1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bàn thêm về vấn đề đào tạo cán bộ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

23 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 4,31 MB

Nội dung

Trang 1

"CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC” 443 BAN THÊM VỀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO CAN BO KHKT CHO Su NGHIỆP CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC GS TSKH Trần Văn Nhung TS Võ Thế Lực TS Bùi Công Thọ

VU QUAN HE QUOC TE, BO GD &DT

1 THỰC TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI, NGUON NHAN

LỰC VÀ TINH HÌNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHKT | 1.1 Thực trạng kinh tế - xã hội

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI

năm 1986 là một điểm mốc của quá trình cải cách, đưa nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sau hơn một thập ký, với những thay

đổi to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, Việt

Nam đang từng bước hướng ra môi trường kinh tế ĐN —_

tồn cầu Tuy nhiên, đất nước ta vẫn đang phải đối Gs, TSkH TRẦN V ĂN NHUNG

mặt với những thách thức làm chậm dần sự phát

triển kinh tế - xã hội Việt Nam đang cùng nhân loại tiến vào thế kỷ 21, thế ký của

xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế với nhiều nhân tố thúc đẩy như: sự phát triển

của lực lượng sản xuất đã vượt ra khỏi phạm vi của một nước và trở thành nhân tố quốc tế; sự phát triển của nền kinh tế thị trường; sự hình thành khu vực mậu dịch tự do; sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia; sự nhảy vọt của công nghệ thông tin, Chúng ta đang đứng trước nhu cầu hội nhập quốc tế và thực tế đã có những

bước đi ban đầu để hội nhập, đó là việc trở thành thành viên của ASEAN (tháng 7/1995), thành viên của APEC (tháng 10/1998), sắp tới sẽ gia nhập AF'TA và WTO

Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có tiềm lực khoa học kỹ thuật cùng với một năng lực

nội sinh vững chắc, đủ mạnh để tham gia hội nhập nhưng không phụ thuộc vào

nước ngoài | |

Viét Nam tham gia hội nhập quốc tế với mức tăng trưởng kinh tế cao và tương

đối ổn định trong nửa đầu của thập ky 90 Tuy nhiên, đến năm 1998, bởi nhiều lý do khác nhau, tỷ lệ tăng trưởng trổ lại mức như năm 1991 (Biểu đồ 1) Điều này thể

hiện yếu tố chưa bền vững trong phát triển

Trang 2

144 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Mức thu nhập bình quân đầu người cũng vẫn còn thấp, năm 1999 đạt - 375USD/người (Biểu đồ 2) Việt Nam vẫn là một nước nghèo, hiện còn 1715 xã đặc

biệt khó khăn, 36% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, sự cách biệt giữa người

giàu và người nghèo ngày càng lớn, tài nguyên và chất lượng môi trường đang giảm

dần |

_ Đòng đầu tư tăng nhanh trong thời kỳ 1991-1996, sau đó tụt xuống đến 70% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Á Trung bình, FDI chiếm 30% tổng đầu tư và nếu tính cả ODA thì nguồn vốn từ bên ngoài chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư (Biểu đồ 3) 40 8 5.8 1 0 ‘ ~ 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998

Trang 3

35 “CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HÓA ĐẤT NƯỚC : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC” 145 25 15 30 | 20 | _ 0 1991 1992 —> 1993 1994 1995 1996 1997 1998" Nguồn: Bộ KH&ĐT, 1998

Biéu dé 3: TY TRONG FDI TRONG TONG VON DAU TU

Theo số liệu thống kê, hiện nay, 80% dân số và 90% người nghèo sống ở nông thôn Ty lệ biết chữ đạt tới 94% và còn tiếp tục tăng; tuổi thọ trung bình tăng, đạt

66,4 tuổi (1998) Trong 8 năm (tính đến 1998), chỉ số phát triển con người (HDI, bao

gồm 3 chỉ số tuổi thọ, giáo dục và thu nhập) của Việt Nam theo đánh giá của UNDP (Biểu đồ 4) tăng thêm xấp xỉ 10%, trong khi đó, vị trí xếp hạng về kinh tế của Việt

Nam trên thế giới hầu như không thay đổi 0.56 0.54 0.52 0.5 TT 7 0.539 0% “Ng 53g —_., - 052 0.48 0.46 A7 WT : U.44 042 1990 1%0 1992 1⁄93 1994 1995 1956 1997 1998 Nguồn: UNDP, 1998 _ Biểu đồ 4: CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần tha VIII cua Dang đã xác định mục tiêu đến năm 2000 và 2020 là "tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ

nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Xây dựng

nước ta thành một nước công nghiệp có cơ cấu vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu

Trang 4

146 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

lượng sản xuất, đời sống vật chất và tình thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, :

dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Từ nay đến năm 2020, ra sức

phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp, đưa GDP tăng 8-10 lần

so với hăm 1990, công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và trong lao động và xã hột" Trong đó:

- Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam có nền công nghiệp hiện đại làm nền

tảng với các ngành linh tế ngang tầm các nước phát triển Sản phẩm công nghiệp Việt Nam có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và

có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới

Giữ vững tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong khoảng 1ð - 20 năm tới, đảm bảo nhu cầu cơ bản về công nghiệp chế tạo phục vụ các ngành chế biến, thoả mãn nhu cầu của nhân dân, nhu cầu của các.ngành kinh tế quan trọng,

tạo nhiều giá trị gia tăng trong công nghiệp và xuất khẩu

Để đạt được mục tiêu nói trên, đòi hỏi phải có chiến lược và chính sách đào tạo cán bộ KHKT một cách hợp lý, phù hợp với tiềm lực của mình và tranh thủ sự hợp

tác của cộng đồng quốc tế Trong thời đại ngày nay, dự trữ về tài nguyên và nguồn

lao động rẻ không còn là lợi thế so sánh nữa Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải xây dung mục tiêu, chiến lược uùà chính sách để đào tạo một đội ngũ cán bộ KHKT hoàn thiện

uê cơ cấu, tỉnh thông uề khoa học, nghề nghiệp, thông hiểu Việt Nơm uà thế giới, tận

tâm uới công uiệc, không những làm chủ được KHKT mà còn đủ sức, đủ luận cứ để _hoạch định các chính sách, chiến lược uà quy hoạch phát triển binh tế“xã hội cho

đất nước Muốn có đội ngũ cán b6 KHKT va quan lý đủ tiểm năng như vậy, cần phải có chiến lược khoa học để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Đào tạo nguồn

nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại cán bộ KHKT với các loại hình và trình độ khác nhau theo yêu cầu của quá trình CNH-HĐH, trước mắt cần tập trung vào đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT đầu ngành để khắc phục sự hãng hụt lực lượng Cán bộ KHKT đầu ngành bao gồm:

- Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và triển khai công nghệ trong các trường đại học và các viện, các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng ' điểm

quốc gia và khu công nghệ cao;

- Chuyên gia KHKT;

Chuyên gia hoạch định chiến lược và chính sách;

- Cần bộ quản lý, sản xuất, kinh doanh;

- - Lao động kỹ thuật cao

1.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ KHKT Việt Nam

Trang 5

“CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NUGC : MUC TIEU, NOI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC” 447 -_ Giai đoạn 1: Nhập công nghệ để thoả mãn nhu cầu tối thiếu;

-_ Giai đoạn 2: Tổ chức hạ tầng kinh tế ở mức tối thiếu để tiếp thu công nghệ nhập;

-_ Giai đoạn 3: Tạo nguồn cơng nghệ từ nước ngồi thông qua lắp ráp (SKD

CKD, IKD) |

Cần nói thêm rằng, năng lực công nghệ nội sinh của ta còn hạn chế Khả năng

_ tự chủ.trong việc ra quyết định phát triển và ứng dụng công nghệ còn yếu Thí dụ:

Một số dây chuyền, thiết bị công nghệ chế biến được nhập vào trong thời gian vừa qua không phải là tiên tiến, thậm chí còn lạc hậu xa so với công nghệ thế giới đương đại; việc thiết kế mới, đổi mới mẫu mã còn chậm chạp, thiếu năng động Một số nguyên nhân của các hạn chế là:

a Số lượng cán bộ KHKT chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH-HĐIHI

Hiện nay, Việt Nam có trên 1.000.000 cán bộ KHKT có trình độ đại học, cao đẳng và hơn 10.000 cán bộ có trình độ trên đại học (TSKH, TS, thạc sĩ) Trong đội

ngũ cán bộ KHKT nói trên có hơn 45.000 người làm việc trong khu vực nghiên cứu, - khoảng 28.000 cán bộ giảng dạy trong 139 trường đại học và cao đẳng và 20.000 trí thức Việt kiều !“, Trong đó, phần lớn đội ngũ này có trình độ hiểu biết cao, nắm bắt được thông tin KHKT, có khả năng nghiên cứu phát triển nghề nghiệp, có kinh © nghiệm giảng dạy, nghiên cứu cơ ban (NCCB) va triển khai công nghệ Có nhiều người đã đạt những học hàm, học vị cao, một số đã có những phát minh có giá tri được nước ngoài đánh giá cao Trong những thành tựu của ngành GD& ĐT vừa qua, phải kể đến sự gia tăng đáng kể về số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tién si, Song do phat triển nhanh vé sé lượng nên chất lượng đào tạo con chưa tương xứng và cơ cấu ngành nghề chưa cân đối

Tuy nhiên, ngay về mặt số ý lượng, đội ngũ những nhà KHKT hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhân lực phục vụ CNH-HĐH, cho nên cần "phấn, đấu đưu số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học uù triển khai công nghệ lên gấp rưỡi hiện nay ‘theo tinh than Nghị quyết TU II Theo tính toán, để có mức tăng 9-10% GDP thì tốc độ đổi mới của công nghệ hàng nắm phải là 10-15% và mức tăng của nguồn nhân lực KHET phải từ 4% -ð%/ năm Trong khi đó, số liệu thống kê những năm qua cho thấy tốc độ tăng của đội ngũ trí thức có trình độ từ dai hoc trở lên của Việt Ñam chỉ đạt khoảng 2%- 3%/ năm; tỷ lệ TSKH, T5 và thạc sĩ so với đại học và cao đẳng chỉ đạt khoảng 1 „2%; mặc đầu trong các trường đại học và viện nghiên

cứu, tỷ lệ này có cao hơn (khoảng 10 ,4%), nhưng nếu so với nhiều nước trong khu

vực cũng như trên thế giới thì chỉ số này còn quá khiêm tốn (ở các nước phát triển

tỷ số này là 25- 30% ) Theo công bố gần đây của Bộ KHKT & MT thì hiện tại bình

Trang 6

148 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

quan 1 TSKH cé 10,6 TS va 61, ð cán bộ tốt nghiệp đại học Một tỷ lệ như vậy thì - chưa đủ để triển khai những ý tưởng KH&CN Hội nghị BCH TƯ lần thứ 2 (khoá

VIID khẳng định: "tỷ lệ cán bộ KH&CN trên số dân còn thấp so với các nước trong

khu vực" Nếu lấy mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt trình độ KHKT như

Hàn Quốc hiện nay, thì chúng ta phải tăng số lượng các nhà KH&CN lên gấp 5 lần hiện nay

Bảng 1: SO SÁNH NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Đơn vị: Ngườitriệu dân Việt Nam 9.429 13.636 Hàn Quốc 52.000 69.790

b Chất lượng cán bộ KHT còn thấp, cơ cấu còn bất hợp lý

Đã có nhiều tài liệu, số liệu phân tích về chất lượng đội ngũ cán bộ KHKT của

nước ta Hội nghị BCH TƯ lần thứ 2 (khoá VIIT đã khẳng định: "Chất lượng đội

ngũ cán bộ KH&CN nước ta còn chưa cao, chưa đáp ứng: được yêu cầu phát triển trong thoi ky CNH-HDH đất nước, thua kém so với nhiều nước trong khu vực" Điều này thể hiện trong việc xây dựng các khu chế xuất vừa qua; khi tuyển người, chỉ khoảng 1/20-1/30 số người dự thi đạt yêu cầu; thêm vào đó, cơ cấu nguồn nhân

lực bất hợp lý, cụ thể là: Nặng về thực nghiệm thao tác (lao động kỹ thuật) mà nhẹ

về nghiên cứu triển khai (R&D) hoặc ngược lại Hội nghị BCH TƯ lần thứ 2 (khoá VIID cũng khẳng định: "Cơ cấu và phân bố cán bộ KH&CN chưa cân đối, còn nhiều bất hợp lý, thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ" Trong nền kinh tế, ty lệ cán bộ được đào tạo về KH&CN trong

tổng số đội ngũ KHKT chỉ chiếm 15,4% Riêng trong khu vực nghiên cứu (viện,

trung tâm nghiên cứu), tỷ lệ này có cao hơn (33, 3%) Ở trình độ cao thì ty lệ này cũng không sáng sủa hơn: TSKH 18,7%, TS 25.2% và thạc sĩ 11,3% Gần đây, số lượng thạc sĩ mới được đào tạo có tăng lên, nhưng chất lượng thì còn hạn chế Số trí thức có trình độ TSKH, TS và thạc sĩ so với số có trình độ đại học và cao đẳng thì chỉ đạt khoảng 1,2% (ở nhiều nước phát triển, tỷ lệ này là 25 30%)

c Phân bố cán bộ KHKT chưa phù hợp với yêu cầu | ; -_ Đự phân bố cán bộ ở các cơ quan nghiên cứu KHKT trong các bộ, ngành còn

nhiều bất hợp lý Số liệu thống kê cho thấy: Bộ Nông nghiệp & PTNT chiếm

23,8% tổng số cán bộ KHKT của cả nước, với tỷ lệ TSKH 10,7%, TS 15,6% và

thạc sĩ 33,2%, Bộ Công nghiệp chiếm 17,3% với TSKH 9,6%, TS 9,6%, thạc sĩ _ 3,2%, Bộ Y tế chiếm 18% Còn cán bộ KHKT có trình độ cao thì tập trung

vào Trung tâm KHTN&CN QG, Trung tâm KHXH&NV QG va hai Dai hoc

Trang 7

“CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC : MỤC TIÊU, NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG THỨC”

trong tổng số 1500 cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng thì có tới 112 TSKH, 615 TS!” Ở các bộ, ngành khác, tỷ lệ này còn thấp hơn

149

- _ Sự phân bế lực lượng cán bộ KHKT theo vùng và lãnh thổ cũng mất cân đối

— nghiêm trong Hiện có 94,4% số cán bộ KHKT có trình độ đại học trở lên

nằm ở cấp TƯ, 5,4% ở cấp tỉnh, trong khi đó, các tỉnh lại chiếm 80% về diện tích và 70% về dân số !Š Còn ở vùng sâu vùng xa thì hầu như đội ngũ trí thức này rất ít Vì vậy, nhiều vấn đề lớn về KHKT của địa phương thường phải dựa vào lực lượng cán bộ KHẾT của các cơ quan Trung ương để nghiên

cứu đề xuất

Nếu nhìn vào lực lượng cán bộ giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng thì số

cán bộ giảng dạy có trình độ cao (Bảng 2) chủ yếu tập trung ở thành phố lớn (Hà

Nội và thành phố Hồ Chí Minh), còn ở các thành phố khác xa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì qua là ít ỏi Khi xem xét sự phân bế đội ngũ cán bộ giảng dạy có

học hàm, học vị ở một số vùng năm 1998-1999 thì thấy sự bất hợp lý càng rõ ràng hơn, thí dụ khu vực sông Hồng chiếm khoảng 50% số cán bộ giảng dạy của đất nước; vùng Đông Nam Bộ chiếm 20% ; vùng núi phía Bắc khoảng 4,6%; Tây Nguyên khoảng 5,6%,

Bang 2: DOI NGU CÁN BỊ GIANG DAY CO HOC HAM, HOC VI TRONG ~ CAC TRUONG DAI HOC NAM HOC 1998 - 1999 -ĐH Quốc gia Hà Nội 83 269 58 628 225 ĐH Thái Nguyên fo 10 | 1 73 322 ĐH Huế 2 23 | 8 114 _294 ĐH Đà Nẵng 0 15 5 62 192 ĐH Quốc gia Tp HCM 20 108 52 434 636 | ĐH Cần Thơ 2 86 | 49 18 198 ĐH Tây Nguyên 0 0 0 13 66 ĐH Đà Lạt 0 5 2 13 39 ĐH Sư phạm Vinh _ 0 48 | 1 62 113 Nguôn: Bộ GD&ĐT

Trang 8

150 | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Bảng 3: TỶ LỆ THEO NGÀNH NGHỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY

TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Kỹ thuật công nghiệp —_ | 4.377 - 4.010 23

Khoa hoc co ban 2.690 529 19 Nông lâm | , 2.690 189 11 Kinh tế, pháp lý 2.091 “` 216 10 Y tế, thể dục thể thao 2.249 209 9 Sư phạm Sa — 2040 — 408 5 Văn hóa nghệ thuật " 620 29 4

Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Khoa học - Bộ KHKT& MT

Nếu so sánh cơ cấu cán bộ KHKT theo trình độ chuyên môn giữa hoạt động nghiên cứu-triển khai và đào tạo thì cả 2 lĩnh vực hoạt động này gần tương tự như

nhau (Bảng 4) Tỷ lệ trí thức có trình độ trên đại học (thạc sĩ trở lên) của Việt Nam-

mới chỉ bằng một nửa tỷ lệ của các nước phát triển trên thế giới (25- 30%) _ Bảng 4: CƠ CẤU CAN BO KHKT THEO TRINH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Tổng số cán bộ KHKT 13.956 100,0 22.544 100,00 Chia ra theo trình độ: : + Đại học và Cao đẳng _ 11.477 82,0 67,11 + Thac si _ 346 , 25 9,94 +TS | 1.977 14,2 _- 13,64 + TSKH 186 1,3 1,22

Nguồn: Bộ KHKT& MT và Bộ GD&ĐT

Theo dự báo phát triển kinh tế - xã hội thì sắp đến, Việt Nam sẽ có gần 60 khu

công nghiệp và chế biến được xây dựng và đưa vào hoạt động Hiện tại đã hình:

thành ba trung tâm như: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Dung Quất - Đà Nẵng

- Chân Mây; thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai -Vũng Tàu và hai khu công nghệ

cao: Hòa Lạc và thành phế Hồ Chí Minh Để thực hiện kế hoạch đó, trong giai đoạn

Số lượng cán bộ các trình độ cộng lại không tròn 100% vì nhiều lí do khác nhau, thí dụ như còn có một số giáo sư, phó giáo sư được phong nhưng không có học vị khoa học,

Trang 9

P9 ó0 ốõẽõẽõẽẺẽ6ẽ66ẽ6ẽẽ

"CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC : MỤC TIÊU, NỘI DŨNG VÀ PHƯƠNG THỨC” 151

đầu, chúng ta phai điều động một số lượng đáng kể cán bộ KHKT hiện có và cán bộ

mới được đào tạo Nguy cơ hãng hụt cán bộ KHKT là điều trông thấy!

d Thiếu cán bộ KHT đầu ngành

Thực ra, trong tình hình hiện nay, khi mà quan niệm về cán bộ đầu ngành vẫn

chưa thống nhất, thì chưa thể có số liệu thống kê chính xác về đội ngũ cán bộ này

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Khoa học của Bộ KHKT & MT thì con số này dao động trong khoảng từ 20.500 đến 11.000 (nguyên nhân sai lệch là do

cách đánh giá) Trong khi lực lượng cán bộ đầu đàn còn thiếu thì lực lượng hỗ trợ

và cộng tác với cán bộ đầu đàn còn ít Tỷ lệ TSKH/ TS / Đại học/ Kỹ thuật viên còn bất hợp lý Cơ chế quản lý hiện nay đang làm hạn chế sức mạnh tổng hợp của đội ngũ cán bộ KHKT trong cả nước Lực lượng này hiện tập trung trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học và đang đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực KHKT và nghiên cứu khoa học phục vụ công cuộc CNH-HDH đất nước Tuy nhiên:

Một phần lớn cán bộ KHKT đầu đàn của ta có độ tuổi cao, đã nghỉ hưu hoặc

chuẩn bị nghỉ hưu, sức khỏe, sức làm việc và sức sáng tạo giảm dần Về lý thuyết thì khả năng sáng tạo của người làm công tác nghiên cứu và triển khai khoa học tốt nhất ở độ tuổi 30-45, trong khi đó, tuổi đời bình quân của GS và PGS trong lĩnh vực nghiên cứu triển khai của ta hiện nay tương ứng là 59,6 và 57,2 Riêng ở Bộ _GD&ĐT, Bộ Y tế, Trung tâm KHXH & NV, tuổi bình quân của GS là 61,8 - 64,5; PGS là 58,4 - 59,1 Số cán bộ KHKT có học vị G8 và PGS ở độ tuổi 50 chỉ chiếm 12% (GS 7, 2%, PGS 13,5% ) Bảng 5: ĐỘ TUỔI CÁN BỘ KHKT TẠI MỘT SỐ CƠ QUAN NGHIÊN CỨU KHKT Ở VIỆT NAM

Tuổi bình quân chung 48,5 52,8 48,1

Trong đó của các bộ ngành: Tài | 1 TTKHTN và CN Quốc gia 47,4 _ 50,6 45,8 2 TTKHXH và NV Quốc gia 47,4 55,9 47,1 3 Bộ ÊH-CN và Môi trường ộ 48,6 52,5 48,3 4 Bộ Công nghiệp 50,5 54,3 51,1 5 Bộ NN và PT Nông thôn 48,0 52,3 47,6 6 Bộ Thuỷ sản _ 91,4 56,6 50,5 7 Bộ Y tế 50,6 58,7 50,0 8 Bộ Xây dựng | 47,8 57,5 47,4 9 Bộ Giao thông vận tải 50,1 58,0 - 49,8 10 Bộ GD&ĐT 51,1 _ 57,6 50,6 Nguồn: Bộ KHKT& MT, 1996

Theo số liệu của Hội đồng Học hàm Nhà nước năm 1995, độ tuổi của PGS, GS

Trang 10

152 BAI HOC QUOC GIA HA NOI: KY YEU HOI THAO KHOA HOC Bang 6: TY LE GIAO SU VA PHO GIAO SU CHIA THEO ĐỘ TUỔI (%) Giáo sư ~0 3,87 52,96 40,56 2,58 Phó Giáo sư 0,30 - 47,05 - 65,63 16,85 0,20 Nguồn: Bộ KHKT& MT, 1996

Tại một số cơ quan KHKT như trường ĐHSP Hà Nội, Đại học KHXH&NV

(ĐHQG HM), Trung tâm KHXH&NV QG, Trung tâm KHTN&CN QG, tình hình cũng tương tự, thí dụ: Bảng 7: ĐỘ TUỔI CỦA GS, PGS TA TRUNG TAM KHTN & CNQG Giao su 5,36 16,07 14,28 41,07 26,21 Phó giáo sư 6,09 21,34 21,34 31,70 18,90

Nguồn: Trung tâm KHTN& CN QG, 1999

Đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường đại học (nơi đào tạo nguồn nhân lực

cho CNH-HDH) va các viện nghiên cứu có trình độ cao chiếm tỷ lệ tương đối lớn,

trong đó, số đông trước đây được đào tạo ở nước ngoài, hoặc ở trong nước, có bề dày kinh nghiệm hoạt động KHẾT Tiếc rằng, đến nay, hầu hết đã đến tuổi về hưu, trình độ ngoại ngữ (Anh, Pháp) của một số cán bộ còn bị hạn chế; nguồn sách báo, tài liệu KHKT trước đây được Liên Xô (cũ) và Đông Âu cho không, nay không có

ngoại tệ mạnh để nhập tiếp, nên việc cập nhật tri thức mới, hiện đại từ các nước có -

nền KH&CN tiên tiến bị hạn chế Bên cạnh đó, một số nhà khoa học có học vị cao lại kiêm nhiệm công việc quản lý mang tính hành chính và sự vụ tại các cơ quan hoặc phải làm nhiều công việc không đúng chuyên môn của mình nên “hiệu quả nghiên cứu khoa học thấp, đã gây lãng phí lớn trong việc sử dụng chất xám của quốc gia Do chưa có cở chế phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng người trẻ và giỏi, bổ sung cho nguồn cán bộ khoa học đầu đàn và giao trọng trách cho ho trong NCKH, nên đã làm giảm hiệu quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ vào sản xuất và đời sống Trái lại, các đề tài nghiên cứu lớn thường giao cho các thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì chứ không chọn người có khả nang nghiên cứu để giao, đã gây lãng phí không nhỏ về tài chính cũng như nguồn lực chất xám của đất nước Tình trạng hành chính hoá trong hoạt động NCEKH đã làm giảm uy tín của "cán bộ đầu đàn", hạn chế hiệu quả đầu tư cho khoa học Thực tế, các cán bộ khoa học trình

_ độ cao, giỏi chủ yếu tập trung làm việc tại các cơ quan trung ương đã dẫn đến thiếu người làm ở cấp này, trong khi đó tại các khu công nghiệp và địa phương lại thiếu người nghiên cứu giải quyết những nhu cầu nẩy sinh do phát triển kinh tế, kỹ

Trang 11

“CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC” 453 % Nang luc ctia doi ngtt can b6 KHKT chua n  4ˆ SÁU CÀ 3

ONH-HĐH đất nước do hãng hụt về kiến thức, khả năng Họ Thun a ¬ công cuộc

x ys : 2 > te hành yếu, điều kiện

tiếp xúc với đồng nghiệp nước ngoài đề trao đối, học tập kinh nghiệm, cập nhật hoá thong tin nghé nghiép bi han ché (tham chi có đơn vị KHKT trong cả năm không có

điều kiện trao đổi nghiệp vụ với bên ngoài) ‘Kinh phí dành cho NCKH từ ngân sách

nhà nước cồn thấp Bình quân cho 1 cán bộ KHKT chưa téi 1.000USD/nam, trong khi đó ở Thái Lan là 18.000 USD/năm, Nhật Bản 194 000 USD/năm Đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn dàn trải, nên mỗi đề tài nhận được quá ít: bình quân chưa tới 5.000 USD/đề tài, cao nhất cho KHKT là 6000 USD/ đề tài, thấp nhất cho Y Dược là 2.000 USD/đề tài

He thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam, nhất là ở bậc đại học và giáo dục nghề nghiệp còn có những bất cập về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả Một số ngành nghề rất cần cho sự phat triển đất nước lại có ít học sinh giỏi thi vào Việc đào tạo trong nước gặp nhiều khó khăn do bước đầu của việc chuyển đổi sang kinh tế thị trường, sinh viên và một số trường có quan điểm "học và dạy cái xã hội cần" mà "col nhẹ cái mình cổ” Ngân sách Nhà nước dành cho GD&DT (Bảng 8) vẫn còn hạn hẹp Ì Ẻ so với các nước trên thế giới và trong khu vực

Bảng 8: TỶ TRỌNG NGÂN SÁCH DÀNH CHO GD TRONG TỔNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

- Ngân sách GD trong tổng ngân 40 - 42,6 14 45 25

sach Nha nước (%)

Nguồn: Vụ Văn Xã - Bộ Tài chính

Bên cạnh đó, ngân sách cho NCKH ở ở các trường đại học quá thấp (bình quân

900 USD/1 cán bộ giảng dạy) Cần phải giao thêm các dé tài nghiên cứu khoa học cơ bản cho các trường đại học Hội nghị Ban chap hanh Trung ương lần thứ 9 khoá VIH của Đảng nhận định: " Đội ngữ cán bộ khoa học có tâm huyết, có năng lực sáng

tạo, tiếp thu nhanh khoa học công nghệ mới nhưng chất lượng chưa cao, năng lực

thực hành còn yếu, thiếu nhiều chuyên gia giỏi" Theo đánh giá gần đây của cac cd quan chức năng thì nắm 1996, Việt Nam có 1,2 triệu công chức thuộc khối quản lý

Trang 12

154 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Đó là thực tế, là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả đào tạo trong nước

nói chung và đến việc đào tạo nguồn nhân lực KHKT cho công cuộc CNH-HDH đất nước nói riêng, gây hậu quả lâu dài đối với sự phát triển bền vững của xã hội

1.3 Thực trạng việc gửi LHS Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài `

'Từ năm 1951 (sau Chiến thắng Biên giới) đến nay, Đảng và Chính phủ ta đã

gửi LHS ra nước ngoài học tập Quá trình gửi LHS Việt Nam ra nước ngoài học tập,

nghiên cứu đến nay có thể chia làm 2 gla1 đoạn:

a Giai đoạn (rước năm 1990

Năm 1951, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đưa sang Liên Xô hơn 50 LHS học đại học Từ đó đến năm 1990, qua việc thực hiện các Hiệp định Văn hoá và Khoa học hàng năm với Liên xô (cũ) và các nước Đông Âu, Việt Nam đã gửi ra

nước ngoài khoảng 4000 LHS/năm để học tập, thực tập và nghiên cứu khoa học

Hầu hết được đào tạo chuyên môn sâu và có trình độ cao Riêng Liên Xô (cũ) đã đào |

tạo cho Việt Nam hơn 70.000 người Các nước Đông Âu đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 30.000 người Trong số chuyên gia được đào tạo tại Liên Xô cũ có 3.600 đạt

trình độ trên đại học (chiếm ð0% tổng số cán bộ trên đại học mà nước ngoài đào tạo

cho Việt Nam), 5.000 thực tập sinh khoa học (chiếm 70% tổng số), 21.000 sinh viên

đại học (55% tổng số), 5.900 cán bộ được nâng cao tay nghề; 800 giáo viên dạy nghề,

20.000 học sinh học nghề và 90 lượt cán bộ quan ly giao duc di bồi dưỡng nghiệp vụ 13 Nhờ đó, chúng ta đã có một đội ngũ trí thức khá hoàn chỉnh Dưới sự lãnh đạo cua Dang, bang những hoạt động của mình, họ đã góp phần vào sự nghiệp giải

phóng miễn Nam, thống nhất Tổ quốc và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước

trong những thập kỷ vừa qua Có được các thành công đó là do chúng ta tiến hành

há tốt từ khâu tuyển chọn, phân ngành nghề, bồi dưỡng ngoại ngữ (chung và chuyên ngành), quản lý quá trình học tập ở nước ngồi và phân phối cơng tác lúc về nước Bên cạnh đó, cũng còn một số hạn chế do cơ sở để xác định ngành nghề, điều

kiện sử dụng thành quả lao động vào phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

bị hạn chế, thiếu luận cứ khoa học được thiết lập trên cơ sở những định hướng về kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn của đất nước và có một số ngành KHKT đặc

biệt mà bạn không giúp đào tạo cho ta hoặc do ta không muốn gửi đào tạo ở nước

ngoài Tuy nhiên, bằng con đường này, các chuyên gia Việt Nam đã tiếp cận được

với nền KHKT thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, y học và cơ khí

Đây là một giai đoạn "hoàng kim" của Việt Nam trong việc gửi cán bộ ra nước ngoài

đào tạo Nhiều người được đào tạo ở nước ngồi về nước cơng tác đã đóng góp tích

cực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó một số người đã trở thành cán bộ lãnh

dao Dang va Nha nước, góp phần thực hiện thắng lợi cho công cuộc "Đổi mới" của

2 Nguồn: Báo cáo về nền kinh tế Việt Nam, , thang 12/1990 - Chương trình hợp tác giữa Uỷ ban Kế

Trang 13

“CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC” 155

đất nước, ổn định chính trị, phát triển đất nước Tuy nhiên, cũng có một số người

do ngành học chưa phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi của đất nước nên khi trở về, họ tạm thời không có việc làm và phải chuyển đi làm viêc khác - không đúng với chuyên môn mà minh da khổ công rèn luyện để có được Đó là một

trong những khiếm khuyết trong chính sách đào tạo ở nước ngoài trong thời kỳ này,

gây lãng phí cho Nhà nước và thiệt thòi đối với các nhà khoa học đã được bạn đào

tạo :

b Giai đoạn sau năm 1990

Sau khi Liên Xô tan rã và CNXH ở Đông Âu sụp đổ, việc gửi LHS ra nước ngoài

gặp khó khăn, giảm đột ngột về số lượng, bị động về ngành nghề Việc gửi LHS ra

nước ngoài đào tạo gặp khó khăn Đặc biệt từ năm 1991, tình hình thay đổi đột

ngột, các hiệp định văn hoá giáo dục giữa Việt Nam và các nước XHƠN trước đây

không còn nữa hoặc nếu còn thì việc thực hiện thiếu chu đáo Công tác gửi LHS đi

đào tạo nước ngoài gặp khó khăn Đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường,

bên cạnh những thành công của công cuộc Đổi mới, mặt trái của cơ chế thị trường

đã ảnh hưởng xấu đến công tác LHS ở nước ngoài Động cơ đi học nước ngoài của

một số LHS không còn rõ ràng Đền cạnh các hình thức du học đã có, vào những

năm đầu của thập ký 90 đã xuất hiện hình thức "du học tự túc" Đây là một hình

thức du học có triển vọng tốt và mới nảy sinh do chính sách xã hội hoá giáo dục đúng đắn của Đảng và Chính phủ Từ tháng 7/1992 đến nay đã có 10.000 LHS di du học tự túc ở nhiều nước trên thế giới, song cần phải nâng cao chất lượng du học tự túc hơn nữa Tổng số sinh viên và NCS đi đào tạo hàng năm ở nước ngoài từ 1990 đến 1998 = 9036 1400 : 350 1200 20 1000 —— Sinh viên ĐH £@ 800 ——NCS Sau ĐH = 600 ” 400 200 0 90 91 92 93 94 95° - 96 97 98 Nguồn: Vụ QHQT - Bộ GD&ĐT |

Biểu đồ 5: LHS VIỆT NAM ĐƯỢC ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 1990 - 1998

Từ đầu thập kỷ 90, do những thành công của công cuộc Đổi mới, kinh tế phát

triển, đời sống nhân dân được cải thiện và chính trị ổn định, các mối quan hệ quốc

tế ngày càng được mở rộng Cho đến nay, ngành GD&ĐT Việt Nam đã có quan hệ

Trang 14

156 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

hiện đang nhận nhiều LHS Việt Nam như Ôxtrâylia từ năm 1992 đã cấp cho ta từ 150 đến 200 học bổng dài hạn/năm, Ấn Độ từ năm 1976 nhận hơn 110 LHS/năm,

CHLB Nga từ năm 1991, Ueraina, Ba Lan và một số nước khác, nhờ vậy số LHS _

gửi ra nước ngoài đào tạo đã ngày càng tăng Biểu đồ 5 và 6 sẽ chỉ rõ tình hình gửi

LHS đi đào tạo ở nước ngồi 8000 + đ7331x 7000 3 7 6000 3 5000 + (14288 ges 4000 4 mere 3000+ _- 2000 + 8938 G950 00 a 0 :

Chau A’ Uc’, Niu- Tay Bắc .Đông Âu 'Bắc My, Chau Phi,

Di-Lan Au & SNG Canada Nam Mỹ { _—_N122 H46 Lf Khu vực địa lý Nguồn: Vụ QHQT- Bộ GD&ĐT

Biểu đồ 8: PHÂN BỐ LHS VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI THEO KHU VUC DIA LY, 1987-1997

2 YEU CAU NGUON NHAN LUC CUA CNH-HDH VA NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHKT CỦA CÁC BỘ, NGÀNH TRONG CẢ NƯỚC

_ 2.1 Yêu cầu nguồn nhân lực của công cuộc CNH- HĐH đất nước

a Về cơ cấu

Trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phải có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu,

trong đó đặc biệt chú ý tới: :

- Đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao (đầu ngành) trong các

trường đại học, cao đẳng;

_- Dao tao nguồn nhân lực cho R&D (nghiên cứu và triển khai) trong các viện nghiên cứu đầu ngành, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và công nghệ cao;

- Đào tạo nguồn nhân lực KHKT cho khu vực sản xuất, doanh nghiệp và dịch

vụ;

-_ Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, KH&CN;

- - Đào tạo lao động kỹ thuật cao

b Về chất lượng

Theo dự tính, đến năm 2020, GDP của nước ta sẽ tăng 8-10 lần và muốn đạt

được điều đó phải phát triển mạnh các lĩnh vực sau:

Trang 15

“CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NUGC : MUC TIEU, NOI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC” 157

- Điện khí hóa co ban;

- Cosé vat chat - k¥ thuat hién dai Các cán bộ KH&CN cần phải: - Có khả năng nắm bắt được nhiều thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng KH&CN; - Đủ sức cung cấp luận cứ cho viéc hoach dinh chinh sách, chiến lược và quy hoạch phát triển Cụ thể là đào tạo:

Đội ngũ cán bộ KHKT đạt trình độ cao so với khu vực và thế giới, đảm bảo tiểm lực sáng tạo công nghệ, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tiếp thu,

đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và

dịch vụ của đất nước |

Đội ngũ cán bộ KHXH&NV có trình độ cao, đủ năng lực để giải quyết những

vấn đề đặt ra trong quá trình CNH-HĐH đất nước, nghiên cứu cung cấp các

luận cứ khoa học cho quá trình đổi mới toàn diện, hoạch định đường lối, chủ

trương chính sách, kế hoạch phát triển của các cấp lãnh đạo từ cấp quốc gia đến các ngành, các địa phương

- Đội ngũ cân bộ KHKT có năng lực nội sinh tiềm tàng, r nắm được e các thông tin mới nhất về KHET, kinh tế - xã "hội để thực hiện các dự báo chiến lược; nắm bắt xu thế phát triển của thế giới và khu vực tới năm 2020 Đưa nền

kinh tế - xã hội Việt Nam tiến lên trong bối cảnh đầy biến động của khu vực

và thế giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, KHKT

Thực hiện tốt việc hội nhập, trước hết là vào khu vực, sau đó là vào nền

"kinh tế toàn cầu", mà khơng phụ thuộc nước ngồi

c Về số lượng :

Hién nay, Nha nước đã có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho những năm 2010 và 2020, mà theo đó số lượng đội ngũ cán bộ KH&KT tăng ít nhất 5-7 1An so với hiện nay, nhằm đáp ứng nhu câu về nguồn nhân lực cho việc:

-_ Phát triển 7 vùng kinh tế;

-_ Xây dựng gần 60 khu công nghiệp;

- Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho 2 khu công nghệ cao tại Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh và gần 30 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các trường đại học,

các viện nghiên cứu đầu ngành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Việc thực thi các ý đổ chiến lược trên có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực với chất

Trang 16

| _:158 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

|

"Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục, Bộ

GD&ĐT, thì số lượng cán bộ KHKT đến năm 2020 phải tăng ít nhất 5-7 lần so với

hiện nay và phân bế theo ngành nghề như sau:

_.: Bảng 9: SỐ LIỆU DỰ BÁO VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2020

Dân số (triệu người ) 74 82 ~ 95 | 110

Lao động (triệu người) 40 45 52 60 | DP/người (USD) 270 - 396 855 1.963 Lao động (triệu người), trong đó : 40 45 52 60 , Nông nghiệp (%) 72 45 ` 25 13 | Công nghiệp (%) 16 20 25 ` 27 | Dich vu (%) | 12 35 50 - 60 Đại học, Cao đẳng ( triệu ngừời) 6.930 7.680 6.900 10.310 L Nhân lực có trình độ cao “ Cán bộ KHKT/1000 dân : 11 15 25 50 'Cán bộ NC về KHKT/1000 dân 14- 5 10 20 Số lao động cần đào tạo trung bình hàng | năm, trong đó : Nồng nghiệp (nghìn người) 70 | 810: 780 755 | Công nghiệp (nghìn người) s 154 400 325 630 | Dịchvụ — (nghìn người) 320 | 790 1.820 3.240 | Tổng số đào tạo qua các hình thức chính quy _ 391 666 _ 948 1,542 trung bình hàng năm (nghìn)

" Nguồn: Bộ GD&ĐT, thang 10/1995

J Nhìn vào Bảng 9 ta thấy, theo dự báo, đến năm 2020, số lao động cần được đào

⁄ tạo là 4.625 nghìn người; trong đó, 755 nghìn người trong nông nghiệp, 630 nghìn người trong công nghiệp và 3.240 nghìn người trong các ngành dịch vụ Đây là một

yêu cầu lớn, vì hiện nay, chúng ta đang đứng trước một thực tế khó khăn là có đến

hơn 300 chuyên ngành kỹ thuật ta chưa đào tạo được hoặc đào tạo được nhưng chưa

Trang 17

Fe

“CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC : MỤC TIỂU, NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG THỨC” 159

Trước thực tế phát triển mạnh mẽ của cuộc cach mang KHKT, truéc xu hướng

công nghiệp hố tồn cầu, sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia, sự cạnh tranh

ngày càng khốc liệt về sản xuất và cung cấp hàng hoá, việc cần thiết phải phát huy

tối đa nội lực và hợp tác quốc tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lại càng trở nên quan trọng Để đạt được các mục tiêu đã đề ra thì ngay từ bây giờ, Nhà nước cần có một chính sách đầu tư cho phát triển KH-CN mot cách hợp lý Đó là đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng có trình độ cao và đội ngũ công nhân lành nghề đủ mạnh để có khả năng tiếp nhận, đồng hoá, ứng dụng, làm chủ trong phát triển công nghệ hiện

đại; nghĩa là đào tạo được các nhà khoa học, kỹ sư và kỹ thuật viên cao cấp Kinh

nghiệm quốc tế cho thấy, đội ngũ này ban đầu chủ yếu được đào tạo ở các nước có công nghệ tiên tiến

Cùng với việc đào tạo chuyên gia KHẾT, phải coi trọng việc đào tạo những

người lãnh đạo, vì dù công nghệ cao đến đâu cũng chỉ là "phần cứng" Một đội ngũ

các nhà quản lý giỏi mới là "phần mềm" để tối ưu hoá quá trình CNH-HĐH đất nước Có như vậy, chúng ta mới có thể phát triển kinh tế và xã hội một cách nhanh

chóng và bền vững

2.2 Nhu cau dao tạo cán bộ KHKT trình, độ cao tại các cơ sở nước ngoài

đến nam 2005 bang ngân sách nhà nước

Ở nước nào cũng vậy, cán bộ KHKT chủ yếu được đào tạo ở trong nước và chỉ có

một tỷ lệ nhỏ được đào tạo ở nước ngoài Mặc dù vậy, số ï chuyên gia KHEKT được đào tạo ở nước ngoài về đóng vai trò rất quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội cùng với các chuyên gia được đào tạo trong nước, vì những người đi du học về mang theo

_ những kiến thức và kỹ năng về KHẾT hiện đại và những tỉnh hoa của các nền văn

hoá khác trên thế giới

| Việc đào tạo cán bộ KHT ở nước ngoài được thực hiện theo nhiều phương thức

khác nhau: bằng ngân sách nhà nước, bằng học bổng do nước ngoài cấp hoặc vay

vốn nước ngoài, du học tự túc, hợp tác song phương giữa các đại học trong nước và

nước ngoài, đào tạo kiểu "sandwich", đào tạo theo các dự án quốc tế,

Qua số liệu thu nhận được, ta thấy, từ 1999 đến năm 2005, chỉ mới xét yêu cầu của 23 bộ, ngành mà chúng ta đã phải đào tạo ở nước ngoài 2553 TS, 4740 thạc sĩ,

2337 cử nhân và gửi ra nước ngoài 6691 thực tập sinh sau đại học Nếu so với yêu

cầu về nguồn nhân lực được nêu trong chiến lược phát triển GD-ĐT đến năm 2020 của Bộ GD&ĐT (Bảng 9), thì con số này mới chỉ bằng khoảng 3% số lượng cán bộ

KHKT mà Nhà nước cần đào tạo Như vậy, còn 97% số lượng cán bộ KHKT cần cho

Trang 18

160 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

| Bang 10: TONG HOP NHU CẦU GỬI CÁN BỘ KHKT ĐI ĐÀO TẠO Ở CÁC CƠ SỞ NƯỚC NGOÀI CỦA 23 BỘ/ NGÀNH TRONG THỜI GIAN 1999-2005 BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TS: Thạc si Đại học Thực tập, khảo sát Nguồn: do _23 bộ, ngành cung cấp

3 KINH NGHIEM GUI LHS DI DAO TAO Ở NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM VẢ NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC, HÀN QUỐC

Hầu hết các nước trên thế giới, nhất là các nước nghèo, muốn phát triển nhanh

thì phải có một đội ngũ cán bộ KHKT mạnh Việc xây dựng đội ngũ cán bộ KHKT không thể chỉ tự mình làm được mà phải tranh thủ và hợp tác với các nước phát

triển để rút ngắn quá trình nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tạo nhanh các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp cho thị trường trong nước và thế giới Chúng ta

cần tham khảo kinh nghiệm gửi LHS đi du học nước ngoài của một số nước quanh _ ta như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, những nước đã làm tốt vấn đề

này | :

3.1 Kinh nghiệm của Việt Nam

Từ nhiều thế kỷ nay, người Việt Nam ta đã có truyền thống trọng dụng nhân tài như Bia Văn Miếu đã viết: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" (Bia Văn Miếu -

1442) Để có hiển tài, ông cha ta cũng là những người biết "tầm sư học đạo" và với các mục tiêu khác nhau, từ rất sớm đã chọn người tài đưa ra nước ngoài học tập, để về góp phần xây dựng, trị vì và bảo vệ đất nước | |

-_ Thời Pháp thuộc, con em của các gia đình có thế lực và một số học sinh Việt Nam giỏi đã được gửi sang Pháp du học Năm 1859, Nguyễn Trường Tộ; năm

1863, Phạm Phú Thứ đã đi du học tại Pháp; năm 1868, Trần Dinh Tuc sang

Hương Cảng: Bùi Viện sang Mỹ, để tìm đường mở cửa duy tân đất nước nhưng không thành Một số tổ chức hoặc cá nhân khác cũng đã tìm đường ra nước ngoài học tập để về xây dựng đất nước Vào những năm đầu thế kỷ 20,

Trang 19

“CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC : MỤC TIÊU, NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG THỨC” 181

ngoài học tập, trong đó có 200 thanh niên yêu nước Việt Nam đã sang Nhật học tập (phong trào Đông du của cụ Phan Bội Châu) Đặc biệt, năm 1911 Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã rời cảng Nhà Rồng ra nước ngoài học tập để tìm đường cứu nước và tiếp đó mở đường cho nhiều thanh niên yêu nước Việt Nam tìm đường du học để sau này họ đã trở thành

các nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và nhân dân ta như Trần Phú, Lê Hồng

Phong Cùng với các chiến sĩ cách mạng, một đội ngũ trí thức cũng ra nước

ngoài học tập đã trở về nước phục vụ kháng chiến như các giáo sư Trần Đại

Nghĩa, Nguyễn Văn Huyén, Ta Quang Bửu, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Lương Định Của, và đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Từ năm 1951 đến nay, chúng ta cũng hiên tục gửi hang chuc igan LHS sang hoc tập tại Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các nước XHCN Những cán bộ KHKT này khi trở về nước đã góp phần quan trọng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và thực hiện thành công công

cuộc đổi mới kinh tế trong gần 15 năm qua, nang cao hơn vị thế Việt Nam

trên trường quốc tế

-_ Bên cạnh việc cử LHS ra nước ngoài học tập, hàng năm, chúng ta còn đón nhận hàng trăm chuyên gia nước ngoài từ Liên Xô (cũ), các nước XHCN và một số nước khác vào hỗ trợ giảng dạy, NCKH, trao đổi kinh nghiệm đào tạo, NCKH và triển khai công nghệ ở các trưởng đại học, viện NCEH và các

cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Đã nhập nhiều tài liệu, sách báo KHẾT nước ngoài vào Việt Nam, trong đó

một số sách quý đã được dịch ra tiếng Việt cho nhiều người sử dụng

-_ Với sự giúp đỡ của các đối tác quốc tế, chúng ta đã xây dựng được một số cơ

sở đào tạo lớn như ĐHBK Hà Nội, Viện Khoa học Việt Nam, đã xây dựng

từng phần một số trường trung học, trường dạy nghề, sư phạm dạy nghề và

sau này một số trung tâm đào tạo quốc tế như Trung tâm AITCV, ITIMS, Trung tâm Pháp - Việt đào tạo quản lý ,v.V để góp phần đào tạo đội ngũ

cán bộ KHKT và nghiên cứu giải quyết những vấn đề cấp bách cho công cuộc

A ` A a ^“

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

3.2 Kinh nghiệm gửi Lưu học sinh đi học nước ngoài của Nhật Bản, Trung

Quốc và Hàn Quốc | 7

e Nhật Bản

Cách đây 127 năm, Đất nước được mệnh danh "xứ mặt trời mọc" đã có một cuộc

"xuất dương" dé réi sau 15 nam da cach tan được đất nước Nhật Ngay từ năm

1872, triéu đình Nhật đã cử Hữu đại thần Iwakura Tomoni, 47 tuổi với cương vị

Đại sứ dẫn đầu một phái đoàn gồm 48 người, trong đó 4 phó sứ (Tham nghĩ Kido

Takayoshi sau 1a Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Tài chính Okubo Tokayoshi sau _ này là Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Công nghiệp lto Hirobumi sau là Thủ tướng, rồi

Trang 20

162 DAI HOC QUOC GIA HA NOI: KY YEU HO! THAO KHOA HỌC

chủ tịch cơ mật viện, Thứ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao sau thành nghị viên), số

còn lại là trí thức tiên tiến và tuổi bình quân của đoàn là 30 Cùng đi với đoàn còn

cé 54 LHS trong đó có ð-nữ, sau này họ được gửi lại học tại Mỹ Đoàn đi thăm 12 nước Châu Mỹ, châu Âu trong 1 năm 10 tháng (nước ở lâu nhất là Mỹ-205 ngày và ít nhất là Đan Mạch-ð ngày) Sau cuộc khảo sát nói trên, từ sứ giả, họ đã trở thành

học giả và cuối cùng trở thành những nhà chính trị và góp phần xây dựng sự nghiệp CNH&HĐH đất nước này

Theo đề nghị của đoàn, Chính quyền Minh trị bắt đầu tuyển dụng các chuyên viên ngoạ1 quốc một cách có hệ thống Cùng với việc thuê người nước ngoài vào dạy,

gửi sinh viên đi du học, Nhật Bản đã tiến hành nhập khẩu máy móc và thiết bị kỹ

thuật hiện đại của phương Tây; trả lương cao cho chuyên viên nước ngoài để khai

thác chất xám của họ (Năm 1875, Nhật Bản đã thuê 527 người nước ngoài, trong

đó có 205 người là cố vấn kỹ thuật, 144 người là giáo viên, 69 người là nhà quản lý _và hành chính, 36 người là thợ lành nghề Lương của họ cao ngang với lương của Bộ

trưởng Chính phủ)

Song song với việc mời chuyên gia, số sinh viên được cử ra nước ngoài cũng

tăng vọt Năm 1873 có 373 sinh viên Nhật đi du, học ở các nước phương Tây Hai nước có nhiều sinh viên Nhật du học nhiều nhất là Hoa Kỳ và Anh Để có điều kiện cập nhật thông tin từ các nước phát triển, bên cạnh việc mở hàng loạt cơ sở dạy tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, Chính phủ Nhật còn khuyến khích việc dịch sách và tài liệu khoa học từ tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật để làm tài liệu tham khảo Chỉ tính riêng trong lĩnh vực KHXH, nam 1890 đã cho dịch 633 cuốn sách

(Anh 227 cuốn, Pháp 184, Mỹ 94, Đức 80, ) :

- Thành công của người Nhật là tập hợp được những người có tài năng và nhiệt huyết vào ban lãnh đạo Sự kết hợp tài tình giữa những người trong chính quyền và ngoài chính quyền Trong khi làm việc, họ đã chuẩn bị người kế tiếp sự nghiệp của

mình, đó là những LHS được đào tạo từ nước ngoài và là những người then chốt trong cuộc canh tân Nhật Bản

Thành công của Nhật còn là thành công về "chiến lược con người" để tạo thế

cân bằng và phát triển, tạo ra khả năng canh tân cho nước Nhật Họ đã thành công

trong việc: đưa ra nước ngoài một tập thể gồm những lãnh đạo, những trí thức trẻ (tuổi trung bình 30), đầy năng động, nhiệt tình, khao khát học hỏi Phái đoàn Nhật Bản nói trên cũng phải cam chịu một số thất bại bước đầu trong lĩnh vực ngoại giao và chính thất bại ban đầu này đã làm cho nước Nhật nhận ra: "Muốn bình đẳng trên trưởng quốc tế, bản thân mình phải có nội lực mạnh" Đây là bài học quý không phải chỉ cho nước Nhật thời đó mà còn cho cả các nước đang phát triển trên

thế giới ngày nay

Tính thức thời, nhạy bén và thực tế của người Nhật trước những trào lưu quốc tế mới và thái độ tham học hỏi của họ là một trong những nguyên nhân thành công của Nhật Bản Họ đến phương Tây không phải để ngắm nhìn, mà họ muốn đem về

Trang 21

“CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA BAT NƯỚC : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC” 163

đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu cùng với một loạt hiệp ước bất bình

đẳng trở thành một nước Nhật Bản phát triển hùng mạnh chính là nguyên nhân

thành công của các nhà canh tân Nhật Bản Việc cử người tài ra nước ngoài học tập,

nghiên cứu vẫn luôn luôn là cứu cánh trong đào tạo cán bộ KHKT có trình đô cao

của Nhật Bản Ngày nay, vẫn có hàng loạt người Nhật ra nước ngoài học tập, nghiên cứu, nhiều nhất vẫn là ở Mỹ và các nước phát triển khác Có lẽ đây là một

bài học cho các nước nghèo muốn trở thành nước phát triển, trong đó có Việt Nam

Tất nhiên, mỗi nước phải biết chính xác điểm xuất phát và hành trang của mình

thì mới chọn được con đường đúng đắn nhất

se Trung Quốc | ¬

Trong thời kỳ từ Cách mạng Văn hoá đến năm 1977, Trung Quốc hầu như

không gửi LHS ra nước ngoài học tập Từ năm 1978, thực hiện chủ trương mở cửa của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã gửi LHS ra nước ngoài học tập theo nhiều con

đường khác nhau: | | ` |

1 Theo hiệp định Chính phủ; |

2 Thông qua hợp tác song phương giữa các đại học, viện nghiên cứu KHKT,

các tỉnh với nước ngoài và bằng kinh phí cơ sở; | 3 Bằng kinh phí tự túc của cá nhân và doanh nghiệp

"Theo con đường thứ nhất, mỗi năm, Trung Quốc gửi khoảng 3000 - 4000 người

sang học tại Mỹ, Nhật, Đức, Úc, Pháp, CHLB Nga, Trong 28 năm qua, tính đến

năm 1998, Trung Quốc đã gửi 300.000 LHS đi du.học (một phần ba bằng học bổng

nhà nước, một phần ba bằng du học tự túc và một phần ba bằng cách tự xin học bổng nước ngoài) và đã có hơn 80.000 người trở về nước phục vụ Năm 1999, chỉ tiêu

tuyển LHS bằng học bổng nhà nước của Trung Quốc là 2300 người Chính sách của Trung Quốc là tất cả mọi công dân Trung Quốc, nếu có đủ những điều kiện yêu cầu

của "Quy định tuyển chon người đi du học bằng hoé béng Nhà nước", đều có thé nộp đơn xin học bổng "lựu học" theo trình tự và cách làm được hướng dẫn cụ thể Chính sách bhuyến bhích/du học của CHND Trung Hoa được gói gọn trong 12 chit "chi tri lưu học, cổ lệ hồi quốc, lai bhứ tự do", tạm dich là "ủng hộ lưu học, động uiên vé

nuéc, di vé tu do” Gan day, Trung Quéc cé chit trương quản ly chặt chẽ hon đối với những người đi học theo học bổng chính thức của chính phủ (cả trung ương và địa phương) Người được Nhà nước cử đi học phải ký hợp đồng cam kết sau khi tốt nghiệp về nước phục vụ và có 2 người bảo lãnh Nếu LH5 đó không về nước thì hai người bảo lãnh phải đứng ra trả nợ thay Chính sách này không áp dụng cho

những LHS đi du học tự túc hoặc tự xin được học bổng nước ngoài

Trung Quốc dự định sẽ dành hẳn một khoản ngân sách của TƯ để thành lập

Trang 22

164 | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Để theo dõi và thực hiện kế hoạch đưa LHS ra nước ngoài đào tạo, Chính phủ

Trung Quốc đã thành lập các cơ quan quản lý nhà nước như sau:

Uỷ ban Giáo dục Nhà nước là cơ quan của Quốc vụ viện có trách nhiệm quản lý

thống nhất việc tuyển chọn, quản lí và sử dụng LHS khi họ về nước đối với những người đi theo diện (1) Uỷ ban lo chuẩn bị tốt về nhân sự, ngoại ngữ, sức khoẻ, để cương nghiên cứu cho LHS và yêu cầu các LHŠ phải liên hệ thường xuyên với đại

sứ quán (hầu hết các đại sứ quán Trung Quốc tại những nước có LH5 đều có cần bộ của Uy ban Giáo dục Nhà nước theo đõi công tác này) Ở những nước có học bổng thấp, Chính phủ Trung Quốc có trợ cấp thêm (thí dụ ở Việt Nam, sinh viên Trung

Quốc: cũng như các sinh viên nước ngoài khác được học bổng 500.000 VNĐ/tháng

thì qua đại sứ quán, mỗi người được cấp thêm 100USD/thang)

e Han Quéc

Từ 1910- 1945, Hàn Quốc bi Nhat Ban théng tri, dén nam 1945 thi giành được - độc lập “Từ 1945- 1950, Han Quéc hau nhu không có cơ sở công nghiệp, sự hỗ trợ của nước ngoài: chủ yếu là hàng tiêu dùng và đóng góp không đáng kể cho phát triển công nghệ Thời s: này, Hàn Quoc cl chi cé 6 khoang 100 nha khoa hoc dude dao

tao ở nước ngoài =

Trong thời gian chiến tranh 1950- 1953, Hàn Quốc còn rất lạc hậu về KHKT Chỉ từ những năm 60, cùng với việc xây dựng các kế hoạch ð năm phát triển kinh

_tế, việc tăng cường năng lực KH&CN quốc gia mới trở thành mối quan tâm hàng

_đầu của Chính phủ Từ 1960-1970, Hàn Quốc ưu tiên phát triển các ngành công nghệ tiên tiến, đó là những ngành cần nhiều vốn và có hàm lượng chất xám cao Nguồn tài nguyên duy nhất của Hàn Quốc là nguồn lực con người, mà quan trọng |

hơn, đó là niềm tin vào khả năng thu hồi vốn cao trong tương lai mà giáo dục có thể

mang lại Đến năm 1966, Hàn Quốc nhận thấy phải tăng cường nguồn nhân lực

công nghệ, năng lực nghiên cứu và triển khai để có thể khai thác công nghệ của nước ngoài Nhiều nhà khoa học và kỹ sư được đào tạo và làm việc tại các nước tiên

tiến đã được kêu gọi trở về nước với các điều kiện làm việc hấp dẫn

Cùng với việc cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, năm 1993, Hàn Quốc đã xây

dựng thành phố khoa học Daedak để thu hút nhiều viện nghiên cứu (kể cả viện tư nhân) Đây là cơ sở để phát triển hợp tác giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học và các cơ sở công nghiệp Nhờ vậy, vào đầu những năm 90, Hàn Quốc đã xây dựng được những ngành công nghiệp dựa vào công nghệ mới có khả năng cạnh

ttanh quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, NXB Chính

trị Quốc gia, 1997 `

Trang 23

“CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC : MỤC TIÊU, NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG THỨC” 10 11 12 13 14 1ã 16 17 165 Bai phat biểu của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại buổi làm việc với Bộ Khoa học, Côn nghệ và Môi trường ngày 10/4/1999, đăng trên Báo Nhân dan, ngay 11/4/1999 |” 5

Đề án "Đào tạo cán bộ KHKT tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước", Bộ

GD&DT, 1999-2000 ii

Kỷ yếu "Hội nghị công tác quan hệ quốc tế ngành giáo dục và đào tạo", Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ GD&ĐT, tháng 2/1998

Việt Nam - nghiên cứu tài chính cho giáo dục, Ngân hàng Thế giới, tháng 10/1996

Báo cáo về nền kinh tế Việt Nam, Chương trình Hợp tác giữa Uỷ ban Kế hoạch Nhà

nước và Chương trình Phát triển của Liên hợp Quốc (UNDP), tháng 12/1990

Quan hệ giữa phát triển KH&CN với phát triển kinh tế - xã hội trong cơng nghiệp hố và hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1999

Kỷ yếu Hội nghị chuyên đề về giáo dục đại học Việt Nam, Xuân Giáp Tuất, Bộ GD&ĐT

- Ban Việt kiểu Trung ương, tháng 2/1994

Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010, Ban soạn thảo chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, Bộ GD&ĐT, tháng 7/1999

Định hướng chiến lược phát triển các công nghệ ưu tiên trong lĩnh vực điện tử - tin học

- viễn thông, Chương trình Điện tử - Tin học - Viên thông, Mã số KHCN.01, Bộ Khoa

học, Công nghệ và Môi trường, tháng 6/1998

Báo cáo tóm tất về chiến lược phát triển khoa học công nghệ tự động hoá ở Việt Nam, Viện Điện tử - Tim học - Tu động hố, Bộ Khoa học, Cơng nghệ và Môi trường, tháng

4/1998 - | oo

Chién luge phat trién céng nghé vat liéu tién tiến ở Việt Nam đến năm 2020, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường,

tháng 10/1998 ï | Bo

Chiến lược phát triển công nghệ sinh học Việt Nam đến năm 2020, Chương trình Công

nghệ Đình học Quốc gia, Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường, tháng 8/1998

Số liệu Thống kê Giáo dục các trường đại học-cao đẳng năm học 1998-1999, Trung tâm Thông tin Quản.lý Giáo dục, Bộ GD&ĐT, tháng 4/ 1999 ˆ |

Ngày đăng: 31/05/2022, 05:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w