G ishtarVIET NAM HOC VA TIENG VIET pdf
Trang 1& ÖÒÖ_ œ ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ VIỆT QUA MOT VAI AN DU Nguyễn Thanh Bình Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Tp HCM 1 NGÔN NGỮ: TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU VĂN HÓA
Ngôn ngữ như một loại trầm tích đa tầng lưu giữ hầu như toàn bộ kinh nghiệm của nhân loại Trong ý nghĩa đó, nhiều người cho rằng ngôn ngữ vừa là tấm gương phản chiếu văn hóa vừa là một thành tố của văn hóa Luận điểm này trong thực tế đã mở ra khảo hướng nghiên cứu liên ngành Ngôn ngữ - văn hóa học với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị [1] Tuy nhiên, có những nhà ngôn ngữ học tỏ ra khá đè đặt với khảo hướng này Chẳng hạn Michael Halliday [2]
đã từng nêu ra câu hỏi: Liệu có thích đáng khi liên kết trực tiếp
những hiện tượng ngôn ngữ riêng rẽ với những hiện tượng mang tính chất văn hóa- xã hội ngồi ngơn ngữ?
Đây quả là vấn đề thú vị rất đáng quan tâm nghiên cứu giải quyết
thoả đáng trên bình diện phương pháp luận ngôn ngữ học, tuy không thật nghiêm trọng như cách đặt van dé cia MichaelsHalliday
Qua thái độ dè dặt của Michael Halliday, chúng ta thấy ông tỏ ra hoài nghi mối quan hệ trực tiếp giữa ngữ pháp và một số hiện tượng
văn hóa, nhưng vẫn thừa nhận mối liên hệ trực tiếp giữa từ vựng và một số hiện tượng văn hóa trong một số trường hợp hạn chế Để giải toa những mối quan ngại do Michael Halliday nêu lên, chúng tôi cho rằng cần phân biệt:
Trang 2Œi) Tuy không phải mọi sự khác biệt về ngôn ngữ đều phản ánh
sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, nhưng không thể dựa vào đó để bác bỏ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
(ii) Trên bình diện từ vựng, chúng ta có thể dé dang tim thấy
mối quan hệ trực tiếp giữa những sự thay đổi về từ vựng phản ánh
những sự biến đổi về văn hóa và lịch sử, còn trên bình diện ngữ pháp,
tuy sự thay đổi thường diễn ra chậm chạp, nhưng điều đó không có
nghĩa là không thể tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa những sự khác
biệt về ngữ pháp biểu hiện những sự khác biệt về văn hóa giữa các
dân tộc
(iv) Trên cơ sở phân biệt những phạm trù ngữ pháp mang tính bắt buộc và những phạm trù ngữ pháp không mang tính bắt buộc, có thể thấy thông qua cách vận dụng những phạm trù ngữ pháp không mang tính bắt buộc, cũng như thông qua bình diện dụng pháp, qua sự tuỳ chọn và thái độ của người sử dụng, chúng ta có thể quan sát được
nhiều biểu hiện văn hóa Do vậy, có thể nói rằng không phải chỉ
đóng khung trong phạm vi từ vựng, mà trên bình diện ngữ pháp và cả trên bình diện dụng pháp, đều có thể tìm thấy mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp giữa ngôn ngữ và văn hóa
(v) Chọn khảo hướng ngữ nghĩa học so sánh dựa vào hệ thống siêu ngôn ngữ ngữ nghĩa tự nhiên, Wierzbicka đã tiến hành so sánh,
phân tích tiếng Anh, tiếng Ba Lan, tiếng Nga, và rút ra nhiều nhận
xét bổ ích về phương điện ngữ nghĩa học, văn hóa và tri nhận
(vi) Tiếp cận văn hóa từ góc độ ngữ nghĩa học, George Lakoff và
Mark Johnson đã chứng minh rằng “chúng ta sống bằng ẩn dụ”, theo
đó, chẳng những toàn bộ hệ thống khái niệm của chúng ta được hình
thành bằng biện pháp ẩn dụ mà còn có thể nói rằng văn hóa của
chúng ta là văn hóa ẩn dụ, do đó hoàn toàn có thể phân tích sâu về
mối quan hệ giữa ẩn dụ và nền tảng văn hóa
(vii) Phân tích ngôn ngữ như một hệ thống phù hiệu văn hóa, dựa
vào tiêu chí giá trị văn hóa, có thể khái quát toàn bộ hoạt động ngôn
ngữ thành bốn dạng chính: (1) Hoạt động lập ngôn, (2) Hoạt động
điễn ngôn, (3) Hoạt động ngôn hành, (4) Hoạt động tri nhận Hoạt
Trang 3thống, tiềm ẩn khả năng diễn dịch tương đối nhất quán và mang tính chất khai sáng Hoạt động diễn ngôn nhằm biểu ý hay biểu cảm nằm
trong khuôn khổ của một hệ thống diễn dịch hoặc bị chỉ phối bởi những tập quán hoặc những giá trị tiềm ẩn trong vô thức Hoạt động
ngôn hành là hoạt động bằng lời, kiểu nói tức là đã làm rồi vậy Ví
dụ: “Xin lỗi bạn!” Khi nói “xin lỗi !" tức là đã làm cái việc “xin lỗi !"
rồi Còn trong hoạt động tri nhận, chúng ta sử dụng ngôn ngữ như
một công cụ để tư duy, để nhận thức các tín hiệu ngôn ngữ cùng các
giá trị nhiều mặt của ngôn ngữ
Chúng tôi đã nhắc đến hai phương pháp tiếp cận văn hóa từ gốc
độ ngôn ngữ học Phương pháp của Wierzbicka là sử dụng một tập từ vựng tối thiểu trong ngôn ngữ tự nhiên mà bà gọi là siêu ngôn ngữ tự
nhiên để so sánh đối chiếu các ngôn ngữ khác nhau, từ đó, rút ra
những tương đồng và dị biệt về phương diện ngữ nghĩa học, văn hóa học, cũng như những kết luận rất bổ ích trên bình diện tri nhận Đây là một phương pháp tiếp cận rất độc đáo và tỏ ra khá hiệu quả trong
việc nghiên cứu các ngôn ngữ tự nhiên, nhưng lại rất khó vận dụng trong ngôn ngữ dịch máy Còn cách làm việc của George Lakoff và Mark Johnson là chứng minh “chúng ta sống bằng ẩn dụ”, theo đó, toàn bộ hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống mang tính chất ẩn dụ Hệ thống khái niệm của chúng ta được hình thành dựa vào cấu trúc của kinh nghiệm, và một kinh nghiệm mới thường được cấu trúc dựa trên nền tảng của một kinh nghiệm trước đó Nói khác, chúng ta thường
dùng kinh nghiệm về loại sự vật A để nói về loại sự vật B, do đó, các khái niệm đều mang tính chất ẩn dụ
Cho đến nay, mỗi khi nhắc đến ẩn dụ, chúng ta thường nghĩ đến
nó như một phương thức mang tính chất tu từ học trong văn học hoặc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày Nhưng theo George Lakoff và Mark
Johnson, nếu hiểu bản chất của ẩn dụ là dùng lớp từ vựng diễn đạt
loại sự vật A để nói về loại sự vật B thì hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống mang tính chất ẩn dụ, mà ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp và
để tư duy, nên có thể nói rằng chúng ta sống bằng ẩn dụ
Do giới hạn thời gian và do bài viết chỉ nhằm mục tiêu gợi nêu
những khả năng nghiên cứu văn hóa từ góc độ ngôn ngữ học nên
Trang 4hóa bằng siêu ngôn ngữ tự nhiên của Wierzbicka, mà chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu những quan điểm của George Lakoff và Mark Johnson về ẩn dụ và thử phân tích đặc trưng văn hóa qua một vài ẩn
dụ văn hóa trong tiếng Việt
2 PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA QUA MỘT VÀI ẨN DỤ
TRONG TIẾNG VIỆT
2.1.Tính hệ thống của các khái niệm ẩn dụ
Theo George Lakoff và Mark Johnson, các cuộc tranh luận
thường điễn ra theo khuôn mẫu như sau: Có những điều chắc chắn
chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt và cũng có những điều chúng ta
không tuân thủ trong tranh luận Việc chúng ta khái niệm hoá tranh luận bằng những thuật ngữ của việc đánh nhau có ảnh hưởng một
cách hệ thống đối với hình thức tranh luận, cách tiến hành và cách
nói năng trong tranh luận Vì khái niệm ẩn dụ có tính hệ thống nên
ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng để nói về khái niệm ẩn dụ cũng mang
tính hệ thống
Để có một ý niệm về bản chất ẩn dụ của các khái niệm cấu trúc mọi hoạt động hàng ngày của chúng ta, chúng ta thử suy nghĩ khái
niệm ẩn dụ THỜI GIỜ LÀ TIỀN BẠC
Anh đang làm phí thời gian của tôi
Máy cải tiến này sẽ //ế? kiệm được thời giờ của anh
Tôi không có thời giờ đành cho anh
Đĩa đó ngốn hết của tôi một tiếng đồng hồ
Tôi đã đẩu rư nhiều thời gian để huấn luyện cho hắn
Tôi không có đủ thời giờ để đành cho việc đó
Anh đang làm mất thời gian
Nên dành riêng thời gian cho bóng bàn
Anh không biết sử dụng thời gian của mình một cách có lợi
Trang 5những mục đích của chúng ta Trong nền văn hóa phương Tây hiện đại, giá trị công việc được tính dựa vào thời gian và thời gian được
định lượng một cách chính xác và trở thành một thói quen trả tiên
cho người lao động theo giờ, theo tuần, hay theo năm Trong nền văn hóa của chúng ta, THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC theo nhiều cách: đơn
vị thông điệp điện thoại, lương giờ, giá tiền phòng khách sạn, ngân sách năm, lãi suất cho vay, trả nợ được tính bằng “thời gian phục vụ” Những điều này mới nảy sinh trong lịch sử loài người, và không có nghĩa là phải tồn tại trong mọi nền văn hóa Nó đã nảy sinh trong
các quốc gia kỹ nghệ tân tiến và có ảnh hưởng sâu xa đến mọi hoạt
động hàng ngày Tương ứng với sự kiện chúng ta ứng xử với thời
gian như là một loại hàng hoá có giá trị - một nguồn lực hữu hạn,
như là tiền bạc - đó là cách chúng ta nhận thức thời gian Chúng ta
hiểu và kinh nghiệm thời gian như một loại sự vật có thé tiéu pha,
phung phi, để dành, đầu tư một cách thông minh hay đè xẻn, tiết kiệm hay lãng phí
THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, THỜI GIAN LÀ MỘT NGUỒN LỤC HỮU HẠN, và THỜI GIAN LÀ MỘT LOẠI HÀNG HOÁ CÓ GIÁ TRỊ đều là những khái niệm mang tính chất ẩn dụ Chúng mang tính chất ẩn dụ vì chúng ta dùng kinh nghiệm hàng ngày về tiền bạc, về những nguồn lực hữu hạn, và những hàng hoá có giá trị để khái
niệm hoá thời gian Đây không phải là một cách bắt buộc con người
phải dùng để khái niệm hoá thời gian: nó tuỳ thuộc vào nền văn hóa
của chúng ta Có thể có những nền văn hóa khơng khái tiệm hố thời
gian như thế
Những khái niệm mang tính chất ẩn dụ như THỜI GIAN LÀ
TIỀN BẠC, THỜI GIAN LÀ MỘT NGUỒN LỰC, và THỜI GIAN
LÀ MỘT LOẠI HÀNG HOÁ CÓ GIÁ TRỊ tạo nên một hệ thống
riêng dựa trên sự phân loại tầng bậc, vì trong xã hội chúng ta, tiền
Trang 6THỜI GIAN LÀ MỘT HÀNG HOÁ CÓ GIÁ TRỊ Chúng ta chấp
nhận Việc sử dụng hầu hết khái niệm mang tính chất ẩn dụ đặc biệt,
trong trường hợp này, THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, để đặc trưng hoá
hệ thống
Những cách diễn đạt được nêu ra dưới đây đều thuộc về ẩn dụ
THỜI GIAN Là TIỀN BẠC: bỏ thời gian, đâu tư thời gian, quỹ thời
gian, sử dụng thời gian một cách có lợi, phí thời gian; thuộc về ẩn dụ
THỜI GIAN LÀ MỘT NGUỒN LỰC HỮU HẠN như: sử dụng, có đủ thời gian, mất thời gian, và thuộc về ẩn dụ THỜI GIAN LÀ
HÀNG HOÁ CÓ GIÁ TRỊ như: có, dành cho, mất thời gian, cám ơn
đã dành thời gian cho Đây là một ví dụ về cách mà sự kế thừa theo
thứ tự mang tính chất ẩn dụ có thể đặc trưng hoá một hệ thống gắn kết của các khái niệm ẩn dụ và một hệ thống gắn kết của những cách
diễn đạt mang tính chất ẩn dụ tương ứng với những khái niệm này
2.2 Giá trị ẩn dụ văn hóa trong các tiểu nhóm văn hóa
Những giá trị nêu trên nói chung, được lưu giữ trong nền văn hóa
của chúng ta - Trong thực tế, thường có sự xung đột giữa những giá
trị này và vì thế, những xung đột giữa các ẩn dụ đã liên kết chúng lại Để giải thích những mâu thuẫn như thế giữa các giá trị (và các ẩn dụ
của chúng), chúng ta cần thấy rõ những thuộc tính khác biệt đã vun
đắp nên những giá trị và những ẩn dụ này, dựa vào những tiểu nhóm văn hóa sử dụng những giá trị và ẩn dụ đó
Ví dụ: NHIỀU HƠN LÀ TĂNG/ LÊN (MORE IS UP) dường như luôn có ưu thế cao nhất vì nó có cơ sở vật lý rõ ràng nhất Còn
ưu thế của NHIÊU HƠN LÀ TĂNG/LÊN so với TỐT LÀ
TĂNG/LÊN có thể thấy rõ trong ví dụ kiểu như “Sự lạm phát đang gia tang” (“inflation is rising”) hay “tỷ lệ tội phạm gia tăng” (“The crime rate is going up”) Thừa nhận lạm phát và tỷ lệ tội phạm là xấu, những ví dụ này cho thấy NHIÊU HƠN LÀ TĂNG/LÊN luôn
chiếm ưu thế hàng đầu
Nhìn chung, các giá trị được cho là chiếm ưu thế một phần là do
Trang 7những vấn đề giá trị thuần cá nhân Những tiểu nhóm van hóa thuộc cùng một dạng văn hóa gốc, một mặt, cùng chia sẻ những giá trị căn
bản, mặt khác, lại tạo nên những thuộc tính khác biệt Chẳng hạn, LỚN HƠN THÌ TỐT HƠN có thể mâu thuẫn với SẼ CÓ NHIỀU
HƠN TRONG TƯƠNG LAI khi nó đặt ra câu hỏi liệu nên mua ngay
một chiếc xe ô tô lớn với điều kiện là có thể trả góp dần bằng tiền
lương trong tương lai, hay nên mua một chiếc ô tô nhỏ hơn, rẻ hơn Có những tiểu nhóm văn hóa sẽ quyết định mua xe ô tô lớn và không bận tâm về tương lai, nhưng cũng có những tiểu nhóm văn hóa khác lại bận tâm về việc sẽ bị trừ lương trong tương lai nên quyết định mua xe nhỏ
Có một thời kỳ (trước thời kỳ lạm phát và cuộc khủng hỏang
năng lượng), việc sở hữu một chiếc xe nhỏ được xem là có địa vị cao trong tiểu nhóm văn hóa xem HIỆU QUẢ LÀ TĂNG/LÊN và TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN LÀ HIỆU QUẢ chiếm ưu thế hơn LỚN HƠN
THÌ TỐT HƠN Ngày nay, số chủ xe nhỏ đã gia tăng đáng kể do có
một nhóm văn hóa đông đảo xem việc TIẾT KIỆM TIỀN BẠC LÀ
TỐT HƠN chiếm ưu thế hơn tiêu chí LỚN HƠN THÌ TỐT HƠN
Bên cạnh những tiểu nhóm văn hóa, còn có những nhóm có đặc
điểm thích chia sẻ những giá trị quan trọng của tiểu nhóm văn hóa có mâu thuẫn với dòng văn hóa chính thống Tuy nhiên, nói một cách nào đó thì họ vẫn lưu giữ những giá trị chính thống khác Đơn cử như luật
dong tu dé cao tín điều CĨ ÍT HƠN THÌ TỐT HƠN & NHỎ HƠN
THÌ TỐT HƠN như một chân lý với mục đích hạn chế sự ham muốn chiếm hữu vật chất, một rào cản quan trọng trong việc phụng sự Chúa
Trời Như vậy, dòng tu này vẫn chia sẻ giá trị văn hóa chính thống
ĐỨC HẠNH (HIỆU QUẢ) LÀ TĂNG/LÊN, họ vẫn dành cho nó ưu
thế cao nhất, tuy vậy, cần thấy rằng họ đã vận dụng với một định
nghĩa khác biệt NHIỀU HƠN vẫn là TỐT HƠN, kể cả với đức hạnh,
và trạng thái vẫn là TĂNG/LÊN (UP), mặc dù điều này không dùng
với nghĩa đời thường mà dùng theo nghĩa sâu hơn, nghĩa thần học
Hơn thế, TƯƠNG LAI SẼ LÀ TỐT HƠN là chân lý theo nghĩa phát
triển (UP) tâm linh và, rốt cục là sự cứu rỗi linh hồn Đây là dạng tiêu
Trang 8lòng tốt đều được định nghĩa lại một cách triệt để, nhưng trạng thái
van 1a TANG/LEN (UP) Tốt hơn khi có được một thứ gì đó nhiều hơn được xem là điều quan trọng TƯƠNG LAI SẼ TOT HON đối với cái
gì đó là điều quan trọng, v.v Liên quan đến điều được xem là quan trọng đối với một nhóm thây tu, cả hệ thống giá trị gắn kết nội tại lẫn
điều được xem là quan trọng với cả nhóm, là sự gắn kết với những ẩn
dụ định hướng chủ yếu của dòng văn hóa chính thống
Cá nhân cũng như nhóm có sự khác biệt về quyền ưu tiên và
trong cách định nghĩa điều gì là tốt hay có giá trị đạo đức đối với mình Trong ý nghĩa đó, họ là những tiểu nhóm riêng biệt Liên quan với điều được xem là quan trọng đối với họ, các hệ thống giá trị riêng
biệt của họ được gắn kết với những ẩn dụ định hướng chủ yếu của nền văn hóa chính thống
Không phải mọi nền văn hóa đều dành ưu tiên cho việc định hướng lên - xuống Có những nền văn hóa trong đó, vị trí cân bằng
hay trung tâm chiếm được vai trò quan trọng hơn Suy xét về sự định
hướng phi không gian trong dạng thức chủ động - bị động, trong hầu
hết các trường hợp, CHỦ ĐỘNG LÀ LÊN, còn BỊ ĐỘNG LÀ XUỐNG Nhưng cũng có những nền văn hóa lại xem bị động có giá trị hơn là chủ động Nhìn chung, những định hướng chủ yếu như lên - xuống, trong — ngoài, trung tâm - ngoại biên, chủ động — bị động, dường như đều có xuyên suốt trong mọi nền văn hóa, nhưng những khái niệm được định hướng theo những phương cách khác nhau và có giá
trị khác nhau trong mỗi nền văn hóa
Trong tiếng Việt, có các từ định hướng RA-VÀO-LÊN XUỐNG
Dưới đây chúng ta thử phân tích vai trị của ẩn dụ định hướng trong
văn hóa Việt
TƯ THẾ CỦA CƠ THỂ LÀ NHÂN CÁCH
(1) Anh cứ ngẩng mặt lên mà sống, không việc gì phải tự ti
(2) Không bao giờ muộn trong việc làm lại cuộc đời mình, anh
Trang 9(3) Han 1a ké chi biét gu} géi trước quyền lực và sức mạnh của déng tién
(4) Tai sao anh cit phai khiim mim trudc thang cha đó?
(5) Hắn chỉ giỏi có việc lwổn cúi trước cấp trên và bọn nhà giàu (6) Từ ngày lên chức, hắn đ¡ đứng trông rất bệ vệ
Xét trong mối quan hệ với ẩn dụ định hướng, đối với các tư thế
của cơ thể, NGẦNG LÀ LÊN, ĐỨNG LÀ LÊN, QUỲ LÀ XUỐNG, LUON CUI LA XUONG, ma LEN là CAO, XUỐNG là THAP,
LÊN là TỐT, XUỐNG là KÉM HON, do d6, ngdng mặt lên, đứng lên mang nghĩa ẩn dụ tốt về nhân cách, còn khúứm núm, luồn cúi ngụ ý chê bai, xem thường
Tương tự như vậy, có thể thấy ẩn dụ định hướng còn chỉ phối
cách sử dụng ngôn từ của người Việt trong hàng loạt trường hợp
khác Chẳng hạn: NHIỀU HƠN LÀ LÊN
- Có tiền bạc rủng rỉnh, trông nó có khác!
TO HƠN LÀ LÊN
- Lén voi xuống chó (voi to cao hơn chó)
- Chao ơi! Nhà cửa của nó dạo này trông khang trang, bề thế lắm
- Dao nay hắn có xe hơi, nhà lâu rồi! (xe hơi to hơn xe đạp, xe
máy; nhà lầu to hơn nhà trệt)
Trong cách chọn lựa sử dụng từ láy của người Việt, chúng tôi
cho rằng có sự chi phối của ẩn dụ định hướng LÊN/ XUỐNG, và
chính vì có sự tác động của ẩn dụng định hướng LÊN / XUỐNG nên trong những câu nói có sử dụng từ láy thường tăng sắc thái biểu cảm
hơn những câu nói sử dụng nhiều từ ghép
Chẳng hạn các từ đữ, cộc, mạnh, tức, lạnh, nóng, hung khi sử
dụng dưới dạng từ láy như dữ dẳn, cộc cằn, mạnh mẽ, tức tối, lạnh
làng, nóng nảy, hung hãn đều gia tăng mức độ hay cường độ của nét nghĩa cơ bản của yếu tố gốc Các từ láy kiểu như nhẹ nhàng, khế khàng, dịu dàng tuy về ý nghĩa đều mang ý nghĩa giảm nhẹ hơn nghĩa từ căn, nhưng thật ra vẫn là gia tăng mức độ nét nghĩa gốc,
Trang 10Đúng như nhận xét của George Lakoff va Mark Johnson, hau hết các giá trị nền tảng trong một nền văn hóa luôn được gắn kết với cấu
trúc ẩn dụ của hầu hết các khái niệm nền tảng trong nền văn hóa đó Chẳng hạn, chúng ta có thể suy xét về một vài giá trị văn hóa trong
xã hội có sự gắn kết với ẩn dụ định hướng LÊN - XUỐNG (TĂNG -
GIẢM) mà không tìm thấy điều ngược lại
“Nhiều hơn thì tốt hơn” có sự gắn kết với NHIỀU HƠN LÀ
TĂNG (LÊN) VÀ TỐT LÀ TĂNG (LÊN)
“Kém hơn thì tốt hơn” không hề có sự gắn kết ấy
“Tương lai sẽ tốt hơn” có sự gắn kết với TƯƠNG LAI LÀ LÊN
VÀ TỐT LÀ LÊN
Còn “Tương lai sẽ tệ hại” không có sự gắn kết ấy
“Sẽ có nhiều hơn trong tương lai” có sự gắn kết với NHIỀU
HƠN LÀ LÊN và TƯƠNG LAI LÀ LÊN
“Địa vị của bạn sẽ cao hơn trong tương lai” có sự gắn kết với ĐỊA VỊ CAO LÀ LÊN VÀ TƯƠNG LAI LÀ LÊN
Có những giá trị đã bám rễ sâu trong văn hóa của chúng ta
“Tương lai thì sẽ tốt hơn” là một phán đoán của khái niệm về quá
trình “Sẽ có nhiều hơn trong tương lai” là những trường hợp tích
lũy hàng hóa và thổi phồng tiền thưởng “Địa vị của bạn sẽ cao hơn
trong tương lai” là một nhận định của sự hám danh vị Những điều này gắn kết với những ẩn dụ không gian hiện tại của chúng ta Những sự đối lập với chúng không hề có Vì thế, các giá trị không
tồn tại độc lập mà phải lập thành một hệ thống gắn kết với những
khái niệm ẩn dụ mà chúng ta sống dựa vào đó Không phải mọi giá
trị văn hóa gắn kết với hệ thống ẩn dụ đều tồn tại trên thực tế, mà
chỉ những giá trỊ văn hóa tồn tại và bám rễ sâu thì mới tồn tại với hệ thống ẩn dụ Ẩn dụ định hướng trong tiếng Việt, như đã phân tích ở
trên, có thể xem là một trong những ẩn dụ văn hóa có ảnh hưởng hệ
thống trong văn hóa chính thống Việt chứ không phải là những ẩn
Trang 113 THAY LOI KET
Thông qua việc giới thiệu những luận điểm của Wierzbicka cũng như của George Lakoff và Mark Johnson, và thông qua việc phân tích hãy còn khá sơ sài một vài ẩn dụ văn hóa trong tiếng Việt, chúng
tôi hy vọng đây sẽ là những gợi ý hữu ích trong quá trình nghiên cứu,
tìm kiếm những phương pháp tiếp cận văn hóa Việt từ góc độ ngôn
ngữ học
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu cho khảo hướng ít nhiều hãy còn khá mới mẻ này
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Wierzbicka, Anna 1992 Semantics, Culture, and Cognition, - Universal Human Concepts in culture-Spacific Configurations; New
York Oxford: Oxford University Press