1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số công trình Sử học Việt Nam

2 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 160,1 KB

Nội dung

Trang 1

“MỘT SỐ CƠNG TRÌNH SỬ HỌC VIỆT NAM” iép theo hai tập “Theo dòng lịch sử dân tộc” (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2004), PGS.TS Nguyễn Phan Quang lại có thêm những nỗ lực mới khi chọn 7 tác ĐO " phém (trongs620 0 9 Beet | tác phẩm của ông) CS để tập hợp thành "Một số công trình sử học Việt Nam” trong năm 2006 (1)

Thực ra, trong khoảng 20 năm trở lại dây, tên tuổi của PGS.TS Nguyễn Phan Quang đã rất quen thuộc với giới nghiên cứu và bạn đọc yêu lịch sử nước nhà Ông cần mẫn và mải miết chạy dua với thời gian, cho ra đời nhiều chuyên khảo giá trị được độc giả trong và ngoài nước quan tâm theo đõi, tìm đọc và đánh giá cao

“Một số công trình sử học Việt Nam” lần này ra mắt bạn đọc gồm 7 tác phẩm: - Phong trào nông dân Việt Nam thế kỷ XVIII ở Đàng Ngoài; - Phong trào Tây Sơn và Anh hùng dân tộc Quang Trung; “GS Đại học Quốc gia Hà Nội

DINH XUAM LAM’

- Phong trào nông dân Việt Nam nửa đầu thé ky XIX: - Lé Van Khéi va su bién thanh Phién An (1833-1835); - Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm - Cuộc đời và thơ văn;

- Thị trường lúa gạo Nam Kỳ 1860-1945;

- Nguyễn Ái Quốc ở Pháp 1917-1923

Bảy tác phẩm đã xuất bản và được bạn đọc dánh giá cao (chưa kể những lần tái bản) trong khoảng hai thập niên thể hiện sự cố gắng bền bỉ, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng trong sự đa dạng mà thống nhất, sự đam mê và tâm huyết của một sử gia thật đáng được khâm phục

"Một số công trình sử học Việt Nam” không thuộc dạng sách “tuyển tập” thường gặp, bởi lẽ sự nghiệp sử học mà PGS.TS

Nguyễn Phan Quang dày công vun đắp còn

phong phú hơn nhiều Như trên đã nói, đây chỉ mới chọn 7 trong số 20 tác phẩm của Ông và dễ dàng nhận thấy 7 tác phẩm này tuy để cập tới nhiều chủ đề, nhưng đã được xếp theo một hệ thống cụ thể phần ánh quá

trình phát triển đi lên của lịch sử dân tộc

Có thể xem “Phong trào nông dân Việt Nam thế ký XVIII ở Đàng Ngoài”, “Phong trào Tây Sơn và Anh hùng dân tộc Quang Trung”, “Phong trào nông dân Việt Nam

nửa đầu thế kỷ XIX' là tập đại thành đây

Trang 2

76 hghiên cứu Lịch sử số 11.2006

nông dân” trong hai thế kỷ bao tap XVIII- XIX Bộ ba tác phẩm này góp phần xác lập vị trí chuyên gia hàng đầu của PGS.TS Nguyễn Phan Quang ở mảng đề tài mà nhiều người đến nay không còn xem là “thời thượng”, nhưng xét về nhiều mặt lại vô cùng quan trọng khi muốn tìm hiểu lịch sử Trung - Cận đại nước nhà Đáng chú ý hơn là trong nghiên cứu của mình, PGS.TS Nguyễn Phan Quang đã tỏ ra sắc sảo và tình tế khi đánh giá anh hùng dân tộc Quang Trung đã "cùng nhân dân đổi mới tư duy” trong vi thé mot nhà cải cách: và trên thực tế, với đường lối vừa cơ bản vừa toàn diện, Quang Trung đã "hé mở lối thoát” cho đất nước ở cuối thế kỹ XVIII, "tạo thế bản lề cho lịch sử sang trang” - dẫu rằng "quỹ thời gian” của vua Quang Trung quá ngắn, vẻn vẹn chỉ có 4 năm (1789-1792) với bao khó khăn chồng chất (thù trong, giặc ngoài, cảnh hoang tàn, binh lửa sau hàng trăm năm nội chiến )

Với "Lê Văn Khôi và sự biến thành Phiên An (1833-1835), PGS.TS Nguyễn Phan Quang đã thu thập tối đa mọi tư liệu hiện có góp phần "phục dựng” nhiều hiện thực trước đó còn khiếm khuyết Bằng những cứ liệu xác thực (thành văn và thực địa), tác giả phát hiện “có một ý đồ liên kết và phối hợp thực sự giữa hai thủ lĩnh Lê Văn Khôi (ở Gia Định) và Nông Văn Vân (ở Việt Bắc)" nhằm phát động một cuộc nổi dậy chống triều Nguyễn trên địa bàn cả nước

Không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nhân một chuyến sang Pháp công tác, GS Nguyễn Phan Quang đã khai thác được một khối lượng tư liệu quan trọng về Kỳ

đồng Nguyễn Văn Cẩm trong các kho lưu

trữ quốc gia Pháp, và có lẽ đây là lần đầu tiên cuộc đời Kỳ đồng - nhà yêu nước với nhiều huyền thoại - được phác họa lại một cách khoa học và khá toàn diện |

Đến cuốn “Thị trường lúa gạo Nam Kỳ 1890-1945”, người đọc hình dung được sự đa dạng của một ngòi bút sử học ưa tìm tòi, khám phá Một phương diện quan trọng trong bức tranh kinh tế xứ thuộc địa Nam Kỳ (thị trường lúa gạo) hiện lên rất chân thực, sinh động, mang nhiều ý nghĩa thực tiễn

Và cuối cùng là "Nguyễn Ái Quốc ở Pháp

(1917-1923)” Ai cũng biết khoảng thời gian 1917-1923 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên dặm dài cứu nước 30 năm của lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc Đây là giai đoạn Người

giác ngộ chủ nghĩa Mác, tán thành Quốc tế Cộng sản nhưng chưa đặt chân tới đất nước Lênin Với những tư liệu mới phát hiện tại các kho lưu trữ ở Paris và Aix-en- Provence - đặc biệt là những tư liệu trước năm 1920 - PGS.TS Nguyễn Phan Quang góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn để xung quanh hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp Riêng về mối quan hệ của Người với một số nhân vật cùng thời gian ở Pháp - như Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh cho đến nay vẫn còn có những cách nhìn khác nhau, nhưng có lẽ bạn đọc cũng dễ đồng tình với những nhận định khoa học khách quan của GS Nguyễn Phan Quang trong công trình của ông

Qua hệ thống 7 tác phẩm được giới thiệu

ở trên với nội dung phong phú dễ nhận thấy xuyên suốt "Một số công trình sử học Việt Nam" là dòng chảy liên tục của lịch sử đất nước trong khoảng ba thế kỹ - từ khi những phong trào nông dân đồng loạt bùng

nổ, đến lúc Nguyễn Ái Quốc tìm thấy “hình

cua Nuéc” , có đủ thăng trầm, thành bại, không ít mất mát, hy sinh, nhưng cũng thật nhiều tự hào, hy vọng Và ẩn hiện, thấp thoáng sau từng trang viết, chúng ta bắt gặp cuộc đời - sự nghiệp một sử gia luôn

Ngày đăng: 30/05/2022, 21:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w