1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ việc nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện đại đến những vấn đề thực tiễn hiện n...

4 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 356,96 KB

Nội dung

Trang 1

TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VA PHAP LUAT VIET NAM HIEN DAI DEN

NHUNG VAN DE THUC TIEN HIEN NAY 1 Nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện

dại (1) - Một trong những đối tượng nghiên cứu của sử học Việt Nam

Ỏ nước ta, cho đến hiện nay các nhà nghiên

cứu cho rằng nhà nước đã trải qua các giai đoạn

khác nhau: nhà nước sơ khai thời các Vua Hùng, nhà nước độc lập tự chủ, nhà nước phong kiến và từ cách mạng tháng 8 - 1945 đến nay

Nhà nước dân chủ nhân dân và sau đó là nhà

nước xã hội chủ nghĩa Vì vậy, nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ hiện đại (từ cách mạng

tháng Tám đến nay), với lịch sử 4ð năm hình

thành và phát triển, tuy chưa phải là dài so với

lịch sử dân tộc - nhưng đớ là hình thức nhà nước và pháp luật kiểu mới, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động

Nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện đại đã - trở thành đối tượng nghiên cứu của ngành sử học Việt Nam cũng như nhiều ngành khoa học

khác Ngoài những tác phẩm mang tính chất lý

luận chung, trong những dịp kỷ niệm lớn, Đảng

và Nhà nước đã có những tổng kết quan trọng

về qúa trình xây dựng và phát triển của Nhà

nước và pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể

Trên cơ sở đó, gần đây một số cơ quan chuyên môn và các nhà nghiên cứu đã xuất bản một số cuốn sách và công bố nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học về lịch sử nhà

VŨ THỊ PHỤNG

nước và pháp luật Việt Nam hiện đại (2) Những

công trình nghiên cứu trên đây đã góp phần tái

hiện lại toàn bộ qúa trình hình thành và các giai đoạn phát triển khác nhau của nhà nước và pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay, đồng thời bước đầu đưa ra một số nhận xét và đánh giá về những thành tựu của chúng ta trong qúa trình xây dựng nhà nước và pháp luật

Tuy nhiên, việc nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam ở thời kỳ hiện đại, theo chúng tôi vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu, thể hiện ở những hạn chế sau đây:

- Trước hết, so sánh với lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam ở các thời kỳ trước Cách

mạng tháng Tám thì thời kỳ hiện đại còn Ít

được tập trung và đầu tư nghiên cứu Chúng ta

đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhà nước và chế độ chính trị của thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ phong kiến '[rong khi đó, ở góc độ sử

học, chúng ta mới chỉ dừng lại ở một số bài báo

hoặc các công trình ?ẻ tê công bố trên tạp chí

"Nghiên cứu lịch sử", "Nhà nước và pháp luật", (số lượng cũng không nhiều), mà chưa cố những

đề tài, những công trình mang tính chất quy mô

hơn, lâu dài hơn để tập hợp các nhà nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực này

- Trong các công trình đã công bố, như trên

Trang 2

dừng lại ở việc trình bày một cách có hệ thống

qúa trình hình thành và phát triển qua các giai

đoạn lớn của nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện đại, chứ chưa rút ra được những quy luật cần thiết, đặc biệt là việc phân tích những hạn chế về tổ chức nhà nước và pháp luật trong

những năm qua để rút ra những bài học và kinh

nghiệm cần thiết cho hiện tại Mặt khác, không

chỉ hạn chế về quy mô và bề rộng, mà còn qúa Ít

các công trình tập trung nghiên cứu về một số vấn đề cụ thể như: hình thức nhà nước và nền tảng cơ sở hạ tầng hiện tại; cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình ban hành pháp luật và hiệu qủa của pháp luật trong đời sống xã hội

trong những năm qua có gì mạnh, yếu v.v

Những hạn chế trên đây một phần do điều kiện thời gian So với chiều dài của lịch sử dân tộc, những sự kiện của thời kỳ này vẫn còn mới mẻ, cần cớ thời gian nghiên cứu, chiêm nghiệm và suy xét kỹ càng mới có thể rút ra những

nhận xét và đánh giá chính xác Mặt khác,

những người nghiên cứu đôi khi thiếu những thông tỉn cần thiết, nhất là những thông tin về

tổ chức nhà nước và pháp luật của các nước trên

thế giới để so sánh, đối chiếu và lý giải những vấn đề nội tại v.v Tuy nhiên, ở khía cạnh chủ quan, chúng tôi thấy rằng vấn đề lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam cần phải được quan tâm và đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa, nhất là hiện nay, khi tình hình chính trị trên thế giới

đang có nhiều biến động phức tạp, việc nhìn

nhận và đánh giá về lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện đại sẽ có nhiều ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp cách mạng cũng như

công cuộc đổi mới ở nước ta

2 Một vài vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện đại

Mặc dù còn có những hạn chế như đã nêu

trên, nhưng những kết qủa nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay cố thể cho phép chúng ta rút ra một số vấn đề về việc xây dựng nhà nước và pháp luật ở nước ta Với những suy nghỉ bước đầu, chúng tôi xin nêu lên một số ý

kiến nhằm góp phần vào công cuộc đổi mới toàn

điện trong đó có lĩnh vực nhà nước và pháp luật: a - Cần xác định rõ hơn hình thức, vị trí và chức năng nhiệm vụ của Nhà nước

Từ năm 1980 trở lại đây, căn cứ vào tình hình đất nước và những mục tiêu chiến lược lâu đài, trong Hiến pháp cũng như trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đều xác định rằng: Nhà nước của chúng ta là nhà nước xã hệi chủ

nghĩa Việc thay đổi tên gọi và hình thức Nhà

nước là cần thiết và đúng đắn Tuy nhiên, vấn

đề đặt ra ở đây là phải xác định và giải thích rõ hơn những vấn đề liên quan tới hình thức nhà

nước đớ VÍ dụ: Những đặc điểm của Nhà nước xã hội chủ nghĩa về quy mô, thành phần, cơ cấu? Và một vấn đề quan trọng cần xác định là mô hình nhà nước đó phải dựa trên nền tảng của một cơ sở hạ tầng (hay một hình thái kinh

tế xã hội) như thế nào? Ỏ mức độ nào? Hiện nay

tỉnh hình kinh tế xã hội của nước ta đã đạt tới mức độ đó chưa hay chúng ta còn phải phấn đấu Mục tiêu phấn đấu cụ thể thế nào? Theo chúng tôi đó là những vấn đề cần phải được nghiên cứu và làm sáng tỏ

Không phải ngẫu nhiên mà trong khi thảo luận Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội,

nhiều người đã đặt ra câu hỏi: đặc điểm của chủ nghĩa xã hội là gì? hoặc có những mục tiêu cần

đến mấy kế hoạch 5 năm chứ không thể xác

Trang 3

Vấn đề thứ hai theo chúng tôi là cần xác định rõ hơn vị trí của Nhà nước trong tồn bộ hệ thống chÍnh trị ở nước ta Về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, chúng tôi thấy có 8 mệnh đồ cần chú ý sau đây: 1 Dảng cộng sản Việt Nam là một dang cầm quyền 2 Tất cả quyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân, :

3 Nhân dân sử dụng quyền lực của mình

thông qua Quốc hội nên Quốc hội là cơ quan

quyền lực Nhà nước cao nhất

Tất cả những vấn đề trên đều đã được ghi

trong Hiến pháp và các văn kiện của Dâng và

Nhà nước Nhưng vấn đề đặt ra là nên hiểu nội

dung của mối quan hệ đó như thế nào cho đúng? Ỏ đây cần phải thấy rằng Nhà nước (trong đó có

Quốc hội, Chính phủ, 'Tòa án và Viện kiểm sát)

chỉ là một bộ phận trong toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta, mà trong hệ thống đớ Đảng là tổ

chức lãnh đạo cao nhất Do đó Quốc hội là cơ

quan quyền lực cao nhất, nhưng là cao nhất trong hệ thống Nhà nước chứ không phải trong

phạm vi toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta,

Nhiều người đã xuất phát từ mệnh đề "quyền

lực cao nhất" để cho rằng Nhà nước là tổ chức

độc lập và tách biệt với Đâng mà quên đi một vấn đề cơ bản là Nhà nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền Lãnh đạo ở đây không

cố nghĩa là áp đặt, là cưỡng chế bằng quyền lực, pháp chế Đâng ta lãnh đạo bằng hệ tư tưởng cia minh - đớ là hệ tư tưởng Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh mà nhân dân ta đã tự

nguyện đi theo Còn Quốc hội - cơ quan đại biểu

của nhân dân - có những quyền lực cao nhất trong phạm vi của Nhà nước, nghĩa là những

vấn đồ quan trọng mà Quốc hội quyết định

không thổ trái ngược với những tư tưởng và mục tiêu mà Đảng đã đề ra Tuy nhiên, nội dung trên đây cần phải được thể hiện bằng những phương thức, biện pháp cụ thể mà trong

51

bài viết này chúng tôi chưa có điều kiện đề cập tới Đúng như đồng chí Đỗ Mười đã nới, nếu "sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện một cách

đúng đắn chẳng những không mâu thuẫn hoặc

hạn chế vai trò các cơ quan Nhà nước, ngược lại gỗ bảo đảm và phát huy mạnh mẽ vai trò đớ",

_b - Cùng cố bộ máy nhà nước phải đi đôi với

việc xây dựng đội ngũ cán bộ

Qua 4ð năm xây dựng và phát triển, bộ máy nhà nước của chúng ta đã cố nhiều thay đổi Có những giai đoạn lịch sử, mặc dù với cơ cấu gọn

nhẹ, bộ máy nhà nước vẫn đảm nhiệm và hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ hết sức nặng

nề Đành rằng mỗi thời kỳ lịch sử có những đặc

điểm khác nhau, nhưng nhÌn nhận về tổ chức bộ máy nhà nước ở giai đoạn hiện nay có thể thấy rằng: bộ máy đó phát triển hơn rất nhiều so với

những giai đoạn trước, nhưng tính chất quan

liêu, cồng kènh và sự kém hiệu lực cũng đang có

chiều hướng gia tăng Sáp tới đây, chúng ta số lại có những thay đổi mới về tổ chức bộ máy nhà nước cho phù hợp với tình hình mới Tuy nhiên, theo chúng tơi, ngồi việc xác định mô hình cơ

cấu lớn của bộ máy nhà nước, cần phải chú ý

đến việc thành lập các cơ quan, đơn vị nhỏ, các

tổ chức cơ sở và bộ phận trong các ngành và ở

địa phương Chính việc thành lập các cơ quan, bộ phận mới một cách tùy tiện đã làm cồng kềnh hóa và giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước hiện nay Các cơ quan bộ phận và toàn bộ nhà nước đều là một tổ chức ở phạm vỉ, mức độ khác nhau, vì thế "đối với bất cứ một tổ chức nào, vấn đề hàng đầu là xác định cho được mục tiêu rÕõ ràng và hiệu qủa của nó Không có mục tiêu rÕ

ràng sẽ không xây dựng được tổ chức vững

mạnh" (3) Đó là một quy luật cần thiết nhưng cũng đầy nghiệt ngã Di liền với việc cài tiến bộ máy nhà nước là vấn đồ xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức Theo chúng tôi, đội ngũ cán bộ

hiện nay có thể còn hạn chế về mặt chuyên môn

Trang 4

nhất - mà quan trọng hơn là sự yếu kém về kiến thức và trình độ về quản lý nhà nước và quản lý kinh tế Sự yếu kém này cũng góp phần làm

giảm hiệu lực và uy tín của các cơ quan Nhà

nước Do vậy, muốn khác phục cần dần đần đưa kiến thức quản lý nhà nước và quản lý kinh tế vào các trường trung học và đại học, nơi đào tạo các cán bộ viên chức nhà nước tương lai Mặt

khác, một số vấn đề về tổ chức nhà nước và

pháp luật, về kiến thức văn phòng và hành

chính, về quân lý và sử dụng văn bản, v.v cũng

cần phải được trang bị trước khi các cán bộ được vào làm việc trong các cơ quan nhà nước

c - Cùng với việc ban hành phải tăng cường biện pháp và hiệu qủa tuyên truyền pháp luật

Nhà nước bao giờ cũng đi liền với pháp luật

So với các giai đoạn trước, những năm gần đây

công tác xây dựng pháp luật của Nhà nước ta tuy còn cố hạn chế, nhưng "đã được kế hoạch hớa và tập trung vào những vấn đề cơ bản cấp thiết nhất của đời sống xã hội" (4) Đặc biệt là

"các văn bản dưới hình thức Luật và Pháp lệnh

được chú trọng hơn và nhịp độ nhanh hơn trước" (ð) Tuy nhiên, chưa bàn đến chất lượng

của các văn bản đớ, chỈ xét riêng về sự nhận

thức và thi hành pháp luật trong các cơ quan và trong nhân dân vẫn còn rất hạn chế Tình hình đó đã "gây trở ngại lớn cho việc quản lý Nhà nước quản lý xã hội, quản lý kinh tế" (6) Một trong những nguyên nhân chủ yếu là công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật Nhiều văn bản luật đã ban hành khá lâu, có cán bộ nhà

nước và nhân dân vẫn chưa biết đến Do vậy,

theo chúng tôi, cùng với việc ban hành văn bản và muốn cho pháp luật pháp huy tác dụng cần phải chú ý đến vấn đề này Việc tuyên truyền cần phải bằng nhiều biện pháp như phổ biến, giải đáp trên các phương tiện thông tin đại

52

chúng, qua công tác xét xử của tòa án v.v Mặt khác cần chú ý đến cách tuyên tuyền Phải phân biệt đối tượng và phổ biến những vấn đề liên

quan trực tiếp đến đối tượng đó Không nên phổ

biến một cách tràn lan, dàn trải, dẫn đến việc cd

phổ biến nhưng hiệu qủa không cao

Có thể nới rằng, qua nghiên cứu lịch sử nhà

nước và pháp luật Việt Nam đặc biệt là giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám đến nay có thể

rút ra nhiều vấn đề bổ Ích Vì vậy việc nghiên

cứu cần được đẩy mạnh hơn, qua đớ, sử học Việt Nam có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự -

nghiệp đổi mới hiện nay CHỦ THÍCH

(1) Chúng tôi tạm sử dụng khái niệm này để chỉ Nhà nước và Pháp luật Việt Nam thời kỳ từ cách mạng tháng 8 - 1945 đến nay

(2) Xin xem :

- Trường Chỉnh - Mấy vấn đề về Nhà nước cộng

hòa xã hội chì nghĩa Việt Nam Nxb Sự thật, H 1985

- Mấy vấn đề về quản lý nhà nước, Nxb Thông tin lý luận, H 1981

- Viện Luật học - Sơ (hảo lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam (từ cách mạng tháng Tám đến

nay) Nxb Khoa học xã hội H 1983

- Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Tạp chí

khoa học số 6 + 7 năm 1990 (Kỷ niệm 45 năm Cách

mạng tháng Tân Nhà nước và cách mạng)

(3) Mấy vấn đẻ về khoa học tổ chức - văn phòng

tiểu ban danh mục và tiêu chuẩn viên chức nhà nước H, 1983, tr 14

(4), (5) Viện Luật học - Sơ thảo lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam (từ cách mạng tháng Tám đến nay) Nxb Khoa học xã hội, H, 1983, tr 331

Ngày đăng: 30/05/2022, 23:50

w