1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một vài tư liệu về tín ngưỡng của người Việt Nam ở thế kỷ XIX qua một số thư của giáo sĩ phương Tây

7 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 655,56 KB

Nội dung

Trang 1

MOT VAI TY LIEU VE TIN NOUONG CUA NOUOL VIET NAM G THE RY XIX QUA MOT SO THU CUA cldo st PHUONG Tay

é tín ngưỡng của người Việt Nam ở thế kỷ

XIX đã có một số tác giả nước ngoài và trong nước đề cập đến trong một số công trình hoặc trong các luận văn đăng trên các tạp chí

Tuy nhiên những gì mà các Giáo sĩ Phương

Tây quan sát hoặc khảo sát tại chỗ và được ghi chép lại qua các bức thư gửi về cho thân nhân hoặc cho các Bề trên của họ ở Phương Tây cũng

có một giá trị nhất định Chúng giúp cho chúng ta hình dung được diện mạo sinh động, thậm chí khá chỉ tiết về tín ngưỡng của nhân dân ta ở thế

kỷ XIX và có thể được coi như là những đối chứng cho những điều mà chúng ta đã biết về chủ điểm này qua các sách được biên soạn theo

phương pháp bác học Theo sự đánh giá của chúng tôi thì trong chừng mực nào đó, chúng có giá trị như là những tài liệu dân tộc học, văn hố

học tuy khơng thật hoàn chỉnh, song vẫn có thể rất có ích cho việc nghiên cứu đời sống tôn giáo của người Việt Nam trong thế kỷ này Đương

nhiên khi sử dụng chúng ta vẫn cần có sự chọn lọc nhất định

Với lý do đã nêu, chúng tôi xin sơ bộ sắp

xếp các đoạn trích trong các bức thư trên trong

"Annales de la propagation de la Foi" (Niên

giám của Hội Truyền bá đức tin) theo một thứ tự nhất định, dịch và giới thiệu để bạn đọc tham

khảo

Giáo sĩ quan tâm và viết nhiều nhất về chủ

điểm này là Masson, Giáo sĩ Thừa sai của Pháp, hoạt động ở Bắc Kỳ từ những năm 20 của thế kỷ XIX

Trong bức thư gửi cho M Ferry, Cha Bề trên cua Ching vién Nancy, đề ngay 2 - 7 -1828, Giáo sĩ Masson viết : "Thật cũng hơi khó khăn

để trình bày với Ngài những khái niệm chính xác Về tôn giáo của xứ sở này, mặc dù tôi đã có những

tư liệu về vấn đề đó Mặc dù niềm tin tôn giáo của xứ sở này cũng không có gì được coi là cố

định : người thì thờ một ngẫu tượng mà họ gọi là Bụt, và để tôn vinh ông Bụt đó (1) người ta đã

xây dựng các ngôi chùa Mới gần đây có một viên quan cầu xin ông Bụt đó để có mưa mà

không được, ông ta đã đóng gông ông Bụt và lấy

roi quất ông Bụt một cách tàn nhẫn Có người lại

thờ thần hộ mệnh mà người ta gọi la Than o trong

các ngôi miếu vốn chỉ đơn giản là những gò đất xung quanh có cây cối rậm rạp Ở giữa những gò đất ấy là một mô đất cao trên đó đặt một cái ngai

Trang 2

tHột vài tư liệu về tín ngưỡng của 65

suốt ngày đêm khói hương nghi ngút trước ngai thờ Người khác lại thờ ông Vua Bếp, giống như các Thần Pénate (*) hoặc các Thần Lare (**) của người La mã xưa Lại có nhiều người thờ phụng

cả chó, rắn, các con vật hung dữ, và cả cây cối

nữa Trong khi đó các nhà Nho lại bài xích các

sự thờ cúng ấy; họ chỉ tin vào Đạo Khổng Hơn thế nữa, không có một thể lệ cố định nào ở các

loại thờ cúng nói trên Tôi thường thấy chùa và

miếu luôn luôn vắng vẻ, người ta chỉ đến những

nơi đó cầu khấn khi người ta thấy cần có sự cứu

giúp của Bụt hay của vị Thân mà người ta thờ

Có những vị sư nam và những vị sư nữ chuyên

việc thờ cúng Phật; vậy mà họ vẫn luôn luôn bị

người dân ghét bỏ, mặc dù trông vẻ bề ngoài, họ

sống khắc khổ và mực thước Tôi cũng không hiểu biết rõ về cuộc sống của họ để trao đổi với

Ngài Có một sự thờ cúng phổ biến nhất, ngay

cả đối với các nhà Nho, đó là sự thờ cúng tổ tiên (2) Tất cả mọi người đều có sự gắn bó khăng

khít với sự thờ cúng này, và đó chính là cái đã ràng buộc một số lượng lớn người bên lương vào

đạo thờ ngẫu tượng, vì không có cách gì từ bỏ việc thờ cúng tổ tiên Khi cúng lễ tổ tiên, người ta thường sửa soạn một vài mâm cỗ thịnh soạn dâng lên cho linh hồn tổ tiên, và sau đó người ta

ăn uống rất vui vẻ Mặc dù người ta tiến hành việc cúng lễ trong cả năm, song chủ yếu là vào một số ngày đặc biệt dành riêng cho việc cúng

lễ này Đó là 3 ngày đầu tháng giêng âm lịch,

ngày mông 5Š tháng 5 âm lịch, song chủ yếu là ngày 7 tháng 7 âm lịch Người ta cũng thường

gặp rất nhiều thầy tướng số và thầy phù thuỷ

hoặc giả những người khoe khoang là như thế,

và những người này, bởi có sự giao lưu thật sự hoặc mạo nhận với quỷ thần, họ có thể đoán được

tương lai, làm được một số phép lạ Những lời tiên đoán của họ thường sai lệch, và những con

bệnh mà họ mạo nhận là có thể chữa được đều

đi về thế giới bên kia Tuy nhiên mỗi khi có một

công việc chung hoặc hệ trọng nào đó, người ta

thường tổ chức các cuộc thỉnh cầu quỷ thần một

cách long trọng Và sau đây là cách thỉnh cầu

quỷ thần mà tôi được mắt thấy, tai nghe tại chỗ: Tất cả dân làng đều đến tụ hội ở chùa để cầu xin quỷ thần nhập vào thân xác của một người và xin quỷ thần giải đáp những điều mà họ nêu lên Thế

roi một người đàn ông hoặc một người đàn bà được dân làng lựa chọn, ngôi vào một chiếc chiếu trải dưới đất, dảo đồng lia lịa đến phát

khiếp, nghiến răng, trợn mắt môm sùi bọt mép, tóc dựng đứng lên Những động tác dạo đầu đó

kéo dài trong khoảng vài giờ cho đến khi quỷ thần nhập vào; nhưng khi quỷ thân đã nhập vào thân xác người đã được lựa chọn, thì lập tức

người này trở nên dữ tợn và nhảy vút lên một chiếc ghế rất cao mà người ta đã chuẩn bị sẵn;

và theo người ta nói thì sức người thường không

thể nào làm như thế được Thế là mọi người đều quỳ lạy quỷ thần và vị thần đó đã lên tiếng phán truyền bằng một giọng oai vệ, lời lẽ ngắt quãng

và đôi khi rất tối nghĩa Mới gần đây các vi quan lại địa phương đã huy động một số lớn nhân công đi tải gạo đến tận biên giới vương quốc Lào cho các đội quân đang đóng ở đây Nghe nói khí hậu

ở chỗ này rất độc, và những người bị trưng dụng đi chuyển tải sợ bị chết ở đó, nên sự ảm đạm bao

trùm lên khắp cả vùng Một làng nhỏ bên cạnh

làng tôi đang ở được lệnh phải cung cấp cho đội

vận tải này 14 người gồm có 12 người bên lương và 2 giáo dân Sau khi họ đã ra đi, những người dân khác của làng này vốn chỉ có 5 gia đình Công giáo đã nhất trí cùng nhau đi thỉnh cầu quỷ thần theo cách thức như tôi vừa miêu tả Sau khi đã

tiến hành mọi nghỉ, lễ quỷ thần đã trả lời rằng

Trang 3

66 Nghiên cứu lịch sử số 2.1997

nhúng tay vào Sau buổi lễ cầu này, ngày hôm

sau những người vợ của 2 người này, vốn là

những giáo dân ngoan đạo, đến xin tôi ban cho chồng của họ một Lễ cầu an, và họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện mà tôi đã biết rồi; họ tỏ ra rất vui khi thấy vị quỷ thần ấy đã không muốn nhận che chở cho người chồng của họ Tôi đang rất nóng lòng chờ đợi kết quả của vụ việc này, thì chỉ sau 2 ngày đi đường, các vị quan địa phương

đã gửi trả về nhà tất cả những người đã tham gia vào chuyến đi Tất cả những người trở về đều an lành, và lời tiên đoán đã được xác nhận Người

ta đoán chắc với tôi rằng trong một buổi lễ cầu,

một giáo dân đã ngồi lẫn vào những người bên

lương, vị thần tiên trí bèn không nói gì và chỉ phán rằng sự có mặt của những kẻ ngoại đạo đã khiến cho thần không nói được

Tôi nghĩ rằng trong những bức thư trước, tôi đã nói khá nhiều về phong tục và tập quán của xứ sở này Tôi chỉ xin nói thêm rằng kể từ khi tôi ở đây, nhiều lần tôi đã phải lấy làm lạ về sự giống nhau giữa một số lớn tập tục của những

người xưa mà chúng ta đã từng được đọc trong Thánh Kinh, trong các tác phẩm của Homère, Virgile, v.v (***)

Trong một bức thư khác, cũng của Giáo sĩ

Masson gửi cho Bề trên ở Chủng viện Nancy đề

ngày 12-12-1829, Masson tiếp tục trình bày một cách sâu hơn và rộng hơn về đời sống tôn giáo

của ngưới Việt Nam như sau :

"Nói về cái điều có liên quan tới cơ sở của chủ thuyết tôn giáo của người Đàng Ngoài (Tong Kinois), trước hết tôi xin thưa với Ngài rằng họ không có một biểu tượng gì cố định và rõ ràng; mỗi người tin và làm những gì mà họ muốn; họ

không có bất kỳ một giáo luật nào, do đó thật là

cực kỳ khó khăn để hiểu cho thật đúng tín

ngưỡng của họ Sau nữa tôi không hề có ý định

nói với Ngài về tôn giáo của những nhà Nho, bởi lẽ nó giống hệt như tôn giáo của các nhà Nho Trung Hoa, do đó nếu tôi có trình bày thì cũng chỉ là lặp lại những gì mà Ngài đã được đọc trong các tập ký viết về vấn đề này Sau khi đã suy nghĩ như vậy, tôi sẽ viết hầu Ngài một bản tóm tắt về những gì được coi là phổ cập nhất, Ngài sẽ thấy trong đó một vài dấu tích của Ngẫu tượng

giáo thời xưa và ngay cả một vài điểm gần gũi với Cơ Đốc giáo nữa

"Những người Đàng Ngoài (Tong - Kinois) cho rằng vào buổi nguyên sơ, tuyệt đối không có cái gì tôn tại trong khoảng trống, rằng một cách tự nhiên cái khí đã được hình thành, nó chiếm lính tồn bộ khơng gian và cuối cùng, sau rất

nhiều sự phối kết Trời và Đất được hình thành từ cái khí đó Ngài đã thấy là họ không hề chấp nhận có một vị Chúa sáng tạo và không tin có một thể chất vĩnh hằng Mặc dù vậy, tôi cũng không hiểu vì sao Trời lại trở thành Chúa tể của vạn vật, đã sinh ra một ông Bàn Cổ là thuỷ tổ của loài người Thời gian của mọi sự biến đổi trọng đại đó trong bao lâu ?

Theo niên biểu của họ thì thời gian đó là khoảng nhiều triệu năm; nhưng tất cả đều đầy rấy những điều vô nghĩa mà theo tôi thì những người hiểu biết khó mà tin được Vấn đề được bất đầu dẫu sáng tỏ trong lịch sử của họ là từ khi

có một ông Phục Hi nào đó sống vào khoảng thời gian sau nạn Đại hồng thuỷ của chúng ta Trở lại

thân học của người Đàng Ngoài, thì Trời, vị Chúa tể của mn lồi và là đối tượng thờ cúng

chính của người bên lương ở đây, không can

thiệp quá nhiều vào những gì đang xảy ra ở trần thế, mặc dù vậy Trời vẫn nhận biết cái thiện để khen thưởng và cái ác để trừng phạt sau cuộc

sống ở phàm trần, như tôi sẽ tường thuật sau đây Bởi chưng tất cả những niềm vui và những nỗi

Trang 4

HOt vai tu ligu vé tín ngưỡng của 67

là vì ma quỷ mà tôi không rõ đã được hình thành như thế nào từ cái khí nguyên sơ, đã bán đất cho Bụt hay cho Phật, và ông Phật này cũng là một

trong những đối tượng thờ cúng chính ở xứ sở

này Chính là các nhà sư chuyên việc thờ cúng ông Phật này và cũng chính là các ngôi chùa dành cho việc tôn vinh ông ta Vậy mà ông Phật này xưa kia lại được sinh ra Ở Ấn Đọ, vào ngày 8 tháng 4 âm lịch của một năm nào đó tôi cũng

không rõ Người ta biết cả quý danh của song

thân của ông Phật này, người ta dâng cúng cho

ông Phật những phẩm vật thật sự, tuy nhiên

không dâng cúng thức ăn Tôi cho rằng ở Đàng

Ngoài (Tong - King) không hề có lễ hiến sinh

bằng người sống, mặc dù có dư luận chung cho

rằng hàng năm người ta cũng có làm lễ hiến sinh này ở một ngôi chùa nào đó; tuy nhiên sự việc

không được xác nhận mà tôi cũng không tin chắc vào điều đó Ngồi ơng Bụt hoặc ơng Phật này

ra còn có các vị Thần linh riêng cho mỗi làng

Những ông Thần hộ mệnh hoặc những ông Thần

này chỉ là một vài linh thể mà người ta cho là có quyền lực để gieo tai hoạ hoặc làm khó dễ đối

với mọi người, khi thì là linh hồn của một người nào đó đã được chôn sâu ở dưới đất từ lâu, khi thì là một điều kỳ diệu mà người ta tưởng đã được chứng kiến, hay là một sự vật tự nhiên nào đó

bỗng xảy đến một cách hiếm hoi, thí dụ một con cá voi bị trôi giạt vào bờ, một con hổ đột nhập

vào trong xóm v.v Tất cả những cái đó lập tức

biến thành Thần Người ta bèn xây dựng cho vị

thần linh mới này một ngôi miếu khác hẳn với

các ngơi chùa, ở đó hồn tồn khơng có một pho tượng hoặc một hình ảnh biểu tượng nào đó mà

chỉ có một chiếc ngai mà người ta cho rằng thân

sẽ ngự ở đó, rồi người ta đốt hương cúng vái Nói

chung, cứ xem cách thức người ta cúng lễ các vị

thần này, có thể nghĩ rằng họ không có ý định

cầu xin sự che chở của các vị thần mà chủ yếu

là để tránh hoặc hạn chế sự giận dữ của các vị

thân này mà thơi

"Ngồi những cái đó ra, một sự thờ cúng

chung cho tất cả mọi người, cho cả các nhà Nho, đó là sự thờ cúng tổ tiên, nó đã vốn có từ thời rất xa xưa Sau đây là nội dung của sự thờ cúng đó

Vào ngày qua đời của một người cha hoặc của một người mẹ, tất cả mọi thành viên trong gia

đình đều phải có mặt ở nhà người con trưởng:

người ta sửa soạn một mâm cỗ với rất nhiều món

ăn để dâng cúng cho linh hồn của người đã khuất,

rồi mời họ về hưởng Việc cúng lễ này được tiến hành từ đời cha đến đời con, cho đến thế hệ thứ sáu, do đó trong cùng một gia đình lại có nhiều

lần cúng lễ như thế trong một năm, và không ai được phép vắng mặt, trừ phi được cả gia đình

chấp thuận Phong tục này đã gây khó khăn cho những giáo dân mà gia đình họ còn chưa theo đạo Thật ra chúng tôi cũng cho phép giáo dân được tham dự những bữa cô đó, miễn là họ không tự tay đâng cỗ và tránh xa ra khi những người

bên lương dâng cỗ, một việc làm được coi như là một sự phản kháng vừa đủ để tỏ rõ họ không

tin vào những việc mê tín này; nhưng có rất nhiêu người bên lương không chấp nhận điều này và

họ vẫn muốn ép buộc giáo dân của chúng tôi phải dâng cỗ như họ; thé là những người khốn khổ

này chỉ còn có cách nộp thế bằng một món tiền

đôi khi khá lớn Nhiều người cho rằng những buổi cúng lễ đó chỉ có ý nghĩa là để bày tỏ lòng

biết ơn đối với những người đã khuất, nhưng một số đông người khác lại mong chờ ở đó một sự

che chở và nhất là họ mong tổ tiên bớt giận khi

họ cảm thấy mình đã làm điều gì đó khiến cho

tổ tiên phật ý

Điểm thứ hai trong sự tín ngưỡng của họ

Trang 5

68 Rghiên cứu Lịch sử số 3.1997

về tình trạng của linh hồn sau cái chết Các nhà sư thì tin vào sự luân hồi và tất cả những hậu quả tiếp theo đó Vì lẽ đó họ kiêng không ăn những sinh vật hoặc giết một con vật nhỏ nào, một số người khác lại cho rằng những người lương thiện

sau khi chết sẽ được sang xứ Ấn Độ, quê hương

của Phật để được hưởng mọi sự sung sướng, còn kẻ độc ác sẽ bị ném xuống địa ngục, ở đó họ phải

chịu mọi sự trừng phạt cho đến khi nào cha mẹ họ đang còn sống chuộc được tội lỗi của họ bằng nhiều việc làm tốt như bày tiệc, cúng lễ, biếu xén

các nhà sư Đương nhiên là phải tìm hiểu xem họ có thể chuộc được tội lỗi đó bằng cách nào

Nếu nghiên cứu kỹ những điều đã ghi trong cuốn sách của họ thì đó không phải là việc dễ dàng,

vì nó đòi hỏi ở nơi họ không chỉ là sự ăn năn hối lỗi và sự đổi đời mà còn ở những cách thức chuộc tội rất nhọc nhằn; ví dụ : phải có những ngày dài

ăn chay, phải sống cách ly với xã hội con người,

phải xây cầu trên sông để phục vụ công ích v.v

song nói chung tất cả những điều đó đối với họ

không làm cho họ lo ngại lắm; họ nghĩ rằng sự đổi đời là sự sám hối ưu việt nhất Vậy vị Chúa tể nào sẽ là người quyết định số phận vĩnh hằng của họ Người thì cho rằng đó là Trời, người khác lại cho rằng đó là Phật

Ngài cũng hỏi tôi xem họ có những ngày lễ hội không? Mỗi vị thần linh riêng biệt cũng không có bao nhiêu lễ hội dành riêng cho mình,

nhưng lại không biết bao nhiêu là vị thần linh,

vì vậy có rất nhiều lễ hội Lễ cúng tổ tiên được

tiến hành mỗi năm một lần vào ngày ky nhật của

tổ tiên Nhà Nho chỉ lễ tế Khổng Tử mỗi năm một lần vào ban đêm Lễ cúng Phật được tiến

hành vào ngày 1 và ngày I5 hàng tháng âm lịch, ngày 8 tháng 4 âm lịch là ngày long trọng nhất,

bởi đó là ngày sinh của Đức Phật ở Ấn Độ Người

ta chỉ làm lê tế Trời mỗi năm một lần và tôi biết rằng chỉ có Nhà vua mới được phép làm lễ đó

Mỗi vị thần (Thành hoàng - NVK chú thích)

thường chỉ có một ngày lễ trong một năm Trong ngày lễ này, người ta dâng cúng cỗ bàn gồm có

nhiều món và sau đó mọi người ăn uống rất hào

hứng; sau bữa cỗ là các trò chơi du hí gần giống như là tập tục của người La Mã và người Hy Lạp Tất cả mọi người đều dự lễ không thiếu một ai, bởi vì những lễ hội đó, như Ngài đã thấy, thoả mãn đầy đủ mọi ham muốn của con người Mặc

dù luật pháp không bắt buộc phải tiến hành các

lễ hội này, nên dựa vào đó, các quan cai trị đã

làm ngơ cho những nơi không thực hiện, tuy

nhiên những lễ hội này dường như đã trở thành

một chế định của cộng đông nên các vị chủ làng

có thể ép buộc dân chúng phải tham gia lễ hội

và có sự đóng góp tuỳ theo khả năng của họ; nhưng nếu các vị chủ làng không nói gì thì mọi

người cũng làm thính Do vậy ở những làng Cơng

giáo tồn tòng, họ cũng được tự do về phương

diện này cũng như ở bên Pháp Còn đối với những làng mà ở đó giáo dân chiếm số Ít so với

người bên lương, thì lại là một việc cực kỳ khó khăn Những người bên giáo cố gắng dàn xếp với những người bên lương bằng một món tiền để họ

được cấp một giấy miễn trừ thì mọi việc đều ổn thoả; nhưng thường thường những người bên lương hoặc không bằng lòng sự dàn xếp hoặc họ đòi hỏi một món tiền quá lớn đến nỗi những giáo dân của chúng tôi phần lớn là người nghèo, không thể đáp ứng được Vậy thì họ phải làm thế

nào? Những người muốn giữ lấy Đức tin của họ

và để cứu rỗi lấy linh hồn của họ đã bắt buộc phải bỏ lại tất cả để đi tìm nơi ở khác hoặc phải

chịu đựng vô vàn những sự phiền phức về chuyện này Tuy nhiên muôn ngàn lần xin tạ ơn Chúa

Trời! Kể từ năm nay, tất cả các xứ đạo của tỉnh

Trang 6

fot vai tu liéu vé tin ngwong của 69

làm tròn nghĩa vụ, bởi vì vừa làm quan vừa làm

giáo dân là điều không thể nào dung hợp được Viên quan này đã phát cho mỗi giáo xứ riêng biệt

một tấm giấy, trong đó ông ta ngăn cấm người

bên lương không được làm phiền nhiễu người

bên giáo bằng cách buộc họ phải đóng góp cách nào đó vào những điều mê tín dị đoan của làng Tất cả những điều mà tôi nói với Ngài là về những giáo dân đang sống ở trong các làng mà phần lớn là dân bên lương, họ đều là những người đang còn có cha mẹ chưa theo đạo Những người

này đã ép buộc họ phải đóng góp vào các buổi cúng giỗ tổ tiên và đó là một trong những lý do ngăn cản một số rất đông người bên lương cải giáo, bởi vì dân làng họ và gia đình họ không hề muốn họ được miễn trừ khỏi những điều mê tín

Vì chỉ có bỏ làng ra đi thì mới giữ được niêm tin tôn giáo, nên với một niềm tin đang còn rất yếu

ớt họ khó có thể làm được như vậy Vả lại, một phần rất lớn các tín đồ tân tòng của chúng tôi đã phải bỏ làng ra đi như thế

Vì chúng ta đang nói về các buổi cúng lễ, nên cũng cần nói với Ngài đôi điều về người chủ lễ và địa điểm hành lễ Như tôi đã nói ở trên, tôi nghĩ rằng chỉ có Nhà vua là người mới có quyền được làm lễ tế Trời; lễ này được làm ở ngoài trời,

trên một nền đất cao dành riêng cho việc này Người Trưởng tràng của các nhà Nho đồng môn

làm chủ lễ tế Khổng Tử vào ban đêm trong một ngôi miếu dành riêng để thờ Khổng Tử Ngôi miếu này chỉ đơn.sơ là một mái nha lop ra dung trên một vài cái cột bằng gỗ, đôi khi vách được bưng kín bằng ván gỗ Lễ cúng Thần (Thành

hoàng NVK chú thích) do vị chủ làng, (Lý

trưởng - NVK chú thích) làm chủ lễ tế ở ngôi

miếu, nó thường là một nền đất cao xung quanh

có nhiều cây cối lớn, ở giữa có ngai tho Than Những lễ cúng tổ tiên hàng năm do người chủ gia đình làm chủ lễ ở ngay tại nhà mình Tuy

nhiên vẫn còn có những buổi lễ chuộc tội cho tổ

tiên được tiến hành vào ngày 7 tháng 7 âm lịch

do các nhà sư làm chủ lễ Cuối cùng là lễ cúng

Phật được làm ở các ngôi chùa, khi thì do các

nhà sư, khi thì do vị chủ làng làm chủ lễ Những

ngôi chùa này có bộ mặt khang trang hơn các

loại đền, miếu khác Những ngôi chùa đó xây bằng gạch, mái lợp bằng ngói, và thường khá rộng rãi Người ta vào chùa bằng một cái cửa lớn, hai bên là hai cái cửa nhỏ; (chỉ Tam quan - NVK chú thích), cả ba cái cửa này đều được đắp nổi

những hình thù khá kỳ dị Tiếp đó là một cái sân

rất rộng có thể chứa được tất cả mọi người đến dự lễ và để nấu nướng những đồ cúng: xa hơn chút nữa là ngôi chùa chính mà tôi không thể nào

miêu tả cho Ngài biết được phía bên trong của nó, vì tôi không bao giờ có dịp vào xem, nhưng theo người ta nói thì chỉ có một vài pho tượng Những ngôi chùa thờ Phật này thường được xây dựng trên sườn của một gò đất cao, và xung quanh bao giờ cũng là những rặng cây nhỏ rậm rạp mà mọi người không được phép đụng đến, người ta chỉ được chặt những cái gì cần thiết cho

việc nấu nướng các đồ cúng lễ

Nói về các lễ hội của người Đàng Ngoài (Tong - Kinois), tôi phải nhấn mạnh với Ngài rằng lễ hội long trọng nhất là lễ hội được tiến hành vào 3 ngày đầu Năm mới âm lịch (Lễ tết Nguyên đán - NVK chú thích), nhưng lễ hội này chỉ là một lễ hội thế tục, mặc dù người Đàng Ngoài vẫn có những nghi lễ cúng thần linh Vào

những ngày này, những người chủ gia đình bên lương thường dựng một cái sào dài (Cây nêu -

Trang 7

70 RNghién ciru Lich sity sé 2.1997

Tôi rất muốn trình bày với Ngài đầy đủ hơn

về các nhà sư, song tôi chưa có dịp tiếp xúc với một nhà sư nào, mặc dù tôi thường xuyên đi lại ngang qua nơi họ ở Các nhà sư này là những

người trông nom các ngôi chùa, chủ yếu là nơi thờ Phật, và họ không có liên quan gì đến các vị

thần khác mà họ rất ghét Khi họ đi ngoài đường,

họ thường đeo một chuỗi hạt ở cổ gôm 76 hạt rất to, và mỗi khi lần qua một hạt, họ đều niệm câu:

"Nam vô A-di-đà-Phật", từng chữ một trong câu niệm này có nghĩa là : xứ An Nam (Le Tong -

King) không có Phật A -di-đà, số đông dân chúng đều cho rằng đó là những lời lẽ bí mật mà các

nhà sư không giải nghĩa cho bất kỳ ai, còn nếu

hiểu theo nghĩa tự nhiên thì những lời lẽ đó chẳng có ý nghĩa gì; A-di-đà vốn là tên chung cho tất cả các ông Phật ở xứ sở này (Le Tong - King) Đời sống của các nhà sư này nhìn vẻ bề ngoài thì hết sức khác khổ, bởi vì họ phải kiêng ăn bất kỳ sinh vật nào; vậy mà họ cũng chằng

được người bên lương quý mến mấy, vì có người _ cho rằng cuộc sống của họ rất phóng đãng Phan

lớn trong số họ hoặc là những kẻ chán đời, hoặc là những kẻ cướp, họ đến đây để tự sám hối; hoặc

là những người nghèo vô vọng, họ muốn làm sư

để có cái sinh sống: và có rất ít người sống cả đời ở chùa Nguồn thu nhập chính của họ là những của bố thí, những thứ đi quyên được hoặc sản phẩm của một vài mảnh đất thuộc nhà chùa

Có những vị sư nữ cùng trông nom chùa với các

vi sư nam, và họ ở chung một nhà, nên tôi rất nghỉ ngờ rằng sự ở chung đó khó có thể giúp cho

cuộc sống của họ được lành mạnh Tuy nhiên các vị sư nữ này chỉ ở chùa trong một thời gian mà họ muốn Phần lớn họ chỉ đến ở chùa một vài

tháng để hoàn thành một lời thề nguyện nào đó Do đó không thể ví họ với các nữ tu ở các đền thờ thần ở Cổ La Mã

“Đó là những gì mà tôi có thể nói với Ngài về tôn giáo của người Đàng Ngoài Đấy là một

cái gì đó không được định hình và khá khó khăn hiểu biết cho có ngọn ngành Vì thế người Đàng

Ngồi khơng hiểu biết gì lắm về cái mà họ tin; phân lớn họ theo tập quán và họ cúng lễ Phật, cúng lễ tổ tiên, cúng lễ thần linh mà chẳng cần

biết rõ đó là cái gì Tôi mới chỉ trình bày với Ngài

tất cả những chuyện hoang đường của họ, nhất là chi tiết của các nghỉ lễ của họ Tôi vừa kiếm được một cuốn sách viết về tang lễ Ngài chỉ có thể thực sự có một ý niệm về những tập tục mê tín được áp dụng khi biết được nội dung của cuốn sách này" (*****) (Còn nữa) _ Su tâm và dịch: NGUYÊN VĂN KIỆM CHÚ THÍCH

I) Ơng Bụt là thần tượng mà người Ấn Độ gọi là

Boudda, người Trung Hoa gọi là Foé, còn theo

cách phát âm của người Đàng Ngoài (Tong - Kinois) là Phát *) Thần gia đình của người La Mã và của người Estrucque xưa (NVK chú thích) **) Thần bảo hộ gia đình của người La Mã xưa (NVK chú thích) 2) Sự thờ cúng tổ tiên ở Bắc Kỳ là phổ biến và rất

thịnh hành trong các nhà Nho ở khắp mọi nơi, nó là một trong những phần chính của Khổng giáo hoặc của các nhà Nho

***) Trích trong "Annales de la propagation de la

Foi" (Niên giám của Hội truyền bá Đức tin), tập

4 (1830-1831), cdc trang 329-333

****) Trich trong "Annales de la propagation de la

Foi" (Niên giám của Hội truyền bá Đức tin), tap

Ngày đăng: 30/05/2022, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w