Ảnh hưở ủa văn minh ấn độ ng và vai trò c đối với sự phát triển của văn minh phương đông

25 4 0
Ảnh hưở ủa văn minh ấn độ ng và vai trò c đối với sự phát triển của văn minh phương đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - - BÀI THI GIỮA KỲ Ảnh hưởng và vai trò của văn minh Ấn Độ đối với sự phát triển của văn minh phương Đông Giảng viên: TS Lý Tường Vân Họ và tên nhóm sinh viên thực hiện: Đinh Thị Vân (trưởng nhóm): 21030784 Đặng Thị Kim Anh: 21030719 Đặng Thị Tú Anh: 21030110 Lê Uyên Nhi: 21030760 Nguyễn Thị Bích Ngọc: 21030757 Hà Nội năm 2022 1 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Mục lục Phần 1: Mở đầu 3 Chương 1: Đặc điểm nổi bật của nền văn minh phương Đông và nền văn minh Ấn Độ 3 1.1 Đặc điểm nổi bật của nền văn minh phương Đông 3 1.2 Đặc điểm nổi bật của nền văn minh Ấn Độ 5 Chương 2: Lý giải việc Ấn Độ muốn đưa nền văn minh ra bên ngoài và việc văn minh phương Đông lại tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ 6 2.1 Lý giải việc Ấn Độ muốn đưa nền văn minh ra bên ngoài 6 2.2 Lý giải việc văn minh phương Đông tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ 7 Phần 2: Nội dung 9 Chương 1: Ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ đối với sự phát triển của văn minh phương Đông 9 1.1 Chữ viết 9 1.2 Văn học 10 1.3 Nghệ thuật 11 1.4 Khoa học tự nhiên 12 1.5 Tôn giáo 14 1.6 Về triết học 19 Chương 2: Vai trò của nền văn minh Ấn Độ đối với sự phát triển của văn minh phương Đông 20 Phần 3: Kết luận 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 2 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Phần 1: Mở đầu Chương 1: Đặc điểm nổi bật của nền văn minh phương Đông và nền văn minh Ấn Độ 1.1 Đặc điểm nổi bật của nền văn minh phương Đông 1.1.1 Văn minh phương Đông - văn minh sông nước Các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa có một đặc điểm chung là đều hình thành trên lưu vực của các con sông lớn như: sông Nile (Ai Cập); sông Tigris và sông Euphrates(Lưỡng Hà); sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) (Ấn Độ), sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (Trung Hoa) Ngoài ra, nền văn minh sông Hồng của Việt Nam ở thời cổ đại cũng được hình thành trên lưu vực sông Hồng và sông Mã Như vậy, những trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại, mặc dù thời gian xuất hiện có khác nhau nhưng cùng có chung đặc điểm vô cùng quan trọng, đó là hình thành trên lưu vực các con sông lớn Có thể nói, các con sông đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo ở các nền văn minh Phương Đông Có lẽ vì thế, nên có ý kiến cho rằng Văn minh Phương Đông là văn minh sông nước 1.1.2 Văn minh phương Đông - văn minh nông nghiệp Các nền văn minh Phương Đông cổ đại đều hình thành trên các đồng bằng phù sa, đất đai màu mỡ, mềm, mịn, tơi xốp nên cư dân Phương Đông có thể tiến hành canh tác sớm, dù chỉ bằng những công cụ lao động thô sơ nhất Nghề nông xuất hiện và nhanh chóng trở thành ngành kinh tế chủ đạo, tạo ra những tiền đề cho sự xuất hiện nhà nước, sớm bước vào xã hội văn minh Các nền văn minh 3 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Phương Đông gắn liền với nền kinh tế thủy nông, nên cũng có ý kiến cho rằng, văn minh Phương Đông là văn minh nông nghiệp 1.1.3 Văn minh phương Đông cổ đại mang tính chất khép kín Ở buổi đầu, hầu hết các nền văn minh Phương Đông đều tồn tại một cách biệt lập, khép kín (ngoại trừ nền văn minh Lưỡng Hà) Đặc điểm này được quy định bởi vị trí địa lý và địa hình tự nhiên, tiêu biểu là Ai cập và Ấn Độ Ở Ai Cập, phía bắc và gần hết phía đông được bao bọc bởi Địa Trung Hải và Hồng Hải, phía nam là cao nguyên Nubi với những núi đá lởm chởm, phía tây là sa mạc Libi khô cằn khó vượt qua Còn ở Ấn Độ, phía bắc chắn bởi dãy Himalaya, phía tây, phía nam và phía đông là biển cả mênh mông Sự biệt lập và khép kín đã dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau Một mặt, nó làm cho các quốc gia này tạo ra và giữ được những sắc thái riêng biệt; chế độ chính trị ổn định; tính cố kết cộng đồng, tương thân tương ái Mặt khác, nó cũng làm cho cư dân Phương Đông thời cổ đại ít có cơ hội giao lưu tiếp xúc với bên ngoài; chế độ chuyên chế tồn tại một cách lâu dài, dai dẳng; tín ngưỡng và tôn giáo phát triển mạnh, ảnh hưởng, chi phối nhiều mặt trong đời sống xã hội… 1.1.4 Văn minh phương Đông cổ đại - văn minh đồ đồng Về khoáng sản: ở hầu hết các nền văn minh Phương Đông cổ đại, các mỏ khoáng sản (lộ thiên) rất ít Do vậy, công cụ lao động, vũ khí còn thô sơ lạc hậu, chủ yếu được làm từ gỗ, đá, tiến bộ nhất là bằng đồng (việc chế tạo ra công cụ đồ sắt khá muộn và chưa phổ biến) 1.1.5 Văn minh phương Đông chịu ảnh hưởng của các tín ngưỡng Tôn giáo Nói đến phương Đông, người ta không thể không nhắc đến những nền văn minh như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ả Rập, Trung Hoa, và cũng không thể không nhắc đến Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Hindu giáo và hàng loạt tín ngưỡng bản địa mang màu sắc phương Đông 4 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Trong số các loại tín ngưỡng ở phương Đông, phổ biến nhất là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, ngoài ra còn một loại tín ngưỡng nữa cũng khá phổ biến là tín ngưỡng phồn thực Có thể nhận thấy rằng, không chỉ riêng thời kì cổ đại, mà mãi đến sau này thậm chí cho đến ngày nay, tôn giáo luôn có vai trò nhất định đối với xã hội phương Đông 1.1.6 Phương Đông xuất hiện sự giao thoa giữa các nền văn minh lớn Ngay từ rất sớm, các quốc gia cổ đại phương Đông đã có sự giao lưu với nhau trên nhiều lĩnh vực như kinh tế- văn hóa VD: Phật giáo xuất phát ở Ấn Độ những vẫn có mặt ở Trung Quốc => Nền văn minh phương Đông đã gây ấn tượng và ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia trên thế giới qua các đặc tính nổi bật: Có rất nhiều ý kiến cho rằng, văn minh phương Đông là nền văn minh sông nước, nền văn minh nông nghiệp Ngoài ra, nền văn minh này còn mang tính chất khép kín, được gọi là nền văn minh đồ đồng Đặc biệt, văn minh phương Đông còn chịu ảnh hưởng bởi các tín ngưỡng - tôn giáo, xuất hiện sự giao thoa của các nền văn minh lớn trên thế giới 1.2 Đặc điểm nổi bật của nền văn minh Ấn Độ Văn minh Ấn Độ ra đời và phát triển trước tiên ở đồng bằng Ấn – Hằng, lưu vực hai sông lớn, là nền văn minh nông nghiệp truyền thống, rất đa dạng tùy theo địa phương, nguồn gốc, tộc người và tôn giáo nhưng vẫn toát lên những nét riêng của người Ấn không lẫn với các quốc gia khác xung quanh Bản sắc Ấn Độ, văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh phát triển sớm nhất ở châu Á, có sự phát triển, ảnh hưởng đến tôn giáo, triết học, khoa học kỹ thuật thế giới và nhất là Đông Nam Á Trong cuốn “Lịch sử văn minh Ấn Độ” Will Durant đã cho rằng Ấn Độ chính là nơi khởi phát của nền văn minh cổ Ấn Độ là một trong những nền văn 5 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com minh cổ nhấ t thế giới Các cuộc phát kiến đã phát hiện ra các chứng tích của buổi đầu văn minh bị chôn vùi dưới đất và trên bờ sông phía Tây Indus, nhiều di tích của một nền văn minh cổ hơn bất kỳ nền văn minh mà nhân loại đã từng biết đến và được tìm thấy Ấn Độ là một nền văn minh độc đáo của nhân loại Ấn Độ được biết đến là cái nôi của tôn giáo lớn trên thế giới như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jain, đạo Sikh Hầu hết, tôn giáo giữ vai trò trung tâm, có tầm ảnh hưởng rộng khắp và chi phối mọi mặt đời sống từ văn hóa, chính trị, đời sống của con người nơi đây Chương 2: Lý giải việc Ấn Độ muốn đưa nền văn minh ra bên ngoài và việc văn minh phương Đông lại tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ 2.1 Lý giải việc Ấn Độ muốn đưa nền văn minh ra bên ngoài 2.1.1 Ấn Độ có ý thức về vai trò của các nước lớn từ rất sớm Lịch sử trên thế giới đã cho thấy, giữa các nước lớn luôn có sự tương tác và họ có vai trò chi phối và quyết định đến sự phát triển của tình hình chính trị và trật tự của thế giới Trong mối quan hệ nước nhỏ và nước lớn thì nước lớn giữ vai trò làm chủ và ảnh hưởng chi phối, thông qua những đòn bẩy đa dạng các nước lớn có khả năng ràng buộc, tác động đến việc định hình chính sách và hành vi khiến các nước nhỏ phải quan tâm đến ý kiến và theo lợi ích của họ Trong mối quan hệ lợi ích, các nước lớn thường bỏ qua hoặc xem nhẹ lợi ích của các nước nhỏ, và khi có xung đột, mâu thuẫn các nước lớn chi phối, buộc nước nhỏ theo chính sách, mong muốn của mình bất chấp luật pháp quốc tế Trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các nước lớn, nước lớn sử dụng các tiềm lực tự nhiên, công cụ và nguồn lực đa dạng của mình để khai thác, lôi kéo các nước nhỏ về phía mình bằng việc lợi dụng mâu thuẫn của các nước nhỏ đối với nước lớn đối thủ để từ đó thông qua chính sách chia rẽ, lôi 6 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com kéo, ràng buộc các nước nhỏ về phe mình Ấn Độ có thể đã nhận thấy các nước nhỏ như một “lá bài” để các nước lớn đem ra trao đổi, mua bán đổi lấy lợi ích và quyền lợi cho mình 2.1.2 Chủ động đưa văn hóa, văn minh của đất nước ra bên ngoài Đối với khu vực phương Đông nói chung và Đông Nam Á nói riêng, ngay từ khi bắt đầu từ đầu Công Nguyên, từ cái nền chung là cơ tầng văn hóa bản địa, thì những cư dân ở đây đã bắt đầu gặp làn sóng văn hóa Ấn Độ đến các khu vực này theo chân các thương gia và những nhà truyền đạo một cách hòa bình Quá trình tiếp nhận văn hóa Ấn Độ của khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con người khác nhau, chủ yếu do người Ấn Độ chủ động truyền bá ra bên ngoài Trước hết, có lẽ ở một số thương nhân Ấn Độ đã đến khu vực này và hoạt động làm cho nền kinh tế và việc trao đổi sản phẩm ở các khu vực này phát triển, đồng thời văn hóa Ấn Độ cũng theo đó mà truyền vào Thứ hai, một số nhà truyền đạo cũng theo các thuyền buồm đến Đông Nam Á, đồng thời một số thương nhân ở Việt Nam cũng sang Ấn Độ để giao lưu nhờ đó tiếp thu được nền văn hóa Ấn Độ Ngoài ra, nhiều bộ tộc ở Đông Nam Á còn tiếp nhận cách thức tổ chức xã hội và chính quyền của Ấn Độ để thành lập nên các quốc gia riêng, tuy nhiên để tổ chức một nhà nước vương quyền theo Ấn Độ thì không thể tách tôn giáo Qua đó, khi tạo dựng một quốc gia thì các cư dân Đông Nam Á đã tiếp nhận cả chữ viết 2.2 Lý giải việc văn minh phương Đông tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ Nền văn minh phương Đông tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ vì: Đầu tiên, giữa Ấn Độ và phương Đông đặc biệt là Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng với nhau tạo điều kiện tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ 7 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com - Về vị trí địa lý: Đông Nam Á nằm giữa trục giao lưu Đông - Tây và Nam – Bắc, từ rất sớm đã trở thành con đường giao thương trên biển nối thông thế giới Đông – Tây, giữa Trung Hoa với Ấn Độ, Ấn Độ và thế giới phương Tây và trở thành ngã tư của các nền văn minh Nổi lên trong đó là mối quan hệ giao thương, buôn bán với những thuyền buôn đến từ Ấn Độ Chính từ con đường giao lưu, buôn bán này đã là tiền đề, cơ sở để các cư dân Đông Nam Á tiếp thu, học hỏi ở nền văn hóa lớn của thế giới cổ đại lúc bấy giờ - Giao thông đường thủy: Khu vực Đông Nam Á nói chung và đặc biệt là bán đảo Đông Dương và các đảo trong vùng, đều chịu ảnh hưởng của gió mùa Những luồng gió theo mùa và định hướng đã tạo điều kiện cho con người có thể vượt biển bằng các phương tiện thô sơ, thuyền buồm, tạo điều kiện cho hoạt động hàng hải, trao đổi - Tộc người: Những tộc người ở Đông Ấn có quan hệ mật thiết với một số tộc người Đông Nam Á tiền sử đã tạo nên sự gần gũi trong phong tục, tập quán giữa hai khu vực Chính bởi có nhiều những nét tương đồng mà các nhà du thám, những nhà buôn, những nhà truyền giáo và cả những đội quân xâm lược thực dân của phương Tây đều coi Đông Nam Á là vùng Đông Ấn hay ngoại Ấn Độ và trong suốt một thời gian dài các nhà khoa học đã gọi các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á là các quốc gia "Ấn Độ hóa" - Trên nền chung của nông nghiệp lúa nước đã tạo nên sự gần gũi trong phong tục, tập quán, yêu cầu hợp quần đề xử lý nước mà trồng lúa, trị thủy – thủy lợi Đối với Ấn Độ, ngay từ thời kỳ này đã có sự giao lưu với khu vực Đông Nam Á Những điểm tương đồng về khí hậu, gần gũi về địa lý tộc người, là cơ sở ban đầu cho điều đó 8 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com - Hoạt động kinh tế: Cư dân phương Đông bao gồm cả Ấn Độ họ có chung một nền tảng văn hóa, lấy sản xuất nông nghiệp làm phương thức hoạt động kinh tế chính Ngoài ra, lý giải về điều này có thể nhận định rằng, nền văn minh nào phát triển và rực rỡ hơn sẽ được các quốc gia trên thế giới tiếp nhận Tiêu biểu như đối với Ấn Độ một quốc gia có nền văn minh vô cùng phát triển và rực rỡ ở tất cả các mặt như chữ viết, văn học, tôn giáo, nghệ thuật đồng thời cùng với sự chủ động đưa nền văn minh của mình ra bên ngoài thì Ấn Độ đã nhận được sự tiếp thu mạnh mẽ của văn minh phương đông, các quốc gia khu vực Phương Đông và đặc biệt là Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc và tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ nhưng không vì thế mà biến các vùng này thành khu vực “Ấn Độ hóa” mà nó đã “ lựa chọn những gì thích hợp trong thế giới Đraviđa, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình, chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ với họ” Điều này được thể hiện trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như, trong sự khác biệt giữa sử thi Ramayana của Ấn Độ với Riêmkê của Campuchia với Rama Khiên của Thái Lan Phần 2: Nội dung Chương 1: Ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ đối với sự phát triển của văn minh phương Đông 1.1 Chữ viết Ấn Độ là nơi xuất hiện chữ viết sớm nhất trên thế giới Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ xuất hiện từ thời văn hóa Harappa, được tìm thấy trên các con dấu cổ, là một loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm và ghi vần Chức năng của các con dấu là đóng trên hàng hóa để phân loại hàng hóa Đến khoảng thế kỷ thứ V TCN, xuất hiện loại chữ Kharosthi, phỏng theo chữ viết vùng Lưỡng Hà Sau đó xuất hiện chữ Brahmi Trên cơ sở chữ Brahmi, họ đặt ra chữ Đêvanagari có cách viết đơn giản và thuận tiện hơn Đó là thứ chữ 9 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com mới để viết tiếng Sanskrit (tiếng Phạn) hiện nay vẫn được dùng tại Ấn Độ và Nepal Đây cũng là cơ sở cho nhiều loại chữ viết tại phương Đông Từ thế kỷ I đến thế kỷ X, Các quốc gia cổ đại Đông Nam Á chưa có chữ viết nên họ đã vay mượn trực tiếp chữ viết của Ấn Độ và dựa trên những mẫu chữ đó để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình 1.2 Văn học Khi Hindu giáo, Hồi giáo và Phật giáo du nhập phổ biến ở các quốc gia phương Đông cổ đại chưa có chữ viết nên chữ viết Ấn Độ không những là ngôn ngữ trong truyền giáo mà còn đóng vai trò ngôn ngữ văn học ở các quốc gia này Ví dụ như văn học thế kỷ VII – XIII ở Malaysia – Indonesia đã lấy Sanskrit làm ngôn ngữ thơ ca Bên cạnh đó, Ấn Độ là nước có nền văn học rất phát triển, gồm có 2 thành tựu rực rỡ nhất là: Vê đa và Sử thi Ở quần đảo Indonesia, Malaysia văn học cổ đại Ấn Độ đã du nhập vào đây từ rất sớm, các tác phẩm sử thi Ramayana, Mahabharata rất thịnh hành và ngày càng lan rộng khắp quân đảo suốt thời kỳ cổ trung đại thông qua loại hình rối bóng Wayang Nếu như sử thi Mahabharata vĩ đại với dung lượng vô cùng đồ sộ đến với văn học các nước phương Đông bằng những trích đoạn, hoặc từng phần, thì sử thi Ramayana với dung lượng ngắn hơn lại phổ biến rất rộng rãi Ramayana mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á Tiêu biểu là Riêmkê ở Campuchia, Ramayana là một bộ sử thi thần linh hóa các nhân vật nhưng ở Riêmkê các nhân vật có nguồn gốc thần linh lại gần gũi với cuộc sống bình thường bởi sự: ghen tuông, mù quáng, cố chấp… và có một kết cục bi thảm để răn đe những người xem, người đọc Tác phẩm thứ hai là Riêmkhiêm ở Thái Lan Kinh đô của Thái Lan mang tên là Ayutthaya, nghĩa là “kinh đô của Rama”, trong suốt bốn thế kỷ (XIV – XVIII) Các vị vua Thái Lan thời kỳ Rattanakosin (từ năm 1782 đến nay) trở đi đều lấy hiệu là Rama Truyện 10 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com thơ Riêmkhiem vẫn giữ đầy đủ khung sườn của Ramayana, lưu lại hệ thống nhân vật và các mắc xích quan trọng như: cuộc lưu đày vào rừng, giết quỷ cứu người đẹp, thử lửa… Tuy nhiên, tác phẩm đã có những thay đổi cơ bản như cốt truyện dần có sự chuyển hoá về ý thức tôn giáo, các tư tưởng Bà la môn dần thay thế bằng tư tưởng Phật giáo và sử dụng các thể thơ dân tộc và sáng tác gắn liền với biểu diễn Ở Myanmar, Lào cũng chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ, song tiểu khu vực này tiếp nhận muộn hơn và nhiều khi tiếp nhận thông qua một quốc gia khác, chẳng hạn như văn học Lào chịu ảnh hưởng Ấn Độ thường được thông qua Thái Lan hoặc Khmer Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn “Năm phương pháp” chứa đựng rất nhiều tư tưởng và được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á- Âu Từ nền văn minh Ấn Độ, văn minh các nước phương Đông có thêm luồng gió mới mang đến phong cách sử thi, anh hùng qua hình thức truyền miệng Những tác phẩm văn học cổ đại Ấn Độ khi vào các nước phương Đông đã được tái sinh mang đậm những bản sắc riêng của mỗi vùng miền 1.3 Nghệ thuật Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển vô cùng rực rỡ Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều một tôn giáo nhất định Có thể chia ra làm 3 dòng nghệ thuật chính là: Hinđu giáo, Phật giáo và Hồi giáo Những công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ, cụ thể là những kiến trúc về tôn giáo đều có những mô típ nhất định như: Kiến trúc Hindu: nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, bên ngoài được trang trí bằng các phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau (gồm có các cụm đền tháp Khajuraho) 11 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Kiến trúc Phật giáo: có hình dạng tháp, mái vòm tròn, chiếc bát úp (trụ đá Asoka, chùa hang Ajanta, chùa hang Enlôra, chùa Tanjo) Kiến trúc Hồi giáo: mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng (tháp Mina, lăng Taj Mahal) Các nước phương Đông đã tiếp thu một cách đầy sáng tạo các cốt cách đề tài, các phong cách nghệ thuật Ấn Độ và nhào luyện cùng với vốn văn hóa của mình rồi tạo nên những công trình kiến trúc đồ sộ như: tháp Chàm, thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam, Ăngcovat và Ăngcothom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào Điêu khắc: Nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ chủ yếu khắc họa các nội dung tôn giáo, song vẫn thể hiện tính hiện thực rõ nét Các bức tượng Phật, tượng thần của đạo Hinđu nhiều mắt, nhiều đầu, nhiều tay đã trở thành vật được tôn thờ không chỉ ở Ấn Độ mà còn của rất nhiều nước phương Đông hiện nay như: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia và cả ở Việt Nam 1.4 Khoa học tự nhiên Khoa học tự nhiên của Ấn Độ đạt được rất nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực Những thành tựu đó không chỉ ảnh hưởng đến văn minh phương Đông mà ảnh hưởng trên toàn thế giới và ngày nay vẫn đang được sử dụng rông rãi Về Thiên văn: người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, mỗi ngày có 30 giờ ( Như vậy năm bình thường có 360 ngày ) Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận Ngoài ra, họ đã biết trái đất, mặt trăng có hình cầu, phân biệt được một số hành tinh và sự vận hành của chúng Sau đó, người Trung Quốc còn chế tạo ra được loại máy quan sát bầu trời nên đã phát hiện ra được các ngôi sao mới và thiết lập hành tinh biểu sớm nhất thế giới Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta sử dụng, phát minh lớn nhất của họ là tìm ra số 0 Tuy 12 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com nhiên người ta thường nhầm lẫn và quen gọi là chữ số Arập bởi người ta tìm thấy chúng đầu tiên ở các tài liệu Arập Thực tế, các con số đó được khắc trên phiến đá của Asoka từ thế kỉ III TCN Ngoài ra, người Ấn Độ cũng đã biết tính diện tích 1 số hình, biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác, tính được Pi = 3,1416 Đây là đóng góp vô cùng to lớn cho sự phát triển của toán học, ngày nay những kiến thức này vẫn đang được áp dụng và phát triển rộng rãi ở các nước trên thế giới, trong đó có Thái Lan, Lào, Campuchia Về vật lý: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử và biết được sự tồn tại của lực hút trái đất Điều đó là tiền đề cho sự phát triển của vật lý hiện đại, giúp các nhà khoa học nghiên cứu thêm được nhiều kiến thức mà hầu hết các quốc gia phương Đông được tiếp thu và sử dụng hiện nay, điển hình là Việt Nam Y học: Ấn Độ cổ đại đã biết dùng tới phẫu thuật, họ để lại hai quyển sách là “Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị liệu” Những kiến thức đó đã được ngành y học hiện nay vận dụng, phát triển cao hơn, hiện đại hơn để chữa bệnh cho con người tại phương Đông cũng như khắp thế giới Như vậy, những thành tựu về khoa học tự nhiên vô cùng rực rỡ và đa dạng trong nhiều lĩnh vực của Ấn Độ đã bước đầu đặt nền móng cho nhiều phát minh về khoa học tự nhiên trên thế giới sau này mà chúng ta vẫn đang được sử dụng =>Tất cả những thành tựu vô cùng rực rỡ của văn minh Ấn Độ về triết họctôn giáo- văn hóa- nghệ thuật- khoa học tự nhiên đã ảnh hưởng không nhỏ vào sự phát triển của nền văn minh phương Đông nói riêng và nền văn minh nhân loại nói chung Phương Đông đã trở thành một khu vực văn hóa, chính trị - xã hội thống nhất với nhiều nét đặc trưng do ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ Chính những ảnh hưởng đó đã là một sợi dây vô hình, nhưng đầy sức mạnh, liên kết các nhà nước, các quốc gia cổ đại ở phương Đông vào một quỹ đạo văn hóa chung, hay một thế giới văn hóa đồng nhất về tôn giáo, chữ viết, tư tưởng, văn học và nghệ thuật, Tuy cùng chịu ảnh hưởng chung của Ấn Độ, nhưng mỗi 13 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com quốc gia cổ đại phương Đông lại tạo ra cho mình một nền văn hóa, một mẫu hình tổ chức chính trị - xã hội riêng rất đặc trưng của mình 1.5 Tôn giáo 1.5.1 Ảnh hưởng của đạo Bà la môn đến Việt Nam Sự ảnh hưởng của đạo Bà la môn đến Việt Nam được thể hiện ở văn hóa Chăm ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng điển hình ở 3 khía cạnh: kiến trúc, điêu khắc, sức mạnh bản địa hóa Kiến trúc: Những đền, tháp Chăm đều có đặc điểm chung là 1 cụm kiến trúc bao gồm một tháp trung tâm hình vuông, mái thon nhọn “tượng trưng cho ngọn núi Mêru - Ấn Độ, trung tâm vũ trụ nơi ngự trị của thánh thần” Xung quanh tháp chính là những tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng cho các lục địa và ngoài cùng là hào rãnh là biểu tượng của đại dương Sơ đồ kiến trúc đó được xây dựng theo kiến trúc của Ấn Độ Tháp còn có một đặc điểm chung là xây bằng gạch, có 4 mặt hình vuông đối xứng nhau Mặt trước hướng về phía đông có cửa ra vào còn 3 mặt còn lại ở 3 hướng (Tây, Nam, Bắc) có 3 cửa giả Tháp Chăm thường có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp Như vậy kĩ thuật xây tháp của người Chăm ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ Điêu khắc: Cùng với kiến trúc, điêu khắc Chămpa cũng thể hiện được vẻ đa dạng, độc đáo Những đề tài điêu khắc Chăm là những tượng thờ Siva, Vishnu, Brahma Ngoài những vị thần trên, vật thờ ở tháp Chăm phổ biến vẫn là cặp LingaYoni Những cảnh chạm khắc, trang trí ở các bệ thờ, điêu khắc Chăm phần lớn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ Như bệ thờ Trà Kiệu chạm khắc 4 cảnh quanh đài thờ kể chuyện trường ca Ramayana (chủ đề lễ cưới công chúa Sita) Bệ thờ Mỹ Sơn E1 diễn tả cảnh sinh hoạt lễ nghi tôn giáo của đạo sĩ Ấn và những cảnh trầm tư, giảng đạo múa hát, luyện thuốc chữa bệnh Điêu khắc 14 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Chăm đã thể hiện nhiều đề tài phong phú, đa dạng, một số tác phẩm trở thành kiệt tác như tượng Vũ nữ Trà Kiệu (Apsara) được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng Chămpa và của cả miền Đông Nam Á” Nghệ thuật: điêu khắc kiến trúc của Chăm tuy có những nét ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ nhưng họ không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn mà luôn cải biên, sáng tạo trên cơ sở văn hóa bản địa Kiến trúc Chăm cũng như vậy, luôn dựa vào motip của người Ấn độ giáo để biến hóa thành cái của riêng mình, Ví dụ như tháp Chăm chỉ xây bằng gạch chứ không xây bằng đá như tháp Ấn Độ Điều đó đã thể hiện được tính bản địa- một cá tính riêng của người Chăm Quan niệm về Đấng tạo hoá, Bàlamôn giáo coi Brahma là vị thần sáng tạo tối cao, toàn trí toàn năng, là nguyên lý cấu tạo và chi phối vũ trụ Trong khi đó, người Chăm Bàlamôn lại cho rằng Đấng tạo hoá là “Mẹ xứ sở” Pô Inư Nưgar 1.5.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với Việt Nam Từ xa xưa, các nhà Ấn Độ đã đến Việt Nam bằng con đường biển vào đầu Công nguyên và thành lập trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) Ngôn ngữ: trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong văn học ta thấy có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo Các từ ngữ như từ bi, giác ngộ, sám hối được người dân Việt quen dùng Đó chính là sự ảnh hưởng, lan rộng, ăn sâu vào tiềm thức của người Việt về Phật giáo Phong tục tập quán: Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều phong tục tập quán của Phật giáo Như tập tục ăn chay, thờ Phật, phóng sinh hay bố thí, tập tục cúng rằm, lễ chùa, Quan niệm ngày sóc vọng là những ngày trưởng tịnh, sám hối, ăn chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa Ảnh hưởng của Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi, đây cũng là sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống của người Việt 15 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Kiến trúc: Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, con người đã đem theo các kiểu kiến trúc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc Ấn Độ Tuy nhiên theo thời gian, tinh thần khai phóng của Phật giáo phối hợp với lối tư duy tổng hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam Chùa tháp ở Việt Nam thường được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa thường ẩn sau lũy tre, gốc đa hay một cảnh trí thiên nhiên đẹp, thanh vắng Về điêu khắc: Tại các viện bảo tàng lớn ở Việt Nam có nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày Đó là niềm tự hào của Việt Nam và cũng là dấu vết chứng minh sự ảnh hưởng của Phật giáo Tiêu biểu như tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, chùa Hạ, 1.5.3 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với Trung Quốc Về mặt triết học, truyền thống triết học Trung Quốc chú trọng luân lý thực tiễn, thường thường đối với việc trị quốc an bang nghiên cứu thảo luận mối quan hệ giữa người và thiên nhiên, xã hội, thiếu đi phần sâu sắc truy tìm căn nguyên bổn thể vũ trụ, nguồn gốc sanh mệnh, chỗ quay về sau khi chết v.v Phật giáo truyền vào Trung Quốc, một mặt làm giàu phương thức tư duy và kho tàng triết học Trung Quốc ; mặt khác thông qua các tư tưởng như thể dụng tương tức, thời gian không gian vô hạn, tâm tánh nhiễm tịnh, kiến tánh thành Phật đã làm rộng lĩnh vực nghiên cứu của nền triết học Trung Quốc, làm lớn chiều sâu tư duy của triết học Trung Quốc, và đẩy mạnh sự phát triển lớn lao của triết học Trung Quốc Về phương diện văn học, các bản Hán dịch truyện ký về cuộc đời Ðức Phật Thích Ca, truyện bổn sanh, ngụ ngôn và các kinh điển đại thừa như “Duy Ma”, “Pháp Hoa”, “Hoa Nghiêm”, “Lăng Nghiêm” với tình tiết phong phú, hình tượng sinh động có giá trị văn học rất cao Các thể loại ngụ ngôn, tiểu thuyết, truyện của kinh Phật đã có tác dụng quan trọng trong việc đẩy mạnh sự phát triển của các loại hình tiểu thuyết, bình thoại, hý kịch, khúc điệu đời sau ; các 16 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com hoạt động hoằng pháp dùng thông tục ngôn ngữ tuyên giảng Phật pháp, cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự ra đời của văn học thuyết xướng như biến văn, bảo quyển, đàn từ, cổ từ ; điển tịch phong phú Tư tưởng sâu sắc của Phật giáo lại cung cấp số lượng lớn nội dung tư tưởng và tình tiết cốt truyện cho việc sáng tác tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Các tác phẩm trường thiên cổ đại nổi tiếng như “Tây du ký”, “Hồng lâu mộng”, “Phong thần diễn nghĩa”, “Kim bình mai”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử”, “Nho lâm ngoại sử” là những tác phẩm tiêu biểu ảnh hưởng nhiều phương diện của Phật giáo Thanh minh học Ấn Ðộ theo Phật giáo truyền vào Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự sáng tạo 4 thanh của âm vận học và luật thơ, từ đó đẩy mạnh sự khai sáng thể loại mới từ đời Ðường trở về sau Đồng thời tư tưởng Phật giáo phong phú, nhất là tư tưởng Bát nhã duyên khởi tánh không và tư tưởng thiền tông không trệ vào một vật nào, cũng tăng thêm những nội dung mới, ý cảnh mới cho thi ca Trung Quốc Về phương diện dân tộc, theo sự lưu truyền của Phật giáo tại Trung Quốc, một vài ngày lễ truyền thống của Phật giáo dần dần trở thành ngày lễ của dân gian, như mùng 8 tháng chạp âm lịch, vốn là ngày kỷ niệm Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, sau thời kỳ Nam Bắc triều, kết hợp với ngày lễ tháng chạp vốn có mặt lâu đời tại Trung Quốc, đó là nguồn gốc của ngày lễ mùng tám tháng chạp ăn cháo Hơn nữa, để kỷ niệm Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, ngày 15 tháng 4 dương lịch, dân tộc Tây Tạng đều cử hành “lễ Tát Ca Đạt Ngõa” Về phương diện nghệ thuật, từ thời Hán Ngụy, do tiếp thu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, các lãnh vực nghệ thuật của Trung Quốc như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc đều tăng thêm hình thức và nội dung mới, trong kho tàng nghệ thuật dân tộc tăng thêm rất nhiều trân bảo quý hiếm vô giá Chùa Bạch Mã là ngôi chùa Phật khởi nguyên tại Trung Quốc, trải qua lịch sử diễn biến, chùa Phật Trung Quốc cách kiến trúc chủ yếu đã hình thành 2 loại là tháp và chùa thạch quật Ðặc điểm của tháp là tự viện và tháp kết hợp hài hòa với nhau, hoặc là xây tháp trong chùa, hoặc là xây tháp ngoài chùa, phần đông 17 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com các tự viện phân bố khắp các miền Trung Quốc đều thuộc về loại này Chùa lấy Ðại hùng bảo điện làm chủ thể, phần đông xây bằng gỗ, gỗ và nghệ thuật kiến trúc vốn có liên kết với nhau, hình thành nên phong cách mới, từ đó ngành kiến trúc phô bày sắc thái đặc thù mới lạ ; tháp kết hợp nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thành một thể, hình thức đa dạng, cách tạo hình mỹ quan Thạch quật tự được đào dựa theo thế núi, bên trong điêu khắc hình tượng Phật, vẽ bích họa, nổi tiếng là các thạch quật Ðôn Hoàng, thạch quật Vân Phong, thạch quật Long Môn 1.5.4 Ảnh hưởng của đạo Hinđu với Đông Nam Á Đạo Hinđu hình thành ở Ấn Độ khoảng 800 năm trước công nguyên rồi du nhập vào các quốc gia phương Đông, điển hình là Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu công nguyên theo 2 con đường: đường thủy và đường bộ Sự ảnh hưởng của Hindu giáo đến các quốc gia Đông Nam Á qua các mặt: Kiến trúc, điêu khắc: Theo Pắcmăngiơ, kiểu kiến trúc Hindu được chia làm hai loại là kiểu đền thờ ở Nam Ấn (tháp có cấu trúc hình vuông hay hình chữ nhật, được xây dựng từ đá nguyên khối) và kiểu đền thờ Hindu ở Bắc Ấn (gồm cả tháp chính và thápphụ, các tháp đều có hình múi khế) Ở Đông Nam Á có sự xuất hiện của cả 2 kiểu kiến trúc trên nhưng nhiều hơn cả là kiểu kiến trúc có cấu trúc hình vuông hay hình chữ nhật Công trình kiến trúc Hindu tiêu biểu ở Đông Nam Á tiêu biểu là tháp Chàmở Viêt Nam, Ăngco Vát ở Campuchia Chính trị: Dấu ấn của Ấn Độ giáo trong chính trị thể hiện ở chỗ tăng cường tính thần quyền của vua: đồng nhất vua-thần Các vị vua lên khi lên ngôi sẽ được giáo sĩ Balamon chúc tụng niệm, đồng nhất vua với thần Ở Myanmar, vua được đồng nhất với Thagymin-Indra Ở Campuchia, vua-Shiva (sau đó là Vishnu, Lokesvar) Những người dân theo đạo Hindu ở Đông Nam Á coi vua là trung tâm và các nơi xung quanh phải thần phục, tôn sung vua 18 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Xã hội: Hindu giáo từ khi du nhậ p vào mộ t số quốc gia Đông Nam Á đã thúc đẩy quá trình phân hoá xã hội, được những tầng lớp trên tiếp nhận để phục vụ cho việc thiết lập và củng cố vương quyền Văn hoá, tín ngưỡng: lễ hội của những cư dân Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ đạo Hindu Có thể kể đến như lễ hội Diwali (lễ hội ánh sáng), một lễ hội quan trọng của Hindu giáo được tổ chức từ ngày 14-16 tháng Thadingyut ở Myanmar Vê hình thức tín ngưỡng, vì tin vào thuyết luân hồi của Ấn Độ giáo nên mỗi gia đình cư dân Hindu giáo thường có chỗ thờ cúng tổ tiên và thần linh ở cạnhnhà Ở đền Hindu, cư dân Đông Nam Á thờ 3 vị thần chính là Brahma - thần sáng tạo, Vishnu thần bảo vệ, Shiva - thần hủy diệt cùng với những thần tự nhiên khác =>Tuy được truyền bá sớm vào Đông Nam Á nhưng đạo Hindu không có phạm vi truyền bá rộng khắp Đông Nam Á như đạo Phật mà chỉ ở một số quốc gia cổ đại như: Chăm pa, Phù Nam, Indonexia 1.6 Về triết học ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của văn minh phương Đông Điều đó được thể hiện rất rõ trong kinh Veda, Upanishad Kinh Vêđa là các bài ca và các bài cầu nguyện phản ánh bối cảnh xã hội Ấn Độ thời kì tan rã của chế độ công xã thị tộc, hình thành một xã hội có giai cấp và nhà nước; cuộc sống của nhân dân Ấn Độ tại thời điểm đó; chế độ đẳng cấp, việc hành quân hay một số mặt của đời sống xã hội Người dân Việt Nam thường quan niệm “gieo nhân nào gặp quả nấy”, sự sinh “nghiệp” từ những việc làm hàng ngày của bản thân Sự sinh “nghiệp” và chìm vào bể khổ của sự cắn dứt lương tâm, sự lên án của dư luận Con người Việt Nam thường chỉ nhau rằng những bể khổ không những chịu ở kiếp hiện tại mà theo sự Luân hồi sẽ phải chịu ở những kiếp sau cho đến khi đã tu dưỡng và “trả nghiệp” Cũng giống như con đường đi đến giải thoát được thể hiện trong 19 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com kinh Veda, đặc biệt trong triết lý Upanishad, con người nếu không muốn phải chịu sự luân hồi, muốn thoát khỏi vòng quay “bánh xe luân hồi” thì phải sống sao cho tròn chữ “đạo”, phát huy những bản tính tốt đẹp Như vây, sự tác động của những giáo lý, triết học trong kinh Veda đã làm tác động đến suy nghĩ, lối sống của con người, của người dân Việt Nam Chương 2: Vai trò của nền văn minh Ấn Độ đối với sự phát triển của văn minh phương Đông Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời, là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Nam Á vậy nên văn minh Ấn Độ không những ảnh hưởng trực tiếp mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn minh phương Đông Văn minh Ấn Độ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phân hóa xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại đầu tiên ở Đông Nam Á Nhờ quá trình giao lưu, buôn bán mà thương nhân các quốc gia Đông Nam Á có điều kiện được sang Ấn Độ để học hỏi, tiếp thu những thành tựu của đất nước này cho dân tộc mình; đồng thời thương nhân Ấn Độ cũng sang Đông Nam Á để truyền đạo và lập nghiệp Quá trình đó tạo cơ hội để các quốc gia Đông Nam Á tiếp nhận cách thức tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước Chính vì vậy mà ở giai đoạn này các nhà nước được hình thành ở Đông Nam Á đều mang tính chất vương quyền của Ấn Độ Bên cạnh đó, những yếu tố văn hóa của Ấn Độ cũng để lại những dấu ấn đối với các quốc gia phương Đông Đầu tiên phải nói đến chữ viết, chữ Sanskrit của Ấn Độ đã tạo cơ sở để các nước Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng cho quốc gia của mình Trong văn học, những thành tựu rực rỡ của kinh Vêđa và những tác phẩm sử thi nổi tiếng đậm đà bản sắc dân gian như: Ramayana, Mahabharata, cũng tạo âm hưởng sâu sắc đối với các nước phương Đông đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á Các quốc gia Đông Nam Á khi tiếp thu những tác phẩm đó có sự sáng tạo mang phong cách, nét văn hóa riêng của dân tộc 20 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com mình Có thể nói, những thành tựu của văn minh Ấn Độ góp phần vào quá trình làm phong phú thêm, độc đáo thêm những nét văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á Ngoài ra, những thành tựu trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, thiên văn, y học, của Ấn Độ còn tác động tới Trung Quốc, một số tác phẩm về sử học, y học của Trung Quốc có sự học hỏi, vận dụng và tiếp thu từ Ấn Độ Như vậy, có thể nói văn minh Ấn Độ có vai trò không nhỏ trong quá trình hình thành những nét riêng về văn hóa của các quốc gia phương Đông, đặc biệt là Đông Nam Á và Trung Quốc Văn minh Ấn Độ, đặc biệt là tôn giáo có vai trò lớn đối với sự phát triển của tôn giáo ở các nước phương Đông Nhắc đến Ấn Độ, chúng ta thường biết đây là một trong những cái nôi của một số tôn giáo lớn: Hindu giáo, Phật giáo, Những tôn giáo này đều có tác động trực tiếp đến các quốc gia phương Đông Những thành tựu của tôn giáo Ấn Độ có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tôn giáo ở Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Cụ thể là ở Trung Quốc, Phật Giáo được du nhập từ thời nhà Tần (221 - 226 TCN) và nó trở thành một hệ tư tưởng của quốc gia này Nhiều bản kinh Phật của Ấn Độ khi truyền bá sang Trung Quốc được quốc gia này tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân Còn ở Đông Nam Á, đạo Hindu và đạo Phật được các quốc gia này tiếp nhận và xem đây là những hệ tư tưởng trong quá trình xác lập và xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước, Những nét đặc sắc trong tôn giáo Ấn Độ được các quốc gia này tiếp thu và trên cơ sở đó hình thành những nét đặc sắc riêng trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc mình Không những vậy, Ấn Độ còn được biết đến là đất nước có nền nghệ thuật phát triển rực rỡ, với nhiều thành tựu trong kiến trúc, điêu khắc Các công trình kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ với những nét độc đáo trong kiến trúc Phật giáo, Hindu giáo… được các quốc gia phương Đông học hỏi, áp dụng Điều đó được thể hiện rất rõ khi phần lớn các công trình kiến trúc, điêu khắc ở nhiều nước Đông Nam Á mang đậm dấu ấn Ấn Độ Văn minh Ấn Độ qua đây có góp 21 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com vai trò của mình trong việc làm giàu thêm những nét văn hóa vừa độc đáo, vừa đậm đà bản sắc dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á Văn minh Ấn Độ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của văn minh phương Đông; là một trong những nền văn minh tạo nên cơ sở hình thành, những đặc trưng, những dấu ấn của văn minh phương Đông Đồng thời, góp phần tạo nên ảnh hưởng sâu rộng của văn minh phương Đông đối với thế giới Phần 3: Kết luận Sự hình thành và phát triển của văn minh phương Đông gắn liền với việc tiếp thu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ Những ảnh hưởng này khá toàn diện và sâu sắc cả về triết học, tôn giáo, chữ viết, văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên - Về chữ viết: Sớm đc hình thành, thường dùng lưu trữ thông tin, văn học và lưu chuyển hàng hóa Là cơ sở hình thành nên chữ viết Ấn Độ hiện nay và nhiều nước phương Đông - Khoa học tự nhiên: Thiên văn, Toán học, Vật lý, Y học - Tôn giáo: Các tôn giáo lớn ở Ấn Độ qua việc truyền đạo và các thương nhân dần lan ra ngoài biên giới Đạo Hinđu trở thành quốc giáo của Campuchi, Thái Lan Đạo Phật phát triển mạnh ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc - Nghệ thuật: : Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ, cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, tháp Mina, lăng Taj Mahan - Văn học: Được truyền bá đồng thời cùng các văn minh trên từ đó mà mang đến phong cách sử thi, anh hùng cho văn học phương Đông Từ nền văn minh Ấn Độ văn minh các nước phương Đông có thêm luồng gió mới tạo nên sự đa dạng trong văn hóa mỗi nước 22 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Theo G.Coedes nhận định rằng: “ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ chủ yếu là sự bành trướng của một nền văn hóa có tổ chức, dựa trên quan điểm Ấn về vương quyền, tiêu biểu bằng Ấn Độ giáo, thần thoại Purana, pháp giới Phacmaxastra và lấy tiếng Phạn làm phương tiện biểu đạt” Điều đó đã góp một phần lớn, có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền văn minh phương Đông DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016 2 Nguyễn Văn Ánh, Lịch sử văn minh thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015 3 Will Durant, Lịch sử văn minh Ấn Độ, Văn hóa thông tin, 2009 4 Đào Thị Diễm Trang (2017), Những dấu ấn của văn học Ấn Độ trong truyện thơ Thái Lan Accessed 30 Mar 2022, truy cập từ http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/van-hoc-nuoc-ngoaiva-van-hoc-so-sanh/6595-nh%E1%BB%AFng-d%E1%BA%A5u%E1%BA%A5n-c%E1%BB%A7a-v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-trong-truy%E1%BB%87nth%C6%A1-th%C3%A1i-lan.html#ftn10 5 Những bằng chứng nào chứng tỏ chữ viết, văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc? Retrieved 30 March 2022, truy cập từ https://baitapsgk.com/lop-6/lich-su-va-dia-li-6-sachket-noi-tri-thuc/nhung-bang-chung-nao-chung-to-chu-viet-van-hocdong-nam-a-chiu-anh-huong-cua-van-hoa-an-do-trung-quoc.html 6 Travel, P (2020) Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài như thế nào? Retrieved 30 March 2022, truy cập từ https://pystravel.vn/tin/4271-anhhuong-van-hoa-an-do-voi-khu-vuc-dong-nam-a.html 7 Tư tưởng triết học thời kỳ Vêđa (2018), truy cập từ https://123docz.net//document/5063299-tu-tuong-triet-hocthoi-ky-veda.htm 8 Ành hưởng của văn hóa tôn giáo, chữ viết- văn học, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội và ẩm thực Án Độ đến khu vực Đông Nam Á, (2013), truy cập từ https://123docz.net//document/282454-anhhuong-cua-van-hoa-ton-giao-chu-viet-van-hoc-nghe-thuat-kien-trucle-hoi-va-am-thuc-an-do-den-khu-vuc-dong-nam-a.htm 9 Văn hóa ấn Độ đã ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á như thế nào Liên hệ với Việt Nam (2022) Retrieved 30 March 2022, truy cập từ 23 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com https://thaothuc.com/van-hoa-an-do-da-anh-huong-den-cac-nuocdong-nam-a-nhu-the-nao-lien-he-voi-viet-nam 10 Quan hệ nướ c nhỏ - nướ c lớn trong thế giới hiện nay (2018) Retrieved 30 March 2022, truy cậ p từ https://hcma.vn/tintuc/Pages/diendan-chinh-tri-tu-tuong.aspx?CateID=201&ItemID=28399 11 THs Nguyễn Văn Tuấn Bài giảng lịch sử văn minh thế giới (2018) Truy cập từ https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hockhoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/lich-su-ngoai-giao-viet-nam/bai-gianglich-su-van-minh-the-gioi-gv-th-s-nguyen-van-tuan/19149836 24 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com ... phư? ?ng Đ? ?ng văn minh Ấn Độ 1.1 Đ? ?c điểm bật văn minh phư? ?ng Đ? ?ng 1.1.1 Văn minh phư? ?ng Đ? ?ng - văn minh s? ?ng nư? ?c C? ?c văn minh Ai C? ??p, Lư? ?ng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa c? ? đ? ?c điểm chung hình thành lưu v? ?c. .. Qu? ?c => Nền văn minh phư? ?ng Đ? ?ng gây ấn tư? ?ng ảnh hư? ?ng sâu s? ?c đến qu? ?c gia giới qua đ? ?c tính bật: C? ? nhiều ý kiến cho r? ?ng, văn minh phư? ?ng Đ? ?ng văn minh s? ?ng nư? ?c, văn minh n? ?ng nghiệp Ng? ??i... đ? ?ng (vi? ?c chế tạo c? ?ng c? ?? đồ sắt muộn chưa phổ biến) 1.1.5 Văn minh phư? ?ng Đ? ?ng chịu ảnh hư? ?ng tín ng? ?? ?ng Tơn giáo Nói đến phư? ?ng Đ? ?ng, ng? ?ời ta kh? ?ng nh? ?c đến văn minh Ai C? ??p, Lư? ?ng Hà, Ấn Độ,

Ngày đăng: 01/06/2022, 10:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan