1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu "Cuộc chiến tranh Việt Nam" ở Mỹ trong những năm cuối thế kỷ X...

5 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TÌM HIỂU MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU "CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM" Ở MỸ TRONG

NHUNG NAM CUOI THE KY XX-DAU THE KY XXI

uộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, nếu chỉ tính từ cuối năm 1960, khi có chừng 900 cố vấn Mỹ ở miền Nam (1) đến lúc người lính Mỹ cuối cùng rút khói Việt Nam (tháng 2-1978) kéo dài

trong khoảng 13 năm 2 tháng Cho đến nay, đây là cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ (Cuộc chiến tranh Mỹ giành Mêhicô 1846-1848 - diễn ra 3 năm 6

tháng: Cuộc nội chiến 1861-1865 - 3 năm 11 tháng; Chiến tranh thế giới thứ Nhất

1914-1918 thời gian là I1 năm 7 thắng:

Chiến tranh thế giới thứ Hai 1939-1945,

Mỹ tham chiến 3 năm 8 tháng: Chiến tranh Triểu Tiên kéo dài 3 năm (1950-1953),

Cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1991), Côsôvô (năm 1999) và Chiến tranh Irắc (2008)

cũng chỉ trong một thời gian ngắn) Thực

ra, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở

Việt Nam phải tính từ 1954 (không kể thời

gian Àfÿ can thiệp vào Đông Dương 1950-

1954) đến lúc miến Nam được hoàn toàn giải phóng (30-4-1978)

"Từ lâu nay, giới sử học phương Tây

thường dùng cụm từ "Chiến tranh Đông

Dương lần thứ nhất (1946-1954)" và "Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1965-

1973)", hay "Chiến tranh Đông Dương", "Chiến tranh Việt Nam" thay cho cụm từ

BUI THI THU HA’

"Chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp",

"Chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ" 6 Việt Nam, hay "Cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam"

(và Lào, Campuchia) và "Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" của nhân dân Việt

Nam Sử dụng các khái niệm này, giới sử học phương Tây muốn xoá ranh giới giữa chiến tranh phi nghĩa và chính nghĩa, giữa

chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến

tranh xâm lược Hơn nữa, mốc thời gian các cuộc chiến tranh mà họ nêu ra cũng ẩn một ý không đúng: cuộc chiến tranh xâm

lược của Pháp ở Việt Nam không phải bắt

đầu từ khi nổ ra cuộc kháng chiến toàn

quốc năm 1946 mà đã mở dầu từ 23-9- 1945, khi thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ Chiến tranh xâm lược của Mỹ không phải khởi đầu từ lúc quân viễn chính My trực tiếp chiến đấu ở Việt Nam (1965) và

chấm dứt khi "Mỹ cút" (1973) mà kéo dài từ 1954 đến 1975, vì sau 1973 âm mưu, kế

hoạch "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ vẫn còn tiếp diễn đến lúc "nguy nhào",

Việc dùng khái niệm, giải thích như thế

nào, các nhà cầm quyền Mỹ vẫn không che

đậy được tính chất của cuộc chiến tranh, tội

ác đã gây ra ở Việt Nam và tác động của nó đến xã hội Mỹ Ngay trong thời gian Mỹ

Trang 2

70 Đghiên cứu Lịch sử số 3.2004

tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đã có không ít công trình nghiên cứu lên tiếng tố cáo âm mưu, tội ác của chủ nghĩa

đế quốc Mỹ Vì vậy, nhiều vấn để về cuộc

chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam dược dư luận Mỹ quan tâm, đòi hỏi được làm sang

tỏ Do đó việc nghiên cứu về Việt Nam và

"Chiến tranh Việt Nam" được đẩy mạnh

Chỉ trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế ký XXI chúng tôi đã tiếp cận hàng chục cuốn sách xuất bẩn ở Mỹ nói về chiến tranh Việt Nam Nếu các sách xuất bản

trong thời gian Mỹ xâm lược Việt Nam

nặng về trình bày chiến sự phong trào phan chiến thì những công trình xuất bản sau chiến tranh lại được nghiên cứu

sâu hơn tìm hiểu một cách toàn diện hơn về Việt Nam trên các lĩnh vực lịch sử, văn hoá xã hội mà những nhà hoạt dộng chính trị ngoại giao quân sự của Mỹ trước đây hiểu biết khá hời họợt

Nội dung những cuốn sách mà chúng tôi

được tiếp cận xuất bản trong những năm

gần dây, bao quát nhiều mặt: những tri thức phổ thông về lịch sử - văn hoá Việt

Nam, về chiến tranh Việt Nam, về tác động của chiến tranh Việt Nam đến xã hội Mỹ

Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ thông tin ngắn gọn nội dung những vấn đề nêu trên qua một số sách xuất bản trong những thập kỷ gần dây Bai viết cũng giới

hạn ở việc nêu một số kết quả nghiên cứu nhìn nhận về cuộc chiến tranh của Mỹ ở

Việt Nam

Trước hết chúng ta phải kể đến công

trình "Dictionary of the Vietnam War (Webster's New World, New York, 1999)

Thông qua trình bày nội dung 1.500

mục từ, sách cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết ngắn gọn, súc tích:

- Những nét chủ yếu về lịch sử Việt Nam

và các nước Campuchia, Lào, Thái Lan

- Chế độ thuộc địa của Pháp ở Việt Nam

- Lịch sử chính trị và quân sự của "Việt

Nam cộng hoà" tức "Chính quyền Sài Gòn"

và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ

sau Chiến tranh thế giới thứ Hai

- Lịch sử quân sự và ngoại giao của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam

- Những nhân vật nổi bật người Mỹ và

Việt Nam đã tham gia chiến tranh

- Chính sách của Mỹ và phong trào

chống chiến tranh xâm lược Việt Nam

trong nước Mỹ

- Hậu quả của chiến tranh xâm lược Việt Nam đối với xã hội Mỹ

Công trình dược biên soạn dựa vào "Encyclopedia of the Vietnam War", xuất ban nim 1996, song ngan gon va mang tinh phé cap hon

Các tác giả sách cố gắng giữ một thái độ

khách quan không bình luận, lý giải mà để

độc giả "tự rút ra kết luận tự tìm ra mối

quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả của

các sự kiện" Đây là một ý tưởng tốt, song rõ ràng là trong xã hội có giai cấp "không

thể có một khoa học xã hội vô tư" (2) Trên thực tế trong mục từ "Sự biện uịnh Bắc Bộ"

(Gulf of Tonkin Incidents) cac tac gia viết: "Những trận đánh diễn ra vào ngày 2 và 4 tháng 8-1964 ở vịnh Bắc Bộ ngoài khơi bờ

biển Bắc Việt Nam Ngày 2 tháng 8 khu trục hạm Maddox của Mỹ tiến hành một cách bí mật việc thu thập tin tức tình báo

theo diệp vụ Desote (3) đã báo cáo bị tầu phóng ngư lôi Bắc Việt Nam bắn ở hải phận quốc tế Ngày 4 tháng 8, tàu Maddox và các khu trục hạm khác của Mỹ, như tàu

C Turner Joy tũng báo cáo về cuộc tấn

công thứ hai Những viên chỉ huy hải quân Mỹ báo cáo với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ

Trang 3

Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu 71

chính xác nên khó mà khẳng định rằng có

những cuộc tấn công như vậy Tuy vậy

Tổng thống Johnson vẫn ra lệnh giáng đòn

trả đũa bằng không quân đánh phá căn cứ

tàu phóng ngư lôi và kho chứa xăng dầu của

Bắc Việt Cuộc xung đột dẫn tới việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về vịnh Bắc Bộ, cho phép Tổng thống Johnson được quyển tiến hành chiến tranh với Việt Nam (4)

Qua nội dung mục từ, tác giả đã nêu

được một số chi tiết để làm sáng tỏ hơn "Sự kiện vịnh Bắc Bộ", song vẫn chưa nói hết

sự thật, vạch rõ âm mưu xâm lược Việt

Nam của những nhà cầm quyền Mỹ Về

điều này, cuốn "The World History" (1987),

sách giáo khoa Lịch sử trường phổ thống viết: " tháng 8-1964 Johnson tố cáo Bắc

Việt Nam tấn công các tàu chiến Mỹ ở vịnh Bắc Bộ Lập tức, từ 1964 đã nảy sinh sự ngờ vực lớn về tính chân thật của những

luận điệu như vậy Báo cáo của các sĩ quan

hai quan về những sự kiện xảy ra rất trái ngược nhau; mấy tháng sau Johnson da nói: "Tất cả những gì mà tôi đã biết thì hải quân của chúng tôi chỉ bắn vào những con cá voi ngoài ấy"

Dù "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" có đúng hay không thì nó cũng đem lại cho jJohnson

quyền lực mà ông ta mong muốn để thuyết phục dư luận Mỹ về sự tấn công của Bắc

Việt Nam Ngày 7 tháng 8 năm 1964, một

nghị quyết được đệ trình, theo đó cho phép Tổng thống có quyền sử dụng bất cứ hành động nào, kể cả việc sử dụng vũ lực chống lại Bắc Việt Nam Và, Nghị quyết về "Vịnh Bắc Bộ" đã được thông qua ở Thượng viện với 88 phiếu thuận và 2 phiếu trắng, ở Hạ viện với 416 phiếu

thuận và 2 phiếu trắng (6)

Qua dẫn chứng trên, chúng tôi muốn

nhấn mạnh rằng việc nhận thức đúng,

khách quan một sự kiện lịch sử phụ thuộc

vào nhiều yếu tố: trình độ, quan điểm nhận thức, phương tiện, điều kiện nhận thức Dù sho, cũng có thể nhận thấy rằng, các nhà nghiên cứu Mỹ cũng dần dần có ý thức làm cho nhân dân Mỹ hiểu đúng về nguyên nhân, bản chất chiến tranh xâm lược của nhà cầm quyền Mỹ tại Việt Nam

Do yêu cầu muốn nghiên cứu sâu hơn cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam nên từ những năm 1990 số lượng các công trình theo chủ để này ngày một nhiều Cuốn

"Vietnam and the United States: Origins

and Legacy of War" cua Gary R Hess (1990) va "The Vietnam Wars 1945-1990" cua Marilyn B Yoong (1992) ở một mức độ nhất

định đã nêu được nguyên nhân nào Mỹ đã

can thiệp rồi trực tiếp tiến hành chiến tranh ở Việt Nam Đó là mưu đồ làm bá chủ, ngăn chặn "làn sóng đỏ" trên thế giới và thực hiện học thuyết đôminô Song đế quốc Mỹ ngày

càng dính líu sâu vào Việt Nam, càng bị sa

lầy vào chiến tranh xâm lược, càng gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề Cuốn "Tonhin

Gulf and the Escalation of the Vietnam War" của Edwin Z Moise đã phanh phui những

"ý đồ giả mạo" của nhà cầm quyền Mỹ leo

thang xâm lược Việt Nam

Khi đề cập đến cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu Mỹ đi vào một số vấn đề thu hút sự chú ý của dư

luận Mỹ

Vấn đề chiến lược uà sách lược là chủ đề

tranh luận sôi nổi, kéo đài trong giới quân

sự và dân sự Có nhiều điều khác nhau là do cách nhìn về "cuộc chiến tranh Việt Nam: một cuộc chiến tranh thông thường

hay một cuộc nổi loạn?", Trong cuốn sách

"On Strategy: A Critical Analysis of the Vietnam War" (1982), Harry G Summer

Trang 4

12 tghiên cứu Lich sử số 3.2004

hiệu quả với một lực lượng quân sự hùng mạnh ngay từ đầu và triệt để Trái lại, Andrew F Krepinewich trong "The Army and Vietnam" (1986) thi cho rang vi coi thường việc "bình định" để hỗ trợ cho các cuộc hành quân nên quân đội Mỹ đã thất

bại Song vấn để mà nhiều nhà nghiên cứu

không thể trả lời được là sức mạnh toàn diện của quân đội Mỹ bằng lục quân, không

quân, hải quân liệu có thắng được cuộc

chiến tranh nhân dân của một dân tộc có truyền thống yêu nước, đánh giặc ngoại

xâm trong mấy nghìn năm lịch sử Vấn để

này đã dược Bộ trưởng quốc phòng Mỹ S.Mc Namara rut ra trong 11 bai hoc that

bại của Mỹ ở Việt Nam, trong đó có bài học thứ ba "Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một

dân tộc (trong trường hợp này là Bắc Việt

Nam và Việt Cộng) dấu tranh và hy sinh

cho lý tưởng và các giá trị của nó và cho

đến nay chúng ta vẫn tiếp tục đánh giá thấp chủ nghĩa dân tộc ở nhiều nơi trên

thế giới" (6)

Túc động của "cuộc chiến tranh Việt

Nam" đến xã hội Mỹ là một chú để nghiên

cứu lớn đối với giới khoa học Mỹ sau khi

chiến tranh kết thúc với thắng lợi của nhân dân Việt Nam Nhiều câu hỏi đã được đặt

ra: "Vì sao Mỹ phải dính líu vào Việt

Nam?", "Vì sao Mỹ phải thất bại ở Việt Nam?" và "Hậu quả của chiến tranh Việt

Nam đối với xã hội Mỹ?"

Giải đáp những câu hỏi đó có thể tìm

thấy trong các cuốn "The Frst Indochina War: French and American Policy, 1945- 1954" (1975) Ronald E.Irving va "Drawing the line: The Origin of the American Containment Policy in East Asia (1982) của Robert M Blum Trong cuốn

cua

sach "Where the domino fell?" (1996) trang

215 đã rút ra kết luận: "Việt Nam là nơi

mà học thuyết đôminô của Mỹ bị sụp đổ và nguyên nhân thất bại không tránh khỏi là do Mỹ đã phạm một sai lầm ngó ngẩn, ghê gớm, sản phẩm của một hỗn tạp kỳ quặc giữa sự hoang dường và tính kiêu ngạo Mù quáng dõi với lịch sử tin tưởng ngây thơ vào vai trò quyền lực đứng dầu trên

trái đất, Hoa Ky đã áp dụng những giải pháp quân sự cho những vấn để chủ yếu là chính trị và văn hoá Chiến tranh này (từ "chiến tranh Việt Nam của Mỹ" - BTTH) -

là một cuộc chiến tranh sai lầm, tại một địa điểm sai lầm, ở một thời gian sai lầm vì những lý lẽ sai lầm"

Giải thích thêm về sự thất bại của đội

quân viễn chỉnh Mỹ ở Việt Nam nhà báo

Mỹ Dugla Rannut đã viết: "Ai cũng biết rằng trong thế kỷ XX chính vật chất là sức mạnh của chúng ta Thời đại có nhiều tên gọi: thời đại năng lượng nguyên tử, thời dại

phan lực, thời đại điều khiển học, thời đại

chinh phục vũ trụ, thời đại thông tin hoá

Dù đặt tên cho thiết bị nào thì Mỹ cũng đều có và người Việt Nam đều không có, sức mạnh duy nhất của họ là sức mạnh của con

người" (7)

Hậu quả của "chiến tranh Việt Nam" đã tác động mạnh mẽ vào đời sống chính trị,

xã hội Mỹ song tác động mạnh nhất là

"những cái chết vô nghĩa" của 58.191 nam

nữ thanh niên Mỹ ở Việt Nam (8) Tên của những người này được khắc trên bia đá hoa

cương đặt cạnh Đài tưởng niệm chiến

tranh Việt Nam, nằm giữa hai đài tưởng mém Washington va Lincoln - nhting anh

hùng của nhân dân Mỹ

Phong trào chồng chiến tranh của nhân

dan My dA ra đời khi Mỹ tiến hành xâm

Trang 5

Tìm hiều một số công trình nghiên cứu 13

khẳng định mục đích hình thành "bằng

hành động và tính thần" Mặt trận thống

nhất phản đế giữa nhân dân Việt - Mỹ, để mặt trận này sẽ huy động "nhân dân Mỹ đánh từ trong ra, nhân dân ta đánh từ

ngoài vào Hai bên giáp công mạnh thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt - Mỹ nhất định sẽ thắng " (9)

Thực tiễn của phong trào là cơ sở cho sự ra đời các công trình nghiên cứu về phong trào chống chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mỹ, ngay từ thời chiến và phát triển nhanh chóng sau chiến tranh Theo đó, hai

cuốn "The War at home: Vietnam and the

American People 1964-1968" cua Thomas

Powere, "The Movement: A History of the American New Left, 1959-1972" cua Irwin

Unfer (1974) đã giới thiệu khái quát về phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ ủng hệ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam phản đối sự xâm lược của quân đội Mỹ và tác động sâu rộng về mặt tỉnh thần của phong trào đối với các tầng lớp nhân dân Mỹ CHU THICH

(1) Theo US Department of Defense OASD (Comptroller) Directorate for Information Operations Maro, 19, 1974

(2) V.I.Lênin Toàn tập, tập 23 tr 180, tiếng Nga

(3) "Desoto Missions" tén mot diép vu hoat dong nhằm chống nước CHND Trung Hoa, Bắc Triều Tiên, Bắc Việt Nam và Liên Xô, do các tàu khu trục do thám của Hải quân Mỹ được tiến hành từ những năm 1950 ở hải phận quốc tế Vào đầu năm 1964,

Tổng thổng Johnson cho phép thực hiện những hoạt

động chống Bác Việt Nam, được quy định trong điệp vụ "Desoto": thu thập tin tức về rada của Việt Nam, về hải đồ, chụp ảnh bờ bể, giám sát việc vận chuyển của tàu biển, ghi lại các thông tỉn liên lạc Tàu khu trục Maddox đã đã thực hiện những quy định trên

ở vùng vịnh Bắc Bộ

Bau khi chiến tranh xâm lược của Mỹ

chấm dứt, khủ để này tiếp tục được tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân bùng nổ, lực

lượng tham gia và kết quả của phong trào Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu được độc giả rất quan tâm nhu "Who Spoke

up? American Protest against the War in

Vietnam, 1963-1975" cua Nancy Tarvalis

and Gerald Sullivan (1984) va "Vietnam and the Anti-war Movement" cua John Dumbrele (1987)

Việc nghiên cứu về Việt Nam nói chung, về "Chiến tranh Việt Nam nói riêng" ở Mỹ ngày càng phát triển, số lượng trung tâm "Việt Nam học" tại Mỹ lên đến hàng trăm trung tâm, việc giới thiệu cung cấp tư liệu lịch sử có liên quan đến Việt Nam được mở rộng số công trình nghiên cứu được xuất bản tăng nhanh chóng Với số lượng lớn như vậy, việc điểm qua một số công trình tiêu biểu mà chúng tôi tiếp cận được qua nhiều nguồn khác nhau chỉ mang tính chất giới thiệu và trên chừng mực nào đó gợi mở

cho các nhà nghiên cứu Việt Nam tiếp tục đi sâu nghiên cứu

(4) Dictionary of the Vietnam War, Edited by

Mare Leepson with Helen Hanna ford, Webster's

New World, An Imprent of simon and schuster

Macmillan, NewYork, 1999, tr 153

(5) The World History, New York, 1987, tr 168

(6) Robert S Mc Namara Nhin lai qua khu

Tấn kham kich va nhitng bai hoc vé Viét Nam

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 316 (7) Dugla Rannut Làn gió từ thành phố Hồ

Chí Minh Tempo, 1995, tr 43-44

(8) Theo số liệu của Trung tâm lịch sử quân sự Quân đội Mỹ (USArmy Center of Military History), Washington DC, 1995

Ngày đăng: 31/05/2022, 00:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w