốc nghiên cứu phát triển các loại thẻ do NHCT VN phát hành.

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGD1- NHCTVN

Năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung và đặc biệt là ngành ngân hàng Các tổ chức, cá nhân cần mở rộng sản xuất có nhu cầu về vốn liên tục gia tăng, các hoạt động thanh toán qua ngân hàng ngày càng phát triển Bởi vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của SGD1- NHCTVN đạt được những thành tích đáng kể.

So sánh 2007 / 2006

Số tiềnTỷ lệ %

Số tiền Tỷ lệ %Tổng thu1.055.7801.456.1191.539.224400.33937,9%83.105 5,7%Tồng chi 708.2741.113.0341.207.725404.31057,1%94.691 8,5%Lợi nhuận 347.056 343.054 331.498 -4.002-1,15%-11.556-3,37%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Sở Giao Dịch 1

Trang 18

Qua bảng kết quả tài chính trên ta thấy năm 2005 tổng thu đạt 1.055.780 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 1.456.119 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 37,9%, tăng 400.339 triệu đồng so với năm 2005 Con số này cho thấy năm 2006 hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển mạnh mẽ, vượt bậc so với năm 2005 Năm 2006 là năm hoạt động của Sở đạt nhiều dấu hiệu khả quan Đây thực sự là cố gắng lớn của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay.

Năm 2006, tổng thu của SGD1- NHCTVN tăng nhưng tổng chi cũng tăng lên 1.113.034 triệu đồng, tăng 404.310 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 57,1% so với năm 2005 Do vậy lợi nhuận năm 2006 chỉ đạt 343.054 triệu đồng, giảm 4.002 triệu đồng so với năm 2005

Tiếp tục đến năm 2007 tổng thu của ngân hàng là 1.539.224 triệu, tăng 83.105 triệu, tỉ lệ tăng trưởng đạt 5,7% so với năm 2006 Tuy nhiên các khoản chi phí cho họat động của ngân hàng vẫn tiếp tục gia tăng: Tổng chi năm 2007 là 1.207.723 triệu đồng, tăng 94.691 triệu (tốc độ tăng trưởng là 8,5%) so với năm 2006 Lợi nhuận năm 2007 đạt được là 331.498 triệu đồng, giảm 11.556 triệu đồng tương ứng giảm 3,37% so với năm 2006.

Nếu so sánh tốc độ tăng trưởng của tổng thu và tổng chi của các năm ta sẽ nhận thấy là: Năm 2006 tốc độ tăng của tổng chi là 57,1% cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng thu gần 20% (tốc độ tăng của tổng thu là 37,9%) Tương tự năm 2007, so sánh tốc độ tăng của tổng thu là 5,7% và tốc độ tăng tổng chi là 8,5% thì nó tăng ít hơn khoảng 2,8% Điều đó cho thấy tốc độ tăng của tổng chi cao hơn tổng thu, đây là xu hướng tăng không tốt, nó khiến lợi nhuận hằng năm của ngân hàng có xu hướng giảm đi dù doanh thu của nó vẫn đạt doanh số rất cao và liên tục tăng Nguyên nhân tổng chi tăng có thể là do các chỉ số tiêu dùng tăng cao, lạm phát gia tăng trong những năm gần đây và một số nguyên nhân khác

Trang 19

Số tiền Tỷ trọng %

Số tiền

Tỷ trọng %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Phân loại theo đối tượng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD1- NHCTVN

Nghiên cứu bảng trên cho thấy năm 2005, tổng nguồn vốn của SGD1-

NHCTVN đạt 16.071 tỷ đồng, năm 2006 đạt 17.448 tỷ, tăng 1.377 tỷ ( tăng 8,6%) so với năm 2005 Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động được là 16.718 tỷ, giảm 730 tỷ so với năm 2006, tốc độ phát triển nguồn vốn giảm 4 % so với năm 2006.

Năm 2007 nguồn vốn tiền gửi của Doanh nghiệp là 12.735 tỷ đồng chiếm 72,6% tổng vốn, tăng 2876 tỷ ( tăng 29%) so với năm 2006 Vốn tiền gửi tài khỏan năm 2007 đạt 3.144 tỷ, chiếm 18,8% nguồn vốn, giảm 7% (giảm 226 tỷ) so với năm 2006 Vèn chứng từ có giá là 268 tỷ đồng chỉ chiếm 1,6 % tổng nguồn vốn, giảm 352 tỷ đồng (giảm gần 57%) so với năm 2006 Các loại tiền gửi khác đạt 571 tỷ, chiếm 3,4% tổng nguồn vốn, giảm 84%, tức gần 3028 tỷ đồng so với năm 2006.

* Cơ cấu nguồn vốn phân loại theo loại tiền năm 2007 như sau: Tiền gửi là VNĐ đạt 14.270 tỷ đồng (chiếm 85,4%), giảm 4,6% so với năm 2006 Tiền gửi là ngoại tệ đạt 2.48 tỷ đồng, chiếm 14,6% tæng vèn, giảm 1,9% so với năm 2006.

* Ph©n lo¹i theo thêi gian: tiền gửi có kỳ hạn là 130.37 tỷ (chiếm 78% tổng nguồn vốn), giảm 1042 tỷ đồng tức giảm 7% so với cùng kỳ năm 2006 Tiền gửi

Ngày đăng: 27/11/2012, 15:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Sơ đồ thanh toán séc chuyển khoản : - Một số giải pháp góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN
Sơ đồ 1 Sơ đồ thanh toán séc chuyển khoản : (Trang 4)
Sơ đồ 2 : Sơ đồ thanh toán séc bảo chi : - Một số giải pháp góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN
Sơ đồ 2 Sơ đồ thanh toán séc bảo chi : (Trang 5)
Sơ đồ 3: Sơ đồ thanh toán bằng UNC: - Một số giải pháp góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN
Sơ đồ 3 Sơ đồ thanh toán bằng UNC: (Trang 7)
* Sơ đồ 5: Sơ đồ quy trình thanh toán thẻ như sau: - Một số giải pháp góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN
Sơ đồ 5 Sơ đồ quy trình thanh toán thẻ như sau: (Trang 9)
Bảng 2.1: Kết quả tài chính - Một số giải pháp góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN
Bảng 2.1 Kết quả tài chính (Trang 17)
Bảng 2.3: Hoạt động sử dụng vốn - Một số giải pháp góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN
Bảng 2.3 Hoạt động sử dụng vốn (Trang 20)
Bảng 2.5: Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN - Một số giải pháp góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN
Bảng 2.5 Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại SGD1- NHCTVN (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w